Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ: Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.43 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

……../………

…/…

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CAO VĂN ĐƠNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG
MÃ SỐ: 8 34 04 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. ĐINH DUY HÒA

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của em. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những kết luận
trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác./.
Tác giả luận văn

Cao Văn Đơng



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của q
Thầy Cơ, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt
thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Đinh Duy Hòa ngƣời đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong Học viện
Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng
nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng Kinh tế - UBND huyện
Hồi Đức đã khơng ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hồn chỉnh.
Học viên

Cao Văn Đơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa


1

CNH

Cơng nghiệp hóa

2

HĐH

Hiện đại hóa

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên bảng, biểu


Trang

Hình 1.1. Sự hình thành làng nghề ở vùng nơng thơn

10

Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Hồi Đức

35

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai

37

đoạn 2013– 2017
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh của 10/12 làng nghề
năm 2016

53


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ ................................................................................................. 10
1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ .................. 10

1.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 10
1.1.2. Chính sách phát triển làng nghề ............................................................. 15
1.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ............... 16
1.3. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ .......... 19
1.3.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 19
1.3.2. Mục tiêu................................................................................................. 20
1.3.3. Các biện pháp ........................................................................................ 20
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ .............................................................................................................. 22
1.4.1. Nhân tố về thể chế nhà nƣớc ................................................................. 22
1.4.2. Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách .... 22
1.4.3. Điều kiện và tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và
điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng ........................................................... 23
1.4.4. Xu thế phát triển của chính sách hội nhập kinh tế - xã hội thế giới ..... 23
1.4.5. Thủ tục hành chính và kinh phí ............................................................. 25
1.4.6. Cơng tác tun truyền, thái độ và hành động của nhân dân ................. 25
1.5. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI ........................................................................................................ 26


Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............. 36
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 37
2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................... 40
2.2.1. Các căn cứ pháp lý ................................................................................ 40
2.2.2. Đối tƣợng .............................................................................................. 42

2.2.3. Mục tiêu................................................................................................. 42
2.2.4. Các biện pháp ........................................................................................ 42
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................. 45
2.3.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 45
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 59
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 68
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................... 69
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI .................................................................................................................. 69
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI .................................................................................................................. 70


3.2.1. Lồng ghép chính sách phát triển làng nghề trong chính sách phát triển
kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức .................................................. 70
3.2.2. Hoàn thiện giải pháp về xúc tiến thƣơng mại và tiêu thụ sản phẩm cho
làng nghề, xây dựng thƣơng hiệu cho làng nghề Hoài Đức............................ 72
3.2.3. Hồn thiện chính sách về đầu tƣ cơ sở hạ tầng làng nghề .................... 73
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ ..................................... 73
3.2.5. Tăng cƣờng tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh
vực phát triển làng nghề .................................................................................. 76
3.2.6. Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân và các tổ chức kinh tế ở Hà
Nội nói chung và huyện Hồi Đức nói riêng về vấn đề bảo vệ mơi trƣờng
trong quá trình tăng trƣởng kinh tế ................................................................. 79
3.2.7. Tăng cƣờng phịng ngừa và kiểm sốt nguồn thải gây ơ nhiễm môi

trƣờng tại các làng nghề trên địa bàn huyện ................................................... 81
3.2.8. Giải pháp hồn thiện chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề trên
địa bàn huyện .................................................................................................. 84
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nƣớc có nhiều nghề thủ cơng truyền thống gắn liền
với lịch sử dân tộc. Các làng nghề đƣợc hình thành, tồn tại, trải qua nhiều
thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ, đã chứng tỏ đƣợc sức sống bền
bỉ của mình, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ơng chúng ta để lại và
tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Làng nghề đƣợc coi là cầu nối giữa nông
nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền
thống và hiện đại. Bên cạnh đó, các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có
nhiều đóng góp cho GDP của đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế của
các địa phƣơng nói riêng. Ngồi ra, các làng nghề còn là một trong những nơi
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phục vụ chuyển dịch lao động từ nông
nghiệp sang các ngành nghề khác trong nông thôn phù hợp với trình độ nguồn
lao động nơng thơn hiện nay của Việt Nam.
Nhận thức đƣợc vai trò của các làng nghề đối với sự phát triển kinh tếxã hội của đất nƣớc, hiện nay, nhiều làng nghề đã đƣợc khôi phục, đầu tƣ phát
triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa khơng những phục vụ nhu cầu
trong nƣớc mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Phát triển làng nghề là một
trong những biện pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn
theo hƣớng CNH, HĐH, theo hƣớng sản xuất hàng hố, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nơng nghiệp. Phát triển làng nghề cịn
giúp huy động nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có tại địa phƣơng đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp, phát huy

đƣợc kỹ nghệ truyền thống của các nghệ nhân làng nghề ứng dụng vào sản
xuất. Phát triển làng nghề góp phần quan trọng trong việc xố đói giảm nghèo,
tăng GDP ở khu vực nơng thơn, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo ở nông thôn và
giữa thành thị và nơng thơn, đồng thời góp phần ổn định xã hội giữ gìn bản sắc
1


văn hố dân tộc.
Hồi Đức là một huyện ngoại thành của thủ đơ Hà Nội với 53 làng nghề,
trong đó có 12 làng đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (trƣớc đây) cơng nhận trên tồn
địa bàn huyện cũng khơng nằm ngồi sự phát triển chung của Thủ đơ. Hồi
Đức đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và thƣơng mại, dịch vụ theo hƣớng bền vững. Cùng với sự phát triển của
kinh tế, văn hóa, xã hội, thu nhập của ngƣời dân cũng tăng lên, đời sống vật
chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Trên địa bàn huyện
hiện có làng tập trung các ngành nghề: thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tƣợng
Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn 8000 doanh nghiệp và hộ sản xuất
kinh doanh; nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Huyện có một số làng
nghề và sản phẩm rất đặc biệt nhƣ: điêu khắc tạc tƣợng, đồ thờ Sơn Đồng;
các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực phẩm, miến… Tuy nhiên,
cho đến nay các làng nghề tại địa bàn phát triển cịn thiếu tính bền vững, quy
mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, cơng nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lƣợng
sản phẩm chƣa cao, nhiều sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu, một số nghề
truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị trƣờng và chạy theo lợi
nhuận ít chú ý đến thƣơng hiệu sản phẩm. Đội ngũ mỹ nghệ nhân, thợ giỏi
đang dần ít đi, mơi trƣờng ở các làng nghề chƣa đồng bộ. Bên cạnh đó, một
số chính sách về phát triển làng nghề chƣa thực sự hiệu quả hoặc có ít tác
dụng đến sự phát triển của các làng nghề. Mặt khác, cùng với sự tăng trƣởng
kinh tế là q trình đơ thị hóa diễn ra càng nhanh, hiện tƣợng ngƣời lao động
từ các làng quê di chuyển ra các thành phố là rất lớn. Vì vậy việc phát triển

các nghề và làng nghề nơng thơn có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ về mặt
kinh tế mà cịn góp phần ổn định chính trị xã hội và địi hỏi khách quan và
cấp thiết. Nhận thức đƣợc vấn đề trên em chọn đề tài: “Chính sách phát
triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm đề
2


tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Chính sách phát triển làng nghề là vô cùng cấp thiết trong bất kì giai
đoạn nào. Chính vì vậy, cho đến nay có rất nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu
khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn,
em đã tiếp cận và tham khảo một số cơng trình sau:
- "Research on Tourism Developmment of Traditional Villaget and the
Change of Form" (Nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống và
các thay đổi hình mẫu) của G.Michon và F. Mary [48] nghiên cứu nội dung
chuyển đổi làng nghề truyền thống và chiến lƣợc kinh tế mới của các hộ gia đình
nơng thơn trong khu vực Bogor, Indonesia. Từ đó, tạo bƣớc đệm để phát triển
các làng nghề nơi đây theo hƣớng kết hợp làng nghề- du lịch, góp phần cải thiện
thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nơng thôn ở Indonesia.
- Trong nghiên cứu của tác giả Đinh Nghiêm Xn có đề cập tới một số
cơng trình của các học giả nƣớc ngoài liên hƣớng nghiên cứu của đề tài.
David. JR và Bezemer nghiên cứu về khu vực kinh tế nông nghiệp nông
thôn tại các nƣớc đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi cho rằng: các
hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp là một phần của hoạt động sinh kế bên
cạnh nghề nông và cũng là các hoạt động đa dạng sinh kế. Các nghiên cứu
đều cho thấy vai trò quan trọng của phát triển làng nghề trong phát triển kinh
tế, phát triển nông thôn. Phát triển làng nghề, công nghiệp nông thôn là giải
pháp quan trọng tạo ra công ăn việc làm, cải thiện nâng cao thu nhập cho dân
cƣ vùng nông thôn.

Lanjouw Peter và Lanjouw Jean (1995) đã chỉ ra rằng các nƣớc đang
phát triển thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì phải đối mặt với ít đất nơng
nghiệp, dƣ thừa lao động, năng suất lao động thấp, do vậy phát triển nông
thôn phải tập trung vào phát triển ngành nghề, cơng nghiệp hóa nhằm thu hút
3


giải quyết số lao động dơi dƣ đó, làm tăng giá trị gia tăng nhờ vậy cải thiện
đƣợc thu nhập [28].
- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đơ Hà Nội” của Mai Thế Hởn [27] đã đi sâu phân
tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống
cả những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, cũng nhƣ vấn đề bức bách đặt ra cần giải
quyết nhƣ: Chủ trƣơng, chính sách và luật pháp; vốn đầu tƣ cho sản xuất; vấn
đề môi trƣờng; về thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của
ngƣời lao động. Cơng trình này đã đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng và giải
pháp phát triển làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội theo hƣớng
CNH, HĐH.
- Trần Minh Yến (2004) có cơng trình “Làng nghề truyền thống trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tác giả đề cập đến một số lý luận
cơ bản của làng nghề truyền thống, đồng thời tập trung phân tích thực trạng
cũng nhƣ xu hƣớng vận động của làng nghề truyền thống ở nông thôn nƣớc
ta, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển làng nghề truyền
thống ở nơng thơn nhằm đẩy mạnh q trình CNH, HĐH đất nƣớc [47]
- “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi [13] đã
nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và
biện pháp giải quyết vấn đề mơi trƣờng ở các làng nghề Việt Nam. Đề tài đã
làm rõ hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt Nam; hiện trạng môi
trƣờng các làng nghề; ảnh hƣởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng làng nghề Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo

xu hƣớng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động của các làng
nghề; nghiên cứu xây dựng một số chính sách bảo đảm phát triển và cải thiện
mơi trƣờng cho làng nghề.
- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng
4


sơng Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản
về làng nghề, từ khái niệm, tiêu chí để phân loại và đặc điểm của làng nghề
truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng, đi sâu phân tích vai trị của làng
nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ
sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển làng nghề, đề
tài đã đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. Từ đó, đề xuất hệ quan
điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và
tính hiệu quả của các làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng [16]
- Trần Thị Hoa (2014) có cơng trình “Giải pháp tài chính nhằm phát triển
làng nghề ở huyện Hồi Đức – Hà Nội đến 2020”. Luận văn đã làm rõ vai trị
của tài chính trong phát triển làng nghề; đánh giá thực trạng sử dụng các giải
pháp tài chính trong phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội, nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở
một số nƣớc châu Á và một số địa phƣơng trong nƣớc; trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp tài chính dƣới góc nhìn của ngƣời sử dụng giải pháp tài chính trong đó
bao gồm các kiến nghị về việc hồn thiện chính sách tài chính nhằm phát triển
làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội [24].
- Nguyễn Thị Tâm (2015) có cơng trình “Chính sách phát triển bền vững
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
Luận văn đã nêu lên bức tranh tổng quát về lý luận làng nghề truyền thống,
trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống
ở huyện Chƣơng Mỹ và đề ra những chính sách để phát triển làng nghề theo

hƣớng bền vững [35].
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác nhƣ “Một số ý kiến
về đảm bảo vốn cho phát triển làng nghề" của Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu
Thắng (2010), Tạp chí Nghiên cứu kinh tế đã nêu bật vai trò làng nghề; thực
5


trạng sự phát triển LNTT tại Hà Bắc, Nam Hà; thực trạng về vốn tại các làng
nghề ở 2 địa phƣơng trên; đề xuất giải pháp huy động vốn cho phát triển làng
nghề; “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp” của Nguyễn Thị Hƣờng (2005), Tạp chí Lý luận chính trị đã
phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng sản phẩm chƣa cao; “Xu hướng
phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng sơng Hồng” của Nguyễn Thị Ngân
(2009), Tạp chí Nơng thơn mới đã chỉ ra vai trị của các làng nghề và bốn xu
hƣớng: Xu hƣớng kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, xu hƣớng phát
triển gắn cụm công nghiệp nông thôn, xu hƣớng khôi phục nghề truyền thống
gắn với phát triển nghề mới và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh;
“Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là nước sạch”
của Ngơ Thái Hà (2009), Tạp chí Cộng sản đã chỉ rõ vai trị ích lợi của sự
phát triển làng nghề; vấn đề kiểm soát và xử lý phát thải môi trƣờng hiện nay
ở các làng nghề; chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và giải
pháp tập trung các làng nghề theo hƣớng chuyên môn hóa để dễ xử lý ơ
nhiễm; giải pháp đề cao vai trị giám sát của chính quyền cơ sở và nhà nƣớc;
“Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”
của Chu Thái Thành (2009), Tạp chí Cộng sản đã chỉ ra những đóng góp và
thách thức trong sự phát triển làng nghề hiện nay. Để giải quyết hậu quả ô
nhiễm cần giải quyết các vấn đề sau: chú trọng chính sách phát triển bền vững
làng nghề; quy hoạch không gian làng nghề; tăng cƣờng quản lý môi trƣờng
tại các làng nghề; phát hiện và xử lý các làng nghề gây ô nhiễm; tổ chức thí
điểm triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.

Tóm lại, những cơng trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề và
chính sách phát triển làng nghề trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đáng
chú ý:
Thứ nhất, đã phân tích khái quát một số vai trò của làng nghề trong phát
6


triển kinh tế xã hội nông thôn, trong giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho ngƣời lao động ở các làng nghề.
Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lớn về môi trƣờng tác động đến làng
nghề, giúp cho tác giả nắm đƣợc tổng quát mức độ ô nhiễm trong các
làng nghề hiện nay.
Thứ ba, các cơng trình đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh
doanh của các làng nghề, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề từ
lao động, công nghệ, vốn, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm…
Nhìn chung, tác giả của những cơng trình nghiên cứu trên đã có những cách
tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển làng
nghề trong những năm gần đây. Đó là những nguồn tài liệu vơ cùng q giá giúp
em có đƣợc những thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận văn của
mình. Tuy nhiên, trong số các cơng trình đã nghiên cứu trên chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hồi Đức.
Vì vậy, hƣớng nghiên cứu em đã lựa chọn hồn tồn mang tính độc lập và khơng
trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận của chính sách phát triển làng
nghề, phân tích và đánh giá chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện
Hoài Đức để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phù hợp với
mục tiêu phát triển của địa phƣơng.
3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan các tài liệu liên quan đến chính sách phát triển làng nghề
nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia và
7


địa phƣơng, từ đó tìm ra các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng phù hợp cho
huyện Hồi Đức.
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phát triển làng
nghề tại huyện Hoài Đức trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Về thời gian: Các số liệu thu thập từ năm 2013 đến năm 2018.
Về nội dung: Nghiên cứu mục tiêu và các biện pháp của chính sách phát
triển làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phƣơng pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng trong thu thập thông tin, xử

lý các số liệu, tài liệu khác nhau nhƣ: các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng
bộ các cấp, các sách, tài liệu nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề,
các tài liệu thống kê, các tài liệu, số liệu có đƣợc từ thực tế... liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
8


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích các số liệu tài
liệu thu thập đƣợc, trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra các kết luận, các nhận định,
phục vụ mục đích nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển làng
nghề làm rõ thực trạng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp về chính sách phát
triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao chất
lƣợng chính sách phát triển làng nghề tại các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển làng nghề
Chƣơng 2: Thực trạng chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn
huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và các giải pháp hồn thiện chính sách phát
triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Làng nghề
Làng nghề đƣợc hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo
sự phát triển của lực lƣợng sản xuất của nhân loại, phân công lao động dần đƣợc
phát triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản
xuất phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đã dần đƣợc phân tách từ nông nghiệp để
trở thành ngành nghề độc lập, từ đó hình thành nên các làng nghề.
Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình lịch sử lâu dài, lúc
đầu từ một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng và kế
tiếp nhau truyền từ đời này qua đời khác, từ đó, hình thành những làng nghề
thủ công truyền thống, gắn với tên làng, tên xã của nông thôn Việt Nam

Nguồn: [38]
10


Hình 1.1. Sự hình thành làng nghề ở vùng nơng thơn
Hiện nay, chƣa có khái niệm chính thức và vẫn còn nhiều quan niệm
khác nhau về làng nghề cũng nhƣ các tiêu chuẩn để công nhận làng nghề.
Theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản,
làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bànmột xã,
thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau” [11].
Làng nghề là mơ hình sản xuất đặc thù ở nông thôn, nơi mà hầu hết
mọi ngƣời dân trong làng đều hoạt động cho nghề và lấy đó làm nghề sống
chủ yếu.

Làng nghề cịn đƣợc hiểu là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề, làng nghề đó tồn tại
trong một khơng gian nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh
sống bằng nghề thủ cơng là chủ yếu, giữa họ có những mối liên kết về
kinh tế, xã hội và văn hóa [34].
Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và
nhiều hộ gia đình chuyên tâm là nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ
trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phƣờng hội, kiểu hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề. Song ở đây chƣa phản ánh đầy đủ tính
chất của làng nghề; nó là một thực thể sản xuất tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử là một đơn vị kinh tế tiểu thủ cơng nghiệp có tác dụng to lớn đối
với đời sống kinh tế - văn hoá-xã hội một cách tích cực.
Từ các quan niệm trên có thể rút ra khái niệm về làng nghề nhƣ sau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân
cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi

11


nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian
địa lý nhất định.
Ở Việt Nam, theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, làng nghề đƣợc công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc [11].
1.1.1.2. Chính sách cơng
Thuật ngữ “chính sách” đƣợc sử dụng rất nhiều trong các tài liệu, sách

báo, văn kiện của Đảng, văn bản của Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay chƣa có
một định nghĩa, khái niệm thống nhất và đầy đủ về cụm từ này do có nhiều
cách tiếp cận khác nhau, từ nhiều góc độ tác động của chính sách, tùy theo
quy mơ và phạm vi tác động của từng loại chính sách.
Chính sách đƣợc hiểu là quá trình tác động bằng các biện pháp, cơng cụ
đa dạng, khác nhau của chủ thể quản lý vào đối tƣợng bị quản lý nhằm đạt tới
mục tiêu mà chủ thể quản lý mong muốn. Cách hiểu này tƣơng tự nhƣ định
nghĩa về quản lý, đó là “quản lý là một q trình vận động, trong đó chủ thể
quản lý tác động lên khách thể quản lý để đạt tới mục tiêu do chủ thể quản lý
đƣa ra". Nhƣ vậy, chính sách đƣợc xem nhƣ một cơng cụ của q trình quản
lý mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên khách thể nhằm đạt tới mục
tiêu đã định. Q trình triển khai chính sách là q trình tác động của ngƣời
quản lý lên đối tƣợng quản lý [22].
Một số định nghĩa khác về chính sách nhƣ [22]:
- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm

12



×