Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thị xã cai lậy tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

----------------------------------------

LÊ THỊ SAO LY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TẠI THỊ XÃ CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8.34.01.01

Long An, tháng 06 năm 2019

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thị xã Cai Lậy
tỉnh Tiền Giang” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trên các tạp chí khoa học và
cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong ḷn văn này điều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng và tác giả xin chịu trách nhiệm về số liệu công bố trong bài nghiên cứu


này./.
Học viên thực hiện luận văn

Lê Thị Sao Ly

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị kinh doanh được thực hiện và
hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp
đỡ quý báu từ các Thầy, Cô của Trường. Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học, quý Thầy Cô
giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, đặc biệt là Giáo sư
tiến sĩ Lê Đình Viên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời
cám ơn đến Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thị xã Cai Lậy, Bộ phận thu và một số
cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ, hỡ trợ tác giả
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin kính chúc Trường Đại học Kinh tế Cơng nghiệp Long
An, Phòng Đào tạo sau đại học, Bảo hiểm xã hội thị xã Cai Lậy ngày càng phát
triển. Tác giả xin kính chúc quý Thầy, Cơ ln mạnh khỏe và thành công trong
công việc và cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cám ơn./.
Tác giả viết luận văn

Lê Thị Sao Ly


Luan van


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện tại thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang” nghiên cứu nhằm xây dựng và
kiểm định mơ hình những nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lịng của người tham gia
BHXH TN tại thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Luận văn được thực hiện nhằm khảo
sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia Bảo hiểm xã
hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội thị xã Cai Lậy trên cơ sở là mơ hình và thang đo
SERVQUAL. Đề tài đã sử dụng dữ liệu thu được từ khảo sát 220 mẫu người chưa
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện .
Tác giả dựa trên nhiều lý thuyết về sự hài lòng cùng với những nghiên cứu
thực nghiệm để đề xuất cho mơ hình nghiên cứu gồm 4 biến độc lập là:
(1) Độ tin cậy
(2) Năng lực phục vụ
(3) Phương tiện phục vụ
(4) Thủ tục hành chính
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài thực hiện phỏng
vấn các chuyên gia nhằm thiết lập, điều chỉnh và bở sung mơ hình và thang đo. Tiếp
theo, đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả áp dụng phương pháp
phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau
đó, mơ hình được kiểm định thơng qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.
Kết quả nghiên cứu đã xác định có 04 biến độc lập là nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: Độ tin cậy, Năng lực phục
vụ, Phương tiện phục vụ, Thủ tục hành chính cùng với 17 biến quan sát có liên
quan; 01 biến phụ thuộc sự hài lòng với 4 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho

thấy cả 4 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả nghiên cứu này tác giả khuyến nghị đề xuất các giải pháp nhằm
cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ tạo sự hài lòng cho người dân tham gia
Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Luan van


iv

ABSTRACT
Research "Factors affecting the satisfaction of participants in voluntary
social insurance in Cai Lay town, Tien Giang province" to build and verify models
in which factors t affect the satisfaction of people participating in social security in
Cai Lay Town, Tien Giang Province. The thesis is conducted to survey and evaluate
the factors affecting the satisfaction of buyers at Cai Lay Town Social Security
based on the model and scales of SERVQUAL. Using collected data from the
survey of 220 people who have not bought the social service yet.
The author based on many theories of satisfaction along with empirical
studies to propose the research model including 4 independent variables:
(1) Reliability
(2) competence
(3) tangibles
(4) Administrative procedures
The author applied the qualitative research method in which the interviews
conducted by experts to establish, adjust and supplement models and scales. Next,
the author used Cronbach Alpha reliability, Explory Factor Analysis- EFA. Then,
the model is verified through linear regression analysis the quantitative research
method. Research results have identified four independent variables that affect the
satisfaction,


including:

Reliability,

competence,

tangibles,

Administrative

procedures. (with 17 items); 01 independent variable (with 4 items). Results
analysis show that all 4 independent variables are statistically significant.
From this research results, the author recommends proposing solutions to
improve service quality.

Luan van


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ..................................................................... xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .........................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................ xiii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.5 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.6 Đóng góp mới của luận văn .................................................................................. 4
1.7 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5
1.8 Tởng quan các cơng trình nghiên cứu trước ......................................................... 5
1.9 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 8
2.1 Pháp luật về Bảo hiểm xã hội ................................................................................ 8
2.2 Cở sở lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ ............................................... 12
2.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 12
2.2.2 Các đặc tính của dịch vụ .................................................................................. 12
2.3 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng ............................................................................. 14
2.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 14

Luan van


vi

2.3.2 Đo lường mức độ sự hài lòng ........................................................................... 15
2.4 Mơ hình do lường chất lượng ............................................................................. 16
2.4.1 Mơ hình đánh giá chất lượng kỹ thuật/ chức năng của Gronroos (1984) ....... 16

2.4.2 Mơ hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (1992) .... 16
2.4.3 Mơ hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ ................................................ 18
2.4.3 Mơ hình SERVQUAL ...................................................................................... 18
2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo ............................................................ 22
2.5.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 22
2.5.2 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng .............................................................. 23
2.5.3 Xây dựng thang đo tham khảo ........................................................................ 23
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng .......................... 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29
3.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 33
3.4 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 37
3.5 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo ........................................ 38
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 40
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................... 41
4.1 Thực trạng và kết quả tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Thị Xã Cai Lậy41
4.2 Các đặc điểm của đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện ................... 42
4.2.1 Giới tính ........................................................................................................... 42
4.2.2 Độ t̉i .............................................................................................................. 43
4.2.3 Nghề nghiệp .................................................................................................... 44
4.2.4 Trình độ học vấn ............................................................................................. 44
4.2.5 Thu nhập qua hàng tháng ................................................................................ 45
4.2.6 Lý do tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................... 46
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của người tham gia BHXH TN

tại Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 47
4.3.1 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................... 48

Luan van



vii

4.3.2 Phân tích EFA .................................................................................................. 54
4.3.3 Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định ................................................... 63
4.4 Phân tích T-Test và Anova .................................................................................. 68
Kết luận chương 4 ..................................................................................................... 72
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 73
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 73
5.2 Đề xuất một số giải pháp thu hút người lao động tham gia BHXH TN ở Thị Xã
Cai Lậy ...................................................................................................................... 74
5.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 77
Kết luận ..................................................................................................................... 79

Luan van


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 3.1


Thang đo: Độ tin cây với việc tham gia BHXH TN

32

Bảng 3.2

Thang đo: Sự đáp ứng yêu cầu tham gia BHXH TN

32

Bảng 3.3

Thang đo: Năng lực phục vụ

33

Bảng 3.4

Thang đo: Sự đồng cảm

34

Bảng 3.5

Thang đo: Phương tiện phục vụ

34

Bảng 3.6


Thang đo: Thủ tục hành chính về BHXH TN

35

Bảng 3.7

Thang đo yếu tố : Sự hài lòng về người tham gia

35

Bảng 3.8

Thang đo điều chỉnh thành thang đo chính thức.

37

Bảng 4.1

Nghề nghiệp của người dân tham gia BHXH TN

42

Bảng 4.2

Thống kê mẫu theo Chế độ BHXH TN có thêm chế độ

45

BHYT


Bảng 4.3

Bảng thống kê biến quan sát hợp lệ

46

Bảng 4.4

Phân tích độ tin cậy của thang đo

48

Bảng 4.5

Độ tin cậy của thang đo tin cậy PHUONGT sau khi

49

loại biến PHUONGT4
Bảng 4.6

Cronbach’s Alpha của biến Tin cậy

50

Bảng 4.7

Bảng tổng số tương quan biến Tin cậy

50


Bảng 4.8

Cronbach’s Alpha của biến Đáp ứng (DAPU)

51

Bảng 4.9

Bảng tổng số tương quan biến Đáp ứng

51

Bảng 4.10

Cronbach’s Alpha của biến Năng lực (NANGL)

51

Bảng 4.11

Bảng tổng số tương quan biến Năng lực

52

Bảng 4.12

Cronbach’s Alpha của biến Đồng cảm (DONGC)

52


Bảng 4.13

Bảng tổng số tương quan biến Đồng cảm (DONGC)

52

Bảng 4.14

Cronbach’s Alpha của biến Phương tiện (PHUONGT)

53

Luan van


ix

Bảng 4.15

Bảng tổng số tương quan Phương tiện (PHUONGT)

53

Bảng 4.16

Cronbach’s Alpha biến Thủ tục hành chính (THUT)

53


Bảng 4.17

Bảng tởng số tương quan Phương tiện (PHUONG)

54

Bảng 4.18

Cronbach’s Alpha của biến Sự hài lịng (HAIL)

54

Bảng 4.19

Bảng tởng số tương quan Sự hài lòng (HAIL)

54

Bảng 4.20

Bảng kết quả KMO và Barlett’s Test sau khi phân

55

tích EFA lần thứ 1 của biến độc lập
Bảng 4.21

Kết quả EFA của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự

56


hài lòng của người tham gia BHXH TN lần 1
Bảng 4.22

Bảng kết quả KMO và Barlett’s Test sau khi phân

57

tích EFA lần thứ 2 của biến độc lập
Bảng 4.23

Kết quả EFA của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự

57

hài lòng của người tham gia BHXH TN lần 2
Bảng 4.24

Bảng kết quả giải thích tởng phương sai sau khi phân

58

tích EFA lần thứ 2 của 17 biến độc lập
Bảng 4.25

Bảng kết quả KMO và Barlett’s Test khi phân tích

61

EFA

Bảng 4.26

Kết quả EFA của thang đo Sự hài lịng tham gia

61

BHXH TN
Bảng 4.27

Bảng kết quả giải thích tởng phương sai sau khi phân

61

tích EFA của biến phụ thuộc
Bảng 4.28

Kết quả phân tích hồi quy lần 1

62

Bảng 4.29

Kết quả phân tích hồi quy lần 2

63

Bảng 4.30

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình


63

Bảng 4.31 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

64

Bảng 4.32

Bảng hệ số phóng đại phương sai

64

Bảng 4.33

Phân tích về sự khác biệt hài lịng theo giới tính của

67

người tham gia
Bảng 4.34

Independent Samples Test

Luan van

67


x


Bảng 4.35

Phân tích về sự khác biệt hài lịng theo độ t̉i

68

Bảng 4.36

Phân tích ANOVA về sự khác biệt hài lịng theo độ

68

t̉i
Bảng 4.37

Phân tích về sự khác biệt hài lịng theo nghề nghiệp

68

Bảng 4.38

Phân tích ANOVA về sự khác biệt hài lịng theo nghề

69

nghiệp
Bảng 4.39

Phân tích Test of Homogeneity of Variances về sự


69

khác biệt hài lòng theo thu nhập
Bảng 4.40

Phân tích ANOVA về sự khác biệt hài lịng theo thu
nhập

Bảng 4.41

Test of Homogeneity of Variances

70

Bảng 4.42

ANOVA

70

Bảng 4.43

Multiple Comparisons

71

Luan van


xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
ĐỒ THỊ VÀ

TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

TRANG

HÌNH
Hình 2.1

Mơ hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ

16

Hình 2.2

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của

18

người tham gia BHXH tự nguyện
Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

36

Hình 4.1


Số người tham gia BHXH TN qua các năm

40

Hình 4.2

Tỷ trọng giới tính của mẫu

41

Hình 4.3

Độ t̉i của người tham gia BHXH TN

41

Hình 4.4

Trình độ học vấn của người tham gia BHXH TN

42

Hình 4.5

Đồ thị Thu nhập trung bình hàng tháng của người dân

43

Hình 4.6


Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh (sau khi phân tích EFA)

60

Hình 4.7

Đồ thị phân phối phần dư

65

Hình 4.8

Đồ thị phân tán các phần dư

65

Hình 4.9

Đồ thị phân tán

66

Hình 5.1

Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

72

Luan van



xii

DANH MỤC TỰ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4


BHXH BB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

5

BHXH TN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

6

CBCC

Cán bộ công chức

7

ASXH

An sinh xã hội

8

NTG

Người tham gia

Luan van



xiii

DANH MỤC TỰ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT

TỪ VIẾT TẮT

1

KMO

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Kaiser – Mayer – Olkin (Chỉ số được dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố)

2

SERVQUAL

Service quality framework (Khung chất lượng
dịch vụ)

3

EFA

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố
khám phá)


4

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

TPB

Theory of planned behavior (Mơ hình hành vi
dự định)

5

(Gói thống kê cho các ngành khoa học xã hội)

Luan van


1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành từ hàng trăm năm trước đây, là một
bộ phận lớn nhất trong hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội hiện nay đã trải
qua một quá trình phát triển và thay đởi cả về nội dung và hình thức thực hiện, từ
chế độ bảo hiểm xã hội được áp duṇg, đối tượng tham gia. Mục tiêu và triết lý của
bảo hiểm xã hội là ổn định và phát triển xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản thiết
yếu của đời sống con người. Trong xã hội hiện nay, các quốc gia trên thế giới
ngoài việc nỗ lực hướng vào phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho

tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra bước
phát triển bền vững… thì cũng khơng ngừng hồn thiện hệ thống an sinh xã hội.
BHXH giúp cho con người, người lao động có khả năng chống đỡ với các rủi ro,
đặc biệt là rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác.
Bộ Luật lao động năm 2003 cũng quy định rõ: “Xây dựng chế độ BHXH tự
nguyện cho người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định này
cũng nhằm mục đích: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH.
Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”.
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” nêu rõ quan điểm “BHXH
và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh
xã hội góp phần thực hiên cơng bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo ổn định chính trịxã hội và phát triển kinh tế xã hội”. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 29 tháng 06 năm
2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI Luật BHXH đã được thơng qua có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Hiện nay, Luật số 58/2014 QH13 đã được Quốc
hội nước Cộng Hịa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 20 tháng
11 năm 2014. Ḷt này có hiệu lực ngày 01/01/2016, trừ điểm b khoản 1 và khoản
2 Điều 2 của Luật này thì hiệu lực thi hành 01/01/2018 mở ra cơ hội cho người lao
động ở nhiều thành phần được tham gia BHXH. Nghị Quyết của Ban chấp hành
Trung ương số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. Bảo
hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi
nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ.

Luan van


2

Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH, xây dựng loại hình Bảo hiểm xã
hội tự nguyện (BHXH TN) được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để
phát triển hệ thống ASXH của nước ta trong giai đoạn mới. Quan điểm về việc xây

dựng và thực hiện BHXH TN để đảm bảo quyền được tham gia BHXH của mọi
người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm và làm thế nào
để phát triển gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Vấn đề cần đặt ra là
làm thế nào để người lao động nhận thức được sự cần thiết tham gia BHXH
tư ̣nguyện; Giải pháp nào để tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã
hội tư ̣nguyện; Vấn đề thể chế và tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, thực
hiện cần hoàn thiện như thế nào.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đang ngày càng được quan tâm khơng chỉ trong
thực tiễn mà cịn với những nhà nghiên cứu khoa học. Một số công trình đã được
thực hiện dưới dạng khóa ḷn tốt nghiệp như “Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã
hội tư ̣nguuyện ở Viêṭ Nam hiện nay” của tác giả Hồ Thị Hải (2010), “Bảo hiểm xã
hội tự nguyện - Bốn năm thực hiện và một số kiến nghi ̣hoàn thiện” tác giả Trần Thị
Huyền Lê (2012). Trong số đó có thể kể các cơng trình đươc ̣ thực hiện ở cấp
đơ ̣thạc sĩ như Luâṇ văn thạc sĩ “Bảo hiểm xã hội tự nguyện –Thực trạng và một số
giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật” của tác giả Hoàng Quốc Đạt (2012),
“Bảo hiểm xã hội tự nguyện - 5 năm thực hiện và một số kiến nghi ̣hoàn thiện” của
tác giả Đặng Thị Vân Khánh (2013).
Tại Thị Xã Cai Lậy, theo báo cáo tởng kết của BHXH thì tính đến ngày
31/12/2018, toàn thị xã chỉ có 285 người tham gia BHXH TN trên tởng số người
cịn phải vận động 6.221 người, tính trên tởng dân số của thị xã là 126.066 người,
chủ yếu những người đã có thời gian cơng tác tham gia BHXH BB muốn đóng
thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và cán bộ không chuyên trách. Tỷ lệ
khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ đạt 48 % chỉ tiêu giao. Như vậy
còn rất nhiều lao động chưa tham gia BHXH TN cần được khai thác, đặc biệt là
người lao động tự do, người nông dân, người buôn bán, nhỏ lẻ chưa được quan
tâm, chú trọng khai thác. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch 2019 sắp tới của BHXH
tỉnh giao cho BHXH Thị Xã Cai Lậy về khai thác đối tượng tham gia BHXH tự

Luan van



3

nguyện. BHXH Thị Xã Cai Lậy đang tìm giải pháp để phát triển đối tượng nhằm
tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ nói chung, hành vi dự định
tham gia BHXH TN nói riêng. Nhưng theo hiểu biết của tác giả thì chưa có đề tài
nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang và đây cũng
chính là vấn đề mà BHXH Tỉnh Tiền Giang đang quan tâm.
Xuất phát từ những tầm quan trọng trên tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Thị Xã
Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng và kiểm định mơ hình mối quan hệ tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện. Từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện qua đó góp phần
tiến tới đạt mục tiêu kế hoạch giao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân tham gia
BHXH TN.
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người tham gia.
- Xem xét sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng của người dân theo biến
kiểm sốt: giới tính, độ t̉i, thu nhập, nghề nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sự hài lòng đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện ở Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang.
1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Người dân đã tham gia BHXH TN tại Thị Xã Cai Lậy
Tỉnh Tiền Giang.

Luan van


4

Đơn vị phân tích: Người dân thuộc đối tượng tham gia hoặc chưa tham gia
BHXH TN.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Giới hạn về không gian:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang.
1.4.2 Phạm vi về thời gian:
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng thu thập số liệu thống kê từ năm 2016 đến
2018. Dự liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra từ tháng 11/2018 đến 03/2019.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở 06 phường: Phường 1, Phường 2,
Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường Nhị Mỹ và 10 xã: Mỹ Phước Tây, Mỹ
Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Long Khánh, Tân Hội, Tân Phú, Tân Bình, Nhị Quý,
Phú Quý, Thanh Hòa của Thị Xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
1) Những nhân nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện?
2) Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là như thế nào?
3) Có sự khác biệt hay khơng về sự hài lịng của người dân đối với biến
kiểm sốt giới tính, độ t̉i, thu nhập, nghề nghiệp?
4) Những giải pháp nào nâng cao sự hài lòng của người tham gia BHXH
tự nguyện trên địa bàn Thị Xã Cai Lậy?
1.6. Những đóng góp mới của luận văn

1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Đề tài áp dụng những phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện.
Với cách nghiên cứu này sẽ làm hạn chế những quyết định về mặt chính sách Bảo
hiểm mang tính cảm nhận, thiếu cơ sở khoa học. Kết quả nghiên cứu bổ sung bộ
thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia BHXH tự
nguyện.

Luan van


5

1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Căn cứ vào kết quả đo lường, BHXH TX Cai Lậy có cái nhìn toàn diện hơn về
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện, tìm ra
những tḥn lợi, khó khăn, từ kết quả đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao
sự hài lòng của người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời là tài liệu tham khảo
cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu các nội dung liên quan.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp gồm định tính và định lượng,
Trong đó định tính là phụ, định lượng là chính. Trong đó, nghiên cứu định tính để
khám phá điều chỉnh thang đo, nghiên cứu định lượng để kiểm định mơ hình.
Phương pháp lấy mẫu: chọn cách lấy mẫu thuận tiện tác giả tiến hành khảo sát
trên 16 xã phường thuộc TX Cai Lậy.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp với n = 220.
Công cụ xử lý: thống kê mô tả, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy, T-Test, ANOVA.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích.
1.8 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước

Nguyễn Xn Cường, Luận văn thạc sĩ“Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự
quan tâm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa
bàn tỉnh Nghệ An”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, năm 2014.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự quan tâm tham gia BHXH TN của người lao động buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ
An. Tác giả đã tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói
chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan
đến hành vi người tiêu dùng nói chung và các nghiên cứu về sự quan tâm của
người tiêu dùng trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có
7 biến tác động có ý nghĩa thống kê lên sự quan tâm tham gia BHXH TN với tầm
quan trọng lần lượt là: (1) Tuyên truyền về BHXH TN, (2) Ý thức sức khỏe, (3)
Kiến thức về BHXH TN, (4) Thái độ, (5) Kỳ vọng gia đình, (6) Trách nhiệm đạo
lý và (7) Kiểm soát hành vi. Từ đây, tác giả đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm gia

Luan van


6

tăng sự quan tâm của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối
với BHXH TN.
Đào Nguyễn Hoài Hương, luận văn thạc sĩ “Những yếu tố tác động đến chất
lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục Thuế Quận 10”
của tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, năm 2016. Bài luận văn này cho thấy
sự tương đồng trong phương pháp nghiên cứu đối với tác giả luận văn này. Luận
văn được thực hiện nhằm khảo sát đánh giá của người nộp thuế đối với chất lượng
tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế Quận 10 trên cơ sở là mơ hình và
thang đo SERVQUAL. Đề tài đã sử dụng dữ liệu thu được từ khảo sát 236 mẫu
người nộp thuế và áp dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu là: phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong phương pháp nghiên

cứu định tính, đề tài thực hiện phỏng vấn các chuyên gia nhằm thiết lập, điều chỉnh
và bở sung mơ hình và thang đo. Tiếp theo, đối với phương pháp nghiên cứu định
lượng, tác giả áp dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, mơ hình được kiểm định thơng qua
phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 04
biến độc lập là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế, bao gồm: Độ tin cậy, Đáp ứng yêu cầu, Năng lực phục vụ, Sự đồng
cảm, cùng với 16 biến quan sát có liên quan. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp
nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của công tác tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế tại Chi cục Thuế Quận 10.
Võ Thị Bé Thơ, luận văn thạc sĩ :“ Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ nội trú tại bệnh viện tim mạch An Giang,
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Kinh tế -Luật, năm 2013.
Nghiên cứu này đánh giá sự phù hợp của thang đo chất lượng dịch vụ Bệnh viện và
đánh giá sự hài lòng của các bệnh nhân nội trú đối với chất lượng dịch vụ. Nghiên
cứu sử dụng công cụ KQCAH được phát triển bởi Victor Sower, JoAnn Duffy,
William Kilbourne, Gerald Kohers & Phyllis Jones (2001) để làm khung lý thuyết.
Nghiên cứu kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mơ hình
đã được đánh giá và kiểm định tính phù hợp. Các thành phần của chất lượng dịch vụ

Luan van


7

nội trú đều được dự toán tốt cho sự hài lòng của khách hàng. Mức độ tác động được
thể hiện theo chiều ít ảnh hưởng dần: (1) Sự phù hợp, (2) Sự tôn trọng và chu đáo
của nhân viên, (3) Sự hiệu quả và liên tục. Kết quả nghiên cứu phần nào giúp cho
lãnh đạo Bệnh viện có được những chiến lược phù hợp hơn về chất lượng dịch vụ,
một hệ thống đo lường về sự hài lòng của khách hàng về chất lượng của bệnh viện.

Qua nghiên cứu 03 cơng trình nghiên cứu trước tác giả kế thừa cơ sở lý luận.
Đề xuất giải pháp thích hợp nâng cao sự hài lòng của người tham gia Bảo hiểm xã
hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Thị xã Cai Lậy. Sự khác biệt của tác giả về mặt
không gian và thời gian. Đến nay tại BHXH Thị xã Cai Lậy chưa có nghiên cứu về
lĩnh vực này nên đề tài này khơng có sự trùng khớp.
1.9 Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Luan van


8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Pháp luật về bảo hiểm xã hội
2.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia
đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột
chính trong hệ thống An sinh xã hội ở mỗi nước.
2.1.2 An sinh xã hội

Theo Wikipedia thì An sinh xã hội là một khái niệm được nêu trong Điều 22
của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng: “Mọi người, như một thành
viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực
quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc
gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khơng thể thiếu cho nhân phẩm của mình
và sự phát triển tự do của nhân cách của mình”. Nói một cách đơn giản, điều này
có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh
sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế về văn hóa,
cơng việc, phúc lợi xã hội được cung cấp cho họ trong quốc gia đó.
An sinh xã hội cũng có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ
nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo
quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức
khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tởn
thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ cung
cấp an sinh xã hội thường được gọi là các dịch vụ xã hội. An sinh xã hội có thể chỉ:


Bảo hiểm xã hội, nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự cơng

nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường
bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân
còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.

Luan van


9


Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định


chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội. Ở các nước khác nhau điều này có thể bao
gồm chăm sóc y tế, hỡ trợ tài chính trong thời gian thất nghiệp, bệnh tật, hoặc nghỉ
hưu, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, các khía cạnh của cơng tác xã hội và
thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.


An sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ

thể hay khơng, khi có thể hội đủ điều kiện nếu nó khơng phải là một vấn đề. Ví dụ
hỗ trợ cho những người tị nạn mới đến về các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần
áo, nhà ở, giáo dục, tiền và chăm sóc y tế.
2.1.3 Nội dung luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. (Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm
xã hội).
2.1.3.1 Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng theo Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP: “Người tham
gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc” theo đó Thơng tư 01/2016/TT-BLĐTB&XH
hướng dẫn cụ thể bao gồm các đối tượng: Người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng
01 năm 2018 trở đi; Người hoạt động khơng chun trách ở thơn, ấp, bản, sóc, làng,
tở dân phố, khu, khu phố; Người lao động giúp việc gia đình; Người tham gia các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; Xã viên không
hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Người
nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt
động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; Người lao động đã đủ Điều

kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu
theo quy định của pháp luật về BHXH; Người tham gia khác.
2.1.3.2 Nguyên tắc Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Nguyên tắc BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 5 Luật BHXH năm
2014 theo đó có nguyên tắc cơ bản như sau:

Luan van


10

- Mức đóng BHXH được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao
động lựa chọn. Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm
căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy
định tại thời Điểm đóng (giai đoạn năm 2016-2020 là 700.000 đồng/người/tháng),
cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện tại là 1.390.000 đồng).
- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng BHXH tự nguyện và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời
gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì
khơng tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch;
được sử dụng đúng mục đích và được hạch tốn độc lập theo các quỹ thành phần.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
2.1.3.3 Quyền và trách nhiệm của người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện được quy định
tại Điều 18 Luật BHXH năm 2014, theo đó người tham gia BHXH tự nguyện:
- Được cấp và quản lý sổ BHXH, nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ,

kịp thời, thuận tiện đúng theo quy định pháp luật, được cơ quan BHXH cấp BHYT
khi đang hưởng lương hưu, được người sử dụng lao động cung cấp thơng tin về
đóng BHXH; định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng
BHXH; được yêu cầu cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng
BHXH, được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH tự nguyện theo quy định của
pháp luật khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Có trách nhiệm đóng BHXH tự nguyện theo mức đóng và phương thức
đóng đã đăng ký với cơ quan BHXH, thực hiện việc lập các biểu mẫu kê khai của
người tham gia theo quy định của cơ quan BHXH.
2.1.3.4 Phương thức đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP người tham gia
BHXH tự nguyện được đóng theo các phương thức như sau: Đóng hằng tháng;
Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một

Luan van


11

lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho
những năm cịn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để
hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q
10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mức đóng BHXH
như sau: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
2.1.3.5 Nhà nước hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định ngân
sách nhà nước hỡ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, mức hỗ trợ
và đối tượng hỗ trợ như sau: Người tham gia BHXH được Nhà nước hỡ trợ tiền

đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng BHXH cho
người tham gia BHXH tự nguyện.Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và
khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh
mức hỡ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH cho phù hợp.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
2.1.3.6 Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện
(1) Chế độ hưu trí:
Theo quy định Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP người tham gia BHXH
tự nguyện có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên với nam: 60 tuổi và nữ: 55 tuổi đủ
điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng
tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình qn thu nhập tháng đóng
BHXH. Khơng đủ điều kiện hưởng hưu trí thì hưởng BHXH 1 lần, đủ 12 tháng
hưởng tính bằng 1,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng hoặc mức bình qn tiền
lương, tiền cơng và thu nhập tháng đóng BHXH.

Luan van


×