Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nước đá không làm hết khát mà còn gây nhiều bệnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.63 KB, 4 trang )

Nước đá không làm hết khát mà còn
gây nhiều bệnh
Thời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ
lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ
bệnh.


Uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác “đã khát”
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và
xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh
hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh.

Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
của cơ thể.Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom,
viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng
tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém
mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột…
Đông y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh
mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên
tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh
bệnh.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa
cảm giác “đã khát” nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều.
Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt
độ thay đổi đột ngột).
Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu
thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh
hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh,
kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.



×