Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh an giang từ năm 1986 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TRẦN MINH TÂM

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Đồng Tháp – Năm 2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TRẦN MINH TÂM

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRỌNG MINH

Đồng Tháp – Năm 2019



Luan van


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Đồng Tháp,
phòng Sau Đại học, quý thầy cô giảng viên bộ môn Lịch sử thuộc khoa Sử Địa - GDCT đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tơi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THCS và THPT Phú Tân và
các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành việc học tập và
nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các anh chị tại Sở NN&PTNN
tỉnh An Giang; Chi cục NN và PTNT tỉnh An Giang; Cục thống kê tỉnh An
Giang; Liên minh HTX tỉnh An Giang; Hội Nông dân tỉnh An Giang; Thư viện
Trường Đại học An Giang; Thư viện Tỉnh An Giang. Xin cám ơn đối với gia
đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn TS. Nguyễn Trọng Minh, thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Minh Tâm

Luan van


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu sai sót, tơi xin
hồn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Trần Minh Tâm

Luan van


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, đồ thị, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH AN
GIANG TRƯỚC NĂM 1986 .......................................................................... 9
1.1. Tổng quan về hợp tác xã nông nghiệp ....................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã nơng nghiệp .................... 9
1.1.2. Vị trí và vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân ..................................................................................................... 11
1.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp............. 13
1.1.4. Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã........................................ 14

1.2. Sự ra đời hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 1976 đến trước
năm 1986 ................................................................................................. 18
1.2.1. Cơ sở hình thành hợp tác xã nơng nghiệp ở An Giang ......................... 18
1.2.2. Hoạt động và những đóng góp của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An
Giang từ năm 1976 đến năm 1986 ........................................................ 21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ............ 30
2.1. Hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 1986
đến năm 1996 .......................................................................................... 30
2.1.1. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hợp tác xã nông
nghiệp .................................................................................................... 30

Luan van


2.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã ............................. 34
2.1.3. Tổ chức và hoạt động quản lý của hợp tác xã ....................................... 37
2.1.4. Kết quả hoạt động của hợp tác xã ......................................................... 42
2.1.5. Tác động của hợp tác xã đến kinh tế - xã hội ....................................... 45
2.2. Hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 1997
đến năm 2003 .......................................................................................... 47
2.2.1. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hợp tác xã
nông nghiệp ........................................................................................... 47
2.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã ............................. 50
2.2.3. Tổ chức và hoạt động quản lý của hợp tác xã ....................................... 53
2.2.4. Kết quả hoạt động của hợp tác xã ......................................................... 57
2.2.5. Tác động của hợp tác xã đến kinh tế - xã hội ....................................... 61
2.3. Hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2004
đến năm 2016 .......................................................................................... 65

2.3.1. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hợp tác xã nông
nghiệp .................................................................................................... 65
2.3.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã ............................. 68
2.3.3. Tổ chức và hoạt động quản lý của hợp tác xã ....................................... 72
2.3.4. Kết quả hoạt động của hợp tác xã ......................................................... 76
2.3.5. Tác động của hợp tác xã đến kinh tế - xã hội ....................................... 81
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
AN GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ............................................. 87
3.1. Góp phần thay đổi diện mạo trong lực lượng nông nghiệp ..................... 87
3.2. Hạn chế trong hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang ......................... 93
3.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang
từ 1986 đến 2016 ..................................................................................... 97
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
PHỤ LỤC

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp
- HTX: Hợp tác xã
- Nxb: Nhà xuất bản
- CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
- CSVC: Cơ sở vật chất
- KHKT: Khoa học kỹ thuật
- TLSX: Tư liệu sản xuất
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa

- UBND: Ủy ban nhân dân
- CT/TU: Chỉ thị/Tỉnh ủy
- CT-UB: Chỉ thị - Ủy ban
- NQ/CP: Nghị quyết/Chính phủ
- NQ/TU: Nghị quyết/Tỉnh ủy
- NQ-TW: Nghị quyết-Trung ương
- TĐSX: Tập đoàn sản xuất
- LKSX: Liên kết sản xuất
- NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- SXKD: Sản xuất kinh doanh
- KHCN: Khoa học công nghệ
- ILO: International Labour Organization (Nghĩa là Tổ chức lao động quốc tế)
- GDP: Gross Domestic Product (Nghĩa là Tổng sản phẩm nội địa)
- QĐ-TTg: Quyết định – Thủ tướng
- BC-CCPTNT: Báo cáo – Chi cục phát triển nông thôn
- BC-SKHĐT: Báo cáo – Sở kế hoạch đầu tư

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích trồng lúa tỉnh An Giang qua các năm............................. 46
Bảng 2.2. Sản lượng HTX NN tỉnh An Giang qua các năm .......................... 51
Bảng 2.3. Kết quả sản SXKD các HTX NN tỉnh An Giang........................... 59
Bảng 2.4. Diện tích phục vụ của HTX tỉnh An Giang qua các năm ............. 60
Bảng 2.5. Đánh giá phân loại HTX tỉnh An Giang ........................................ 61
Bảng 2.6. Bảng giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang qua các năm..... 62
Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh An Giang qua các năm................................... 63
Bảng 2.8. Số lượng HTX NN tỉnh An Giang qua các năm ............................ 69

Bảng 2.9. Tổng giá trị tài sản HTX ở An Giang qua các năm ....................... 71
Bảng 2.10. Trình độ của cán bộ HTX NN An Giang qua các năm ................ 75
Bảng 2.11. Doanh thu bình quân một HTX ở An Giang qua các năm.......... 78
Bảng 2.12. Tỷ lệ phân loại HTX ở An Giang qua các năm ........................... 79
Bảng 2.13. Sản lượng gạo xuất khẩu tỉnh An Giang qua các năm ................. 82
Bảng 2.14. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh An Giang qua các năm................................. 83
Bảng 3.1. Doanh số cho vay của ngân hàng nhà nước chi nhánh An Giang
qua các năm................................................................................... 91
Bảng 3.2. Trình độ cán bộ HTX NN ở An Giang năm 2016 ......................... 93
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX ở An
Giang qua các năm………………………………………………94
Bảng 3.4. Tổng vốn hoạt động của HTX ở An Giang qua các năm ............... 95
Bảng 3.5. Lãi bình quân một HTX ở An Giang qua các năm ........................ 96

Luan van


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1. Mơ hình liên kết bốn nhà trong nơng nghiệp: Nhà nước, Nhà khoa
học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông dân ......................................... 90
Đồ thị 2.1. Năng suất và sản lượng lúa cả năm An Giang qua các năm ........ 45
Đồ thị 2.2. Cơ cấu vốn của HTX NN An Giang ............................................ 52
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang qua các năm ............................... 87
Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang qua các năm ......... 89
Biểu đồ 3.3. Số lao động trong HTX ở tỉnh An Giang qua các năm.............. 92
Biểu đồ 3.4. Số lượng dịch vụ của HTX NN ở An Giang năm 2016............. 96

Luan van



1

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trị,
vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, được Đảng, Nhà
nước quan tâm phát triển trong mọi thời kỳ. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi
mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX NN cũng
được chuyển đổi cả về nội dung và hình thức hoạt động nhằm thích ứng kịp
thời với mơi trường sản xuất - kinh doanh mới.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước
ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp vốn được
coi là thế mạnh của Việt Nam, cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn
lực để tạo ra sự đột phá.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta xem “Hợp tác xã là một thành phần
kinh tế quan trọng để cùng kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân” [39, tr.45], tạo ra động lực mới thu hút đơng đảo quần chúng
lao động tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã khẳng định:
“Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong các ngành và lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế HTX, được khẳng định cùng với nền kinh tế
Nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của
kinh tế HTX phải đi đơi với sự phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác

từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nòng cốt của kinh tế hợp tác” [30].
Ngày nay, các HTX NN có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Thông qua các các hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTX NN
được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản
xuất chun canh, chun mơn hóa cao. An Giang là một tỉnh phát triển mạnh
về nông nghiệp, trong nông nghiệp sản xuất chủ yếu là cây lúa. Trong những

Luan van


2

năm qua, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX trong nơng nghiệp có sự phát
triển theo chiều hướng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nơng
nghiệp và nơng thơn.
Kể từ khi có Luật hợp tác xã được Quốc hội thơng qua ngày 20/3/1996
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1997, HTX phát triển dưới nhiều hình thức,
trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực nhất là trong nông nghiệp,
nông thôn, đã đáp ứng một phần nhu cầu của người lao động, hộ sản xuất kinh
doanh, góp phần quan trọng vào q trình phát triển của tỉnh An Giang.
HTX đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế
An Giang và cũng có những vấn đề, bài học lịch sử cần tiếp tục quan tâm nghiên
cứu để rút ra các giá trị của HTX trong lịch sử phát triển kinh tế An Giang và
trong thời gian sắp tới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hợp tác xã nơng nghiệp
trong kinh tế nơng thơn nói riêng và trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa khu vực nơng thơn nói chung, tơi đã chọn đề tài: “Hợp tác xã
nông nghiệp ở tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2016” làm vấn đề để
nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã nông nghiệp
là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Và trong
thời gian qua, vấn đề hợp tác xã nói chung đã trở thành chủ đề được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác
nhau. Trong đó có những cơng trình tiêu biểu được cơng bố như:
Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: "Đổi mới tổ chức và quản lý hợp
tác xã trong nông nghiệp nông thôn", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. Các tác
giả đã khái quát tồn bộ q trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý
HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đây đến khi chuyển sang kinh tế thị
trường và phân tích thực trạng mơ hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa

Luan van


3

phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó, phác họa một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu để xây dựng mơ hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.
Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: “Kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003. Các tác
giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác,
hợp tác xã; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác,
hợp tác xã phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn nước
ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mơ hình kinh tế hợp tác, hợp
tác xã trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác,
hợp tác xã ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông
nghiệp, Hà nội, 2001. Các tác giả đã hệ thống hố q trình hình thành, phát
triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những
thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp với

đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Quyển An Giang 25 năm xây dựng và phát triển của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang xuất bản 2000 đã đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội của
tỉnh An Giang trong giai đoạn sau năm 1975 – 2000 trong đó có nói đến hoạt
động hợp tác xã nơng nghiệp.
Quyển An Giang 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy An Giang
xuất bản năm 2005 viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của
tỉnh trong 30 năm qua trong đó có đề cập đến kết quả đạt được của hoạt động
hợp tác xã nông nghiệp.
Quyển Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới
kinh tế của Đỗ Hoài Nam và Đặng Phong chủ biên xuất bản 2006. Đây là sách
viết về bối cảnh lịch sử An Giang trước giải phóng, những ngày sau giải phóng,
An Giang cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện những mũi đột

Luan van


4

phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, để
từ đó đi đến đổi mới toàn diện nền kinh tế của tỉnh.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về
"Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp". Tác giả
trình bày vai trị, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể;
đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.
Luận văn thạc sĩ sử học của tác giả Phạm Thị Tuyết Nga (2009), “Kinh
tế - xã hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005”. Tác giả đã trình bày
khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang từ năm
1986 đến năm 2005. Trong đó có đề cập đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp

trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 một cách sơ lượt.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Cao Minh Toàn (2005), “Một số giải pháp
nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hợp tác xã nông nghiệp An Giang”. Tác
giả nêu tổng quan lý luận về lợi thế cạnh tranh, phân tích thực trạng các nhân
tố sản xuất và kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp An Giang trong thời gian
qua, một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hợp tác xã nông
nghiệp An Giang.
Đặng Thị Thanh Quỳnh (2010), “Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa
hoạt động dịch vụ các hợp tác xã nông nghiệp An Giang”, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường, Trường ĐH An Giang. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan
lý luận hợp tác xã nông nghiệp, thực trạng hoạt động dịch vụ của các hợp tác
xã nông nghiệp tỉnh An Giang, đề ra các giải pháp chủ yếu giúp đa dạng hóa
hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp An Giang trong thời gian tới.
“Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại
hố ở nước ta” của Hồ Văn vĩnh, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005; "Hợp tác xã
nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - nhìn từ thực tiễn" của Nguyễn
Văn Tuất, Tạp chí Khoa học về chính trị, số 3-2002; “Về chế độ kinh tế hợp tác

Luan van


5

xã ở nước ta” của Vũ Văn Phúc, Tạp chí Lí luận chính trị, số 1-2002; “Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” của Hồng Việt, Tạp
chí Cộng sản, số 19-2002. Ở các bài viết trên tác giả đã bàn đến những cách
thức chuyển đổi HTX NN kiểu cũ sang HTX NN kiểu mới trên cơ sở quán triệt
đường lối đổi mới HTX NN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ
tác động qua lại giữa HTX NN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên
nhân của sự khó khăn khi phát triển HTX NN trong thời kì mới và những giải

pháp để tháo gỡ khó khăn này.
Nhìn chung các cơng trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía
cạnh của hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng, chưa có đề
tài, cơng trình nghiên cứu cụ thể về quá trình hoạt động hợp tác xã nông nghiệp
ở tỉnh An Giang trên chặng đường 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2016
một cách cơ bản, đầy đủ và có hệ thống.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa
phương từ năm 1986 đến 2016 về việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Các hoạt động của hợp tác xã ở tỉnh An Giang trong suốt thời gian 30
năm (1986-2016).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các địa bàn có triển khai hoạt động hợp tác xã nơng
nghiệp trong tỉnh An Giang.
- Về thời gian: chúng tôi chọn thời gian nghiên cứu từ 1986 đến 2016
bởi vì, năm 1986 là năm mở đầu nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước,
trong đó có đổi mới về phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 2016, là mốc thời
gian kết thúc của cơng trình nghiên cứu vì đây là thời gian để đánh giá, nhìn
nhận lại qua 30 năm đổi mới, phát triển của tỉnh An Giang nói riêng và cả nước
nói chung.

Luan van


6

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hợp tác xã nói chung và hợp tác xã

nơng nghiệp nói riêng.
Đánh giá, nhận xét hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An
Giang từ năm 1986 đến năm 2016.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự phát triển hoạt động hợp tác xã
nông nghiệp ở tỉnh An Giang trong thời gian sắp tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, chính sách kinh tế liên quan đến
đổi mới phát triển hoạt động hợp các xã nông nghiệp.
Nghiên cứu hoạt động thực tiễn của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh An Giang năm 1986 đến năm 2016.
Đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm về sự phát triển hợp tác xã
nông nghiệp ở tỉnh An Giang trong thời gian tới.
5. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các
nguồn tư liệu sau:
Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy
An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Chi cục NN&PTNN tỉnh An Giang,
Cục thống kê An Giang, Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh An Giang như: các quyết
định, báo cáo, chương trình, kế hoạch, thống kê, quy hoạch …
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; các tác phẩm, sách,
bài viết…đề cập đến HTX NN nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực
tế tại một số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn An Giang, các tư liệu trên báo
chí, mạng Internet...để làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.

Luan van


7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác
định là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử là nghiên cứu cụ thể các hoạt động, quá trình hoạt
động theo trình tự thời gian để tái hiện lại chân thực những chuyển biến của
HTX NN ở An Giang theo tiến trình lịch sử.
Sử dụng phương pháp logic để rút ra những nhận định, những đánh giá
về sự chuyển biến của HTX NN với sự phát triển kinh tế, xã hội và nông nghiệp
nông thôn của tỉnh An Giang.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp
thống kê nhằm hệ thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp đồng thời với
phương pháp tổng hợp rút ra những kết quả tổng hợp.
Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn tiếp xúc với một số xã
viên trong một số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang… Đồng
thời còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về quá trình hoạt
động của hợp tác xã nơng nghiệp trong 30 năm đổi mới.
6. Đóng góp của luận văn
Dựng lên một bức tranh về lịch sử phát triển hợp tác xã nông nghiệp của
tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2016.
Rút ra những bài học lịch sử cho sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian tới.
Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch
sử địa phương; truyền thông, giáo dục cho thế hệ trẻ về giá trị phát triển hợp
tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu
thành ba chương:

Luan van



8

Chương 1: Khái quát về hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang từ năm
1976 đến năm 1986.
Chương 2: Những chuyển biến của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An
Giang từ 1986 đến 2016.
Chương 3: Tác động hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang từ năm
1986 đến năm 2016.

Luan van


9

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH AN GIANG TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Tổng quan về hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1.1. Hợp tác
Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của những con người để tạo ra sức mạnh
mới, để thực hiện những công việc mà từng các nhân hoặc từng hộ riêng lẻ khó
thực hiện, không thực hiện được hoặc kém hiệu quả [73, tr.69].
Hợp tác là chung sức, chung vốn để tiến hành một cơng việc, một lĩnh
vực nào đó từ việc nhỏ đến việc lớn, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ hẹp đến
rộng nhằm mục đích chung [77, tr.7].
Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức
mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt

động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện được, hoặc thực
hiện kém hiệu quả so với hợp tác [27, tr.11].
Từ các khái niệm trên chỉ ra rằng hợp tác là hình thức tất yếu trong lao
động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Trong lao động sản xuất,
hợp tác có tác dụng làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của các hình
thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hợp tác có nhiều hình thức với đặc điểm, tính chất, trình độ khác nhau: hợp tác
ngẫu nhiên, nhất thời; hợp tác thường xuyên, ổn định; hợp tác giữa các đơn vị,
các ngành v.v...
1.1.1.2. Hợp tác xã
Theo liên minh HTX quốc tế (International cooperative alliance- ICA)
được thành lập ngày 19/8/1895 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh đã định nghĩa
HTX như sau: “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp

Luan van


10

lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn
hóa thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” [80, tr.14].

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên
kết lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết khó khăn
đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức
năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích và tinh thần chung”
[80, tr.7].
Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, để tạo cơ sở pháp lý cho HTX, Luật

HTX năm 1996 ra đời, Luật HTX năm 2003, sau đó được thay thế bởi Luật
HTX năm 2012 (có hiệu lực từ 01/7/2013). Theo đó, “HTX là một tổ chức kinh
tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên)
có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
Luật này để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên tham gia HTX, cùng
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều
lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luật”
[42, tr.1].
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể nhận định rằng: Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hình thành HTX là một q
trình hồn tồn tự nhiên từ những địi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong
các hoạt động kinh tế.
1.1.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp
Định nghĩa HTX NN: Theo Nghị định 43/CP của Chính phủ
(29/03/1997) về việc ban hành Điều lệ mẫu HTX NN thì: “HTX NN là tổ chức

Luan van


11

kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung,
tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát
huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và
kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn,

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” [18, tr.1].
“Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nơng dân, hộ gia
đình nơng dân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy
sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
[79, tr.5].
Như vậy ta có thể hiểu: Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế
tự chủ được các thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt
động sản xuất hoặc cung ứng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất nhằm tạo
ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.1.2. Vị trí và vai trị của hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1.1.2.1. Vị trí của Hợp tác xã nơng nghiệp
Luật Hợp tác xã đã nêu định nghĩa về HTX tại Điều 1 như sau:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [18, tr.1].

Luan van


12

Theo định nghĩa này, Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được tổ chức chặt
chẽ, hoạt động theo quy định pháp luật. HTX cũng là phương tiện để kết hợp

sức mạnh của từng xã viên và sức mạnh tập thể, thông qua hoạt động tổ chức
kinh doanh của mình mà cải thiện đời sống của xã viên, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
Trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự phát triển của
HTX NN đã chứng minh HTX NN có vị trí quan trọng trong việc làm tăng năng
lực cạnh tranh các sản phẩm trong nông nghiệp; làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nói chung; giải quyết việc làm, đảm bảo đời
sống cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần
thực hiện cơng bằng xã hội ở nơng thơn.
HTX NN là hình thức tổ chức mà thơng qua đó có thể tiếp nhận có hiệu
quả sự trợ giúp của Nhà nước đối với kinh tế hộ và người lao động riêng lẻ, là
mơ hình thích hợp để chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ
và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nơng dân.
Từ những phân tích trên cho thấy HTX là thành phần kinh tế có vị trí vơ
cùng quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn tại An Giang
qua q trình nghiên cứu cho thấy HTX NN có vị trí quan trọng góp phần cùng
với các thành phần kinh tế khác trong tỉnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp và cơ cấu kinh tế nói chung, góp phần thực hiện công bằng xã hội ở
nông thôn An Giang.
1.1.2.2. Vai trị của Hợp tác xã nơng nghiệp
Hợp tác xã nơng nghiệp là hình thức kinh tế tập thể của nơng dân, vì
vậy hoạt động của HTX NN có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản
xuất của hộ nơng dân. Nhờ có hoạt động của HTX NN các yếu tố đầu vào và
các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời,
đầy đủ và đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm

Luan van



13

cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên.
Thơng qua hoạt động dịch vụ vai trị điều tiết sản xuất của HTX NN
được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung,
tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chun mơn hóa.
Hợp tác xã cịn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ
nông dân, vì vậy hoạt động của HTX NN có vai trị cầu nối giữa Nhà nước với
hộ nông dân một cách có hiệu quả. HTX NN ở những vùng chun mơn hóa
cịn là hình thức thể hiện mối liên minh cơng nông, đặc biệt sự gắn kết giữa
khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản.
Tại An Giang thông qua q trình hoạt động HTX NN có vai trị thúc
đẩy phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm qua việc giảm giá các dịch vụ,
phát huy nội lực trong nhân dân trên địa bàn; nơng dân có cổ phần trong HTX
thể hiện quan tâm hơn đối với hoạt động của HTX, quan hệ giữa quyền lợi và
nghĩa vụ được gắn bó chặt chẽ hơn. Nhờ đó dân chủ ở nông thôn được thực
hiện tốt hơn. Thu hút, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh,
góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nơng thơn,
đảm bảo an ninh quốc phịng ở địa phương.
1.2.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
(1) Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: tất cả nông dân và
những người lao động có đủ điều kiện theo quy định của Luật hợp
tác xã, tán thành Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, đều có thể trở thành
xã viên hợp tác xã nơng nghiệp; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo
quy định của Điều lệ từng hợp tác xã nông nghiệp;
(2) Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên Hợp tác xã nơng
nghiệp có quyền tham gia quản lý; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động
của hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết;
(3) Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã nơng nghiệp
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh


Luan van


14

doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Hợp tác xã và
xã viên cùng có lợi;
(4) Việc chia lãi phải bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và
sự phát triển của Hợp tác xã: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp
thuế, lãi được trích một phần để đưa vào quỹ của Hợp tác xã, phần
cịn lại chia cho xã viên theo vốn góp, cơng sức đóng góp, theo mức
độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã và do Đại hội xã viên quyết định;
(5) Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy và
nâng cao ý thức hợp tác trong Hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội;
hợp tác giữa các Hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định
của pháp luật [18, tr.1].
Có thể nói các HTX NN ở tỉnh An Giang đã triển khai và thực hiện tốt
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo quy định luật HTX, thể hiện tính dân
chủ, tơn trọng các nguyên tắc trong quá trình áp dụng thực tiễn của địa phương.
Từ đó tạo được sự phấn khởi, tích cực hưởng ứng và tham gia của đơng đảo xã
viên, hộ nông dân vào HTX.
1.1.4. Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã nông nghiệp
1.1.4.1. Đặc điểm của Hợp tác xã nông nghiệp
Từ khái niệm và các hình thức hoạt động, tổ chức của HTX NN kiểu
mới, có thể rút ra được các đặc điểm đặc thù của chúng như sau:
HTX NN là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân ở nông thôn
- lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã hội, do đó có ưu thế về
số lượng lao động. Lực lượng lao động này nếu được đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn tốt về khả năng làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động

sản xuất và kinh doanh, sẽ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển sản xuất nông
nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.

Luan van


15

HTX NN là một tổ chức kinh tế của những người cịn nhiều hạn chế về
trình độ dân trí, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật so với các loại hình doanh nghiệp
khác. Đây là hạn chế lớn nhất về kinh doanh và sản xuất của loại hình tổ chức
kinh tế này. Chính vì vậy Nhà nước cần phải có những chủ trương, chính sách,
biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích để HTX xứng đáng với vai trị là một
thành phần kinh tế quan trọng trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước.
Đối tượng của sản xuất nơng nghiệp là cây trồng, vật ni nên trong q
trình hoạt động kinh doanh của mình, HTX NN vừa bị chi phối bởi các quy luật
kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Đặc điểm này thường làm
cho các HTX NN phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế khơng cao, tích lũy thấp.
Riêng trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua thực tiễn hoạt động của HTX NN
có thể rút ra một số đặc điểm đặc trưng như sau:
Đa số HTX NN chọn bơm tưới, tiêu làm dịch vụ đột phá và hoạt động
khá hiệu quả; các HTX NN chỉ thực hiện chức năng chủ yếu của mình làm dịch
vụ cho sản xuất của các hộ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình
nơng dân sản xuất.
Phần lớn cán bộ quản lý có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo về
chun mơn, nghiệp vụ. Do đó, việc quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh
còn lúng túng nhất là trong cơng tác thị trường.
Mục đích góp vốn cổ phần vào HTX chủ yếu là để tăng sức mạnh, tổ
chức được những dịch vụ tốt hơn để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp của
từng hộ.

Các HTX NN cịn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động
tại địa phương, thông qua thu nhập từ các việc làm dịch vụ trong HTX đã góp
phần giúp đỡ hộ nghèo ổn định cuộc sống, từng bước vượt lên thoát nghèo.
1.1.4.2. Quyền Hợp tác xã nông nghiệp
(1) Lựa chọn hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực nông lâm, thuỷ sản và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh,

Luan van


×