Tải bản đầy đủ (.doc) (214 trang)

Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN HUY THỤ

XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO
KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN HUY THỤ

XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO
KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC
NGÀNH: TỔ CHỨC & QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ : 9.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Trần Đình Hướng (Học viện Hậu cần - BQP)


2. PGS.TS. Trần Thị Lan Hương (Trường Đại học GTVT)

HÀ NỘI - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Huy Thụ


ii
MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1.3.1. Đánh giá chung những kết quả của các cơng trình đã nghiên cứu
1.3.2. Khoảng trống khoa học

1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG TIỀM

LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ
VEN BIỂN

Trang
v
vi
viii
1
6
6
8
11
11
12
13
15
16

2.1. Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển
16
2.1.1. Khái niệm
16
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển
16
2.1.3. Cơ chế hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển

17
2.2. Những vấn đề chung về tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh,
18
thành phố ven biển
2.2.1. Khái quát về vận tải
18
2.2.2. Vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển
20
2.2.3. Tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển
26
2.3. Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành
29
phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu xây dựng tiềm lực vận tải cho khu
29
vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
2.3.2. Những yếu tố tác động đến xây dựng tiềm lực vận tải cho khu
phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
2.3.3. Nội dung và quy trình xây dựng tiềm lực vận tải cho khu
phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển

vực
35
vực
40


iii
2.3.4. Phương pháp xác định nhu cầu tiềm lực vận tải cho khu vực phòng
thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc


42

2.4. Kinh nghiệm xây dựng và huy động tiềm lực vận tải
47
2.4.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
47
2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
55
2.4.3. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực
59
phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
60
Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO
KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN VÙNG
61
DUYÊN HẢI BẮC BỘ

3.1. Điều kiện địa lý, tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố
ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
3.1.1. Điều kiện địa lý
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng giao thông vận tải tác động đến
xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố
ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

61
61
63

65

3.2.1. Về mạng đường giao thông
65
3.2.2. Về nguồn nhân lực vận tải
67
3.2.3. Về phương tiện vận tải
71
3.2.4. Về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị bảo đảm
74
3.3. Phân tích thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực
79
phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
3.3.1. Thực trạng về nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị 79
xã hội và nhân dân ở địa phương về nhiệm vụ xây dựng tiềm lực vận tải
3.3.2. Thực trạng về tạo nguồn tiềm lực vận tải
3.3.3. Thực trạng về công tác quản lý tiềm lực vận tải
3.3.4. Thực trạng xây dựng các phương án động viên (huy động) tiềm lực
vận tải cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của khu vực phòng thủ

80
83
88

3.3.5. Thực trạng về cơ chế, chính sách
91
3.4. Đánh giá chung cơng tác xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực
91
phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
3.4.1. Những thành tựu đạt được

91
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
92
3.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế
93


iv
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
94
Chương 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU

VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN VÙNG DUYÊN
HẢI BẮC BỘ TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC

4.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây
dựng tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển
4.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ
tỉnh, thành phố ven biển
4.1.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải Vùng Duyên hải Bắc Bộ
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
4.2. Một số giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng
thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc
4.2.1. Tăng cường giáo dục, tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao
trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân
4.2.2. Nhóm giải pháp về tạo nguồn tiềm lực vận tải
4.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý tiềm lực vận tải
4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng huy động tiềm lực vận tải
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

95

5

9

95
98

03
103
106
118
128
146
147
150
151
158

1


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
BCA
BDSC
BĐHC
BQP
BVTQ
CHQS
DBĐV
DBHB
ĐBĐK
GTVT
HTX
KT-XH
KVPT
LLVT
PTVT
QĐND
QP-AN
QSĐP
QL
SSCĐ
UBND
XHCN

Viết đầy đủ
Bộ Công an
Bảo dưỡng sửa chữa
Bảo đảm hậu cần
Bộ Quốc phòng

Bảo vệ Tổ quốc
Chỉ huy quân sự
Dự bị động viên
Diễn biến hòa bình
Đổ bộ đường khơng
Giao thơng vận tải
Hợp tác xã
Kinh tế- xã hội
Khu vực phòng thủ
Lực lượng vũ trang
Phương tiện vận tải
Quân đội nhân dân
Quốc phòng - an ninh
Quân sự địa phương
Quốc lộ
Sẵn sàng chiến đấu
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1:

Khung logic nghiên cứu của luận án

14

Hình 2.1:


Tổ chức lực lượng vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển

21

Hình 2.2:
Hình 2.3:

Phân loại vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển
Nội dung xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành
phố ven biển

25

Hình 2.4:

Những yếu tố tác động đến xây dựng tiềm lực vận tải cho
KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ
Nội dung và quy trình xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT
tỉnh, thành phố ven biển

Hình 2.5:
Hình 2.6:

Hình 2.7:
Hình 3.1:

Sơ đồ quan hệ giữa nhu cầu động viên (huy động) tiềm lực
vận tải với tổng tiềm năng GTVT của tỉnh, thành phố
ven biển

Sơ đồ xác định tiềm lực vận tải cần thiết xây dựng cho
KVPT tỉnh, thành phố ven biển
Bản đồ các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải
Bắc Bộ

30
39
41

42
46
61

Hình 3.2:

Sơ đồ tổ chức ngành GTVT ở các tỉnh, thành phố ven biển
Vùng Duyên hải Bắc Bộ

68

Hình 3.3:

Cơ cấu doanh nghiệp và số lao động trong doanh nghiệp
kinh doanh vận tải, kho bãi Vùng Duyên hải Bắc Bộ

69

Hình 3.4:

Biểu đồ tăng trưởng PTVT ơtơ Vùng Dun hải Bắc Bộ


71

Hình 3.5:
Hình 3.6:

Cơ cấu PTVT ơtơ Vùng Dun hải Bắc Bộ
Cơ cấu phương tiện ôtô tải ở các tỉnh, thành phố ven biển

71

Hình 3.7:

Vùng Duyên hải Bắc Bộ
Biểu đồ tăng trưởng PTVT thủy nội địa các tỉnh, thành phố
Vùng Duyên hải Bắc Bộ

Hình 3.8:

Biểu đồ phân bổ trữ lượng xăng dầu Vùng Duyên hải
Bắc Bộ

Hình 3.9: Biểu đồ phân bổ bến cảng biển Vùng Dun hải Bắc Bộ
Hình 3.10: Mơ hình quản lý hoạt động vận tải ở các tỉnh, thành phố
ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

72
74
75
76

83


vii
Hình 3.11: Thực trạng mơ hình tổ chức quản lý tiềm lực vận tải cho
KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

85

Hình 3.12: Thực trạng cơ chế thu thập thông tin dữ liệu tiềm lực vận
tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

87

Hình 4.1: Mơ hình quản lý tiềm lực vận tải trong các ngành KT-XH
cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Dun hải Bắc Bộ

119

Hình 4.2: Mơ hình quản lý tiềm lực vận tải tư nhân (nhân dân) cho
KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

120

Hình 4.3:

Cơ chế thu thập thông tin dữ liệu tiềm lực vận tải cho
KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ

123


Hình 4.4: Mơ hình tổ chức thơng tin liên lạc khi quản lý tiềm lực vận
tải cho KVPT qua hệ thống truyền thơng Quốc gia

127

Hình 4.5: Mơ hình tổ chức lực lượng tự vệ chuyên ngành Vận tải
trong các đơn vị kinh doanh vận tải, kho bãi

136

Hình 4.6: Quy trình xây dựng lực lượng tự vệ chuyên ngành Vận tải
trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi

137

Hình 4.7: Phương pháp xác định nhu cầu PTVT cần huy động từ các
ngành KT-XH ở KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng
Duyên hải Bắc Bộ

142


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:


Tiềm lực vận tải đường biển của Liên Xơ (tính đến 1941)
Tiềm lực vận tải đường sơng của Liên Xơ (tính đến 1941)
Kết quả đầu tư, xây dựng mạng đường GTVT tính đến
trước thời điểm chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô
(1941 - 1945)
Bảng 2.4:
Kết quả huy động tiềm lực vận tải đường sắt trong cuộc
chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945)
Bảng 2.5:
Kết quả huy động tiềm lực vận tải cho các cuộc chiến tranh
của Mỹ
Bảng 2.6:
Kết quả huy động tiềm lực vận tải phục vụ cho một số
chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Bảng 3.1:
Dân số, diện tích và mật độ dân số của Vùng Duyên hải
Bắc Bộ
Bảng 3.2: Hiện trạng các tuyến vận tải thủy nội địa cự ly dài chính
Vùng Duyên hải Bắc Bộ
Bảng 3.3: Tổng hợp số doanh nghiệp và số lao động kinh doanh vận
tải, kho bãi ở các tỉnh, thành phố ven biển vùng Duyên hải
Bắc Bộ
Bảng 3.4:
Phân loại doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi các
tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ theo quy
mô lao động
Bảng 3.5: Thực trạng phương tiện ôtô tải các tỉnh, thành phố
Vùng Duyên hải Bắc Bộ (2015 - 2019)
Bảng 3.6: Thực trạng phương tiện ôtô khách các tỉnh, thành phố Vùng
Duyên hải Bắc Bộ (2015 - 2019)

Bảng 3.7: Tình hình PTVT thủy nội địa các tỉnh, thành phố Vùng
Duyên hải Bắc Bộ (2015 - 2019)
Bảng 3.8: Tiềm năng bảo đảm xăng dầu các tỉnh, thành phố ven biển
Vùng Duyên hải Bắc Bộ (tính đến tháng 06/2019)
Bảng 3.9: Cảng biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ (tính đến tháng
12/2019)
Bảng 3.10: Thơng số kỹ thuật 2 cảng hàng không trong Vùng Duyên
hải Bắc Bộ
Bảng 4.1: Phương án huy động tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành
phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ (Phương án đề xuất)

rang
47
48
48
49
51
56
63
67
69
70
72
73
73
75
76
77
130


T


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Xây dựng tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện
thắng lợi công cuộc xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN. Xây dựng tỉnh, thành
phố thành KVPT vững chắc có nhiều nội dung, trong đó xây dựng tiềm lực vận
tải là một nội dung của xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, yếu
tố quan trọng xây dựng tiềm lực quân sự nhằm chuẩn bị lượng dự trữ vận tải
một cách chủ động để sẵn sàng vận chuyển bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN
của KVPT trong mọi tình huống.
Các tỉnh, thành phố ven biển là những trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội
của vùng và cả nước; là cửa ngõ của đất nước hướng ra biển. Trên biển có nhiều
hịn đảo lớn nhỏ, chủ yếu phân bổ rải rác dọc tuyến gần bờ. Biển, đảo cùng với
đất liền của các tỉnh, thành phố ven biển tạo nên một bộ phận cấu thành phạm vi
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong
thế phòng thủ của cả nước. Trong tương lai, nếu địch phát động chiến tranh xâm
lược nước ta, thì các tỉnh, thành phố ven biển thường là các điểm đánh phá đầu
tiên, nhằm chiếm làm nơi xuất phát tiến công, mở rộng chiến tranh xâm lược
trên phạm vi cả nước. Để đánh bại địch đổ bộ đường biển, cần phải chủ động
chuẩn bị tốt mọi mặt ngay từ thời bình, xây dựng các tỉnh, thành ven biển thành
KVPT tồn diện, vững chắc. Trong đó, xây dựng tiềm lực vận tải là một nội
dung quan trọng góp phần tạo thế và lực vận tải bảo đảm cho mọi tình huống.
Về vận tải, xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển
được thực hiện thường xuyên ngay từ thời bình, khơng chỉ tạo thế và lực tại chỗ
về vận tải bảo đảm cho nhiệm vụ QP-AN của địa phương, mà cịn góp phần tạo
lên thế trận vận tải liên hoàn, vững chắc để thực hiện nhiệm vụ vận tải bảo đảm

cho tác chiến; đồng thời tạo thế nối liên hoàn vận tải với các KVPT, vùng kế
cận, vận tải chiến lược trên hướng biển, đảo; sẵn sàng chi viện vận chuyển bảo
đảm cho nhiệm vụ QP-AN ở địa phương, vùng kế cận; góp phần tạo thế trận
quốc phịng tồn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân của cả nước vững chắc.
Những năm qua, kể từ khi có Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày
30/07/1987 của Bộ Chính trị về Xây dựng các tỉnh, thành phố thành KVPT vững
chắc và Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 22/09/2008 của Bộ Chính trị về Tiếp tục


2
xây dựng các tỉnh, thành phố thuộc trung ương thành KVPT vững chắc trong
tình hình mới [1], [2], các tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng xây dựng tiềm
lực vận tải, từng bước tạo nguồn tiềm lực, quản lý và sẵn sàng động viên (huy
động) tiềm lực vận tải theo các phương án của nhiệm vụ QP-AN ở địa phương.
Tuy nhiên trong điều kiện mới, sự nghiệp BVTQ đang đặt ra cho việc xây dựng
tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố những yêu cầu rất cao. Trong khi, thực
trạng xây dựng, phát triển tiềm lực vận tải ở các địa phương hiện nay còn những
bất cập cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Thực tế đã chỉ ra vấn đề tồn tại cần
tập trung giải quyết đó là: chưa quan tâm đúng mức cả về kế hoạch cũng như
chương trình tổng thể trong quá trình tổ chức xây dựng, nhất là xây dựng tiềm
lực vận tải ở các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Mặt khác, việc quy hoạch
cơ sở hạ tầng GTVT, các cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, bến bãi, nhà máy,
xưởng sửa chữa… chưa chú trọng phát huy hết tiềm năng có thể huy động được
của tỉnh, thành phố ven biển để tạo sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN.
Đến nay, đã có một số cơng trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến xây
dựng KVPT tỉnh, thành phố, nhưng chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Xây
dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh,
thành phố ven biển;
Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh,
thành phố ven biển, từ đó làm rõ những nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện;
Đề xuất các giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành
phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Tiềm lực vận tải tại KVPT các tỉnh, thành phố ven biển.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Tập trung nghiên cứu về xây dựng tiềm lực vận tải đường bộ, đường
thủy trong các ngành KT-XH và nhân dân địa phương cho nhu cầu vận tải
KVPT các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trên cơ sở phân tích


3
thực trạng và đề xuất giải pháp trong điều kiện thời bình, sẵn sàng cho các tình
huống của KVPT do cấp ủy Đảng lãnh đạo, UBND tỉnh, thành phố tổ chức thực
hiện; Bộ CHQS làm tham mưu, kết hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể địa
phương triển khai thực hiện.
+ Về không gian:
Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT các tỉnh, thành phố ven biển nói
chung và các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ nói riêng (gồm
Thành phố Hải Phịng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình).
+ Về thời gian:
Tập trung nghiên cứu tình hình, số liệu thống kê về xây dựng tiềm lực
vận tải trong giai đoạn 2015 - 2019. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho giai
đoạn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề được khách quan và toàn
diện. Trên nguyên tắc tiếp cận theo các quan điểm: hệ thống - cấu trúc, lịch sử lơgíc, thực tiễn và phát triển. Q trình nghiên cứu luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp, cụ thể là:
- Thu thập và xử lý số liệu
Tiến hành thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu xây dựng tiềm lực vận tải ở trên thế giới và ở Việt
Nam; phân tích, tổng hợp để xác định khoảng trống khoa học và hoàn thiện cơ
sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển.
Luận án thu thập, tổng hợp và xử lý các văn bản về quan điểm, chủ
trương của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành về xây dựng KVPT nói chung và xây
dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển nói riêng, làm cơ sở
định hướng mục tiêu nghiên cứu cho luận án.
Luận án thu thập và tổng hợp các số liệu liên quan đến thực trạng xây
dựng tiềm lực vận tải của các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
để tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả nghiên cứu.
- Điều tra
Luận án thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra, khảo sát
nhóm cố định gồm các đối tượng liên quan trực tiếp đến xây dựng tiềm lực vận


4
tải ở các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, làm cơ sở đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho các địa phương.
- Thống kê, so sánh
Luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh các số liệu liên quan
đến xây dựng tiềm lực vận tải trong giai đoạn 2015-2019 ở các tỉnh, thành phố
Vùng Duyên hải Bắc Bộ, làm cơ sở để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực
trạng xây dựng tiềm lực vận tải của địa phương.
- Mơ hình hóa

Luận án sử dụng phương pháp mơ hình hóa để khái qt về quy trình và
phương pháp xác định tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển; đề
xuất các mơ hình quản lý tiềm lực vận tải cho các đối tượng, mơ hình tổ chức
lực lượng tự vệ chuyên ngành vận tải trong các đơn vị kinh doanh vận tải, kho
bãi và phương pháp xác định nhu cầu PTVT cần huy động từ các ngành KT-XH
ở KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá
Trên cơ sở các số liệu báo cáo đã được công bố, cũng như các số liệu thu
thập bổ sung được từ phương pháp khảo sát điều tra và tại các cơ quan quản lý
Nhà nước, Phòng Vận tải - Cục Hậu cần Quân khu 3, Phòng Hậu cần - Bộ
CHQS các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ… luận án tổng
hợp, phân tích, đánh giá để rút ra kết luận những vấn đề nghiên cứu.
- Chuyên gia
Để đề xuất các nội dung nghiên cứu, cũng như đánh giá hiệu quả kết quả
nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến, thẩm
định những kết quả, đóng góp mới của luận án và bàn luận một số vấn đề chưa
có điều kiện nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về mặt khoa học
Luận án nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận
tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển.
- Về mặt thực tiễn
+ Nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng tiềm lực vận tải ở trên thế giới
và qua các cuộc kháng chiến ở Việt Nam để làm cơ sở trong xây dựng khung lý
luận và đề xuất các giải pháp.


5
+ Phân tích, đánh giá hoạt động xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT
tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, chỉ ra những tồn tại, hạn chế

cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT
tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ.
+ Kết quả đạt được của luận án góp phần để các địa phương ven biển nói
chung và các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Dun hải Bắc Bộ nói riêng, vận
dụng trong q trình xây dựng tiềm lực vận tải phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN
của địa phương. Ngồi ra, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong các học viện, nhà trường.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng tiềm lực vận tải cho
khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển.
Chương 3: Thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ
tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Chương 4: Giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ
tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc.


6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án
Khu vực phòng thủ được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, huyện (quận, thành phố, thị xã) thuộc tỉnh, là bộ
phận của nền quốc phịng tồn dân, nằm trong hệ thống phịng thủ chung của
quân khu và cả nước. Đây là nét đặc trưng riêng của Việt Nam và hầu hết các
nước trên thế giới không tổ chức. Vậy, những nghiên cứu trên thế giới liên quan

đến vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển tính
tới thời điểm hiện tại đã được nghiên cứu hoặc đề cập đến đâu, luận án khái quát
qua một số tài liệu từng công bố sau:
- Tài liệu “Hậu cần quân sự” của tác giả Richard M.Leighton (Đại học
Quốc phòng Hoa Kỳ) trên Bách khoa Toàn thư Britanica của nước Anh, nhà
xuất bản Encyclopaedia Britannica, Inc [98], đã khái quát lịch sử hình thành và
xu hướng phát triển của hậu cần quân sự trên thế giới. Trong đó, tài liệu đề cập
lịch sử hình thành, phát triển của các phương thức vận tải và việc huy động các
phương thức vận tải từ nền kinh tế của đất nước phục vụ cho chiến tranh; khái
quát sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cho nền
kinh tế, tạo ra tiềm lực to lớn về vận tải để quân đội huy động bảo đảm cho hoạt
động tác chiến và xu hướng phát triển trong chiến tranh hiện đại, ngồi phương
thức vận tải ơtơ, phương thức vận tải thủy, tài liệu đã đề cập đến vai trò ngày
càng quan trọng của phương thức vận tải đường sắt, vận tải đường không trong
các hoạt động bảo đảm nhiệm vụ quốc phịng. Điều đó đặt ra vấn đề, bên cạnh
việc xây dựng tiềm lực vận tải ô tô, vận tải thủy cần phải chú trọng xây dựng
tiềm lực vận tải đường sắt, đường không.
- Tài liệu“Hậu cần các lực lượng vũ trang Xô Viết trong chiến tranh giữ
nước vĩ đại” Tập 1, Tập 2 của tác giả S.K.Cu-rơ-cốt-kin, tài liệu đã được Bộ
Tham mưu - Tổng cục Hậu cần dịch, ấn hành năm 1978 [48], là cơng trình
nghiên cứu tổng kết hoạt động hậu cần của các LLVT Xô Viết trong Chiến tranh
Thế giới thứ hai (1941-1945). Tài liệu đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của
phát triển tiềm lực kinh tế và sử dụng tiềm lực đó cho việc củng cố khả năng
phòng thủ đất nước; tổng kết từ việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hậu cần
cho các LLVT Xô Viết, trạng thái của hậu cần quân đội Xô Viết tới lúc bắt đầu


7
chiến tranh đến việc tổ chức thực hành bảo đảm các mặt hậu cần cho quân đội
Xô Viết trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại. Trong đó, tài liệu đã đề

cập khá chi tiết đến xây dựng các loại tiềm lực vận tải (đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không và đường ống), các giải pháp huy động và sử
dụng tiềm lực vận tải trong chiến tranh, yếu tố quan trọng đã góp phần vào thắng
lợi cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945) của quân và nhân dân Liên Xô.
- Tài liệu “Bàn một số vấn đề về khoa học hậu cần quân sự” của tác giả
Lưu Thắng Tuấn, được nhà xuất bản giải phóng Trung Quốc in ấn tháng 11 năm
1986. Tài liệu đã được Đại tá Nguyễn Hồng Đơn dịch và Tổng cục Hậu cần ấn
hành năm 1991 [69]. Đây là cơng trình nghiên cứu về lý luận hậu cần quân sự từ
góc độ hậu cần quân sự là một môn khoa học chuyên ngành. Tài liệu đã khái
quát chức năng những ngành nghiệp vụ chủ yếu của hậu cần: GTVT, vệ sinh
(quân y) quân giới, quân nhu, cấp dưỡng, xăng dầu, tài vụ, vật tư, doanh trại…
Trong đó, khẳng định GTVT là chức năng hạt nhân của hậu cần quân sự. Liên
quan đến vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải, tài liệu đã khái quát chi tiết về lý
luận về các phương thức vận tải và chỉ huy vận tải; lý luận vận dụng tổng hợp 5
phương thức vận tải (vận tải đường sắt, vận tải bằng đường ôtô, vận tải đường
thủy, vận tải đường không và vận tải đường ống) và lý luận về việc vận dụng
một cách khoa học các phương pháp vận tải.
- Tài liệu “Bàn về xây dựng hậu cần quân đội Trung Quốc”, tài liệu dịch
của Trung tâm Thông tin khoa học - Công nghệ - Môi trường/Bộ Quốc phòng,
ấn phẩm số 10 xuất bản tháng 11 năm 2001 [81]. Tài liệu đã đề cập một cách
toàn diện về xây dựng hậu cần nói chung và xây dựng GTVT quân sự Trung
Quốc nói riêng. Trong đó, tài liệu đã khẳng định vai trò quan trọng của việc xây
dựng GTVT quân sự đối với nhiệm vụ QP-AN của đất nước; khái quát tương
đối chi tiết về nguyên tắc, nội dung và giải pháp thực hiện xây dựng GTVT quân
sự, bao gồm các mặt như: xây dựng mạng lưới đường sá GTVT, các loại công
cụ vận tải, thiết bị cơng trình giao thơng, đội ngũ GTVT, lực lượng cảnh vệ, xếp
dỡ, tổ chức giao thông và thể chế trong quản lý…
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu đề cập về hậu
cần, chưa nghiên cứu chuyên sâu đến vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho
KVPT của địa phương ven biển, song những lý luận khoa học, kinh nghiệm đã

được đề cập trong các tài liệu là một trong những nội dung cơ bản của xây dựng
tiềm lực vận tải mà luận án có thể kế thừa, nghiên cứu vào hoàn thiện cơ sở lý


8
luận và đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh,
thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ ở nước ta.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề xây dựng KVPT nói chung và xây dựng hậu cần, vận tải KVPT
tỉnh, thành phố nói riêng ở Việt Nam đã được đề cập trong một số văn bản pháp
luật của Nhà nước; trong tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên
cứu tại các Học viện, nhà trường và một số đề tài nghiên cứu độc lập có liên
quan. Tuy nhiên, các văn bản, tài liệu, cơng trình khoa học đã cơng bố mới tập
trung nghiên cứu về xây dựng KVPT, xây dựng hậu cần, vận tải KVPT mà chưa
đi sâu nghiên cứu về vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành
phố ven biển. Cụ thể:
- Tài liệu “Tuyển tập hậu cần quân đội nước ngoài”, do Tổng cục Hậu
cần sưu tầm, biên dịch, biên tập và xuất bản năm 2008 [77], đã hệ thống về quá
trình hình thành, phát triển của cơng tác hậu cần qn đội nước ngồi; tổng kết
kinh nghiệm xây dựng và huy động tiềm lực vận tải cho chiến tranh của quân
đội nước ngoài, chủ yếu Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ... Về công tác vận
tải, tài liệu đã khái quát về ý nghĩa, vai trò của vận tải, xây dựng và huy động
tiềm lực vận tải cho chiến tranh; đồng thời chỉ ra những khó khăn và định hướng
một số biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm vận tải trong chiến tranh công
nghệ cao. Những vấn đề đã nêu, đặc biệt kinh nghiệm xây dựng và huy động
tiềm lực vận tải cho chiến tranh của Nga, Mỹ, Anh... có ý nghĩa quan trọng để
luận án có thể kế thừa, vận dụng vào q trình nghiên cứu.
- Tài liệu “Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954)” do Giáo sư Ngô Vi Thiện chủ biên, của nhà xuất bản QĐND, in
ấn năm 1994 [74], đã nghiên cứu tổng kết quá trình hình thành, phát triển cơng

tác tác hậu cần nói chung và cơng tác vận tải nói riêng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Tài liệu đã nêu nổi bật mối quan hệ gắn bó mật thiết của hậu cần
quân đội với hậu cần các địa phương, hậu cần nhân dân và khẳng định chỉ có
dựa vào lực lượng của nhân dân mới bảo đảm được cho tác chiến thắng lợi…
[74, tr154]. Về công tác vận tải, tài liệu đã khái quát tương đối chi tiết những
giải pháp trong xây dựng và huy động tiềm lực vận tải từ nhân dân phục vụ cho
các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là minh chứng lịch
sử, có giá trị khoa học to lớn, là cơ sở để luận án kế thừa kinh nghiệm và vận
dụng trong quá trình nghiên cứu.


9
- Tài liệu “Bảo đảm hậu cần cho LLVT địa phương tác chiến phòng thủ
tỉnh, thành phố” của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 2012 [33]. Tài liệu đã đề
cập một cách hệ thống về lý luận hậu cần KVPT tỉnh, thành phố trong xây dựng
nền quốc phịng tồn dân và chiến tranh nhân dân trong tương lai. Trong đó, vận
tải là một bộ phận cấu thành của hậu cần KVPT tỉnh, thành phố. Mặc dù tài liệu
chưa đề cập đến các nội dung lý luận chuyên sâu về vận tải KVPT và xây dựng
tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển, nhưng lý luận cơ bản về
hậu cần KVPT tỉnh, thành phố mà tài liệu đề cập là cơ sở quan trọng để luận án
nghiên cứu về công tác vận tải và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh,
thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ.
- Tài liệu “Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam 1945 - 1975”
của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 1992 [73]. Tài liệu đã khái quát chặng
đường 30 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành của lực lượng vận tải quân
sự và xác định “Vận tải quân sự là một trong những công tác trung tâm của
ngành hậu cần quân đội”. Trong đó đã đề cập đến tổng kết kinh nghiệm xây
dựng và huy động tiềm lực vận tải nhân dân và các ngành KT-XH cho quân đội
trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Giáo trình “Cơng tác vận tải quân sự địa phương” của nhà xuất bản

QĐND, in ấn năm 2013 [34]. Giáo trình đã đề cập khái quát chung về công tác vận
tải QSĐP: đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu của công tác vận tải; tổ chức, bố trí, sử dụng
lực lượng vận tải; chỉ huy, thơng tin liên lạc; tổ chức chuẩn bị và thực hành vận tải.
Đó là những lý luận cơ bản về vận tải QSĐP, chưa làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng
tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh, thành phố ven biển nói
riêng. Tuy vậy, đây là tiền đề quan trọng để luận án nghiên cứu đề xuất nội dung
xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển ở nước ta.
- Luận án tiến sỹ “Xây dựng hậu cần KVPT tỉnh trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Thiều Kim Lượng nghiên cứu năm 1995 [51]. Luận
án đã nghiên cứu về xây dựng hậu cần KVPT tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và
BVTQ. Luận án đã đề cập nhiều nội dung xây dựng lực lượng hậu cần KVPT tỉnh,
trong đó có đề cập khái quát đến xây dựng tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, nhưng chưa
nghiên cứu sâu về khái niệm, nội dung và giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải và
điều kiện cụ thể của từng KVPT tỉnh, thành phố.
- Luận án tiến sỹ “Công tác tham mưu hậu cần QSĐP trong thời bình và
thời chiến của KVPT tỉnh, thành phố” của tác giả Trần Minh Thắng nghiên cứu
năm 1999 [61]. Luận án đã nghiên cứu về Công tác tham mưu hậu cần QSĐP
trong thời


10
bình và thời chiến của KVPT tỉnh, thành phố. Luận án đã đề cập đến lý luận cơ bản
về công tác tham mưu hậu cần QSĐP trong đó có nội dung công tác tham mưu vận
tải QSĐP của KVPT tỉnh, thành phố. Tuy chưa nghiên cứu về nội dung xây dựng
tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển, song kết quả nghiên cứu của cơng
trình trên có thể kế thừa, vận dụng trong những nội dung luận án đề xuất có liên
quan đến vấn đề cơng tác tham mưu vận tải QSĐP.
- Luận án tiến sỹ “Xây dựng lực lượng vận tải KVPT tỉnh trong sự nghiệp
BVTQ” của tác giả Trần Đình Hướng nghiên cứu năm 2003 [56]. Luận án đã
nghiên cứu cơ sở lý luận, đề xuất nội dung, giải pháp về xây dựng lực lượng vận tải

KVPT tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong sự nghiệp BVTQ. Luận án đã đề cập đến một
số nội dung xây dựng tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, nghiên cứu sâu về xây dựng
tiềm lực vận tải QSĐP, song chưa nghiên cứu sâu về nội dung xây dựng tiềm lực
vận tải nhân dân và các ngành KT-XH ở địa phương, cũng như chưa nghiên cứu
vào điều kiện KVPT các tỉnh, thành phố ven biển ở nước ta.
- Luận án tiến sỹ “Xây dựng thế trận hậu cần KVPT tỉnh miền Trung có
đảo gần bờ” của tác giả Thiều Sỹ Đăng nghiên cứu năm 2003 [50]. Luận án đã
nghiên cứu cơ sở lý luận, đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng thế trận hậu cần
KVPT tỉnh miền Trung có đảo gần bờ. Trong đó, đã đề cập đến một số vấn đề xây
dựng vận tải để sẵn sàng chuyển thế bảo đảm cho tác chiến KVPT tỉnh ở thời kỳ
đầu chiến tranh.
- Luận án tiến sỹ “Xây dựng thế trận hậu cần KVPT huyện ven biển các
tỉnh miền Trung trong sự nghiệp BVTQ” của tác giả Vũ Đăng Hiến nghiên cứu năm
2004 [53]. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, đề xuất nội dung, giải pháp xây
dựng thế trận hậu cần KVPT huyện ven biển trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong
thời bình và chuẩn bị cho thời kỳ đầu chiến tranh. Trong đó, đã đề cập đến vấn đề
xây dựng vận tải KVPT huyện ven biển các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của luận án ở KVPT cấp huyện ven biển, chưa hệ thống rõ cơ sở lý luận
và đề xuất nội dung, giải pháp về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT.
- Luận án tiến sỹ “Xây dựng lực lượng tự vệ chuyên ngành vận tải ôtô của
KVPT thành phố” của tác giả Nguyễn Đức Tiến nghiên cứu năm 2008 [68]. Luận
án đã đề xuất mơ hình xây dựng lực lượng tự vệ chuyên ngành vận tải ôtô ở các
công ty, doanh nghiệp vận tải Nhà nước thuộc địa bàn KVPT thành phố. Tuy
nhiên, luận án mới nghiên cứu về mơ hình xây dựng lực lượng tự vệ chuyên
ngành vận tải ôtô trên địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương và chưa đề
xuất mơ hình xây dựng cho các thành phần lực lượng vận tải khác thuộc tiềm
lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố.




×