Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn đời sống kinh tế văn hoá của tộc người mông ở huyện võ nhai tỉnh thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 85 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua q trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng một
nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và vững bền, “sánh vai với các cường
quốc năm châu”. Đó là sức mạnh tổng hợp của 54 thành phần dân tộc anh
em trên dải đất hình chữ S, là kết quả của q trình phát triển cả về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi
thành phần dân tộc thì yếu tố kinh tế và văn hóa có vai trị rất quan trọng, có
mối quan hệ với nhau và là nền tảng, là tiền đề cho sức mạnh của mỗi quốc
gia, dân tộc.
Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để giải quyết nhu cầu ăn, ở và mặc
cho con người. Trong quá trình định cư và sinh sống của mình, các dân tộc dựa
vào những điều kiện tự nhiên và đặc trưng riêng có mà hình thành nên các loại
hình kinh tế. Hoạt động kinh tế rất đa dạng nhưng giữa các nền kinh tế khác
nhau thường có sự giao thoa, hỗ trợ, hợp tác và cùng phát triển. Việc phát triển
cái mới trên cơ sở phát huy cái cũ của một nền kinh tế là một việc làm hết sức
cần thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong thời kì
hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay.
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn nhằm đáp ứng
nhu cầu của mình. Văn hóa là tác nhân để đưa tới sự đối thoại, sự hợp tác và
đưa đến “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển đều là anh em) cho nhân loại. Văn
hoá vừa là động lực, vừa là kết quả nhân văn của một nền kinh tế. Tất cả các
dân tộc trong quá trình vận động và phát triển của mình đều có một hướng đi
chung là nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội cho
nhân dân. Vì vậy, trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay,
Đảng ta xác định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phù
hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho cộng đồng các dân tộc
1



khai thác thế mạnh địa phương làm giàu cho mình, cho đất nước” (Nghị quyết
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá XI) và “Phát huy
mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú
thêm nền văn hoá chung của cả nước” (Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII
của Đảng).
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Mơng là một dân tộc ít
người thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng - Dao, với 3 ngành chính: Mơng Trắng,
Mông Hoa và Mông Đen. Địa bàn sinh sống của người Mông chủ yếu là ở
những vùng núi cao thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,
Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang….
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc
Mơng có 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt
Nam. Bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình, người Mơng ở
Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hoá đặc thù của cư
dân vùng núi cao, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và truyền thống sản xuất của
tộc người mình.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc với gần 20 thành phần dân
tộc anh em. Tộc người Mông ở Thái Nguyên tập trung khá đông đảo, nhất là ở
các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hố, Phú Lương. Người Mơng ở Thái
Ngun nói chung và Võ Nhai nói riêng chủ yếu mới di cư từ các tỉnh Cao
Bằng, Hà Giang về do cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Theo số liệu của
cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỉnh Thái Ngun có 7.230
người thuộc dân tộc Mơng, chiếm 0,6% dân số toàn tỉnh và là 1 trong 8 thành
phần dân tộc có số lượng đơng nhất.
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở tọa độ có giới
hạn địa lí từ 105035’ đến 106017’ kinh Đơng, 21036’ đến 21056’ vĩ Bắc; phía
đơng giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và

2



huyện Phú Lương; phía nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện
Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
Người Mơng sống chủ yếu tại các xã Thượng Nung, Dân Tiến, Cúc
Đường, La Hiên, là những nơi có địa hình núi cao, thung lũng xen kẽ núi đá.
Bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng của mình, người Mơng ở Võ Nhai đã
sáng tạo những loại hình kinh tế, những nét văn hố mang tính đặc thù.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm góp phần
nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc điểm kinh tế, văn hố của người Mông ở Võ
Nhai - Thái Nguyên và để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, tôi
quyết định chọn đề tài: Đời sống kinh tế - văn hố của tộc người Mơng ở
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015 làm Luận văn
Thạc sĩ Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
trong và ngoài nước về tộc người Mơng. Trong đó có thể kể đến một số cơng
trình nghiên cứu sau đây:
Lịch sử người Mèo của học giả nước ngồi Savina F.M xuất bản tại
Hồng Kơng năm 1924 do Trương Thọ dịch, cho biết một cách khái quát về lịch
sử di cư, tên gọi, nguồn gốc của người Mông trên thế giới.
Dân tộc Mông ở Việt Nam của các tác giả Cư Hoà Vần và Hoàng Nam Nxb Văn hoá dân tộc, 1994, đã phác họa một cách khá đầy đủ về kinh tế, văn
hoá, xã hội của tộc người Mơng ở Việt Nam nói chung. Cơng trình này cũng là
nguồn tư liệu để tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của tộc người
Mơng tại Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1995, Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn sách Văn hóa Mơng của
tác giả Trần Hữu Sơn. Cuốn sách đề cập khá sâu sắc về nét văn hóa cổ truyền
của tộc người Mơng.

3



Văn hố tâm linh của người HMơng ở Việt Nam truyền thống và hiện tại
của tác giả Vương Duy Quang, Nxb Văn hố thơng tin và Viện Văn hố Hà
Nội xuất bản năm 2005, đã giới thiệu khái quát về lịch sử di cư, địa vực cư trú
và tộc danh của người Mông ở Việt Nam. Tác giả cuốn sách cũng đề cập đến
những nét chung về đời sống kinh tế, đời sống xã hội của người Mông.
Cuốn sách Địa chí Thái Nguyên, do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản
năm 2009, là một cơng trình nghiên cứu cơng phu của tập thể tác giả trong và
ngồi tỉnh đã trình bày khá rõ nét và cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của các
tộc người ở Thái Nguyên, trong đó có tộc người Mơng.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Nxb Giáo dục Việt Nam - 2010, giới
thiệu sơ lược về 54 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam, trong đó có tộc người Mơng.
Một số Luận Văn Thạc sĩ, như:
Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại từ năm 1945
đến nay của Nguyễn Kiến Thọ, (2008), đã chỉ ra những vẻ đẹp đặc trưng, mới
lạ và độc đáo của bản sắc văn hóa tộc người Mơng, góp thêm tiếng nói vào việc
giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của tộc người Mông từ sau
Cách mạng tháng Tám đến nay.
Kinh tế - Văn hóa của người Mơng ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang
từ năm 1986 đến năm 2010 của Nguyễn Hoa Hậu, (2011), giới thiệu một cách
khái quát về đời sống kinh tê, văn hóa của tộc người Mơng ở huyện Na Hang
tỉnh Tuyên Quang trong quá khứ và những chuyển biến ở hiện tại, là cơ sở để
chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống
của đồng bào dân tộc thiểu số, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, cơng bằng, văn minh.
Kinh tế - Văn hóa của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1979 đến năm 2010 của Hứa Thị Hoàng Anh (2013), góp phần định
hướng những giải pháp nhằm ổn định, nâng cao đời sống kinh tế của người


4


Mông ở Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần của đồng bào.
Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao
Bằng từ năm 1945 đến năm 2012, (2013), nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Mơng ở Việt Nam
nói chung và ở Cao Bằng nói riêng.
Luận án Tiến sĩ của Phan Viết Long, Vấn đề đạo Tin lành trong dân
tộc Mơng các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, 2003, Học viện chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2003), khái qt về tình hình tín ngưỡng của tộc
người Mơng trong lịch sử và hiện tại, những mặt tích cực và hạn chế cần duy
trì và xóa bỏ.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu nêu trên, cịn có một số bài báo, như:
Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại - một vài đặc điểm nổi bật, của Trần Thị
Việt Trung, đăng trong Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ Đại học Thái Nguyên,
số 3 tập 1, 2008; Làng bản và luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người
Mông ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang của 2 tác giả Đàm Thị Uyên và Phùng
Thị Sinh, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên, 2010; Làng bản và luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
của người HMông huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang của hai tác giả Hà Thị Thu
Thủy và Đàm Thị Uyên, đăng trong Tạp chí Dân tộc và Thời đại số 139-140,
2011; Tìm hiểu cách thức khai thác và bảo vệ rừng của dân tộc Mông tỉnh Thái
Nguyên của tác giả Dương Quỳnh Phương, đăng trong Tạp chí Khoa học &
Cơng nghệ Đại học Thái Nguyên, số 2, 2006... Những bài báo này đã giới thiệu
về luật tục, cách thức khai thác và bảo vệ tài ngun của tộc người Mơng trong
q trình sinh sống và lao động sản xuất.
Như vậy, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về kinh tế - văn
hóa của tộc người Mơng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Những công


5


trình nêu trên là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tôi tiếp cận và nghiên cứu thực
hiện Luận văn này.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại các đặc điểm kinh tế - văn hoá của người Mông ở huyện
Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2015. Qua nghiên cứu, đề
xuất giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hố của người Mơng trên địa
bàn nghiên cứu nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.
- Cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số
nói chung và của tộc người Mơng nói riêng ở địa phương, cụ thể để phục vụ
cho việc dạy học lịch sử địa phương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế và văn hố của người Mơng ở
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu về kinh tế bao gồm kinh tế nông
nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá.
Nghiên cứu về văn hoá bao gồm các lĩnh vực trong đời sống vật chất và đời
sống tinh thần.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn trong tìm hiểu về đời sống kinh tế văn hố của tộc người Mơng ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1975
đến năm 2015, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế,
đồng thời giữ gìn và phát huy những nét bản sắc văn hóa tộc người, “hịa nhập
nhưng khơng hịa tan” của mỗi tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Võ Nhai,
chủ yếu ở các xã Dân Tiến, La Hiên, Thượng Nung, Nghinh Tường, Phương
Giao, Phú Thượng là những nơi có đơng người Mơng sinh sống.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các loại hình kinh tế và văn hố
người Mơng từ năm 1975, nghĩa là từ khi người Mông bắt đầu di cư về huyện

Võ Nhai,đến năm 2015.

6


3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội của
người Mông ở huyện Võ Nhai từ năm 1979 đến năm 2015.
- Làm rõ những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần.
- Xác định những đặc điểm cần bảo tồn và phát huy trong quá trình gìn
giữ những bản sắc văn hố dân tộc.
4. Nguồn tƣ liệu và phuơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các cơng trình nghiên cứu và các tác
phẩm viết về nguồn gốc cộng đồng dân tộc, những nét văn hoá truyền thống
đặc sắc, lí luận về dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương
Đảng khóa VII; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt
Nam, do Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương xuất bản…Các tác phẩm thông
sử và sách chuyên khảo... Các bài viết về kinh tế, văn hoá của tộc người Mông
ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Nguồn tư liệu thực địa và điền dã: Bao gồm sự quan sát cảnh quan,
phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã, Trưởng thơn, Trưởng bản, thầy cúng, thầy
thuốc, nơng dân...để tìm hiểu đời sống kinh tế và văn hoá của tộc người Mơng
ở Võ Nhai.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp lơgíc là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên
những nguồn tư liệu chọn lọc, trình bày hệ thống quá trình di cư, xây dựng đời
sống kinh tế - văn hóa của tộc người Mơng ở huyện Võ Nhai. Trên cơ sở phân
tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử đưa ra những nhận xét, đánh giá những

thành tựu, hạn chế trong đời sống kinh tế của đồng bào và dề ra những giải
pháp thiết thực.

7


Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp liên ngành khác, như
phương pháp điền dã dân tộc học, chủ yếu là phương pháp quan sát xã hội và
phỏng vấn sâu. Trong quá trình đi thực địa, tác giả có dịp quan sát cuộc sống
sinh hoạt cũng như tập tục và cách thức chăn nuôi, làm nương rẫy của đồng bào
Mông tại các xã Dân Tiến, Thượng Nung, Phương Giao, La Hiên; trực tiếp
phỏng vấn những người lớn tuổi, có kinh nghiệm và hiểu biết về tập tục, văn
hố của người Mơng ở địa phương. Từ đó, tiến hành so sánh đối chiếu để xác
minh tính chân thực lịch sử của một tộc người ở một địa phương cụ thể.
5. Đóng góp của Luận văn
- Đề tài là một trong những cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển dân trí,
nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đề tài góp phần giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ cần phải trân trọng
những giá trị văn hoá và tinh thần mà ông cha đã đúc kết được từ xưa đến nay.
Đó là kho báu vơ giá đối với mỗi con người Việt Nam.
- Đề tài còn dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường phổ thông trên
địa bàn huyện.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài
được cấu trúc thành 3 chương nội dung:
Chương 1: Khái quát về tộc người Mông ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Đời sống kinh tế của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai từ
năm 1975 đến năm 2015
Chương 3: Đời sống văn hóa của tộc người Mơng ở huyện Võ Nhai từ

năm 1975 đến năm 2015

8


Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƢỜI MÔNG
Ở HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở khu vực Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên khoảng 38km theo Quốc lộ 1B. Tổng diện tích đất
tự nhiên của huyện là 83.923,14 ha, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc và
núi đá vơi; phía bắc giáp huyện Nà Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía đơng giáp huyện
Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), phía nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), phía
tây giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên).
Huyện Võ Nhai thời thuộc Đường là huyện Vũ Lễ. Sang thời Lý - Trần (thế
kỉ X - XIV), gọi là châu Vạn Nhai. Thời thuộc Minh (1407-1427), đổi thành châu
Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê sơ, Vũ Lễ đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình,
do phiên thần họ Ma nối đời cai quản. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), huyện
Võ Nhai gồm 8 tổng và 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu quan. Đời Đồng Khánh
(1886 - 1888), huyện Võ Nhai gồm 8 tổng, 28 xã, trại.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Võ Nhai được đổi thành
châu Võ Nhai, gồm 6 tổng với 22 xã, 1 phố và 5 trại. Ngày 25/3/1948, Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa kí Sắc lệnh số 148/SL quy định bãi bỏ
các danh từ phủ, châu, quận; cấp trên xã và cấp dưới tỉnh tỉnh thống nhất gọi là
cấp huyện. Từ đó, châu Võ Nhai được đổi thành huyện Võ Nhai, gồm 14 xã.
Năm 1965, Thái Nguyên sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, Võ Nhai
thành huyện của tỉnh Bắc Thái. Năm 1997, Bắc Thái tách thành 2 tỉnh Bắc Kạn
và Thái Nguyên, Võ Nhai trở thành huyện của tỉnh Thái Nguyên.

Ngày nay, huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả
và 14 xã: Sảng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Cúc
Đường, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương
Giao, Liên Minh, Bình Long và Dân Tiến.
9


Địa hình Võ Nhai được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao, gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung,
Cúc Đường, Thần Sa, Vũ Chấn, có đất rừng đa dạng với tập đoàn cây, con
phong phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Nơi đây có khối núi đá vôi Thượng
Nung đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2, độ cao từ 500 đến 600
mét, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn).
- Vùng thấp, gồm 3 xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn
Đình Cả, có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng
chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.
- Vùng gò đồi, gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và
Phương Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dịng sơng, khe
suối và xen lẫn núi đá vôi.
Thời trước, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Sách Đồng
Khánh địa dư chí, viết: “Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí
trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì
chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đơng thì rét đậm. Hằng ngày
khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì khơng nhìn thấy núi”.
Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhưng có
phần khắc nghiệt hơn. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng
năm khoảng 23oC. Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc
phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả

như vải, na, bưởi...Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bổ
khơng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765 mm
(chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm) [33].
Huyện Võ Nhai có mật độ song, suối khá lớn, nhưng phân bố khơng đều.
Ngồi nguồn nước mặt từ sơng, suối, cịn có các mạch nước ngầm. Võ Nhai có

10


hai con sông nhánh thuộc hệ thống sông Cầu và sơng Thương, được phân bố ở
khu vực phía Bắc và phía Nam huyện.
Sơng Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ những dãy núi của
vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc,
Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40% chiều dài dịng chảy
là vùng đá vơi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.
Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng
Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sơng Thương.
Trong lịng đất có các mỏ chì, kẽm ở Thần Sa với quy mơ, trữ lượng nhỏ,
không tập trung; vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh; phốt pho ở La Hiên
(trữ lượng khoảng 60.000 tấn). Ngồi ra, cịn có đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi
măng ở La Hiên, Cúc Đường...
Huyện Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng, như quần thể hang động
Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngoài ra, Võ Nhai
cịn có những di tích lịch sử, văn hố như mái đá Ngườm, rừng Khn Mánh...
1.2. Nguồn gốc tộc ngƣời
1.2.1. Khái quát về tộc ngƣời Mông trƣớc khi đến huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên
Tộc người Mông là một trong 54 thành phần dân tộc Việt Nam, cư trú tại
62 trên tổng số 63 tỉnh thành của cả nước; chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc
như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La. Theo số liệu

cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Việt Nam có 1.068.189 người
thuộc tộc người Mơng, đứng thứ 8 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt
Nam.
Các nhà nghiên cứu dân tộc học đều có ý kiến cho rằng, phần lớn tộc
người Mông di cư vào Việt Nam từ Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam (Trung
Quốc), sớm nhất khoảng 350 năm và muộn nhất là 100 năm về trước, theo 3
đợt lớn. Đợt thứ nhất, cách đây trên 300 năm, người Mông từ Quý Châu di cư
11


sang Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Cuộc thiên di này được dân ca
Mông ghi lại: Người HMông ta ở Qúi Châu đến/ Vì người HMơng ta khơng biết
chữ/ Thua kiện người Hán ta mới đi. Đợt thứ hai, cách ngày nay khoảng 200
năm, sau thất bại của phong trào khởi nghĩa của người Mông ở Quý Châu
(1776 - 1820). Họ vào theo hai hướng chính: Một hướng tiếp tục tràn vào cao
nguyên Đồng Văn rồi đi sang Bảo Lạc (Cao Bằng), Bắc Mê, Xín Mần, Hồng
Su Phì (Hà Giang); một hướng vào vùng đất Xi Ma Cai và Mường Khương rồi
xuống Văn Bàn (Lào Cai), Phong Thổ, Sìn Hồ, Điện Biên (Lai Châu). Đợt thứ
ba là cuộc thiên di lớn nhất cách đây khoảng từ 120 đến 160 năm. Từ Phong
Thổ (Lai Châu), Xi Ma Cai và Mường Khương (Lào Cai), họ đi sâu vào vùng
Tây Bắc, đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Sông Mã (Sơn
La). Một bộ phận từ Mù Căng Chải sang Bắc Yên, Phù Yên rồi xuống vùng núi
Mộc Châu (Sơn La) và điểm dừng cuối cùng là vùng núi Tây Thanh Hóa. Cũng
trong thời gian này, một nhóm người Mơng ở Xiêng Khoảng (Lào) đã tràn vào
vùng núi Thanh - Nghệ và cư trú tập trung ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An.
Q trình di cư của tộc người Mơng ln mang tính dịng họ và lịch sử di
cư của tộc người này luôn gắn liền với lịch sử di cư của các dịng họ. Thậm chí,
chỉ cần nghe bài cúng “Chỉ đường” cho người chết về với tổ tiên của các dịng
họ là ta có thể biết nguồn gốc của họ bắt đầu từ nơi nào (bởi lẽ đơn giản, thầy
cúng của các dòng họ bao giờ cũng cúng đưa hồn người chết của dòng tộc qua

các miền đất mà họ đã sinh sống, đến tận vùng đất cuối cùng mà họ cịn nhớ, và
từ đó hồn người chết mới lên trời về “đất tổ tiên”). Không chỉ tộc người Mơng
ở cao ngun Đồng Văn mà nhiều nhóm Mơng từ biên giới đến nội địa, từ
Đông Bắc sang Tây Bắc Việt Nam đều nhớ cái tên Pàn Tầu Làng. Điều đó
chứng tỏ địa danh này gắn bó chặt chẽ với lịch sử di cư của nhiều nhóm tộc
người Mơng ở Việt Nam. Nếu giai đoạn di cư thứ nhất và thứ hai là quá trình
hình thành những vùng tộc người Mơng chính ở Việt Nam, thì đến giai đoạn
ba, những vùng có tộc người Mơng tiếp tục được củng cố và trở nên khá ổn

12


định như ngày nay. Quá trình di cư của tộc người này vào Việt Nam thể hiện rõ
niềm mong ước to lớn của họ là tìm được mảnh “đất lành” để sinh sống. Tộc
người Mông đã coi nơi này như quê hương mới của mình.
Trước khi di cư đến Việt Nam, người Hán gọi người Mông là Mèo. Tộc
danh Mèo theo âm Hán - Việt là Miêu. Đây là một tộc người sớm biết trồng lúa
nước ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động Đình (Trung Quốc), dần dần trở thành tên
gọi chính thức. Theo truyền thuyết, tổ tiên của tộc người Mông đã ở vùng Bành
Lãi (Giang Tây) và Động Đình (Hồ Nam) ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm
trước Công nguyên. Trong suốt hàng chục thế kỉ, tộc người Mông di cư theo
hướng tây - tây nam, tập trung đông ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng
Đông, Quảng Tây và trung tâm là Quý Châu. Người Mông vốn có gốc gác là
những cư dân trồng lúa nước. Tên gọi Miêu theo Hán tự trên có bộ thảo là cây
cỏ, dưới có chữ điền là ruộng phần nào khẳng định tộc người Mơng có nguồn cội
cư trú ở lưu vực các con sông với nghề trồng lúa nước. Văn học dân gian của tộc
người Mông cũng luôn nhắc tới ruộng, trâu, sông nước,... như một sự phản ánh
quá khứ họ từng sinh sống ở những vùng đất đai có sơng ngịi và làm nhiều
ruộng như một ước mơ, như một sự phản ánh hiện thực xa xưa với một sự luyến
tiếc, hàm chứa sự so sánh giữa quá khứ và thực tại. Cũng theo truyền thuyết thì

xưa kia, tộc người Mơng cũng có một quốc gia riêng với biểu tượng là hình đơi
sừng trâu và màu cờ đỏ. Ngày nay, một số vùng tộc người Mông ở Hà Giang,
Lào Cai vẫn ít nhiều cịn để lại những dấu ấn ấy qua các phong tục, biểu hiện cụ
thể ở tấm vải đỏ treo trước cửa nhà; người chết không phân biệt già trẻ đều có
tấm vải đỏ che miệng; hình bộ sừng trâu dùng làm chốt cửa trên hai cánh cửa
chính của mỗi nhà.
Với hơn 300 năm di cư đến nước ta, tộc người Mông đã tự khai sơn phá
thạch dựng nên làng bản và trở thành một thành viên của đại gia đình các dân
tộc Việt Nam. Đồng bào đã sát cánh kề vai cùng các tộc người láng giềng đổ
mồ hơi và xương máu để giữ gìn và bảo vệ chủ quyền Quốc gia Việt Nam của

13


mình. Dải cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc, nơi có tộc người Mơng sống tập
trung đơng nhất, nơi cịn lưu giữ được những yếu tố văn hóa cổ truyền nhất
xứng đáng được coi là trung tâm văn hóa truyền thống của tộc người Mông ở
Việt Nam và Đông Nam Á.
Khi di cư vào Việt Nam, người Mông vẫn mang theo tên gọi quen thuộc
của mình là Mèo. “Đến tháng 3 năm 1979, trên cở sở kết quả điều tra nghiên
cứu, có tham khảo ý kiến của các đại biểu người Mèo, theo đề nghị của Ủy
ban Dân tộc của Chính phủ, danh mục thành phần 54 dân tộc ở Việt Nam
được chính thức cơng bố thay cho danh mục cũ gồm 62 dân tộc. Từ đó đến
nay, dân tộc Mèo ở Việt Nam được gọi là H’Mông. Tuy nhiên, theo bảng danh
mục đó, tộc danh Mèo vẫn có giá trị pháp lí như H’Mơng” [4]. Nhưng “Do sự
phát âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay, Nhà nước ta thống nhất phiên âm
tên gọi của đồng bào là “Mông” và dùng cách viết “Mông” thay cho
“H’Mông” [4, 28]. Sau đó, ngày 4/12/2001, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
(khóa X) ban hành Công văn số 09-CV/HĐDT về vấn đề đọc và ghi đúng tên
gọi các dân tộc. Công văn ghi rõ: “Tên gọi dân tộc Mông, nếu viết bằng chữ

phổ thơng là ngơn ngữ chính thức của nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì viết là dân tộc Mông”.
Ở Việt Nam, tộc người Mông thường cư trú ở độ cao từ 800m đến 1500
m so với mực nước biển, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào [33].
Những xóm làng của tộc người Mơng, tiếng Mông gọi là “Giao” (Jaol), nơi
tập trung đông cũng chỉ vài chục nóc nhà, cịn phần nhiều lẻ tẻ, thường ở trên
các triền núi hoặc cao nguyên. Khí hậu mát mẻ về mùa hè, nhưng cũng hết
sức giá lạnh về mùa đông. Điều kiện đi lại, giao lưu rất khó khăn. Nước phục
vụ cho sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí là khan hiếm. Cho nên, tộc người Mơng
giỏi canh tác nương rẫy hơn làm ruộng nước. Ở những nơi chỉ toàn núi đá như
Mèo Vạc (Hà Giang), người dân đưa đất từ nơi khác tới, đổ vào những hốc đá
để tra ngô. Sống trên các vùng cao quanh năm sương phủ, sự hẻo lánh làm

14


cho đời sống xã hội Mông chậm phát triển; kinh tế hồn tồn mang tính chất
tự cấp, tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính vì hồn cảnh sống vất vả
và khó khãn nên phần lớn đồng bào Mơng sống du canh, du cư hoặc đã định
cư nhưng còn du canh. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
cùng với sự nỗ lực của mình, cuộc sống của tộc người Mơng đã có những cải
thiện đáng kể.
Lịch sử của người Mông ở Việt Nam là lịch sử của những cuộc thiên di,
là một bản trường ca đầy bi tráng, mỗi thế hệ đồng bào đã viết lên trang sử
đau thương và hào hùng của tộc người mình. Lịch sử đau thương và hào hùng
cùng với điều kiện sống khắc nghiệt đã hun đúc thành một diện mạo tâm hồn
người Mông với bản lĩnh can trường, dũng cảm, chai sạn tới chắc nịch như đá
núi với một sức chịu đựng dỏe dai.
1.2.2. Tộc ngƣời Mông ở huyện Võ Nhai (1975 - 2015)
Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai có

14 xã, 1 thị trấn với số dân (tính đến năm 2015) là 68.518 khẩu thuộc 8 thành
phần dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 32,1%,
Tày: 22,7%, Nùng: 20,2%, Dao: 14,1%, Mông: 6,2%, Sán Chay: 4,3%, Sán
Dìu: 0,3%, Mường: 0,1% [14, 19].
Năm 1975, có 9 hộ tộc người Mông, gồm 53 nhân khẩu, di cư về Võ
Nhai, cư trú thành bản riêng tại các xã Thượng Nung, Dân Tiến. Năm 1979,
bên cạnh việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, huyện Võ Nhai thành lập Ban
Phịng khơng sơ tán và hậu cần do đồng chí Lâm Văn Thơ (Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân huyện làm Trưởng ban); đồng thời cịn thành lập Ban Đón tiếp nhân
dân các tỉnh biên giới phía Bắc và hướng dẫn nhân dân địa phương sơ tán khi
chiến tranh xảy ra. Đặc biệt, đối với 174 hộ (1.327 khẩu) đồng bào Mông sơ tán
từ tỉnh Cao Bằng về định cư trên địa bàn huyện, Huyện ủy chỉ thị cho các xã:
“Cần tạo mọi điều kiện giúp đỡ đồng bào ổn định đời sống. Hạn chế đến mức
thấp nhất các mặt tiêu cực có thể xảy ra như di chuyển ra đình đi khắp nơi
15


trong huyện, chặt phá rừng làm nương rẫy, nhất là rừng đầu nguồn, rừng cấm,
để cho kẻ xấu trà trộn phá hoại gây mất trật tự, an ninh. Đối với những hộ đủ
thủ tục cư trú hợp pháp thì tổ chức đồng bào thành lập hợp tác xã đi vào định
canh, định cư lâu dài. Với những hộ khơng có giấy tờ hợp pháp phải điều tra
xác minh và có chủ trương giải quyết đúng với chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước” [14]. Trong số 174 hộ, có hơn 40 hộ định cư tại xã Sảng
Mộc và lập nên xóm Khuổi Mèo. Trải qua gần 4 thập niên, đến nay, xóm có
102 hộ với hơn 600 nhân khẩu (100% số hộ là dân tộc Mông).
Năm 1993, đồng bào Mông tiếp tục di cư xuống Võ Nhai và cư trú xen
kẽ cùng tộc người mình ở các xã Dân Tiến, Phương Giao, Thương Nung, Sảng
Mộc, La Hiên...Ông Sinh cư trú tại xóm Lũng Hồi (Thượng Nung) cho biết:
“Người Mơng mình ở Hà Quảng, Cao Bằng di cư lên đây từ năm 1993. Lúc ấy
cơ sở vật chất chưa có gì. Ruộng, nương cũng phải mua của người dân bản

địa, nhưng cũng khơng có nhiều, đất cằn cỗi, lại xa trung tâm xã”.
Cùng với chính quyền địa phương, các tộc người khác, đồng bào Mơng
cư trú trước đó đã giúp đỡ các hộ di cư đến sau ổn định bước đầu về nhà ở, hỗ
trợ lương thực, gia súc gia cầm...
Theo kết quả điều tra điền dã của tác giả, phần lớn tộc người Mông ở Võ
Nhai đều đến từ huyện Trà Lĩnh và Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, chủ yếu thuộc
nhóm Mơng Trắng. Hiện nay, tộc người Mơng ở Võ Nhai sinh sống tại các xã
Thượng Nung, Lâu Thượng, La Hiên, Cúc Đường, Thần Sa, Dân Tiến, Tràng
Xá, Phương Giao (trong đó đơng nhất là xóm Khuổi Mèo xã Sảng Mộc; xóm
Lũng Cà và xóm Lũng Lng xã Thượng Nung) với dân số tính đến tháng
12/2014 là 3.976 người, chiếm 6,2% dân số toàn huyện [18].
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là
các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi
như Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình xây dựng nơng thơn
mới, chính sách hỗ trợ vùng ATK, chính sách hỗ trợ huyện nghèo theo Quyết

16


định 615/QĐ-TTg… được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, các chương
trình, dự án được đầu tư, thực hiện trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả
thiết thực, kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; nền kinh tế của huyện phát
triển ổn định, an ninh, quốc phòng được củng cố và giữ vững.
Cơng tác dân tộc, việc thực hiện các chính sách dân tộc ln được các cấp
uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt
là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012
của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 1985/QĐ-UBND
ngày 04/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Ngun về Chương trình cơng
tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015 đã đạt được những kết quả

tích cực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội
hằng năm của huyện đề ra.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các nghị
quyết, chương trình, đề án, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát thực hiện theo
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đảng đề ra, cùng với triển khai thực hiện các
chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững,
đặc biệt là chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó
khăn. Đặc biệt là những nới có đồng bào Mông sinh sống.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,
đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nơng thơn mới; Giảm
nghèo bền vững; các chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và đào tạo;
Văn hóa; Y tế; Dân số, kế hoạch hóa gia đình; Nước sạch và vệ sinh mơi
trường nơng thơn; Vệ sinh an tồn thực phẩm; Phịng chống tội phạm… Quan
tâm chỉ đạo cơng tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc hưởng ứng
các phong trào, các cuộc vận động để phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự,

17


đề cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Những năm đầu khi mới đến Võ Nhai (một trong những huyện nghèo nhất
tỉnh), cuộc sống của đồng bào Mông cũng như các tộc người khác gặp rất nhiều khó
khăn, thường xuyên bị đói ăn từ 3 đến 6 tháng; trình độ dân trí cịn rất thấp, phần
lớn khơng biết chữ quốc ngữ, ngơn ngữ giao tiếp chính là tiếng Mơng. Nhờ có
chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của chính
quyền địa phương, và các tộc người anh em, đời sống của tộc người Mơng ở Võ
Nhai ngày càng có nhiều đổi thay và ổn định như ngày nay.


18


Tiểu kết chƣơng 1
Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Thái Ngun,
cách trung tâm tỉnh lị 32km. Địa hình nơi đây mang đặc trưng của một tỉnh
miền núi phía Bắc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống
của nhiều tộc người khác nhau. Là một dân tộc thiểu số, người Mông di cư đến
nước ta cách đây khoảng hơn 300 năm và tập trung đông nhất ở các tỉnh miền
Bắc. Người Mông di cư đến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1975.
Ban đầu, cuộc sống của người Mông nơi đây cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ
dân trí thấp. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng bộ, các cấp chính quyền và
nhân dân các dân tộc địa phương, đời sống của đồng bào Mông ở Võ Nhai ngày
càng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy chiếm số lượng không
nhiều trong cộng đồng các dân tộc huyện Võ Nhai, song đời sống kinh tế - văn
hố của tộc người Mơng ở huyện vẫn có những đặc trưng riêng, góp phần xây
dựng huyện Võ Nhai ngày càng giàu mạnh.

19


Chƣơng 2

ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA TỘC NGƢỜI MÔNG
Ở HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015
2.1. Trong nơng nghiệp
2.1.1. Về trồng trọt
Tuy có một số diện tích ruộng nước nhưng nguồn sống chính của đồng
bào Mơng ở Võ Nhai chủ yếu là canh tác nương rẫy.

-Việc lựa chọn đất canh tác
Do định cư ở những nơi có địa hình đồi núi cao nên việc canh tác nương
rẫy là một loại hình sản xuất nơng nghiệp rất phổ biến của tộc người Mông. Họ
gọi nương là têz. Trước kia, khi cịn ở Cao Bằng, Hà Giang thì đây là loại hình
canh tác chủ yếu của người Mơng. Khi di cư đến Võ Nhai, hình thức canh tác
này vẫn là loại hình canh tác chủ yếu của đồng bào.
Người Mơng có quan niệm rất đơn giản về nương. Từ lâu đời, họ đã
truyền nhau: “Đất cũng có tên, chỗ nào cũng là đất, lấy dao phát được một
khóm gọi là nương, chỗ nào cũng là đất, tra một cây xuống được gọi là nương”
[22]. Như vậy, trong tâm thức của người Mông, nương là bất cứ mảnh đất nào,
chỉ cần trồng nên "một khóm", tra được "một cây” thì đó chính là nương. Chọn
đất làm nương của tộc người Mông ở Võ Nhai chủ yếu là do kinh nghiệm của
ơng cha để lại. Theo họ, để có thể làm nương đạt kết quả tốt thì việc chọn đất
có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì chọn đất sẽ là tiền đề, là cơ sở đầu tiên
cho việc làm nương.
- Kĩ thuật chọn đất để phát nương
Khi chọn đất để phát nương, trước hết người Mông xem khu đất đó có đủ
điều kiện để làm nương hay khơng. Hướng nương phải đủ ánh sáng, nương
không quá dốc...Họ cho rằng đất để làm nương tốt thường là nơi có nhiều cây
mọc tốt, có độ ẩm cao và có chất đất tốt. Họ biết chia đất ra thành từng loại
khác nhau để phù hợp với từng loại cây khác nhau.
20


Người Mông Võ Nhai cho rằng mảnh đất cho năng suất tốt nhất là mảnh
đất ở thung lũng (á cư ha) nơi có rừng già, đất có màu đen, tơi xốp, độ ẩm cao,
có lẫn nhiều đá nhỏ màu đen, có lớp đất đen dầy từ 20 - 30cm là đất rất tốt. Ở
mảnh đất này có các cây to, già, có nhiều cành mục mọc các cây như cây gạo,
cây vông hoặc là rừng mọc nhiều chuối rừng. Loại đất này thì thích hợp với hầu
hết các loại cây trồng, đặc biệt là lúa. Mảnh đất tốt sẽ cho năng suất cao, có thể

trồng được từ 3 - 4 vụ mới bạc màu.
Đất ở sườn đồi núi thấp (á giông) cũng là loại đất tốt trồng các loại cây
như mía, ngơ, đỗ tương, lạc... có thể cho 3 - 4 mùa vụ tốt tươi đất mới bạc
màu. Loại đất này có đặc điểm là đất có màu đen, đỏ sẫm hoặc nâu sẫm, lớp
đất trên mặt tơi xốp có độ dày khoảng 20 - 30cm, nếu có lẫn đá nhỏ màu đen
thì càng tốt. Đất đồi trọc (á liệt sứ) là đất màu vàng đỏ, thịt dẻo, có lẫn đá
sỏi, độ dốc tương đối lớn, ở đây mọc các loại cây có độ cứng lớn nhưng
khơng to. Loại đất này thích hợp với các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày và
các loại cây ăn quả.
Đất núi cao (á há trơng) có màu xám lẫn nhiều sỏi đá, đất mọc nhiều cây
bụi, cây leo và cây lau thì khơng thể sử dụng vào mục đích nơng nghiệp. Loại
đất này chủ yếu trồng rừng tái sinh để cải tạo đất.
Sau khi đã chọn được khu đất để phát nương, người ta đã đánh dấu bằng
cách đặt ở 4 góc mỗi góc một cây cọc được đóng xuống đất với mục đích làm
dấu hiệu cho người khác biết rằng đất đó đã có chủ. Khi việc chọn đất đã hồn
thành, họ tiến hành phát và đốt nương. Công việc này thường được người
Mơng tiến hành vào mùa khơ vì đây là thời gian thích hợp. Độ ẩm lúc này thấp,
cho nên nương có thể cháy nhanh và gọn. Việc làm đầu tiên là phát cỏ và bụi
cây trước, sau đó mới chặt cây to. Với quy trình phát từ dưới lên, cây sẽ khơng
bị dính vào nhau, phát dễ hơn. Để thực hiện công việc một cách nhanh và gọn,
người Mông đã huy động nhân lực gồm toàn bộ các thành viên trong gia đình,
từ trẻ em đang đi học đến những người già cả và các hộ trong bản. Sự phân
công lao động diễn ra một cách tự nhiên: Những người đàn ơng khoẻ mạnh thì

21


đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất (chặt cây to, phát những nơi rậm
rạp khó phát), phụ nữ, trẻ em, người già có nhiệm vụ chặt cành, dọn dẹp những
vùng đất xung quanh cho thật sạch. Khi công việc phát nương cơ bản đã hoàn

thành, người ta để phơi nắng vài ngày, thậm chí là vài tuần để cho cây khô rồi
tiến hành đốt. Khi đốt, họ chọn ngày nắng to, khô hanh. Thời gian đốt nuơng
vào lúc chiều tối vì khi đó, gió sẽ mạnh hơn. Việc đốt nương thực hiện theo
nguyên tắc đốt từ chân nương lên đến đỉnh nương. Sau khi đốt xong lần thứ
nhất, họ để 3- 4 ngày rồi dọn dẹp, thu gom các cành cây chưa cháy hết để đốt
tiếp. Thời tiết cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc phát và đốt nương. Nếu năm
nào, trời mưa nhiều, việc đốt nương và dọn dẹp nương sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn. Để tránh cháy rừng, người Mông ở Võ Nhai tạo ra khoảng trống xung
quanh bốn mặt chỗ đất đã chọn .
Ngoài làm nương rẫy, nhiều gia đình người Mơng ở Võ Nhai cịn làm
ruộng nước. Ở Thái Nguyên nói chung và Võ Nhai nói riêng, do kết quả của
cơng tác định canh định cư, bên cạnh đất nương, hầu hết đồng bào Mông đã
canh tác ruộng nước.
Trước đây, do đặc điểm về điều kiện địa hình và khí hậu, thuỷ văn, loại
hình ruộng nước của tộc người Mông được canh tác ở địa hình đồi bát úp hoặc
các thung lũng hẹp. Phần lớn đồng bào vẫn lựa chọn khai phá đất để làm ruộng
nước ở gần nguồn nước, vỡ đất trên các sườn đồi thoải. Để đảm bảo nguồn nước
tưới, đồng bào Mông ở Võ Nhai cũng biết đào các con mương dẫn nước từ
nguồn là các khe suối về. Khi tiến hành điều tra điền dã tại các xóm Lũng Cà, xã
Thượng Nung có người Mơng sinh sống, tác giả nhận thấy, đây là xóm có diện
tích ruộng nước lớn nhất của người Mông ở Võ Nhai (khoảng 10 ha), song phần
lớn chỉ cấy được một vụ do hạn chế về nguồn nước tưới.
Sau khi đã chọn được chỗ đất làm ruộng, người ta tiến hành khai phá đất.
Công cụ khai phá chủ yếu là cuốc và cày. Người Mông dùng cuốc để vỡ đất và
phá bỏ những cây trên đất đó. Sau đó, họ dùng cày để cày, cứ san và cày sâu
mãi vào trong sườn núi; vừa cày vừa san đất cho đến khi nào thành ruộng mới

22



thôi. Nhiều chỗ, họ phải đào sâu xuống từ 1m đến 3m. Ruộng của người Mông
chủ yếu để trồng lúa nước; nhưng do thường xuyên thiếu nước, cho nên mỗi
năm họ chỉ trồng được một vụ; vụ còn lại họ biết trồng xen canh lúa hoặc đỗ
tương để tăng thêm nguồn lương thực.
Ruộng của người Mông thường được chuẩn bị khá kĩ lưỡng trước khi
cấy lúa. Họ thường cày ải ủ đất qua Tết Nguyên đán. Khi những cơn mưa
xuân đầu tiên đổ xuống, họ tiến hành cày bừa đất. Việc cày bừa thường được
tiến hành từ 1 đến 2 lần: Lần đầu tiên họ cày để vỡ đất. Sau khi thu hoạch
xong, họ cày lên để có thể làm đất ải, làm cho cỏ, gốc rạ được vùi xuống đất
khiến đất tơi xốp. Lần tiếp theo, họ cày khi những cơn mưa đầu tiên của một
năm xuất hiện. Họ cày lật đất lên, ngâm nước vài ngày rồi dùng bừa bừa kĩ
làm cho đất thật tơi xốp; rồi bừa lại một lần cuối cùng để cho đất được thật tơi
mịn trước khi cấy.
Hiện nay, do việc trao đổi sản xuất, thay đổi nơi định cư nên đồng bào
Mơng cịn tiến hành canh tác trên những thửa ruộng mà họ mua lại của các tộc
người khác hay họ làm ruộng của người Nùng, Tày rồi trả thóc theo vụ. Các
tiến bộ khoa học kĩ thuật được đồng bào áp dụng vào sản xuất như máy cày, thu
hoạch lúa bằng máy phụt.
- Việc chọn giống và gieo trồng
Cây trồng trên nương của người Mơng chủ yếu là ngơ, đậu tương, mía,
lúa, bí đỏ. Từ khi di chuyển đến Thái Nguyên, do địa hình bằng phẳng hơn, lại
do áp dụng kĩ thuật trồng trọt mới nên hệ cây trồng trên nương của người Mơng
ở Võ Nhai cũng có thay đổi. Ngồi ngơ là cây trồng chính trên nương rẫy, người
Mơng trồng các loại cây cơng nghiệp (mía, đỗ tương), cây ăn quả. Theo người
Mơng ở Võ Nhai, việc chọn giống có một vai trị rất quan trọng trong q trình
trồng trọt. Để có giống cây trồng cho vụ sau, khi chọn giống, nhất thiết phải chọn
những khu nào cây ngơ có bắp to, hạt to, chắc, mẩy và sai hạt... Những chỗ đó sẽ
được khoanh lại, khi thu hoạch cũng được để riêng. Đặc biệt, đối với những cây

23



lương thực chính, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Mơng thì
việc chọn và bảo quản giống rất được quan tâm.
Cây lương thực truyền thống của người Mơng nói chung là ngơ và lúa
nương, hiện nay là ngô và lúa. Cây ngô vẫn là cây lương thực đem lại thức ăn
chính với phần lớn gia đình người Mơng ở Võ Nhai. Vì vậy, việc chọn giống 2
loại cây này được đồng bào hết sức chú ý. Đối với lúa giống, sau khi gặt được
bó riêng lại, treo trên gác bếp hoặc treo lên sàn nhà dùng cho vụ sau. Đối với
ngô giống, chọn loại bắp to, hạt đều. Khi thu hoạch, ngô được để cả vỏ, buộc
thành túm vài bắp lại với nhau rồi treo lên gác bếp và sàn nhà tránh bị mọt. Các
giống đỗ tương và lạc, chọn những cây sai quả, củ, hạt to, đều; sau đó bóc vỏ
phơi khơ cho vào chai nhựa. Cách làm đó đảm bảo cho hạt giống khơ ráo,
khơng bị mối mọt, không bị lẫn với hạt giống khác. Đến mùa gieo hạt, người ta
lấy những bó lúa giống đó đi tuốt hoặc vo, làm sạch, loại bỏ những hạt khơng
tốt, sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày cho nẩy mầm rồi mang đi gieo. Ngô giống sau khi
tẽ hạt, được ngâm nước từ 1 đến 2 ngày rồi đem tra hạt. Như vậy, ngô sẽ nhanh
mọc hơn và mọc tốt hơn. Những giống khác như đỗ tương, lạc, thường được
gieo trực tiếp không cần phải ngâm.
Việc gieo hạt giống trên nương được tiến hành với đông đủ các thành
viên trong gia đình và các hộ khác trong bản (đàn ông thường cuốc hốc, phụ nữ
gieo hạt, người già và trẻ em đi đằng sau để lấp đất vào các hốc mới gieo hạt).
Sau khi chuẩn bị giống thật tốt, khi mang đi gieo, người gieo hạt đầu tiên phải
là chủ nhà hay người lớn tuổi nhất trong gia đình với mong muốn truyền sức
mạnh tâm linh của chủ nhà - người có sức mạnh, uy tín trong gia đình - cho cây
mọc tốt tươi. Đây cũng là cách để con cháu nhìn theo mà ước lượng khoảng
cách, học hỏi kinh nghiệm tra hạt. Sau khi chủ nhà gieo thì mới đến các thành
viên khác trong gia đình.
Người Mơng có quan niệm rằng, một khi gia đình chưa gieo trồng xong
thì khơng bán giống và trao đổi giống cho người khác. Nếu không thực hiện

đúng, cả vụ mùa sẽ không may mắn. Khi gieo trồng trên nương rẫy, thông

24


thường, người Mông ở Võ Nhai chọn những vùng đất tốt, mới khai phá để
trồng ngơ nếp, cịn những nơi đất không tốt hoặc đã bạc màu, sẽ trồng ngô tẻ.
Do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và là nguồn lương thực chính nên ngơ tẻ
thường được trồng nhiều hơn ngô nếp. Cách thức trồng ngô của người Mông ở
Võ Nhai cũng giống cách thức trồng ngô của các tộc người khác gần đó. Sau
khi mảnh nương được khai phá và làm đất xong, họ dùng cuốc tạo thành từng
hốc nhỏ, mỗi hốc tra từ 1 đến 2 hạt giống, khoảng cách giữa các gốc từ 40cm
đến 45cm. Việc gieo trồng thường được hoàn thành trong một đến hai ngày.
Ngoài cây ngơ và lúa, người Mơng ở Võ Nhai cịn trồng các loại khoai,
sắn, lanh trên nương rẫy. Khoai, sắn không chỉ bổ trợ nguồn lương thực những
lúc mất mùa, giáp hạt, mà còn là nguồn thức ăn trong chăn ni, là ngun liệu
để nấu ruợu. Đồng bào cịn trồng xen lẫn hoặc xen canh gối vụ các loại cây
thực phẩm khác, như bí đỏ, rau cải, rau rền, rau cải củ...
Khi làm ruộng nước, trước đây đồng bào Mông thường có tập quán gieo
thẳng hạt. Từ những năm 90 trở lại đây, được sự giúp đỡ của cán bộ nơng
nghiệp và do có sự giao lưu với các dân tộc khác, đồng bào đã chuyển sang
gieo mạ. Theo kinh nghiệm của người Mơng, cứ 4kg thóc thì cấy được 1 sào.
Nhưng ngày nay chỉ cần 1kg đến 2kg thóc giống vẫn cấy được một sào. Sau
25-30 ngày có thể nhổ mạ hoặc xúc để mang đi cấy, được chăm bón cho đến
khi thu hoạch.
Do kết quả của cơng tác định canh định cư, cơ cấu đất trồng của người
Mông có sự thay đổi đáng kể. Nhiều đợt tập huấn cho người dân về kĩ thuật
trồng trọt và chăn nuôi được triển khai, hình thức nương du canh khơng cịn,
đồng bào đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật làm tăng vòng quay của đất. Trên
mảnh đất nương của đồng bào, các loại cây xen canh đã được đưa vào sản xuất.

Cây ngơ vẫn là cây lương thực chính và được trồng với số lượng lớn, chất
lượng cũng tăng lên, không chỉ đáp ứng nhu cầu hằng ngày của đồng bào, mà
cịn được đem trao đổi bn bán. Bên cạnh nương ngô, hoa màu và cây ăn quả,

25


×