Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.25 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ THÚY QUYÊN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

VINH, 2011

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ THÚY QUYÊN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Thái Văn Thành

VINH, 2011

Luan van


1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát, triển khai đề tài “ Một số
biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành
giáo dục tiểu học trường Đại học Đống Tháp”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học “Giáo dục học (bậc tiểu học)” khóa 16
và của thầy hướng dẫn, đến nay tơi đã hồn thành đề tài nghiên cứu của mình,
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ q báu ấy.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
PGS.TS.Thái Văn Thành, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng chức năng, các thầy
cô giáo và sinh viên trường Đại học Đồng Tháp nói chung và khoa Tiểu học Mầm non nói riêng đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu
của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi sự
sai sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các chuyên gia, các Thầy, Cô giáo
cũng như các bạn đồng nghiệp.

Tác giả


Phan Thị Thúy Quyên

Luan van


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG CÁC CHỮ

1

MĐYC

Mục đích u cầu

2

NLSP

Năng lực sư phạm

3

GV


Giáo viên

4

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

5

GD-DH

Giáo dục – dạy học

6

BD

Bồi dưỡng

7

THPT

Trung học phổ thông

8

ĐHSP


Đại học sư phạm

9

RLNVSPTX

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

10

PTDH

Phương tiện dạy học

11

ĐH

Đại học

12

SGK

Sách giáo khoa

13

TLTK


Tài liệu tham khảo

14

PPDH

Phương pháp dạy học

15

TTSP

Thực tập sư phạm

16

KQHT

Kết quả học tập

17

KN

Kỹ năng

18

DH


Dạy học

19

SV

Sinh viên

Luan van


3

20

RL

Rèn luyện

21

SP

Sư phạm

22

PP

Phương pháp


23

HS

Học sinh

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................... ...ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... ...1
Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 4
Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 6
1.1. Năng lực ................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm năng lực ................................................................................. 6
1.1.2. Cấu trúc năng lực .................................................................................... 7
1.2. Hình thành cho sinh viên sư phạm những năng lực nghề cơ bản .......... 7
1.2.1. Năng lực chuẩn đoán nhu cầu và
đặc điểm đối tượng trong dạy học Toán ................................................. 8
1.2.2. Năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục, dạy học mơn Tốn ................... 9
1.2.3. Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, dạy học mơn tốn,
đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học toán .......................................... 10
1.2.4. Năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn toán ....12
1.2.5. Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục,


Luan van


4

thực tiễn dạy học mơn tốn ................................................................…12
1.2.6. Năng lực tự học, tự nghiên cứu để khơng ngừng nâng cao trình độ.
NL nhạy bén tiếp thu cái mới, công nghệ trong q trình giáo dục,
dạy học mơn tốn .................................................................................... 13
1.3. Các kỹ năng dạy học toán ở trường THPT........................................... 15
1.3.1. Khái niệm kỹ năng ............................................................................. 15
1.3.2. Hệ thống cơ bản kỹ năng dạy học toán ở trường THPT ................... 16
1.4. Sự hình thành kỹ năng dạy học Tốn cho sinh viên trong q trình
đào tạo giáo viên THPT ............................................................................ 17
1.4.1. Thơng qua hoạt động dạy học ............................................................ 18
1.4.2. Thông qua các hoạt động RLNVSPTX ............................................. 19
1.4.3. Thông qua các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm tập trung.. 20
1.4.4. Các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề và thi NVSP ............. 23
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng
dạy học nói chung, kỹ năng dạy học mơn tốn nói riêng ....................... 23
1.5.1. Tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên

………………………23

1.5.2. Cán bộ giảng dạy ở các nhà trường sư phạm là chủ thể của
q trình tổ chức dạy học, có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên
rèn luyện kỹ năng trong mọi điều kiện có thể thực hiện ………………...... 25
1.5.3. Định hướng và kế hoạch hóa hoạt động RLNVSP của nhà trường…..... 26
1.5.4. Xây dựng mơi trường học tập, RLNVSP, trong đó có
kỹ năng dạy học nói chung, kỹ năng dạy học trên lớp nói riêng…………….27

1.6. Thực trạng của hoạt động rèn luyện NVSPTX Tốn… ………………..28
1.2.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát thực trạng……28
1.2.2. Kết quả khảo sát…………………………………………………………28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …........................................... ................................ 44
CHƯƠNG 2 : CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC RLNV CHO SINH VIÊN SƯ
PHẠM NGÀNH TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NĂNG LỰC
NGHỀ DẠY HỌC CHO GV THPT
2.1. Các căn cứ xây dựng biện pháp tổ chức rèn luyện NVSPTX

Luan van


5

cho sinh viên ĐHSP ngành Toán ........................................................... 46
2.1.1. Căn cứ 1 ................................................................................................ 46
2.1.2. Căn cứ 2 ............................................................................................... 47
2.1.3. Căn cứ 3 ............................................................................................... 49
2.1.4. Căn cứ 4 ............................................................................................... 50
2.2. Các biện pháp tổ chức RLNV cho sinh viên sư phạm ngành Toán theo
định hướng đào tạo năng lực nghề dạy học cho giáo viên THPT…………51
2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát khả năng sư phạm cơ bản của
sinh viên trước khi tổ chức rèn luyện NVSPTX mơn Tốn…………..........51
2.2.2. Biện pháp 2: Củng cố những tri thức cơ bản về dạy học Toán và
rèn luyện các KNDH cơ bản của dạy học mơn Tốn THPT…………………..55
2.2.3. Biện pháp 3: Tập luyện để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp

……….92

2.2.4. Biện pháp 4: Trong rèn luyện NVSPTX mơn Tốn coi trọng

đào tạo cách dạy toán và đào tạo cách học toán……………………......100
2.2.5. Biện pháp 5: Tập luyện các hoạt động sử dụng công nghệ thơng tin
vào dạy học tốn, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thiết lập bộ sưu tập
dạy học toán………………………….…………………………………103
2.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức sinh viên tự đánh giá trong rèn luyện
NVSPTX dạy học Toán……………………………………………….108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………114
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………115
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ……………………………………115
3.2. Nội dung thực nghiệm ………………………………………………….115
3.2.1. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá tính thiết thực khả thi
của các biện pháp rèn luyện nghiệp vụ dạy học toán…………………...115
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm vận dụng các biện pháp 1,2,3 trong RL……….117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………….........................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………127
PHỤ LỤC ........................................................................................................130
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................137

Luan van


6

PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 141

Luan van


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


1.

BTMH

: Bài tập môn học

2.

CBQL

: Cán bộ quản lí

3.

CBGV

: Cán bộ giảng viên

4.



: Cao đẳng

5.

ĐH

: Đại học


6.

ĐHĐT

: Đại học Đồng Tháp

7.

ĐTN

: Đoàn thanh niên

8.

GV

: Giảng viên

9.

KLTN

: Khóa luận tốt nghiệp

10.

KH

: Khoa học


11.

KHGD

: Khoa học giáo dục

12.

KN

: Kĩ năng

13.

KX

: Kĩ xảo

14.

NC

: Nghiên cứu

15.

NCKH

: Nghiên cứu khoa học


16.

SV

: Sinh viên

17.

THMN

: Tiểu học – Mầm non

Luan van


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................... 4
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC........................................................................ 4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 5
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP ....... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 6

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 12
1.2.1. Kĩ năng .................................................................................................. 12
1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 12
1.2.1.2. Phân biệt kĩ năng và kĩ xảo .................................................................. 13
1.2.2 Kĩ năng NCKH ...................................................................................... 14
1.2.2.1. Khái niệm NCKH ................................................................................. 14
1.2.2.2. Khái niệm kĩ năng NCKH .................................................................... 16
1.2.3. Biện pháp và biện pháp phát triển kĩ năng NCKH cho SV ................... 17
1.3. Quá trình phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH................. 17
1.3.1.1. Quá trình phát triển kĩ năng(xem lại quá trình này)............................. 17
1.3.1.2.Các kĩ năng NCKH cần phát triển cho sinh viên ngành GDTH ............ 18
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV ....... 26
1.3.3. Đánh giá mức độ hình thành kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH ... 28
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........... 30
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP ..................... 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SV NGÀNH GDTH
TRƯỜNG ĐHĐT ........................................................................................... 32
2.2.1. Đánh giá nhận thức của CBQL, GV và SV ngành GDTH về nghiên
cứu khoa học. .................................................................................................. 32
2.2.2.Đánh giá về tác dụng của việc phát triển KN NCKH cho SV ............. 36
2.2.3. Nội dung nghiên cứu khoa học của SV ngành GDTH ........................ 39
2.2.4. Đánh giá về mức độ hứng thú của SV ngành TH về lĩnh vực NCKH 41
2.2.5. Trình độ và hiệu quả các hình thức thực hiện NCKH của SV ngành
TH ............................................................................................................... 43

Luan van


2

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH CHO SV
NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP............................................. 48
2.3.1. Khó khăn trong NCKH của SV ngành GDTH trường ĐH Đồng
Tháp
.................................................................................................... 48
2.3.2. Mức độ nắm vững kĩ năng NCKH của SV ngành GDTH trường
ĐH Đồng Tháp ............................................................................................... 50
2.3.3. Những biện pháp trường đã thực hiện để phát triển kĩ năng NCKH
cho SV ngành GDTH ..................................................................................... 55
2.3.4. Những kiến nghị và bổ sung của GV ................................................... 59
2.4. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG NCKH CHO SV NGÀNH GDTH ..................................................... 60
2.4.1 Nhận thức của GV và SV về nghiên cứu khoa học giáo dục ............... 60
2.4.2 Về trình độ kĩ năng nghiên cứu khoa học ............................................ 61
2.4.3 Sản phẩm nghiên cứu khoa học thơng qua khóa luận tốt nghiệp của
SV ............................................................................................................... 62
2.4.4 Về kết quả luận văn đạt được của của sinh viên .................................. 63
2.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................ 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH
CHO SV NGÀNH GDTH, TRƯỜNG ĐHĐT ............................................... 66
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP ......................................... 66
3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống ..................................................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...................................................... 66
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi............................. 67
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp khoa học....................................... 67
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH CHO SV
NGÀNH GDTH, TRƯỜNG ĐHĐT............................................................... 68
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của NCKH (nhằm kích
thích hứng thú NCKH, tư duy sáng tạo cho SV) .......................................... 68
3.2.1.1. Định hướng chung ........................................................................... 68

3.2.1.2. Quy trình thực hiện .......................................................................... 69
3.2.1.3. Biện pháp tiến hành ......................................................................... 70
3.2.2. Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn liền giáo dục với NCKH .................. 71
3.2.2.1. Định hướng chung ........................................................................... 71
3.2.2.2. Quy trình thực hiện .......................................................................... 71
3.2.2.3. Biện pháp tiến hành ......................................................................... 71
3.2.3. Nâng cao chất lượng học phần PPNCKH ........................................... 73
3.2.3.1. Định hướng chung ........................................................................... 73
3.2.3.2. Quy trình thực hiện .......................................................................... 74
3.2.3.3. Biện pháp tiến hành ......................................................................... 74
3.2.4. Quy chế hóa các hoạt động NCKH của SV ......................................... 76

Luan van


3
3.2.4.1. Định hướng chung ........................................................................... 77
3.2.4.2. Biện pháp thực hiện ......................................................................... 77
3.2.5. Tăng cường tổ chức cho sinh viên tham gia NCKH với đội ngũ
giảng viên .................................................................................................... 80
3.2.5.1. Định hướng chung ........................................................................... 80
3.2.5.2. Quy trình thực hiện .......................................................................... 81
3.2.5.3. Biện pháp tiến hành ......................................................................... 81
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả NCKH của SV .............. 82
3.2.6.1. Định hướng chung ........................................................................... 82
3.2.6.2. Quy trình tiến hành .......................................................................... 83
3.2.6.3. Biện pháp thực hiện ......................................................................... 83
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI
CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................... 84
3.3.1. Các vấn đề khảo sát ................................................................................ 84

3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................... 89
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 90
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 90
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 95
Phụ lục 1 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 2 .......................................................... Error! Bookmark not defined.

Luan van


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử nhân loại đã chuyển sang kĩ nguyên mới, kĩ nguyên của thông
tin tri thức. Thông tin và tri thức luôn được coi là tài sản vô giá, là quyền lực
tối cao của tài sản quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
và kĩ thuật đã làm tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của con người, của
nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống khoa học tạo nên sự đa
dạng của thế giới. Từ đó đã làm thay đổi những quan niệm của con người
trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong lĩnh vực lĩnh hội tri thức. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, nghiên cứu khoa học (NCKH) được con người
vận dụng trong mọi lĩnh vực, cũng là vấn đề bức thiết luôn được Đảng và nhà
nước quan tâm luôn đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường thúc
đẩy con người NCKH.
NCKH là một trong các nhiệm vụ chính của trường đại học và cao đẳng.
Không thể nâng cao chất lượng đào tạo nếu không tăng cường NCKH trong
cả giảng viên và sinh viên. NCKH, nhất là NCKH giáo dục và ứng dụng sẽ
giúp nhà trường có thể thực hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội dung và phương
pháp giáo dục, đảm bảo yêu cầu “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả

năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Điều 5- Luật giáo
dục sửa đổi 2005). Sinh viên tham gia NCKH cũng chính là thực hiện đúng
phương pháp giáo dục đại học “coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong
học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện
kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”(Điều
40 - Luật Giáo dục sửa đổi 2005). Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng

Luan van


2
chỉ rõ “từng bước, …bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, nhất là sinh viên đại học,“ đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo
của người học”.
Chỉ thị 15/1999/CT BGD-ĐT đã khẳng định đổi mới phương pháp giáo
dục và học tập trong trường Sư phạm nhằm tích cực hố hoạt động học tập,
phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học
sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển,
định hướng quá trình dạy học, cịn người học giữ vai trị chủ động trong q
trình học tập và tham gia NCKH.
Để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào NCKH trong sinh viên, quyết định
số 08/ 2000/QĐ –BD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy chế về NCKH của sinh viên trong các trường
ĐH và CĐ. Quy chế đã khẳng định mục đích nghiên cứu khoa học là “Góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn bởi
“Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một phần của kế hoạch khoa học và
công nghệ cơ sở”

Quán triệt những yêu cầu trên, ngày 07/10/2009, Trường ĐH Đồng Tháp
đã có quyết định số 566 của Hiệu trưởng quy định về Quản lý hoạt động KH
& CN trong trường ĐH Đồng Tháp. Thực hiện tốt quyết định trên, trong
những năm gần đây, Khoa TH-MN đã phát động phong trào sinh viên tham
gia NCKH với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động NCKH của sinh viên
trong khoa bước đầu đã có chuyển biến rõ nét đặc biệt đối với sinh viên ngành
GDTH. Thế nhưng có thể nhận xét rằng, NCKH trong sinh viên Trường ĐH
Đồng Tháp, khoa TH -MN cũng như SV ngành GDTH chưa đạt yêu cầu như
mong muốn, sinh viên trong khoa có tham gia NCKH nhưng tỉ lệ chưa cao,
-2-

Luan van


3
hầu hết NCKH duy nhất mà SV thực hiện đó là luận văn tốt nghiệp và bài tập
NC thực tiễn giáo dục. Song chỉ giới hạn những sinh viên đạt loại khá trở lên
mới được làm luận văn. Tuy vậy, hình thức và chất lượng những sản phẩm
nghiên cứu của họ cịn có nhiều vấn đề cần phải xem xét và điều chỉnh mà
mãi tới học kỳ 1 năm thứ tư họ mới bắt đầu nhận đề tài rồi bắt tay ngay vào
quy trình viết luận văn. Do chưa được làm quen với NCKH hoặc có chăng SV
chỉ trãi qua học một học phần phương pháp NCKH trên lý thuyết (2 tín chỉ)
nên họ gặp khó khăn khi triển khai nghiên cứu. Do vậy, việc tìm hiểu hoạt
động NCKH của sinh viên ngành GDTH để có thể đưa ra một số những biện
pháp khả thi nhằm hình thành kĩ năng NCKH là rất cần thiết.
Kĩ năng NCKH luôn được các nhà khoa học quan tâm. Chúng ta không
thể dừng lại ở một mức độ kiến thức hay kĩ năng cụ thể nào mà để đem lại
hiệu quả cao trong làm việc thì con người phải ln NC, tìm tịi các vấn đề
mới để cải tạo lao động, cải tạo xã hội và thế giới. Trong nhà trường sư phạm,
chúng ta không chỉ dừng NCKH ở GV mà thật sự cần thiết phát triển ở SV

những kĩ năng cơ bản về NCKH để góp phần vào học tập có hiệu quả. SV
ngành tiểu học luôn cần phải trau dồi cơ bản nhất một số kĩ năng để ứng dụng
vào trong học tập ở hiện tại và phát triển năng lực giảng dạy sau này.
Thực tế cho thấy, công tác đào tạo giáo viên tiểu học ở trường ĐH Đồng
Tháp trong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh
khỏi những hạn chế: sinh viên tốt nghiệp ra trường có kiến thức chun mơn
nhưng năng lực NC và tự NC cũng như các năng lực tổ chức sư phạm, kĩ
năng lập kế hoạch, viết báo cáo, viết thu hoạch …chưa đáp ứng với yêu cầu
đổi mới toàn diện của xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân hạn chế
trên có các kĩ năng NCKH. Vì vậy, khi sinh viên tham gia hoạt động thực tập
hay sau khi ra trường dạy học còn bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực NC cho
bản thân
-3-

Luan van


4
Vì các lí do trên chúng tơi xác định đề tài nghiên cứu là “Một số biện
pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục
tiểu học trường ĐH Đồng Tháp”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề tài có mục đích
đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho SV ngành
GDTH trường ĐHĐT, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường đại học
hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành
GDTH trường ĐH Đồng Tháp

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề phát triển kĩ năng “nghiên cứu khoa học”
cho sinh viên ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp
3.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu biện
pháp phát triển kĩ năng NCKH để SV
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng NCKH nếu có những biện pháp hữu
hiệu bồi dưỡng, rèn luyện thì chất lượng đào tạo ngành Giáo dục tiểu học ở
Trường đại học sẽ được nâng cao.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Xây dựng cơ sở lí luận đề tài.
4.2. Làm rõ thực trạng kỹ năng NCKH của SV ngành GDTH
4.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển các kĩ năng NCKH cho SV ngành
GDTH trường ĐHĐT
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-4-

Luan van


5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận, bao gồm những phương pháp: Phương
pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết; khái quát hoá các quan điểm…vv
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp: Điều tra,
quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, lấy ý kiến chuyên gia,
tổng kế kinh nghiệm giáo dục...vv
6.3. Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học
để xử lí các thơng tin thu thập được trong q trình nghiên cứu.
7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc hình thành KN NCKH của SV

ngành GDTH
- Làm rõ thực trạng kĩ năng NCKH của SV ngành GDTH hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng NCKH cho SV nói chung, SV
ngành GDTH.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên ngành GDTH,
trường Đại học Đồng Tháp
Chương 3: Một số biện pháp phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên ngành
GDTH, trường Đại học Đồng Tháp.

-5-

Luan van


6
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học và công nghệ, giáo dục đại học diễn ra khá sơi nổi trên
phạm vi tồn cầu. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
cao, quá trình đào tạo ở trường đại học gắn chặt với NCKH, với thực tiễn
cuộc sống.
Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ rất quan trọng luôn gắn bó chặt

chẽ với nhau, khơng thể có chất lượng cao trong đào tạo giáo viên nếu không
tăng cường NCKH, nhất là NCKHGD và KH ứng dụng. Trong hai nhiệm vụ
này thì NCKH tạo, bồi dưỡng tiềm lực cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phát
huy vai trị tích cực, tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phương pháp tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của sinh viên. Trên cơ sở đó,
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ở mọi trình độ.
Để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học trong giai đoạn mới, NCKH của
SV đã được coi là một hình thức trọng yếu của q trình đào tạo. Chính vì
thế, việc tổ chức, rèn luyện kĩ năng NCKH cho SV đã trở thành vấn đề thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước.
Ở nước ngoài
Trong các trường đại học Liên Xô trước đây rất coi trọng các hình thức
tổ chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho sinh viên làm khóa luận,
luận văn tốt nghiệp được coi là quan trọng nhất.
Năm 1971, M.T.Lubixưma và A.A.Gơrôxepxki trong chuyên khảo tổ
chức công việc tự học của SV [49] cho rằng NCKH của sinh viên đại học là

-6-

Luan van


7
một trong những hình thức hồn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu
quả thiết thực trong việc nâng cao trình độ của sinh viên.
Năm 1972 P.T. Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp
công tác NCKH [51] đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động
NCKH của sinh viên, tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho
sinh viên làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập
dượt NCKH, nhờ đó mà SV có khả năng tự học suốt đời.

Năm 1979, S.I.Ackhanghenxki trong những bài giảng về lý luận dạy
học ở đại học [49] cho rằng NCKH của SV là một trong những con đường để
phát triển hứng thú nhận thức và hình thành kỹ năng vận dụng thiết kế vào
thực tiễn. Năm 1982, S.I. Zenơviev trong tác phẩm q trình dạy học ở trường
đại học Xô Viết [56] đã nhấn mạnh ý nghĩa NCKH của SV đối với quá trình
đào tạo. Theo tác giả, qua NCKH giúp SV hình thành những quan điểm, thái
độ đối với khoa học và những phẩm chất, năng lực của nhà chuyên môn. Các
ông cho rằng khi tổ chức cho sinh viên NCKH cần quan tâm đúng mức đến
việc rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu với những quy trình chặt chẽ.
Luật Giáo dục Cao đẳng của nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa,
trong chương I, điều 10 có ghi: “Nhà nước bảo đảm tự do NCKH, sáng tác
văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong các trường cao đẳng
theo đúng luật pháp…”, trong đó có quyền và nghĩa vụ NCKH của sinh viên,
coi đây là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.[9,tr 257]
Ở các nước khác, NCKH được coi là phương tiện để người học khám
phá, tìm tịi, là cơ sở để họ có khả năng học tập suốt đời.
Ở Hoa Kỳ, trong Chiến lược 1998 – 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận
NCKHGD góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia… và trong chiến lược
này, họ đã xác định những vấn đề ưu tiên tổ chức cho SV NCKH [9, tr414]
Francesco Cordasco và Elliots S.M. Galner trong “Rescarch anh Report

-7-

Luan van


8
Writing” [52], tác giả đặt trọng tâm vào việc tìm tịii các ngun tắc, phương
pháp cũng như cơng cụ, kỹ thuật NCKH để huấn luyện cho SV.
Ở Singapore, năm 1983 Keith Howard và John A.Sharp đã biên soạn

tài liệu The management of a student research project [53] nhằm giúp SV biết
cách quản lí kế hoạch nghiên cứu thì họ sẽ làm chủ cơng trình của mình và tất
nhiên sẽ tránh những khó khăn, vấp váp khi nghiên cứu. Các tác giả đã trình
bày những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp,
xử lí và đánh giá kết quả NCKH.
Năm 1996, Brian Allison (Singapore) trong Research skills for students
Nationnal institute of education [50] đã cung cấp cho sinh viên những lý
thuyết về NCKH, đề cập tới kĩ năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế một
bảng hỏi và những kĩ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn…
Cuốn Education Research, methodolory anh Measurement [54] do John
P. Keeves (Australia) làm chủ biên (1996), là một tài liệu có giá trị. Trong tài
liệu này, các tác giả đã giới thiệu quá trình tổ chức và hướng dẫn NCKHGD,
đặc biệt tác giả chú ý đến việc hướng dẫn SV các thủ tục và kĩ thuật nghiên
cứu, phương pháp đo lường, sử dụng máy tính và các thiết bị trong NCKHGD
Tóm lại, ở nước ngồi nhiều cơng trình KH cho thấy các tác giả quan
tâm khơng chỉ về phương diện phương pháp luận mà còn rất quan tâm đến các
vấn đề về tổ chức và các chi tiết kĩ thuật cụ thể cần được huấn luyện cho SV
Ở trong nước
Có rất nhiều bài viết về hoạt động NCKH của SV liên quan đến hai nội
dung: một là, khẳng định tầm quan trọng của NCKH đối với SV; hai là, đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
Theo hướng thứ nhất có thể kể đến bài viết hoạt động NCKH của sinh
viên [34] “Cơng tác NCKH của SV là phương pháp có hiệu quả nhất trong
việc đào tạo chuyên gia có chất lượng” [34, trang 23]. Nguyễn Cảnh Toàn
trong tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu [36] cũng đã nhấn
-8-

Luan van




×