Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận cao học mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.59 KB, 11 trang )

1

MỞ ĐẦU
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng, Nhà nước
phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ, sao cho
ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh
đạo”. Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế- xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân
chủ của phụ nữ, là điều kiện phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị
của phụ nữ. Qua thực tế công tác này ở nước ta hiện nay cho thấy, công
tác quy hoạch cán bộ nữ ở lĩnh vực chính trị chưa được cấp ủy đảng,
chính quyền cơ sở quan tâm đúng mức, bản thân cán bộ nữ chưa phát
huy hết vị trí vai trị của mình, nhận thức về giới cịn hạn chế.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong
những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được thể
hiện tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ, năng
lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách
về các lĩnh vực khác nhau… thơng qua đó, góp phần tạo nền tảng vững
chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, và hiện đang cơng
tác tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương


2

Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn khái quát
thành lý luận, tôi chọn đề tài: “Tăng cường công tác truyền thông về
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị” làm bài thu hoạch hết môn
của mình. Qua đó, với mong muốn phân tích thực trạng và đề ra giải
pháp nhằm nâng cao cơng tác bình đẳng giới đối với nữ trong lĩnh vực


lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay và ở lĩnh vực chính trị nói riêng
góp phần nâng cao cơng tác tun truyền có hiệu quả cơng tác bình
đẳng giới.


3

NỘI DUNG
1. Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính
trị.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn
đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
nói riêng. Điều đó được thể hiện thơng qua việc Đảng và Nhà nước
ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chiến lược về bình đẳng giới,
trong đó tiêu biểu là Nghị quyết sớ 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về
Cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, ban hành năm 2007 với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, cán
bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%”. Bên cạnh
đó, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 cũng
đề ra chỉ tiêu “Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm
kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm
kỳ 2016 - 2020 trên 35%”.
Trong thực tế, nhiều bộ, ngành và tỉnh/thành phố đã ban hành chỉ
thị, chương trình hành động về triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ,
công tác phụ nữ. Nhiều địa phương đã có chính sách khuyến khích cán
bộ nữ đi học chính trị, chun mơn nghiệp vụ với mức hỗ trợ cao hơn



4

so với cán bộ nam giới. Một số nơi xây dựng Quỹ Khuyến học và phát
triển tài năng nữ (như tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phớ Hồ Chí
Minh). Một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã bổ
nhiệm cán bộ nữ giữ các cương vị chủ chốt. Mặc dù cơng tác cán bộ
nữ đã có một số bước tiến mới, song tỷ lệ nữ giữ chức vụ quản lý, lãnh
đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố hiện đạt rất thấp, đặc biệt là các vị trí
lãnh đạo cấp trưởng. Cán bộ nữ chủ yếu vẫn giữ vị trí cấp phó,...
Theo số liệu phân tích tình hình cán bộ nữ các cấp ủy địa phương
trên phạm vi toàn quốc của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
cho thấy: tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đã có sự chuyển biến ở cấp huyện
và cấp xã, nhiệm kỳ sau tăng hơn nhiệm kỳ trước và đạt trên 15%. Tuy
nhiên, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp vẫn còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng và sự đóng góp của phụ nữ, cấp tỉnh 3 nhiệm kỳ liên tục
không tăng và chưa đạt 15%, chưa đạt mục tiêu mà Nghị quyết sớ 11NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.
Theo báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ lãnh đạo trong hệ thống chính
trị: niềm tin và sự lựa chọn của người dân”của Trung tâm Hỗ trợ giáo
dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) cho thấy: 61,5% công
chức nữ và 48,5% công chức nam, 51,4% người dân nữ và 50,8%
người dân nam cho rằng, phụ nữ và nam giới có thể làm lãnh đạo tốt


5

như nhau. Tuy nhiên, từ quan điểm đến hành động lại có sự khác biệt
khi họ phải cân nhắc lựa chọn nữ làm lãnh đạo, 71,8% công chức nữ
và 63,8% người dân nữ, 69,1% công chức nam và 54,6% người dân
nam khi được hỏi đều không lựa chọn phụ nữ làm lãnh đạo.

Người dân tin vào năng lực của phụ nữ làm lãnh đạo nhưng
khơng lựa chọn phụ nữ vì cho rằng, nữ giới làm lãnh đạo sẽ vất vả, và
có thể khơng tồn tâm, tồn ý với cơng việc. Gánh nặng việc nhà của
phụ nữ chưa được chia sẻ từ các thành viên trong gia đình. Người dân
vẫn địi hỏi tiêu chuẩn kép ở người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc
nhà”, hay các giá trị về “công, dung, ngơn, hạnh” vẫn tồn tại trong
cộng đồng. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đại chúng chủ
yếu xây dựng hình ảnh nữ giới đẹp về ngoại hình, trang phục, phương
tiện cá nhân hiện đại mà ít có các chương trình truyền thơng về nữ giới
lãnh đạo giỏi.
2. Vai trị của công tác truyền thông đối với sự tham gia của
phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Trong nhiều thập kỷ qua, nhất là sau hơn 7 năm triển khai thực
hiện Luật Bình đẳng giới, cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức
bình đẳng giới nói chung và sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng cho cán bộ
và nhân dân ở các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đã đạt
được những kết quả đáng kể. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền


6

giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ
công chức và người dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất
bình đẳng giới đang ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ, sự phát triển của
đất nước, từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
bình đẳng giới, vai trị, vị trí, tiềm năng của phụ nữ đối với sự phát
triển của xã hội, cộng đồng. Nhất là trước mỗi kỳ Đại hội Đảng các
cấp, bầu cử Quốc hội hay bầu cử hợi đờng nhân dân thì công tác
truyền thông về sự tiến bộ của phụ nữ đều được các cơ quan vì sự tiến
bộ của phụ nữ các cấp thúc đẩy thực hiện.

Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển
biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng
giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ; trong thực hiện kế hoạch
hóa gia đình, khơng lựa chọn sinh con theo giới tính; trong cách nhìn
nhận về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Trong cơng
cuộc đổi mới, cơng tác này góp phần khơng nhỏ vào việc thay đổi
nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và
giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội.
Tuy nhiên, theo Chánh Văn phịng Phạm Ngọc Tiến - Ủy ban
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng
giới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội “công tác tun truyền về
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị khơng mang tính lâu dài, chỉ


7

chạy theo kiểu làm “chiến dịch” và chưa được xem là nhiệm vụ
thường xun của truyền thơng”. Chính việc tun truyền chưa mang
tính dài hạn, thường xuyên và sâu rộng đã góp phần làm cho sự tham
gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cịn thấp.
3. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong
lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ
chức đảng các cấp đối với công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ và bình
đẳng giới. Cần quán triệt sâu sắc quan điểm bình đẳng giới trong cơ
quan, đơn vị, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ nữ tham gia vào công tác
quản lý, lãnh đạo, coi đây là trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cơ
quan, đơn vị, địa phương.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới

trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Xây dựng năng lực truyền thơng cho
đội ngũ phóng viên báo chí, trong đó tập trung đi sâu vào năng lực
truyền thơng về nhạy cảm giới, quyền tham gia chính trị của phụ nữ,
nguyên tắc không phân biệt đối xử với phụ nữ. Bên cạnh đó, các cơ
quan truyền thơng cần chú ý đến những chương trình, chiến dịch
truyền thơng mang tính dài hạn, đồng thời chú trọng nêu gương tốt,
xây dựng các gương phụ nữ điển hình trong cơng việc, là người lãnh


8

đạo giỏi có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và quốc gia.
Thứ ba, xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học
nữ, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ trong các cấp, các ngành theo từng
lĩnh vực, từng địa phương; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy
hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Thực hiện luân chuyển cán bộ nữ
theo quy hoạch, kết hợp luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ nữ vào nguồn
quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp để bảo đảm cơ cấu
ngay từ trong quy hoạch.
Thứ tư, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành một số
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như: quy định ưu tiên đối với nữ
trong tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm. Quy định
tỷ lệ nữ được bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước,… Mỗi
bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu thực hiện tốt
việc nâng cao năng lực cho nữ cán bộ lãnh đạo, nữ cán bộ quản lý và
nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực.



9

KẾT LUẬN
Nghị quyết số 11- NQ/ TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về
cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đã khẳng định: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh
vực…” là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trong của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Qua học tập các chuyên đề thuộc
môn học Giới trong lãnh đạo quản lý, bản thân tơi nhận thấy, bình
đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý cần có
sự quan tâm của các cấp các ngành, của toàn xã hội và của bản thân
phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức về giới từ đó có hành động cụ thể
qua các thiết chế mang tính quy phạm nhằm tạo cơ hội cho nữ giới
phát triển toàn diện.
Từ thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý ở Việt Nam
nói chung và ở lĩnh vực chính trị hiện nay đã nêu trong tiểu luận, kết
hợp phân tích, là rõ những nguyên nhân, hạn chế. Bài thu hoạch cũng
đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đồng thời phát huy
vai trò nữ giới trong lãnh đạo quản lý hiện nay. Các giải pháp đã nêu
cần phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể góp phần vào


10

việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ Việt Nam vào các vị trí lãnh
đạo, quản lý. Nó địi hỏi sự nỗ lực, cố gắng thay đổi trong cả nhận thức
và hành động của toàn xã hội, cả nam giới và nữ giới. Việc thực hiện
bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong chính trị nói riêng, là

nhiệm vụ chung của tồn xã hội, khơng phải là cơng việc của riêng
một giới nào.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định nhưng với khả năng có
hạn nên tiểu luận khơng tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận
được ý kiến góp ý của các thầy giáo, cơ giáo để tiểu luận của tơi được
hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn./.


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>4/Thuc-daytruyen-thong-ve-binh-dang-gioi-trong-linh-vucchinh.aspx
2. Tài liệu học tập, ghi chép qua các chuyên đề thuộc môn học Giới
trong lãnh đạo quản lý.
3. Nguyễn Đức Hạt: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong
hệ thống chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Lê Thi: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb.
Phụ nữ, Hà Nội, 1999.



×