Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Skkn tiếng việt khối lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

Trường Tiểu học Tân Lập A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
VĂN MIÊU TẢ LỚP 4

Lĩnh vực/ Môn

:

Tiếng Việt

Cấp học

:

Tiểu học

Tên tác giả

:

Bá Ngọc Phương Trinh

Đơn vị công tác

:

Trường Tiểu học Tân Lập A



Chức vụ

:

Giáo viên

Năm học 2020 – 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.Phương pháp nghiên cứu lí luận ............................................................2
2.Phương pháp quan sát ............................................................................2
3.Phương pháp thực nghiệm .....................................................................2
4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ......................................................2
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................................3
1. Khái quát về SĐTD..................................................................................................3
2. Văn miêu tả lớp 4.......................................................................................4
3. Tình hình thực trạng học và làm văn miêu tả của học sinh lớp 4...............5
4. Nội dung và lí do có thể sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4 6
II. SỬ DỤNG SĐTD TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4.................6
1. Cung cấp cho HS kiến thức về SĐTD và kĩ năng vẽ SĐTD......................6
2. Các bước sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4........................7

4. Một số sản phẩm của HS..........................................................................10
5. Hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4........14
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................15
I. Kết luận:......................................................................................................................15
II. Kiến nghị:..................................................................................................................15


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Chữ viết tắt
SĐTD
sơ đồ tư duy
GV
giáo viên
HS
học sinh

Cụm từ viết đầy đủ


1 / 15

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mơn Tiếng Việt là mơn học chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường
Tiểu học. Hay nói cách khác, Tiếng Việt được coi như một môn học trung tâm

trong trường Tiểu học. Mục tiêu hàng đầu của môn học này là hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để các
em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, giúp học
sinh sử dụng ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ vào các hoạt động giao tiếp đa dạng
của xã hội. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Tiếng Việt được chia thành
nhiều phân môn nhỏ khác nhau: tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả,
kể chuyện, tập viết. Mỗi phân mơn này đều có từng nhiêm vụ cụ thể riêng.
Trong đó, phân mơn Tập làm văn ở Tiểu học đóng vai trị quan trọng
trong việc trang bị kiến thức và rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, phát
triển kĩ năng làm văn. Đồng thời góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn
sống, rèn luyện tư duy lơ-gic, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc
thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS.
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học luôn được đánh giá là phân mơn khó
nhất trong chương trình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc dạy và học phân mơn
này có nhiều khó khăn và hạn chế trong cả việc học của HS và việc dạy của giáo
viên (GV). Để học tốt thể loại văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn lớp
4, ngồi kiến thức về thể loại văn này và các kĩ năng liên quan, một kĩ năng
không thể thiếu của HS là xác định dàn ý của bài văn, tìm và sắp xếp ý thành
dàn ý trong bài văn miêu tả.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một cơng cụ nhằm trình bày một cách rõ ràng các
ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo hoặc tóm tắt thông tin của một bài học, cuốn sách,
bài báo hay hệ thống lại kiến thức đã học. Từ đó giúp người học tăng cường khả
năng ghi nhớ và kích thích việc đưa ra các ý tưởng mới.
Sử dụng SĐTD là một kĩ thuật hữu ích để khắc phục những khó khăn mà
GV và HS đang gặp phải trong quá trình dạy học Tập làm văn miêu tả bởi ưu
điểm của SĐTD là trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được liên kết bởi
các màu sắc. Ngồi ra, sử dụng SĐTD giúp kích thích tính sáng tạo và hứng thú
học tập của HS, giúp các em ghi nhớ nhanh, nhớ sâu và nhớ lâu kiến thức.
Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực trạng dạy và học Tập làm văn miêu tả
lớp 4, tôi thấy rằng phương pháp sử dụng SĐTD chưa được áp dụng phổ biến,

thường xuyên. Chính vì vậy, tơi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng
sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 4”


2 / 15

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng các biện pháp sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Thể loại văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
- Sơ đồ tư duy.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về sơ đồ tư duy.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học văn miêu tả
lớp 4.
- Xây dựng các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả
lớp 4.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2. Phương pháp quan sát
3. Phương pháp thực nghiệm
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Do cịn hạn chế về thời gian và trình độ, đề tài chỉ tập trung xây dựng những
biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 4.


3 / 15

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Khái quát về SĐTD
1.1. Khái niệm
SĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ
thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, ... bằng cách kết hợp việc sử
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
(Tony & Buzan)
1.2. Đặc điểm
Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm đặt
trên một mảnh giấy nằm ngang. Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề phát sinh
được lan tỏa thành các nhánh. Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ
đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị
bởi các nhánh gắn kết với nhánh có thứ bậc cao hơn. Các nhánh tạo thành một
cấu trúc nút liên kết nhau.
1.3. Các bước xây dựng một SĐTD
Để xây dựng được SĐTD, chúng ta làm theo 3 bước:
- Bước 1: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy đặt nằm ngang với hình
ảnh và màu sắc nổi bật, bổ sung thêm từ ngữ nếu chủ đề không rõ ràng.
- Bước 2: Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một
nội dung.
- Bước 3: Vẽ thêm các nhánh nhỏ, tương đương với từng ý và chi tiết hỗ
trợ trong tiêu đề phụ.
Những từ khóa dù tiêu đề chính hay phụ cũng nên viết in hoa để dễ nhìn, dễ
nhớ. Nếu bài học có ít nội dung nên vẽ các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc tờ giấy vì
đây là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, giúp người học nắm bắt được các ý
chính.
1.4. Ý nghĩa
Nhờ có sự kết hợp giữa những đường nét, màu sắc, hình ảnh và chữ viết,
SĐTD giống như một “bức tranh kiến thức” sinh động.
1.5. Ưu điểm

Điểm mạnh nhất của SĐTD là giúp phát triển ý tưởng và khơng bỏ sót ý
tưởng. Bên cạnh đó, SĐTD cịn có những điểm hữu ích như: logic, mạch lạc;
trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi màu sắc, liên kết,
liên hệ giữa các ý của một vấn đề; là một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết;
kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của HS; giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu


4 / 15

kiến thức; giúp hệ thống hoá kiến thức; giúp ôn tập kiến thức một cách dễ dàng;
giúp nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
2. Văn miêu tả lớp 4
2.1. Vị trí, vai trị
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí
quan trọng. Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học là giúp HS có thói
quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh;
biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những
từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình
cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước
mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại
trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự
vật bằng ngôn từ. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi HS phải vận dụng
kiến thức tổng hợp của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với
vốn sống thực tế sẽ giúp HS trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và
sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn
sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
2.2. Nội dung, mục đích, u cầu chương trình văn miêu tả lớp 4
Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy 30 tiết với ba kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cới,
tả con vật. Mỗi kiểu bài có các tiết hình thành kiến thức và các tiết thực hành.
* Trang bị các kiến thức làm văn miêu tả: Thế nào là miêu tả?; Miêu tả đồ

vật; Miêu tả cây cối; Miêu tả con vật
* Các kĩ năng làm văn miêu tả:
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện loại văn bản; Phân tích đề
bài.
- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã
cho; Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
- Kĩ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp: Xây dựng đoạn văn; Liên kết các
đoạn văn thành bài văn.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của
bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; Sửa lỗi về nội dung và hình
thức diễn đạt.
Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là
những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học.
Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả góp phần phát triển
khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của HS. Tư duy hình tượng của trẻ cũng


5 / 15

được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa,... khi miêu tả đồ
vật, cây cối, con vật.
Học các tiết văn miêu tả, HS cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con
người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm
văn, HS lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong
các đề bài. Những cơ hội đó làm cho tình cảm u mến, gắn bó với thiên nhiên,
với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm
phong phú.
2.3. Quy trình dạy bài văn miêu tả lớp 4
2.3.1. Đối với loại bài hình thành kiến thức:
a) Kiểm tra bài cũ:GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc

làm bài tập thực hành.
b) Dạy - học bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan hệ
giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác.
- Hình thành khái niệm: Phân tích ngữ liệu; Ghi nhớ kiến thức.
- Hướng dẫn luyện tập.
c) Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững.
- Nhận xét tiết học.
- Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.
2.3.2. Đối với loại bài thực hành:
a) Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc
làm bài tập thực hành.
b) Dạy - học bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan
hệ giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác; Hướng dẫn thực hành.
c) Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững.
- Nhận xét tiết học.
- Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.
3. Tình hình thực trạng học và làm văn miêu tả của học sinh lớp 4
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tơi có thực hiện khảo sát sách
giáo khoa. Các bài tập đa phần đã vừa sức với đối tượng học sinh. Tuy nhiên,
các đề văn trong sách giáo khoa chưa thật hấp dẫn, chưa gây được hứng thú cho
HS. Những bài tập tìm ý giúp học sinh luyện viết văn miêu tả trong sách giáo
khoa cịn rất ít, chưa được sắp xếp thành một hệ thống. Bên cạnh đó, trong quá


6 / 15

trình dạy học, khi đưa ra đề bài văn, tôi thường gặp các câu hỏi từ HS như “Con

không biết làm bài này.”, “Con không biết tả cây này như nào.”,…
Để nắm được thực trạng rõ hơn, tôi tiến hành khảo sát bài làm văn trên 32 học
sinh. Kết quả như sau:
Bài làm đủ ý, sắp xếp
Bài làm thiếu ý, sắp xếp Bài làm thiếu ý, sắp xếp
hợp lí
ý hợp lí
ý lộn xộn
TS
%
TS
%
TS
%
8
25
13
40,6
11
34,4
4. Nội dung và lí do có thể sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4
Theo Tâm lí học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư
duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Ở giai đoạn cuối tiểu học (lớp 4, lớp 5),
trẻ bắt đầu ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ nhưng vẫn ghi nhớ dựa trên
hành động với đối tượng thực. Về ngơn ngữ, trẻ nói được thành thạo, khả năng
diễn đạt thành câu khá hoàn chỉnh, sử dụng từ ngữ trong sáng và giàu hình ảnh,
giàu cảm xúc nhưng việc sắp xếp câu cú, các ý còn chưa mạch lạc, dùng từ chưa
phù hợp.
Ở lớp 4, để có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh, HS cần nắm được cấu
tạo, bố cục của bài văn, xác định và lập được dàn ý cho bài văn của mình, đây là

một kĩ năng rất quan trọng.Việc sử dụng SĐTD để thể hiện dàn ý của bài văn
miêu tả là rất hiệu quả, giúp HS khái quát được thể loại văn và ghi nhớ một cách
dễ dàng. SĐTD rất phù hợp để sử dụng trong các dạng bài học về cấu tạo bài
văn miêu tả, lập dàn ý cho bài văn miêu tả, luyện tập viết đoạn văn, từng phần
của bài văn hay toàn bộ bài văn dựa trên SĐTD đã lập được.
Trên cơ sở nghiên cứu về những đặc điểm của SĐTD; tâm lí HS tiểu học;
phân mơn Tập làm văn (thể loại văn miêu tả) lớp 4, tôi thấy rằng SĐTD là một
cơng cụ hữu ích giúp HS phát hiện vấn đề một cách dễ dàng và ghi nhớ một
cách có hệ thống, hỗ trợ HS khả năng khái quát hóa một vấn đề và dựa vào đó
trình bày lời nói được trơi chảy, mạch lạc và viết được câu văn miêu tả sinh
động, có hình ảnh, giàu cảm xúc.
II. SỬ DỤNG SĐTD TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4
1. Cung cấp cho HS kiến thức về SĐTD và kĩ năng vẽ SĐTD
Vào đầu năm học, tôi dành một tiết học để hướng dẫn cho HS những kiến thức,
kĩ năng cơ bản về SĐTD. Sau tiết học này, HS của tôi thu được những điều sau:
- Hiểu thế nào là SĐTD.
- Đọc và hiểu nội dung được trình bày trong SĐTD.
- Thấy được ưu điểm của việc sử dụng SĐTD trong học tập.
- Có kĩ năng vẽ SĐTD để thể hiện một nội dung kiến thức nào đó.


7 / 15

Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng này, HS của tôi thường xuyên sử dụng
SĐTD trong quá trình học tập các mơn học nói chung và văn miêu tả nói riêng.
2. Các bước sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4
Việc sử dụng SĐTD được coi như một hoạt động trong tiết học, gồm các
bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ thể hiện bằng sơ đồ tư duy.
- Bước 2: Vẽ sơ đồ tư duy.

- Bước 3: Trình bày, nhận xét, sửa chữa sơ đồ tư duy.
- Bước 4: Viết dàn ý / đoạn văn / bài văn miêu tả dựa vào sơ đồ tư duy.
- Bước 5: Trình bày, nhận xét, chữa bài viết.
Cách thực hiện từng bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ thể hiện bằng sơ đồ tư duy.
Ở bước này, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức sẽ thể
hiện bằng sơ đồ tư duy: HS cần xác định được trọng tâm kiến thức, kiến thức đó
gồm mấy nội dung, là những nội dung nào, mỗi nội dung đó gồm có các ý gì,...
- Bước 2: Vẽ sơ đồ tư duy.
HS tự vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân. Tùy vào nội dung kiến thức
mà GV giao việc và đưa ra thời gian hợp lí.
- Bước 3: Trình bày, nhận xét, sửa chữa sơ đồ tư duy.
+ Đại diện nhóm hoặc cá nhân HS mang SĐTD lên bảng, chỉ vào SĐTD và
trình bày nội dung kiến thức mình đã tìm hiểu được.
+ GV cùng HS cả lớp nhận xét phần trình bày và SĐTD của bạn / nhóm bạn.
+ Trên cơ sở lời nhận xét, HS có thể sửa chữa, bổ sung SĐTD của mình để
hồn thiện hơn.
- Bước 4: Viết dàn ý / đoạn văn / bài văn miêu tả dựa vào sơ đồ tư duy.
HS dựa vào SĐTD vừa hoàn thiện, viết dàn ý / đoạn văn / bài văn miêu tả
theo yêu cầu của đề bài.
- Bước 5: Trình bày, nhận xét, chữa bài viết.
+ HS trình bày bài viết của mình.
+ GV cùng HS cả lớp nhận xét, chữa bài cho bạn về cách dùng từ, viết
câu, diễn đạt,... Sau đó, HS chữa lỗi bài viết của mình.
3. Giáo án minh họa
Sau đây, tơi xin trình bày giáo án bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả con
vật” mà tơi có sử dụng SĐTD trong q trình dạy học của mình.
GIÁO ÁN TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:



8 / 15

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
2. Kĩ năng: Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật, vẽ SĐTD.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập. Yêu động vật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Máy tính, máy chiếu
- Giấy A3; Bút màu, bút dạ các loại (HS tự chuẩn bị)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
gian
2’
A. Khởi động:
- Chiếu cho HS xem một đoạn phim về - HS nêu một vài nhận xét về
con mèo
con mèo
36’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Dựa vào những câu HS vừa nêu, GV - HS lắng nghe
dẫn dắt vào bài Con mèo Hung
2. Nhận xét:
a) Đọc bài văn
- Gọi HS đọc.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm
b) Phân đoạn bài văn trên

- Yêu cầu HS phân đoạn bài văn
- HS phân đoạn
- GV chốt đáp án
+ Đoạn 1: “Meo, meo ... tôi đấy.”
+ Đoạn 2: “Chà, nó có bộ lơng ... trơng
thật đáng u.”
+ Đoạn 3: “Có một hơm ... một tí.”
+ Đoạn 4: “Con mèo ... là thế đấy.”
c) Nội dung chính của mỗi đoạn văn
trên là gì?
- Gọi HS nêu nội dung từng đoạn
- HS trả lời.
- GV chốt.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả.
+ Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của
con mèo.
- Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.
d) Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo


9 / 15

của bài văn miêu tả con vật
- GV hỏi: Bài văn miêu tả con vật gồm Bài văn miêu tả con vật gồm
có mấy phần? Nội dung chính của mỗi có 3 phần:
phần là gì?
+ Mở bài: Giới thiệu con vật
định tả

+ Thân bài: Tả hình dáng, hoạt
động, thói quen của con vật
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về
con vật.
3. Ghi nhớ:
- GV chỉ vào sơ đồ tư duy và chốt
- 1HS lên bảng chỉ sơ đồ tư
duy và nói lại.
Kết bài

Mở bài

MIÊU TẢ
CON VẬT

Thân bài

Tả
hoạ
t
độn
g

Tả
hìn
h
dán
g

4. Luyện tập:

Đề bài: Lập dàn ý chi tiết tả một vật
nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, ..)
* Bước 1: Tìm hiểu nội dung kiến thức
sẽ thể hiện bằng sơ đồ tư duy.
- Gọi HS đọc đề bài
- GV cho HS xem một số hình ảnh,
đoạn phim về các con vật ni trong
nhà.
* Bước 2: Vẽ sơ đồ tư duy.
- GV chiếu lại sơ đồ tư duy cấu tạo bài
văn miêu tả con vật.
- GV phát giấy cho HS vẽ sơ đồ tư duy
(vẽ cá nhân).
* Bước 3: Trình bày, nhận xét, sửa

- 1HS đọc đề bài.
- HS lựa chọn con vật ni
mình sẽ miêu tả.

- 1HS nêu lại.
- HS vẽ.


10 / 15

chữa sơ đồ tư duy.
- Gọi HS trình bày; GV chiếu SĐTD - 2 đến 3 HS lên bảng trình
lên màn chiếu
bày dàn ý mình định viết.
- HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.
- HS sửa chữa, bổ sung SĐTD
* Bước 4: Viết dàn ý / đoạn văn / bài
văn miêu tả dựa vào sơ đồ tư duy.
- Dựa vào sơ đồ tư duy đã hoàn thiện, - HS hoàn thiện vào vở
yêu cầu HS viết dàn ý vào vở
* Bước 5: Trình bày, nhận xét, chữa
bài viết.
- HS trình bày
- GV chiếu bài viết của HS lên màn - HS nhận xét bài của bạn.
hình cho HS dưới lớp dễ quan sát.
- HS tự sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét, chữa lỗi
2’
C. Củng cố
- Gọi HS nêu lại cấu tạo của bài văn - 1HS nêu lại.
miêu tả con vật.
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
D. Định hướng học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS lắng nghe
+ Quan sát một con mèo (con chó)
+ Ghi lại kết quả quan sát.
4. Một số sản phẩm của HS
4.1. Tả con gà trống
a) Sơ đồ tư duy


11 / 15


b) Dàn ý bài văn
A. Mở bài:
- “ Ò Ó O….” là tiếng gáy quen thuộc mỗi sang thức giấc em đều nghe. Đó là
tiếng gáy của con gà trống nhà em.
B. Thân bài
1. Tả hình dáng
*Tả bao quát:
- Gà mới nuôi bốn tháng nhưng lớn, đẹp mã.
- Chú gà trống như chàng kị sĩ oai phong; bộ ngực nở nang và đơi chân rắn chắc.
- Tồn thân chú được khốc một lớp lơng vàng rực rỡ pha lẫn màu đen. Đặc biệt
lông ở cổ và cánh của con gà có màu đỏ tía trơng rất nổi bật.
*Tả chi tiết từng bộ phận
- Cái đầu tròn nhỏ, nổi bật giữa đàn bởi cái mào đỏ chót.
- Đơi mắt như hai hạt tiêu.
- Cặp mỏ vàng ươm, chắc khoẻ, hơi khoằm xuống, trông hơi dữ giúp chú bắt sâu
và mổ thóc.
- Cổ của con gà trống này dài hơn các chị gà mái nhiều, nhất là da cổ lúc nào
cũng đỏ au trông thật rắn rỏi.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián trông rất đẹp.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lơng xen lẫn nhau, óng ánh trông thật tuyệt.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
2. Tả hoạt động
- Mỗi buổi sáng, chú vỗ cánh phành phạch rồi dang chân, vươn cổ gáy một hồi
thật to, thật dài. Tiếng gáy của chú lanh lảnh như tiếng kèn đồng.
- Khi thấy những con gà khác sang tranh ăn, nó lại xù lơng, xịe cánh rộng dũng
cảm chống lại đối thủ bảo vệ đàn con.
C. Kết bài
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị
cho ngày mới.

- Em rất yêu chú gà và khơng qn chăm sóc chú để chú mãi là con vật ni
đáng u và có ích.
4.2. Tả cây phượng
a) Sơ đồ tư duy


12 / 15

b) Dàn ý bài văn
A. Mở bài:
- Ai đó đã gọi hoa phượng bằng một cái tên thật trìu mến là “hoa học trị”.
- Có lẽ bởi phượng quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trị.
B. Thân bài:
1. Tả bao qt:
- Khơng biết phượng đã được trồng từ bao giờ, chỉ thấy nó đã đứng sừng sững
giữa sân trường từ khi em mới vào lớp một.
- Nó tựa một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường.
- Nhìn từ xa, cây giống như chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân.
2. Tả chi tiết:
- Thân cây to cỡ hai vòng tay ôm của bạn học sinh.
- Vỏ cây sần sùi, nhiều mấu, màu nâu sương gió.
- Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên mặt đất.
- Từ thân cây tỏa ra nhiều cành như những cánh tay dang rộng đón làn gió mát.
- Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
- Hoa phượng đỏ rực, có năm cánh mềm như nhung.
- Gốc phượng là nơi lũ học trị chúng em chuyện trị, ơn bài, thư giãn
C. Kết bài:
- Em yêu trường em, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn
nhỏ thân quen.
- Hình ảnh thầy cơ, bạn bè cùng cây phượng thân thương ln trong tâm trí em.



13 / 15

4.3. Tả chiếc cặp sách
a) Sơ đồ tư duy

b) Dàn ý bài văn
A. Mở bài:
- Mỗi đồ dùng đều có một cơng dụng hữu ích riêng: em bút chì giúp chữa bài tập
sai, anh bút mực giúp viết những dịng chữ nắn nót,...
- Nhưng em u q nhất là chị cặp sách bởi chị đã giúp em đựng hết sách vở
thật gọn gàng, ngăn nắp.
- Em được mẹ tặng chiếc cặp này nhân dịp năm học mới bắt đầu.
B. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Chiếc cặp được làm bằng vải cứng pha ni lông.
- Dáng cặp như một hình chữ nhật nằm ngang.
- Chiếc cặp xinh xắn này to phải đến hai quyển sách giáo khoa ghép lại.
- Chiếc cặp khốc lên mình bộ áo màu xanh pha lẫn với màu trắng.
- Nổi bật nhất trên nắp cặp là hình mèo Tom và chuột Jerry, hai nhân vật hoạt
hình mà em u thích nhất.
2. Tả chi tiết:
- Quai cặp làm bằng vải sợi ni lơng, bên trong có đệm mút rất êm.
- Đằng sau cặp có hai quai đeo và một quai xách rất tiện lợi.
- Khóa cặp làm bằng sắt mạ nhôm rất chắc chắn.
- Bên trong cặp được lót cao su rất mềm và mịn.
- Cặp có tới năm ngăn: hai ngăn to và ba ngăn nhỏ.
- Hai ngăn to em dùng để đựng sách vở và hộp bút.



14 / 15

- Ngăn nhỏ hơn thì đựng giấy kiểm tra và giấy vẽ.
- Hai ngăn nhỏ bên ngoài em để chiếc ô và chai nước nhỏ.
C. Kết bài:
- Chiếc cặp dường như đã trở thành người bạn tốt của em.
- Chiếc cặp không chỉ giúp em đựng sách vở mà còn lưu giữ biết bao kỉ niệm
vui buồn của tuổi học sinh.
- Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận và nguyên vẹn để cặp mãi là người bạn đồng
hành thân thiết cùng em tới trường.
5. Hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4
a) Kết quả đối chiếu sau khi hướng dẫn HS sử dụng SĐTD trong các tiết học
văn miêu tả lớp 4
Sau một thời gian hướng dẫn HS sử dụng SĐTD trong các tiết học văn miêu
tả lớp 4, tôi tiếp tục khảo sát đề văn miêu tả trên 32 HS. Kết quả cụ thể như sau:
Bài làm đủ ý, sắp
Bài làm thiếu ý,
Bài làm thiếu ý,
xếp hợp lí
sắp xếp ý hợp lí
sắp xếp ý lộn xộn
TS
%
TS
%
TS
%
Trước khi thực
8

25
13
40,6
11
34,4
hiện đề tài
Sau khi thực
17
53,1
9
28,1
6
18,8
hiện đề tài
Sự
chuyển
biến
b) Hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4
Trong quá trình thực hiện hướng dẫn HS cách lập và sử dụng SĐTD trong tiết
văn miêu tả lớp 4 và khảo sát thực nghiệm, tôi nhận thấy rõ ràng những hiệu quả
sau ở HS:
- Các em khái quát hóa được thể loại văn.
- Đặc biệt, khi lập dàn ý hay viết bài văn miêu tả, các em luôn đảm bảo đúng
bố cục, đủ ý và trật tự sắp xếp các ý logic, hợp lí; khơng bị lộn xộn, thừa hay
thiếu ý (một lỗi phổ biến các em hay mắc phải).
- Các em biết chọn các ý chính và phát triển các ý chính bằng các từ khóa
hay, ý nghĩa.
- Sử dụng các hình ảnh phong phú, sáng tạo nên các em nhớ được cấu tạo của
bài văn miêu tả dễ dàng hơn.
- Dựa vào sơ đồ tư duy, các em cũng viết được những câu văn, đoạn văn, bài

văn miêu tả hay, giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc.
- HS phát huy được khả năng sáng tạo, thẩm mĩ của mình.


15 / 15

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
- SĐTD giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu
cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính
mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng
SĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ
não. Sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- Việc sử dụng SĐTD trong dạy học văn miêu tả lớp 4 sẽ dần hình thành
cho HS tư duy mạch lạc, nắm rõ cấu tạo của thể loại văn, nâng cao khả năng
khái quát hóa vấn đề. Từ đó HS rèn luyện kĩ năng nói, viết tốt hơn.
- Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học văn miêu tả lớp 4 nói riêng
và các mơn học khác nói chung.
II. Kiến nghị:
- GV nên sử dụng SĐTD thường xuyên trong quá trình dạy học các mơn
học của mình, đặc biệt là việc dạy văn miêu tả lớp 4.
- Ngoài SĐTD, GV nên kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực
khác để đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
- Các cấp lãnh đạo tổ chức bồi dưỡng cho GV về việc sử dụng SĐTD
trong dạy học để nâng cao hiểu biết và trình độ.
- Các cấp lãnh đạo tổ chức các chuyên đề sử dụng SĐTD vào dạy học ở
Tiểu học để GV được học hỏi và nâng cao tay nghề.
Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong việc “Sử

dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 4”. Vì kinh nghiệm cịn hạn
chế nên đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong các cấp lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến quý báu để đề tài của tơi hồn chỉnh
hơn.
Tơi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm của mình, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 (tập 1 và 2),
NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 (tập 1 và 2),
NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Tony & Barry Buzan, The mind map book – SĐTD, NXB Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh (bản dịch của Lê Huy Lâm, 2008)
4. Lê Phương Nga, 2010, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB
Đại học Sư phạm.
5. Trần Đình Châu & Đặng Thị Thu Thủy, 2011, Dạy tốt – học tốt ở tiểu học
bằng Bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam.



×