Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 102 trang )

BỘ Y TẾ
CỤC PHỊNG, CHỐNG HIV/AIDS

HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC NHIỄM
TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Hà Nội, 02/2008


BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên
PGS.TS. Phạm Văn Hiển
TS. Nguyễn Thanh Long
Thư ký
TS. Nguyễn Duy Hưng
ThS. Lê Hữu Doanh
Nhóm biên soạn
PGS. TS. Trần Hậu Khang
PGS. TS. Trần Lan Anh
TS. Nguyễn Duy Hưng
ThS. Lê Hữu Doanh
BS. Bùi Thị An
BS. Nguyễn Thị Huỳnh
ThS. Nguyễn Xuân Sơn


MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

7



LỜI GIỚI THIỆU VỀ BỘ TÀI LIỆU

9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STI VÀ HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

4

1.1.

Tình hình dịch tễ STI tại Việt Nam ........................................................................11

1.2.

Mối liên quan giữa HIV và STI ..............................................................................11

1.3.

Hành vi có nguy cơ cao ....................................................................................... 12

1.4.

Hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh.............................................. 13

1.5.

Các nhóm người dễ bị mắc bệnh ........................................................................ 13

1.5.1. Gái mại dâm..................................................................................................................... 13

1.5.2. Khách làng chơi ............................................................................................................... 14
1.5.3. Nam quan hệ tình dục đồng giới .................................................................................... 14
1.5.4. Người nghiện chích ma tuý ............................................................................................. 14
1.5.5. Người nhiễm HIV/AIDS ................................................................................................... 14
1.5.6. Thanh niên có hoạt động tình dục.................................................................................. 14
1.6.

Tác nhân gây bệnh .............................................................................................. 15

1.7.

Những biến chứng chủ yếu của STI .................................................................... 15

1.7.1. Phụ nữ và trẻ em ............................................................................................................. 15
1.7.2. Nam giới ........................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN MỘT BỆNH NHÂN STI ........................................ 10
2.1.

Kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời .............................................................. 10

2.1.1. Tiếp xúc với bệnh nhân ................................................................................................... 10
2.1.2. Làm thế nào để tránh những lỗi thông thường trong giao tiếp bằng lời ...................... 10
2.1.3. Câu hỏi đóng và câu hỏi mở............................................................................................11
2.1.4. Thu thập thông tin trong khi khai thác bệnh sử ..............................................................11
2.1.5. Kỹ năng giao tiếp không lời..............................................................................................11
2.1.6. Sáu kỹ năng hữu ích để giao tiếp bằng lời có hiệu quả................................................ 12
2.2.

Khai thác tiền sử tình dục và STI ........................................................................ 12


2.1.1. Những thông tin cần thu thập ......................................................................................... 12
3


2.1.2. Hướng dẫn khai thác bệnh sử ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 3: KHÁM BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG STI .................................. 14
3.1 Tác phong nghề nghiệp trong khi khám bệnh .......................................................... 14
3.2 Các bước tiến hành khám bệnh nhân nam .............................................................. 14
3.3. Các bước tiến hành khi khám bệnh nhân nữ .......................................................... 15
3.4. Khám toàn thân ....................................................................................................... 16
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CÁC STI ........................................................................ 17
4.1.

Những cản trở đối với chương trình quản lý STI................................................. 17

4.2.

Các nội dung của quản lý STI ............................................................................. 17

4.2.1. Chẩn đoán và điều trị sớm .............................................................................................. 17
4.2.2. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và bạn tình ............................................................ 18
4.2.3. Khuyến khích sử dụng bao cao su................................................................................. 18
4.2.4. Tác động đến các nhóm dễ mắc bệnh .......................................................................... 18
4.3.

Các yêu cầu cho một phòng khám STI ............................................................... 18

4.4.

Các phương pháp chẩn đoán STI ....................................................................... 19


CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ STI BẰNG TIẾP CẬN HỘI CHỨNG ................................. 21
5.1.

Bốn hội chứng STI thường gặp ........................................................................... 22

5.2.

Những nét đặc trưng của tiếp cận hội chứng ...................................................... 22

5.3.

Những ích lợi của quản lý STI theo tiếp cận hội chứng: ..................................... 23

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ STI THEO HỘI CHỨNG DỰA VÀO SƠ ĐỒ

24

6.1.

Giới thiệu sơ đồ ................................................................................................... 24

6.2.

Các bước sử dụng sơ đồ xử trí ........................................................................... 25

6.3.

Các sơ đồ hướng dẫn xử trí các hội chứng bệnh thông thường......................... 25


CHƯƠNG 7: MỘT SỐ BỆNH LTQĐTD THƯỜNG GẶP ........................................ 46
7.1

Giang mai ............................................................................................................ 46

7.1.1

Giang mai thời kỳ I ........................................................................................................... 46

7.1.2

Giang mai thời kỳ II .......................................................................................................... 46

7.1.3

Giang mai thời kỳ III ......................................................................................................... 46

7.1.4

Giang mai kín ................................................................................................................... 46

7.1.5

Giang mai và thai nghén ................................................................................................. 47

7.2

Bệnh lậu .............................................................................................................. 47

7.2.1


Bệnh lậu ở nam (viêm niệu đạo do lậu) ......................................................................... 47

7.2.2

Viêm trực tràng do lậu ..................................................................................................... 47
4


7.2.3

Bệnh lậu ở phụ nữ (viêm cổ tử cung và niệu đạo do lậu) ............................................ 47

7.2.4

Lậu mắt trẻ sơ sinh .......................................................................................................... 48

7.3

Nhiễm chlamydia đường sinh dục - tiết niệu ....................................................... 48

7.3.1

Viêm niệu đạo do chlamydia ở nam............................................................................... 48

7.3.2

Viêm cổ tử cung và niệu đạo do chlamydia ở nữ.......................................................... 48

7.3.3


Viêm hố chậu ................................................................................................................... 48

7.4

Bệnh trùng roi đường sinh dục ............................................................................ 49

7.4.1

Bệnh trùng roi đường sinh dục nữ.................................................................................. 49

7.4.2

Bệnh trùng roi đường sinh dục nam............................................................................... 49

7.5

Bệnh nấm Candida đường sinh dục .................................................................... 49

7.5.1

Bệnh nấm Candida đường sinh dục nữ ........................................................................ 49

7.5.2

Bệnh nấm Candida đường sinh dục nam ..................................................................... 49

7.6

Viêm âm đạo do vi khuẩn .................................................................................... 49


7.7

Bệnh ghẻ ............................................................................................................. 50

7.8

Bệnh rận mu ........................................................................................................ 50

7.9

Bệnh hạ cam ....................................................................................................... 50

7.10

Bệnh herpes sinh dục .......................................................................................... 51

7.11

Bệnh sùi mào gà sinh dục ................................................................................... 51

7.12

Bệnh hột xoài hay bệnh u lympho sinh dục ......................................................... 52

7.13

Bệnh u hạt bẹn (Donovanosis) ............................................................................ 52

CHƯƠNG 8: CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CÁC STI


53

8.1.

Soi tươi ................................................................................................................ 53

8.2.

Nhuộm Gram ....................................................................................................... 55

8.3.

Các kỹ thuật huyết thanh phát hiện bệnh giang mai ........................................... 58

8.4.

Các phương pháp xét nghiệm HIV ...................................................................... 61

8.5. Cơ sở, trang thiết bị, hóa chất và sinh phẩm cho phịng khám và phòng xét
nghiệm STI tuyến tỉnh................................................................................................................. 62
8.5.1. Phòng khám ..................................................................................................................... 62
8.5.2. Phòng xét nghiệm............................................................................................................ 62
CHƯƠNG 9: GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ THƠNG
BÁO BẠN TÌNH

65

9.1


Sáu kỹ năng GDSK khuyến khích thay đổi hành vi ............................................. 65

9.2

Chuyển từ thông tin sang giáo dục sức khoẻ (GDSK): ....................................... 65

5


9.3

Các nội dung giáo dục sức khoẻ ......................................................................... 65

9.3.1. Đánh giá nguy cơ của bệnh nhân .................................................................................. 65
9.3.2. Giải thích về các triệu chứng hay hội chứng STI được chẩn đốn ............................. 66
9.3.3. Giải thích về điều trị STI .................................................................................................. 66
9.3.4. Khuyến khích thay đổi hành vi........................................................................................ 66
9.3.5. Chọn lựa hành vi tình dục an tồn ................................................................................. 67
9.4

Sử dụng bao cao su ............................................................................................ 67

9.4.1

Khuyến khích sử dụng bao cao su................................................................................. 67

9.4.2

Mô tả cách sử dụng bao cao su ..................................................................................... 67


9.5

Thông báo bạn tình ............................................................................................. 67

9.5.1

Mục đích của thơng báo bạn tình ................................................................................... 67

9.5.2

Các phương pháp tiếp cận bạn tình............................................................................... 67

9.5.3

Chủ đề thảo luận với bệnh nhân .................................................................................... 68

9.5.4

Chẩn đoán và điều trị cho bạn tình ................................................................................ 68

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

72

PHẦN PHỤ LỤC:
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO

90

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ STI


90

1.1.

Mục tiêu ................................................................................................................91

1.1.1

Mục tiêu chung................................................................................................................. 91

1.1.2

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 91

1.2.

Tổ chức thực hiện ............................................................................................... 91

1.2.1

Tuyến tỉnh ......................................................................................................................... 91

1.2.2

Tuyến huyện..................................................................................................................... 93

1.2.3

Tuyến xã, phường............................................................................................................ 73


1.3.

Cơ chế điều hành, quản lý và cấp phát thuốc điều trị STI ................................... 94

1.3.1

Đối tượng được cấp thuốc .............................................................................................. 94

1.3.2

Cấp phát và quyết toán thuốc......................................................................................... 94

1.3.3

Những người được quyền cấp phát thuốc miễn phí điều trị STI.................................. 94

1.3.4

Thuốc điều trị STI............................................................................................................. 95

6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
AIDS

Tiếng Việt


Acquired Immunodeficiency
Syndrome

Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCS

Bao cao su

BVDL

Bệnh viện Da liễu

CDC

Centers for disease control and
prevention

Trung tâm kiểm sốt bệnh tật

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CTC


Cổ tử cung

C. trachomatis

Chlamydia trachomatis

CTV

Cộng tác viên

DL

Da liễu

ĐĐV

Đồng đẳng viên

ĐV

Đơn vị

EIA

Enzyme immunoassay

Thử nghiệm miễn dịch men

ELISA


Enzyme-Linked Immunosorbent
Assay

Thử nghiễm miễn dịch gắn men

FTA

Fluorescent Treponemal
Antibody Test

Xét nghiệm kháng thể kháng
giang mai huỳnh quang

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HIV

Human Immunodeficiency Virus

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người

HPV

Human Papilloma Virus

Vi rút gây u nhú ở người


HSV

Herpes Simplex Virus

Vi rút gây herpes sinh dục

KN
LGV

Kháng nguyên
Lymphogranuloma Venereum

U hạt lympho hoa liễu

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

PC

Phịng chống

PCR

Polymerase Chain Reaction

PP

Phản ứng chuỗi polyme

Phương pháp

7


Tiếng Anh

Tiếng Việt

RPR

Rapid Plasma Reagin

Xét nghiệm nhanh chẩn đoán
giang mai

STD(s)

Sexually Transmitted Diseases

Các bệnh lây truyền qua đường
tình dục

STI(s)

Sexually Transmitted Infections

Các nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục


TP
TPHA

Thành phố
Treponema pallidum
Hemagglutination

Xét nghiệm ngưng kết hồng
cầu chẩn đoán giang mai

TTDL

Trung tâm da liễu

TW

Trung ương

VD RL

Venereal Disease Research
Laboratory Test

Xét nghiệm huyết thanh chẩn
đoán giang mai không đặc hiệu

VSDT

Vệ sinh dịch tễ


XN

Xét nghiệm

8


LỜI GIỚI THIỆU
Ở nước ta đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến dịch ngày càng phức tạp.
Trong các hoạt động phịng chống HIV/AIDS, cơng tác phịng chống các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục là một vấn đề đã được thể hiện trong Chiến lược Quốc gia Phòng
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Chính phủ ban hành.
Dự án ”Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” do Bộ Phát triển quốc tế vương quốc Anh và Bộ
Ngoại giao Na Uy tài trợ cũng xây dựng hoạt động phòng chống các nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục là một trong bốn hoạt động chính của Dự án.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục được thực hiện với chất lượng tốt, theo đúng quy định quốc gia, Ban
Quản lý dự án trung ương dự án ”Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” và Viện Da Liễu
Quốc gia trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu ”Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các nhiễm
trùng lây truyền qua đường tình dục” tới các cán bộ tham gia cơng tác phịng chống các
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Tài liệu được các chuyên gia của Viện Da liễu Quốc gia biên soạn, sử dụng để đào tạo cán
bộ y tế tuyến tỉnh, quận huyện và tuyến xã phường, những nơi mà việc điều trị đúng các nhiễm
trùng lây truyền qua đường tình dục là hết sức quan trọng. Với phương pháp tiếp cận hội chứng
để quản lý bệnh nhân mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, đây là một phương
pháp tiếp cận đơn giản thực hiện được ở tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cách tiếp cận này
giúp thầy thuốc chẩn đoán và điều trị ngay cho bệnh nhân theo một phác đồ chuẩn, không cần
chờ kết quả xét nghiệm, đỡ tốn kém, đỡ mất thời gian. Hơn nữa, thầy thuốc còn giáo dục sức
khoẻ, tư vấn cho người bệnh về hành vi nguy cơ tăng lây nhiễm nhằm giúp họ tuân thủ điều trị
và giảm hành vi nguy cơ mắc bệnh (bao gồm cả tư vấn và điều trị cho bạn tình).

Lần đầu xuất bản, chắc chắn tài liệu khơng tránh khỏi sai sót, kính mong các độc giả
và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tài liệu ngày càng được hồn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày

tháng 02 năm 2008

TM BAN BIÊN SOẠN
PGS. TS. Phạm Văn Hiển

9



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ STI VÀ HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu:
1. Trình bày được tình hình dịch tễ STI và HIV/AIDS tại Việt Nam
2. Trình bày được mối liên quan giữa STI và lây truyền HIV
3. Kể được các hành vi làm tăng sự lây truyền STI/HIV tại Việt Nam
4. Trình bày được các tác nhân gây STI và các hội chứng
5. Mô tả được các biến chứng của STI
1.1. Tình hình dịch tễ STI tại Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có trên 35 triệu trường hợp mới mắc các
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 30/1/2008 có 155.748 người
nhiễm HIV, trong đó số bệnh nhân AIDS là 41.357 người và đã có 17.476 người chết
do AIDS.
Số bệnh nhân mắc STI theo báo cáo mà Viện Da Liễu Quốc gia nhận được hàng năm
trên 130.000 trường hợp, riêng năm 2006 là 202.856 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước tính
của các chuyên gia thì hàng năm có khoảng gần 1 triệu trường hợp mới mắc STI. Nguyên

nhân làm số báo cáo thấp hơn số thực tế là do các phịng khám STI khơng báo cáo đầy đủ,
và bệnh nhân STI còn đến khám tại các cơ sở y tế khác như bác sỹ tư, dược sỹ.
Năm 2003, Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cùng Viện Da Liễu tiến
hành một cuộc điều tra về tỷ lệ lưu hành STI/HIV của các nhóm quần thể dân cư khác
nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam. Tỷ lệ mắc giang mai (cả giai đoạn sớm và muộn) khoảng
4,5% trong nhóm bệnh nhân đến khám tại phòng khám STI, gái mại dâm và khoảng 0.5%
trong nhóm khám tuyển nghĩa vụ quân sự và phụ nữ có thai. Tỷ lệ mắc của lậu (phát hiện
bằng phản ứng PCR) cao nhất trong nhóm bệnh nhân khám tại phịng khám STI tại Tp Hồ
Chí Minh (10%) và thấp nhất trong nhóm phụ nữ có thai (0,3% - 1,8%). Nhiễm Chlamydia
được phát hiện bằng phản ứng PCR và tỷ lệ mắc là 9% trong nhóm tân binh tại Hà nội và
0,5 - 5% trong nhóm bệnh nhân đến phịng khám STI. Trong nhóm phụ nữ có thai, tỷ lệ
mắc Chlamydia từ 1,5% đến 5,8%.
Hiện nay, ở Việt Nam nhiễm HIV mới chỉ đang tập trung trong nhóm nghiện chích ma
tuý. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng tăng lên trong nhóm gái mại dâm và có nguy cơ
tiềm tàng trong nhóm khách làng chơi.

11


1.2. Mối liên quan giữa HIV và STI
STI làm tăng sự lây truyền HIV theo cả 2 hướng. Người chưa nhiễm HIV dường như
dễ bị nhiễm HIV hơn nếu họ đang bị nhiễm STI, đặc biệt khi có loét. Người nhiễm HIV cũng dễ
truyền HIV cho người khác nếu họ đang bị STI.
HIV lây truyền từ người này sang người khác dễ dàng hơn nếu một trong hai người
hoặc cả hai bị mắc STI. Những STI quan trọng trong mối tương tác này là giang mai, hạ
cam, herpes sinh dục, nhiễm chlamydia, lậu và trùng roi. Các bệnh này làm tăng nguy cơ
lây truyền HIV từ 2 - 9 lần khi bị phơi nhiễm.
Những STI không loét mà chỉ viêm nhiễm cũng làm tăng lây truyền HIV vì trong dịch
tiết có gia tăng bạch cầu đa nhân. Các bạch cầu này vừa là mục tiêu vừa là nguồn của
HIV. Hơn nữa, viêm nhiễm có thể gây nên các tổn thương vi thể làm cho HIV dễ dàng xâm

nhập vào niêm mạc. Những STI không loét được coi là quan trọng hơn vì chúng thường
gặp hơn các bệnh có lt sinh dục.
Nghiên cứu trên thực địa cho thấy rằng một chương trình kiểm sốt tốt các STI có hiệu
quả làm giảm số bệnh nhân mới mắc HIV. Nghiên cứu này được thực hiện tại một vùng
nông thôn ở Châu Phi nơi có nhiều người nhiễm HIV. Nó chứng minh rằng một chương
trình phịng chống STI tồn diện theo phương pháp tiếp cận hội chứng đã làm giảm 42%
tỷ lệ mới mắc HIV trong cộng đồng sau một khoảng thời gian can thiệp hai năm.
Trái lại, nhiễm HIV sẽ làm cho người bệnh dễ bị mắc các STI hơn. Do sức đề kháng
bị suy giảm nên STI ở những người này trở nên khó điều trị (ví dụ herpes sinh dục, sùi
mào gà).
Hệ miễn dịch bị
suy yếu

HIV

STI

Quan hệ tình dục
khơng bảo vệ

1.3. Hành vi có nguy cơ cao
Hành vi nguy có nguy cơ cao là các hành vi có nguy cơ lây nhiễm STI và HIV.
-

Hành vi tình dục khơng an tồn.

-

Thay đổi bạn tình thường xuyên.


12


-

Có nhiều bạn tình.
Quan hệ tình dục với các bạn tình gặp ngẫu nhiên, với gái mại dâm hoặc khách
làng chơi.

-

Đã từng mắc STI.

-

Dùng quan hệ tình dục đổi lấy tiền bạc, quà tặng hoặc ân huệ.

-

Dùng quan hệ tình dục đổi lấy ma tuý hoặc đổi ma tuý lấy tình dục.

-

Dùng dụng cụ bi, nhẫn... xâu vào bộ phận sinh dục (gây chấn thương).

-

Uống rượu hoặc dùng ma tuý trước hoặc trong khi quan hệ tình dục.

-


Truyền máu khơng an tồn.

-

Bạn tình có quan hệ tình dục với bạn tình khác.

-

Tiêm chích ma t.

-

Quan hệ tình dục đồng giới nam.

1.4. Hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh
Hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh là các hành vi tình dục an tồn.
-

Sử dụng bao cao su.

-

Các hành vi tình dục ít nguy cơ như chỉ có kích thích hoặc thủ dâm chứ
khơng có thực hành tình dục xâm nhập.

1.5. Các nhóm người dễ bị mắc bệnh
-

Gái mại dâm


-

Khách làng chơi

-

Nam giới quan hệ đồng tính

-

Người tiêm chích ma tuý

-

Người nhiễm HIV/AIDS

-

Thanh niên có hoạt động tình dục

1.5.1. Gái mại dâm
Trong các nhóm trên, nhóm gái mại dâm đóng vai trị rất quan trọng trong dịch tễ học
STI và HIV vì họ có nhiều bạn tình và thường xuyên quan hệ tình dục khơng bảo vệ. Các
nghiên cứu đều cho thấy nhóm này có tỷ lệ STI cao. Một báo cáo cho thấy có khoảng 33
- 50% gái mại tham gia nghiên cứu có ít nhất một bệnh STI. Mại dâm ở Việt Nam là bất
hợp pháp nên rất khó tiếp cận được đối tượng này. Tỷ lệ dùng bao cao su trong nhóm gái
mại dâm cịn thấp; 35 - 47% người trả lời nói rằng sử dụng bao cao su thường xuyên, 26
- 50% thỉnh thoảng dùng, 2 - 26% không dùng bao giờ. Một nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh
vào cuối năm 2000 cho thấy rằng 42% gái mại dâm dùng bao cao su đối với khách hàng

không thường xuyên, 40% với khách hàng thường xuyên, 17% với chồng và bạn tình thường
13


xuyên. Một số lượng đáng kể gái mại dâm cũng tiêm chích ma tuý. Một nghiên cứu cho thấy
khoảng 27 - 46% gái mại dâm sử dụng ma tuý, trong đó 80% theo đường tiêm chích.
1.5.2. Khách làng chơi
Khách làng chơi có quan hệ tình dục thường xun với gái mại dâm. Nếu như họ
khơng có hành vi tình dục an toàn sẽ dễ mắc STI và HIV/AIDS. Ngoài ra, chính đối tượng
này là cầu nối làm cho HIV và STI lan truyền vào cộng đồng. Tỷ lệ STI trong nhóm khách
làng chơi rất cao. Một lượng lớn người dân nơng thơn ra thành phố kiếm sống và có nhiều
khả năng trở thành khách làng chơi.
1.5.3. Nam quan hệ tình dục đồng giới
Nhóm đối tượng này thường sống kín đáo vì quan niệm thành kiến ở Việt Nam.
Dường như nhóm này có tỷ lệ STI cao, ít dùng bao cao su và thường xuyên thay đổi bạn
tình. Một nghiên cứu năm 2004 của Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cho thấy tỷ lệ HIV trong
nhóm đối tượng này ở TP. Hồ Chí Minh là 8%. Một nghiên cứu gần đây khẳng định là có
các hành vi nguy cơ cao trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ở TP. Hồ Chí Minh.
Chỉ có khoảng 32 - 40% nhóm đối tượng này sử dụng bao cao su ở lần quan hệ tình dục
cuối cùng, bao gồm cả quan hệ qua hậu mơn. Thêm nữa, 81% có quan hệ với bạn tình
nam khơng thường xun và 22% có quan hệ tình dục với phụ nữ trong 1 năm gần đây.
1.5.4. Người nghiện chích ma t
Số liệu báo cáo cho thấy nhóm nghiện chích ma tuý thường trả tiền để được quan
hệ tình dục và họ ít khi sử dụng bao cao su. Nghiện chích ma t và mại dâm thường có
quan hệ mật thiết với nhau.
1.5.5. Người nhiễm HIV/AIDS
Nhóm này là nhóm có nguy cơ cao vì một số lý do sau: STI gây ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ của những người nhiễm HIV/AIDS và nhiễm STI làm tăng nguy cơ lây
truyền HIV.
1.5.6. Thanh niên có hoạt động tình dục

Số liệu cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nhóm tân binh và phụ nữ khám
thai là 1 - 9% tại một số tỉnh. Nhiễm Chlamydia thường khơng có triệu chứng và bệnh
nhân thường đến khám khi đã có biến chứng.

14


1.6. Tác nhân gây bệnh
Bảng sau đây liệt kê một số tác nhân gây STI
VI KHUẨN

VI RÚT

NẤM
VÀ CÁC TÁC NHÂN KHÁC

Xoắn khuẩn giang mai

Herpes simplex

Nấm men Candida

Lậu cầu

U mềm lây

Trùng roi âm đạo

Chlamydia trachomatis


HIV

Cái ghẻ

Trực khuẩn hạ cam

Viêm gan B

Rận mu

Ureaplasma urealyticum

Sùi mào gà

Klebsiella granulomatis
Gardnerella vaginalis
Liên cầu nhóm B
Vi khuẩn kỵ khí âm đạo
1.7. Những biến chứng chủ yếu của STI
1.7.1. Phụ nữ và trẻ em
-

Đau bụng dưới mạn tính.

-

Viêm hố chậu (viêm tiểu khung).

-


Vô sinh.

-

Tử vong do biến chứng nhiễm khuẩn máu, chửa ngoài tử cung hoặc ung thư cổ tử
cung.

-

Sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc tử vong chu sinh.

-

Có thể viêm kết mạc mắt, mù lồ hoặc viêm phổi trẻ sơ sinh.

1.7.2. Nam giới
-

Viêm mào tinh hồn

-

Vơ sinh

-

Chít hẹp niệu đạo

15



CHƯƠNG 2
CÁCH TIẾP CẬN MỘT BỆNH NHÂN STI
Mục tiêu
1. Thực hành được phương pháp tiếp cận một bệnh nhân bị STI
2. Thực hành kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân mắc STI
Yêu cầu:
1. Làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và được tôn trọng
2. Xây dựng được một mối quan hệ tốt để người bệnh tin tưởng vào nhân viên y tế.
3. Nhân viên y tế cần cảm thấy tự tin khi hỏi bệnh sử
4. Nhân viên y tế có thể phát hiện được các hành vi nguy cơ cao mắc bệnh và truyền
bệnh của bệnh nhân
2.1. Kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời
2.1.1. Tiếp xúc với bệnh nhân
-

Chào đón bệnh nhân bằng giọng nói ân cần và nụ cười lịch sự.

-

Tự giới thiệu về mình.

-

Mời bệnh nhân ngồi.

-

Nhìn vào mắt người bệnh


-

Khuyến khích người bệnh nói bằng cách đặt những câu hỏi. Hỏi những câu hỏi ít
nhạy cảm trước.

-

Gật đầu khi bệnh nhân nói hoặc xen vào “vâng...” hoặc bảo họ “anh/chị hãy nói
tiếp đi”.

-

Tỏ ra tôn trọng và hiểu bệnh nhân.

2.1.2. Làm thế nào để tránh những lỗi thông thường trong giao tiếp bằng lời
-

Luôn luôn tỏ ra lịch sự.

-

Dùng những từ để bệnh nhân dễ hiểu.

-

Đưa ra những câu hỏi rõ ràng.

-

Chỉ hỏi từng câu hỏi một.


-

Tránh những câu hỏi “dẫn dắt”, ví dụ: “anh/chị có bị chảy mủ khơng?”

-

Tránh có thái độ phê phán, ví dụ: “Anh/chị khơng có quan hệ tình dục với những
người khác chứ?”.

16


-

Xin phép người bệnh đồng ý khi đề cập đến những chủ đề hoặc vấn đề tế nhị.

ví dụ: “Tơi muốn hỏi anh/ chị vài câu hỏi về đời sống tình dục. Tơi biết đây là vấn đề nhạy
cảm, nhưng mong rằng anh/ chị hãy nói thật”
2.1.3. Câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi mở tạo cho bệnh nhân có cơ hội mơ tả những vấn đề bằng ngơn ngữ của
họ. Đây là cách tốt nhất để bắt đầu hỏi bệnh. Câu hỏi đóng chỉ dùng để kiểm tra lại các
chi tiết.
-

Câu hỏi mở: bệnh nhân có thể trả lời rất dài gồm cả những thông tin mà họ muốn
trình bày.
Ví dụ:

“Bạn có điều gì phiền phức?”

“Điều gì khiến anh/ chị phải đi khám hơm nay?”

-

Câu hỏi đóng: câu trả lời của bệnh nhân rất ngắn, thường là “có” hoặc “khơng”.
Ví dụ:

“Vết lt này có đau khơng?”
“Chị có bị chậm kinh không?”
“Chị bao nhiêu tuổi?”

2.1.4. Thu thập thông tin trong khi khai thác bệnh sử
2.1.5. Kỹ năng giao tiếp không lời
-

Đảm bảo sự riêng tư.
Kết thúc
khai thác bệnh sử

Bắt đầu
khai thác bệnh sử

THU THẬP THÔNG TIN
Sử dụng
câu hỏi mở

Sử dụng
câu hỏi đóng

-


Lắng nghe chăm chú khi người bệnh nói. Gật đầu khi cần thiết

-

Ngồi và mời người bệnh ngồi, giữ khoảng cách phù hợp với người bệnh.

-

Không nên đeo khẩu trang khi nói chuyện với người bệnh

2.1.6. Sáu kỹ năng hữu ích để giao tiếp bằng lời có hiệu quả
-

Làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi giao tiếp.

-

Chỉ giải thích khi cần thiết.
17


-

Tóm tắt và kiểm tra lại thơng tin.

-

Tỏ thái độ thơng cảm.


-

Làm an lịng người bệnh.

-

Thể hiện sự hợp tác.

2.2. Khai thác tiền sử tình dục và STI
2.1.1. Những thơng tin cần thu thập
-

Những thông tin cơ bản về người bệnh

-

Triệu chứng hiện tại

-

Tiền sử bệnh tật, nhất là tiền sử có liên quan đến bệnh đường tình dục

-

Tiền sử tình dục

-

Vấn đề thai nghén và kinh nguyệt


2.1.2. Hướng dẫn khai thác bệnh sử
-

Những thông tin cơ bản
+ Tuổi
+ Địa chỉ
+ Nghề nghiệp

-

Hỏi bệnh: Những triệu chứng hiện tại, đã chữa ở những đâu, hay tự điều trị trước,
các loại thuốc đã điều trị và kết quả. Diễn biến của những triệu chứng đó?

Đối với nam
-

Nếu có dịch niệu đạo, hỏi người bệnh có đau buốt khi đi tiểu khơng? Số lần đi
tiểu?

-

Nếu có sưng vùng bìu, hỏi người bệnh có tiền sử bị chấn thương khơng?

-

Tiền sử về STI trước đó?

Đối với nữ
-


Nếu có khí hư, hỏi người bệnh có đau buốt khi đi tiểu khơng? Số lần có khi hư? Mùi?
Ngứa?

-

Tiền sử về STI trước đó?

-

Nếu có đau bụng dưới, hỏi người bệnh có ra máu âm đạo hoặc có khí hư khơng? Có
chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục khơng? Khó có thai? Đau khi
có kinh hoặc kinh nguyệt bất thường? Mất kinh hoặc chậm kinh?

Đối với cả nam và nữ
-

Nếu có lt sinh dục, hỏi người bệnh có đau khơng? Có tái phát khơng? Có mụn nước ?
Khởi đầu có liên quan đến các triệu chứng khác như ngứa, cảm giác khó chịu?
18


-

Loét sinh dục thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngồi. Vết lt trịn, có thể đau
hay khơng ở da/niêm mạc.

-

Các vần đề khác về sức khoẻ: Bệnh gì? Khi nào? Điều trị gì và hiệu quả điều trị? Các
thuốc đã dùng? Tiền sử dị ứng thuốc.


-

Tiền sử tình dục
+ Hiện nay có hoạt động tình dục khơng? Có quan hệ tình dục với bạn tình thường
xuyên hoặc bạn tình khơng thường xun khơng hay cả hai ? Có dùng biện pháp
tránh thai nào không ? Bao cao su?
+ Có bạn tình mới trong 3 tháng gần đây?
+ Bạn tình của anh/chị có triệu chứng về sinh dục khơng?
+ Với nam giới: có quan hệ tình dục với nam giới không? Loại quan hệ nào: đường
miệng? Hậu môn?
+ Anh/chị bao nhiêu tuổi khi quan hệ tình dục lần đầu tiên

-

Tiền sử sản phụ khoa
+ Tiền sử sinh đẻ
+ Tiền sử kinh nguyệt: trước đây, tháng hiện tại? Có chậm kinh hoặc ra máu bất
thường?
+ Có thai lần thứ mấy?
+ Hiện tại có thai?

19


CHƯƠNG 3
KHÁM BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG STI
Mục tiêu
1. Thực hành được cách làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái trước khi khám cơ
quan sinh dục

2. Thực hành khám cơ quan sinh dục toàn diện
3. Hiểu được khi nào cần khám toàn thân
4. Nhận định được những biểu hiện bình thường và bất thường
5. Thu thập được mẫu bệnh phẩm của cơ quan sinh dục đúng kỹ thuật
Yêu cầu
-

Thày thuốc cần phải có tác phong nghề nghiệp trước và trong khi khám bệnh.

-

Làm an lòng người bệnh, ghi nhận những lo lắng của người bệnh.

3.1 Tác phong nghề nghiệp trong khi khám bệnh
-

Đảm bảo sự bí mật, riêng tư trong suốt q trình khám.

-

Giải thích cho bệnh nhân sẽ làm gì và tại sao phải làm như vậy.

-

Khám bệnh một cách tự tin, không bao giờ tỏ ra lúng túng hoặc ngượng ngùng.

-

Không tỏ ra thô lỗ hoặc tiến hành khám khi người bệnh không đồng ý.


-

Sử dụng tốt các kỹ năng giao tiếp.

3.2 Các bước tiến hành khám bệnh nhân nam
-

Yêu cầu bệnh nhân đứng và cởi bỏ quần áo để bộc lộ từ thắt lưng trở xuống đầu gối.
Khám khi bệnh nhân đứng có thể dễ dàng hơn là khi họ nằm.

-

Sờ vùng bẹn xem hạch có to khơng?

-

Sờ nắn nhẹ nhàng bìu để kiểm tra tinh hoàn, mào tinh hoàn và thừng tinh

-

Khám dương vật chú ý phát hiện các ban đỏ hoặc loét. Yêu cầu người bệnh lộn bao
qui đầu để khám qui đầu và miệng sáo.

-

Nếu khơng thấy dịch niệu đạo, có thể u cầu người bệnh vuốt dọc niệu đạo để xem
có dịch khơng?

-


Ghi nhận có hay khơng có các triệu chứng:
+ Vết loét, sùi hoặc bình thường
+ Dịch niệu đạo, chú ý số lượng và màu sắc

-

Thu thập bệnh phẩm ở nam giới có tiết dịch niệu đạo
+ Nhuộm Gram hay ni cấy lậu: Lấy dịch niệu đạo từ miệng sáo
+ Xét nghiệm ELISA phát hiện Chlamydia: Đưa tăm bông vào sâu trong niệu đạo
20


1cm và xoay tròn để lấy được tế bào. Nếu làm xét nghiệm PCR, có thể lấy nước
tiểu đầu dịng.
+ Đối với nam giới có triệu chứng hậu mơn: Nếu khơng có giường, bảo bệnh nhân
cúi người và khám vùng da quanh hậu mơn. Nếu có giường, bảo bệnh nhân nằm
nghiêng, co chân lên ngực. Khám vùng da quanh hậu mơn. Nếu khơng có ống
soi hậu mơn, đưa tăm bơng vào hậu môn khoảng 3 cm để lấy bệnh phẩm cho xét
nghiệm chlamydia và lậu
3.3. Các bước tiến hành khi khám bệnh nhân nữ
-

Yêu cầu bệnh nhân cởi bỏ quần để bộc lộ từ thắt lưng trở xuống và nằm lên bàn
khám. Để tránh cho họ ngượng ngùng phải dùng khăn che phủ vùng không khám.

-

Yêu cầu bệnh nhân dạng rộng hai đùi, khám âm hộ, hậu môn và tầng sinh mơn.

-


Sờ nắn vùng bẹn để xem hạch có to khơng?

-

Sờ nắn bụng để phát hiện có khối u và có đau ở hố chậu, hãy khám cẩn thận tránh
làm bệnh nhân đau đớn. Ghi nhận có hay khơng có các triệu chứng loét, sùi
+ Nếu có mỏ vịt, đưa mỏ vịt (đã được bôi trơn) vào âm đạo, quan sát cổ tử cung v à
thành âm đạo. Chú ý xem cổ tử cung có viêm khơng, có tiết dịch từ ống cổ tử cung
khơng, tính chất, màu? Ghi nhận tính chất, và mùi của dịch tiết âm đạo. Chỉ được
khám bằng mỏ vịt ở những bệnh nhân có chồng hoặc đã quan hệ tình dục.
+ Nếu bệnh nhân nữ bị đau bụng dưới, khám bằng 2 tay, chú ý xem có đau khi di
động cổ tử cung khơng, có các khối u hay nhạy cảm 2 bên phần phụ.

-

Lấy bệnh phẩm ở bệnh nhân nữ có tiết dịch âm đạo/đau bụng dưới
+ Xét nghiệm soi tươi: lấy dịch từ cùng đồ sau âm đạo
+ Nhuộm Gram xét nghiệm lậu và chlamydia: đưa tăm bông vào sâu trong ống cổ
tử cung và lấy bệnh phẩm để xét nghiệm

3.4. Khám toàn thân
Khám tồn thân cần được thực hiện khi có các triệu chứng gợi ý một nhiễm trùng hệ
thống. Ví dụ: sốt, hạch to, ban đỏ có thể là dấu hiệu của giang mai thời kỳ thứ hai. Những
biểu hiện không điển hình và kéo dài của nhiễm herpes, zona, viêm da dầu có thể gợi ý
nhiễm HIV.
Khám miệng cần được tiến hành như là một phần của khám toàn thân và ở những
người cần phải làm xét nghiệm bệnh phẩm hầu họng.
Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tìm lậu từ thành sau của hầu.


21


CHƯƠNG 4
QUẢN LÝ CÁC STI
Mục tiêu
1. Trình bày được các nội dung quản lý STI
2. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán STI, nêu các ưu điểm và nhược điểm
của từng phương pháp.
4.1. Những cản trở đối với chương trình quản lý STI
-

Kiến thức và hiểu biết cịn hạn chế của người dân về STI

-

Các yếu tố xã hội - sự mặc cảm, sợ hãi bị phân biệt đối xử dẫn đến trì hỗn việc đi
khám

-

Nhiều STI khơng biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng khơng điển hình

-

Bệnh nhân tự điều trị hoặc không điều trị đủ liều

-

Thầy thuốc khó tìm kiếm dấu vết bạn tình, bệnh nhân có thể chỉ giúp đỡ một cách

miễn cưỡng

-

Các hiệu thuốc thường bán thuốc không đúng cho việc điều trị hội chứng của người
bệnh

-

Thày thuốc tư, nhân viên y tế có thể quản lý STI khơng đúng

-

Miễn cưỡng thực hành tình dục an tồn, ví dụ dùng bao cao su

4.2. Các nội dung của quản lý STI
4.2.1. Chẩn đoán và điều trị sớm
-

Làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ người bệnh sang người khác

Làm giảm thiểu khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng của bệnh
Để đạt được tất cả các yêu cầu trên, tất cả bệnh nhân bị STI phải được chẩn đốn và
điều trị có hiệu quả ngay trong lần khám đầu tiên. Lý tưởng nhất là các dịch vụ khám và
điều trị các STI có sẵn ở tất cả các cơ sở y tế và các cơ sở y tế phải được cung cấp đủ các
thuốc cần thiết. Các bạn tình của bệnh nhân cần phải được điều trị và tư vấn (ngay cả khi
họ không có triệu chứng). Do vậy, bệnh nhân cần được động viên và trợ giúp để họ thông
báo cho các bạn tình.
4.2.2. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và bạn tình
-


Điều cần thiết là phải giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và bạn tình của họ về các
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, khuyến khích họ thực hành tình dục an tồn
hơn. Mục đích của việc giáo dục sức khoẻ là:
-

Hiểu được về tình trạng bệnh và tuân thủ điều trị.

-

Phòng tránh STI lây từ bệnh nhân sang người khác.
22


-

Hỗ trợ để bệnh nhân thay đổi hành vi để tránh bị mắc bệnh trong tương lai.

4.2.3. Khuyến khích sử dụng bao cao su
Nếu sử dụng đúng cách và thường xun thì bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây
truyền các STI và HIV. Tất cả những người có hoạt động tình dục phải biết cách sử dụng
bao cao su. Nhân viên y tế phải kiểm tra và hướng dẫn cho tất cả bệnh nhân STI biết cách
sử dụng BCS và do vậy nhân viên y tế phải cảm thấy thoải mái khi thảo luận hay hướng
dẫn sử dụng BCS trước bệnh nhân.
4.2.4. Tác động đến các nhóm dễ mắc bệnh
Những đối tượng dễ mắc bệnh cần phải được cung cấp các dịch vụ STI. Các nhóm
này bao gồm những người hành nghề mại dâm và khách làng chơi. Những nhóm khác là
- Chẩn đốn và điều trị sớm cho bệnh
nhân mắc STI
- GDSK cho bệnh nhân và nhân dân

- Điều trị và GDSK cho bạn tình của bệnh

Tiếp cận hội chứng

nhân.
- Khuyến khích sử dụng bao cao su.
- Tác động các nhóm trọng tâm
(những người dễ bị mắc bệnh)

những người sống xa nhà, những người trẻ tuổi, những người nghiện ma tuý. Các dịch
vụ này cần tiếp cận được các nhóm người dễ mắc bệnh, như thành lập những đội khám
lưu động hoặc các dịch vụ lâm sàng gần những nơi nhóm người này tụ tập (ví dụ: Quán
cà phê bao cao su).
4.3. Các yêu cầu cho một phòng khám STI
-

Phòng khám ở gần nơi làm việc hoặc nơi ở của người dân.

-

Thời gian làm việc phù hợp và thuận tiện cho người bệnh.

-

Các nhân viên y tế biết được địa điểm các dịch vụ CSSK sinh sản, phòng khám STI,
xét nghiệm HIV ở địa phương.

-

Các nhân viên y tế khơng được có thái độ phê phán và lên án người bệnh, phải tơn

trọng bệnh nhân.

-

Đảm bảo tính bí mật và riêng tư cho người bệnh.

23


-

Có đủ phương tiện khám bệnh cần thiết như giường nằm, mỏ vịt, ánh sáng tốt, găng
tay...

-

Cung ứng đầy đủ thuốc điều trị.

-

Thầy thuốc có tác phong nghề nghiệp, chuyên mơn cao và có khả năng tư vấn.

-

Việc quản lý bệnh cần theo Hướng dẫn chuẩn quốc gia về quản lý STI

4.4. Các phương pháp chẩn đoán STI
Chẩn đoán STI có thể được thực hiện bằng ba cách sau:
-


Chẩn đốn lâm sàng được thực hiện sau khi khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Từ các triệu chứng cùng với các kinh nghiệm lâm sàng sẵn có, thầy thuốc đưa ra
chẩn đoán một bệnh đặc hiệu.

-

Chẩn đoán căn nguyên được thực hiện sau khi xác định nguyên nhân gây nên các
triệu chứng và dấu hiệu qua kết quả các xét nghiệm. Cần phải lấy bệnh phẩm từ
người bệnh để gửi đi đến phòng xét nghiệm để xác định các tác nhân gây bệnh.

-

Chẩn đốn hội chứng có thể thực hiện sau khi khai thác bệnh sử và khám bệnh
nhân để xác định các triệu chứng và dấu hiệu gây nên hội chứng bệnh.
Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm của chúng (xem bảng bên dưới).
Các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp chẩn đốn

PP CHẨN
ĐỐN

ƯU ĐIỂM

HẠN CHẾ

- Bệnh nhân được điều trị một bệnh cụ thể

- Cần đào tạo nhân viên có
kinh nghiệm và tinh thơng
nghề nghiệp.
- Chẩn đốn chỉ đúng 50%


Chẩn đốn
lâm sàng

- Các nhiễm trùng phối
hợp bị bỏ sót vì vậy vẫn
cịn bệnh và có thể lây
truyền cho người khác

- Chẩn đốn các nhiễm trùng một cách
đặc hiệu
Chẩn
đốn căn
ngun

- u cầu phải có phòng
xét nghiệm để làm các xét
- Điều trị đúng theo các tác nhân gây bệnh nghiệm cần thiết
- Cần có nhân viên lành
nghề và trang thiết bị
- Cần có kinh phí duy trì
cho phịng xét nghiệm,
sinh phẩm đắt tiền

24


PP CHẨN
ĐỐN


ƯU ĐIỂM

HẠN CHẾ
- Chẩn đốn và điều trị
muộn làm các nhiễm
trùng lây lan cho những
người khác và gây biến
chứng
- Bệnh nhân có thể khơng
quay lại để nhận kết quả
xét nghiệm và không được
điều trị khỏi
-Bệnh nhân phải trả tiền
cho xét nghiệm
- Có thể kết quả dương
tính hay âm tính giả
- Cần phải đào tạo cán bộ
xét nghiệm.

- Cho phép chẩn đốn và điều trị ngay lần
khám đầu tiên
- Khơng cần có các xét nghiệm đặc hiệu

Tiếp cận
hội chứng

- Bệnh nhân phải điều trị
cho nhiều tác nhân gây
bệnh mà có thể bệnh nhân
khơng mắc phải.


- Chẩn đốn có thể thực hiện ở mọi tuyến
y tế và các nhân viên y tế ở mọi trình độ có - Cần phải tập huấn cho
cán bộ chuyên môn
thể sử dụng phương pháp này
- Bệnh nhân được điều trị hiệu quả, nhanh - Có thể dùng q nhiều
thuốc trong khi bệnh nhân
chóng
khơng mắc bệnh.
- Đơn giản, không tốn kém và tin cậy
- Các bác sỹ cảm thấy
- Điều trị hiệu quả
kiến thức y khoa và kinh
nghiệm lâm sàng của họ
- Chỉ cần đến phòng khám ít lần
khơng được sử dụng đến

25


×