Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Tiểu luận) môn cơ sở văn hóa việt nam chủ đề tìm hiểu văn hóa tổ chức gia đình và gia tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.84 KB, 17 trang )

2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG ANH

MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Chủ đề tìm hiểu:

VĂN HĨA TỔ CHỨC GIA ĐÌNH VÀ GIA TỘC
Giáo viên hướng dẫn:TS. Phan Thị Kim Anh
Tên học viên:
Mã học viên:
Lớp:
Năm học: 2021-2022

Ninh Thuận, ngày 03 tháng 01 năm 2022
0

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghệ TP
HCM đã đưa mơn học Cơ sở văn hóa Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,


chúng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ mơn – Cơ Phan Thị Kim Anh đã
nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức hữu ích cho chúng tôi trong suốt thời gian
học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Cơ sở văn hóa Việt Nam, tơi đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây sẽ là
những kiến thức cần thiết và quan trọng để làm nền tảng hành trang phục vụ cho ngành
học, cũng như công việc của chúng tôi sau này.
Bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tinh thực tế
cao. Đã cung cấp đủ kiến thức về các nền văn hóa cũng như các phong tục tín ngưỡng,
gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên cũng như là nhu cầu của ngành nghề thiên về
văn hóa, du lịch. Đặc biệt, cảm ơn cơ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn
thanh tốt chương trình học tập của minh. Bên cạnh đó, chân thanh cảm ơn cô đã dành
thời gian của cá nhân để đọc và xem qua bài tiểu luận nghiên cứu của tôi. Do kiến thức
còn hạn chế, và khả năng lý luận cịn nhiều thiếu sót, nên trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót khơng mong muốn, mong cơ bỏ qua. Kính mong nhận
được lời nhận xét, góp ý, đóng góp của cơ để bài tiểu luận hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Ninh Thuận, ngày 03 tháng 01 năm 2022

1

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC GIA ĐÌNH, GIA TỘC……………………
2.2 TỔ CHỨC GIA ĐÌNH……………………………………………………
2.2.1

Khái niệm gia đình…………………………………………………

2.2.1.1

Khái niệm………………………………………………………………

2.2.1.2 Ý nghĩa của gia đình………………………………………………
2.2.2

Thiết kế tổ chức gia đình…………………………………………

2.2.2.1

Gia pháp…………………………………………………………

2.2.2.2

Gia lễ……………………………………………………………


2.2.2.3

Gia phong……………………………………………………

2.3 TỔ CHỨC GIA TỘC………………………………………………
2.3.1

Khái niệm gia tộc…………………………………………………………

2.3.1.1

Khái niệm………………………………………………………………

2.3.1.2

Ý nghĩa gia tộc………………………………………………………….

2.3.2

Thiết kế tổ chức gia tộc………………………………………………………

2.3.2.1

Từ đường……………………………………………………………..
2

0

0


Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

2.3.2.2

Gia phả………………………………………………………………….

2.3.2.3

Mồ mả………………………………………………………………

2.3.2.4

Hương hỏa……………………………………………………

2.4

KẾT LUẬN……………………………………………………………….

2.5

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….

3

0

0


Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống căn bản gồm có 3 cấp là: Nhà (gồm
gia đình và gia tộc), Làng và Nước. Từ lâu, văn hóa gia đình, cùng với văn hóa làng được
xem là văn hóa cội nguồn của dân tộc. Nắm được vững được những đặc thù của tổ chức
gia đình và làng xã Việt Nam là sẽ hiểu được văn hóa tổ chức đời sống của người Việt
Nam ta.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Văn hóa tổ chức gia đình và gia tộc” nhằm nâng cao sự
hiểu biết của mình cũng như góp phần tìm hiểu, củng cố lại kiến thức về các thiết chế cơ
bản của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, đặc biệt là văn hóa tổ chức gia đình và gia
tộc trong đời sống người dân Việt.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu:
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa văn hóa của các tổ chức
xã hội để thấy được sự đặc sắc về nền văn hóa và tính truyền thống của dân tộc. Từ đó, có
thể hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà- Làng- Nước trong đời sống văn hóa của
người Việt cũng như thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách người Việt
Nam bắt nguồn từ tính cộng đồng và tính tự trị.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến văn hóa tổ chức gia đình và gia tộc. Giải
mã được một số nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt như sự gắn kết của các mối quan
hệ huyết thống trong gia đình và gia tộc. Đưa ra các bài học được rút ra từ nền văn hóa
này, từ đó đề xuất ra các biện pháp giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tư liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu lý
thuyết, tư liệu.
1.4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc, trong đó tiêu biểu có thể nói đến và văn hóa tổ chức xã hội bao
gồm các văn hóa Nhà- Làng- Nước. Song tơi chỉ nghiên cứu về văn hóa tổ chức Nhà
4

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

(gồm gia đình và gia tộc), tìm hiểu rõ hơn về cách thiết kế tổ chức trong gia đình và gia
tộc.
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa lý luận:
 Ý nghĩa thực tiễn:

5

0

0

Tieu luan



2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC GIA ĐÌNH, GIA TỘC
Từ xa xưa, người Việt cổ đã có tổ chức xã hội theo chế độ thị tộc mẫu hệ. Bắt đầu
sau thời Văn Lang- Âu Lạc, chế độc thị tộc mẫu hệ dần tan rã và chuyển sang một chế độ
mới- chế độ thị tộc phụ quyền. Trong thời kì Bắc thuộc, chế độ gia tộc phụ quyền ngày
càng được đề cao. Quan hệ huyết thống phụ hệ từ lâu đã trở thành sợi dây liên lạc cơ bản
để tổ chức quan hệ cộng đồng thân thuộc thành hai cấp độ là gia đình và gia tộc (đại gia
đình). Những người có cùng quan hệ huyết thống có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật
thiết với nhau hợp thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tộc. Đối với
người Việt Nam từ xa xưa, gia tộc đã trở thành một cộng đồng gắn bó và có vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội của mỗi con người, thậm chí cịn quan trọng hơn cả gia đình.
Họ cũng rất xem trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà
thờ họ, từ đường, gia phả,… Trong xã hội Việt Nam, người Việt cho đến giờ vẫn thích
sống theo lối đại gia đình và các cụ già trong nhà rất lấy làm hãnh diện, vui sướng nếu họ
đứng đầu một đại gia đình gồm nhiều thế hệ. Hiện nay, ở một số dân tộc ít người rất phổ
biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà
dài – loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét và cứ khi trong gia tộc có thêm thành viên
mới họ lại xây dài thêm một gian nhà, với số lượng đôi khi có thể lên tới hơn trăm người.
Sức mạnh của gia đình, gia tộc được thể hiện qua tinh thần đùm bọc, thương yêu lẫn
nhau. Tất cả các thành viên trong gia đình, gia tộc đều có trách nhiệm cưu mang, giúp đỡ
nhau về mặt vật chất (tiền của) hoặc có thể hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần và dìu dắt
nhau, làm chỗ dựa cho nhau về nhiều mặt như chinh trị, xã hội,…
/>2.2. TỔ CHỨC GIA ĐÌNH
2.2.1
2.2.1.1


Khái niệm gia đình
Khái niệm

Gia đình là một cộng đồng những người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc
6

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

quan hệ giáo dục, gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một q trình phát triển lâu
dài[2]. Họ có mối quan hệ thân thuộc, thân thương gần gũi với nhau, gia đình chính là một
cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ
quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Theo “Luật hơn nhân và gia đình năm 2014”, khái
niệm gia đình được nói đến là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ
với nhau theo quy định[3].
Có thể nói gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người, nó là
nơi khởi nguồn của sự giáo dục. Để gia đình thực sự là một mơi trường lành mạnh, an
tồn thì tất cả thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm phát triển tồn diện về mọi
mặt. Cần có sự chăm lo, vun đắp cho tổ ấm nhỏ của mỗi thành viên gia đình, ngồi ra còn
cần sự ủng hộ, đồng thuận của nhiều yếu tố khác. Hạnh phúc của gia đình đơi khi chỉ đơn
giản là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ, hòa thuận và giúp đỡ nhau trong

các hoạt động thường ngày của gia đình. Một gia đình hạnh phúc được thể hiện qua các
yếu tố gắn kết tình cảm gia đình như sự quan tâm, giúp đỡ và gắn bó với nhau. Tình cảm
gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả khó mà diễn tả được, nó là sợi dây thần kì
giúp gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình lại với nhau. Tình cảm gia đình có
thể tình u thương vỗ về của ông bà với con cháu, sự đùm bọc, chở che của cha mẹ với
con cái hay tình cảm yêu quý nhau giữa các anh chị em,… Đây là tình cảm mà mỗi người
trong chúng ta luôn cố gắng để vun đắp, gìn giữ, trân trọng nó và mỗi cá nhân sẽ có
những cách để thể hiện, bộc lộ tình cảm gia đình khác nhau. Tuy nhiên, dù có thế nào đi
nữa thì họ đều có một điểm chung là ln yêu thương, trân trọng người thân ruột thịt của
mình và bao giờ cũng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình cảm thương yêu nhau của các
thanh viên trong gia đình có thể vượt qua những khó khăn, rào cản về địa lý, khơng gian,
nó chinh là sợi dây vơ hình nhưng có sức mạnh đáng sợ, có thể gắn kết mọi người với
nhau. Dù cho có đi đâu về đâu thì các thành viên vẫn ln nhớ về gia đình, tổ ấm của
minh, gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc của những người con xa quê. Từ những
điều trên, có thể nói, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng đáng trân q nhất, khơng
có bất kì thứ tình cảm nào khác có thể thay thế được tình yêu thương gia đình.
2.2.1.2

Ý nghĩa của gia đình
Gia đình được hình thành theo lịch sử xuất hiện và phát triển của lồi người, trong

đó, gia đình mang lại những ý nghĩa lớn lao. Gia đình theo quy định của pháp luật chính
7

0

0

Tieu luan



2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

là cơ sở để xác định các quyền lợi nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình khi có các
vấn đề liên quan phát sinh. Nó cịn giúp chúng ta có điểm tựa, là là chỗ dựa vững chắc
giúp ta thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, là nguồn động lực lớn lao, giúp ta
vững bước trên con đường đời. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình sẽ chắp cho ta đơi
cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao. Ông bà, cha mẹ là điểm tựa để con
cháu cố gắng, ngược lại, thành cơng của con châu chính là niềm hãnh diện, là sự nghiệp
của ông bà, cha mẹ. Tấm lịng hiếu thảo của con ln làm cha mẹ vui lịng. Gia đình
ngồi các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên
những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây ln là
nơi mà con người gắn bó, tin tưởng nhau. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên tình
yêu thương, bổn phận và trách nhiệm của các thành viên. Tình yêu thương đó là vơ hạn,
xuất phát từ chính trái tim của mọi người mà khơng cần sự báo đáp. Ơng bà, cha mẹ dành
tồn bộ tình u thương, sự quan tâm để chăm sóc con cái. Đồng thời, con cháu cũng
ln tự giác, hiếu thảo và chăm sóc ơng bà. Anh chị em trong gia đình ln đùm bọc,
quan tâm và chia sẻ với nhau. Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành
sẽ là nơi để ta tạo dựng ước mơ, nơi mà chúng ta sẽ được dạy những bài học đầu tiên
trước khi vào đời. Chính tình u thương, dạy dỗ của người mẹ, người cha là động lực để
các con trở thành người tốt đẹp và thành cơng. Khơng có cha mẹ, con người thật khó
vững bước trên đường đời. Khơng gì bất hạnh và cơ đơn bằng thiếu vắng tình cảm gia
đình.
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc thì xã hội càng
văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con
người trong xã hội. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng khơng có mối
quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó ln chiếm vị trí cao trong đời sống tinh
thần của mỗi con người. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con
người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia
đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, gia đinh cịn là nền

tảng vững chắc, là chiếc nơi nuôi dưỡng chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần. Truyền
thống gia đình là cơ sở đầu tiên tạo dựng và dưỡng nuôi nhân cách cao đẹp ở con người.
Gia đình là khơng gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái
nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên

8

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà
người người vẫn hằng vươn tới.
2.2.2

Thiết kế tổ chức gia đình

Mơ hình phổ biến của gia đình Việt Nam thường là có hai thế hệ (cha mẹ- con cái)
hoặc ba thế hệ (ông bà- cha mẹ- con cái). Người Việt xưa vẫn thích sống theo lối đại gia
đình, quần tụ ba đến bốn, thậm chí năm thế hệ. Do đời sống nông nghiệp cần nhiều nhân
lực nên các gia đình Việt Nam thường rất đơng con, với quan niệm “ đông con hơn đông
của”. Sự chung sống của các thế hệ tạo nên mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các thanh
viên trong gia đình
Trong gia đình Việt Nam ln có một người gia trưởng (thường là người cha) để

điều hành mọi việc lớn nhỏ trong nhà: từ sở hữu và quản lý tài sản; lo cho đời sống vật
chất, tinh thần của các thành viên đến đến việc đóng vài trị chủ lễ trong các việc giỗ
cúng, tế tụng,… Trách nhiệm của họ là quản lý, tạo dựng một gia đình thành một tổ ấm
trong đó mọi sinh hoạt được thực hiện một cách trôi chảy, tốt đẹp. Quản lý mọi việc ở
đây không phải là độc đoán nắm giữ, điều hành tất cả, mà là quán xuyến mọi việc gia
đình. Họ biết nắm bắt các nhu cầu của cả gia đình và của mỗi thành viên trong gia đinh,
từ việc lớn đến việc nhỏ. Việc lớn có thể là xây cất sửa sang nhà cửa, mua sắm trang bị
cho gia đình, việc sinh hoạt học hành của con cái,... Việc nhỏ có thể liên quan đến cái ăn
cái mặc hoặc các kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Dù gia đình ở trong bất kỳ hồn cảnh
nào, người gia trưởng tốt sẽ luôn quan tâm, lo lắng và điều hành các việc trong gia đình
sao cho sn sẻ, trơi chảy… Người gia trưởng trong gia đình cũng là người luôn quan
tâm và đầu tư công sức cho việc giáo dục con cái, có thể gọi đây là nhiệm vụ quản giáo
của gia trưởng. Trên hết, gia trưởng cũng là người chịu trách nhiệm về các hành vi của
gia đình mình trước xã hội và pháp luật. Trong gia đình, người dưới phải nghe lời người
trên và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của gia trưởng.
Bên cạnh gia trưởng, vai trò của người mẹ, người phụ nữ luôn được đề cao và họ
được xem là nội tướng trong gia đình, đảm bảo những việc quan trọng như chăm lo công
việc đồng áng, làm nghề thủ công, chạy chợ, giữ tay hịm chìa khóa, lo giáo dục con cái,
… Có thể dễ dàng thấy được sự đề cao vai trò của người mẹ trong các ca dao, tục ngữ
Việt Nam trong việc nuôi dạy con cái như “ Mẹ ngoảnh đi, con dại; mẹ ngoảnh lại, con
khơn”[4]; “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ; Năm canh chày thức đủ năm canh” [4] hay những
câu ca dao nói về việc chi tiêu, quản lý tiền bạc như “Trai có vợ như giỏ có hom”[4]; một
9

0

0

Tieu luan



2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

người vợ hiền thục, đảm đang là tài sản vô giá của người chồng “ Làm trai lấy được vợ
hiền; Như cầm đồng tiền mua được của ngon”[4]. Người mẹ, người vợ trong gia đình ln
là người luôn quan tâm, lo lắng cho chồng, con từng bữa ăn giấc ngủ và những điều kiện
sinh hoạt hàng ngày. Trong cư xử với các mối quan hệ trong gia đình, họ phải vừa nhẹ
nhàng, vừa mềm mỏng, những lúc cần thiết cũng phải thể hiện sự cương quyết cứng rắn
để có thể giúp các thanh viên trong gia đình chiến thắng những thói xấu của bản thân[3].
Thực ra từ xa xưa, do hạn chế về nhận thức cũng như quan niệm phong kiến nặng nề nên
thân phận của phụ nữ khơng được bình đẳng với nam giới. Những ngày tháng ấy đã làm
phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, khơng phải việc gì cũng được thực hiện theo sở thích
của mình. Trải qua các thời kì và tiến bộ trong quan niệm của xã hội, phụ nữ ngày nay đã
có nhiều cơ hội để phát triển hơn.
2.2.2.1 Gia pháp:
Gia pháp là phép tắc có tính chất luật lệ trong gia đình, khơng được ghi thành văn
bản nhưng ai cũng biết và đều công nhận như luật lệ bất thành văn. Thực hành gia pháp là
để giữ nghiêm đạo nhà, không để chệch hướng. Gia pháp thường đưa ra những hình phạt
rất nghiêm khắc như bị trách cứ trước dịng họ, tổ tiên; bị đánh đòn, bị đuổi ra khỏi nhà,
khỏi họ tộc nếu phạm phải gia pháp.
2.2.2.2 Gia lễ:
Gia lễ được hiểu là những quy định về cách thức, nề nếp để đảm bảo cho các sinh
hoạt trong nhà theo đung phép tắc, có lễ nghĩa. Gia lễ quy định những phép tắc như làm
con phải hiếu đạo, làm em phải nhường, làm vợ phải tuân theo chồng,… Gia lễ cũng quy
định về các nghi lễ, nghi thức trong gia đình như: quan (lễ đội mũ); hơn (cưới vợ gả
chồng); tang (việc ma chay); tế (việc cúng giỗ, tế tự sau khi chết). Ở nhiều tộc họ, gia lễ
được biên soạn thành văn bản để con châu trong họ thực hiện. Có nhiều cuốn gia lễ của
họ tộc nhưng được nhưng lại được người dân trong nước lấy làm chuẩn mực để làm theo,
như cuốn Thọ Mai gia lễ nổi tiếng của Hồ Sĩ Tân. Trong cuốn sách “ Gia lễ xưa và nay”
của Phạm Côn Sơn, ông cho rằng: Gia lễ ảnh hưởng sâu sắc đến phẩm cách, cuộc sống

của con người Việt Nam. Trong một gia đình truyền thống đạo đức, gia lễ luôn trọng hàng
đầu, chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục con cái[5].


/>SyJjMQs
10

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

2.2.2.3 Gia phong:
Gia phong là phong cách gia đình mà con châu phải gìn giữ, khơng được phép làm
điếm nhục. Gia phong theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là:
“Thói nhà: tập quán, giáo dục trong gia tộc”; còn theo Từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn Ngữ Học là “nền nếp riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà”[6]. Gia
phong yêu cầu con cháu phải giữ lấy lề thói, nề nếp, tập tục của ông cha. Gia phong
của người Việt chủ yếu nhắm vào ba điều: đạo đức lễ nghĩa, học hành, nghề nghiệp.
Làm nhục gia phong sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị xóa tên khỏi gia phả, không
được công nhận là thành viên trong gia đinh hay gia tộc nữa. Theo đó, gia phong chỉ
được giữ vững khi gia đình có gia giáo, tức là sự giáo dục trong mỗi gia đình. Nền
tảng giáo dục, phương pháp giáo dục như thế nào tạo nên những con người như thế.
Có thể nhiều người sẽ nghi rằng gia phong là “tàn tích” của chế độ phong kiến.
Nhưng thực chất, gia phong lại là sản phẩm của xã hội phương Đơng, của Nho giáo,
coi trọng gia đình, gia tộc. Nó không phải là lễ giáo phong kiến, dù lễ giáo phong kiến

có ít nhiều tác động đến gia phong. Nề nếp, gia phong là sợi chỉ đỏ xun suốt, có
tính tiếp nối, kế thừa và phát triển của mỗi gia đình. Nó phải được các thành viên
trong gia đình đồng tình, ủng hộ và có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện, hồn cảnh
của mỗi thành viên trong gia đình.


2.3

/>TỔ CHỨC GIA TỘC

2.3.1 Khái niệm gia tộc
2.3.1.1 Khái niệm:
Tộc họ là tập hợp những gia đình có cùng một ơng thủy tổ, dựa trên truyền thống
phụ hệ, ước tinh chừng chín đời. Mỗi họ gồm nhiều phái, mỗi phái gồm nhiều gia đình.
Phái (cịn gọi là chi) là tập hợp những gia đình thuộc bốn thế hệ chung cùng một cụ cố.
Theo nhà giáo, tiến sĩ Huỳnh Công Bá (giảng viên khoa Lịch sử, giảng dạy tại trường Đại
học Sư phạm Huế) thì: Gia tộc là một thứ kết cấu duy nhất mang tính huyết thống cịn sót
lại của thời nguyên thủy, và đó là thứ kết cấu hết sức bền vững.
2.3.1.2 Ý nghĩa của gia tộc:
11

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc


Tộc họ có tính bền vững và có vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa Việt
Nam. Danh dự của tộc họ luôn được đề cao nên mỗi cá nhân đều có ý thức thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, khơng để ảnh hưởng đến tộc họ. Sức mạnh của gia tộc thế hiện ở tinh
thần đùm bọc, yêu thương nhau. Với quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, sức
mạnh của gia tộc thế hiện khi những người trong tộc họ gắn bó với nhau bằng danh nghĩa
gia tộc, thường cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, hoạn
nạn “Sảy cha cịn chú; sảy mẹ bú dì” ; chia sẻ cho nhau những nỗi buồn vui (hiếu, hỷ, đỗ
đạt, thăng giáng…), hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần “ Nó lú nhưng chú nó khơn” . Một
đặc điểm mà chúng ta có thể dễ thấy ở các gia tộc là sự thành bại của một người luôn gắn
liền với danh dự và uy tín của cả gia tộc đó: khi một người thành đạt, gia tộc vinh hãnh
“Một người làm quan cả họ được nhờ”; thậm chí cả những người đã khuất cũng được
hưởng (lệ truy phong). Ngược lại, một người phạm tội, không chỉ cả nhà mà cả họ cũng
bị vạ lây (tru di tam tộc), như trường hợp của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi hay nhà
thơ nổi tiếng Cao Bá Quát … Đã thành “luật”, tất cả các thành viên trong gia tộc đều có
nghĩa vụ đóng góp cơng, của để xây dựng từ đường, sắm sửa lễ vật tế tự … và phải chấp
hành những quyết nghị của tập thể (gia tộc) và những lời dạy bảo của tộc trưởng. Những
điều này tạo nên ý nghĩa tích cực trong việc tương trợ, giúp đỡ nhau, nhưng bên cạnh đó
cũng là nguồn gốc ni dưỡng tinh bè phai, cục bộ trong làng xã, làm mất đi truyền thống
đoàn kết cộng đồng tốt đẹp trong xã hội làng xã Việt Nam.
2.3.2 Thiết kế tổ chức gia tộc
Quan hệ huyết thống trong một tộc họ là quan hệ hàng dọc, theo thời gian. Nó là
cơ sở của tính tơn ti trật tự: người sinh ra trước là bậc trên (tôn), người sinh ra sau là bậc
dưới (ti). Có tơn ti trực tiếp và tơn ti gián tiếp, người Việt có hệ thống tơn ti trực tiếp rất
chi li, phân biệt rạch rịi tới chín thế hệ (còn hay được gọi là cửu tộc) bao gồm Sơ- CốƠng- Cha- Tơi- Con- Cháu- Chắt- Chút. Cịn tơn ti gián tiếp (con chú con bác, anh em họ,
…) cũng được quy định rất nghiêm ngặt. Hệ thống này thuộc loại rất ít gặp trên thế giới,
bởi lẽ trong tiếng Việt, tất cả các thế hệ đều thể hiện bằng những từ đơn tiết, điều đó cho
thấy sự phân biệt này có nguồn gốc rất lâu đời. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phương Tây
chỉ phân biệt 1 thế hệ phía trên và 1 đến 2 thế hệ phía dưới, các thế hệ xa hơn đều được
diễn giải bằng từ ghép, ví dụ: father (Cha) – grandfather (Ơng) – great-grandfather (Cố) –
forefather (Sơ). Tuy nhiên, tính tơn ti này đã dẫn đến mặt trái của xã hội đó là óc gia

trưởng. Điều khiển hoạt động của tộc họ là trưởng tộc. Tộc trưởng là một nhân vật có
ngơi vị lớn nhất trong họ, thừa kế từ các thế hệ trước thuộc dòng họ trưởng, họ là người
12

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

có vai trị và thế lực cao nhất trong gia tộc. Trưởng tộc có nhiệm vụ thờ phụng tổ tiên ở
nhà thờ tộc họ, chỉ huy hương khói, giữ ngơi vị chủ tế trong các kỳ tế lễ và phân sự mọi
việc trong họ; có quyền dự tất cả hội nghị gia tộc ở các chi họ; có quyền phán xử những
vụ việc tranh chấp trong tộc họ, định đoạt hoặc khuyên bảo khi họ hàng có việc tang, hôn
… Trưởng tộc cũng là người chịu trách nhiệm răng dạy con cháu trong họ tộc tuân theo
phép nước, lệ làng; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của tất cả những người
trong tộc họ mình.
2.3.2.1 Từ đường:
Từ đường (hay nhà thờ họ) là nơi để thờ phụng các vị tổ tiên từ đời thứ năm trở về
trước, tức là từ ông sơ đến ông thủy tổ. Đây cũng là nơi để con cháu trong họ lui tới để
hương khói, cúng tế, nhóm họp.
Có thể nói từ đường một bảo tàng thu nhỏ của dịng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều
thơng tin về dịng họ. Nội thất bên trong nhà thờ họ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự
rõ ràng và sắp xếp có chủ ý thể hiện những thơng tin về gia đình, dịng họ được kết cấu
một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong dòng họ cũng như người ngồi tộc có thể
hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của
dòng họ. Nơi đây cũng được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà ông tộc họ.

Nhà thờ họ ln có một vị trí đặt biệt trong thế giới tâm linh của những con người trong
dòng họ bởi đó là nơi giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm
gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi con người trong dòng họ
được nguyện cầu tại đây. Mỗi năm, vào ngày giỗ, con châu sẽ về tụ họp đông đủ tại nhà
thờ, thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Người cịn sống ngay trong làng có
mặt, người làm ăn phương xa cũng về, chuyện trò, chia sẻ tình cảm, bàn cách giúp đỡ
người gặp khó khăn. Vì thế, nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi
tiến hành nghi lễ truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, vừa
là nơi các thành viên họ tộc gặp gỡ, quây quần bên nhau. Vậy nên, không quá đáng khi
nói từ đường là nơi mang dấu ấn tốt đẹp về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
từ đó nhắc nhở con châu phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống đạo lý, gia
phong tốt đẹp của tổ tiên ông bà truyền đã lại.
2.3.2.2 Gia phả:

13

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

Gia phả là cuốn sổ ghi chép lai lịch của những thế hệ trong họ và được đặt thờ ở từ
đường. Gia phả được xem như bản sử ký của dòng họ để con châu biết về các mối quan
hệ huyết thống theo chiều dọc và chiều ngang.
 Xét về nội dung, một bản gia phả dù viết giản đơn hay viết chi tiết thường được
chia làm 3 bộ phận: lời nói đầu (lời tựa), chính văn gia phả và những nội dung viết

thêm.
+ Lời nói đầu (hay lời tựa): thường sẽ nêu lên ý nghĩa của gia phả đối với họ tộc; giới
thiệu nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp vốn có của dịng tộc cũng như về quá
trình sưu tầm, khảo cứu, chắp nối và biên tập phả. Ngoài ra, một số bản phả đơi khi cịn
ghi lại những lời nhận xét, đánh giá của những người có uy tín, có ảnh hưởng cao trong
họ tộc, trong xã hội đối với bản phả.
+ Chính văn gia phả: đây là phần chủ yếu của một bản phả, trong đó trình bày rõ thân
thế, sự nghiệp, thế thứ của các thành viên trong họ tộc, có sơ đồ biểu thị để dễ dàng theo
dõi. Những người có vị trí quan trọng có nhiều cống hiến, đóng góp cho dịng tộc, q
hương, đất nước thì ghi tỉ mỉ, chi tiết, với mục đích làn tấm gương cho các thế hệ sau học
tập. Nếu gia tộc có điều kiện thì in kèm ảnh chân dung của từng người cho sinh động.
Người quá cố không lưu giữ được ảnh chân dung thì có thể in ảnh mộ chí.
+ Những nội dung viết thêm (còn được gọi là phần ngoại phả hay phụ khảo): thường viết
về các vấn đề ngoài phả hệ như nhà thờ Tổ, việc hưng công xây dựng, cung tiến của các
cá nhân, gia đình; việc thờ cúng, giỗ Tổ, văn tế Tổ, Tộc ước, các câu đối, áng văn thơ tiêu
biểu; đặc điểm xóm làng quê hương họ tộc; mối quan hệ với các họ tộc khác ở địa
phương…
Một đất nước trong giai đoạn khơng có sử gọi là huyền sử; nhà khơng có phả gọi
là huyền phả. Có gia phả, mọi viê •c sẽ rõ ràng, chính xác, bền vững, khả năng lưu truyền
mạnh mẽ, mau lẹ và đi xa hơn. Người “mất gốc”, không biết mình do ai sinh ra và gốc
gác ở đâu, đây là hồn cảnh đáng thương cơ đơ •c và quạnh quẽ. Người có gia phả sẽ tự tin
hơn, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dịng họ mình để củng cố niềm tin, vững bước đi
lên trong mọi tình huống. Vậy nên, có thể nói gia phả là bản sử ký thiêng liêng, vô giá
của một gia tộc.
2.3.2.3 Mồ mả:

14

0


0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

Mồ mả là nơi chôn cất di hài người quá cố, là di sản thiêng liêng của gia tộc. Hàng
năm, con châu phải tiến hành tu bổ (chạp mả), bảo quản và mỗi khi di dời phải có sự
đồng tình của tộc họ.
Từ xưa, các cụ đã có câu “Mồ yên mả đẹp”, tức là mộ phần có đẹp, có yên tĩnh
mới yên bề được gia thất, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc ấm no, con cháu đề huề.
Người xưa cũng quan niệm, sống chỉ là tạm bợ, chỉ được vài chục năm, nhưng chết đi sẽ
là mãi mãi. Chính vì vậy, mộ phần là nơi yên nghỉ ngàn thu của người đã khuất, giúp cho
việc lễ tạ, thờ cúng của con châu trong tộc họ trở nên dễ dàng hơn, lưu giữ được lý lịch
của người đã khuất để thế hệ con cháu nhiều đời sau vẫn biết. Vì vậy, mỗi gia đình ln
dành những điều thành kính nhất, tốt đẹp nhất cho những người đã khuất bằng việc
thường xuyên hương khói, chăm lo chỉnh chu cho ngôi mộ của ông bà tổ tên và người
thân mình.
2.3.2.4 Hương hỏa:
Hương hỏa là tải sản của tộc họ, thường là ruộng đất của các thế hệ trước để lại,
dùng vào việc hương khói, lễ chạp, cúng tế. Hương hỏa cũng còn dùng đế giúp đỡ những
thanh viên trong họ gặp cảnh ngặc nghèo hoặc dùng để khuyến học.
Hương hỏa thường được giao cho tộc trưởng và dùng để lo cho việc thờ phụng
ông bà tổ tiên. Theo luật lệ phong kiến ngày trước, ruộng đất hương hỏa không được
chia, cũng không được bán. Chừng nào cánh trưởng khơng cịn người nối dõi tơng đường
hoặc đi biệt xứ xa quê hoặc khi họ tộc bị khuyết tộc trưởng thì người con trưởng hoặc
đích tơn của cánh hai lên thay, được tiếp tục thừa hưởng hương hỏa và lo việc giỗ tết,
hương khói cho ơng bà. Chừng nào toan bộ con châu trong gia tộc đều phiêu cư bạt qn
(con gái khơng được tính đến) thì người cuối cùng đang được hưởng hương hỏa nếu có

khó khăn đặc biệt thì làm đơn xin bán, nếu làm sai luật lệ sẽ bị phạt nghiêm khi có người
trong họ thưa kiện. Cũng nhờ có hương hỏa nên việc tế tự được duy trì bền vững, dị là
họ lớn hay họ bé, thanh đạt hay binh thường, dù tộc trưởng giàu hay nghèo thì việc tế tự
vẫn uy nghi đơng đủ.
2.4

KẾT LUẬN

15

0

0

Tieu luan


2182003993_Nguyễễn Lễ Hồồng Ngọc

/> />%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c+g%E1%BB%8Di+chung+l%C3%A0+g
%C3%AC&sxsrf=AOaemvKPYWMxy0eMEvOVOUzd_b6WO4vHtQ
%3A1640936940975&ei=7LXOYbT8OsmbseMP3_2IiAE&oq=&gs_lcp=Cgdnd3Mtd2l
6EBIyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCE
CcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECcyBwgjEOoCECd
KBAhBGABKBAhGGABQAFgAYIExaAFwAngAgAEAiAEAkgEAmAEAoAEBoAE
GsAEKwAEB&gs_ivs=1&sclient=gws-wiz

Nguồn tham khảo:
1. Cfdfug
2. />3. />4. />5. />6. />7. Sách “ Gia lễ xưa và nay” của Phạm Côn Sơn.

8. Sách “ Hán- Việt từ điển” của Đào Duy Anh; “ Từ điển Tiếng Việt” (được Viện
Ngôn Ngữ Học thẩm định)
9. Tài liệu môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu và nhiều
nguồn khác.

16

0

0

Tieu luan



×