Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Các lỗi thường gặp khi phát triển website. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 10 trang )



Các lỗi thường gặp khi
phát triển website.



Trong phần I, chúng ta đã đi thảo luận các lỗi thường gặp
trong việc tối ưu hóa on-pages. Trong bài này chúng ta sẽ đi
phân tích tiếp các khía cạnh khác ảnh hưởng đến chiến dịch
seo đấy là việc phát triển website, thiết kế website SEO sao
cho thân thiện với SEs.

1. Có quá nhiều tham số trong URL

Khi thiết kế website động , những nhà phát triển website cần
có các tham số về các trang như, sản phẩm, chủ loại… cái mà
người dùng muốn tìm kiếm, muốn xem. Thông thường các
tham số là id , id sẽ chứa thông số để nhận data từ database.
Trong trường hợp này, có những trường hợp rất phức tạp
hoặc người lập trình quá yếu về kiến thức nên có quá nhiều
các tham số trong một URL để lấy các thông tin. Ví dụ như
dưới đây:

=2&color=green
Một vấn đề ở đây là: URL trên không thân thiện với các cỗ
máy tìm kiếm và người dùng.
Như Google Webmaster đã khuyến cáo“ Nếu bạn quyết định
sử dụng một website động, bạn cần chú ý là không phải bất
cứ một SE nào cũng có thể Crawl trang web động tốt như
trang web tĩnh – Bạn cần giữa các tham số sao cho ít nhất”



Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bạn nên sử dụng chế độ
URL rewrite như: mod_rewrite để chuyển đổi từ URL động
sang URL thận thiện với công cụ tìm kiếm. Vậy điều gì xảy
ra nếu chúng ta không sử dụng URL thân thiện? Nếu bạn có
quá nhiều các tham số trong URLs, SEs có thể sẽ không
index trang và URLs không có chứa từ khóa không được
đánh giá cao bằng URL cso chứa từ khóa.
Một vấn đề quan trọng nữa là, các URL có quá nhiều tham số
dễ dấn đến sự trùng lập nội dung trên website.

2. Lạm dụng việc dùng Javascript, Frames/iframes,
AJAX, Flash and Silverlight.

Javascript, Frames/iframes, AJAX, Flash and Silverlight đều
là những công cụ hữu ích để xây dựng website , tạo sự thân
thiện và gần gũi với người dùng nhưng tất cả chúng lại không
được “ lòng” các SEs.
Trong những thời gian gần đây, ông lớn trong tìm kiếm là
google liên tục thông báo thằng họ đang tìm các giải pháp để
thực thi Javascripts và index Ajax, và hộ cố gắng sử dụng
form để tìm nội dung có chất lượng và index Flash tuy nhiên
chúng ta cũng thừa biết rằng đấy mới chỉ là kết quả ban đầu
và chưa có sự khả quan vì vậy google vẫn khuyên chúng ta
không nên lạm dụng các công nghệ trên và muốn website đạt
kết quả cao hãy làm sao để website sử dụng simple text như
trình duyệt Lynx.
Như thế bạn không nên sử dụng các công nghệ trên ở những
trang quan trọng ( landing pages) để tránh những rủi ro
cho chiến dịch Seo của bạn.


3. Không sử alts của images và không tối ưu hóa image
paths.

Có một điều các bạn cần hiểu rằng công cụ tìm kiếm và máy
tính không hiểu được nội dung của bức ảnh mà bạn đang
đăng trên website ( nếu là bạn, chỉ cần nhìn là bạn biết được
bố cục, nội dung, màu sắc….của bức ảnh. Đấy là một
bức ảnh vui, hài hước, hay một cô gái chân dài sexy ) Nếu
bạn nào đã từng học bộ môn “ Xử lý ảnh” thì có lẽ sẽ hiểu rõ
vấn đề hơn. Chính vì thế mà các công cụ tìm kiếm cố gắng “
đoán” nội dung bức ảnh thông qua những đoạn text ở xung
quanh bức ảnh như: Tên file, thuộc tính alt.
Google Images Search có thể mang lại một lưu lượng lớn
traffic , nếu bạn không tối ưu hóa images bạn sẽ mất một
lượng lớn traffic ( rất đáng tiếc phải không các bạn?).

Hãy tối ưu hóa hình ảnh trên website của các bạn bằng
việc sử dụng thẻ alts, đặt tên file trùng với
key word bạn nhắm tới.

Các bạn có thể theo dõi bài phát biểu sau của MattCutts để
hiểu thêm vấn đề:



4. Sử dụng không đúng phương thức để hỗ trợ các ngôn
ngữ khác nhau.

Khi bạn có nhiều ngôn ngữ khác nhau , bạn hãy chắc chắn

bạn có một kỹ thuật đúng để hỗ trợ vấn đề này. Có rất nhiều
các cách khác nhau để xây dựng một site đa ngôn ngữ, tôi xin
liệt kê 3 cách dưới đây.

- Sử dụng subdomain : fr.vidu.com ; en.vidu.com;
vi.vidu.com
- Sử dụng sub folder: vidu.com/fr; vidu.com/vi; vidu.com/en
- Sử dụng các phần mở rộng khác nhau cho các domain (
TLD domain) : vidu.fr; vidu.us; vidu.vn

Cách đơn giản nhất, đồng bộ nhất để khi bạn update bạn có
thể tiến hành đồng loạt là dùng biết ngôn ngữ HTTP: Ví dụ:
vidu.com?lang=vn.

5. Bạn không quan tâm đến tốc độ load website.

Như chúng ta đã biết tốc độ load web là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến ranking. Có những tranh luận về vấn đề
này, vì có quan điểm cho rằng tốc độ loading website không
có gì liên quan đến việc tối ưu hóa website cả! Nhưng theo
tôi đấy là cách nhìn một phía về mặt kỹ thuật, còn một vấn đề
cốt lõi là người dùng các bạn lại không để ý tới. Tốc độ load
web nhanh hay chậm sẽ làm ảnh hưởng đến người dùng và
google đã đánh vào tính “ thực tế” và theo cá nhân tôi đây là
điều tất nhiên.
Mặt khác quan trọng hơn là: website nhanh sẽ làm cho người
dùng cảm thấy thỏi mái khi lướt website, nó ảnh hưởng đến tỉ
lệ ROI của chiến dịch SEO, online marketing…

Một trong các cách để gia tăng tốc độ load web là: Tối ưu

hóa ( nén) Css, Js và html file. Trên CMS joomla tôi hay
dùng Gzip cho vấn đề này. Chức năng này được tích hợp săn
trong các template framework, joomla templates của
Zootemplate là một ví dụ điển hình.

Tốc độ loading web phụ thuộc 2 yếu tố chính : server và code
vì thế bạn hãy cố gắng tối ưu hóa thật tốt code của bạn trước
khi launch web. Tối ưu hóa các lệnh connect đến database, sử
dụng các thuật toán tối ưu nhất cho việc xử lý data, cố gắng
giảm các lệnh request …và cuối cùng bạn hãy lựa chọn thật
kỹ nhà cung cấp hosting.

8. gợi ý cho việc phát triển website

Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn trong quá trình
phát triển web.

- Menus, header, footers nên được đặt trong các file riêng
biệt, như thế rất thuận lợi cho bạn nếu thay đổi sau này. ( Sử
dụng include() trong php, Master Pages trong ASP.net)
- Sử dụng subdomain để giải quyết vấn đề website đa ngôn
ngữ.
- Sử dụng đừng dẫn tuyệt đối cho tất cả các pages, images,
css, js trên website của bạn.
- Sử dụng thuộc tính canonicals để tránh duplicates nội dung.
- Sử dụng công cụ sau để tránh thất thoát PageRank bằng
việc sử dụng nofollow.
- Sử dụng redirect 301 thay cho 302 khi đường dẫn của pages
được thay đổi và không được xóa pages đó.
- Redirect từ non www to www hoặc ngược lại.

- Không sử dụng IDs trong URLs.

×