Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Luận Án Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Xây Dựng Phương Án Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA THỊ CẨM VÂN

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 9.44.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Văn Điền
2. PGS.TS. Đàm Xuân Vận

THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng
lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực, chưa từng được cơng bố trên bất kỳ tạp chí nào đến thời điểm này ngồi
những cơng trình của tác giả.
TÁC GIẢ

La Thị Cẩm Vân



ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới PGS.TS. Trần Văn Điền và PGS.TS. Đàm Xuân Vận, những người đã truyền
cho tôi tri thức cũng như tâm huyết nghiên cứu khoa học, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hồn thành bản luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian để tơi hồn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em Khoa Môi trường, trường đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về cơ sở
vật chất, kinh nghiệm và trợ giúp tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện các
nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành các thầy cô trong Ban giám hiệu, bạn bè đồng
nghiệp tại Khoa Kỹ thuật Nông lâm- Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia
nghiên cứu sinh.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã ln tin tưởng động viên, chia sẻ và tiếp sức cho tôi có thêm nghị lực để tơi
vững bước và vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hồn thành bản luận án này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

La Thị Cẩm Vân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................x
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài...............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................5
1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường
rừng................................................................................................................. 5
1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới......................5
1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của PFES tại Việt Nam......................11
1.1.3. Hệ số K và phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam........................19
1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và
tại Việt Nam..................................................................................................21
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới........................21
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam.......................26
1.2.3. Các nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Bắc Kạn............................................37
1.3. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về chi trả DVMTR.............................39
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................42
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................................42


iv
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................42
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................42
2.2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................42

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên
rừng tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................42
2.2.2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn.................42
2.2.3. Ứng dụng một số phần mềm GIS trong xây dựng bản đồ hệ số K chi trả
DVMTR tỉnh Bắc Kạn..................................................................................42
2.2.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện...........................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................43
2.3.1. Phương pháp tham khảo kế thừa có chọn lọc.................................................43
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài hiện trường..........................................45
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ.......................................................................45
2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA...............................................50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................52
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng
tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................52
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn....................................................52
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.........................................................53
3.1.3. Khái quát thực trạng rừng tỉnh Bắc Kạn........................................................55
3.2. Thực trạng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn.........................................................63
3.2.1. Q trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn........................................................................................................63
3.2.2. Các loại DVMTR đã thực hiện và chưa thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn...............................................................................................................65
3.2.3. Các cơ chế chi trả DVMTR đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..............66
3.2.4. Các kết quả chi trả DVMTR đã đạt được ở Bắc Kạn..........................................74


v
3.2.5. Những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, điều chỉnh trong công tác chi trả
DVMTR........................................................................................................81
3.2.6. Đánh giá tiềm năng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn...............91

3.3. Xây dựng bản đồ hệ số K chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn................................111
3.3.1. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn
theo hệ số K1..............................................................................................111
3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo hệ số K2
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................................114
3.3.3. Hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng trên địa bàn huyện Ba Bể..................116
3.3.4. Kết quả xây dựng bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức khó khăn trong
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...........................................118
3.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện............................129
3.4.1. Xây dựng bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả DVMTR và bản đồ chi trả
DVMTR......................................................................................................129
3.4.2. Các bước thực hiện phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng..................135
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................146


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

Đến

%

Tỷ lệ phần trăm

BVPTR

Bảo vệ phát triển rừng


CS

Cộng sự

CP

Chính phủ

DVMTR

Dịch vụ mơi trường rừng

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

GIS

Geograhic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn



Nghị định

NĐ 99


Nghị định số 99/2010/NĐ-CP

PRA

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nơng thơn có sự tham gia
cộng đồng)

PFES

Payments for Forest Environmental Services (Chi trả dịch vụ môi
trường rừng)

PES

Payment for Environment Services - Chi trả dịch vụ môi trường

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

TT

Thông tư

VNFF

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

UBND


Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Các loại dịch vụ hệ sinh thái................................................................7

Bảng 1.2.

Một số ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nơng nghiệp......................8

Bảng 1.3.

Các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh
nghiệm quốc tế...................................................................................10

Bảng 1.4.

Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả
DVMTR.............................................................................................13

Bảng 1.5.

Mức chi trả DVMTR theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP.......................16

Bảng 1.6.


Giá trị hệ số K theo nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR.............19

Bảng 1.7.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng hệ số K
và thực hiện chi trả DVMTR...............................................................20

Bảng 2.1.

Các bản đồ tỉnh Bắc Kạn được sử dụng và hiệu chỉnh hệ tọa độ.............44

Bảng 2.2.

Số lượng mẫu phiếu điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn........................50

Bảng 3.1.

Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hình thành rừng...............56

Bảng 3.2.

Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo điều kiện lập địa..........................57

Bảng 3.3.

Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo lồi cây........................................57

Bảng 3.4.

Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo trữ lượng......................................58


Bảng 3.5.

Diện tích rừng phân theo nguồn gốc hình thành rừng từ 2012 2016...................................................................................................59

Bảng 3.6.

Trữ lượng rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc......................................61

Bảng 3.7.

Tổng hợp độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................62

Bảng 3.8.

Quy định mức chi trả cho các loại hình DVMTR...................................64

Bảng 3.9.

Loại hình dịch vụ môi trường rừng đang thực hiện ở Bắc Kạn...............65

Bảng 3.10.

Tiền chi trả DVMTR bình quân cho 1 ha rừng của một số tỉnh...............71

Bảng 3.11.

Hệ số K được áp dụng ở một số tỉnh để chi trả DVMTR........................73

Bảng 3.12. Các bên tham gia chương trình chi trả DVMTR trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn......................................................................................74


viii
Bảng 3.13. Diện tích rừng có cung ứng DVMTR năm 2016 trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn......................................................................................75
Bảng 3.14. Số tiền chi trả cho các huyện tỉnh Bắc Kạn.....................................79
Bảng 3.15. Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn...............................................................................80
Bảng 3.16. Lý do các hộ gia đình tham gia chi trả DVMTR..............................81
Bảng 3.17. Thái độ của người dân về chính sách chi trả DVMTR....................83
Bảng 3.18. Các thay đổi về hoạt động lâm nghiệp của hộ dân ở Bắc Kạn
khi nhận tiền chi trả DVMTR...........................................................84
Bảng 3.19. Diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn phân theo
mục đích sử dụng tính đến hết năm 2016.........................................91
Bảng 3.20. Mơ hình tiềm năng dịch vụ mơi trường rừng về điều tiết và
duy trì nguồn nước cho các cơ sở sản xuất nước sạch.....................95
Bảng 3.21.

Tổng hợp diện tích lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............95

Bảng 3.22.

Mô hình tiềm năng dịch vụ mơi trường rừng về điều tiết và duy
trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện................................................98

Bảng 3.23.

Mơ hình tiềm năng dịch vụ mơi trường rừng cho du lịch sinh thái..........102


Bảng 3.24.

Mơ hình tiềm năng dịch vụ mơi trường rừng cho tín dụng Các bon............103

Bảng 3.25.

Kịch bản tăng cường QLBVR và bể chứa các-bon có can thiệp chi
trả DVMT.........................................................................................104

Bảng 3.26.

Lượng C tích lũy trên một số loại hình sử dụng đất tại Bắc Kạn...............105

Bảng 3.27.

Giá trị lưu trữ các bon của một số loại rừng........................................106

Bảng 3.28.

Mơ hình tiềm năng dịch vụ môi trường rừng cho đa dạng sinh học..........110

Bảng 3.29. Tổng hợp diện tích rừng theo trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn...........................................................................................111
Bảng 3.30. Bảng giá trị hệ số K1 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................112
Bảng 3.31. Bảng tổng hợp diện tích rừng theo loại rừng trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn...................................................................................114


ix
Bảng 3.32. Bảng giá trị hệ số K2 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.........................114

Bảng 3.33. Tổng hợp diện tích rừng theo nguồn gốc hình thành rừng
tỉnh Bắc Kạn...................................................................................116
Bảng 3.34. Bảng giá trị hệ số K3 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.........................116
Bảng 3.35. Bảng tổng hợp tỷ lệ giá trị hệ số K phục vụ chi trả DVMTR
tỉnh Bắc Kạn...................................................................................128
Bảng 3.36. Tổng hợp loại hình chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.............134
Bảng 3.37. Bước 1: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích rừng có cung
ứng DVMTR...................................................................................136
Bảng 3.38. Bước 2: Thống kê các cơ sở sản xuất thủy điện, mước sạch, du
lịch có sử dụng DVMTR từ rừng của tỉnh.....................................136
Bảng 3.39.

Bước 3: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích các khu rừng có
cung ứng DVMTR cho từng cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch,
du lịch...............................................................................................137

Bảng 3.40.

Bước 4: Xác định đối tượng cung ứng DVMTR trên có lơ rừng
cung ứng DVMTR............................................................................138

Bảng 3.41.

Bước 5: Xác định lượng điện thương phẩm của các cơ sở sản xuất
thủy điện có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh cung ứng...138

Bảng 3.42.

Bước 6: Xác định lượng nước thương phẩm của các cơ sở sản
xuất nước sạch có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh

cung ứng...........................................................................................139

Bảng 3.43.

Bước 7: Xác định doanh số của các cơ sở kinh doanh du lịch sử
dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh........................................................139

Bảng 3.44.

Bước 8: Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng...............140


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Thiết kế khung thể chế cho chính sách PFES và mối quan hệ giữa
các bên liên quan....................................................................................15

Hình 1.2.

Sơ đồ phân phối tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng............................18

Hình 2.1.

Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K1......45

Hình 2.2.


Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K2......46

Hình 2.3.

Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K3......47

Hình 2.4.

Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K4......48

Hình 2.5.

Các bước xây dựng bản đồ phục vụ xây dựng phương án chi trả dịch
vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn.............................................................49

Hình 3.1.

Diễn biến diện tích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hình thành
rừng năm 2012 - 2016............................................................................60

Hình 3.2.

Hiểu biết của người dân về chính sách chi trả DVMTR......................82

Hình 3.3.

Bản đồ lưu vực các thủy điện tỉnh Bắc Kạn...........................................97

Hình 3.4.


Bản đồ khu vực sinh thái tỉnh Bắc Kạn................................................101

Hình 3.5.

Ranh giới các khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn...................109

Hình 3.6.

Bản đồ phân cấp hệ số K1 theo trạng thái rừng tỉnh Bắc Kạn...........113

Hình 3.7.

Bản đồ phân cấp hệ số K2 theo mục đích sử dụng rừng tỉnh Bắc
Kạn.......................................................................................................115

Hình 3.8.

Bản đồ phân cấp hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng tỉnh
Bắc Kạn...............................................................................................117

Hình 3.9.

Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ gần đường giao thơng
và khu dân cư tỉnh Bắc Kạn...............................................................119

Hình 3.10.

Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ dốc tỉnh Bắc Kạn.......................121

Hình 3.11.


Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ cao tỉnh Bắc Kạn.......................123

Hình 3.12.

Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ khó khăn trong bảo vệ
rừng tỉnh Bắc Kạn...............................................................................125

Hình 3.13.

Bản đồ phân cấp hệ số K tổng hợp cho tỉnh Bắc Kạn......................127


xi

Hình 3.14.

Bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả dịch vụ mơi trường rừng tỉnh
Bắc Kạn...............................................................................................130

Hình 3.15.

Cơ sở dữ liệu thuộc tính phục vụ cho cơng tác chi trả DVMTR.......131

Hình 3.16.

Bản đồ chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................133

Hình 3.17.


Sơ đồ các bước thực hiện phương án chi trả DVMTR..........................135


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang đứng trước nhiều vấn đề cần
phải đối mặt, trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu hút sự quan tâm của
tất cả các nhà khoa học cũng như chính phủ các quốc gia hiện nay là biến đổi khí hậu
tồn cầu. Hiện nay Việt Nam được cho là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất
khi phải ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (Đàm Việt Bắc và cs.,
2011) [2.] và đang phải đối mặt với thiệt hại tiềm tàng rất to lớn về kinh tế và con
người.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng được coi là một cơ hội cho người dân tăng thu
nhập và tăng lựa chọn sinh kế bền vững ngồi giá trị lâm sản hàng hóa của rừng.
Ngồi ra việc chi trả dịch vụ mơi trường rừng cịn đóng góp vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế được thể hiện qua tác dụng nhiều mặt của rừng như đảm bảo nguồn nước,
tích trữ các bon, giảm thải khí nhà kính, vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ đất và giảm thiểu
tác hại của thiên tai như hạn hán và lũ lụt.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đơng Nam Á thí điểm chương trình về chi trả
dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES) - dựa trên một thí điểm thành cơng về các dịch vụ
bảo vệ vùng đầu nguồn ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng (Hồng Minh Hà và cs.,
2008) [18.], đã có một số kết quả nghiên cứu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập trong cơng tác chi trả
dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên rừng
nói chung, dịch vụ chi trả mơi trường rừng nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất
định. Sau hơn 8 năm triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường rừng trên cả nước được đánh giá là một trong những chính sách nổi
bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam [14.], chính sách này được ghi nhận là một thành

tựu nổi bật của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.
Các khu rừng đem lại nhiều dịch vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các
lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch khơng khí và bảo tờn đa dạng sinh học...Việc
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ thu hút một lực lượng đông
đảo người dân tham gia bảo vệ rừng. Qua đó, người dân được tăng thêm thu nhập, góp
phần ổn định cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo; nhận thức pháp luật và trách


2

nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao; nâng cao ý thức trách nhiệm
và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; huy
động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho người lao động
trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng được chi trả giá trị của
rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước hơn
70,5%, đây là một tỉnh có tiềm năng lớn trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng (DVMTR), dựa vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, năm
2016 diện tích trồng rừng của toàn tỉnh Bắc Kạn là 91.128,2 ha, bằng 18,75% diện tích
tự nhiên của tồn tỉnh và bằng 26,25% diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó diện
tích trồng rừng đã thành rừng là 67.809,7 ha, diện tích trồng rừng chưa thành rừng là
23.318,5 ha (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, 2017 [6]). Các khu rừng đem lại nhiều dịch
vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch
không khí, và bảo tờn đa dạng sinh học... Hiện nay Bắc Kạn cũng đã tiến hành chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại một số huyện song còn nhiều bất cập và khó khăn trong
cơng tác chi trả, việc áp dụng hệ số chi trả K bằng 1 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2016) [62.]
không mang lại sự công bằng cho các chủ rừng bởi chưa có sự tính tốn đến chất lượng
rừng cũng như vị trí các thửa rừng; việc này có thể sẽ làm cho chất lượng rừng khơng
tăng, việc chi trả bằng phương pháp thủ công như hiện nay mất nhiều thời gian, cơng
sức cũng như độ chính xác khơng cao. Bài tốn chi trả dịch vụ mơi trường rừng cịn gặp

khó khăn vướng mắc như: ai là người trả tiền, chi trả cho ai, trả như thế nào để người
cung cấp dịch vụ môi trường rừng được hưởng lợi cao, công bằng và đúng với giá trị
thực sự của rừng. Từ những vấn đề trên ta thấy rằng việc cung cấp cơ sở khoa học giúp
cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học,
xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong triển khai chi trả dịch vụ
môi trường rừng, đảm bảo sự cơng bằng trong tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ trả


3

dịch vụ mơi trường rừng, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và phát triển sinh
kế cho người dân tham gia phát triển và bảo vệ rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bản đồ hệ
số K phục vụ chi trả DVMTR.
- Đề xuất được phương án chi trả dịch vụ mơi trường rừng có tính khả thi cho
tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Điểm mới của luận án
- Xây dựng bản đồ hệ số K và cơ sở dữ liệu chi trả dich vụ môi trường rừng tại
khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu xác định được tiềm năng, đề xuất phương án chi trả DVMTR khả thi,
khắc phục những tồn tại trong thực thi chính sách tại tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và
đóng góp cho việc xây dựng các phương án và công cụ hỗ trợ trong triển khai công
việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực xã hội – lâm nghiệp thơng qua những
đóng góp mới của luận án. Các kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện chính sách chi
trả dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng.
- Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn.


4

- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2014 đến năm 2016; thời gian
triển khai nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch
vụ môi trường rừng
1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới
Dịch vụ môi trường là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng

thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. Dịch vụ mơi trường đóng vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cũng như sức khỏe cộng đồng trên
thế giới. Dựa vào vai trò, chức năng của các hệ sinh thái, các nhà khoa học đã phân
thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của hệ sinh thái với mục đích kinh tế, xã
hội khác nhau, bao gồm:
- Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen…
- Dịch vụ điều tiết: Phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lụt, điều hịa khí hậu, điều tiết
nước, lọc nước…
- Dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái,
lịch sử, khoa học giáo dục…
- Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hịa dinh dưỡng…
Có nhiều khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment
Services - PES) nhưng khái niệm được sử dụng phổ biến là: “Chi trả dịch vụ môi
trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện, trong đó một dịch vụ môi trường (xác
định được) được mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) khi và
chỉ khi, người cung cấp (là người dân sinh sống hoặc là chủ đất ở địa phương) đảm
bảo dịch vụ cung cấp dịch vụ mơi trường đó” (Wunder và cs., 2005 [124.]).
Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự
nguyện có sự ràng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người
mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ
cho một hay nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình
sử dụng đất.
Chi trả dịch vụ mơi trường là một cơng cụ bảo tồn có lịch sử lâu dài ở các nước
phát triển như chương trình Khu Bảo tồn ở Mỹ, chính sách nơng nghiệp chung của EU


6

và các kế hoạch bảo vệ môi trường tương tự ở Úc và New Zealand. Nhiều nghiên cứu
của Wunder và cs. (2009) [125.], Wunder và cs. (2008) [123.] cho thấy các chương

trình chi trả dịch vụ mơi trường đã nhanh chóng mở rộng quy mơ và phạm vi ra các
quốc gia đang phát triển trong những năm qua.
Cũng theo Wunder và cs. (2008) [122.], mặc dù có rất nhiều dịch vụ khác nhau
có thể được trao đổi trong cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, nhưng thực tế chỉ có 4
loại hình dịch vụ có tiềm năng lớn nhất xét ở quy mô thương mại, bao gồm:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết nước, bảo
vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm sốt ơ nhiễm đất,…
- Bảo tồn đa dạng sinh học: phòng trừ dịch bệnh, giá trị sinh thái…
- Hấp thụ các bon: biến đổi khí hậu…
- Vẻ đẹp cảnh quan/ Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa.
Quy mơ của các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các quốc gia rất
khác nhau với xu hướng phát triển theo khu vực. Một số quốc gia có chính sách chi trả
dịch vụ môi trường áp dụng cho hàng chục ngàn người tham gia và đã được thực hiện
trong một vài năm, ví dụ như ở Costa Rica, Mexico, Ecuador và Trung Quốc. Chương
trình chi trả dịch vụ mơi trường cấp quốc gia mới bắt đầu ở Brazil và Nam Phi. Quy
mô của diện tích đất và rừng được kiểm sốt bởi các chính sách này rất khác nhau.
Mexico có 2,2 triệu ha đất được thống kê vào chương trình chi trả dịch vụ mơi trường
(Fonatifo, 2012) [84.], trong khi chương trình chuyển đổi đất dốc của Trung Quốc có
hơn 28 triệu ha thực hiện các hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường (Bennett, 2008
[68.], Xu và cs., 2006 [126.]). Ngoài ra cịn có một số lượng ngày càng tăng các dự án
chi trả dịch vụ môi trường quy mô nhỏ hơn, thường được các nhà tài trợ, tổ chức bảo
tồn thực hiện, các loại hình dịch vụ được chi trả thường có: bảo tồn đa dạng sinh học
và động vật hoang dã; bảo vệ khu vực đầu nguồn hoặc hấp thụ các bon. Nhìn chung,
cho đến nay châu Mỹ La tinh có số lượng lớn nhất các dự án PES, tiếp theo là châu Á
và cuối cùng là châu Phi (Bennett và cs., 2013 [67.]; Egoh và cs., 2012 [82.],
Katoomba Group, 2009 [87.]; Ecosystem Marketplace, 2008 [81.]).
Hầu hết các thị trường và hệ thống chi trả dịch vụ hệ sinh thái đều đang phát triển
ở Bắc Mỹ và châu Âu, chi trả dịch vụ hệ sinh thái trong nông nghiệp ở các nước này
đã đạt nhiều tỷ USD và tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn. Ở các nước đang phát triển,
chỉ có một vài tỷ USD được sử dụng để chi trả cho bảo vệ vùng đầu nguồn, trong khi ở

châu Mỹ Latinh chi trả dịch vụ môi trường đã được thử nghiệm rộng rãi bằng nhiều hệ


7

thống khác nhau thì ở châu Á và châu Phi, sự phát triển của loại hình này vẫn cịn hạn
chế (Forest Tren và cs., 2008 [15.]).
Có một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái tiềm năng có thể được chi trả bằng
các chương trình chi trả dịch vụ môi trường, theo đánh giá của hệ sinh thái thiên niên
kỷ (MEA - Millennium Ecosystem Assessment), các dịch vụ môi trường có thể được
nhóm lại thành bốn loại chính: dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều hịa và
dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường chỉ tập trung vào dịch vụ cung cấp. Cho đến nay, các chương trình chi trả dịch
vụ mơi trường phổ biến nhất ở các nước đang phát triển để quản lý rừng đầu nguồn
nhằm đảm bảo lưu lượng và chất lượng nước hoặc kiểm soát lũ (Stanton và cs., 2010)
[113.]. Bảo vệ rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm cả dịng chảy và sau đó là
bảo tồn đa dạng sinh học và hấp thụ các bon (Madsen và cs., 2010) [97.]. Dịch vụ môi
trường khác ở Nam bán cầu bao gồm kiểm sốt xói mịn đất, chẳng hạn như chương
trình chống sa mạc hóa ở Trung Quốc (Liu và cs., 2013 [95.]); sản xuất năng lượng,
như sản xuất thủy điện ở Costa Rica (Blackman và cs., 2010 [69.]); bảo tồn động vật
hoang dã, như bảo vệ các loài chim ở Campuchia và Bolivia (Asquith và cs., 2008
[65.], Clements và cs., 2010 [73.], Wunder và cs., 2008 [122.], Wunder và cs., 2009
[125.]).

Bảng 1.1. Các loại dịch vụ hệ sinh thái
Các loại dịch vụ hệ sinh thái
Dịch vụ sinh thái

Ví dụ
Quay vịng chất dinh dưỡng, phân tán hạt

Hình thành đất, sản xuất sơ cấp

Dịch vụ cung cấp

Cung cấp thức ăn và tán che, gỗ, nước, năng
lượng (ví dụ thủy điện), nguồn lợi gen

Dịch vụ điều hòa

Hấp thụ các bon, phân hủy rác thải, thanh lọc
nước/khơng khí, thụ phấn cho mùa màng, kiểm
sốt dịch bệnh và cơn trùng gây bệnh, kiểm
sốt lũ, kiểm sốt xói mịn

Dịch vụ văn hóa

Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ về tâm linh
và thẩm mỹ

Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [101.]
Chi trả dịch vụ môi trường dựa vào nơng nghiệp ví dụ như thúc đẩy nông
nghiệp cải tiến được bao gồm trong một số chương trình chi trả quy mơ lớn, chẳng


8

hạn như chương trình Proambiente ở Brazil (Borner và cs., 2007 [70.]; Fonatifo,
2012 [84.]) và Chương trình chuyển đổi đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008 [68.];
Xu và cs., 2006 [126.]; Yin và cs., 2012 [127.]). Tuy nhiên, dịch vụ từ các khu vực
nông nghiệp ở các nước này được chú ý ít hơn so với ở các nước phát triển. Các dự

án chi trả dịch vụ môi trường trong nông nghiệp đang được mở rộng, và đây là một
lĩnh vực mà Việt Nam có thể học hỏi và hồn thiện hơn cho chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường của mình. Bảng 1.2 thể hiện sự lồng gép chi trả dịch vụ mơi trường
trong chính sách trong nơng nghiệp ở các quốc gia khác trên thế giới.

Bảng 1.2. Một số ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nơng nghiệp
Ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nông nghiệp
Các dự án Silvo-pastoral ở Colombia, Nicaragua và Costa Rica.
Nông nghiệp hữu cơ ở Costa Rica (do Viện Điện lực Quốc gia tài trợ).
Các hợp đồng nông lâm kết hợp trong chương trình PSA ở Costa Rica, và chương
trình rừng đầu nguồn Sumberjaya ở Indonesia.
Các hợp đồng quản lý tốt nhất ở Catskill-Delaware Watershed ở New York.
Chính sách Nơng nghiệp Chung của EU (CAP) tài trợ cho việc bảo tồn hệ sinh thái
nông nghiệp, như khu vực Giá trị Thiên nhiên Cao (High Nature Value).
Nguồn: Porras, 2013 [107.]
Các chương trình dịch vụ mơi trường quốc tế rất đa dạng về người sử dụng và người
cung cấp dịch vụ. Các chính sách chi trả dịch vụ mơi trường được cho là một phương án
các bên cùng có lợi trong đó những người sử dụng năng lượng, nước và lương thực giàu
có hơn chi trả cho những người cung cấp dịch vụ.
Theo các nghiên cứu của Liu và cs. (2013) [95.], Pagiola và cs. (2010) [106.], có
một số dự án chi trả dịch vụ môi trường nhằm vào người dùng trực tiếp, như các doanh
nghiệp và hộ gia đình tiêu thụ nước, chính quyền trung ương hay địa phương làm
trung gian để điều phối việc chuyển phí sử dụng tới các các hộ gia đình cung cấp dịch
vụ, ví dụ như một số các chương trình ở Mexico. Tuy nhiên đa phần các dự án chi trả
dịch vụ môi trường quốc tế lớn thường không tập trung vào những người mua và người
bán trực tiếp, thay vào đó, người sử dụng/người mua thường là người đóng thuế hay
người sử dụng dịch vụ nói chung. Do đó, một số các dự án khơng phải là tự nguyện, vì


9


chúng liên quan đến việc bắt buộc người sử dụng phải nộp thuế, tiền thuê hoặc phí sử
dụng cho tất cả mọi người.
Nhiều dự án chi trả dịch vụ môi trường của các nhà tài trợ nhằm chuyển giao
kinh phí và nguồn lực để cung cấp dịch vụ mà không quan tâm đến người sử dụng trực
tiếp các dịch vụ này. Như vậy, trong phần lớn các chương trình chi trả dịch vụ mơi
trường hiện có ở các nước đang phát triển, ngoài các nhà tài trợ và các tổ chức, chính
quyền quốc gia và địa phương có vai trị trung gian rất quan trọng.
Một số chương trình chi trả dịch vụ môi trường quốc gia sử dụng các tiêu chí về
xã hội hoặc mơi trường mạnh mẽ hơn để khuyến khích người dân tham gia, ví dụ như
ở Costa Rica cộng đồng địa phương và các chủ đất nữ giới là các đối tượng được quan
tâm hơn (Porras và cs., 2013 [107.]).
Tổng số tiền chi trả cho các hộ gia đình dao động từ một vài đơ la mỗi hộ gia đình
mỗi năm tới hàng ngàn đơ la, thường phụ thuộc vào quy mô đất đai (Fonatifo và cs., 2012
[84.]; Mahanty và cs., 2013 [99.]). Ngồi ra, cịn có nhiều trường hợp PES được trả cho
cộng đồng chứ không phải là hộ gia đình, nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng
rằng phương án nào thì tốt hơn (Reynolds, 2012 [109.]).
Có nhiều học giả đã khẳng định rằng chi trả DVMTR mang đến một giải pháp
mà các bên đều có lợi xét cả về mặt con người và môi trường (Pagiola và cs., 2005
[105.]; Swallow và cs., 2005 [116.]; Wunder và cs., 2005 [124.], 2006 [121.]), nhưng
vẫn chưa có nhiều bằng chứng chứng minh được quan điểm này, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Việc tiến hành nhiều hơn các nghiên cứu về sự khác biệt trong
các mặt thể chế, kinh tế và xã hội giữa các nước đang phát triển và việc các khía cạnh
riêng rẽ này có tác động lên chính sách này như thế nào là cần thiết (Swallow và cs.,
2005 [116.]; Wunder, 2006 [121.;] Dudley và cs., 2007 [80.]; Lee và cs., 2009 [94.])
không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên các quốc gia đang và sẽ thực hiện chính sách chi
trả DVMTR.
Có nhiều dự án chi trả dịch vụ mơi trường không sử dụng tiền mặt để trả cho việc
tham gia, mà cung cấp các hình thức bồi thường và hỗ trợ (Van Noordwijk và cs.,
2010) [119.]. Ví dụ như các chương trình Socio Bosque ở Ecuador, địi hỏi người tham

gia phải cung cấp kế hoạch đầu tư cho các quỹ chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm
các sáng kiến sức khỏe và cộng đồng địa phương (de Koning và cs., 2011) [78.], hoặc
các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương và thủy lợi cho cộng đồng (Tacconi và


10

cs., 2013) [117.]. Đầu tư vào sản xuất nông lâm kết hợp, cây giống, tăng cường kỹ
thuật là những lĩnh vực được khuyến khích trong các dự án PES khơng dùng tiền mặt.
Greiner và cs. (2013) [86.] đã cho thấy lợi ích cộng đồng cũng là một phần quan trọng
của các chương trình chi trả dịch vụ mơi trường. Dưới đây là bảng các hình thức và
mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm quốc tế.

Bảng 1.3. Các hình thức và mức chi trả dịch vụ mơi trường theo kinh nghiệm
quốc tế
Quốc gia

Tên chương
trình

Quy mơ

Pagopor
Servicios
Costa Rica

900.000 ha

Ambimentable
(PSA)


Mexico

Chương trình
Chi trả dịch vụ
mơi trường

2.5
triệu ha

Mức độ thanh
tốn

Nguồn quỹ

64 - 80$/ha cho Từ phụ thu thuế
xăng dầu quốc gia
bảo vệ rừng
200-300$ /ha Nhà tài trợ
cho trồng rừng Cơng ty thủy điện
Phí sử dụng nước
quốc gia
27-36$/ha

(PSAB)

Trung ương
Nhà tài trợ

Ecuador


Socio Bosque

Trung quốc

Hạt vì màu
xanh/ Chương
trình
chuyển
đổi đất dốc

525.000 ha

30$/ha
hoặc
Ngân sách chính phủ
thấp hơn

28 triệu ha

20-40$/ha tới
cao
nhất
Ngân sách chính phủ
600$/ha ở khu
vực đầu nguồn

Nguồn: Corbera, 2007 [76.]; de Koning, 2011 [78.]; FONAFIFO, 2012 [84.];
Pagiola , 2004 [104.]; Porras, 2013 [108.]; Sovacool, 2011 [111.], Wunder, 2008
[123.]; R. Yin, 2012 [127.]

Ở một số dự án chi trả dịch vụ mơi trường có tỷ lệ tham gia thấp do sự phân chia
lợi ích khơng cơng bằng (Adhikari, 2009 [63.]; Clements và cs., 2013 [74.]). Theo
Adhikari và cs. (2013) [64.] kết quả nghiên cứu ở 26 dự án cho thấy mục đích và kết
quả về mơi trường thường được đặt nặng hơn các kết quả về xã hội.


11

Như vậy có thể thấy chi trả DVMT nói chung và chi trả DVMTR nói riêng đã
hình thành thị trường trên tồn cầu, tuy nhiên cơ chế, hình thức, cách thức chi trả của
chúng rất khác nhau, có một số quốc gia rất chú trọng và thành công trong việc thực
hiện chi trả, tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chi trả dịch vụ môi trường
ngày càng được phổ biến rộng rãi, điều này giúp chúng ta bảo vệ được rừng, mang lại
thu nhập cho người dân trồng rừng. Các nghiên cứu này giúp chúng ta có thêm kinh
nghiệm, có sự so sánh và lựa chọn những cách thức phù hợp với điều kiện tự nhiên –
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của chi trả DVMTR tại Việt Nam
Chính thức triển khai tại Việt Nam từ đầu năm 2011 ngay sau khi Nghị định
99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ có hiệu lực, chi trả
DVMTR đã trở thành một trong những chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất
tại Việt Nam, thu được nhiều thành tựu ý nghĩa. Nguồn thu từ chi trả DVMTR từng
bước trở thành một nguồn tài chính ổn định, khoảng 1.000-1.300 tỷ đồng/năm, dành
riêng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; từ đó, giúp giảm áp lực chi của ngân
sách nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp hàng năm từ 22% đến 25%. Với mức chi trả
trung bình 250.000 đồng/ha, chính sách này đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ
1,8-2 triệu đồng/hộ/năm cho gần 349.000 hộ gia đình cùng hơn 5.700 nhóm hộ, cộng
đồng tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên tồn quốc (Tổng cục Lâm
Nghiệp, 2015 [59.]).
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về
chính sách chi trả DVMTR như: Hồng Minh Hà (2008), Nguyễn Tuấn Phú (2009),

Nguyễn Chí Thành (2015)…các quan điểm này đa phần thống nhất với nhau và thống
nhất với khái niệm về chi trả DVMTR quy định trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Phát
triển từ các khái niệm cơ bản về dịch vụ môi trường, khái niệm dịch vụ môi trường rừng
được các nhà nghiên cứu phát biểu theo nhiều cách khác nhau như: Theo Nguyễn Tuấn
Phú (2009) [39.] thì dịch vụ mơi trường rừng (DVMTR) là các giá trị sử dụng trừu
tượng được tạo thành từ môi trường rừng được cung ứng (dịch vụ) cho xã hội (hay
người hưởng lợi). Nói cách khác: dịch vụ mơi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng
bền vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử
dụng dịch vụ. Nguyễn Chí Thành và cs. (2015) [50.] cho rằng: dịch vụ môi trường rừng
là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu
của xã hội và đời sống của nhân dân. Như vậy có thể thấy sự khác nhau trong cách hiểu
về dịch vụ môi trường rừng, theo Nguyễn Tuấn Phú dịch vụ môi trường rừng chỉ bao


12

gồm các giá trị sử dụng trừu tượng (gián tiếp), theo Nguyễn Chí Thành dịch vụ mơi
trường rừng bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp.
Hoàng Minh Hà và cs. (2008) [17.] cho rằng bản chất của hoạt động chi trả dịch
vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện
đang sử dụng các hệ sinh thái có ý nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ
sinh thái này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi
ích của phần đơng dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể
được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại.
Về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, hệ sinh thái được thu hẹp lại cụ
thể hóa thành “mơi trường rừng”. Nguyễn Tuấn Phú và cs. (2009) [39.] cho rằng: Chi
trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế (trao đổi) giữa người sản xuất cung
ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường
rừng (người mua, người phải chi trả). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP [7.]: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi

trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng. Như vậy khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng của Nguyễn Tuấn
Phú và Nghị định 99/2010 là tương đối đồng nhất.
Trong báo cáo về “Chi trả DVMTR tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn” của
Phạm Thu Thủy (2013) [55.] PES được hiểu là bất kỳ bồi hồn nào đối với dịch vụ,
cơng sức hoặc nỗ lực hoặc bất kỳ sự đền đáp nào cho việc duy trì và nâng cao dịch vụ
mơi trường rừng được cung cấp bởi người bán hoặc được chi trả bởi người mua.
Từ năm 2008, khung pháp lý quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)
gồm các cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính và các hợp đồng ủy thác đã
được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau. Trong số
các văn bản ban hành có 5 văn bản cung cấp cơ sở pháp lý và hướng dẫn về việc thành
lập, tổ chức và quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh và trung ương, 11 văn
bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện PFES, cụ thể có các loại văn bản quan trọng sau:

Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả DVMTR
STT

Loại văn bản

Số hiệu

Nội dung

1

Nghị định

99/2010/NĐ-CP

Về chính sách chi trả DVMTR


2

Nghị định

147/2016/NĐ-CP

Sửa đổi NĐ 99/2010/NĐ-CP

3

Nghị định

05/2008/NĐ-CP

Về Quỹ BV&PTR


13

STT

Loại văn bản

Số hiệu

Nội dung

4


Văn bản hợp nhất

04/VBHN-BNNPTNT

Phương pháp xác định tiền chi
trả DVMTR (2017)

5

Văn bản hợp nhất

06/VBHN-BNNPTNT

Về chính sách chi trả DVMTR
(2017)

6

Thơng tư

85/2012/TT-BTC

Hướng dẫn chế độ quản lý tài
chính đối với Quỹ BV&PTR

Thơng tư

20/2012/TTBNNPTNT

Hướng dẫn trình tự thủ tục

nghiệm thu thanh toán tiền chi
trả DVMTR

7

Quy định về nguyên tắc, phương
8

Thơng tư

60/2012/TT-

pháp xác định diện tích rừng

BNNPTNT

trong lưu vực phục vụ chi trả
DVMTR

22/2017/TT-

Hướng dẫn một số nội dung thực

BNNPTNT

hiện chính sách chi trả DVMTR

9

Thông tư


10

Thông tư

04/2018/TT-BTC

11

Quyết định

380/2008/QĐ-TTg

12

Quyết định

2284/QĐ-TTg

Hướng dẫn quản lý và sử dụng
tiền dịch vụ mơi trường rừng
Về chính sách thí điểm chi trả
DVMTR
Phê duyệt Đề án Triển khai Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP
Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức

13

Quyết định


111/2008/QĐ-BNN

và hoạt động của quỹ BV&PTR
cấp tỉnh

14

15

Quyết định

Quyết định

114/2008/QĐ-BNN
128/2008/QĐ-BNN

Về thành lập Quỹ BV&PTR
Việt Nam
Ban hành điều lệ về tổ chức và
hoạt động của Quỹ BV&PTR
Việt Nam


×