Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của nhân dân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.5 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

CHỦ ĐỀ : Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh

nghiệm từ thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
(1954-1975).

Giảng viên hướng dẫn : Hồ Thị Liên Hương
Nhóm thực hiện
:1
Lớp
: HIS1001 42

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022

Tieu luan


MỞ ĐẦU
Gần năm mươi năm trôi qua, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là thiên anh hùng ca vĩ
đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế
lớn lao và tính thời đại sâu sắc, là “một trong những chiến cơng oanh liệt nhất
của lồi người” , “một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại,
sau thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga”. Vậy từ đâu mà một đất nước
nhỏ bé như Việt Nam có thể chiến thắng một cường quốc, ý nghĩa và bài học từ
chiến thắng ấy ra sao, để làm rõ hơn vấn đề trên, bài viết trên phân tích đề tài:


Trình bày ngun nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng (1954-1975). Bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được ý kiến nhận xét đánh giá của thầy cô giáo!

NỘI DUNG
1. Nguyên nhân thắng lợi.

Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố
quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta nhận
rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong
trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng macxít-lêninnít. Do vậy,
đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền
phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng
chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối,
phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực
hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Đảng ta đã có
những chiến lược cụ thể qua từng giai đoạn như:

Tieu luan


+

Những năm 1954-1958, Đảng chủ trương khôi phục kinh tế,

cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh hịa bình địi thi hành
Hiệp định Giơnevơ, thống nhất nước nhà. Trước sự vi phạm hiệp định

Giơnevơ, đàn áp dã man những người yêu nước ở miền Nam của MỹDiệm, Hội nghị Trung ương 15, khóa II (1-1959) quyết định cách mạng
miền Nam phải giành chính quyền bằng con đường sử dụng bạo lực
cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Đồng khởi từ tỉnh
Bến Tre (1-1960) nhanh chóng lan rộng ra khắp miền Nam. Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập (12-1960). Cách
mạng miền Nam chuyển mạnh từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang
thế tiến công cách mạng. Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) chủ
trương đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh hịa
bình thống nhất nước nhà. Đại hội bầu đồng chí Lê Duẩn là Tổng Bí
thư của Đảng.
+

Từ năm 1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi quyết định chuyển

sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Trước
tình hình đó, Đảng chủ trương, miền Bắc chi viện mạnh mẽ cho cách
mạng miền Nam qua đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển, tiến cơng
mạnh mẽ qn địch. Tháng 11-1963, Ngơ Đình Diệm bị ám sát. Chính
quyền Sài Gịn liên tục bị đảo chính. “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị
phá sản.
+

Từ 1965-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn quyết định tiến

hành “Chiến tranh cục bộ”, đưa hơn nửa triệu quân Mỹ và quân một số
nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam, cho không quân và hải quân
ném bom, thả mìn phá hoại miền Bắc. Trước sự leo thang chiến tranh
của Mỹ, Đảng chủ trương phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống
Mỹ trên cả nước, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất cứ
tình huống nào. Trong bối cảnh đó, qn dân miền Nam đẩy mạnh cao

trào đánh Mỹ, diệt ngụy, giành thắng lợi ở nhiều trận, đặc biệt là thắng

Tieu luan


lợi của cuộc Tổng cơng kích và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 đã buộc
Mỹ phải chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc, rút quân viễn
chinh Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, ngồi đàm phán với ta tại Hội
nghị Pari (11-1968). Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ
bị phá sản.
+

Từ năm 1972, Tổng thống Níchxơn quyết định tiến hành

Chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”. Qn dân miền Nam mở
nhiều địn tấn cơng chiến lược vào những năm 1971, 1972; đặc biệt,
quân dân Hà Nội chiến thắng trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc
đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari (1-1973) cơng nhận độc lập,
chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân
đội Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Thứ hai, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu
dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì quyền sống của con người. Đó là thắng lợi của
cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng
lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta trong cả nước,
của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm
gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi
chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến
sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất
xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho
cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội
chủ nghĩa.

Tieu luan


Thứ ba, cả nước đồn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng
triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền
thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất
từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức
mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lịng tin của tồn dân với Đảng và trở thành
động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến
đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị,
về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa
đồng bào. Điểm nổi bật về sự đồn kết thống nhất là tình đồn kết Bắc - Nam.
Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân
tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Cụ
thể:
+ Trong 5 năm (1961 – 1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược,
thuốc men… được chuyển vào chiến trường. Ngày càng có nhiều đơn
vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành được đưa vào miền
Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải
phóng. Sự chi viện của miền Bắc trong thời gian này là nhân tố quyết
định đến thắng lợi của nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ.
+ Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn

30 vạn cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây
dựng vùng giải phóng cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương
thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ
miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với
giai đoạn trước.
+ Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc
được gọi nhập ngũ, trong số đó có 60% lên đường bổ sung cho các

Tieu luan


chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Khối lượng vật chất đưa vào
các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó.
+ Riêng năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên
bổ sung cho lực lượng vũ trang, đưa vào chiến trường 3 nước Đông
Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ; còn khối
lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971.
+ Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền
Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung
phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong năm
1975, miền Bắc đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội. Về vật chất – kĩ
thuật, miền Bấc có nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu to lớn
và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam. Từ đầu
mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa
vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân
dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
Thứ tư, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành
sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong suốt cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đồn kết quốc tế, coi đó là một bộ
phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại,

đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần
tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn
của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ
xâm lược.
Thứ năm, là kết quả của tình đồn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam,
Lào, Campuchia và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em. Cùng với đó là sự ủng hộ nhiệt tình của phong
trào cơng nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ

Tieu luan


Mỹ. Không những vậy, nhằm phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó
với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến
đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đồn kết liên minh đó được thể
hiện trên ngun tắc tơn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng
nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba
dân tộc.
2. Ý nghĩa lịch sử.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã đánh thắng kẻ
thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20, giành độc
lập hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị
kéo dài 117 năm (tính từ năm 1858) của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Nhân dân ta gạt bỏ được trở ngại lớn nhất trong cuông cuộc hoàn thành cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, tiến lên CNXH.
Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang nhiều ý nghĩa
sâu sắc.
- Đối với nhân dân ta
Thứ nhất, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu

bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 – Con
đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Thứ hai, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục
thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến
đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự
do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

Tieu luan


Thứ ba, qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân
đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và
tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức
mạnh của mình trong thời đại mới.
Thứ tư, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị
thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào
của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.
- Đối với thế giới
Thứ nhất, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hịa bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ hai, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan
cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa
đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải
phóng dân tộc. Từ đó làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một

phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở đầu cho sự phá
sản không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Thứ ba, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ
tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của lồi người tiến bộ, góp
phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào cơng cuộc giải
phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.
Thứ tư, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu
tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

Tieu luan


Thứ năm, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật
một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người
không đông, kinh tế kém phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu
tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hồn tồn
có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.
3. Bài học kinh nghiệm.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã để lại những bài
học quý giá trong lịch sử giữ nước, có thể kể đến như:
Thứ nhất, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm
huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Việt Nam,
được Đảng xác định ngay từ ngày mới ra đời. Bước vào giai đoạn chống Mỹ,

cứu nước, đứng trước âm mưu xâm lược miền Nam và chia cắt đất nước ta của
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng ta đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng, nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Đường lối đó của Đảng thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha
của cả dân tộc Việt Nam, nên đã động viên đến mức cao nhất lực lượng hùng
hậu của nhân dân cả nước, kết hợp tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp
sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
Thứ hai, hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng
cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước,
tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế. Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh
tế, quân sự hùng hậu, muốn chiến thắng nhất định chúng ta phải có thực lực, có
lực lượng. Lực lượng cách mạng đó là các Đảng bộ miền Nam được tôi luyện
thành các bộ tham mưu dày dạn trên tiền tuyến lớn, là khối liên minh công-nông

Tieu luan


được Đảng dày cơng xây đắp trong suốt q trình cách mạng dân tộc dân chủ, là
đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, hai lực lượng cơ
bản hùng hậu trong chiến tranh cách mạng, là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam cùng với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam đã động viên, tập hợp ngày càng rộng rãi, đông đảo các tầng lớp nhân
dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc vào cuộc kháng chiến, cứu
nước. Đồng thời phải xây dựng lực lượng ở hậu phương miền Bắc, tranh thủ tối
đa sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, của
nhân dân và chính phủ các nước u hồ bình và cơng lý trên thế giới.
Thứ ba, phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa
tồn dân và chiến tranh nhân dân. Đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách
mạng tổng hợp bao gồm: lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng

vũ trang nhân dân, bắt đầu khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa
phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với
đấu tranh chính trị, và đến một giai đoạn nào đó thì kết hợp chặt chẽ đấu tranh
qn sự, đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần
chúng với chiến tranh cách mạng, kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với
nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị,
đánh địch bằng ba mũi giáp cơng: qn sự, chính trị và binh vận, kết hợp ba thứ
quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ
lực, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt
địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài,
đồng thời biết tạo thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục
diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, đè bẹp
quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
Thứ tư, trên cơ sở sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng
phải có cơng tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy
quân đội, thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi hồn tồn. Trong
q trình lãnh đạo cách mạng miền Nam và chiến tranh chống Mỹ, cứu nước,
Trung ương Đảng ta luôn luôn theo dõi âm mưu của địch, đánh giá đúng so
sánh lực lượng, đề ra những chủ trương chỉ đạo chính xác, sắc bén, linh hoạt,

Tieu luan


kịp thời, nhằm đánh bại từng bước âm mưu và hành động của địch, tạo điều
kiện để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Song, đứng trước một cuộc chiến
tranh mà đế quốc Mỹ vừa đánh, vừa thăm dò, vừa thí nghiệm các chiến lược,
chiến thuật, một cuộc chiến tranh leo thang từng bước khơng có tiền lệ trong
lịch sử, thì việc tìm hiểu về địch và về ta là cả một q trình. Phải thơng qua
thực tế chiến đấu với những diễn biến cụ thể trong cuộc đọ sức trên chiến
trường mà nhận thức của ta ngày càng sâu sắc, rõ ràng hơn.


KẾT LUẬN
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công đã chấm dứt 21 năm
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, hồn thành sự nghiệp
giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên
cả nước, thu giang sơn về một mối. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ nguyên mới
cho dân tộc Việt Nam: kỷ ngun cả nước hịa bình, độc lập, thống nhất và đi
lên chủ nghĩa xã hội. Những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước đến nay vẫn cịn ngun giá trị. Đảng ta đã có sự vận dụng sáng
tạo những bài học kinh nghiệm quý báu đó, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đạt
được những thành tựu quan trọng, vị trí của Việt Nam ngày càng được khẳng
định trên trường quốc tế.

Tieu luan


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2011, t.15.
tr.618.
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2019.
3. Báo Tuyên giáo tỉnh ủy, Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc
kháng chiến

chống Mỹ

cứu

nước


/>.aspx?ItemID=187.
4. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm

của

cuộc,

kháng

chiến

chống

Mỹ

cứu

nước.

/>5. Đặng Công Thành, Báo Điện tử Biên phòng, Giá trị, ý nghĩa lịch sử và
tầm vóc thời đại, />6. Bùi Kim Đình, Nguyễn Quốc Bảo, Hỏi đáp môn Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam.
7. Võ Đức An, Trang Thông tin Điện tử Trường THPT chun Lê Q Đơn
– Ninh Thuận, VAI TRỊ CỦA HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975),
8. Trang Thông tin Điện tử Lytuong.net, Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng, />12

Tieu luan



13

Tieu luan


TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (nhóm 8): Góc nhìn của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam ?
Trả lời:
Sẽ có nhiều cái nhìn khác nhau của người Mỹ sau khi họ nhìn nhận lại cuộc
chiến, những góc nhìn đó có thể được tóm tắt lại thành các ý như sau:
- Cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam là cuộc chiến phi nghĩa, là cuộc
chiến mà Mỹ sẽ không thể chiến thắng, cuộc chiến mà đáng lẽ Mỹ không
nên tham gia.
- Tất cả những người tham gia vào cuộc chiến sau đó đều cảm thấy hối
hận, những gì họ đã làm đối với người dân Việt Nam là sự dã man, tàn
bạo khủng khiếp không thể diễn tả nổi bằng lời. Rất nhiều cơng dân Mỹ
tại thời điểm đó phản đối chiến trạnh tại Việt Nam.
- Việt Nam chiến đấu vì hịa bình, giành độc lập tự do cho đất nước, với
tinh thần dân tộc mạnh mẽ, ý chí kiên cường, bất khuất không chịu bỏ
cuộc.
Để cụ thể hơn, chúng em đưa ra những ý kiến của một số người Mỹ tiêu biểu
sau:
- Cựu binh Mỹ:
o Doug Rawlings:

14

Tieu luan



Cựu binh lính mỹ Doug Rawlings
 Khi hỏi ơng muốn nói gì với người dân Việt Nam nhân 45
năm cuộc chiến của người Mỹ kết thúc ở Việt Nam ngày
30/4, ông tâm sự: “Lúc đó, tôi chỉ là một sinh viên 22 tuổi bị
bắt đi lính. Đáng lẽ tơi phải chống đối khơng đi, nhưng chính
tơi đã thiếu can đảm để chống lại điều đó. Tơi hối hận về
quyết định đó vơ cùng. Điều làm tơi đau đớn nhất chính là
những đau thương chúng tôi đã gây ra cho trẻ em Việt
Nam, không phải chỉ về thể xác, chỉ về tinh thần, mà cả về
tâm lý nữa. Nỗi đau này thêm nhức nhối khi chính tơi có gia
đình, có con và ni dạy con mình. Đó cũng chính là lý do vì
sao tơi đã cùng sáng lập hội cựu chiến binh với mong muốn
xóa bỏ hết chiến tranh.”
 Sự bạo tàn của qn đội Mỹ lúc đó là điều ơng mãi khơng
thể qn…. Đánh đập, hãm hiếp, giết chóc….
15

Tieu luan


o Cựu đại tá Mỹ Andres Sauvageot:

Cựu Đại tá Mỹ Andres Sauvageot
  “Trước khi lên đường, tơi khơng biết gì về lịch sử Việt Nam,
không hề biết rằng Việt Nam là nạn nhân của các cuộc xâm
lược từ Trung Quốc, Pháp, Nhật rồi Mỹ. Việt Nam chỉ chiến
đấu vì độc lập và tự do. Đó là sự thực”.
 “Tơi biết chắc rằng chúng tôi sẽ thua. Đáng lẽ Tổng thống

Nixon phải rút quân khỏi Việt Nam sớm hơn. Pháp hay Mỹ
đều phải viễn chinh đến một đất nước xa xôi trong khi
người Việt Nam chiến đấu ngay trên chính đất nước của họ
vì độc lập, tự do của chính họ. Đây là sự khác biệt, nhất là
khi Việt Nam có những con người anh dũng, u hịa bình,
ghét chiến tranh nhưng nếu bị xâm lược, cho dù kẻ đó là ai
thì cuối cùng những kẻ đó cũng đều thất bại. Nếu sinh ra ở
16

Tieu luan


Việt Nam, tơi cũng sẽ đứng về phía cách mạng, sẽ không
chấp nhận bất kỳ kẻ ngoại xâm nào”.
o Giáo sư lích sử Ronald Spector:

Giáo sư Ronald Spector
 “Nhiều người trong chính phủ cũng như báo giới Mỹ đều kỳ
vọng rằng sự can thiệp của quân đội Mỹ vào miền Nam Việt
Nam sẽ dẫn đến một thắng lợi chớp nhoáng hoặc chí ít là
buộc quân đội Bắc Việt Nam lùi bước. Nhưng phía Mỹ đã
đánh giá thấp Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ
McNamara khi đó từng tun bố nếu chúng ta cho đối
phương thấy được rằng họ không thể chiến thắng thì họ sẽ
bỏ cuộc. Nhưng miền Bắc đã khơng bỏ cuộc. Tơi cho rằng
Tổng Bí thư Lê Duẩn và Bộ Chính trị Việt Nam khi đó nhận
17

Tieu luan



định rằng một khi Mỹ nhận thấy quyết tâm chiến đấu của
miền Bắc thì họ sẽ nản lịng. Và đúng là phía Mỹ đã nản
lịng”.
o Nhà báo David Lamb:

Ơng David Lamb
  “Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng tơi là khơng
hiểu người Việt Nam, khơng hiểu lịng kiên nhẫn, sự ngoan
cường, chủ nghĩa dân tộc, khả năng chiến đấu, lịch sử, văn
hóa và ngơn ngữ của các bạn. Đối với thắng bại trong chiến
tranh thì đó là sự thiếu hiểu biết chết người. Tơi ước rằng
Mỹ đã có thể rút ra được bài học kinh nghiệm từ Việt Nam”.
 “Trước khi đến Việt Nam, về cơ bản thì tơi ủng hộ chiến
tranh, cho rằng đó là điều Mỹ nên làm, tức là chống lại chủ
nghĩa Cộng sản. Nhưng trong 2 năm ở Việt Nam, quan điểm
của tôi đã hồn tồn đảo ngược. Tơi nhận ra rằng đây là
18

Tieu luan


cuộc chiến mà Mỹ sẽ không thể chiến thắng, cuộc chiến mà
đáng lẽ Mỹ không nên tham gia”.

Câu hỏi 2 (nhóm 5): Tại sao ở phần ý nghĩa thằng lợi, đối với thế giới có một
ý là: đập tan cuộc phản kích lớn nhất của CNDQ vào CNXH và cách mạng thế
giới sau chiến tranh thế giới ?
Trả lời:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã triệt để khai thác những

điều kiện thuận lợi (về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, trình
độ khoa học kỹ thuật cao...đồng thời lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi
nhuận từ mua bán vũ khí...), cố cứu nguy cho cả hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa đang suy yếu trước sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa và những địn tiến cơng liên tục của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên tồn thế giới, trong đó có phong trào công nhân ở các nước
tư bản chủ nghĩa.
Đế quốc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, lập khối quân sự Bắc Đại Tây
Dương (NATO, 9/1949), đẩy mạnh chiến tranh lạnh, tiếp tay cho các thế lực đế
quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Có thể nói, địn phản kích ở đây chính là thực hiện âm mưu của Mỹ: Biến miền
Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự ngăn chặn và đe dọa tiến công các lực
lượng cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trong khu vực mà Mỹ cho
rằng các lực lượng đó đang đe dọa đến các quyền lợi của Mỹ; Xây dựng con đẻ
ngăn chặn làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực
19

Tieu luan


Đông Nam Á kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là sau chiến thắng
Điện Biên Phủ (5-1954) của Việt Nam.
Và cuộc chiến tại Việt Nam đã làm Mỹ tổn thất nặng nề, hang loạt chiến lược,
kế hoạch bị phá sản, âm mưu của chúng đã thất bại hồn tồn. Chính vì vậy,
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước ta đã trực tiếp đập tan cuộc phan kích lớn nhất của CNDQ vào CNXH
và cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới.

Câu 3, câu hỏi chung
- Trình bày về lá cờ Tổ quốc và lá cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trả lời:

Cờ tổ quốc
20

Tieu luan



×