Bài 2: Liêm khiết
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện
A. lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, khơng toan tính, ích kỉ.
B. lối sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
C. quan điểm sống tốt đẹp, làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
D. mong muốn làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Đáp án: A
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,
không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
(SGK/ trang 8)
Câu 2: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: D
Sống liêm khiết sẽ làm con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của
mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. (SGK/ trang 8)
Câu 3: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống …, không
hám danh, …, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ”
A. Đơn giản, hám lợi.
B. Giản dị, mưu lợi.
C. Trong sạch, hám lợi.
D. Trung thực, hám lợi.
Đáp án: C (xem SGK/ trang 8)
Câu 4: Không hám danh, hám lợi, khơng nhỏ nhen, ích kỉ là biểu hiện của
A. công bằng.
B. lẽ phải.
C. liêm khiết.
D. khiêm tốn.
Đáp án: C (xem SGK/ trang 8)
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống liêm khiết?
a. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà khơng tính tốn, vụ lợi.
b. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho bản thân.
c. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình.
d. Nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
e. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp.
A. b, c, d
B. a, c, d
C. a, d, e
D. a, b, e
Đáp án: B
Ba hành động trên đều thể hiện tính liêm khiết của con người.
Câu 6: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính
nào?
A. Trung thực, siêng năng kiên trì.
B. Tơn trọng kỉ luật, tự trọng.
C. Khoan dung, sống giản dị.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án: D
Những đức tính trên đều là đức tính tốt mà mỗi người cần có để trở thành một
người liêm khiết.
Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây KHƠNG nói về tính liêm khiết?
A. Cây ngay khơng sợ chết đứng.
B. Thắng khơng kiêu, bại khơng nản.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Đáp án: B
“Cây ngay khơng sợ chết đứng” nói đến những người sống đúng với lương tâm và
những giá trị đạo đức trong xã hội thì học sẽ khơng sợ những tin đồn thất thiệt,
những lời vu khống, hãm hại của người khác.
“Đói cho sạch, rách cho thơm” và “Giấy rách phải giữ lấy lề” nghĩa là dù đói rách,
cùng khổ hay gặp khó khăn cũng phải biết giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp,
sống ngay thẳng, trong sạch.
Câu 8: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của tính liêm khiết?
A. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử.
B. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích.
C. Sống dựa dẫm, núp bóng người khác.
D. Tìm mọi cách biến tài sản của tập thể thành của riêng.
Đáp án: A
Đấu tranh chống quay cóp trong kiểm tra, thi cử thể hiện sự trung thực, ngay thẳng.
Câu 9: Người sống liêm khiết thường có những đức tính nào sau đây?
A. Bất cần, tự trọng, tự tin.
B. Tiết kiệm, kiêu ngạo, siêng năng.
C. Siêng năng, trung thực, khiêm tốn.
D. Tự lập, ích kỉ, tự trọng.
Đáp án: C
Siêng năng, trung thực, khiêm tốn là những đức tính tốt mà mỗi người nên rèn
luyện để trở thành người liêm khiết.
Câu 10: Câu “Áo rách, cốt cách người thương” nói về đức tính nào sau đây?
A. Cần cù.
B. Tiết kiệm.
C. Khiêm tốn.
D. Liêm khiết.
Đáp án: D
“Áo rách, cốt cách người thương” nghĩa là dù cho nghèo khổ nhưng nếu có tính
cách tốt thì vẫn ln có người thương u, q mến, trân trọng.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính liêm khiết?
A. Qun góp, giúp đỡ người nghèo.
B. Lấy quỹ lớp tiêu xài cho bản thân.
C. Chỉ nhận những gì do cơng sức mình làm ra.
D. Nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.
Đáp án: B
Lấy quỹ lớp tiêu xài cho bản thân là hành động ích kỉ, tham làm, chỉ nghĩ cho
mình, khơng phải biểu hiện của tính liêm khiết.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 12: Vì muốn được học sinh giỏi tồn diện nên Ngân đã đến nhà cô giáo để
nhờ cô nâng điểm môn Tốn. Gia đình Ngân biếu cơ một lãng hoa và phong bì 2
triệu đồng. Cô giáo nhất quyết không nhận số tiền đó và đề nghị gia đình khơng
nên làm như vậy. Theo em, cô giáo là người như thế nào?
A. Người thẳng thắn.
B. Người hám tiền của.
C. Người sống trong sạch.
D. Người dũng cảm.
Đáp án: C
Cô giáo là người sống trong sạch vì cơ nhất quyết từ chối và trả lại số tiền mà gia
đình Ngân biếu
Câu 13: Đạt ăn trộm tiền đóng học của Linh và bị em phát hiện, Đạt nói sẽ cho em
một nửa số tiền lấy được nhưng u cầu em phải giữ bí mật. Trong tình huống này
em sẽ lựa chọn phương án xử lí nào sau đây?
A. Báo với cơ giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Nhận số tiền Đạt cho và im lặng.
C. Mặc kệ vì khơng phải việc của mình.
D. Đe dọa và bắt Đạt phải đưa hết số tiền đó cho mình.
Đáp án: A
Câu 14: Trong giờ kiểm tra, em gặp bài khó và khơng biết cách giải, em sẽ lựa
chọn phương án nào sau đây?
A. Chép bài của bạn bên cạnh.
B. Lén lút mở vở ra chép.
C. Viết bừa vào.
D. Suy nghĩ kỹ, nếu vẫn khơng làm được thì bỏ qua bài đó và về nhà ơn lại bài.
Đáp án: D
Không nên gian lận trong kiểm tra, thi cử.
Câu 15: Em tình cờ thấy một chiếc ví rơi trên đường đi học về, em sẽ lựa chọn
phương án xử lý nào sau đây?
A. Lấy tiền trong ví và vứt ví lại chỗ cũ.
B. Mang ví đến đồn cơng an gần nhất để có thể tìm lại người đánh mất.
C. Đi qua và không quan tâm.
D. Yêu cầu người mất ví phải đưa tiền thì mới trả lại cho họ.
Đáp án: B
Nhặt được của rơi, chúng ta nên tìm cách để trả lại cho người đánh mất, không nên
tham lam giữ làm của riêng