Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Diễn án 03 hs thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.16 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOÁ ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG LS.HS 25
KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÌNH SỰ
Diễn án lần

:

03

Vai diễn

:

Kiểm sát viên

Ngày diễn

:

11/01/2023

Họ và tên

:

Trần Thị Thuý Quỳnh

Ngày sinh



:

02/02/1998

Lớp

:

LS24.1B

Số báo danh

:

143

Hà Nội, tháng 01 năm 2023


MỤC LỤC

1. Tóm tắt vụ án.....................................................................................................1
1.1. Những người tham gia tố tụng trong vụ án....................................................1
1.1.1. Bị cáo.........................................................................................................1
1.1.2. Người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.......................1
1.2. Tóm tắt nội dung vụ án..................................................................................1
2. Kế hoạch hỏi......................................................................................................2
2.1. Hỏi bị cáo Ngơ Đình Hồng:.........................................................................2
2.2. Hỏi đồng chí Trần Hồi Phương:...................................................................2

2.3. Hỏi đồng chí Vũ Mạnh Nam:.........................................................................3
2.4. Hỏi đồng chí Nguyễn Văn Chính:.................................................................3
2.5. Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam:......................................................3
2.6. Hỏi người làm chứng Phạm Hoàng Long......................................................4
2.7. Hỏi người làm chứng Nguyễn Lê Linh..........................................................4
3. Luận cứ Bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hồng................................................4

2


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
(Vụ án: Ngơ Đình Hồng chống người thi hành cơng vụ)
1. Tóm tắt vụ án
1.1. Những người tham gia tố tụng trong vụ án
1.1.1. Bị cáo
Họ và tên: Ngơ Đình Hồng;
Sinh năm: 28/12/1990;
Nơi đăng ký thường trú: Thôn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hố;
Trình độ học vấn: 12/12;
Nghề nghiệp: Lao động tự do;
Tiền án, tiền sự: Khơng.
1.1.2. Người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
-

Họ và tên: Trần Hoài Phương, sinh năm 1991;

-

Họ và tên: Vũ Mạnh Nam, sinh năm 1975;


-

Họ và tên: Nguyễn Văn Chính, sinh năm;

-

Họ và tên: Phạm Hoàng Long, sinh năm;

-

Họ và tên: Nguyễn Văn Nam, sinh năm: 25/02/1988.

1.2. Tóm tắt nội dung vụ án
Thực hiện kế hoạch số 141/HK- CAHN-PV11 ngày 18/10/2017 của Công an thành
phố Hà Nội, tổ công tác Y13/KH141/PV11 do đồng chí Vũ Mạnh Nam- Phó đội trưởng
đội CSGT số 7 làm tổ trưởng cùng với các đồng chí Trần Hồi Phương (cán bộ PC45),
Nguyễn Văn Chính (cán bộ đội CSGT số 7), Đinh Văn Nguyện (cán bộ đội CSGT số 7) và
một số đồng chí khác đang làm nhiệm vụ tại ngã ba Phạm Văn Đồng-Trần Quốc Hoàn,
Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, Ngơ Đình Hồng điều
khiển xe máy nhãn hiệu Honda Wave màu trắng xám, BKS:29E1-56151 lưu thông trên
đường Phạm Văn Đồng, chở thêm 02 người phía sau. Thấy vậy, Đồng chí Chính ra hiệu
lệnh dừng xe, mời Ngơ Đình Hồng dắt xe vào khu vực kiểm tra và Hoàng chấp hành theo
sự hướng dẫn của tổ công tác. Lúc này, 02 người Hồng chở đã nhân cơ hội bỏ trốn. Đồng
chí Phương mặc thường phục, tay phải đeo băng đỏ có dịng chữ 141-CAHN tiến hành
kiểm tra hành chính với Hồng, Trong q trình kiểm tra hành chính, Hồng khơng xuất
trình được giáy tờ đăng ký xe nên đồng chí Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc
và hướng dẫn Hồng đến gặp đồng chí Nguyện để giải quyết tiếp. Tại đây, Hồng được
đồng chí Nguyện giải thích lỗi vi phạm của Hoàng sẽ bị tạm giữ phương tiện, thấy vậy
Hồng xin khơng bị tạm giữ nhưng khơng được nên Hồng đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới

các đồng chí cơng an đang thực hiện nhiệm vụ. Sau một hồi được các đồng chí cơng an

1


giải thích về lỗi và u cầu khơng được xúc phạm tổ cơng tác Hồng vẫn giữ thái độ chửi
mắng như cũ. Thấy vậy, đồng chí Phương kéo Hồng ra khỏi khu vực đã căng dây phản
quang để tổ công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng đã dung tay phải gạt tay đồng chí
Phương ra và tiếp tục chỉ tay vào tô công tác chửi bới. Thấy vậy, đồng chí Phương cùng
một vài đồng chí khác trong tổ cơng tác tiến hành quật Hoàng xuống đất khống chế đối
tượng. Khi bị khống chế, Hồng túm tóc và túm cổ đồng chí Phương ra phía sau nhằm đẩy
đồng chí Phương ra. Sau đó, tổ cơng tác đã tiến hành bắt giữ và giao Hồng cho cơng an
Phường Mai Dịch để điều tra làm rõ sự việc.
Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã chuyển hồ sơ
vụ án và Kết luận điều tra vụ án hình sự số 292/KLĐT đến Viện kiểm sát nhân dân quận
Cầu Giấy và đề nghị truy tố bị can Ngô Đình Hồng tội danh quy định tại khoản 1 Điều
330 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngày 14/11/2018, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã ra
Cáo trạng truy tố bị can Ngơ Đình Hồng về tội “Chống người thi hành công vụ”, theo
khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự 2015.
2.

Kế hoạch hỏi
Tư cách: Luật sư bào chữa cho Ngơ Đình Hồng

2.1. Hỏi bị cáo Ngơ Đình Hồng:
-

Hơm xảy ra sự việc ngày 8/10/2017 bị cáo chở khách đi từ đâu đến đâu?


-

Tại sao bị cáo lại chở quá số người quy định? Bị cáo có biết đó là hành động vi phạm
pháp luật hay khơng?

-

Trước khi 2 khách hàng bỏ trốn bị cáo có thu được tiền chưa?

-

Khi gặp các cán bộ của tổ công tác 141 bị cáo có phối hợp thực hiện theo đúng hướng
dẫn của các đồng chí cơng an khơng?

-

Khi khơng xin được việc khơng tạm giữ xe ngồi hành vi chửi bới bị cáo có hành
động q khích nào khác đối với các đồng chí cơng an tại chốt khơng?

-

Ai là người yêu cầu bị cáo xuất trình giấy tờ xe?

-

Bị cáo có chủ động dùng vũ lực với anh Trần Hồi Phương khơng?

-

Có mấy đồng chí cơng an khống chế kiểm sốt bị cáo?


-

Tại sao bị cáo lại có hành động túm tóc và đẩy đồng chí Phương ra? Đấy có phải hành
động bột phát của bị cáo hay khơng?

-

Bị cáo có thể miêu tả về chiều cao cân nặng người quật ngã anh xuống đất lúc đó
khơng?

-

Khi anh bất ngờ bị quật ngã đè xuống đất và khống chế cịng tay thì anh làm gì ?

-

Hồn cảnh của anh và gia đình như thế nào?

-

Bị cáo có biết hành vi của mình là sai và có hối hận về hành vi của mình khơng?

2


2.2. Hỏi đồng chí Trần Hồi Phương:
-

Anh có thể thuật lại sự việc xảy ra vào ngày 8/10/2017 được không?


-

Anh có thể miêu tả lại trang phục anh mặc tối ngày 8/10/2017 không?

-

Khi bị phát hiện chở quá số người theo quy định và được yêu cầu vào làm việc Hồng
có thái độ hợp tác với tổ cơng tác khơng?

-

Ngồi xúc phạm các đồng chí trong tổ cơng tác Bị cáo có hành vi gây hấn chủ động
dùng vũ lực với anh không?

-

Anh cho biết hành vi nào của anh Hồng dẫn đến việc anh quyết định chạy đến ghì
cổ, gạt chân quật ngã anh ấy xuống đất?

-

Anh mô tả chính xác, cụ thể hành vi của bị cáo khi bị anh quật ngã đè xuống đất
khống chế ?

-

Anh cho biết bản thân là cảnh sát hình sự, khi được điều động tham gia tổ cơng tác tối
8/10/2017 thì có được tập huấn, phổ biến trình tự thủ tục, qui trình xử lý người vi
phạm giao thơng, khơng? Và anh có nắm được mình tham gia tổ cơng tác khi xử lý

người vi phạm thì có những quyền gì, được làm gì, khơng được làm gì theo qui định
của pháp luật?

-

Anh cho biết khi quật ngã bị cáo Hoàng, anh có bị xây xát ở đâu trên người khơng ?
nếu có thì sau đó anh có đi khám khơng? Có kết luận giám định khơng?

2.3. Hỏi đồng chí Vũ Mạnh Nam:
-

Khi xảy ra sự việc tổ công tác do anh phụ trách cho bao nhiêu đồng chí đang thực
hiện nhiệm vụ? Đây có phải tổ cơng tác hoạt động cố định khơng?

-

Trước mỗi buổi đi làm, các anh có thống nhất về nhiệm vụ của từng người khơng?

-

Nếu có những tình huống xảy ra với các đối tượng kích động ai sẽ là người trực tiếp
xử lý?

-

Anh cho biết trình tự, thủ tục phát hiện, xử lý Bị cáo vi phạm chở 02 người trên xe
gắn máy? Tổ công tác có những quyền hạn gì khi xử lý người vi phạm?

-


- Anh mơ tả lại hành động lúc đồng chí Phương bất ngờ tiến đến từ phía sau quật ngã
khống chế Bị cáo?

-

- Anh có thấy Bị cáo quật ngã đồng chí Phương hay khơng ?

-

Khi anh Phương cùng một vài đồng chí khác khống chế Bị cáo, anh và những đồng
chí khác có tiếp tục làm nhiệm vụ khơng?

2.4. Hỏi đồng chí Nguyễn Văn Chính:
-

Anh có quen biết anh Phương từ trước hay khơng? - Anh cho biết có phải chính anh
trực tiếp yêu cầu dừng xe với anh Hoàng?

-

Anh cho biết khi được yêu cầu dừng xe, anh Hoàng đã chấp hành dừng xe dắt vào
khu vực căng dây phản quang, thì sau đó anh Hồng có hành vi gì?

3


2.5. Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam:
-

Khoảng cách anh chứng kiến sư việc như thế nào?


-

Điều kiện ánh sáng hơm đó như thế nào?

-

Anh có trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra từ đầu hay không?

-

Anh cho biết anh có thấy Bị cáo quật ngã cán bộ cơng an nào khơng?

-

Anh có Bị cáo bị ai quật ngã khống chế khơng?

-

Anh nhìn thấy có bao nhiêu người khống chế cịng tay Bị cáo?

-

Anh có thấy tổ cơng tác tạm dừng làm việc không?

2.6. Hỏi người làm chứng Phạm Hồng Long
-

Anh có chứng kiến cảnh Bị cáo dùng tay gạt anh Phương khơng?


-

Anh có chứng kiến cảnh Bị cáo dùng tay chân chống trả khi bị anh Phương quật ngã
khống chế không?

-

Khi Bị cáo bị cán bộ Phương kéo tay ra ngoài khu vực căng dây và quật ngã đè xuống
đất rồi cịng tay, thì anh có thấy việc thực hiện nhiệm vụ của tổ công tác bị ngưng lại
khơng?

-

Anh có thấy hành vi nào khác ngồi việc chửi bới tổ công tác của Bị cáo không?

2.7. Hỏi người làm chứng Nguyễn Lê Linh
-

Anh cho biết anh chứng kiến Bị cáo chấp hành hiệu lệnh tổ công tác như thế nào?

-

Anh có chứng kiến hành vi cụ thể của Bị cáo khi bị tổ công tác kéo tay, quật ngã đè
xuống đất khơng?

-

Thời gian từ lúc Bị cáo Hồng to tiếng đến Bị cáo bị khống chế là bao lâu?

-


Khi 1 số đồng chí cơng an trong tổ 141 xử lý sự việc của Bị cáo anh có thấy các đồng
chí khác trong tổ cơng tác tiếp tục thực nhiệm vụ không?

3. Luận cứ Bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng
VĂN PHỊNG LUẬT SƯ

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Q VÀ CỘNG SỰ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2023

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA
(Cho bị cáo Ngơ Đình Hồng tại Phiên tịa Sơ thẩm vụ án hình sự:
iều Thanh Bình cố ý gây thương tích theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS”)
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát,

4


Kính thưa các luật sư đồng nghiệp và tồn thể q vị đang tham dự phiên tịa ngày
hơm nay.
Tơi là luật sư Trần Thị Thuý Quỳnh- thuộc Văn phòng luật sư Q và cộng sự, Đoàn
Luật sư thành phố Hà Nội. Hơm nay, tơi có mặt tại phiên tồ này với tư cách là người bào
chữa cho bị cáo là ơng Ngơ Đình Hồng.
Trước tiên tơi xin gửi làm cảm ơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng đã hết sức tạo điều
kiện cho tôi được kịp thời tiếp cận, nghiên cứu, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ

vụ án, để có cơ sở vững chắc hơn trong việc bào chữa cho thân chủ của mình.
Dựa vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các lời khai và chứng cứ đã được thẩm định tại
phiên tòa, sau khi nghe quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát, tơi xin được trình bày
quan điểm của mình như sau:
Theo bản cáo trạng số 276/CT-VKSCG của Viện kiểm sát quận Cầu Giấy truy tố thân
chủ tôi là ơng Ngơ Đình Hồng về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại
khoản 1, điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (“BLHS năm 2015”). Tuy nhiên, dựa vào hồ
sơ vụ án cũng như thực tiễn diễn ra tại phiên Tịa, tơi khơng hồn tồn đồng ý với vị đại
diện Viện kiểm sát khi truy tố thân chủ tơi với tội danh trên bởi những lí do sau:
*Xét về mặt tố tụng
Thứ nhất, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can số 334/QĐ-VKSCG ngày
25/9/2018 (bút lục 03), nhưng trước đó một ngày, tức ngày 24/9/2018, căn cứ Biên bản
giao nhận quyết định khởi tố bị can (bút lục 07), cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận
Cầu giấy đã tiến hành giao nhận cho thân chủ tôi.
Theo khoản 5 Điều 179 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 (“BLTTHS năm 2015”) cơ
quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Cầu giấy đã vi phạm thủ tục tố tụng khi giao quyết
định khởi tố bị can cho bị cáo mà chưa được Viện kiểm sát “quyết định phê chuẩn quyết
định khởi tố bị can” và sau đó cũng khơng giao “Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố
bị can” cho anh Ngơ Đình Hồng. Điều này làm chậm trễ việc đăng ký người bào chữa cho
thân chủ tôi, do chúng tôi không xác định được Viện kiểm sát đã “quyết định phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can” hay chưa, từ đó chúng tơi bị từ chối tham gia các hoạt động điều
tra từ giai đoạn khởi tố bị can, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh
Hồng.
Thời điểm xảy ra vụ việc 8/10/2017 đến ngày Cơ quan Điều tra Công an quận Cầu
Giấy ra quyết định khởi tố vụ án hình sự 20/09/2018 là quá lâu (11 tháng 12 ngày). Trong
khi đó căn cứ theo Điều 147 BLTTHS năm 2015, thời hạn kiểm tra, xác minh và ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 04 tháng (Khoản 1, 2 của
Điều 147 BLTTHS năm 2015).
Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã chuyển hồ sơ

vụ án và Kết luận điều tra vụ án hình sự số 292/KLĐT đến Viện kiểm sát nhân dân quận

5


Cầu Giấy và đề nghị truy tố anh Ngơ Đình Hoàng tội danh quy định tại khoản 1 Điều 330
BLHS năm 2015. Ngày 14/11/2018, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội đã ra Cáo trạng truy tố anh Ngơ Đình Hồng về tội “Chống người thi hành công
vụ”, áp dụng theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017. Việc áp dụng
BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 vi phạm rất nghiêm trọng thủ tục tố tụng (theo điểm o
khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015).
Như vậy Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy và Viện kiểm sát nhân dân
quận Cầu Giấy căn cứ vào khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 để khởi
tố vụ án, khởi tố bị can và truy tố thân chủ tôi về tội chống người thi hành công vụ là
không chính xác bởi thời điểm vụ án xảy ra vào ngày 08/10/2017, tại thời điểm này Bộ
luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 đang có hiệu lực thi hành. Vì vậy áp dụng
BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 là hồn tồn sai quy định. Xét thấy khơng thuộc trường hợp
có lợi cho người phạm tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 41/2017/QH14
của Quốc Hội, do đó, mặc dù vụ án được khởi tổ, điều tra, truy tố sau ngày 01/01/2018
nhưng không thể áp dụng BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Thứ hai, qua các biên bản cũng như tài liệu trong hồ sơ vụ án thì thấy rất rõ sự sai trái
trong các biên bản này về mặt nội dung lẫn hình thức:
- Biên bản ghi lời khai ngày 9/10/2018(bút lục 120,121) của anh Vũ Mạnh Nam, cán
bộ điều tra lấy lời khai là Chu Ngọc Luyết nhưng người ký biên bản lại là Mai Anh Tuấn
và biên bản ghi lời khai 15/10/2018 (bút lục 122,123) của anh Vũ Mạnh Nam khơng có
chữ ký của người được lấy lời khai, mà được ký bằng người có tên Nguyễn văn Lâm nào
đó.
- Biên bản lời khai của thân chủ tơi Ngơ Đình Hồng tại Trụ sở Công an phường Mai
Dịch lúc lấy lời khai là 00 giờ ngày 9/10/2018 nhưng kết thúc Biên bản lại là 1 giờ 30 phút
ngày 9/10/2017(Bút lục 55,56,57); có cùng lúc 2 Biên bản hỏi cung của viện kiểm sát Cầu

giấy với Ngơ Đình Hồng lúc 9 giờ 00 ngày 25/9/2018 và cũng khơng có số biên bản rõ
ràng (Bút lục 64,65,66,67,68). Biên bản hỏi cung Ngơ Đình Hồng lúc 15 giờ 00 ngày
15/11/2018 của Viện kiểm sát Cầu giấy cũng khơng có số biên bản (Bút lục 74);
Tại sao có đến 3 Biên bản ghi lời khai của đồng chí cơng an Trần Hồi Phương trùng
nhau về thời gian khai (thứ nhất: 23h10’ ngày 8/10/2017 - 00h10’ ngày 9/10/2017 (Bút lục
101, 102); thứ hai: 23h30’ ngày 8/10/2017 - 00h45’ ngày 9/10/2017 (Bút lục 103,104); thứ
ba: 00h30’ ngày 9/10/2017 - 1h30 ngày 9/10/2017) Bút lục 105,106,107.
Điều này vi phạm thủ tục tố tụng qui định tại Điều 178 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015
dẫn đến tính xác thực của lời khai cũng như qui trình điều tra là không đáng tin cậy.
*Xét về phần tội danh đối với Bị cáo:
Khoản 1 Điều 330 BLHS qui định hành vi khách quan của tội chống người thi hành
công vụ là“dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi
hành công vụ thực hiện công việc của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp

6


luật”.
Theo cáo trạng 276/CT-VKSCG của Viện kiểm sát quận Cầu Giấy cho rằng các hành
vi: chửi bới; dùng vũ lực đối với cán bộ tổ cơng tác anh Trần Hồi Phương; dùng tay gạt
tay anh Phương; hành vi dùng tay chân chống trả lại anh Phương khi bị khống chế là căn
cứ xác định bị cáo chống người thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên căn cứ hồ sơ vụ án, lời khai Bị cáo, lời khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan, lời khai những người làm chứng tại phiên tịa hơm nay, chúng tôi khẳng định hành vi
khách quan của anh Hồng khơng thuộc yếu tố cấu thành tội chống người thi hành cơng
vụ, vì các lý do sau đây:
- Bị cáo khơng có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để cản trở người thi
hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Trong suốt quá trình diễn ra vụ việc chắc chắn một điều là Bị cáo khơng có hành vi
chủ động va chạm, xơ đẩy đối với anh Phương và tổ công tác Y13/KH141/PV11, điều này

được xác thực bởi chính các bản báo cáo vụ việc và biên bản ghi lời khai của tổ trưởng tổ
công tác Vũ Mạnh Nam (Bút lục 117,118,120,121). Thay vào đó chính anh Phương cán bộ
tổ cơng tác là người chủ động va chạm với Bị cáo bằng hành động cầm tay kéo Bị cáo ra
khỏi khu vực căng dây phản quang. Anh Phương hoàn toàn được yêu cầu bằng lời nói đối
với Bị cáo mà chưa đến mức cần dùng đến hành động. Hành vi gạt tay sau khi bị kéo tay là
phản xạ tự nhiên hết sức bình thường, khơng gây ra bất cứ thương tích gì cho anh Phương
cán bộ tổ cơng tác và được chính anh Phương cùng các nhân chứng xác nhận rằng cũng
không có làm anh Phương ngã hay va chạm vào đâu đó.
Tiếp theo, trong khi Bị cáo khơng có bất cứ hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ
lực nào thì anh Phương ngay lập tức tiến hành quật ngã khống chế bất ngờ Bị cáo từ phía
sau mà khơng có dấu hiệu báo trước. Hành vi nắm tóc, cổ anh Phương của Bị cáo chính là
hành vi phản xạ tự nhiên của con người khi bị té ngã bất ngờ.
Hành vi nắm tóc, bám cổ cán bộ cơng an Phương của anh Hoàng chỉ diễn ra, chỉ xảy
ra, chỉ có, khi bị anh Phương cán bộ hình sự thuộc tổ công tác to cao hơn quật ngã và đè
xuống đất. Đây là phản xạ tự nhiên ai cũng có khi đột nhiên bị quật ngã bất ngờ thì phải
bám víu vào để khơng bị ngã. Nên đây khơng thể coi và bị qui kết thành hành vi chống đối
người thực hiện công vụ. Cán bộ Phương không bất ngờ quật ngã thì anh Hồng khơng có
hành vi này. Minh chứng cho phản xạ tự nhiên này là cán bộ Phương khơng có xây xát,
khơng có thương tích khi quật ngã anh Hồng. Nắm tóc, bám cổ khơng là hành động có
chủ đích của anh Hồng.
Theo Biên bản ghi lời khai, bản tường trình của người làm chứng Nguyễn Văn Nam
(tại Bút lục 86,87,88,89,90 và 91) thì anh Nam chỉ thấy Bị cáo quăng ví tiền xuống đất có
lời lẽ chửi bới tổ cơng tác và sau đó Bị cáo bị đồng chí Phương quật ngã xuống đất rồi các
đồng chí khác vào cịng tay Bị cáo.
Biên bản báo cáo vụ việc ngày 9/10/2017(Bút lục 117) của đồng chí Vũ Mạnh Nam

7


cũng nêu đầy đủ là không thấy Bị cáo xô đẩy hay quật ngã đồng chí Phương. Điều này

chứng tỏ Bị cáo luôn ở thế bị động và việc đồng chí Phương bất ngờ tiến lại gần từ phía
sau khống chế mình một cách đột ngột thì Bị cáo phản xạ lại là điều rất bình thường. Hành
động này chỉ là việc tự bảo vệ mình trước sự xâm phạm thân thể một cách bất ngờ.
Tại Biên bản kiểm tra dấu vết thân thể ngày 9/10/2017 cũng nêu rõ Bị cáo có 1 vết
xước dài 2cm ở mu bàn tay trái, 1 vết xước dài ở cổ tay trái. Còn biên bản kiểm tra dấu vết
thân thể đối với cán bộ cơng an Trần Hồi Phương ngày 8/10/2017 thì hồn tồn khơng có
dấu vết gì. Căn cứ này chứng minh không xảy ra việc Bị cáo không đánh, chống trả người
thi hành cơng vụ.
Có thể thấy các hành vi của anh Hoàng mà Viện kiểm sát dùng làm căn cứ buộc tội Bị
cáo Hoàng đều xuất phát từ việc Bị cáo phản xạ lại các hành vi của anh Phương và các cán
bộ thi hành công vụ tổ công tác Y13/KH141/PV11, khơng phải là các hành vi Bị cáo
Hồng chủ động thực hiện.
Về mặt Chủ quan:
Để cấu thành tội chống người thi hành cơng vụ thì người thực hiện hành vi phải thực
hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, tức là mọi hành vi của người phạm tội đều
phải được thực hiện với một ý chí chủ quan là nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội thấy trước được hậu quả và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vị đại diện Viện kiểm sát chỉ đánh giá hành vi phạm tội mà chưa xét đến mặt chủ quan của
tội phạm.
Về mặt Khách thể:
Tội chống người thi hành công vụ là “hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính
trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ cơng”- Điều 330 BLHS năm 2015. Cụ thể, việc thực hiện
nhiệm vụ của người đang thi hành công vụ, đối tượng tác động của tội phạm này là người
đang thi hành công vụ thỏa mãn điều kiện “phải là người thi hành cơng vụ một cách hợp
pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành đều phải đảm bảo đúng pháp luật”. Điều 22 thông tư
66/2012 của Bộ Công an ngày 30/10/2012 được sửa đổi thay thế bằng thông tư 02/2016
của Bộ Công An ngày 04/01/2016 qui định “Người thi hành công vụ không được phép
dùng vũ lực khi người vi phạm chỉ có hành vi lăng mạ, đe dọa, hay xơ đẩy người thi hành
công vụ” ; tiếp theo Điều 24 cũng của thông tư này qui định “Chỉ khi nào người lái xe
dùng vũ lực, vũ khí hoặc vật nguy hiểm để chống lại người thi hành cơng vụ thì người thi

hành cơng vụ mới có quyền khống chế, quật ngã đối tượng”. Vậy hành động của cán bộ
phương kéo tay, quật ngã khống chế anh Hoàng là sai qui định nên hành vi của anh Hồng
khơng thỏa mãn khách thể của Điều 330 BLHS năm 2015.
Để làm sáng tỏ hơn khoản 1 Điều 330 BLHS, căn cứ mục 5 chương 6 Nghị quyết 04
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986 hướng dẫn về tội chống
người thi hành công vụ qui định “Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi
hành công vụ như đánh, trói hoặc đe dọa sẽ đánh trói người đó”. Do đó các hành vi của

8


Bị cáo Hồng khơng thể được xem là dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.
Bên cạnh đó, anh Phương là cán bộ phịng Cảnh sát hình sự, khơng có nhiều kinh
nghiệm trong việc xử lý người vi phạm giao thông và không được tập huấn một cách đầy
đủ kỹ lưỡng khi tham gia hỗ trợ tổ công tác thực hiện nhiệm vụ tối ngày 8/10/2017.
Căn cứ Điều 22 thông tư 66/2012 của Bộ Công an ngày 30/10/2012 được sửa đổi thay
thế bằng thông tư 02/2016 của Bộ Công an ngày 04/01/2016 qui định “Người vi phạm có
hành vi lăng mạ, đe doạ hoặc xô đẩy người thi hành cơng vụ thì người thi hành cơng vụ
1. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận tình hình;
2. Giải tán đám đơng (nếu có);
3. Thuyết phục, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
4. Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ, tang vật, phương tiện, hàng hố khác có
liên quan.
5. Lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cố tình khơng chấp hành, tiếp tục vi phạm thì thơng báo cho lực lượng
Cảnh sát 113 để hỗ trợ, mời người vi phạm về trụ sở Ủy ban nhân dân, trụ sở Công an nơi
gần nhất để giải quyết.”
Theo qui định trên cán bộ trong tổ công tác và bản thân cán bộ Phương chỉ được giải
thích, thuyết phục, yêu cầu Bị cáo không chửi bới. Không được phép dùng vũ lực để
khống chế Bị cáo Hoàng. Là cán bộ cảnh sát nhân dân khi thi thực hiện cơng vụ thì phải có

nghĩa vụ chấp hành đúng, tuân thủ đầy đủ, mọi biện pháp, qui trình xử lý cơng việc trong
các văn bản, thông tư … mà Bộ Công an ban hành.
- Có thể thấy người thi hành cơng vụ khơng được phép sử dụng vũ lực để khống chế
người vi phạm có hành vi lăng mạ người thi hành cơng vụ. Vậy nên hành vi cầm tay kéo
và quật ngã Bị cáo Hồng của cán bộ tổ cơng tác Trần Hồi Phương là khơng đúng theo
qui định của pháp luật.
Tiếp đến, hành vi to tiếng của Bị cáo với tổ công tác không phải là thủ đoạn khác cản
trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ. Thủ đoạn khác theo qui định của
điều luật (khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015) phải là hành động có chủ đích. Khi nhận
hiệu lệnh yêu cầu dừng xe Bị cáo đã chấp hành nghiêm túc, dắt xe vào khu căng dây, cán
bộ yêu cầu xuất trình giấy tờ, anh trình bày để quên giấy tờ xe ở nhà, chấp hành bỏ ví tiền,
điện thoại lên yên xe theo yêu cầu của cán bộ Phương mà không phản kháng hay chống
đối, chỉ đến khi nghe xe bị tạm giữ thì bắt đầu mất bình tĩnh lớn tiếng tranh cãi việc tạm
giữ xe. Bị cáo bị kích động bộc phát, lo lắng là điều dễ hiểu khi xe gắn máy là tài sản lớn,
là phương tiện kiếm sống thêm vào ban đêm để phụ với đồng lương cơng nhân ít ỏi, để có
tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ, phụ ni cha mẹ, vậy nên phương tiện kiếm sống bị tạm
giữ, nhất thời bộc phát không kiềm chế được cảm xúc. Hành vi to tiếng chửi bới này chưa
phải là cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt

9


việc thực thi công vụ.
* Xét về việc tổ công tác gián đoạn thực hiện công vụ
Tại biên bản tường trình, biên bản ghi lời khai của cán bộ Phương, người làm chứng,
người liên quan khác là tổ trưởng tổ công tác anh Vũ Mạnh Nam, đều ghi nhận sự việc xảy
ra giữa bị cáo và tổ công tác kéo dài khoảng 10 – 15 phút không gây cản trở tổ cơng tác
thực hiện nhiệm vụ. Thêm vào đó, vụ việc xảy ra Bị cáo được mời đến chốt A là chốt căng
dây phản quang xử lý vi phạm để làm việc, 02 chốt B,C tiếp tục thực nhiệm vụ của tổ cơng
tác. Q trình làm việc với Bị cáo của tổ công tác diễn ra vỏn vẹn 10 – 15 phút, thời gian

ngắn không đủ đến mức khiến tổ công tác phải ngưng, không thực hiện nhiệm vụ, gây thiệt
hại đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ tổ công tác.
Người của tổ công tác khẳng định trong Biên bản báo cáo vụ việc và biên bản ghi lời
khai ngày 09/10/2017 (Bút lục 117, 119, 121) của anh tổ trưởng Vũ Mạnh Nam ghi nhận
“tổ công tác tiếp tục phân luồn làm nhiệm vụ bình thường”. Đây chính bằng chứng.
Cuối cùng, hồ sơ vụ việc thể hiện rõ:
- Biên bản ghi lời khai các bên cùng với lời khai của các đương sự tại phiên tịa hơm
nay, có đủ căn cứ chứng minh hành vi của anh Ngô Đình Hồng khơng thuộc trường hợp
“dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công
vụ thực hiện công vụ” nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo
khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Quá trình tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng nên các biên bản lời khai cách nhau một
thời gian rất lâu khiến cho đa phần các lời khai khơng khớp nhau về tình tiết vụ việc.
Nhưng rất rõ một sự thật đó là có sự trùng khớp từ các lời khai và trả lời các câu hỏi tại tịa
hơm nay, đó là: lời khai của Bị cáo tại phiên tịa hơm nay và biên bản lấy lời khai trong hồ
sơ vụ án (BL số 50, 55, 69) anh Hồng khơng có hành vi dùng vũ lực để tấn công tổ công
tác, lực lượng thi hành nhiệm vụ.
- Bị cáo từ trước đến giờ khơng có tiền án tiền sự nào.
Từ những căn cứ và phân tích nêu trên, tơi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tuyên Bị
cáo không phạm tội “chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm
2015, sửa đổi năm 2017; căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 125 BLTTHS 2015 hủy bỏ biện
pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú với anh Ngơ Đình Hồng.
Kính mong Hội đồng xét xử công tâm xem xét sâu rộng toàn diện khách quan hồ sơ
chứng cứ vụ việc để có phán quyết hợp lý thuyết phục cơng bằng, không làm oan người vô
tội.
Xin cảm ơn Hội đồng xét xử và Vị đại diện Viện kiểm sát đã lắng nghe.
Văn phòng luật sư Q và cộng sự

10



Trần Thị Thuý Quỳnh

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×