Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP, TĂNG TRƯỞNG KIMH TẾ, VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở CÁC TỈNH THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.59 KB, 19 trang )

B TăBÌNHăĐ NGăTHUăNH P,ăTĔNGăTR
NG KINHăT ,
VÀ CHệNHăSÁCHăTÀIăKHĨAă ăCÁCăT NH/THÀNHăPH ăC A VI TăNAM
TS. Phạm Thế Anh†
I.

L iăgiớiăthi u

Kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 đầu 1990 cho tới nay, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khá cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng ổn định này,
Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đạt được mục tiêu quốc gia về
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Một trong những thách thức chính đó là việc duy trì sự tăng trưởng cân bằng và hội tụ về thu
nhập giữa các khu vực. Các khu vực đông dân và nghèo vẫn đang tụt hậu so với các khu vực
giàu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này có xu hướng làm gia tăng sự bất bình đẳng và xói
mịn những nỗ lực cải cách kinh tế, đồng thời gợi ý rằng các điều chỉnh tài khoá cần được thực
hiện nhằm phân bổ các nguồn lực cơng khan hiếm theo cách tối ưu hố tính hiệu quả của các
khoản chi tiêu công, và thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các vùng.
Bài viết này được chia làm ba phần chính sau. Trước tiên, chúng tơi khảo sát tình trạng bất bình
đẳng về thu nhập giữa các tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn gần đây thơng qua việc
tính tốn các chỉ tiêu về sự hội tụ/phân tán thu nhập. Tiếp theo, chúng tôi xây dựng một mơ hình
kinh tế lượng đơn giản xác định nguồn tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành phố nhằm xác định
và đánh giá vai trò của các khoản chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế và sự hội tụ thu nhập
giữa các tỉnh/thành phố. Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ tóm tắt lại những kết quả của nghiên cứu,
đưa ra những gợi mở chính sách, và hướng nghiên cứu trong tương lai về mối quan hệ giữa chính
sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
II. Đoăl
1.

ng b tăbìnhăđ ngăthuănh p giữaăcácăt nh/thànhăph



ăVi tăNam

Hai khái niệm về sự hội tụ thu nhập

Trước khi tiến hành phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập, chúng ta phân biệt một cách
tóm tắt hai khái niệm về sự hội tụ như trong Barro và Sala-i-Martin (1992). Khái niệm thứ nhất
về sự hội tụ, thông thường được gọi là sự hội tụ -  , liên quan đến việc liệu trong một nước các
tỉnh nghèo có tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh giàu hay khơng. Đây chính là một trong những dự
đốn quan trọng của các mơ hình tăng trưởng tân cổ điển như Solow (1956), Cass (1965), và
Koopmans (1965), về việc các nước hoặc khu vực nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các


Giảng viên khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Email:

1


nước hoặc khu vực giàu. Nếu dự đoán này là đúng thì theo thời gian, sẽ có sự hội tụ thu nhập
bình quân đầu người giữa các nước hoặc giữa các khu vực.
Nhân tố chính quyết định giả thuyết này đó là đặc tính lợi suất biên giảm dần của vốn trong các
mơ hình tăng trưởng tân cổ điển. Tức là, nếu các nước hoặc khu vực có cùng lựa chọn về tỉ lệ tiết
kiệm và tiến bộ công nghệ, thì những nước hoặc khu vực nghèo – nơi có tỉ suất vốn/lao động
thấp hơn – sẽ có sản phẩm biên của vốn cao hơn và do vậy, đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn
trong quá trình chuyển đổi về trạng thái cân bằng dài hạn. Kể từ khi xuất hiện các bài báo nổi
tiếng của Barro (1991), Barro và Sala-i-Martin (1992), Sala-i-Martin (1996),… thì việc kiểm
định mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng và mức độ nghèo – đo lường theo mức
thu nhập bình quân đầu người ở thời điểm ban đầu – đã trở nên phổ biến trong các nghiên cứu
thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế.
Như trong Barro and Sala-i-Martin (1992), tham số phản ánh sự hội tụ, , được ước lượng dựa

trên phương trình hồi quy giữa hai thời điểm bất kì t0 và t0  T sau:

 yi ,t T
1
log  0
 yi ,t
T
0


 


 1  e  T 
  
 log yi ,t0  ui .

 T 


(1)

Trong đó yi là mức thu nhập bình qn đầu người tại tỉnh/thành phố i, và ui là sai số ngẫu nhiên.
Các tỉnh/thành phố nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh/thành phố giàu nếu  > 0.

Nếu sự hội tụ -  tồn tại thì các tỉnh/thành phố nghèo một cách tương đối hơm nay có thể khơng
cịn ở vị trí đó trong tương lai. Trong khi đó, khái niệm hội tụ thứ hai, thường được gọi là sự hội
tụ -  , liên quan đến sự phân tán thu nhập theo thời gian. Nếu sự hội tụ -  tồn tại thì sự chênh
lệch về thu nhập giữa các tỉnh trong một nước sẽ giảm dần theo thời gian. Sự phân tán thu nhập
giữa các tỉnh/thành phố tại mỗi thời điểm có thể được tính bằng độ lệch chuẩn của thu nhập bình

quân đầu người,

t 

1
N



log  yi ,t   t  ,
i 1 

N

2

(2)

trong đó t là trung bình mẫu của yi ,t .
2.

Dấu hiệu thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng thước đo tổng sản phẩm bình qn đầu người tính theo giá cố định của năm
1994 của 61 tỉnh/thành phố trong giai đoạn từ 2000-2008 để tính tốn sự hội tụ β và σ ở trên.
Thước đo này tương đương với thước đo về tổng sản phẩm quốc nội và được báo cáo hàng năm

2



bởi Tổng Cục Thống Kê (GSO) cho cho 61 tỉnh/thành phố.1 Tuy nhiên, chúng tôi loại bỏ tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu ra khỏi mẫu nhằm tránh sai lệch.
Hình 1 trình bày biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người
trung bình giai đoạn 2000-2008 và mức thu nhập bình quân đầu người ở thời điểm năm 2000.
Chúng ta thấy rằng hầu như khơng có mối quan hệ nào giữa hai biến số này, hệ số tương quan
gần như bằng không, xấp xỉ 0,04. Biểu đồ đơn giản này cũng như kết quả ước lượng chính thức
của phương trình (1) gợi ý cho chúng ta thấy rằng sự hội tụ -  ở Việt Nam trong khoảng thời
gian 2000-2008 là không tồn tại. Hơn nữa, sự hội tụ -  trình bày trong Hình 2 cũng cho thấy độ
lệch chuẩn hay mức độ phân tán của thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh/thành phố của
Việt Nam có xu hướng tăng theo thời gian.

Tố àđộàtă gàt ưở gà ì hà u

à -08 (%)

Hình 1: Sựăhộiăt ăβ ậ kh ănĕngăsanăb ngăkho ngăcáchăthuănh p
35
30
25
20
15
10
5
0
3.00

3.20

3.40


Thuà hậpà ì hà u

3.60

àđầ gườià

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của GSO

1

Các tỉnh/thành phố chia tách sau năm 2004 được tính gộp lại.

3

à log

3.80


Hìnhă2:ăSựăhộiăt ăσ ậ mứcăđộăphânătánăthuănh p
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của GSO


Những dấu hiệu này cho thấy khơng có sự tồn tại của cả sự hội tụ -  lẫn sự hội tụ -  ở Việt
Nam trong những năm vừa qua. Các khu vực nghèo khơng có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn
những khu vực giàu như hàm ý bởi mơ hình tăng trưởng Solow. Các tỉnh/thành phố giàu có thể
ngày càng bỏ xa các tỉnh nghèo về thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn. Điều này có thể
là do giữa các tỉnh/thành phố có sự khác biệt lớn về tỉ lệ đầu tư, trình độ công nghệ, kĩ năng của
người lao động, sự ưu đãi của thiên nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… và thậm chí là do sự
phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước không hiệu quả trong việc hướng tới mục tiêu công bằng
thu nhập và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. Đồng thời, kết quả này cũng gợi ý rằng các điều
chỉnh tài khoá cần được thực hiện nhằm phân bổ các nguồn lực công khan hiếm theo cách tối ưu
hố tính hiệu quả của các khoản chi tiêu, và thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các vùng ở
Việt Nam.
Tiếp theo chúng tơi tiến hành tính tốn ngũ phân vị thu nhập bình quân đầu người và biểu đồ
phân bố tốc độ tăng trưởng nhằm thấy rõ hơn tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các tỉnh/thành
phố. Bảng 1 trình bày ngũ phân vị mức thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh/thành phố của
Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008. Những tính tốn đơn giản cho thấy 20% số tỉnh nghèo nhất
có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ là 2,53 triệu đồng/người/năm, bằng 1/3 thu nhập bình
quân đầu người của 20% số tỉnh giàu nhất, và bằng 2/3 thu nhập bình quân đầu người của 20%
số tỉnh gần giàu nhất. Ngoài ra, Bảng 1 cũng cho thấy mức tăng trưởng thu nhập bình qn đầu
người của nhóm các tỉnh nghèo lại ln thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của
các tỉnh giàu. Điều này khẳng định lại sự không tồn tại của sự hội tụ β. Mặc dù Việt Nam đang
đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua nhưng nhóm các tỉnh giàu đang ngày
càng bỏ xa nhóm các tỉnh nghèo về mức thu nhập bình quân đầu người.

4


Cụ thể, ngoại trừ Hà Nội, thành phố HCM và Bà Rịa Vũng Tàu, các tỉnh thành có mức thu nhập
cao bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phịng, Đà Nẵng, và Quảng Ninh. Đây là những tỉnh
có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,5 triệu đồng/người/năm nhưng đồng thời cũng
có tốc độ tăng trưởng của biến số này lên tới trên 16,5%/năm trong giai đoạn 2000-2008. Đây

cũng là các tỉnh/thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, điều kiện tự nhiên ưu đãi, cũng
như môi trường kinh doanh được cải thiện trong những năm qua. Ngược lại, các tỉnh thành có
mức thu nhập bình qn đầu người thấp như Hà Giang, Sơn La, Bắc Cạn, Lai Châu, và Bắc
Giang có mức thu nhập bình qn đầu người trong giai đoạn trên chưa đến 2,5 triệu
đồng/người/năm. Các tỉnh này cũng có tốc độ tăng trưởng thấp tương đối so với các tỉnh khác,
chỉ vào khoảng 12,4%/năm, do tụt hậu về công nghệ, kĩ năng lao động, môi trường kinh doanh
cũng như do những khó khăn về điều kiện tự nhiên.
Ngoài ra, và biểu đồ phân bổ mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cho thấy hầu hết
các tỉnh/thành phố có tốc độ tăng trưởng trung bình trong khoảng 13-17%. Tuy nhiên, cũng có
những tỉnh/thành phố có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình qn đầu người rất thấp như Lai Châu
hay Nam Định.
Việc tìm hiểu nguyên nhân bất bình đẳng thu nhập giữa các tỉnh/thành phố là một thách thức lớn
cho các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ra những thay đổi giúp
cho các tỉnh/khu vực tụt hậu phía sau tăng trưởng nhanh hơn. Do vậy, tiếp theo chúng tơi sẽ cố
gắng đưa ra một phân tích thực nghiệm khảo sát các nhân tố quyết định đến tăng trưởng ở các
tỉnh/thành phố trong gần một thập kỉ qua. Sau đó, dựa trên các kết quả thu được chúng tôi đánh
giá so sánh hiện trạng của các biến giải thích cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt phân tích sâu đối
với các biến chi tiêu ngân sách được cho là có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
theo các nhóm tỉnh/thành phố trong ngũ phân vị thu nhập bình quân đầu người. Cuối cùng, bài
báo sẽ cố gắng đưa ra những gợi ý thay đổi chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh thành ở Việt Nam.

5


B ngă1:ăThuănh păbìnhăquânăđầuăng

iăvàătĕngătr

Tỉ h


TNBQ

Tă gàt ưở g

1

Hà Giang

1.99

12.6

2

ìơ àLa

2.04

3

Bắ àCạ

2.28

4

Lai Châu

5


ngă ăcácăt nhă2000-2008
Tỉ h

TNBQ

Tă gàt ưở g

37

Đồ gàTh p

4.36

16.5

18.0

38

Bế àT e

4.38

12.1

14.5

39


Hư gàYê

4.40

17.5

2.32

6.7

40

Bắ àNi h

4.50

21.9

Bắ àGia g

2.38

10.3

41

An Giang

4.53


12.5

6

Quả gàB h

2.55

14.2

42

HảiàDươ g

4.60

14.7

7

Lào Cai

2.58

21.2

43

Tiề àGia g


4.61

12.5

8

Yên Bái

2.77

12.8

44

L

àĐồ g

4.95

15.8

9

Quả gàNg i

2.80

13.8


45

ì àT ă g

5.01

13.1

10

Quả gàT ị

2.81

11.2

46

Long An

5.08

13.0

11

Phú n

2.87


14.5

47

Vĩ hàPh

5.18

31.1

12

Tun Quang

2.94

15.0

48

Bạ àLiêu

5.73

19.7

Trung bình

2.53


13.74

Nhóm 4

Trung bình

4.78

16.71

13

ThừầThiê à- Huế

2.97

13.3

49

Cầ àThơ

5.90

19.0

14

Gia Lai


3.00

13.7

50

Tây Ninh

6.09

22.1

15

Hịa Bình

3.06

29.0

51

Cà Mau

6.12

16.1

16


H àTĩ h

3.10

13.0

52

Kiên Giang

6.14

13.7

17

Thanh Hóa

3.11

12.1

53

Khánh Hịa

6.21

13.1


18

Ph àThọ

3.16

12.8

54

Quả gàNi h

6.38

18.3

19

Nghệàá

3.19

13.1

55

Đ àNẵ g

7.31


13.8

20

Na àĐị h

3.19

11.0

56

HảiàPh

7.36

16.3

21

CaồBằ g

3.23

15.1

57

Đồ gàNai


8.25

18.5

22

Quả gàNa

3.26

15.5

58

B hàDươ g

8.43

15.6

23

Ni hàThuậ

3.26

10.1

59


H àNội

10.18

10.4

24

Thái Ngun

3.27

12.1

60

HồàCh àMi h

14.11

10.8

Trung bình

3.15

14.24

Nhóm 5


Trung bình

7.71

15.64

25

Kol Tum

3.33

13.2

26

B hàThuậ

3.34

20.2

27

Thái Bình

3.39

11.0


28

Hà Nam

3.40

13.7

29

Ninh Bình

3.45

19.5

30

B hàĐị h

3.46

12.4

31

Hà Tây

3.49


14.6

32

B hàPhướ

3.49

25.5

33

Lạ gàìơ

3.60

13.4

34

Vĩ hàLo g

4.18

12.6

35

Trà Vinh


4.29

16.0

36

ĐăkàLăk

4.34

10.4

Trung bình

3.65

15.21

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

6

g

TNBQ:àTh hậpà hà u àđầuà gườià
h gà ă à ủaà àtỉ hàgiaiàđoạ à

2008 t iệuàđồ g/ gười/ ă .
Tă gàt ưở g:àTố àđộàtă gàt ưở gàt u gà
hà ủầTNBQà % .
Dồ à guồ àthuà ấtàthườ gàtừàkhaiàth à
dầuàth à ê àtỉ hàB àRịaàVũ gàT uàđượ à
loạià ỏàkhỏià ẫuà ghiê à ứu.
Nguồ :àT hàto à ủaàt àgiảàtừàsốàliệuà ủaà
Tổ gà ụ àThố gàkê.


Hình 3:ăBiểuăđồ phânăb ămức tĕngătr

ngă2000-2008

Sốàtỉ h/th

hàphố

20
15
10
5

Tố àđộàtă gàt ưở gàTNBQàđầuà gườià

Nguồ :àTí hàto

III. Nguồnătĕngătr
1.


0.33

0.31

0.29

0.27

0.25

0.23

0.21

0.19

0.17

0.15

0.13

0.11

0.09

0.07

0.05


0

-2008

à ủầt àgiảàtừàsốàliệ ủầTổ gà ụ àThố gàkê.

ngăgiữaăcácăt nh/thànhăph

ăVi tăNam

Phương pháp ước lượng và số liệu

Trong phần này chúng tơi sử dụng mơ hình hồi quy số liệu chéo đơn giản nhằm tìm ra các biến
số đóng vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng ở các tỉnh/thành phố Việt Nam trong thời
gian gần đây. Các lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng vốn vật chất, vốn con người, tiến bộ công nghệ, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, môi trường thể chế,… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Giống như Barro and Lee (1994), trong mơ hình
phân tích thực nghiệm xác định vai trò của các biến số khác nhau đối với tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người giữa các tỉnh/thành phố, các biến giải thích được sử dụng bao gồm: (i) biến
phản ánh quy mô ban đầu của các tỉnh ví dụ như gdp bình qn đầu người tại thời điểm ban đầu
của mẫu nghiên cứu (năm 2000) và; (ii) các biến kiểm sốt ví dụ như chi tiêu ngân sách nhà
nước bình quân đầu người tại các tỉnh, đầu tư trực tiếp nước ngồi bình qn đầu người, chỉ số
phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI),… Với mục tiêu tập trung phân tích vai trị của các biến chính sách tài khóa đối với mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, thì biến chi tiêu ngân sách ở các tỉnh thành lại được chia theo
chức năng đầu tư và tiêu dùng. Các khoản chi tiêu đầu tư cũng được phân nhỏ theo các lĩnh vực
khác nhau như giáo dục, đào tạo dạy nghề, khoa học công nghệ, giao thông,… Tương tự như
vậy, chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng được chia nhỏ theo các chỉ số thành phần
nhằm xác định vai trò của mỗi chỉ số đối với tốc độ tăng trưởng thu nhập ở các tỉnh/thành phố.
Do số liệu quyết toán ngân sách nhà nước ở các tỉnh/thành phố hiện chỉ có tới năm 2007 nên mơ

hình ước lượng được áp dụng với các số liệu trong giai đoạn 2000-2007. Các tỉnh chia tách sau
năm 2004 được tính gộp lại, đồng thời ba tỉnh thành gồm Hà Nội, tp HCM, và Bà Rịa Vũng Tàu

7


được loại khỏi mơ hình nhằm tránh sai lệch. Mơ tả về số liệu và nguồn được trình bày chi tiết
trong Bảng 2. Phương pháp ước lượng là phương pháp hồi quy số liệu chéo đơn giản.
B ngă2:ăMôăt ăs ăli u
Tê à iế

Nguồ

M àtả

y

TCTK

Tố àđộàtă gàthuà hậpà hà u àđầuà gườiàh gà ă àgiaiàđoạ à
hà u àđầuà gườiàđượ àt hàtheoàgdp/d àsố.

y00

TCTK

Thuà hậpà

fdi


TCTK

Vố àđầuàtưàt ự àtiếpà ướ à go i

g
gi

BTC và TCKT
BTC và TCTK

Tổ gà hi tiêu h hàphủà hà u àđầuà gườiàh gà ă giaiàđoạ à
-07.
Tổ gà hiàđầuàtưà ủaà h hàphủàbình u àđầuà gười giaiàđoạ à
-07. Trong đ à à
àkhoả à hià ơà ả àsau:

gi1

Chiàđầuàtưàa à i hà uố àph

gi2

Chiàđầuàtưàgi oàdụ à&àđ oàtạo

gi3

Chiàđầuàtưà àtế

gi4


Chiàđầuàtưàkhoaàhọ à&à

gi5
BTC và TCTK

Chiàđầuàtưàkh
Tổ gà hiàthườ gà u ê à ủầ h hàphủàbình u
đ à à àkhoả à hià ơà ả àsau:

gc1

Chiàthườ gà u ê àa à i hà uố àph

gc2

Chiàthườ gà u ê àgi oàdụ à&àđ oàtạo

gc3

Chiàthườ gà u ê à àtế

gc4

Chiàthườ gà u ê àkhoaàhọ à&à

gc5

Chiàthườ gà u ê àkh

gc6


Chiàt ợàgi à à ặtàh gà h hàs h
Chỉàsốà àphả à hàsựà hu ể àdị hà ơà ấki hàtếàv àđượ àt hàto àdựầt ê àsốàliệ
ủầTCTK.àTha àkhảồthê à hàt hà iế à àt o gàPhạ àThếàá hà(2009).
Chỉàsốà ă gàlự à ạ hàt a hà ấpàtỉ h.àĐượ à àdự gà ởiàph gàThươ gà ạià&àC gà
ghiệpàViệtàNa à VCCI àv àDựà àN gà aoàNă gàlự àViệtàNa à VNCI à ắtàđầuàkểàtừà
ă à
.àDoàkh gà àđượ àsốàliệuà àtừà ă à
à ê àt o gà àh hà hỉàsốà à
đượ àt hàl àt u gà hà ủaàhaià ă à
àv à
.àPCIàgồ à à hỉàsốàth hàphầ àkh à
hauàtừàp i àđế àp i à hằ àđ hàgi à iàt ườ gàki hàdoa hàv à h hàs hàph tà
t iể à ủaàkhuàvự àtưà h àởà àtỉ h/th hàphố.àC à hỉàsốà à gà aoà gàphả à
hà iàt ườ gàki hàdoa hàtốtàhơ .àChỉàsốà àgi pàgiảiàth hàtạiàsaồt o gà gà ộtà
uố àgiầ ộtàsốàtỉ h/th hàphốàlạiàđạtàđượ àtố àđộàtă gàt ưở gàki hàtếà aoàhơ à
hữ gàtỉ h/th hàphốàkh .

gc

sit

hà u

-

.àThuà hậpà

àđầuà gườià ă à
hà u


àđầuà gườiàh

gà ă

giaiàđoạ à

-07.

g

gà ghệ
àđầuà gười giaiàđoạ à

g

gà ghệ

pci

VCCI & VNCI

pci1

VCCI & VNCI

Chiàph àgiaà hậpàthịàt ườ g

pci2


VCCI & VNCI

Tiếpà ậ àđấtàđaiàv àsựàổ àđị hàt o gàviệ àsửàdụ gàđất

pci3

VCCI & VNCI

T hà i hà ạ hàv àtiếpà ậ àth

pci4

VCCI & VNCI

Chiàph àvềàthờiàgia àđểàthự àhiệ à

Pci5

VCCI & VNCI

Chiàph àkh

Pc6

VCCI & VNCI

Ưuàđ iàđốiàvớiàDNNNà M iàt ườ gà ạ hàt a h

pci7


VCCI & VNCI

Tính ă gàđộ gàv àtiê àpho gà ủaàl

pci8

VCCI & VNCI

Ch hàs hàph tàt iể àkhuàvự àki hàtếàtưà h

pci9

VCCI & VNCI

Đ oàtạoàlaoàđộ g

pci10

VCCI & VNCI

Thiếtà hếàph pàlý

gàti
à u àđị hà ủaàNh à ướ

gà h hàthứ

8

-07. Trong


hàđạoàtỉ h


2.

Kết quả ước lượng

Chúng tôi thực hiện các bước hồi quy khác nhau nhằm tìm ra những biến số có khả năng giải
thích nhất cho tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007.
Ban đầu, trong hồi quy (1) tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (y), được hồi quy theo log
của mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2000 (logy00), vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
bình qn đầu người (fdi), tổng chi ngân sách nhà nước bình quân đầu người (g), và chỉ số cạnh
tranh cấp tỉnh (pci). Ngoại trừ fdi, hầu hết các biến này đều không có khả năng giải thích cho y.
Do vậy, các bước tiếp theo trong hồi quy (2) và (3) chúng tôi thực hiện hồi quy y theo các biến
số thành phần của tổng chi tiêu ngân sách nhà nước bình quân đầu người g, và các biến số thành
phần của chỉ số năng lực cạnh tranh. Chúng tôi thử với tất cả các biến giải thích trong Bảng 2,
biến nào khơng có ý nghĩa sẽ được loại trừ dần. Kết quả ước lượng cuối cùng được trình bày
trong hồi quy (3) của Bảng 3.
B ngă3:ăK tăqu ăhồiăquyăđ iăvớiătĕngătr

ngăthuănh păbìnhăquânăđầuăng

i

Số quan sát: 58
Biế àgiảiàthích

Hồià u à


Hồià u à

Hồià u à

C

0.15 (0.56)

0.01 (0.93)

0.60 (0.00)

log(gdp00)

0.00 (0.91)

Fdi

0.02 (0.12)

0.01 (0.15)

0.01 (0.06)

G

0.00 (0.83)

Gi


0.02 (0.73)

Gc

-0.03 (0.77)

gi5

0.99 (0.05)

gc6

-1.98 (0.06)

log(sit)

-0.04(0.42)

log(pci)

0.04 (0.33)

0.03 (0.77)

log(pci1)

-0.18 (0.00)

log(pci4)


-0.11 (0.00)

log(pci9)

0.04 (0.06)

R2

0.11

0.10

0.36

Tro gà goặ àl àgi àtrịàp_value

B ngă4: Kiểmăđịnhăsauă ớcăl ợngăc aăhồiăquyă(3)
Kiể àđị hàphươ gàsaiàsaiàsốàtha àđổi
Breusch-Pagan-Godfrey Test
F-statistic: 1.64
Prob. F(6,51): 0.16
Obs*R-squared: 9.38
Prob. Chi-Square(6): 0.15

ARCH Test
F-statistic: 0.83
Obs*R-squared: 0.84

9


Prob. F(1,55): 0.38
Prob. Chi-Square(1): 0.36


Kiể àđị hàtựàtươ gà ua à ủaàsaiàsốà
Breusch-Godfrey LM Test
F-statistic: 0.36
Prob. F(2,49): 0.70
Obs*R-squared: 0.85
Prob. Chi-Square(2): 0.66

Kết quả hồi quy cho thấy biến giải thích logy00 có tham số ước lượng được là khơng có ý nghĩa
thống kê tại mọi mức ý nghĩa truyền thống. Kết quả này khẳng định lại kết luận khơng có sự hội
tụ của thu nhập bình qn đầu người giữa các tỉnh/thành phố của Việt Nam. Tức là những tỉnh
nghèo khơng có khả năng tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh giàu nhằm thu hẹp khoảng cách trong
dài hạn. Lý do ở đây có thể là do hàng loạt sự khác biệt về tiến bộ công nghệ, vốn con người,
điều kiện tự nhiên,… giữa các tỉnh/thành phố trong cả nước mà các biến số trong mơ hình khơng
kiểm sốt được. Ngồi ra, tham số ước lượng được của biến sit cũng khơng có ý nghĩa thống kê,
phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thế mạnh của tỉnh/thành phố chưa được thực hiện
tốt để có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian của mẫu nghiên cứu.
Tham số ước lượng được của hai biến fdi và gi5 mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức
ý nghĩa 5%. Điều này hàm ý những tỉnh/thành phố thu hút được càng nhiều dịng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi và có các khoản đầu tư “khác” càng lớn từ ngân sách nhà nước thì đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế càng cao. Kết quả này là phù hợp với các lý thuyết tăng trưởng trong quá
trình chuyển đổi của nền kinh tế về trạng thái cân bằng dài hạn.
Tuy nhiên, ngoại trừ khoản đầu tư “khác”, các khoản đầu tư vào an ninh quốc phịng, giao thơng
vận tải, giáo dục & đào tạo, y tế,… từ ngân sách nhà nước đều khơng có ý nghĩa thống kê trong
hồi quy. Kết quả này cho thấy có thể là do các khoản chi đầu tư từ ngân sách nhà nước khơng có
hiệu quả, hoặc có thể là do các khoản chi này chủ yếu được thực hiện theo hướng ưu tiên hơn
cho những tỉnh có tốc độ tăng trưởng thấp.

Khoản chi tiêu dùng duy nhất từ ngân sách nhà nước có ý nghĩa thống kê trong hồi quy (3) là
khoản chi trợ giá cho các mặt hàng chính sách gc6. Tham số ước lượng được mang dấu âm và có
ý nghĩa thống kê ở mức 6%. Đây nhiều khả năng là do vấn đề nội sinh của mơ hình và kết quả
này nên được hiểu theo chiều ngược lại. Tức là ở những tỉnh có tăng trưởng thu nhập thấp thì
nhà nước thường xuyên phải thực hiện các khoản chi trợ giá các mặt hàng chính sách nhiều hơn
nhằm giảm bớt khó khăn cho địa phương. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một bằng chứng về các
khoản chi tiêu phúc lợi có thể làm giảm động cơ lao động và hướng nguồn lực vào những lĩnh
vực không hiệu quả.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tổng hợp pci khơng có nghĩa thống kê trong việc giải thích
cho tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh. Lưu ý rằng mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 2000-2007, tuy
nhiên chỉ số này chỉ được bắt đầu thực hiện vào hai năm cuối do vậy có thể khơng phản ảnh
chính xác mơi trường kinh doanh của các tỉnh trong cả giai đoạn. Hơn nữa, chỉ số tổng hợp có
thể san lấp sự chênh lệch giữa các chỉ số thành phần và không phản ánh được mối tương quan
10


của chúng đối với tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành phố. Do đó, chúng tơi thực hiện hồi quy
lần lượt theo các chỉ số thành phần. Kết quả cho thấy chỉ có ba chỉ số thành phần gồm: chi phí
gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tư nhân pci1, chi phí về thời gian để thực hiện các quy
định của nhà nước pci4, và đào tạo lao động pci9 là có ý nghĩa thống kê. Hai tham số ước lượng
được của chỉ số pci1 và pci4 mang dấu âm. Kết quả này nên được hiểu là ở những tỉnh/thành phố
có tốc độ tăng trưởng cao thì chi phí gia nhập thị trường có vẻ như lớn hơn và thời gian thực hiện
các quy định của nhà nước cũng lâu hơn chứ không phải chiều tác động ngược lại. Điều này có
thể cho thấy một số tỉnh/thành phố mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng việc cải thiện môi
trường kinh doanh vẫn đang là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân.
Tham số ước lượng được của chỉ số thành phần pci9, phản ánh tình trạng đào tạo lao động, mang
dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 6%. Đây là một trong những biến số đại diện cho chất
lượng lao động – vốn con người ở các tỉnh/thành phố. Kết quả ước lượng cho thấy các địa
phương có mật độ các trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, và đặc biệt biệt là chất lượng

của các dịch vụ giáo dục và đào tạo này càng cao thì sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế càng lớn.
3.

Hiện trạng phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước

Kết quả phân tích ở trên cho thấy nhóm các tỉnh/thành phố đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
và ngày càng bỏ xa nhóm các tỉnh/thành phố nghèo. Trong khi đó các khoản chi ngân sách với
vai trị là một cơng cụ chính sách lại chưa có hiệu quả trong việc hướng các nguồn lực ngân sách
tới các nguồn tăng trưởng trong dài hạn. Trong quá trình phát triển của Việt Nam hay các nền
kinh tế đang phát triển khác thì sự chênh lệch giữa các vùng miền ln tồn tại do khu vực tư
nhân hay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường hướng tới những nơi có mơi trường kinh
doanh và tự nhiên thuận lợi nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này khơng nên coi là
sự thất bại hay nhược điểm của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, mà phải
coi đó là sự thất bại của các chính sách vĩ mơ trong việc hướng các nguồn lực của xã hội tới
những khu vực/ngành nghề mong muốn.
Chính sách tài khóa với cơng cụ chi tiêu có thể làm giảm khác biệt giữa các tỉnh/thành phố về
các nguồn tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trong phần này chúng tôi sẽ xem xét hiện trạng
phân bổ ngân sách địa phương trong thời gian vừa qua trong việc hướng tới các yếu tố được coi
là có ảnh hưởng tới tăng trưởng trong dài hạn, ví dụ như cơ sở hạ tầng, giáo dục & đào tạo, y
tế,… Việc xem xét hiện trạng phân bổ ngân sách sẽ được thực hiện trong mối liên hệ với ngũ
phân vị thu nhập bình quân đầu người nhằm đưa ra những gợi ý chính sách trong việc thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh/thành phố trong dài hạn.
Hình 4 trình bày chi ngân sách bình quân đầu người hàng năm giai đoạn 2000-2007 theo các
hạng mục khác nhau ở các tỉnh/thành phố của Việt Nam. Hình 4a cho thấy có vẻ như nhóm 2

11


(nhóm 20% số tỉnh/thành phố gần nghèo nhất) và nhóm 4 (nhóm 20% số tỉnh/thành phố gần giàu
nhất) được hưởng lợi nhiều nhất từ tổng chi ngân sách địa phương. Trong khi đó nhóm các

tỉnh/thành phố nghèo nhất và nhóm các tỉnh/thành phố giàu nhất là những nhóm có mức chi tiêu
ngân sách bình qn đầu người thấp nhất. Ngồi ra, chi đầu tư cho đào tạo, y tế, và khoa học
cơng nghệ - một thước đo phản ánh tích lũy vốn con người chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với
chi đầu tư vào các lĩnh vực khác ở hầu hết các địa phương.
Xét những khoản chi tiêu có ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn ví dụ như chi cho giáo
dục, y tế và đặc biệt là chi cho khoa học công nghệ và giao thông thì mức độ bất bình đẳng thể
hiện rõ ràng hơn. Bình qn trong giai đoạn này, nhóm các tỉnh/thành phố giàu nhất có mức chi
đầu tư cho khoa học cơng nghệ lớn gấp từ 5 đến 6 lần, chi đầu tư cho giao thông lớn gấp từ 1,4
đến hơn 2,2 lần, và chi cho đầu tư khác lớn gấp từ 2,3 đến 3,5 lần các khoản chi tương ứng của
các nhóm tỉnh/thành phố cịn lại. Những dấu hiệu này cho thấy các tỉnh thành/phố nghèo mặc dù
đang có nguy có tụt hậu về kinh tế nhưng lại đang yếu thế hơn trong việc hưởng các khoản chi
đầu tư từ ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực được coi là sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn.
Hình 4:ăChiăngânăsáchăbìnhăquânăđầuăng
1.20

4(a)

Tổ g

iăhàngănĕmăgiaiăđoạnă2000-2007
Đầu tư

Thường xuyên

1.00
0.80
0.60
0.40
0.20

0.00
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

12

Nhóm 4

Nhóm 5


0.07

Gi ồdụ

4(b)

Đ ồtạo

tế

KHCN

Nhóm 4

Nhóm 5


0.06
0.05
0.04
0.03
0.02
0.01
0.00
Nhóm 1

0.25

4(c)

N

Nhóm 2

Nhóm 3

gà ghiệp

Giao thơng

Nhóm 2

Nhóm 3

Chi đầu tư khác

0.20

0.15
0.10
0.05
0.00
Nhóm 1

Nhóm 4

Nhóm 5

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Bộ Tài Chính
Tiếp theo, chúng tơi cũng áp dụng phân tích sự hội tụ σ và β để xem xét xu hướng thay đổi của
bất bình đẳng trong phân bổ ngân sách nhà nước tới các địa phương trong giai đoạn vừa qua.
Hình 5 cho thấy sự hội tụ σ, đo lường mức độ phân tán, của hầu hết các khoản chi tiêu ngân sách
có xu hướng tăng dần qua các năm. Đồng thời Hình 6 cũng cho thấy rất ít dấu hiệu về sự hội tụ
β, đo lường khả năng san bằng cách biệt về các khoản chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi đầu tư
cho y tế, giáo dục & đào tạo, và khoa học & công nghệ. Các ước lượng chính thức đối với
phương trình 1, trình bày trong Bảng 5, cho thấy các hệ số β của các khoản chi tiêu này là khơng
có ý nghĩa thống kê.

13


Hình 5:ăSựăhộiăt ăσă- mứcăđộăphânătánăc aăcácăkho năchiăngânăsách
5(a)

Chi đầu tư

Tổ gà hi


Chi thường xun

0.60
0.50
0.40
0.30
0.20
0.10
0.00
2000

2001

2002

2003

Gi ồdụ

5(b)

2004

2005

Đ ồtạo

2006

tế


2007

KH&CN

0.06
0.05
0.04
0.03
0.02
0.01

0.00
2000

2001

2002

N

5(c)

2003

gà ghiệp

2004

2005


2006

2007

Đầu tư khác

Giao thơng

0.20
0.15
0.10
0.05
0.00
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Bộ Tài Chính

14


Tố àđộàtă gàtổ gà hiàNSNNà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)

Hình 6:ăSựăhộiăt ăβă- kh ănĕngăsanăb ngăcáchăbi tăvềăcácăkho năchiăngânăsách
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0.0

0.2

Tố àđộàtă gà hiàđầuàtưà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)

6 a àTổ gà hià g

1.8
1.6
1.4

1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
-0.2 0.0
6

0.1

0.4

0.6

às hà ì hà u

0.2

àChiàđầuàtưà ì hà u

0.8

àđầuà gườià ă à

0.3

0.4


1.0

à t iệuàđồ g/ gười

0.5

0.6

àđầuà gườià ă à

à t iệuàđồ g/ gười

0.300

0.500

Tố àđộàtă gà hiàthườ gà u ê à ì hà
quân
giaiàđoạ à -07 (%)

0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0.000
6


0.100

0.200

àChiàthườ gà u ê à ì hà u

15

0.400

àđầuà gườià ă à

0.600

à t iệuàđồ g/ gười


Tố àđộàtă gà hià àtếà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)

à

Tố àđộàtă gà hiàGD&ĐTà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)

10
8
6
4
2

0
-2 0.0

-4

0.0

6 d àĐầuàtưàGD&ĐTà ì hà u

8.0
7.0
6.0
5.0
4.0
3.0
2.0
1.0
0.0
-1.0 0.0
-2.0

0.0

à

6 e àĐầuàtưà àtếà ì hà u

Tố àđộàtă gà hiàKH&CNà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)


0.0

0.1

àđầuà gườià ă à

0.0

0.0

àđầuà gườià ă à

0.1

à t iệuàđồ g/ gười

0.0

0.0

à t iệuàđồ g/ gười

25
20
15

10
5
0
-5


0.0

0.0

0.0

6 f àĐầuàtưàKH&CNà ì hà u

àđầuà gườià ă à

16

0.0

0.0

à t iệuàđồ g/ gười


à
Tố àđộàtă gà hià ơ gà ghiệpà ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)
àgiaià
Tố àđộàtă gà hiàgiaồthơ gà ì hà u
đoạ à -07 (%)
à
Tố àđộàtă gà hiàđầuàtưàkh à ì hà u
giaiàđoạ à -07 (%)


2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0

-0.5

0.00

0.02

0.04

0.06

6 g àĐầtưà ơ gà ghiệpà ì hà u

0.08

0.10

àđầuà gườià ă à

0.12

à t iệuàđồ g/ gười

3.0

2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0
-0.5 0.00

0.05

0.10

6 h àĐầtưàgiaồthơ gà ì hà u

àđầ gườià

0.15

0.20

à t iệđồ g/ gười

5.0
4.0
3.0

2.0
1.0
0.0
-1.0


0.00

0.02

0.04

6 i àChiàđầuàtưàkh à ì hà u

àđầuà gườià

0.06

0.08

à t iệuàđồ g/ gười

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Bộ Tài Chính

17


B ngă5:ă ớcăl ợngăh ăs ăhộiăt ăβăchoăcácăkho năchi tiêu ngân sách
Chià g às hà h à ướ
Hệàsốàβ
1 Tổ gà hiàtiêu
0.27 (0.28)
2 Tổ gà hiàđầuàtư
0.23 (0.10)*
3 Tổ gà hiàthườ gà u ê

0.08 (0.03)*
4 ChiàđầuàtưàGD&ĐT
0.11 (0.70)
5 Chiàđầuàtưà àtế
NA
Tro gà goặ àl àsaiàsốà huẩ .àDấuà*à hoà iếtàhệàsốà

6
7
8
9

Chià g às hà h à ướ
ChiàđầuàtưàKH&CN
Chiàđầuàtưà
gà ghiệp
Chiàđầtưàgiao thơng
Chiàđầtưàkh

Hệàsốàβ
NA
0.02 (0.01)
0.04 (0.01)*
0.01 (0.08)

óàýà ghĩa thố gàkê ởà ứ à5%.

IV. K tălu n
Phân tích sự hội tụ và ngũ phân vị thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh/thành phố cho thấy
nhóm các tỉnh/thành phố giàu đang ngày càng bỏ xa những nhóm những tỉnh/thành phố nghèo do

đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Trong khi đó những ước lượng chính thức cho thấy,
ngoại trừ những khoản đầu tư “khác”, thì các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước hầu như chưa
phát huy được vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương trong cả nước.
Những phân tích sâu hơn về phân bổ ngân sách nhà nước cũng cho thấy sự bất bình đẳng về chi
tiêu ngân sách. Nhóm các tỉnh/thành phố giàu nhất có mức ngân sách đầu tư vào các lĩnh vực
được coi là đem lại tăng trưởng kinh tế trong dài hạn như khoa học & công nghệ, giáo dục, y tế,
và giao thông, cao hơn gấp nhiều lần mức chi tương ứng của các tỉnh nghèo. Mức độ phân tán,
sự hội tụ σ, của hầu hết các khoản chi ngân sách đang có xu hướng tăng theo thời gian. Hơn nữa,
phân tích sự hội tụ β cũng cho thấy có rất ít dấu hiệu về khả năng san bằng cách biệt của chi đầu
tư ngân sách vào những lĩnh vực quan trọng giữa các tỉnh/thành phố trong tương lai.
Việc không tồn tại sự hội tụ về chi tiêu ngân sách nhà nước ở các tình/thành phố của Việt Nam
trong giai đoạn qua có thể được sử dụng như một chỉ số phản ánh sự thất bại chính sách tài khóa
trong việc san lấp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các địa phương trong cả nước. Trong
khi khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận ở các
khu vực có lợi thế về điều kiện kinh tế, con người, và tự nhiên và giúp cho những khu vực này
ngày càng bỏ xa các khu vực khác, thì chính sách phân bổ ngân sách cho các địa phương có vẻ
như chưa làm tốt đối với việc san lấp khoảng cách này. Các nhóm tỉnh/thành phố giàu đang tiếp
tục có lợi thế hơn nhóm các tỉnh/thành phố nghèo trong việc hưởng lợi từ đầu tư ngân sách nhà
nước vào các lĩnh vực có ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng trong dài hạn.
Về mặt lý tưởng, bên cạnh phân tích hội tụ theo chi tiêu ở trên, chúng ta cần có thêm những phân
tích hội tụ theo chất lượng (ví dụ như số trường học, cơ sở đào tạo nghề, số trung tâm nghiên cứu
khoa học & công nghệ, số giường bệnh, bác sỹ,… trên 1000 người dân) để có những kết luận
chính xác về hiện trạng phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng đủ để gợi ý
rằng cần có những thay đổi nhất định trong nguyên tắc phân bổ ngân sách địa phương nhằm giúp
nhóm các tỉnh/thành phố nghèo thu hẹp khoảng cách về kinh tế đối với nhóm các tỉnh/thành phố
18


giàu. Ngồi ra, việc phân tích tình trạng thu ngân sách ở các địa phương cũng là cần thiết. Do
phạm vi hẹp của bài nghiên cứu, chúng tôi để dành những chủ đề này cho những nghiên cứu

trong tương lai.

Tàiăli uăthamăkh o
Barro R. J. and Sala-i-Martin X. (1992). Convergence, Journal of Political Economy, vol. 100,
no. 2.
Barro, R.J. and Lee J.W., (1994), Sources of Economic Growth Carnegie-Rochester Conference
Series on Public Policy 40 (1994) l-46.
Barro, R.J., (1991), Economic growth in a cross section of countries, Quarterly Journal of
Economics 106, 407–444.
Phạm Thế Anh (2008), Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Một khảo sát, Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, số 10 (365), Tháng 10, 2008.
Phạm Thế Anh (2009), Tăng trưởng kinh tế và sự hội tụ thu nhập giữa các vùng của Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 1 (368), Tháng 1 2009.
Sala-i-Martin, X. (1996). Regional Cohesion: Evidence and Theories of Regional Growth and
Convergence', European Economic Review, 40, 1325-1352.

19



×