Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái nguyên (1997 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 103 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào xu thế tồn cầu hóa với những bước phát triển rõ
rệt cùng những thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế chính trị, xã hội.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quốc gia đã có sự “chuyển mình” để
khơng bị gạt ra khỏi vịng quay của sự phát triển, sự “chuyển mình” ấy thực sự
hiệu quả khi các quốc gia mở rộng được nguồn vốn để tiến hành các hoạt động
đầu tư tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Nguồn vốn này có thể huy động từ trong
nước và ngoài nước. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước thường có hạn. Vì vậy,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế
trên cả góc độ vĩ mơ và vi mơ. Đầu tư nước ngồi là nhân tố quan trọng trong
việc đóng góp vào cơng cuộc phát triển đất nước. Nguồn vốn này bao gồm đầu
tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Ở Việt Nam, Thái Nguyên là một tỉnh
thuộc nhóm tỉnh có tỉ lệ đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước. Là trung tâm kinh
tế, chính trị của khu vực Việt Bắc, có nhiều tiềm năng và lợi thế quan trọng như
về vị trí địa lý, đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển
các ngành cơng nghiệp khai khống. Trong vài năm gần đây, tỉnh có tốc độ tăng
trưởng khá cao. Ngồi ra, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã có
nhiều chính sách thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi và
có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Thực tế cho thấy nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi có vai trị vơ cùng quan trọng, tác động hai
mặt đến cả nước đầu tư và nước được đầu tư. Trong những năm qua, nền kinh tế
có vốn đầu tư trực tiệp nước ngồi tại Thái ngun đã có đóng góp, vai trị quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế
nhất định, chưa phát huy hết những mặt mạnh của nó đối với sự phát triển kinh
tế tại Thái Nguyên.

1



Để hiểu rõ được thực trạng sử dụng nguồn vốn FDI, thực trạng phát triển
kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Thái Nguyên và đưa ra được
những giải pháp cụ thể để thúc đẩy sự thu hút đầu tư trục tiếp từ nước ngoài, tăng
cường khả năng phát triển nhóm kinh tế này, tơi lựa chọn đề tài “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (1997-2015)” để làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt
nam cũng như tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam đã được nhiều tổ chức và các học giả của các chuyên ngành khác nhau
nghiên cứu. Có thể kể đến như:
Đầu tiên là cuốn “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trung tâm
thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia với nội dung: Khái quát tình hình đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài
1988; thực trạng đầu tư vào nước ta trong các năm, trong từng ngành, lĩnh vực,
địa phương…; thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư vào Việt Nam và cụ
thể một số vùng có nhiều lợi thế hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp trong thời gian
tới [4].
Cuốn“Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động FDI tại Thành phố HCM”, của NCS Trần Đăng Long năm 2002 [22], nội
dung của luận án này tác giả đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI về lý thuyết và thực trạng tại Thành phố HCM, để ra các giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI.
Cuốn “Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các
nước G7 vào Việt Nam” năm 2004, của NCS Trần Anh Phương [26]. Tác giả của
luận án đã đánh giá thực trạng thu hút FDI của nhóm G7 vào Việt Nam giai đoạn
1988 - 2002, xem xét mức độ tác động tới quá trình kinh tế xã hội của đất nước
để từ đó đề ra 2 nhóm giải pháp cấp bách như: gia tăng FDI từ Nhật Bản, Anh,
Mỹ, Pháp và nhóm giải pháp lâu dài.


2


Cuốn“Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
ở Việt Nam”, của NCS Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005 [25], đã mơ tả bức tranh
tồn cảnh về thu hút FDI ở Việt Nam năm 1988 đến 2005, đánh giá các mặt thành
công và hạn chế các hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên
nhân ảnh hưởng đến thành công và hạn chế đó. Từ đó nêu rõ các vấn đề cần tiếp
tục xử lý để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới. Điểm mới của luận án
này là khi tính lượng vốn FDI vào Việt Nam thì chỉ tính phần vốn đưa từ bên
ngoài vào và cũng đã luận giải một cách khoa học khái niệm “Hiệu quả các
dự án FDI đã triển khai” là một nhân tố tác động đến thu hút FDI của một
quốc gia.
Cuốn “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
duyên hải miền trung”, năm 2007 của NCS Hà Thanh Việt [54], cũng đã phân
tích luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu
quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát được bối cảnh
kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của thu hút và
sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền trung và những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng trên. Từ đó đề ra 3 nhóm giải pháp và có những giải pháp đặc
thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền trung.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích
hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” của NCS
Nguyễn Trọng Hải, năm 2008 [18]. Tác giả đã hệ thống hóa và hồn thiện các
khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI,
đặc biệt luận án đã phát triển được: phương pháp đồ thị khơng gian ba chiều
trong phân tích nhân tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu, phương pháp chỉ
số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế, tác giả cũng đã đề xuất được các

giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của cơng tác
phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt
Nam.
3


Cuốn “Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài
phụ vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” [27], Đề tài
cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trương
Thái Phiên. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút
nguồn vốn FDI như: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật
và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện mơi trường đầu tư nước ngồi, mở
rộng hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến cơng tác tổ chức bộ máy quản lý,
phân cấp và cơ chế hút vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ,
xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển và nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động
FDI.
“Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 20032010”, đề tài cấp bộ của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ
nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Định [16]. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là
nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam
trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI theo
lộ trình được xây dựng từ năm 2003 - 2010. Lộ trình này được xây dựng như sau:
Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc hồn thiện mơi trường đầu tư, giai đoạn
2005 - 2008 định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát
triển kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành một
điểm nóng trong thu hút FDI.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề vốn FDI
với những cách tiếp cận và giải quyết ở những khía cạnh khác nhau của vấn đề

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến
rất nhiều khía cạnh của đầu tư FDI như tác động của FDI; vị trí, vai trị của FDI;
quản lý nhà nước đối với khu vực này; các biện pháp thu hút FDI phục vụ phát
triển kinh tế...
4


Như vậy, cho đến nay đề tài về vốn đầu tư FDI ở Việt Nam đã được nhiều
người quan tâm, nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó các tác giả đều đề cập đến
những lý luận về vốn FDI, đều có phân tích về thực trạng về vốn FDI tại Việt
Nam, vùng kinh tế và sử dụng nguồn vốn này. Luận văn này, tác giả tập trung
nghiên cứu thực trạng và tình hình thu hút vốn FDI vào một tỉnh, cụ thể là tỉnh
Thái Nguyên. Luận văn sẽ phân tích thực trạng thu hút vốn, hiệu quả sử dụng
vốn FDI trong thời gian qua và trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Nguyên khi có sự tác động của vốn đầu tư này.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những điều kiện thu hút và thúc đẩy đầu tư
trực tiếp nước ngồi, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Thái Nguyên giai
đoạn 1997-2015 vàtác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới kinh tế - xã hội
của tỉnh.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Mu ̣c đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiể u các đă ̣c điể m kinh tế - xã hô ̣i
của tỉnh Thái Nguyên, tâ ̣p trung vào các yế u tố ta ̣o nên tiề m năng trong viê ̣c thu
hút vố n, các chiń h sách ưu đaĩ của tỉnh nhằ m thu hút vố n FDI, phân tích và đánh
giá thực tra ̣ng thu hút và sử du ̣ng vố n FDI của tỉnh, phương hướng thu hút và sử
du ̣ng nguồ n vố n FDI vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn
từ 1997 đến 2015.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, luận văn phân tích một

cách khái quát về những điều kiện thu hút và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Thái Nguyên; làm rõ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Thái Nguyêngiai
đoạn từ 1997 đến 2015. Trên cơ sở đó, luận văn nêu ra một số nhận xét về tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngồi tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.

5


3.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng và
những thành tựu về kinh tế, xã hội đã đạt được từ việc tác động có FDI vào Thái
Nguyên từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2015. Phạm vi về thời gian: Luận văn
tiến hành nghiên cứu trên cơ sở số liệu nghiên cứu thực tiễn được sử dụng từ
năm 1997 đến 2015.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Tài liệu thành văn:Luận văn sử dụng các sách chuyên khảo đã công bố
xuất bản, các bài viết trên các tạp chí Trung ương và địa phương, các luận án tiến
sĩ của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tài liệu lưu trữ: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Số liệu của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên; Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nơng thơn, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Chi cục Thống
kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên
và các ngành chức năng khác có liên quan.
Tài liệu điền dã: Tác giả thu thập từ những cuộc điều tra thực tế bằng quan
sát cảnh quan, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp tác giả thu thập tư liệu, xử
lý tư liệu vànghiên cứu quá trình thu hút, sử dụng vốn FDI vào phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 1997 - 2015.
- Phương pháp logic: Đây là phương pháp dung để xác định mức độ biến
động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm, các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng số liệu thống kê thích hợp để
phục vụ cho phân tích q trình thu hút vốn FDI ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút
vào tỉnh Thái Nguyên, luận văn đưa ra những đánh giá chung có tính khái qt
về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên.
6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thu hút vốn FDI được xem xét trên cơ
sở có sự so sánh tác động của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên
trong từng giai đoạn cụ thể.
5. Đóng góp của luận văn
Với những kết quả đạt được, đề tài có những đóng góp mới như sau:Làm
rõ những điều kiện trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Nguyên.
Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Đánh giá những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi tới tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tham mưu
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan hữu trách, các trường học,
cơ sở đào tạo có liên quan đến FDI.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Thái Ngun.
Chương 2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Nguyên giai đoạn
1997-2005.
Chương 3: Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên dưới tác động của đầu tư

trực tiếp nước ngoài giai đoạn đoạn 1997-2005.

7


Chương 1
ĐIỀU KIỆN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở THÁI NGUYÊN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về đầu tư nước ngoài
Để hiểu được bản chất của đầu tư quốc tế và các hình thức hoạt động
của nó, trước hết ta cần làm rõ khái niệm về đầu tư. Mặc dù còn khá nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ
bản về đầu tư được nhiều người thừa nhận, đó là "đầu tư là việc sử dụng một
lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai... vào một hoạt động
kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi
nhuận"[3, tr.5].
Ngày nay, hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và có vai
trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của các nước, kể cả nước đầu tư
lẫn nước nhận đầu tư. Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức
cơ bản là: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngồi đóng góp một số
vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia
điều hành quá trình sử dụng số vốn mà họ đầu tư. Theo luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của luật pháp Việt Nam. Đặc điểm của hình thức đầu
tư trực tiếp:
Một là, các chủ đầu tư nước ngồi phải góp một số vốn tối thiểu, tùy theo

quy định của luật đầu tư từng nước.
Hai là, quyền hành quản lý phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp
100% vốn thì tồn bộ do chủ đầu tư nước ngồi điều hành.

8


Ba là, lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Lời, lỗ được chia theo tỷ
lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập
doanh nghiệp) cho nước chủ nhà [4, tr.18].
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: 1) Đóng góp vốn để
xây dựng xí nghiệp mới; 2) Mua lại tồn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt
động; 3) Mua cổ phiếu để thơn tín hoặc sát nhập.
1.1.2. Các quan điểm khác nhau về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
phát triển kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà khoa học Phương Tây về thu hút FDI
FDI là một hình thức đầu tư của nước ngồi vào nước được đầu tư. Nó
khơng những mang lại hiệu quả toàn diện cho nước được đầu tư, mà đối với các
nước chủ đầu tư cũng được lợi trong việc đầu tư. Đa số các nước phương Tây
đóng vai trị chủ đầu tư. Và quan niệm đầu tư nước ngoài FDI của họ nhằm mục
tiêu lợi ích sau:
Thứ nhất, tìm kiếm tài nguyên:
Mục đích của các nhà đầu tư phương Tây thực hiện ĐTNN là muốn tìm
kiếm các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất, kinh doanh với chi phí rẻ hơn so
với trong nớc để thu được lợi nhuận lớn hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường đang cung cấp sản phẩm và thị trường mới trong tương lai.
Có ba loại tài nguyên thường được các nhà đầu tư Phương Tây tìm kiếm khi đầu
tư vào một nước nào đó gồm: 1) tài nguyên thiên nhiên như là khống sản,

ngun vật liệu thơ, sản phẩm nơng nghiệp và những tài nguyên có hạn. Việc sử
dụng các tài nguyên này sẽ giúp cho các nhà đầu tư này giảm tối thiểu chi phí
sản xuất đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất; 2) Nhà
đầu tư Phương Tây tìm kiếm các nguồn cung cấp dồi dào với giá rẻ cũng như
nguồn lao động lành nghề và không lành nghề. Các nhà đầu tư phương Tây

9


thường chuyển nhà máy từ các nước có chi phí lao động cao sang những nước
có chi phí lao động thấp và 3) Nguồn tài nguyên được các nhà đầu tư tìm kiếm
là năng lực về kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia marketing hoặc kỹ
năng tổ chức quản lý.
Thứ hai, tìm kiếm thị trường:
Tìm kiếm, mở rộng thị trường và tận dụng các điều kiện tự do về thương
mại và thuế quan là động lực phổ biến thúc đẩy các công ty các nước phương
Tây thực hiện đầu tư ra nước ngoài. ở các thị trường mới nổi, với những khách
hàng là người có thể mua được những sản phẩm chất lượng cao, đang ngày càng
phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư từ nước ngồi.
Việc tìm kiếm thị trường để đầu tư gồm cả những thị trường đã có hàng
hố của doanh nghiệp và những thị trường mới. Ngoài ra, dung lượng thị trường
tiềm năng và xu hướng phát triển tương lai của thị trường cũng là một lý do thúc
đẩy các nhà đầu tư phương Tây thực hiện đầu tư.
Thứ ba, tìm kiếm các nguồn lực:
Động lực về tìm kiếm nguồn lực được dựa trên cấu trúc của các nguồn tài
nguyên đã có hoặc kết quả của việc tìm kiếm thị trường đầu tư. Mục đích tìm
kiếm nguồn lực của các nhà đầu tư phương Tây là tận dụng các lợi thế các nguồn
lực đã có như văn hố, hệ thống kinh tế, chính trị và thị trường ở một số khu vực
để tập trung sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác. Nguồn
lực gồm hai loại: 1) Tận dụng những lợi thế khác nhau đã có sẵn và các tài sản

truyền thống ở các nước. Sự đầu tư của phương Tây ở các nước phát triển và
nước đang phát triển là sự đầu tư về tiền vốn, công nghệ và thông tin làm gia
tăng giá trị của các hoạt động đầu tư và sau đó là lao động và tài ngun thiên
thiên; và 2) Tìm kiếm nguồn lực cịn được thực hiện ở các nước tương tự về hệ
thống kinh tế và mức thu nhập, đồng thời cũng tận dụng những thuận lợi của qui
mô nền kinh tế và sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng cùng khả năng cung cấp.

10


Để việc tìm kiếm nguồn lực được thực hiện, các thị trường đa biên cần
được mở và phát triển. Về thực tế, tìm kiếm nguồn lực dường như là sự cạnh
tranh của các cơng ty tồn cầu về yếu tố cơ bản của sản phẩm được đưa ra thị
trường và khả năng đa dạng hóa sản phẩm của cơng ty cũng như khả năng khai
thác lợi nhuận trong sản xuất ở một số nước.
Thứ tư, tìm kiếm tài sản chiến lược:
Là hình thức xuất hiện ở giai đoạn cao của tồn cầu hố. Thực hiện đầu tư
với mục đích này, các nhà đầu tư phương Tây tìm kiếm khả năng nghiên cứu và
phát triển. Nhà đầu tư có thể sử dụng tài sản của các cơng ty nước ngồi để thúc
đẩy mục tiêu chiến lược dài hạn đặc biệt là cho việc duy trì và đẩy mạnh khả
năng cạnh tranh quốc tế. Sự tìm kiếm này giúp khám phá những lợi thế đặc biệt
hoặc lợi thế về marketing. Hơn thế nữa, chiến lược và sự hợp lý hoá trong đầu tư
ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước cơ cấu lại tài sản nhằm đáp
ứng mục tiêu kinh doanh. Chiến lược này nhằm củng cố và nâng cao sức mạnh
của chiến lược cạnh tranh lâu dài [3, tr.35].
1.1.2.2. Quan niệm của các học giả Trung Quốc về thu hút FDI
Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Trung Quốc không chỉ nhằm
hướng tới thu hút được vốn, cơng nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến mà
cịn nhằm phục vụ nhiều mục tiêu chung quan trọng khác như phát triển các
ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, có vai trị cốt lõi trong chiến lược

phát triển kinh tế... Vì thế, trong chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có
định hướng thu hút FDI, hay nói cách khác là chính sách về cơ cấu đầu tư.
Đó là việc xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn cho phép các nhà đầu
tư nước ngoài tự do đầu tư; những ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư có điều
kiện; những ngành, lĩnh vực, địa bàn cấm đầu tư. Chính sách cơ cấu đầu tư
có liên quan mật thiết với mức độ mở cửa thị trường, tự do hóa đầu tư, sự

11


bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời, mỗi khu vực, mỗi nước đầu tư lại có
những thế mạnh riêng về tiềm lực vốn, cơng nghệ cũng như trình độ quản lý
nên cần phải có chính sách về cơ cấu đối tác đầu tư, Trung Quốc xây dựng
chính sách về cơ cấu đầu tư phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế
và trình độ phát triển của Trung Quốc.
Xu hướng của Trung Quốc là chuyển mục tiêu thu hút FDI từ chỗ tập
trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành có giá trị
kinh tế cao và lĩnh vực dịch vụ. Trung Quốc phân chia ngành nghề đầu tư
thành bốn loại: Khuyến khích, được phép, hạn chế và cấm. Qua đó giúp các
nhà đầu tư nước ngồi biết và lựa chọn đầu tư. Trung Quốc cịn có chính sách
khuyến khích đầu tư vào các vùng khó khăn như miền Trung và miền Tây,
được giảm thuế thu nhập trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, nới lỏng
tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng và phát triển đô thị trong khu vực này, cho phép các địa phương được
sử dụng các biện pháp phù hợp để thu hút FDI như miễn tiền thuê đất, cho
phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với thời hạn 99 năm. Các nước trong
khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia... đều
coi trọng thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Mỹ,
các nước Tây Âu để phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo [18,

tr.20].
1.1.2.3. Quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam về thu hút FDI
Đi lên từ con đường nghèo khó, Lại phải xoay sở chống thực dân Mỹ và
Pháp suốt hàng trăm năm, đó là những khó khắn trong việc xây dựng đất nước
của nước ta. Xây dựng nước đã khó, giữ nước cịn khó hơn rất nhiều, tuy sống
trong cảnh hịa bình nhưng mặt sau của nó là Đảng và Chính Phủ phải chống
chọi với những thế lực thù địch. Do đó, Việt Nam rất quan tâm và cẩn thận trong
việc sử dụng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.
12


Cũng giống như các nước khác, Việt Nam thu hút FDI không chỉ nhằm
hướng tới thu hút được vốn, công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến mà
còn nhằm phục vụ nhiều mục tiêu chung quan trọng khác như phát triển các
ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, có vai trò cốt lõi trong chiến lược
phát triển kinh tế... Nhưng Việt Nam thu hút đầu tư có chọn lọc. Nhất là hiện
nay, kể từ 12/11/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức kinh tế thế giới WTO, việc thu hút đầu tư nước ngoài càng dễ dàng
hơn đối với Việt Nam, đồng thời kẻ xấu cũng có thể lợi dụng cơ hội này mà
phá hoại, mang Văn hóa xấu, tệ nạn xã hội vào Việt Nam. Chính sách của
Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay là học hỏi Trung Quốc, Singapo và
những nước thành cơng trong việc sử dụng vốn nước ngồi, đồng thời nâng
cao cảnh giác đối với các thế lực thù địch.
Hiện nay Việt Nam có sự chuyển đổi cơ cấu lớn, giảm bớt các hoạt động
nông nghiệp, nâng cao hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam chia đất
nước thành 3 khu vực: Bắc - Trung - Nam để tiện kiểm soát và phát huy thế mạnh
của từng vùng, đồng thời Việt Nam có những chính sách khuyến khích đầu tư
vào những vùng khó khăn, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện
khai thác hết những thế mạnh tìm ẩn.
Năm 1996 Việt Nam đã chỉnh sửa lại Luật Đầu tư để tăng tính lơi cuốn

các nhà đầu tư nước ngồi, năm 2000 có chính sách về đầu tư Bất Động Sản
rõ ràng hơn. Đây là những thay đổi mang tính chiến lược của Việt Nam [28,
tr.11-12].
1.2. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là mô ̣t tỉnh miề n núi trung du, nằ m sâu trong vùng trung du
và miề n núi Bắ c bô ̣, có diêṇ tích tự nhiên 3.562,82 km2. Thái Nguyên là mô ̣t tin̉ h
không lớn, chỉ chiế m 1,13 % diê ̣n tić h so với cả nước.
13


Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiế p giáp với tỉnh Bắ c Ka ̣n, phía Tây giáp với
tỉnh Viñ h Phúc và tỉnh Tun Quang, phía Đơng giáp với tỉnh La ̣ng Sơn và Bắ c
Giang, phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nô ̣i. Thái Nguyên cách Hà Nô ̣i 80 km,
cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km. Với vi ̣trí điạ lý là mô ̣t trong những trung
tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miề n núi
Đơng Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hô ̣i giữa vùng
trung du miền núi với vùng đồng bằ ng Bắ c bô ̣. Viê ̣c giao lưu đã đươ ̣c thực hiêṇ
thông qua hê ̣ thố ng đường bộ, đường sắ t, đường sông hình rẻ qua ̣t mà thành phố
Thái Nguyên là đầ u nút.
Cùng với vi tri
̣ ́ trung tâm của Viê ̣t Bắ c, Thái Nguyên còn là nơi hô ̣i tu ̣ nề n
văn hóa của các dân tô ̣c miền núi phía Bắ c, là đầ u mố i các hoạt đô ̣ng văn hóa,
giáo du ̣c của cả vùng núi phía Bắ c rô ̣ng lớn.
Thái Nguyên có nhiề u dãy núi cao cha ̣y theo hướng Bắ c Nam và thấ p
dầ n xuố ng phía Nam. Cấ u trúc vùng núi phía Bắ c chủ yế u là đá phong hóa
ma ̣nh, ta ̣o thành nhiề u hang đơ ̣ng và thung lũng nhỏ .Phía Tây Nam có dãy
Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Ngồi dãy núi trên cịn có dãy Ngân Sơn bắt đầu
từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi

Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo,
Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắngió mùa Đơng Bắc.
Thái Nguyên là mô ̣t tin̉ h trung du miền núi nhưng địa hiǹ h la ̣i không phức
tạp lắm so với các tin̉ h trung du, miề n núi khác, đây là một thuâ ̣n lơ ̣i của Thái
Nguyên cho canh tác nông lâm nghiêp̣ và phát triển kinh tế - xã hô ̣i nói chung so
với các tỉnh trung du miề n núi khác.

14


Khí hâ ̣u Thái Ngun vào mùa đơng được chia thành 3 vùng rõ rê ̣t:Vùng
lạnh nhiều nằ m ở phía Bắ c huyê ̣n Võ Nhai.Vùng la ̣nh vừa gồ m huyê ̣n Đinh
̣ Hóa,
Phú Lương, và phía Nam Võ Nhai.Vùng ấ m gồ m các huyê ̣n Đa ̣i Từ, Đồng Hỷ, Phú
Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thi xa
̣ ̃ Sông Công.
Nhiêṭ đô ̣ chênh lê ̣ch giữa các tháng nóng nhấ t (tháng 6: 28,90) với tháng
la ̣nh nhấ t (tháng 1: 15,20) là 13,70. Tổng số giờ nắ ng trong năm dao đô ̣ng từ 1.300
đến 1.750 giờ và phân phố i tương đớ i đều cho các tháng trong năm. Khí hâ ̣u Thái
Nguyên chia làm 2 mùa rõ rêt,̣ mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 10 đế n tháng 5. Nhìn chung, khí hâ ̣u tỉnh Thái Nguyên thuâ ̣n lơ ̣i cho phát
triể n nơng, lâm nghiêp.
̣
Thái Ngun có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại
sau:Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do
sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp
cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh
doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho
nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết,

bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa
nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ
độ cao 150m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200m phù hợp đối với cây công
nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái
Nguyên).
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố
dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ
thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong

15


tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích
đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự
nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp
và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 2 thành phố là thành phố Thái Nguyên và thành phố
Sông Công, với 7 huyện: Phổ n, Phú Bình, Đờ ng Hỷ, Võ Nhai, Đinh
̣ Hóa, Phú
Lương, Đại Từ.Tổng số gồ m 180 xa,̃ trong đó có 125 xã vùng cao và miề n núi,
còn la ̣i là các xã đồ ng bằng và trung du.
Trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiề u dân tô ̣c sinh số ng, trong đó có 8
dân tộc chủ yế u đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và
Dao. Dân số Thái Nguyên năm 2008 khoảng 1.149.895 người. Dân cư phân bố
không đề u, vùng cao và vùng núi dân cư rấ t thưa thớt, trong khi đó ở thành thi ̣
và đồ ng bằng dân cư lại dày đă ̣c. Mâ ̣t đô ̣ dân số khoảng 324 người/km2, tốc độ
tăng dân số trung bình của Tỉnh ở mức 0,9% /năm. Tỷ lệ dân số nam/nữ trên địa
bàn là 49,9%/50,1%; tỉ lệ dân thành thị chiếm 22,81%, dân số hoạt động nông
nghiệp chiếm 72,37%.

Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có mô ̣t vi tri
̣ ́ đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng:
là đầ u mố i giao thông nố i liề n các tỉnh Đông Bắ c với đồ ng bằ ng sông Hồ ng và
các tỉnh phía Nam. Xét về mă ̣t kinh tế , Thái Nguyên cũng có mô ̣t vi ̣ trí quan
tro ̣ng trong vùng cũng như trong cả nước, đó là:
Đố i với các tỉnh trung du và miề n núi như: Tuyên Quang, Bắ c Ka ̣n, La ̣ng
Sơn, Hà Giang, Viñ h Phúc, Phú Tho ̣ thì Thái Nguyên là nơi cung cấ p các sản
phẩ m thép, nhiên liêụ than, mô ̣t số mă ̣t hàng tiêu dùng thông thường. Trong
tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấ p cho các tỉnh trung du miề n núi
Đông Bắ c những sản phẩ m công nghiê ̣p như than, thép, gang, đô ̣ng cơ diezen,
các sản phẩ m vâ ̣t liêụ xây dựng.
16


Hình 1.1. Thái Nguyên trong mối liên hệ với Bắc Bộ
(Nguồn:Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên)
Đố i với các tỉnh đồ ng bằ ng sông Hồ ng thì Thái Nguyên cũng đóng vai trò
quan tro ̣ng trong viê ̣c cung cấ p các sản phẩ m như than, thép cán, chè. Ngoài ra,
nhiề u sản phẩ m nông nghiê ̣p, công nghiêp̣ nhe ̣khác của Thái Nguyên cũng đươ ̣c
tiêu thu ̣ rô ̣ng raĩ ta ̣i vùng này.
17


Kinh tế của tỉnh phát triể n với tố c đô ̣ khá nhanh. Tố c đô ̣ tăng trưởng kinh
tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm đa ̣t 10 - 12%. Năm 2007, tốc
độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 12,46%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và
là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào mức tăng
trưởng chung 12,46% thì khu vực cơng nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất là 6,81%, trong đó giá
trị sản xuất cơng nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh

tế đều có sự tăng trưởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực
dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch
vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thương nghiệp tăng 16%, vận tải, bưu điện
tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
nhất và có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực này, mức
đóng góp của ngành nơng nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người của
tỉnh cũng có sự tăng đáng kể, năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5
triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp
- Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung, khu vực
Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình qn chung tồn tỉnh, trong khi đó khu vục Nơng
lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Cơng nghiệp
- Xây dựng.
Thái Ngun có tở ng chiề u dài đường bô ̣ của tỉnh là 2.735 km trong
đó:Đường quố c lô ̣: 183 km. Đường tỉnh lô ̣: 105,5 km. Đường huyê ̣n lô ̣: 659
km. Đường liên xã: 1.764 km. Các đường tỉnh lô ̣, quố c lô ̣ đề u đươ ̣c dải như ạ .
Hê ̣ thố ng đường quố c lô ̣ và tỉnh lô ̣ phân bố khá hơ ̣p lý trên đi ạ bàn tỉnh, phầ n

18


lớn các đường đề u xuấ t phát từ tru ̣c do ̣c quố c lô ̣ 3 đi trung tâm cá c huyê ̣n ly,̣
thi ̣ xa,̃ các khu kinh tế , vùng mỏ , khu du lich
̣ và thông với các tỉnh lân câ ̣n.
Đường quố c lô ̣ 3 từ Hà Nô ̣i lên Bắ c Ka ̣n, Cao Bằ ng cắ t do ̣c toàn bô ̣ tỉnh Thái
Nguyên, cha ̣y qua thành phố Thái Nguyên, nố i Thái Nguyên với Hà Nô ̣i và
các tỉnh đồ ng bằ ng sông Hồ ng. Các quố c lô ̣ 37, 18, 259 cù ng với hê ̣ thố ng

đường tỉnh lô ̣, huyê ̣n lô ̣ là ma ̣ch máu quan tro ̣ng nố i Thái Nguyên với các tỉnh
xung quanh.
Hệ thố ng đường sắ t từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuâ ̣n tiên.Tuyế
n
̣
đường sắ t Hà Nô ̣i - Quán Triề u cha ̣y qua tỉnh nố i Thái Nguyên với Hà Nô ̣i.Tuyế n
đường sắ t Quán Triề u - Núi Hồng rấ t thuâ ̣n tiêṇ cho viê ̣c vâ ̣n chuyể n khoáng sản
(vâ ̣n chuyể n than).Tuyế n đường sắ t Lưu Xá - Khúc Rồ ng nối với tuyế n đường
sắ t Hà Nô ̣i - Quán Triều, tuyến đường sắ t này cũng nố i tỉnh Thái Nguyên với
tin̉ h Bắ c Ninh (đế n Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.Hê ̣ thố ng đường sắ t của tin̉ h
Thái Nguyên đảm bảo phu ̣c vụ vâ ̣n chuyể n hành khách và hàng hóa với các tỉnh
trong cả nước.
Thái Nguyên có 2 tuyế n đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài
161 km và Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.Trong tương lai se ̃ tiế n hành nâng
cấ p và mở rô ̣ng mă ̣t bằ ng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa viê ̣c bố c dỡ, đảm bảo công
suấ t bố c xế p đươ ̣c 1.000 tấ n hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2
con sông chính là sông Cầ u và sông Công, cầ n nâng cấ p để vâ ̣n chuyể n hàng
hóa.

19


Bảng 1.1: Bảng so sánh hệ thống giao thông các tỉnh
Tiêu chí

Thái Nguyên

Hưng Yên

Đường quốc lộ đi


QL3 QL16

QL 5 (22,56km)

qua tỉnh

QL1B

QL38, QL39

Đường sắt qua tỉnh
Khoảng cách đến
sân bay Nội Bài
Khoảng cách
đến cảng
Hải Phịng,
cảng Cái Lân
Đường sơng

Quan Triều
- HN
60 km

HN- HP

20 km

QL1A
QL1B mới QL18,

QL38
HN Hữu Nghị Quan
30 km

Hải Dương

Phú Thọ

QL 5,

QL 32A, QL

QL 37,38

32B, QL 2

HN- HP

70 - 80 km
Cảng HP (45 km)

Đa Phúc - HP
(161km)

Gần cảng HP,

Đa Phúc - Hòn Gai

cảng Cái Lân


(211km)

Bắc Ninh

Cảng HP(110km)

Cảng Cái Lân

Cảng Cái Lân

(80km) Cảng

(120km)

Cống Câu - 400
km đường sông

Nguồn: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp các tỉnh, năm 2009

20

Vĩnh Phúc

QL 2

Xuyên Á HN - Xuyên Á HN Vân Nam

Vân Nam

50 km


25 km

Đường thủy
"ngã ba sông"
với độ dài
200km


1.3. Tiề m năng thu hút nguồ n vố n FDI của tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.1. Tiề m năng về nông - lâm nghiê ̣p
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hâ ̣u và đất đai, Thái Nguyên có nhiề u tiềm
năng cho phát triển nông lâm nghiệp, đă ̣c biêṭ là phát triể n cây chè và các loa ̣i
cây ăn quả. Chè Thái Nguyên, đặc biêṭ là chè Tân Cương đã từ lâu nở i tiế ng ở
Việt Nam. Tồn tin̉ h hiêṇ có khoảng 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước
(sau tỉnh Lâm Đồ ng) với 30 cơ sở chế biế n chè trên khắ p điạ bàn tỉnh. Sản phẩ m
chè Thái Nguyên đã được xuất khẩu đi nhiề u nước trên thế giới. Hiê ̣n nay, Thái
Nguyên đang thực hiện dự án vố n vay ODA để ta ̣o cùng chè đă ̣c sản cho năng
suấ t và chấ t lươ ̣ng cao.
Hiê ̣n nay, Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loa ̣i, trong đó hơn
8.000 ha đã cho thu hoạch. Diê ̣n tích đất đồ i còn rất lớn, đó là tiề m năng để phát
triể n hàng hóa về cây công nghiê ̣p, cây ăn quả.
Diê ̣n tích rừng tự nhiên của tỉnh là 103.774 ha và rừng trồ ng hơn 48.000
ha, hiện đã đế n tuổ i khai thác, không những đáp ứng nhu cầ u cho nhà máy ván
dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổ n định sản xuấ t mà còn là tiề m năng rấ t lớn
cho viê ̣c chế biế n hàng hóa có giá tri ̣cao.
Như vậy, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về phát triể n cây công nghiê ̣p,
đặc biệt là cây chè và các loa ̣i cây ăn quả. Với diê ̣n tích đất trố ng đồ i núi tro ̣c còn
gầ n 110.000 ha cho phép Thái Nguyên có thể mở rơ ̣ng diêṇ tích trồng chè lên

trên 15.000 ha; diện tích trồng các loa ̣i cây ăn quả như vải, nhañ , hồ ng, mơ… lên
hàng vạn ha, ta ̣o ra vùng cung cấp nguyên liêụ cho công nghiê ̣p chế biế n. Chè là
cây công nghiêp̣ truyề n thống của Thái Nguyên có chất lượng nổ i tiế ng trong cả
nước, hiện không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuấ t khẩ u sang nhiề u nước châu
Á và châu Âu. Đây là sản phẩm đươ ̣c nhiều nhà đầ u tư nước ngoài quan tâm.
Hiê ̣n đã có các nhà đầ u tư Đài Loan, Nhâ ̣t Bản đầ u tư vào trồ ng và chế biế n các
sản phẩm chè ta ̣i Thái Nguyên. Nế u có chiń h sách đầ u tư tốt, cây chè nói riêng,
các loại cây cơng nghiệp nói chung ở Thái Nguyên có khả năng phát triể n lớn.
1.3.1.2. Tiề m năng về tài nguyên khoáng sản
21


Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rấ t phong phú về chủng loa ̣i,
đây là mô ̣t lợi thế so sánh lớn trong viê ̣c phát triể n các ngành công nghiêp̣ luyê ̣n
kim, khai khoáng… Các loa ̣i khống sản của Thái Ngun bao gờ m:
Nhóm ngun liệu cháy: than mỡ trữ lượng trên 15 triêụ tấ n và than đá trữ
lượng khoảng 90 triệu tấn. Tin̉ h Thái Nguyên có trữ lươ ̣ng than lớn thứ 2 trong
cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh).
Nhóm khoáng sản kim loại: Có kim loại màu và kim loại đen. Kim loa ̣i
đen có sắ t, titan. Quặng sắ t có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn:
cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% 61,8%, cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng
khoảng 30 triệu tấn. Quặng sắt đang được khai thác cho viê ̣c luyện thép của công
ty Gang thép Thái Nguyên. Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa
khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó
có 01 mỏ đã thăm dị và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính
của quặng là Ilmenít, tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn, hiện nay chưa
đươ ̣c khai thác.
Kim loa ̣i màu có thiế c, chì, kem
̃ , vonfram, vàng, đờ ng, niken, thủy ngân…
Hiện nay, thiếc đã được khai thác và xuấ t khẩ u. Mỏ vonfram ta ̣i huyê ̣n Đa ̣i Từ

đã được công ty nước ngoài khảo sát thăm dò, dự án khai thác và chế biế n khoáng
sản Núi Pháo cũng được đầu tư 147 triêụ USD.
Nhóm khoáng sản phi kim loại: có pyrít, barít, phớ tphorit… trong đó đáng
chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ
lượng khoảng 60.000 tấn.
Bảng 1.2: Tổ ng hơ ̣p các mỏ và điể m quă ̣ng tỉnh Thái Nguyên

22


Quy mô
Loa ̣i khoáng sản
1- Năng lươ ̣ng

Tổ ng
số

Mỏ lớn

Mỏ vừa

Mỏ nhỏ

Điể m
quă ̣ng

10

6


4

- Sắ t - Mangan

41

18

23

- Titan

20

1

18

- Chì, kem
̃

32

2

30

- Đồ ng

2


- Niken

2

- Thủy ngân

4

2

2

- Thiế c

18

5

13

- Vàng

8

5

3

- Pyrit


9

3

6

- Barit

5

1

4

- Photphorit

3

2

1

- Graphit

10

2

8


- Than đá
2- Kim loại

1

2
2

3- Phi kim loa ̣i

4- Vâ ̣t liệu xây dựng
- Sét xi măng

2

- Sét ga ̣ch ngói

8

- Sét cao lanh

2

2
2

2

2


4

Nguồ n: Sở Công thương Thái Nguyên
Khoáng sản vâ ̣t liê ̣u xây dựng: Thái Ngun có nhiều khống sản vật liệu
xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo,
trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vơi
xi măng. Riêng đá vơi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ
23


Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới
phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, trữ lượng dự
kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu
xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.
Nhìn chung tài ngun khống sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú
về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng
khoáng sản tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển
các ngành công nghiệp khai thác và chế biế n khoáng sản đă ̣c biê ̣t là vâ ̣t liê ̣u xây
dư ̣ng.
Bảng 1.3: Trữ lươ ̣ng mô ̣t số khoáng sản chính
Đơn vi ̣: Triê ̣u tấn
Loa ̣i

Trữ

Trữ lươ ̣ng

khoáng sản


lươ ̣ng

tiề m năng

1- Năng lươ ̣ng

90,535

-

- Than đá

87,055

-

- Than mỡ

3,480

-

- Mangan

45,981

-

- Titan


13,726

-

- Chì, kem
̃

0,655

-

Cấ p A, B, C, C1

- Thiế c

0,026

-

Cấ p C1, C2

Ghi chú

Cấ p A, B, C1, C2

2- Kim loa ̣i
Cấ p A, B, C

Nguồ n: Sở Công thương Thái Nguyên, năm 2010
Nhóm nguyên liệu cháy gồm than mỡ, than đá với trữ lươ ̣ng khoảng hơn

100 triệu tấn. Nhóm khoáng sản kim loa ̣i gồm cả kim loa ̣i đen như sắ t, mangan,
titan và kim loa ̣i màu như chì, kẽm, vàng, đồ ng, niken, thủy ngân… Nhóm
khoáng sản phi kim gồm py rít, ba rit́ , phớ t pho rit́ … Nhóm khoáng sản vật liêụ
xây dựng gồ m sét, cát, đá, sỏi, đá cacbonat.

24


Đáng chú ý nhất trong nhó m khoáng sản vâ ̣t liê ̣u xây dưṇ g là đá
cacbonat bao gồ m đa vôi xây dưṇ g, đá vôi xi măng. Các loại đá này đề u có
trữ lươ ̣ng lớn, phân bớ ở những vi ̣ trí th ̣n lơ ̣i cho việc khai thác. Với viê ̣c
có mặt 3 loa ̣i khống sản - ngun liệu chính cho sản xuấ t xi măng là đá vôi,
sét và than, Thái Nguyên có nhiề u thuâ ̣n lợi trong sản xuấ t loại vâ ̣t liê ̣u xây
dựng này. Tó m la ̣i, điề u kiê ̣n về khoáng sản là thuâ ̣n lơ ̣i và cũ ng là tiề m năng
để tỉnh phát triể n các ngành công nghiệp khai khoáng, luyê ̣n kim, sản xuấ t vâ ̣t
liê ̣u xây dưṇ g…
1.3.1.3. Tiề m năng về du li ̣ch
Thái nguyên là vùng đấ t có nhiều di tích lich
̣ sử, di tích kiế n trúc nghê ̣
thuật, di tích khảo cổ học thời kì đồ đá cũ. Khu du lich
̣ Hồ Núi Cố c cách trung
tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km là khu du lịch lớn nhấ t của tỉnh có
phong cảnh sơn thủy hữu tin
̀ h, là nơi thăm quan, nghỉ dưỡng lí tưởng của du
khách. Ngoài ra, Thái nguyên còn có các điể m du lich
̣ hấ p dẫn như sau:
Khu du lich
̣ Hang Phươ ̣ng Hoàng, suối Mỏ Gà tại huyê ̣n Võ Nhai, cách
thàng phố Thái Nguyên 45 km. Nơi đây đang cầ n vốn đầ u tư công trình cáp treo,
nhà nghỉ tiêṇ nghi cao cấ p và các công trình vui chơi giải trí.

Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá đã được đầu tư. Hiện nay tỉnh
đang tiếp tục đầu tư để tái tạo được quang cảnh thiên nhiên như lúc Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sống và làm việc tại đó. Tỉnh Thái Ngun khuyến khích các dự án
đầu tư khu du lịch sinh thái tại thác Khuôn Tát.
Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Ngun)
và các cơng trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương),
chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành
phố Thái Ngun).
Thái Ngun có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan,
du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân
Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam

25


×