Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận cao học xhh lãnh đạo quản lý vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 16 trang )

Vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức vào quản lý xã hội.
Liên hệ? Vì sao nói phân tầng xã hội hợp thức là cơ sở lý luận,
phương thức, nền tảng để thực hiện công bằng xã hội cịn cơng

bằng xã hội là nhân lõi của phân tầng hợp thức
Học viên:

Bùi Mạnh Cường

Mã số học viên:
Lớp:

Hoàn chỉnh kiến thức CCLLCT K68- C03

Hà Nội, tháng 3 năm 2018


MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước và phát triển kinh tế
thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội nổi lên như một vấn đề thời
sự cấp bách. Từ một hiện tượng diễn ra chậm chạp, lẻ tẻ, bị che lấp bởi “chủ nghĩa
bình quân chia đều sự nghèo khổ” đã trở thành một hiện tượng diễn ra ngày càng
rõ nét. Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo đã trở thành những vấn đề nổi
cộm mà ai cũng cảm nhận được. Nó diễn ra giữa các vùng, miền khác nhau, giữa
khu vực thành thị và nơng thơn..., thậm chí trong nội bộ một giai cấp, trong cùng
một nghề nghiệp hay giữa các hộ gia đình.
Phân tầng xã hội là một nội dung hết sức quan trọng trong các nội dung
nghiên cứu về cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề khác của xã hội học. Trong đời
sống xã hội hầu hết các khía cạnh của mỗi con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp
liên quan đến vị trí của họ trong bậc thang xã hội. Do bản chất của nó, phân tầng
xã hội đặt ra những vấn đề hết sức nghiêm túc về sự phân hoá giàu - nghèo, giữa


những người có địa vị cao, có lợi thế với những người có địa vị thấp và có nhiều
bất lợi trong sự th ăng tiến. Nó làm nảy sinh nhiều cuộc đấu tranh giành quyền lực
và lợi ích trong lịch sử. ở nước ta phân tầng xã hội đã từng xuất hiện và tồn tại từ
lâu. Tuy nhiên quy mô và tính chất, mức độ của nó khơng giống nhau trong từng
thời kỳ lịch sử khác nhau. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, phân tầng xã
hội ngày một hiện rõ như một hiện tượng tự nhiên tất yếu, trong đó nổi bật là sự
phân hố giàu, nghèo đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Vì vậy, phải
nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tầng xã hội,
tìm ra những mặt tích cực, những hạn chế, tiêu cực của phân tầng xã hội, những
hậu quả do sự phân tầng xã hội đối với xã hội ta. Từ đó có quan điểm và đề ra giải
pháp khắc phục mặt tiêu cực của phân tầng xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã
1


hội. Chính vì vậy lựa chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức
vào quản lý xã hội. Liên hệ? Vì sao nói phân tầng xã hội hợp thức là cơ sở lý luận,
phương thức, nền tảng để thực hiện cơng bằng xã hội cịn cơng bằng xã hội là nhân
lõi của phân tầng hợp thức” để có thể thấy rõ hơn các mặt của xã hội. Trong q
trình tìm hiểu, nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý, bổ sung và chỉnh sửa để bài viết được hoàn thiện hơn.

2


NỘI DUNG
1. Khái niệm Phân tầng xã hội (PTXH)
Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nó
được định nghĩa là sự xếp hạng (ranking) một cách ổn định các vị trí trong xã hội
xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau.
Trong sự phân tầng xã hội, có các “tầng” (stratum), mỗi tầng là một tập hợp người

(cá nhân) giống nhau về địa vị/vị thế, bao gồm địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa
vị chính trị (quyền lực) hay địa vị xã hội (như uy tín), từ đó mà họ có được những
cơ hội thăng tiến, sự phong thưởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội.
PTXH có liên quan tới những bất bình đẳng xã hội đã thành mơ hình, hay đã
được cấu trúc hố giữa tất cả các nhóm người khác nhau. Người ta tập trung chú ý
tới PTXH vì nó có tiềm năng gây ra các căng thẳng và biến động xã hội đột ngột.
Trong lịch sử, các nhà xã hội học phương Tây đã đưa ra nhiều yếu tố để xác
định khái niệm phân tầng xã hội. Điển hình nhất là nhà xã hội học Đức Max
Weber, đã bao hàm trong khái niệm phân tầng xã hội cả việc phân chia xã hội
thành các giai cấp. Bên cạnh đó, ơng khơng chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế, sở
hữu (như thường dùng khi xác định sự phân chia giai cấp), mà còn sử dụng đồng
thời các tiêu chí về chính trị (quyền lực) và tiêu chí văn hóa (như uy tín) để định
nghĩa khái niệm phân tầng xã hội.
Talcott Parsons, nhà xã hội học Mỹ coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá
nhân vào một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những
tiêu chuẩn chung về giá trị. Phân tầng xã hội là kết quả trực tiếp của phân công lao
động xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau. Cịn theo Smelser,
phân tầng xã hội gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó hình thành nên những tầng
3


lớp/giai tầng khác nhau trong xã hội. Phân tầng xã hội phản ánh sự bất bình đẳng
mang tính cấu trúc của tất cả các xã hội, sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã
hội của các cá nhân bởi địa vị của họ trong các bậc thang xã hội.
Như vậy, về cơ bản, phân tầng xã hội là một sự phân chia mang tính cấu trúc
thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên các đặc trưng vị thế kinh tế xã hội của
các cá nhân, trong đó sử dụng đồng thời 3 loại các dấu hiệu, tiêu chí: về kinh tế (tài
sản, thu nhập), về chính trị (quyền lực, tổ chức) và văn hóa (uy tín). Khái niệm
phân tầng xã hội vì vậy phân biệt với các khái niệm gần gũi như: phân hóa giai

cấp, phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội. Các khái niệm sau này về cơ bản có thể
xem như những biến thể, hay là trường hợp riêng của phân tầng xã hội.
Phân tầng xã hội cũng phản ánh những bất bình đẳng xã hội đã thành mơ
hình, hay đã được cấu trúc hóa giữa tất cả các nhóm người khác nhau, chứ không
riêng giữa các cá nhân. Phân tầng xã hội cũng có liên hệ mật thiết tới các cơ may,
vận hội trong cuộc đời của các cá nhân và các nhóm xã hội. Những cơ may, vận
hội trong cuộc đời đến với họ thường không đồng đều, cũng như việc hội đủ các
điều kiện để tận dụng, khai thác các cơ may, vận hội đó cũng rất khác nhau.
2. Phân tầng xã hội hợp thức
Phân tầng xã hội hợp thức là một cấu trúc tầng bậc cao thấp, phản ánh sự
khác nhau, sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về ba dấu
hiệu chủ yếu: địa vị chính trị, địa vị kinh tế, địa vị xã hội. Tuy nhiên, cấu trúc tầng
bậc này là “hợp thức”, nó đối lập với phân tầng xã hội không hợp thức. Có nghĩa
rằng, nó được hình thành, khơng phải là do cách làm ăn phi pháp, luồn lọt, xu nịnh,
gian dối, mánh khóe, thủ đoạn hoặc do những hành vi sai trái, làm ăn bất chính mà
có. Phân tầng xã hội hợp thức là một cấu trúc tầng bậc cao, thấp (trên, dưới) chủ
yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về
mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến,
đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
4


Người nào có tài càng cao, đức càng rộng và sự cống hiến cho xã hội càng
nhiều thì người đó càng xứng đáng đứng vào vị trí cao trong xã hội, xứng đáng
được giao phó cho những quyền lực cao, quan trọng để lãnh đạo, quản lý xã hội.
Và đương nhiên họ cũng xứng đáng được xã hội kính trọng, suy tơn và được
hưởng những lợi ích vật chất cao. Người nào tài đức trung bình và cống hiến cho
xã hội ở mức trung bình thì cũng sẽ có những vị trí trung bình và sự đánh giá tương
ứng với mức độ những đóng góp trung bình của họ. Những người tài, trí thấp, “tài
hèn sức mọn”, đóng góp cho xã hội ít thì đương nhiên sẽ đứng ở vị trí thấp, và họ

được đánh giá, nhìn nhận một cách tương ứng với những gì mà họ có và đóng góp
cho xã hội. Thực chất phân tầng xã hội hợp thức vận hành theo nguyên tắc “làm
theo năng lực, hưởng theo lao động” - nguyên tắc quan trọng nhất để nhận biết và
phân biệt giữa công bằng xã hội và bất công bằng xã hội. Hợp thức được hiểu
trong khái niệm phân tầng xã hội hợp thức không chỉ hiểu theo nghĩa thông thường
mà là một khái niệm khoa hoc. Nó hàm chứa ở trong đó cả sự phù hợp với đạo lý,
pháp lý, vừa phù hợp với các giá trị, chuẩn mực và các quy tắc của đời sống văn
hóa, xã hội. Nó khơng chỉ phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực của hiện tại, của
cái đang diễn ra mà còn phù hợp với xu hướng vận động đi lên mang tính quy luật
của xã hội. Ở đây nó bao hàm cả ba khơng phải là một.Vì trong thực tế, ở một giai
đoạn nào đó, trong một quốc gia hay một số địa phương nhất định nào đó với một
bối cảnh cụ thể, nhất định, sự phù hợp với đạo lý chưa chắc đã phù hợp vơi pháp lý
và ngược lai, hoặc sự phù hợp với một phương thức, thể thức nào đó ( mặc dù
được nhiều người thừa nhận) song chưa hẳn đã phù hợp với tính quy luật khách
quan, sự vận động mang tính xu hướng của xã hội. Đây là một khái niêm có nội
hàm mới, một đóng góp mới làm phong phú thêm kho tàng của các khái niệm,
phạm trù khoa học xã hội. Khái niệm này cần được phân biệt một cách rạch ròi với
các khái niệm như hợp pháp, hợp với đạo lý hay những thể thức, quy tắc thông
thường, cục bộ, nhất thời nào.
5


Rõ ràng rằng, với một nội hàm khái niệm như vậy, chúng ta có thể hiểu phân
tầng xã hội hợp thức chính là trật tự xã hội lý tưởng của sự công bằng xã hội.
Đương nhiên, trong trường hợp này, phân tầng xã hội hợp thức là tích cực, là cần
thiết là cái chúng ta ước muốn. Một xã hội như vậy sẽ tạo ra được động lực, nguồn
xung lượng thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước, nó sẽ góp phần tạo ra trật tự xã hội
cũng như bộ mặt nhân văn, nhân bản, nhân ái cho xã hội; Đồng thời khắc phục
được những tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, hẹp hòi, kèn cựa, đố kị ganh ghét những
người hơn mình. Mặt khác, nó sẽ tạo ra được chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội

cũng như sự tự đánh giá đúng bản thân. Các cá nhân vừa biết đặt ra cho mình
những mục tiêu phấn đấu phù hợp vừa biết tự bằng lịng với những gì mình có,
mình làm, không lười biếng, không ỷ lại song cũng không quá tham vọng so với
năng lực và những điều kiện hiện có của họ. Một xã hội mà mỗi người đều tự biết
rõ mình, biết rõ người, biết tự đặt mình vào vị trí của người khác, biết tự nhìn nhận
đánh giá bản thân từ vị trí mà xã hội giao phó. Đồng thời hành động theo đúng vị
thế, vai trị của mình theo cái danh, cái phận của bản thân thì chắc chắn rằng xã hội
đó sẽ là một xã hội trật tự, kỷ cương, ổn định, công bằng và phát triển.
Với một xã hội phân tầng xã hội hợp thức như vậy, đương nhiên là chúng ta
sẽ thừa nhận, ủng hộ và tìm cách bảo vệ. Hơn thế nữa chúng ta cũng cần thiết phải
tuyên truyền rộng rãi để đông đảo mọi người cùng thừa nhận, ủng hộ và cùng góp
sức duy trì, củng cố, phát triển và bảo vệ một trật tự xã hội hợp thức. Đương nhiên,
với một xã hội như vây, thì cần được thiết chế hoá trong cuộc sống. Nhà nước cần
phải tạo ra những hành lang pháp lý minh bach, văn minh, rộng rãi an toàn, cần
thiết và cởi mở cho phân tầng hợp thức, nơi mà mọi người đều được phát huy
năng lực, cống hiến theo khả năng và được hưởng các lợi ích mà họ xứng đáng
được hưởng theo đúng pháp luật của nhà nước và đạo lý của xã hội.
2. Mối quan hệ giữa phân tầng xã hội hợp thức và công bằng xã hội

6


Phân tầng xã hội hợp thức thực chất là trật tự của công bằng xã hội, là điều
kiện, phương thức và nền tảng xã hội đảm bảo cho việc thực hiện cơng bằng xã
hội; cịn cơng bằng xã hội lại là tiêu chuẩn “nhân lõi”cốt yếu bên trong của phân
tầng xã hội hợp thức
Thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội là một trong các mục tiêu
cao cả và định hướng xã hội mạnh mẽ của chính phủ Việt nam suốt từ khi lập nước
đến nay.Tuy nhiên, để đi đến một nhận thức đúng đắn cũng như đưa ra các giải
pháp thực hiện một cách sát hợp về cơng bằng xã hội là cả một q trình tìm tịi

với những bước đi quanh co khúc khuỷu của nó. Đã có một thời kỳ dài, khái niệm
cơng bằng xã hội chưa được nhận thức và phân biệt một cách rõ ràng, rành mạch
với khái niệm bình đẳng xã hội. Hai khái niệm này thường đi kèm nhau và được
dùng chung nghĩa với nhau hoặc thay nghĩa cho nhau,(không thấy sự khác biệt
đáng kể nào trong nhận thức cũng như trong các lối ứng xử giữa người ta với
nhau); thường thì, cơng bằng xã hội được hiểu như ngang bằng và bất bình đẳng xã
hội có lúc, có nơi lại được một số người xem là bất công bằng xã hội). Chính
những nhận thức thiếu rõ ràng và có phần sai lệch này đã dẫn đến việc dư luận xã
hội cũng như các chính sách xã hội có xu hướng bình qn chủ nghĩa, thậm chí có
những nơi những lúc, người ta đã coi phương thức phân phối bình quân chủ nghĩa
như là phương thức phân phối lợi ích tốt nhất, dễ dàng nhất để thực hiện công bằng
xã hội. Hệ lụy của nó là đã làm thủ tiêu động lực của các tầng lớp xã hội và theo đó
là một thời kỳ xã hội trì trệ kéo dài. Điều này đã được Đảng và Nhà nước Việt
Nam nghiêm túc thừa nhận trong các văn kiện chính thức của mình. Để khắc phục
những vướng mắc về mặt nhận thức lý luận cũng như những bất cập trong thực
tiễn về việc thực hiên và áp dụng những tiêu chuẩn của công bằng xã hôi, chúng tôi
cho rằng, chúng ta cần thiết phải đồng thời có những nhận thức đúng đắn về cả
phân tầng xã hội và cả công bằng xã hội, phải thấy rõ mối quan hệ bản chất giữa
phân tầng xã hội hợp thức với công bằng xã hội. Không thể xây dựng được một xã
7


hội phân tầng hợp thức nếu vẫn tồn tại phổ biến những tiêu chuẩn và những
phương thức áp dụng phi quy tắc về công bằng trong xã hội. Ngược lại khơng thể
có cơng bằng xã hội nếu chúng ta đã đồng nhất phân tầng xã hội nói chung với bất
cơng bằng xã hội. Chỉ một khi nhận thức được rằng, trong phân tầng xã hội có cả
phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức, trong đó phân tầng
xã hội hợp thức là một cấu trúc bất bình đẳng song được xây dựng trên những
nguyên tắc của công bằng (e’gal với công bằng) như đã phân tích ở trên thì chúng
ta mới có cơ sở khoa học để vừa xây dựng xã hội phân tầng hợp thức vừa thực

hiện được những mục tiêu của công bằng xã hội. Theo suy nghĩ của chúng tơi, để
có thể nhận thức cho đúng và đưa ra những giải pháp cho đúng nhằm hướng tới
mực tiêu xây dựng một xã hội công bằng (thực hiện tiến bộ xã hội , cơng bằng xã
hội) địi hỏi chúng ta phải phát hiện và tìm ra một điểm chung của phân tầng xã hội
hợp thức và cơng bằng xã hơi- đó là sự “phù hợp”, sự “tương ứng” Trước hết đối
với khái niệm công bằng xã hội, chúng tôi cho rằng, công bằng không phải là cào
bằng, là sự ngang bằng nhau một cách vô điều kiện mà là một sự ngang bằng nhau
trong một mối quan hệ hết sức xác định, với một nguyên tắc hết sức xác định, đó là
người ta sẽ được ứng xử ngang nhau, nhận về mình những lợi ích ngang nhau,
hưởng quyền lợi ngang nhau, được sắp xếp vào những vị trí ngang nhau nếu họ có
tài năng, đức độ ngang nhau, cống hiến, đóng góp cho xã hội ngang nhau, thực
hiện những nghĩa vụ ngang nhau. Người ta sẽ sẽ được ứng xử khác nhau, nhận về
mình những quyền và lợi ích khác nhau, sắp xếp vào những vị trí khác nhau nếu tài
năng, đức độ khác nhau, cống hiến, đóng góp khác nhau, đảm nhận những nghĩa
vụ khác nhau.1 “Công bằng ở đây được hiểu đó là sự phù hơp giữa năng lực thực
tiễn của người ta với địa vị xã hội mà họ đảm nhiệm, giữa nghĩa vụ và trách nhiệm,
cống hiến và hưởng thụ, sự hy sinh, đóng góp và sự đền đáp, công lao và sự thừa
nhận, giữa làm và hưởng, lao động và sự trả công, giữa tội ác và sự trừng phạt (có
1

Xem: Từ điển bách khoa Triết học, Matxcơva,1983,tr 650(tiếng Nga)

8


làm thì có hưởng, khơng làm thì khơng hưởng. Theo cách hiểu này, thì cơng bằng
khơng phải là cào bằng, cũng không phải bất cứ sự bằng nhau nào” 2. Hai người
được ứng xử ngang bằng nhau, đãi ngộ ngang nhau nhưng tài năng, đức độ khác
nhau, cống hiến đóng góp khác nhau thì khơng được hiểu là cơng bằng mà chính
nó là bất cơng bằng.Tương tự như vậy, hai người được ứng xử khác nhau đãi ngộ

khác nhau trên cơ sở của sự khác nhau tương ứng về tài năng ,đức độ và sự đóng
góp, cống hiến của họ cho xã hội thì đó khơng phải là bất cơng bằng xã hội mà
chính đó lại là cơng bằng xã hội. Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu đánh đồng khái
niệm cơng bằng xã hội với khái niệm bình đẳng xã hội thì thật là một sai lầm đáng
tiếc, nó có thể dẫn đến những hệ lụy xã hội tiêu cực. Khơng phải bất kỳ một sự
bình đẳng xã hội nào cũng là cơng bằng xã hội mà chỉ có những bình đẳng xã hội
nào dược đặt trong một mối quan hệ hết sức xác định như vừa phân tích ở trên thì
mới là cơng bằng xã hội. Hai là, bình đẳng xã hội là mọi sự ngang nhau song công
bằng xã hội bao hàm cả sự khác nhau (sự cống hiến, đóng góp cao thấp khác nhau
sẽ nhận được những quyền và lợi ích cao thấp khác nhau).Những người có trình
độ, năng lực khác nhau song lại được ứng xử giống nhau, ngang bằng nhau thì đó
là cào bằng, là bất cơng bằng. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau về một
khía cạnh, một phương diện nào đó giữa người ta với nhau mà chưa xem xét đến
hay khơng địi hỏi phải gắn nó với một quan hệ hết sức xác định vốn không ngang
bằng nhau về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), tài năng, cống hiến, đóng góp thực tế
của mỗi cá nhân cho xã hội.Ví dụ: Chúng ta nói rằng, anh A và anh B bình đẳng
với nhau để cùng đua tranh với nhau vào một vị trí giám đốc một nhà máy hay hiệu
trưởng một trường phổ thơng nào đó nhưng chúng ta chưa nói gì đến sự khác biệt
giữa họ về trình độ chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm, sức bền, sự điềm đạm
và những tiêu chuẩn cần thiết khác thì đó mới chỉ thuần túy nói đến sự bình đẳng
về cơ hội giữa hai người và sự không ngang bằng nhau về năng lực vận dụng cơ
2

Nguyễn Đình Tấn.T/c XHH, số 4/2014, tr18.

9


hội mà chưa nói gì đến cơng bằng xã hội . Chúng ta chỉ nói đến cơng bằng xã hội
một khi kết cục thắng lợi thuộc về người có năng lực (thể chất trí tuệ) cao hơn, ý

chí, bản lĩnh cao hơn, có vốn xã hội nhiều hơn với một năng lực nắm bắt và vận
dụng cơ hội tốt hơn. Ví dụ khác: anh A với anh B bình đẳng với nhau về tiền
lương, tiền thưởng (được hưởng lương, thưởng ngang nhau) song năng suất, chất
lượng, hiệu quả và những đóng góp thực tế của mỗi người cho doanh nghiệp lại hết
sức khác nhau thì đó lại được coi là bất công bằng. “Việc nhận thức chân xác và
phân định một cách rạch ròi, rõ ràng giữa 2 khái niệm cơng bằng xã hội và bình
đẳng xã hội là hết sức quan trọng. Nó cần phải trở thành nền tảng của đạo đức xã
hội, cơ sở khoa học của mọi chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học- công
nghệ cho mọi quốc gia, dân tộc... Với một cách hiểu về công bằng xã hội như vậy,
rõ ràng rằng, nó phải là tiêu chuẩn nhân lõi để xây dựng xã hội phân tầng hợp
thức. Cùng với nó, phân tầng xã hội hợp thức phải là trật tự, là phương thức tốt
nhất để thực hiện công bằng xã hội”.3
Tất nhiên, trên đây chỉ là những nguyên tắc cốt lõi, quan trọng nhất về
công bằng xã hội. Khi xem xét những vấn đề phong phú của đời sống thực tiễn,
chúng ta phải tính tốn một cách thực sự đầy đủ các yếu tố cụ thể, đa dạng và sinh
động của xã hội hiện thực với các yếu tố nhân văn, nhân bản có từ trong chiều sâu
của đạo lý và truyền thống tương thân ,tương ái quý báu của dân tộc.
3. Liên hệ việc vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức vào quản
lý xã hội
Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quyết sách
đúng đắn trong quá trình tiến hành đổi mới, bước phát triển mới về tư duy lý luận
trong lãnh đạo xây dựng đất nước giàu mạnh của Đảng ta. Song nó cũng đặt ra vấn
đề về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa
phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
3

Sách đã dẫn.tr19

10



của đất nước. Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong các kỳ đại hội và hội nghị, từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội
lần thứ XI, Đảng ta luôn luôn khẳng định và nhất quán quan điểm tăng trưởng kinh
tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển về văn hóa, xã hội gắn với
phát triển kinh tế trong từng bước phát triển; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Đại hội lần thứ XI chỉ rõ: “Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo,
đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy
giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh,
tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”4.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp, kết hợp với đẩy mạnh xóa đói, giảm
nghèo là hai vấn đề, hai q trình tưởng như khơng có sự liên quan với nhau,
nhưng trên thực tế, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ nhau. Khuyến
khích làm giàu hợp pháp tạo động lực xã hội để mọi người dân nỗ lực thốt nghèo
và vươn lên làm giàu; xóa đói, giàm nghèo để làm cho những người nghèo từng
bước có đời sống ngày càng tốt hơn, tiến tới khá giả và giàu có; kết quả xóa đói,
giảm nghèo “tạo nền tảng vật chất” để người nghèo thoát nghèo và làm giàu. Sự
vươn lên về kinh tế của những người nghèo nhờ chính sách xóa đói, giảm nghèo
thúc đẩy những người khá giả, giàu có vươn lên khá giả hơn, giàu có hơn.
Giàu hợp pháp là những người giàu bằng chính trí tuệ, sức lực, tiền của của
chính mình và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không phải giàu có do
tham ơ, tham nhũng, bn lậu, trốn thuế. Những người giàu hợp pháp thường là
những người chủ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,... Họ tạo ra cơ sở kinh tế
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011,
tr. 181.
4


11


- xã hội cho việc giải quyết việc làm trong xã hội, tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật
cho những người nghèo thốt nghèo. Những người giàu hợp pháp góp phần tích
cực vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, bền vững.
Ở khu vực nông thôn, trên lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, các chủ trang trại
đã góp sức lớn vào khai thác tài nguyên, tận dụng đất canh tác, phát triển sản xuất,
có cơng lớn trong việc tạo cơng ăn, việc làm, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo bền vững
ở khu vực nông thôn. Các trang trại là “cứu cánh” đối với người nghèo vốn, nghèo
đất đai, nghèo kinh nghiệm sản xuất, nghèo khó ở khu vực nơng thôn. Ở khu vực
thành thị, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng đã tạo công ăn việc làm cho
người dân ở thành thị và những lao động di cư tự do từ nông thôn ra.
Giàu không hợp pháp là những người giàu bằng con đường tham ô, tham
nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lừa gạt, làm ăn theo kiểu chụp giật,.... Giàu khơng hợp
pháp khơng góp phần vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, trái lại, nó khoét sâu
mâu thuẫn xã hội giữa giàu và nghèo, suy giảm sự đồng thuận xã hội, mầm mống
của những xung đột xã hội, bạo động xã hội. Đấu tranh với làm giàu không hợp
pháp gắn chặt với cuộc đấu tranh, ngăn chặn tệ nam tham ô, tham nhũng, buôn lậu;
với cuộc đấu tranh ngăn chặn sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cũng cần nhận thấy mối liên hệ giữa cơ chế kinh tế và chủ trương khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói, giảm nghèo. Nền kinh tế nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường (kinh tế thị trường) tạo điều kiện, cơ sở kinh
tế - xã hội cho kinh tế tư nhân phát triển, để vừa làm giàu hợp pháp, vừa góp phần
vào xố đói, giảm nghèo. Thực tế cho thấy, sẽ khó có thể thực hiện tốt khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói, giảm nghèo nếu khơng hồn thiện thể
chế kinh tế thị trường. Do đó, việc hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa giữ vai trò quan trọng, tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho việc khuyến
khích làm giàu hợp pháp, kết hợp với đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.

12


Một vấn đề cũng cần thấy rõ, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa
đói, giảm nghèo phải nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống của các tầng
lớp nhân dân; nghĩa là, để cho người giàu ngày càng giàu thêm, người nghèo bớt
nghèo đi, mọi người cùng có đời sống khá giả. Trong q trình thực hiện mục tiêu
đó, tính cộng đồng sẽ được khơi dậy, phát huy và nó sẽ làm cho hai q trình “làm
giàu hợp pháp”, “xóa đói, giảm nghèo” được kết hợp với nhau. Những người làm
giàu hợp pháp không chỉ đem lại lợi ích chỉ cho riêng mình mà cịn đem lại lợi ích
cho cộng đồng xã hội. “Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi
tầng lớp nhân dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội”

13


KẾT LUẬN
Bức tranh khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy, phân
tầng xã hội có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực của phân tầng xã hội là
thúc đẩy tính năng động xã hội trong mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, kích thích họ
tìm kiếm và khai thác các cơ hội để làm giàu chính đáng nhằm nâng cao mức sống;
đồng thời cũng tạo ra sự ganh đua về kinh tế, sự vượt trội hoặc thấp kém về kinh tế
ở từng cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày
càng quyết liệt nhằm sàng lọc, tuyển chọn những người có đủ năng lực và phẩm
chất cần thiết để trở thành những thành viên của nhóm xã hội vượt trội về kinh tế động lực cho sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương hay cả đất
nước.
Mặt tiêu cực của phân tầng xã hội thể hiện một cách bột phát, cực đoan đã
và đang đặt ra nhiều vấn đề mà xã hội phải quan tâm đến. Đó là sự phân hóa giàu
nghèo, chênh lệch về mức sống ngày càng gia tăng. Sự gia tăng khoảng cách giàu
nghèo đôi khi đến mức tương phản thành hai cực trong xã hội đang trở thành vấn

đề cần phải giải quyết, đó là sự xuất hiện những hộ gia đình nghèo - nhóm xã hội
yếu thế trong cơ chế thị trường. Phần lớn những hộ nghèo là do đông con, thiếu
việc làm, thiếu đất sản xuất, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã
hội cơ bản khác, thậm chí khơng ít người do khơng biết cách làm ăn đã bị cơ chế
thị trường đào thải và rơi vào tình trạng bần cùng hóa cần phải có sự giúp đỡ của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Bên cạnh những cá nhân, các nhóm xã hội biết làm giàu chân chính, hợp
pháp vẫn cịn tồn tại khơng ít những kẻ làm giàu phi pháp, hành động bất chấp
pháp luật và đạo đức, như buôn gian, bán lậu, lừa đảo... Trong bộ máy nhà nước,
một bộ phận cán bộ, cơng chức có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức
và lối sống đang dựa vào vị thế và quyền lực được giao để tham nhũng, thu lợi bất
14


chính cho bản thân. Những hiện tượng tiêu cực đó đã làm gia tăng sự phân tầng xã
hội một cách khơng bình thường, gây ra bất bình đẳng trong xã hội.
Thực tiễn trên cho thấy, đã đến lúc chúng ta phải tìm ra cơ chế thích hợp hạn
chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của phân tầng xã hội nhằm phát hiện ra
những nhóm xã hội ưu trội, những cá nhân ưu tú có trình độ, năng lực lãnh đạo,
quản lý và sản xuất, kinh doanh giỏi, từ đó có chính sách thu hút, sắp xếp họ vào
những vị trí phù hợp để phát huy tốt nhất tiềm năng trí tuệ và nguồn lực con người,
đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới. Đồng thời, khuyến khích họ làm giàu hợp
pháp đi đơi với xóa đói, giảm nghèo và coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là
cần thiết cho sự phát triển. Tuy nhiên, cần gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời phải đối chiếu với những
nguyên tắc, chỉ báo, chuẩn mực của cơng bằng xã hội và đặt nó trong một chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

15




×