Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài biến đổi xã hội ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ gia đình ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 27 trang )

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------  ---------------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐỐI VỚI SỰ
THAY ĐỔI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

GVHD
: Bùi Minh Hà
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Chi Bảo
MSSV
: xxxxxxxxx

0

0

Tieu luan


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

0

0


Tieu luan


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1

Tên đề tài...........................................................................................1

1.2

Tính cấp thiết của vấn đề........................................................................1

1.3 Những cơ sở lí thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu....................................2
1.3.1 Khái niệm liên quan.............................................................................2
1.3.2 Cơ sở lí luận, lí thuyết của đề tài nghiên cứu...............................................2
1.3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài.................................3
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................3
2.1 Thực trạng “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh”..................................................................................3
2.2 Phân tích yếu tố tác động của “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của
các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”...........................................................8
2.3 Bình luận về hiện tượng “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”..................................................................17
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN.......................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................21

i


0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tên đề tài
Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Tính cấp thiết của vấn đề
Đại dịch Covid 19 đang là một thực trạng nghiêm trọng ở Việt Nam và
trên toàn Thế Giới. Dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng
12/2019 và sau đó lan rộng ra cả châu Á và toàn cầu, gây thiệt hại nghiêm
trọng đến kinh tế, xã hội, sức khoẻ và tính mạng của con người. Theo trang
Worldometer, tính đến ngày 17/12/2021 trên tồn thế giới đã có
273,423,556 ca nhiễm coronavirus, một con số vơ cùng kinh khủng. Bên
cạnh đó, Covid 19 đã lấy đi sinh mạng của 5,356,534. Những quốc gia có số
ca mắc và tử vong nhiều nhất tính đến hiện tại là USA, India và Brazil.
Trong đó, Việt Nam đứng thứ 32/224 quốc gia với tổng số ca mắc lên đến
1.508.473, một con số cực kì lớn. Khơng một ai có thể nghĩ đến Covid 19
có thể mang đến thảm hoạ lớn như thế, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời
sống đời sống của con người. Những cơn sóng lây nhiễm Covid 19 mới và
các giải pháp để hạn chế lây nhiễm đã áp đặt lên đời sống xã hội đã ảnh
hưởng nặng nề đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhiều quốc gia.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, lao động cùng các hoạt động vận chuyển

sản phẩm, hàng hoá bị hạn chế hoặc cấm lưu thông trong thời gian dịch đã
làm cho 80% lao động Thành phố (hơn 3,7 triệu người) bị giảm hoặc mất
thu nhập. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ở TP Hồ Chí Minh
đã có khoảng 300.000 người lao động trở về các tỉnh do dại dịch . Như vậy
chiếm khoảng 6% lao động ở thành phố. Bên cạnh đó, việc lao động thất
nghiệp về quê, thực hiện 3 tại chỗ, các quy tắc 5k, cách ly toàn xã hội,… đã
dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề trong các hộ gia đình. Nảy sinh nhiều mâu
thuẫn trong vấn đề kinh tế, giáo dục con các, sự khó khăn trong tương tác
giữa các thế hệ,… đã dẫn đến những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực ở các gia
đình. Hơn thế nữa, đại dịch còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần
của nhân dân. Khiến nhiều đứa trẻ phải rơi vào hồn cảnh mất cha, mất mẹ,
khơng ai chăm sóc. Đại dịch Covid 19 đã và đang để lại nhiều hậu quả nặng
nề cho đời sống của con người.
1

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

1.3

2

0


0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

1.3 Những cơ sở lí thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu
1.3.1 Khái niệm liên quan
*Biến đổi xã hội là gì?
Biến đổi xã hội là một hiện tượng có tính phổ biến nhưng về mặt hình
thức và nội dung lại khơng giống nhau trong các xã hội khác nhau và ở
những thời điểm khác nhau.
*Gia đình là gì?
Gia đình là một nhóm hoặc cộng đồng người sống chung và gắn bó với
nhau trên các quan hệ như tình cảm, hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng hay
quan hệ giáo dục.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một
thiết chế xã hội mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa
con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ
mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành
viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
*Đại dịch Covid 19 là gì?
Đại dịch Covid 19 là một bệnh truyền nhiễm với nguyên nhân là virus
SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra phức tạp trên phạm vi
toàn thế giới. Bắt đầu vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên là
tại Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, khởi nguồn từ một nhóm những

người mắc bệnh viêm phổi không rõ tác nhân.
1.3.2 Cơ sở lí luận, lí thuyết của đề tài nghiên cứu
Lí luận dựa trên các lí thuyết:
Lí thuyết xung đột của Karl Marx. Theo quan điểm của ông, mọi xung
đột đều bắt nguồn tự sự phân công lao động, quyền sở hữu tư liệu sản xuất
và sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến hình thành các giai cấp,
tầng lớp khác nhau. Dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến các hộ gia đình, dẫn
đến sự thay đổi về chức năng của các thành viên trong gia đình từ đó có thể
gây ra xung đột. Dựa trên lí thuyết xung đột của các Marx ta có thể dự đốn
các xung đột, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp.
3

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Lí thuyết hành động xã hội của M.Weber. Theo ơng, trong q trình
hành động xã hội, các cá thể sử dụng những công cụ như các tư duy duy lí
gắn với các hành động có chủ đích, có ý thức hành động vì một giá trị nào
đó. Các hành động xã hội do một chủ thể thực hiện có liên quan đến ít nhất
hai cá thể trở lên. Dựa trên lí thuyết này ta có thể hiểu rõ được các hành vi
của từng cá nhân trong gia đình. Xác định được ngun nhân của hành vi
đó.
Lí thuyết chức năng. T.Parson, nhà duy chức năng nổi tiếng đã chỉ ra
“trạng thái cân bằng” của xã hội. Ông cho rằng khi xã hội ở trạng thái này

nó khơng chỉ không đứng yên mà vẫn diễn ra sự vận động hơn thế nữa cịn
có thể xảy ra các xung đột nội tại. Nó được tạo thành bởi các yếu tố phụ
thuộc nhau. Dựa vào lí thuyết này ta có thể hiểu, khi có sự thay đổi nào đó ở
một bộ phận gia đình sẽ dẫn đến làm mất đi trạng thái cân bằng trong hộ gia
đình đó. Lúc đó, sẽ có sự biến đổi. Sự biến đổi này làm thay đổi sự sắp xếp
và tương tác giữa các bộ phận trong gia đình. Khi có sự biến đổi khác tiếp
theo sẽ đứa hộ gia đình đó trở về trạng thái cân bằng trở lại.
1.3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài
Phương pháp vận dụng trong đề tài: phương pháp định lượng và
phương pháp sử dụng số liệu, dữ liệu có sẵn trên internet.
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”
Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang gánh chịu
hậu quả của đợt dịch thứ tư. Thực tế đã chứng minh, ngồi những tác động
xấu đến kinh tế vĩ mơ, đại dịch còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh
hoạt của những người lao động và các hộ gia đình. Hàng triệu cơng nhân đã
mất việc, gây ảnh hưởng nặng nền đến kinh tế của các hộ gia đình từ đó gây
mất ổn định cho nền kinh tế quốc gia. Theo số liệu Tổng cục Thống kê,
trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh
hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm
giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Quy mô lực lượng lao động giảm 0,7% trong
4

0

0

Tieu luan



Biến đổi xã hội

khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý
II năm 2021 so với quý II năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm
tăng thêm lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 1,3 điểm phần trăm trong quý II
năm 2021 so với quý II năm 2019. Mức lương thực tế vẫn thấp hơn 1,3%
so với quý II năm 2019. Trong quý II năm 2021, tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức lên đến 57,4%, mức cao nhất trong ba năm qua.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn con đang diễn biến phức tạp trên cả nước, nhất là
ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác động của covid 19 đã khiến nhiều người lao
động rơi vào cảnh khó khăn, đặc biệt là những người làm công nhân, người
làm công ăn lương, người làm lao động tự do,… Do ảnh hưởng của đại
dịch, thực hiện giãn cách toàn xã hội đã đẩy các nghành dịch vụ như du
lịch, nhà hàng, khách sạn, giao thông vận tải,…rơi vào cảnh ngừng hoạt
động lâu dài. Khiến nhiều người lao động phải mất việc. Hơn thế nữa, dịch
bệnh Covid kéo dài đã làm hàng chục ngàn cơ sở, doanh nghiệp phải đóng
cửa, tạm dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 30-50%
trên tổng số lao động do thực hiện quy tắc ba tại chỗ và các quy định giản
cách của nhà nước. Cùng với đó, sự thiếu hụt lao động do các quy định
của nhà nước, các lao động phải thực hiện cách li, điều trị Covid hoặc do
người lao động trở về quê để tránh dịch. Trong đó tỉ lệ thiếu hụt lao động
ở thành phố Hồ Chí Minh là 31,8%.
Song song với đó tỉ lệ thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh rất cao và
đứng đầu cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có 23.199 doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường (chiếm 29,1% doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8%
so với cùng kỳ năm 2020). Theo số liệu của trung tâm dịch vụ việc là ở
thành phố Hồ Chí Minh, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, trung tâm đã
tiếp nhận 56.921 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động,
khoảng 248.000 lượt người thông báo việc làm hằng tháng, tương đương

với việc đang có khoảng 248.000 người lao động đang hưởng tiền trợ cấp
thất nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thì tỷ lệ thanh niên khơng
có việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quý III năm 2021 là 15,12%,
cao hơn 1,7 lần so với thành phố Hà Nội (8,85%). Hơn thế nữa, người lao
động ở thành phố Hồ Chí Minh phải chịu ảnh hưởng sâu sắc với việc mức
5

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

lương bị giảm sâu, giảm 2,6 triệu đồng( tức khoảng 31%) so với quý trước,
và giảm khoảng 2,5 triệu đồng(tức khoảng 30,3%) so với cùng kì năm
trước. Mức lương trung bình của của lao động ở thành phố Hồ Chí Minh
chỉ khoảng 5,8 triệu đồng, thấp nhất so với các năm gần đây. Dịch bệnh đã
và đang tác động mạnh mẽ vào nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở Hồ
Chí Minh. Kinh tế giảm sút, lao động dư thừa, nguồn thu nhập bị mất,…
khiến cho nhiều gia đình ở đây phải thắc chặt chi tiêu, sử dụng nguồn tiền
tiết kiệm, vay mượn,…

Hình 1. Covid 19 tác động mạnh đến tình trạng kinh tế hộ gia đình
Hơn thế nữa, cơn bão Covid 19 cịn đến và lấy đi người thân của nhiều
hộ gia đình. Nhiều đứa trẻ phải rơi vào tình trạng mất cha, mất mẹ nhất là
những bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng sâu sắc
đến tâm lí cũng như sức khoẻ của con trẻ, có thể để lại hậu quả lâu dài sau

này. Và nếu không được quan tâm chăm sóc đúng mực, trẻ em có thể gây
thương tổn cho chính mình và cho xã hội. Hiện nay, trên cả nước có hơn
2000 trẻ mồ coi. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 1500
trường hợp trẻ em mồ coi vì đại dịch Covid. Chiếm 75% trên tổng số các
trường hợp trẻ em mất cha, mẹ vì dịch bệnh trên tồn quốc. Thực là một con
6

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

số đáng báo động. Có các nhóm trẻ mất cha hoặc mẹ, nhưng người cịn sống
lại khơng đủ sức làm trụ cột kinh tế gia đình có thể dẫn đến trẻ bị suy dinh
dưỡng, học hành sa sút,… Khi điều kiện kinh tế không đủ khiến con trẻ phải
lao động sớm có thể dẫn đến việc trẻ em bị làm dụng về sức khoẻ, tình dục,
thậm chí cịn có thể dẫn đến trẻ em bị xa vào con đường nghiện ngập tham
gia vào các tệ nạn xã hội. Về vấn đề y tế, nếu trẻ khơng có đủ điều kiện
chăm sóc sức khoẻ, khơng được quan tâm đúng mức khiến trẻ cảm thấy lo
âu kéo dài dẫn đến trầm cảm,… Đây là vấn đề sức khoẻ và tinh thần cấp
bách.
Bên cạnh đó, việc giáo dục con cái trong giai đoạn dịch bệnh cũng
đang là vấn đề lớn.Thực tế cho thấy, việc giáo dục con cái nâng cao nhận
thức, hướng dẫn con trẻ các kĩ năng, ứng phó các rủi ro trong thời kì dịch
bệnh là rất cần thiết. Nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh cơn bão Covid đã và
đang tấn công sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, gây ảnh hưởng trực

tiếp đến các hộ gia đình nên vấn đề này lại càng được quan tâm hơn. Chẳng
hạn việc phải làm cho các thành viên trong gia đình nhận thức được rằng,
trong thời gian này, bất kể ai trong gia đình cũng có thể trở thành F0 và có
thể trở thành nguồn lây lan cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là,
tránh tâm lí chủ quan khi thành phố dần hoạt động trở lại. Giáo dục nâng
cao ý thức của các thành viên trong gia đình về sự nguy hiểm của đại dịch
Covid 19.

Hình 2. Nâng cao ý thức, tìm hiểu về dịch bệnh
7

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Cùng với đó, việc tiếp thu kiến thực trường lớp bằng phương pháp trực
tiếp ở nhiều địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình
khơng đủ điều kiện kinh tế để có đủ phương tiện vật chất cho con em học
tập. Trong hơn 1,3 triệu học sinh ở Hồ Chí Minh, Thì có khoảng 77.000 học
sinh không đủ điều kiện học trực tuyến, do khơng có thiết bị, khơng có
internet hoặc thiếu cả hai. Chiếm khoảng 5-6% trên tổng số học sinh. Theo
báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh, Trong 650.000 học sinh
tiểu học thì có 55.000 học sinh khơng có điều kiện học trực tuyến. Chiếm
khoảng 8% trên tổng số học sinh bậc tiểu học. Ở cấp trung học cơ sở và
trung học phổ thông trong tổng số 700.000 học sinh thì có 17.000 học sinh

khơng có thiết bị chiếm khoảng 2% và 5.000 có thiết bị nhưng thiếu internet
chiếm khoảng 0,7% trên tổng số học sinh bậc trung học cơ sở và trung học
phổ thông. Ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề giảng dạy, hoạt động của trường,
lớp tác động đến sự phát triển của trẻ em và học sinh ở nước ta. Theo số liệu
bài khảo sát 64 hộ gia đình ở Hồ Chí Minh của K25, lớp 21030502, trường
Đại học Tơn Đức Thắng có tới 37,5% số hộ gia đình đánh gia vấn đề học
tập của con em mình ở mức ảnh hưởng và khoảng 39% số hộ gia đình đánh
giá vấn đề này ở mức rất ảnh hưởng. Đây cũng là một vấn đề nóng cần sớm
được giải quyết.

Hình 3. Nhiều học sinh và giáo viên gặp khó khăn trong q trình học và
giảng dạy
8

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Nhìn vào các số liệu để thấy, đợt dịch thứ tư đã và đang làm thay đổi
mọi mặt của đời sống, dân sinh và an sinh xã hội đặc biệt là những ảnh
hưởng nghiêm trọng đối với người lao động và các hộ gia đình. Gây ra các
biển đổi trong đời sống gia đình trên cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các hộ
gia đình ở Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang phải
gồng gánh, vượt qua những thách thức chưa từng để giữ chắc vai trò làm
hậu phương cho Tổ Quốc chống dịch và là nơi bình yên giữa đại dịch phức

tạp.
2.2 Phân tích yếu tố tác động của “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay
đổi của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”
v Yếu tố chủ quan
Do cơn bão Covid 19 bất ngờ ập tới, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc
sống xã hội ở Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy đã có
nhiều biện pháp được đề ra để phần nào cải thiện cuộc sống của các hộ gia
đình tình trạng covid vẫn cịn diễn biến phức tạp. Thế nhưng vẫn có những
thiếu xót từ đó gây ra nhiều hệ quả trong đời sống gia đình.
Trước hết, đại dịch covid đã ảnh hưởng sâu rộng đến vấn đề tài chính
của các hộ gia đình. Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều thành viên trong hộ
gia đình là các trụ cột tài chính bị mất đi cơng việc, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống vật chất của các thành viên trong gia đình, nhất là các
gia đình có điều kiện kinh tế trung bình và kém. Ví dụ, tỉ lệ nghèo ở các hộ
gia đình có thành viên làm trong nghành may mặc tăng từ 14% đến 16%.
Hơn thế nữa, việc mất đi 50% thu nhập hoặc thất nghiệp càng làm tăng
thêm tỉ lệ nghèo ở các gia đình đó. Một người cha, người lao động khơng
chính thức ở Tân Phú, Hồ Chí Minh chia sẽ:” Tơi vư฀a mới vay tiền tư฀ ngân
hàng để mua một chiếc xe con, đăng ký làm lái xe taxi và hy vọng kiếm
thêm tiền. Nợ và lQi thì vRn phải trả đều nhưng mà do lệnh cách ly xQ hội
tôi không kiếm được tiền.” Dịch bệnh Covid đã đẩy nhiều gia đình có hồn
cảnh khó khăn càng lâm vào cảnh khốn khó hơn. Khi thu nhập bị giảm sút,
9

0

0

Tieu luan



Biến đổi xã hội

buộc các hộ gia đình phải xoay sở bằng cách sử dụng tiền trong tài khoản
tiết kiệm, vay mượn người thân để chi trả phí sinh hoạt( điện, nước,...). Đa
số các hộ gia đình đều phải suy xét cẩn thận về vấn đề tài chính, chi phí sinh
hoạt hằng ngày.
Số hộ gia đình
Trước giản cách
Trong giản cách (từ tháng 5
đến tháng 10 năm 2021)
Nội dung
Có tiết kiệm 10 hộ gia đình khơng tiết Có 44 hộ gia đình khơng tiết
kiệm tiền hàng tháng
kiệm tiền hàng tháng
tiền hàng
Có 20 hộ thực hiện tiết kiệm
54 hộ gia đình tiết kiệm
tháng
tiền hàng tháng (giảm từ 1-6
hàng tháng
triệu so với trước giản cách)
Có 12 hộ gia đình khơng sử
dụng tiền tiết kiệm
Có 42 hộ sử dụng tiền tiết
kiệm (10 hộ cịn lại không
thực hiện tiết kiệm).
Theo khảo sát các hộ gia đình ở Hồ Chí Minh của K25, lớp 21030502,
trường Đại học Tôn Đức Thắng về tác động của dịch Covid 19
đến 64 hộ gia đình


Có sử dụng
tiền tiết
kiệm

Khơng có trường hợp sử
dụng tiền tiết kiệm (trừ
trường hợp ốm đau nặng )

Bảng 1. Bảng số liệu thống kê 64 hộ gia đình ở Hồ Chí Minh
Theo bản thống kê trên, trước giản cách hộ gia đình khơng thực hiện
tiết kiệm chiếm 15,6%, hộ gia đình thực hiện tiết kiệm chiếm 84,4% trên
tổng số 64 hộ. Qua đó cho thấy, hầu hết các hộ gia đình đều thực hiện tiết
kiệm tiền trước giản cách, các hộ khơng thực hiện có khả năng lớn thuộc
vào các hộ nghèo và cận nghèo. Khơng có trường hợp các hộ gia đình sử
dụng nguồn tiền tiết kiệm trước giản cách, nếu có cũng chỉ chiếm một tỉ lệ
rất nhỏ. Theo lí thuyết hành động xã hội của M.Weber, ta có thể suy ra hành
động thực hiện tiết kiệm hàng tháng của các hộ gia đình nhằm hướng tới
những mục đích là duy trì và phịng ngừa sự cố bất chợt cho gia đình. Theo
thuyết chức năng của T.Parson, ta có thể suy ra ảnh hưởng của cơn bão
Covid đã tác động đến điều kiện kinh tế gia đình làm phá vỡ “ sự cân bằng”
10

0

0

Tieu luan



Biến đổi xã hội

vốn có. Từ đó, buộc các hộ gia đình phải sử dụng nguồn tiền dự trữ để trang
trãi cho chi phí cuộc sống sinh hoạt. Theo bản số liệu có 68,8% số hộ gia
đình khơng thực hiện tiết kiệm trong giản cách và chỉ có 31,2% số hộ gia
đình vẫn duy trì tiết kiệm. Trong đó có 18,8% hộ gia đình khơng sử dụng
tiền tiết kiệm, 65,6% hộ gia đình sử dụng số tiền đã tiết kiệm cịn lại 15,6%
khơng có nguồn tiền tiết kiệm để sử dụng. Lấy ví dụ một hộ gia đình cơ bản
để có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi chi tiêu trước và trong giản cách.
Thành
viên
Chồng
Vợ
Con thứ
nhất
Con thứ
hai

Năm
sinh
1976
1976
2002
2010

Thu nhập (triệu)
Trong giản cách (từ tháng 5 đến
tháng 10 năm 2021)
5.000.000
3.000.000

Phụ thuộc gia đình

Trước giản
cách
10.000.000
10.000.000
Phụ thuộc gia
đình
Phụ thuộc gia
Phụ thuộc gia đình
đình
Bảng 2. Bảng thơng tin hộ gia đình

Trong hộ gia đình trên có 4 người, có một trẻ dưới 15 tuổi, trong đó
nguồn thu nhập chính từ ba và mẹ đều bị giảm sút, từ đó dẫn đến việc thay
đổi chi tiêu trong gia đình.
Trước Giãn Trong thời gian giãn cách
(khoảng từ tháng 5-tháng
cách
Các khoản chi
10.2021) (đồng/ tháng)
(đồng/
tháng)
2.000.000
1.Lương
thực,
thực 4.000.000
phẩm, dịch vụ ăn uống,
nhu yếu phẩm
800.000

2.Các loại dịch vụ (đi lại, 1.500.000
điện nước, vệ sinh, an
ninh, người giúp việc,
internet, …)
3.Tiền thuê nhà/ trả góp 3.500.000
2.000.000
11

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

tiền nhà
800.000 – 900.000
4.Chăm sóc sức khỏe 1.500.000
(khám, chữa bệnh, sinh
đẻ, mua thuốc, ...)
5.Giáo dục, đào tạo (sách 3.000.000
2.000.000
vở, học thêm)
800.000
6.Vui chơi, giải trí, du 1.000.000
lịch, hiếu hỷ
Bảng 3. Chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình trên
Theo bản số liệu cho thấy, các khoản chi tiêu trong gia đình đều có sự

thay đổi. Trong đó chi tiêu cho lương thưc thực phẩm giảm nhiều nhất, giảm
50% so với thời kì trước dịch. Các khoản chi còn lại cũng đều giảm trong
khoản từ 200.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ. Cũng theo khảo sát trên, nhóm
sinh viên cũng đánh giá được mức độ hưởng của dịch Covid đối với chi tiêu
của các hộ gia đình ( có 5 mức độ: Rất khơng ảnh hưởng; Khơng ảnh
hưởng; Bình thường; Ảnh hưởng; Rất ảnh hưởng ). Trong đó, có 46 trên 64
hộ đánh giá mức độ ảnh hưởng chiếm 70,3%; 8 hộ đánh giá mức độ rất ảnh
hưởng chiếm 12,5%; cịn lại 10 hộ đánh giá mức độ bình thường chiếm
17,2%. Qua đó, thấy được đại dịch phá vỡ sự cân bằng vốn có của xã hội,
gây mất ổn định trơng kinh tế từ đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến chi tiêu của
các hộ gia đình nhất là các hộ gia đình ở vùng tâm dịch, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề kinh tế cịn tác động đến đời sống hằng ngày của các hộ gia
đình, ngồi chi phí sinh hoạt, thì cịn tác động đến mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình. Theo Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội
học người Đức, các cá nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với mn
lồi, các cá nhân sử dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức,
phương thức để đạt được mục tiêu. Việc thắc chặt chi tiêu dễ gây ra mâu
thuẫn, xung đột của các thành viên trong gia đình. Theo lí thuyết xung đột
của K.Marx, xung đột xảy ra do q trình phân cơng lao động và sử hữu tư
liệu sản xuất. Xung đột về mặt lợi ích hay kinh tế giữa các thành viên trong
gia đình gắn liền với lợi ích hay quyền lợi, khả năng sử dụng vật chất giữa
các thành viên. Xung đột gia đình cũng xuất hiện khi cách cư xử giữa thành
12

0

0

Tieu luan



Biến đổi xã hội

viên trong gia đình liên quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi
ích (lợi ích vật chất hoặc tinh thần) của người kia. Việc các thành viên trong
gia đình bị tạm nghĩ hoặc mất việc hoàn toàn gây ra nhiều thay đổi và tranh
cãi trong gia đình. Lấy ví dụ, việc thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ít thịt
nhiều rau hơn cũng là một vấn đề gây ra mâu thuẫn.Việc phân công lao
động trong gia đình bị thay đổi cũng là yếu tố gây ra các xung đột gia đình.
Các thành viên trong gia đình khơng thể ra ngồi, việc cọ xát nhau qua
nhiều, sự hiện diện thường trực của các thành viên làm mất đi sự riêng tư
vốn có cũng có thể gây ra mâu thuẫn trong các gia đình. Trong một gia đình
có nhiều thế hệ, sẽ dễ xảy ra xung đột hơn nữa trong việc bất đồng quan
điểm giữa các thế hệ. Thế hệ ơng bà sẽ khó chấp nhận được các hành vi của
con cháu khi trong điều kiện các em khơng thể đến trường chỉ có thể ở nhà
học trực tuyến và đa phần thời gian rãnh chỉ tập trung với chiếc smartphone
cũng là một nguyên nhân gây ra xung đột gia đình. Hơn thế nữa, khi làm
việc tại nhà cha mẹ có nhiều thời gian với con hơn và đặt ra sự kì vọng lớn
hơn với việc học của con mà con không thể thực hiện được. Những điều này
có khả năng tiềm ẩn làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình về cả thể chất
lẫn tinh thần. Từ đó, phá vỡ sự gắn kết gia đình. PGS.TS Bùi Thị Hồng
Thái, Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học xQ hội và Nhân văn (ĐH Quốc
gia Hà Nội) cho rằng, những yếu tố gây nên sự căng thẳng lớn tư฀ bên ngồi
như đại dịch khơng chỉ tấn công đến tâm sinh lý của mỗi cá nhân,mà còn
làm gia tăng khả năng rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu,
căng thẳng mà cịn có thể tác động đến các mối quan hệ mật thiết trong hộ
gia đình như vợ - chồng, cha mẹ - con cái.
Trong đại dịch, bên cạnh những tác động đến kinh tế, tài chính, mâu
thn gia đình, dịch bệnh Covid còn tác động mạnh mẽ đến vấn đề sức

khoẻ, tâm lí của các hộ gia đình. Nói về những ảnh hưởng này, TS Trần Thu
Hương, Khoa Tâm lý học, ĐH Khoa học xQ hội và Nhân văn cũng cho
rằng, đại dịch Covid-19 đQ làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, làm dấy
lên nỗi căng thẳng, sợ hQi, lo lắng về những mất mát cả về sức khỏe thể
chất và sức khỏe tinh thần. Cơ đơn, hoang mang, hồi nghi về mọi thứ là
vấn đề tâm lý cá nhân xuất hiện ngay khi con người phải đối diện với
những áp lực đến tư฀ cơng việc, gia đình hay các mối quan hệ xQ hội nói
13

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

chung. Do nhiều cơ sở ý tế bị quá tải, dẫn đến việc không đủ điều kiện
chăm sóc sức khoẻ

cho tất cả mọi người nhất là người già và trẻ em. Bên cạnh đó, việc giản
cách theo chỉ thị của nhà nước làm gián đoạn lịch khám bệnh định kì hoặc
lịch tiêm chung của trẻ em và người già từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng về
vấn đề sức khoẻ cho mọi người. Theo đánh giá của bài khảo sát, K25, lớp
21030502, trường Đại học Tôn Đức Thắng, có khoảng 32,8% số hộ đánh
giá vấn đề chăm sóc sức khoẻ ở mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng.
Đây có khả năng cao là các hộ gia đình có người già có bệnh nền và trẻ
em hoặc có người bị mắc covid 19. Còn lại 67,2% các hộ gia đình thuộc
mức bình thường hoặc khơng ảnh hưởng. Song song đó, dịch bệnh cịn gây

ảnh hưởng đến vấn đề tâm lí của các hộ gia đình. Trước hết là sự ám ảnh về
tiếng còi xe cứu thương nhất là trong thời kì đỉnh dịch. Với một người, dù
có sức khoẻ đến đâu, thì tiếng cịi xe ồn ào đã có thể gây ảnh hưởng về giấc
ngủ. Trong đại dịch, tiếng còi xe cứu thương liên hồi càng dễ làm người dân
ám ảnh, mất ngủ và lo sợ. Ngoài ra, việc tuân theo chỉ thị 15, 16 của chính
phủ, người dân hạn chế hoặc khơng thể ra ngồi lâu dài có thể dẫn đến vấn
đề tâm lí, ngại tiếp xúc xã hội. Đặc biệt hơn, là nỗi ám ảnh tâm lí đói với
các gia đình có người thân qua đời vì nhiễm Covid. Nhất là đối với trẻ em
có cha mẹ hay người ni dưỡng qua đời vì dịch bệnh. Đây sẽ là chiếc bóng
tâm lí to lớn ngăn cản các em phát triển bình thường. Yến Nhi, một cơ gái
20 tuổi ở Hồ Chí Minh giờ đây lại phải là trụ cột cho ba đứa em thơ, cô chia
sẽ:” Trước ngày chuyển viện, ba nắm lấy tay em nói: ‘Con ơi, cứu ba với’,
Vy(em gái Nhi) bật khóc nhớ lại. Cô bé 16 tuổi chỉ biết nắm tay ba khóc,
động viên ba cố lên.” Chỉ trong vịng 9 ngày cả bốn chị em trở thành trẻ mồ
coi cả cha lẫn mẹ.

14

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Hình 4. Hình ảnh người chị gái Yến Nhi

Sự kì thị, phân biệt đối xử với các gia đình có người nhiễm covid cũng

là một trong những vấn đề bức xúc được gây ra bởi dịch covid. Có sự kì thị
và phân biệt đối xử với các gia đình ở khu vực phong toả hoặc có người bị
nhiễm Covid và đang cách li tập trung. Nhiều cha mẹ khơng cho conchơi
với gia đình hàng xóm vì sợ rằng sẽ bị nhiễm Covid, từ đó gây ra sự xa cách
xã hội với các trẻ. Bên cạnh đó, việc nhiều người đưa thơng tin nhân gia
đình của các gia đình có người bị Covid lên các trang mạng xã hội như
facebook, khiến họ bị tấn cơng tâm lí bởi những bình luận tiêu cực ác ý gây
ra cẳng thẳng cho các gia đình đó. Gây ra sự bức xúc lớn trong xã hội. Về
vấn đề dinh dưỡng, theo các nghiên cứu cho thấy, đa phần mức độ dinh
dưỡng trong các bữa ăn ở các hộ gia đình đều giảm do giá thịt và thực phẩm
gia tăng. Đa số các hộ gia đình đều phải sử dụng thực phẩm có chất lượng
thấp hơn để bảo đảm điều kiện kinh tế gia đình. Một người mẹ của trẻ
khuyết tật ở Hồ Chí Minh chia sẽ:” Chất lượng bữa ăn của b攃Ā cũng giảm
hơn trước, vì chị khơng có thu nhập.” Một cơ gái 16 tuổi ở thành phố Hồ
Chí Minh cũng nói:“Cơng việc của ba mẹ em bị ảnh hưởng, khơng có thu
nhập. Nhà em khơng có tiền để đi chợ, em phải ăn cơm hộp và ăn mì gói
suốt.” Sự mất cân bằng trong dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ và
nhất là cản trở sự phát triển về thể chất và nhận thức của thể hệ trẻ. Dựa vào
lí thuyết của Parson, sự mất cân bằng xã hội dẫn đến sự xáo trộn trong cuộc
sống của người dân, ảnh hưởng sâu sắc đến điều kiện kinh tế và chất lượng

cuộc sống. Thơng qua đó dẫn đến các hành vi giảm bớt chi tiêu và thành
phần dinh dưỡng, các sinh hoạt phí của các thành viên trong gia đình nhằm
hướng tới giá trị, mục đích nhất định đó là đảm bảo chất đủ điều kiện duy trì
cuộc sống trong suốt thời gian dịch bệnh( dựa trên lí thuyết hành động xã
hội của M.Weber).

15

0


0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Bảng 4. Bảng số liệu thống kê ảnh hưởng của dịch Covid trong thời gian giản
cách

Không
ảnh
hưởng

Rất không
ảnh hưởng

Bình
thường

Ảnh
Hưởng

Rất ảnh
hưởng

1.Việc làm

2. Thu

nhập

1,6%

1,6%

18,75%

43,75%

34,3%

0%

1,6%

15,6%

45,3%

37,5%

0%

0%

17,2%

70,3%


12,5%

0%

17,2%

48,4%

29,7%

4,7%

4,7%

4,7%

14,1%

37,5%

39%

3. Chi tiêu

4. Chăm
sóc sức
khoẻ
5. Việc học
của con cái


v Yếu tố khách quan
Bên cạnh tác nhân Covid 19 đã gây nên nhiều xáo trộn trong kinh tế,
xã hội và đời sống của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Thì vấn đề ý
thức phịng bệnh của người dân vẫn chưa thực sự tốt. Đơt dịch thứ thứ 4 bắt
đầu ở thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-4 khi ca tiếp xúc ca nhiễm từ Hà
Nam vào. Sau đó 3 ngày là ngày Giải phóng miền Nam 30-4 và Quốc tế lao
động 1-5. Giữa lúc dịch bệnh đang dần phức tạp hơn, nhưng tại thành phố
16

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

biển Vũng Tàu hàng chục ngàn người dân đổ về nhất là các vùng lân cận
như Hồ Chí Minh,… bất chấp dịch bệnh Covid. Hình ảnh ấy chẳng khác
nào hình ảnh người dân Ấn Độ tụ tập ở sơng Hằng giữa lúc Ấn Độ đang ở
đỉnh dịch.

Hình 5. Vùng tàu 30-4, 1-5 năm 2021
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định của nhà nước của người
dân về phòng chống dịch bệnh vẫn chưa cao. Nhiều người vẫn vô ý thức
không tuân thủ quy tắc 5K, ra đường khi khơng thật sự cần thiết,… Qua đó,
đó đó cho thấy, khơng chỉ Covid tác động làm thay đổi đời sống, kinh tế của
của gia đình mà chính ý thức không chấp hành quy định của mỗi người
dâncũng góp phần làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế gia đình.


Tuy nhiên, bệnh cạnh những hậu quả tiêu cực mà đại dịch Covid mang
lại, vẫn có một số tác động tích cực của đại dịch Covid đến cuộc sống
các hộ gia đình. Đầu tiên, trong suốt thời gian dịch bệnh, đa phần mọi
người đều ở nhà tránh dịch, vì thế cha mẹ có nhiều hơn nữa những thời
gian giành cho gia đình và con cái, có nhiều hơn thời gian để quan tâm
con, chăm sóc và dạy con học. Xây dựng mối quan hệ gia đình trở nên
17

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

khắn khít hơn. Có thể nói đây chính là “thời điểm vàng” cho sự kết nối
gia đình.
Một người cha ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh chia sẽ: “Sau giờ làm
việc tôi về thẳng nhà, căn nhà nhỏ bỗng trở nên ấm cúng, rộn ràng khi
cả gia đình cùng hỗ trợ nhau mọi việc. Tơi dần nhận thấy bữa cơm gia
đình giá trị, ý nghĩa hơn, sức khoẻ được cải thiện đáng kể, có thêm
thời gian quan tâm chăm sóc cho con cái, cha mẹ, gia đình hạnh phúc
hơn”. Trong khoảng thời gian này, bậc cha mẹ cũng có nhiều thời gian
hơn để lắng nghe ý kiến của con cái, hiểu được con cái mình hơn, xây
dựng gia đình hành phúc hơn. Các chuyên gia tâm lí cho rằng: chính
khoảng thời gian dịch bệnh này cha mẹ bận rộn với công việc tại nhà
vừa phải chăm lo học hành cho con cái, tuy có bận rộn hơn nhưng

cũng chính khoảng thời gian này đã giúp cho các thành viên hiểu nhau
hơn, gắn bó với nhau hơn, con cái có thể thấu hiểu hơn cơng việc của
cha mẹ, cha mẹ cũng có nhiều thời gian gần gũi con hơn, vợ chồng có
thể thơng cảm cha nhau nhiều hơn, mỗi người sẽ có những nhìn nhận
rõ hơn về trách nhiệm của mình trong gia đình. Dựa theo thuyết hành
vi của M.Weber, có thể hiểu, hành động của các thành viên trong gia
đình ảnh hưởng đến các thành viên khác, và những hành vi này đều
hướng tới một giá trị mục đích nhất định là gìn giữ gia đình hạnh phúc
giữa cơn bão Covid. Với chủ đề “Gia đình bình an-xã hội hạnh phúc”
của ngày Gia đình Việt Nam năm nay, nhằm muốn gửi tới thông điệp:
hãy sưởi ấm ngôi nhà bạn giữa đại dịch Covid bằng sự yêu thương, san
sẻ lẫn nhau. Vì chỉ khi gia đình hạnh phúc thì xã hội mới có thể đủ sức
mạnh chống chọi với cơn bão đại dịch.

2.3 Bình luận về hiện tượng “Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi
của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”
Cơn bão Covid 19 bất ngờ tràn tới Việt Nam khiến nhà nước và các
hộ gia không kịp trở tay. Tuy nhà nước và chính quyền từng địa
phương đã đưa ra nhiều nghị định, nghị quyết, biện pháp để đối phó
18

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội


với đại dịch; nhưng những ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn gây ra nhiều
hậu quả xấu trên kinh tế,xã hội của Việt Nam, nhất là vùng tâm dịch
như thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy nhiều gia đình ở đây rơi vào con
đừng thất nghiệp, túng thiếu, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí và cuộc
sống gia đình. Gia đình chính là hạt nhân là cơ sở để xã hội phát triển,
gia đình khơng ổn định sẽ gây ra sự xáo trộn trong xã hội. Ngược lại,
xã hội chính sẽ tạo điều kiện để gia đình phát triển và hạnh phúc. Gia
đình và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qualại lẫn nhau.
Do đó, khi dịch bệnh bắt đầu diễn biến phức tạp, tác động đếnkinh tế,
xã hội, gây mất ổn định trong kinh tế từ đó xã hội khơng đủ khả năng
để tạo điều kiện cho các gia đình phát triển và hạnh phúc. Và khi gia
đình khơng thể phát triển kinh tế gia đình giảm sút cũng làm cho kinh
tế đất đi xuống.
So sánh với thời kì trước dịch bệnh, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
là một trong những nơi có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trên cả
nước, là đầu tàu cho nên kinh tế Việt Nam phát triển. Phần lớn các
cơng ti, xí nghiệp lớn đều tập trung ở đây, do đó số lượng cơng nhân
đổ về từ mọi miền đất nước chiếm số lượng lớn ở Hồ Chí Minh. Trước
khi dịch bệnh bùng phát lần thứ tư, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận
thành tích GRDP nữa đầu nămnay tăng 680.328 tỉ đồng (tăng 5,46%),
mức kỉ lục trong 5 năm trở lại đây. Vào tháng 6 kinh tế thành phố vẫn
ổn đến tháng 7, 8 và 9 mọi thứ bắt đầu có xu hướng giảm. Những tổn
thương nghiêm trọng đã xảy ra ở ngành công nghiệp, thương mại dịch
vụ. Doanh số thương mại dịch vụ tháng 8 chỉ còn 35.500 tỷ đồng, chưa
bằng 30 % doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Chỉ số
sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (IIP) tháng chín ghi nhận giảm 12,9%

so với cùng kỳ 2020. Khảo sát của Cục thống kê thành phố Hồ Chí
Minh cơng bố cuối tháng 9 cho hay chỉ chưa đầy 10 % doanh nghiệp
nhận định rằng hoạt động sản xuất kinh doanh quý III tốt hơn q II

cịn lại hơn 90 % họ khó khăn hơn.

19

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

Hình 6. Biểu đồ chỉ số sản xuất cơng nghiệp ở Hồ Chí Minh trong đợt dịch
thứ 4

Hình 7. Biểu đồ chỉ số gía tiêu dùng ở Hồ Chí Minh trong đợt dịch thứ

GS.TS Nguyễn Trọng Hồi, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
nhận định rằng: “Chưa từng có tiền lệ nào thành phố Hồ Chí Minh tăng
trưởng âm, trên một nửa dân số gặp khó khăn hơn 80% doanh nghiệp ảnh
hưởng hoạt động như giai đoạn vừa qua.”

20

0

0

Tieu luan



Biến đổi xã hội

Chủ đề” Ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự thay đổi của các hộ
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh” vẫn ln là một trong những vấn đề cấp
thiết của xã hội hiện nay, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy cuộc sống
đang dần trở lại “bình thường mới”, sống chung với dịch, thế nhưng phần
lớn rất động hộ gia đình vẫn phải đối mặt với cảnh khó khăn do chưa tìm lại
được việc làm nhưng nguồn vốn của gia đình lại khơng cịn nhiều, nhất là
các hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Hơn thế nữa, tuy nói là “ Bình thường
mới” trở lại cuộc sống thế nhưng nếu sơ xuất chỉ một tí cũng có thể làm
bùng phát đại dịch trở lại, gây ra hậu qủa khó lường.
Bên cạnh những vấn đề đã được đưa ra, nghiên cứu này vẫn còn những
hạn chế nhất định. Việc đánh giá “ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự
thay đổi của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện một
cách ngắn gọn và đơn giản.Thứ nhất, do tình hình dịch bệnh, nghiên cứu
khơng thể tìm hiểu sâu và hiệu quả. Thứ hai, chỉ có thể thực hiện nghiên
cứu ở một số ít hộ gia đình ( 64 hộ gia đình) do đó có thể dẫn đến nhiều sai
lệch và ảnh hưởng đến khả năng khái quát của nghiên cứu. Thứ ba, do thời
gian giản cách xã hội, nhóm nghiên cứu khơng thể phỏng vấn tại các hộ gia
đình mà chỉ có thể phỏng vấn qua hình thức trực tuyến, không thể quan sát
được biểu cảm của người được phỏng vấn trong quá trình trả lời. Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng được bổ sung bằng các số liệu và tài liệu có sẵn thơng qua
internet, góp phần làm bài nghiên cứu bám sát thực tế hơn.
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Thông qua bài nghiên cứu giúp mọi người thấy rõ hơn những tác động
tiêu cực cũng như tích cực của “ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sự
thay đổi của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh”. Góp phần làm cho
người dân có cái nhìn khách quan hơn về đại dịch Covid 19. Dịch bệnh đã

làm ảnh hưởng quá nhiều chất lượng cuộc sống của xã hội từ kinh tế, giáo
dục, dinh dưỡng,… gây ra nhiều hệ luỵ cho cuộc sống của các hộ gia đình ở
Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Hiện nay, “trạng thái
bình thường mới” đang dần đem lại nhiều hiệu ứng tích cực cho cuộc sống
của người dân. Nhiều cha mẹ cũng chủ động hơn trong việc dạy con các kĩ
năng sông như nấu ăn, tập cho con thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ và rửa
21

0

0

Tieu luan


Biến đổi xã hội

tay trước khi ăn. Sự gắn kết giữa các hộ gia đinh thông qua các trang mạng
xã hội để chia sẽ kiến thức kỉ năng nuôi dạy con cho nhau cũng góp phần
mang lại hiệu ứng tích cực cho xã hội.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm đưa ra các khuyến nghị cho
chính phủ, các nhà chức trách cũng như các hộ gia đình ở tại thành phố Hồ
Chí Minh. Trước hết, là đảm bảo cho các hộ gia đình có điều kiện kinh tế ổn
định đủ sức vượt qua gia đoạn dịch bệnh thông qua các khoảng trợ cấp xã
hội, hộ trợ đào tạo và tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho người lao động sau
khi bước vào gia đoạn “bình thường mới”. Tiếp theo, đảm bảo cho các dịch
vụ ý tế đủ sức tiếp cận và hộ trợ các hộ gia đình, nhất là gia đình có người
già và trẻ em, đặc biệt là hỗ trợ chăm sóc trước và sau khi tiêm chủng. Thứ
ba, hỗ trợ, cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng nhằm duy trì chế độ ăn
uống lành mạnh cho các hộ gia đình. Thứ tư, về giáo dục cần quan tâm và

hỗ trợ nhiều hơn các gia đình có hồn cảnh khó khăn, tiếp tục duy trì cho
các em có thể tiếp tục học tập trực tuyến. Nâng cao kĩ năng dạy và học
thông qua môi trường công nghệ. Lồng ghép các bài học về giáo dục kiến
thức và kĩ năng cho trẻ nhằm đối phó với dịch bệnh. Cuối cùng, cần quan
tâm hỗ trợ đến vấn đề tâm lí của người dân sau dịch bệnh. Nhất là đối với
trẻ em đặc biệt là đối với các em mồ coi cha, mẹ hoặc người ni dưỡng vì
dịch bệnh Covid 19.

22

0

0

Tieu luan


×