Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Tài liệu ôn tập học môn văn học 8 học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.88 KB, 170 trang )

Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
BÀI 1: NHỚ RỪNG (Thế Lữ)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Tác giả
- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, Quê
quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
   + Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)
   + Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như
trinh thám, truyện kinh dị...
   + Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có cơng trong
xây dựng ngành kịch nói ở nước ta
   + Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật năm 2000
   + Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…
- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó
thể hiện những ẩn ý sâu sắc vơ cùng.
Hồn cảnh Bài thơ được sáng tác vào năm 1934
sáng tác
Xuất xứ
In trong tập Mấy vần thơ- 1935
Thể loại
Thơ ( tự do)
Bố cục
- Đoạn 1 + 4: Tâm trạng của con hổ lúc sa cơ
- Đoạn 2 + 3: Hoài niệm của chúa sơn lâm về một thời oanh liệt
giữa chốn giang sơn hùng vĩ(quá khứ vàng son)
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
Giá trị nội Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp


dung
những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý
thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hịa sâu sắc với
cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm
trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
Giá trị
Thơ tự do, linh hoạt về vần nhịp, số câu.
nghệ thuật
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhận
-  Thế Lữ (1907-1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi
đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong
lịng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của
nhà thơ.
* Phân tích:
a. Câu chú thích ở đầu
Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải
chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là
thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn
nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học
bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

1


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2

những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi
lịng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.
b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm 
"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"
Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống
đang bị giam cầm, tù túng. Nó ln ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị
trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn".
Nỗi đau ấy khó diễn  tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể
giờ đây lại phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt
thứ đồ chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vơ tư lự.
Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lập
Viết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca.
Thơ ca đương thời khơng gị bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm
dễ cảm.
c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: 
+ Thời quá khứ oanh liệt 
- Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hồng đẹp đẽ
- Đó là thuở tung hồnh với khí thế lẫy lừng
- Thuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một lồi chúa tể
- Thuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hồng. Khí thế của lồi mãnh hổ
đầy uy phong, mn lồi khơng khỏi khiếp sợ mà nể phục
+ Bằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân
dung của loài chúa tể

- Là chúa tể của mn lồi, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốn
- Đó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và
tiếng chim và những buổi chiều "Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên
tiếp các động từ tinh vi "Say mồi đứng uống","lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ
"Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là
"Uống ánh trăng tan", ta đợi chết "Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ
không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài
năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hồi Thanh
đã khơng khỏi ngạc nhiên khi đọc: "Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội
quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"
- Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ "Đâu" gieo lên
trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó
cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất
buộc phải cất nên lời than "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
d. Hai khổ cuối
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

2


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Q khứ đã dần tan, cịn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó
phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam
nổi niềm thiết tha với tự do. 
- Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ. Thơng qua đó ta thấy được
khát khao giải phóng cái tơi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh
dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta cịn thấy đậm đà tình yêu

nước.
e. Đánh giá
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi
chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do
mạnh liệt và lịng u nước thâm kín.
- Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc
lãng mạn
- Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành cơng ở
mặt nội dung mà cịn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài
thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ
mới cũng như văn học nước nhà.
C. BÀI TẬP
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Cho hai câu thơ sau:
Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Câu 1: Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác
phẩm sau khi chép thơ?
Câu 2: So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ
tâm trạng của nhân vật “ta”.
Câu 3: Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân
vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?
* Gợi ý:
Câu 1: Từ bị chép sai là : “ngậm” và “nỗi”
Câu 2:
- Trước khi sửa lại:
+ Ngậm là giữ một vật ở trong miệng lâu-> sự chủ động của chủ thể, khơng gây
khó chịu.
+ Nỗi: ý nghĩa trừu tượng, khơng thể hiện được tâm trạng uất hận của con hổ.
- Sau khi sửa lại(nguyên bản):

+ Gậm: hành động gặm nhấm một cách khó khăn 1 vật gì đó
+ Khối: ý nghĩa cụ thể, 1 vật lớn và cứng
Thể hiện được tâm trạng không chấp nhận thực tại, không an
phận của con hổ. Dường như nỗi uất hận trong lịng nó đã tích tụ thành hình,
thành khối.
Câu 3:
ta tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Nhân vật “ta” là con hổ đang bị nhốt trong vườn bách thú
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

3

Nhân vật


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Qua nhân vật “ta” tác giả muôn gửi gắm tâm sự của những người dân yêu nước
VN đang phải sống trong cảnh tù túng, nô lệ…Họ khao khát tự do, khao khát
được sống đúng nghĩa
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,” (theo SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu ngắn
gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.

Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên, trong đoạn có
sử dụng một câu cảm thán và một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích).
* Gợi ý:
Câu 1:
Chép thuộc thơ
- Tác phẩm : Nhớ rừng
- Hiều biết về tác giả: tác giả Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989)
Vị trí: nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu, người góp phần
mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
Câu 2:
Mạch cảm xúc : căm hờn thực tại tù túng – hồi tưởng quá khứ tự do, huy hoàngtrở về thực tại tầm thường.
Câu 3:
a. Hình thức
+ Đoạn văn diễn dịch, đảm bảo số câu theo qui định.
+ Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một câu hỏi tu từ, có chỉ rõ.
b. Về nội dung: chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật: liệt kê, sử dụng hàng loạt tính từ
với sắc thái rõ nét, thể hiện trực tiếp cảm xúc.
=> Tái hiện không gian giả tạo, đối lập với khơng gian thiên tạo ở đoạn trước, là
lí do dẫn tới tâm trạng con hổ.
Cần đảm bảo các ý sau:
- Nêu thân phận con hổ: bị giam hãm , tù túng trong khung cảnh tầm thường, giả
dối, bị mất tự do.
- Tâm trạng con hổ: nhớ cảnh sơn lâm, nuối tiếc q khứ chúa tể mn lồi, nên
càng khinh ghét những gì thuộc về thực tại, khát khao tự do.
- Tâm sự thầm kín: nỗi buồn mất nước, lịng u nước
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Cho câu thơ: “Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”
Câu 1: Chép tiếp 6 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
Câu 2: Cho biết khổ thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Của ai?

Câu 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh dũng mãnh, oai vệ và quyền uy tuyệt
đối của hổ chốn rừng xanh qua các câu thơ trên bằng đoạn văn diễn dịch khoảng
7-10 câu, trong đó có sử dụng câu nghi vấn.
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

4


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
* Gợi ý:
Câu 1: Chép chính xác
Câu 2: Khổ thơ trích từ bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ
Câu 3: Đoạn văn
- Hình thức:
+ Là đoạn văn diễn dịch, đảm bảo số câu theo qui định.
+ Có sử dụng câu nghi vấn, gạch chân.
- Nội dung:
+ Giữa cảnh thiên nhiên hùng vỹ, hổ xuất hiện như 1 vị sơn thần với vẻ đẹp oai
phong lẫm liệt của 1 vị chủa tể mn lồi.
+ Tư thế dõng dạc, đường hồng “ lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” vừa
uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển…
+ Đại từ “ ta” vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào khẳng định quyền uy của hổ là
tuyệt đối, là chúa tể mn lồi giữa chốn rừng thiêng…
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4
Cho câu thơ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào

được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em
sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vấn ấy)
* Gợi ý:
Câu 1
Chép chính xác đoạn thơ
Câu 2
- Kiểu câu sử dụng chủ yếu là câu nghi vấn
- Cách dùng gián tiếp bộc lộ cảm xúc
- Hiệu quả: khắc họa thành công nỗi nhớ tiếc da diết đầy đau đớn về một quá
khứ vàng son và sự bất lực của con hổ ở hiện tại
Câu 3
- “Than ơi!” là câu cảm thán (Vì có kết thúc là dấu chấm cảm và có từ cảm
thán)
- “Thời oanh liệt nay còn đâu?” là câu nghi vấn
Câu 4
- Hình thức
Đúng đoạn diễn dịch đủ độ dài theo yêu cầu mạch lạc đúng chính tả và ngữ pháp
Có câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc
- Nội dung
Vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của bốn bức tranh ở 4 thời điểm khác nhau
+ Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, hổ như 1 thi sĩ…
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...


5


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
+ Cảnh ngày mưa rừng dữ dội…
+ Cảnh bình minh tươi đẹp rực rỡ…
+ Cảnh hồng hơn đỏ rực màu máu, hổ như một bạo chúa…
Cuộc sống của con hổ trong từng cảnh khi thì lãng mạn, lúc thì trầm tư, khi thì
là Đế Vương thanh thản, lúc lại là bạo chúa kiêu ung, nhưng tất cả đã là dĩ vãng.
Giờ đây con hổ chỉ còn nỗi nhớ tiếc quá khứ
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do
mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa
trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn
biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị
tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng khơng thể thốt khỏi xích xiềng nơ lệ vị
chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng
những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê
tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên
trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai
oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Câu 1: Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy?
Câu 3: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng
để làm gì?
Câu 4: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lịng u nước thầm kín của người
dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện

lịng u nước của mình?
* Gợi ý:
Câu 1: Bài thơ Nhớ rừng, tác giả Thế Lữ
Câu 2:
- Chép nguyên văn 4 câu thơ trong bài Nhớ rừng
Câu 3:
- Kiểu câu : câu cảm thán
- Chức năng : Bộc lộ cảm xúc
Câu 4
Vì:
+Tâm trạng ngột ngạt, uất ức , tù túng
+ Nỗi chán ghét thực tại
+ Niềm khát khao tự do
HS thể hiện lòng yêu nước bằng nhiều cách khác nhau: học tốt, tự hào dân tộc,
bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc….

Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

6


Trường THCS …………………….

Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2

BÀI 2: QU
Tác giả


Hoàn cảnh
sáng tác
Xuất xứ
Thể loại
Bố cục

Giá trị nội
dung

Giá trị
nghệ thuật

A. KI

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ơng có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những
bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và
kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng
ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha
thiết.
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi
nhớ quê hương- một làng chài ven biển tha thiết.
Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in
trong tập Hoa niên (1945)

Thơ
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng
quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy
sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài
lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha
thiết của nhà thơ.
- Ngơn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào
hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật

D. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tế Hanh:
+ Tế Hanh (1921 - 2009) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam
trong giai đoạn phong trào thơ mới cũng như giai đoạn thơ tiền chiến, tác giả
của rất nhiều bài thơ về chủ đề quê hương đất nước.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Quê hương:
+ Bài thơ Quê hương đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng
quê miền biển bằng cảm xúc chân thành giản dị của Tế Hanh với quê hương.
* Khái quát về bài thơ
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

7



Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế
trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút
trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).
- Mạch cảm xúc: Bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên
thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù, tình u
q hương sâu sắc của nhà thơ.
* Phân tích bài thơ
- Bức tranh làng quê miền biển trong nỗi nhớ của tác giả (2 câu đầu):
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
+ "Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời.
+ Vị trí địa lí: làng quê sát ngay bờ biển, “nước bao vây”.
=> Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc không hoa mĩ, rườm rà thể hiện được sự gắn
bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong
tâm tưởng.
- Cảnh lao động của người dân làng chài (6 câu tiếp theo)
+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
Thời gian bắt đầu: "Sớm mai hồng" => gợi niềm tin, hi vọng
Không gian: “trời xanh”, “gió nhẹ”
=> Khơng gian thiên nhiên hiền hồ, tươi sáng và tràn đầy sức sống hứa hẹn một
chuyến ra khơi bình an, thuận lợi.
"Dân trai tráng" : hình ảnh con người hiện lên trong một vóc dáng khoẻ khoắn,
tràn đầy sinh lực.
Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của
con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.
“Cánh buồm như mảnh hồn làng”: phép ẩn dụ "cánh buồm" chính là linh hồn
của làng chài, hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê.

Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ
tư thế bị động thành chủ động.
=> Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống.
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Khơng khí trở về: trên biển ồn ào, dân làng tấp nập, hớn hở với thành quả của
một ngày đánh bắt
Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng", thân hình “nồng thở vị xa
xăm” -> khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” - vị của
biển khơi, của muối, của gió biển - đặc trưng cho người dân chài.
“con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác -> Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm
nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": người dân làng chài biết ơn mẹ thiên
nhiên đã giúp đỡ để có một cuộc đánh bắt thuận lợi, mang về những thành quả
tốt đẹp. -> một nét đẹp trong phẩm chất của người dân chài.
=> Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe
khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài, gợi tả một
cuộc sống bình yên, no ấm.
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

8


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương:
+ “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vơi”, “con thuyền rẽ sóng”,…
-> Một loạt các hình ảnh của làng quê được liệt kê thể hiện nỗi nhớ quê hương

chân thành, da diết của tác giả.
=> Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm
của nhà thơ.
"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
+ “mùi nồng mặn” : mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là hương vị
đặc trưng của quê hương miền biển. 
=> Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như
một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa q với một tình u thủy
chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
* Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ
- Thể thơ tám chữ phóng khống, bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vơ cùng độc đáo.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết.
- Kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình
- Hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm.
Một số nhận xét về thơ văn Tế Hanh:
   "Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đơi nét rất thần tình về
cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều khơng
hình sắc, khơng thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như
tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa
ta vào một thế giới rất gần gũi"...
(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân)
    "Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện
tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dịng
sơng".
(Nhà thơ Thanh Thảo)
    "Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ
lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng khơng có lúc nào làm chủ thi
đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ơng vẫn có chỗ của mình. Tập "Nghẹn
ngào" từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ

đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ khơng có gì bốc lên nồng nhiệt,
nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ,
khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến
Tế Hanh".
(Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn)
C. BÀI TẬP
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Cho đoạn thơ:
   “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
   Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
   Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
   Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

9


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
   Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
   Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
   Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
   Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
      (Trích: Q hương – Tế Hanh)
Câu 1: Cho biết bội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng?
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
* Gợi ý:

Câu 1:
Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:
- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương
- 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật và tác dụng:
- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: so sánh và nhân hố.
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ So sánh:
Chiếc thuyền so sánh với con tuấn mã: kết hợp với các động từ mạnh “ hăng”,
“ phăng” “ vượt” cho thấy sức amnhj và tinh thần hăm hở ra khơi của con
thuyền cũng như người dân chài.
“Cánh buồm” với “mảnh hồn làng”: “ cánh buồm” là một vật cụ thể được so
sánh với “ mảnh hồn làng” là hình ảnh trừu tươnmjg mang linh hồn của làng
chài, làm cho hình ảnh cánh buồm thêm bay bổng, lớn lao, đẹp đẽ, tràn đầy cảm
hứng lãng mạn.
+ Nhân hóa: “ rướn thân”, “ thâu góp” làm cho cánh buồm trở nên sống động,
cường tráng, như một cơ thể sống đang chủ động vươn mình.
=> Sự liên tưởng độc đáo của tác giả khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên
với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và thiêng liêng hơn. Cánh buồm
đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh. Nhờ có
các biện pháp nghệ thuật ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình
và cảm nhận tinh tế cái hồn của sự vật.
Câu 3:
* Hình thức: Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn, có câu chủ đề ở đầu hoặc
cuối đoạn
* Nội dung: Cần triển khai một số ý chính sau:
- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần
da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng.
 - 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi
      + Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong

sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành
công.
      + Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người
dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”,
cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng
mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi.
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

10


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
      + Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương
to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài,
mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình
lao động.
→ Tâm hồn tinh tế, lịng yêu quê hương của nhà thơ
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Cho đoạn thơ:
… Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hơm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Ngữ Văn 8, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.16 - 17)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả? Trình bày đơi nét về tác
giả và văn bản?
Câu 2: Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 3: Kể tên một bài thơ mà em biết có chung chủ đề với bài thơ chứa đoạn
trích trên?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ
thuật đó trong hai câu thơ sau:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
* Gợi ý:
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào Quê hương- Tế Hanh
- Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài
ven biển Quảng Ngãi.
- Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới. Đề tài quen
thuộc của ông trước cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng quê. Tình u được
thần thánh hố và khơng thốt ra khỏi nẻo đường nhỏ hẹp chán nản. Nhưng phần
sâu đậm trong thơ ông lại dành cho quê hương đất nước. Ông được Nhà nước
trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996),...
- Quê hương là nguồn cảm hứng lón trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài “Quê
hương” là sự mở đầu. Bài thơ rút ra từ tập “Nghẹn ngào” (1939), sau được in lại
trong tập “Hoa niên”, xuất bản năm 1945.
Tác phẩm chính: các tập thơ “Hoa niên” (1945), “Gửi miền Bắc” (1955), “Tiếng
sóng” (1960),…
Câu 2:
- Thể thơ: 8 chữ
- PTBĐ: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.


Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

11


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
Câu 3: Bài Quê hương- Giang Nam, Quê hương- Đỗ Trung Quân, Nhớ con
sông quê hương- Tế Hanh
Câu 4:
* Biện pháp nghệ thuật :
- Nhân hoá : con thuyền
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe…
* Tác dụng :
- Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng
gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên
bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang
lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vơ tri đã
trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền
lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi.
- Câu thơ mang cảm xúc đầy tính triết lí về lao động trong cảnh thanh bình. Bến
q trở thành một mảnh tâm hồn của người con xa q.
- Khơng có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu khơng có tấm lịng gắn
bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài q hương thì
khơng thể có những câu thơ xuất thần như vậy.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tơi ln tưởng nhớ”

Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ đó.
Câu 3: 
Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm
trong sáng, đằm thẳm”.
Qua bài thơ Quê hương em hãy viết một đoạn văn 8-10 câu làm sáng tỏ ý kiến
trên.
* Gợi ý:
Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ đó.
   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê.
   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với những hình ảnh
khơng thể phai mờ trong trí nhớ(con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...),
hương vị (mùi mặn nồng).
   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lịng da diết, khơn ngi của
tác giả khi nhớ quê.
   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu
quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến
vậy.
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

12



Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- HS nêu được nội dung khổ thơ: nỗi nhớ làng quê khôn nguôi khi phải xa cách:
màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, mùi mặn nồng của biển...
Câu 3:
a. Hình thức
Yêu cầu viết dưới dạng đoạn văn ngắn.
b. Nội dung của vấn đề chứng minh
Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm.
- Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về
làng quê.
- Tác giả không chỉ miêu tả những hình  ảnh bên ngồi của q hương với “cái
nhìn bằng thị giác” mà còn cảm nhận được cái hồn của quê hương ẩn kín bên
trong con người và cảnh vật. Đó là cái nhìn thơng qua lăng kính tâm hồn.
- Tình u q hương của Tế Hanh cịn thể hiện trong nỗi nhớ thiết tha, sâu sắc
với một giọng thơ đằm thắm ngân vang. Nhớ về hình ảnh thân quen của quê
hương, một quê hương cụ thể, gắn bó máu thịt với giả khơng thể nào lẫn lộn
được. Đó là một quê hương miền biển.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4

Cho câu thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nội dung chính của đoạn
thơ đó là gì?
Câu 3: 
Câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp từ “mạnh mẽ” thuộc từ gì?
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thơ “Dân trai tráng bơi thuyền đi

đánh cá”?
Câu 6:Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên
trong đó có sử dụng một câu cảm thán.
* Gợi ý:
Câu 1: Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Câu 2.
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả cảnh đồn thuyền ra khơi đánh cá trong
một buổi sáng đẹp trời
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng:
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

13


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
+ Làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng mãnh, khí thế băng mình vươn tới cảu
con thuyền
+ Làm cho câu thơ sinh động , hấp dẫn.
+ Thấy được tài quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả

Câu 4: Mạnh mẽ là từ láy
Câu 5: - Dân trai tráng: CN
- Bơi thuyền đi đánh cá: VN
Câu 6:
a. Hình thức
* Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu)
* Có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân các câu đó
b. Về nội dung cần trình bày được các ý sau
- Đồn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng
mai hồng.
- Những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo ra khơi.
- Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh "hăng, phăng, vượt" cho ta thấy
khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.
- Hình ảnh so sánh chính xác, giàu ý nghĩa: "cánh buồm - mảnh hồn làng" làm
cho hình ảnh cánh buồm trở lên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà
thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm.
- Cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình
thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn.
- Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống thể
hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ...” (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong
hai câu thơ cuối đoạn
Câu 4: Vi
Dân chài l
Cả thân hì

Chiếc thuy
Nghe chất
* Gợi ý:
Câu 1: Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ:
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

14


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đồn thuyền đánh cá trở về bến.
Câu 3:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn là: Nhân hóa
(chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài ) và ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác ở
từ “nghe”).
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
+ Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư
giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ
thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vơ tri trở nên sống động, có hồn như con
người.

+ Từ “ nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một
cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da
thịt của mình.
Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài
ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình
ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài. Hai câu
thơ cho ta cảm nhậnđược một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình u, sự gắn bó
máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh

a. Hình thức
Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu)
b. Về nội dung cần trình bày được các ý sau
* Hình ảnh người dân chài:
- "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã
trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi.
- Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều
nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả.
+ "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương,
là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận
của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị”
khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vơ cùng.
+ Trong từ "nồng thở” cịn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được
tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự
sống.
* Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
- Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của
mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm".
+ Biện pháp nhân hố khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm
mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất
muối thấm dần trong thớ vỏ".

Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

15

Câu 4: Cả
Dân chài l
Cả thân hì
Chiếc thu
Nghe chất
(Quê hươn


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
+ Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính
giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm
nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình.
-> Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện
được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc
với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương"
của Tế Hanh. Đọc khổ thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu
niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi,

Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Ngữ văn 8- tập 2)
1. Đoạn thơ trên trích ở văn bản nào? Cho biết tên tác giả?
2.. Các từ xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào ?
3. Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
4.Theo em tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với quê hương?Trình bày cảm
nhận của em về khổ thơ trên
5. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với
cuộc đời mỗi con người?
* Gợi ý:
Câu 1 : Quê hương- Tế Hanh
Câu 2 : Các từ xanh, bạc, mặn thuộc từ loại tính từ
Câu 3 : Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính : Biểu
cảm
Câu 4: Đoạn thơ thể hiện tình yêu và nỗi nhớ quê hương chân thành, tha thiết
của tác giả trong xa cách bật ra thành lời thơ giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái
tim.
Đoạn văn cảm nhận:Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã
trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động...
- Nỗi nhớ ấy ln thường trực trong ơng qua hình ảnh "luôn tưởng nhớ". Quê
hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu nước
xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê
hương làng chài...
- Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần
làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu.
Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước...
Câu 5: Q hương có vai trị quan trọng trong cuộc đời mỗi con người
a. Hình thức
Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (5-7 câu)

b. Về nội dung cần trình bày được các ý sau:
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

16


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Quê hương là cái nôi con người sinh ra và lớn lên…
- Quê hương là nơi có những người thân yêu…
- Quê hương là nơi in dấu những kỉ niệm tuổi thơ…
- Phê phán những kẻ thờ ơ, quay lưng lại với quê hương
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(“Quê hương”- Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập II, trang 16)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. Nội dung của đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra cái hay của nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 4..Có ý kiến cho rằng: Quê hương làm nên con người. Em có đồng tình với
ý kiến trên khơng? Vì sao?
* Gợi ý:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Câu 2. Nội dung đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 3.
Biện pháp nghệ thuật so sánh:
* Phép so sánh 1: Tác giả so sánh “chiếc thuyền” với “con tuấn mã” là so sánh
một vật cụ thể, hữu hình với một vật cụ thể, hữu hình khác. “Tuấn mã” là con
ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh qua đó đã diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới,
dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một
vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
* Phép so sánh 2: Tác giả so sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng” là so sánh
một vật cụ thể, hữu hình với một vật trừu tượng, vơ hình. Hình ảnh cánh buồm
trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ
mộng trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác
cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
Tác dụng: Qua các hình ảnh so sánh đã làm cho đoạn thơ trở nên giàu
hình ảnh, sinh động; làm nổi bật vẻ đẹp của “chiếc thuyền”, “cánh buồm” và đặc
biệt đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Nếu khơng có tình yêu
ấy, sự gắn bó sâu nặng với con người và cảnh vật q hương thì nhà thơ khơng
thể sáng tạo được những hình ảnh thơ đầy ý nghĩa như vậy.
Câu 4.
HS trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên, có thể:
- Đồng tình
- Khơng đồng tình
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

17


Trường THCS …………………….

Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
- Vừa đồng tình vừa khơng đồng tình
Vì sao? Đưa ra những lí lẽ, luận cứ, luận chứng để thuyết phục người đọc về ý
kiến của mình.
a) Về hình thức :
- Nên viết mơ hình một đoạn văn.
- Dung lượng khoảng 5 câu (nên đánh số thứ tự các câu).
b) Về nội dung: Trình bày suy nghĩ về ý kiến Quê hương làm nên con người
*Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề: Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang
những đặc trưng, dấu nét riêng của quê hương mình,
- Đưa ý kiến: “ Quê hương làm nên con người” .
*Thân đoạn:
- Giải thích:
Q hương là gì? Q hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi có gia đình, có
những kỉ niệm thời thơ ấu
- Khẳng định, chứng minh:
Vai trò của quê hương?
- Quê hương là cội nguồn sinh dưỡng của con người, quê hương cho con
người tất cả từ những giá trị vật chất đến những giá trị tinh thần cao q (tình
làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình sâu nặng...)
- Mỗi con người đều mang những dấu ấn riêng của q hương mình từ lời
ăn tiếng nói, thớ thịt làn da… cũng có hương vị riêng
Nếu thiếu quê hương như thiếu đi người mẹ hiền con người khơng có nơi
để hướng về
Nếu khơng biết u q hương con người sẽ thế nào (không lớn nổi
thành người)
Học sinh có thể lấy dẫn chứng để chứng minh
- Bàn luận mở rộng: Phê phán những người quay lưng, chê bai, phản bội
quê hương.

*Kết đoạn:
Bài học nhận thức, hành động – Hãy thể hiện tình yêu quê hương từ những
việc làm nhỏ nhất.

Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

18


Trường THCS …………………….

Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2

BÀI 3: KH
Tác giả

Hoàn cảnh
sáng tác
Xuất xứ
Thể loại
Bố cục
Giá trị nội
dung
Giá trị
nghệ thuật

- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi cịn đang học ở Huế
+ Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức
vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ
thuật.
+ Ơng được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm
1996
- Phong cách sáng tác: Thơ ơng mang tính chất trữ tình chính trị
có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào
Sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả
bị bắt giam
In trong tập Từ ấy
Thơ lục bát
- Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè
- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù
Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát
tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy
- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển
- Giọng điệu linh hoạt
- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú 
- Bài thơ là khúc ca về tình yêu cuộc sống và khao khát được tự do mãnh liệt của
người tù Cách mạng trẻ tuổi.
- Nhan đề được mang tên một loài chim: chim tu hú. Đây là loài chim đặc trưng
của mùa hè, thường cất tiếng kêu trong ngày hè.
* Phân tích:
a. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè sôi động, vui tươi:
- Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã:

+ Tiếng chim tu hú: gọi nhau "gọi bầy"
+ Tiếng ve râm ran trong vườn cây
Người soạn: ……………………….

Năm học:………...

19

A. KI


Trường THCS …………………….
Tài liệu ơn tập Ngữ văn 8- kì 2
+ Tiếng sáo diều vi vu trên không
=> Những âm thanh thật sống động, tươi vui báo hiệu ngày hè đang tới (một bản
nhạc rộn ràng âm sắc).
- Màu sắc trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ:
+ Lúa chiêm đang vào vụ chín vàng rực
+ Những hạt bắp vàng ươm
+ Cả sân nhà đều bao trùm bởi màu nắng hồng "đào"
+ Bầu trời trong xanh
=> Chúng đều là những gam màu thật tươi tắn, đẹp đẽ.
- Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè sôi động:
+ Cánh đồng lúa chiêm vàng chín
+ Vườn trái cây đang "ngọt dần”:
=> Đó là sự vận động của thời gian, đầy tươi vui, ngọt ngào và sức sống.
- Không gian trong bức tranh:
+ Được mở rộng, cao, thoáng đạt với điểm nhấn là hình ảnh của "đơi con diều
sáo lộn nhào từng không"
=> Cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu,

không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi
mới.
=> Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận
ra sự chuyển mình của thời gian.
b. Bốn câu thơ cuối: tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng
- Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà
thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ
- Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời:
+ Thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng 1 loạt những động từ mạnh:"đập tan",
"chết uất"  và các từ ngữ cảm thán "ôi, thôi, làm sao"
+ Nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3
=> Truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát
khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.
- Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:
+ Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức
sống
+ Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao
giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam.
=> Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người
tù phải bồn chốn, mong mỏi được thốt ra ngồi chốn lao tù để hịa mình vào tự
do.
=> Tiếng chim cịn là lời thúc giục hối hả về sự tự do.
* Đánh giá:
- Thể thơ lục bát dễ hiểu, dễ nghe, gần gũi, quen thuộc với người dân ta.
- Nhịp thơ được thể hiện linh hoạt, biến hóa theo xúc cảm của nhà thơ
- Ngơn từ dễ hiểu, giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, lời thơ da diết, thể
hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.

Người soạn: ……………………….


Năm học:………...

20



×