Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.92 KB, 26 trang )

UBND QUẬN THANH XUÂN

-------***-------


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2

Môn
Cấp học
Tên tác giả
Đơn vị công tác
Chức vụ

: Tiếng Việt
: Tiểu học
: Lại Thị Quỳnh Hoa
: Trường TH Khương Đình
: Giáo viên

NĂM HỌC 2018 - 2019

skkn


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài :............................................................................................2
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn :............................................................................................4


II. Mục đích , đối tượng và phương pháp nghiên cứu :..................................5
1. Mục đích nghiên cứu :.....................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................6
III. Phạm vi nghiên cứu :....................................................................................7
IV. Các giả thiết nghiên cứu :.............................................................................7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:................................................................................7
1. Các biện pháp giải quyết vấn đề :.................................................................7
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................15
I. Ý nhgiã của đề tài đối với công tác dạy học:..............................................15
II. Bài học kinh nghiệm , hướng phát triển:...................................................15
III. Khuyến nghị:...............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18

0 | 22

skkn


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục có vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội,
đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm
đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát
triển đất nước.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó địi hỏi mỗi
chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc
sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho q trình học tập của mỗi con
người chính là trường Tiểu học. Muốn vậy địi hỏi nhà trường phải khơng ngừng
nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các
nhà truờng nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt
động giáo dục trong nhà trường.Vì đây là cấp học nền móng: “Giáo dục Tiểu
học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng
và phát triển tình cảm, đạo đức, trí đức, thẩm mĩ và thể chất cho trẻ em nhằm
hình thành cho học sinh nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao
tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình.
Thơng qua Tiếng Việt giúp các em nhận thức được các môn học khác. Chẳng
hạn, muốn giải một bài tốn thì điều đầu tiên là các em phải đọc đầu bài sau đó
bằng tư duy sự hiểu biết về mơn học, các em trình bày bài giải qua nói, viết,
giúp cho người khác hiểu được bài làm của mình.
Trong trường Tiểu học, mơn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết
trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển tồn diện, hình thành ở các
em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thơng minh, hình
thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các
em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn
trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân mơn tổng hợp
tồn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết,
1 | 22

skkn



Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một
phân mơn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết cịn hạn
hẹp. Bên cạnh đó, cịn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hồn cảnh
sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình khơng có điều kiện
quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá
chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,…. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói
chung, học phân mơn Tập làm văn nói riêng.Với mục tiêu rèn học sinh ở cả
bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩ năng viết “một đoạn văn ngắn" là
yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2.
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ
năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợ học
phân môn Tập làm văn vì khơng biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân giáo viên
đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các mơn học khác.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được
làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Tôi dự
giờ thăm hỏi một số lớp, tơi nhận thấy các em cịn lúng túng, nhiều học sinh làm
bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm
câu cịn hạn chế có em viết khơng đúng u cầu của đề bài hoặc có những bài
làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.Việc dạy cho học sinh viết đoạn
văn chính là q trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em
về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó địi hỏi giáo viên dạy cho học
sinh có cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và
hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được
việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn
hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức
câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và
lơgic … Đơi khi các em cịn viết câu khơng rõ ý, từ lặp lại nhiều… Là một giáo
viên đứng lớp nhiều năm, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các
em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tơi ln cố gắng để tìm ra những

biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên tơi đã lựa chọn và viết Sáng kiến kinh nghiệm
với đề tài: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐOẠN
VĂN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2 ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy-học phân môn Tập làm văn lớp 2.

2 | 22

skkn


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề tài góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với
câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu
văn khơng lơgíc...Qua đó bồi dưỡng lịng say mê u thích con người, cảnh vật xung
quanh các em.
- Góp phần vào đổi mới cách dạy tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng viết
đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học
của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức
câu, ý sao cho lơgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-Tìm hiểu thực tế để đánh giá tình hình viết văn của học sinh, tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh gặp khó khăn khi học phân môn Tập
làm văn .
-Từ những lý luận và kinh nghiệm thực tế để đưa ra các biện pháp giúp học
sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện trong các giờ Tập làm văn với 30 học sinh lớp 2E

của Trường Tiểu học.
- Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, đặc biệt là
phân môn Tập làm văn lớp 2 và một số tài liệu tham khảo.
- Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ
Tập làm văn.
V. THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu:
Với khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm, tôi nghiên cứu vấn đề:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2” . Trong đó làm sáng tỏ một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn về việc dạy-học phân môn Tập làm văn lớp 2.
Qua đó đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn
được tốt.
- Đối tượng điều tra, khảo sát, thực nghiệm
Nghiên cứu khảo sát thực trạng khối lớp 2 hiện nay nói chung, học sinh lớp 2A4
Trường Tiểu học nói riêng. Về kỹ năng viết đoạn văn cũng như tính tích cực , tự
giác, sáng tạo… của học sinh trong quá trình học tập.
3 | 22

skkn


VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Phương pháp điều tra:
- Mục đích để tìm hiểu các phương pháp dạy học của giáo viên; tìm hiểu
tính tích cực nhận thức của học sinh.
2. Phương pháp thực nghiệm:
- Dạy thực nghiệm tại lớp 2A4 để đối chiếu kiểm nghiệm, đánh giá hiệu

quả nghiên cứu.
3. Phương pháp trực quan:
- Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập…
- Trao đổi với giáo viên – học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Tập
làm văn.
VII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Stt
1

Thời gian
Tháng đầu

Biện pháp
Thu thập tài liệu, lấy ý
kiến giáo viên.

Cuối học kỳ 1

Nội dung
-Nghiên cứu chương trình
SGK, SGV, tài liệu tham khảo
để nắm được nội dung, mức
độ yêu cầu của môn Tập làm
văn.
- Nghiên cứu phương pháp
dạy viết đoạn văn ngắn nhằm
phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh.
- Dạy thực nghiệm theo biện
pháp đã đề xuất.


2

3

Cuối năm học

Thực hiện hoàn thành báo cáo

Tổng kết, viết SKKN

Tự nghiên cứu, rút kinh
nghiệm

PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
4 | 22

skkn


Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động
chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho
học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy
trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải linh hoạt
sáng tạo thì mới có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói

hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa
học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung
gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 2 các em đã
phải viết đoạn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn
giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh
các em. Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người
thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là tồn thể gia đình. Song
đến học kỳ II các em được viết đoạn tả con vật (chim ), tả cảnh (biển), tả cây
cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm
mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia ….
- Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con
vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết
câu, gắn kết ý …
- Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội
dung tranh sau đó viết thành đoạn. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận
dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn
văn ngắn.
- Ở tiểu học nhất là lớp 2, Tập làm văn là một trong những phân mơn có
tầm quan trong đặc biệt ( ở lớp 1 các em chưa được học, lên lớp 2 học sinh mới
bắt đầu được học, được làm quen ).
Môn tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát
triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn
theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu biết
sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con người văn hóa sẽ
hình thành từ các em từ những việc nhỏ nhặt, tưởng như khơng quan trọng đó.
Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân mơn Tập làm
văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “ văn
bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hồn cảnh
giao tiếp cụ thể. Đó khơng nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn;
cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể

chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ
5 | 22

skkn


thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một
lời cảm ơn hay một vày dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp….Đối với lớp
2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học
tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là:
*Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin
lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành………
*Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như :khai bản tự thuật
ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sanh
sách học sinh, ………..
Cuối cùng cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm văn,
thơng qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trao dồi cho học sinh thái độ
ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, bồi dưỡng những tình
cảm lành mạnh cho các em
* Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em thực hành rèn
luyện các kỹ năng nói, viết,nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ
thể :
- Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm
ơn, xin lỗi….
- Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày, như : viết
bản tự thuật ngắn, lặp danh sách học sinh, tra mục lục sách, ……….
- Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt ( nói, viết ),như : kể về người thân, tả biển,
tả cây cối, ……
- Thực hành rèn kỹ năng nghe :
Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm văn trở nên linh hoạt hơn, gắn với cuộc

sống đời thường hơn và giúp học sinh hứng thú trong học tập.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh.
- Lớp học khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ.
- Học sinh đúng độ tuổi tương đối đồng đều, các em có đủ sách giáo khoa và đồ
dùng học tập.
6 | 22

skkn


2.Khó khăn:
Do đặc điểm tình hình địa phương là vùng nơng thơn, điều kiện kinh tế
khó khăn nên việc học của các em ít được phụ huynh quan tâm, cịn phó mặc
cho giáo viên. Do vậy, gây khơng ít khó khăn cho giáo viên, địi hỏi người giáo
viên phải tìm mọi cách để giúp đỡ các em. Qua thực tế giảng dạy và làm công
tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi nhận thấy rằng, muốn học sinh viết tốt đoạn văn,
trước hết học sinh phải viết đúng yêu cầu và nhận thức được tầm quan trọng của
môn Tập làm văn.
3.Thực trạng
a)Về kiến thức trong sách giáo khoa:
Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí,
lơgic đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn
sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể (tả) đơn
giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài
tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và
diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn. Do đó, ta có thể khẳng định

rằng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn
văn cho học sinh.
b) Những khó khăn hạn chế khi dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn.
Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh
cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo
viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách
dạy của giáo viên có phần khn mẫu.
Ví dụ: Khi dạy học sinh bài Tập làm văn tuần 20 “ Tả ngắn về bốn mùa ".
Giáo viên đã hướng dẫn gợi mở các câu hỏi theo sách giáo khoa:
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
(Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm).
+ Mặt trời mùa hè như thế nào ?
(Mặt trời mùa hè rất chói chang).
+ Cây trái trong vườn như thế nào ?
(Cây trong vườn có rất nhiều hoa quả ).
+ Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè ?
(Học sinh thường được vui chơi trong dịp nghỉ hè).

7 | 22

skkn


- Giáo viên chưa vận dụng kỹ năng tả “ Mùa Xuân" của bài tập 1 vào
hướng dẫn bài tập 2. Sự dập khn máy móc như vậy dẫn đến bài viết của học
sinh là bốn câu thiếu lơgíc và sáng tạo, khơng phát huy được tính tích cực của
học sinh.
- Khi trao đổi với giáo viên dạy lớp 2 về cách hướng dẫn học sinh làm bài
tập "Viết đoạn văn ngắn", đa số giáo viên đều trả lời rằng:

Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài .
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, các
câu phải liên kết với nhau .
Bước 3 : Học sinh viết vào vở .
Bước 4 : Chấm chữa lỗi.
+ Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết.
+ Giáo viên chấm bài, chữa một số lỗi sai về câu từ .
- Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung
đoạn viết cần có những gì ? Liên kết câu như thế nào ? Cách diễn đạt làm sao
cho thoát ý… Đến bước 4 chấm lỗi như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với
học sinh vì đối tượng học sinh lớp 2 các em dễ nhớ nhưng nhanh quên. Do đó,
cái sai của học sinh vẫn được lặp lại trong bài.
Về phía học sinh
- Các em học sinh lớp 2 vốn sống cịn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất
sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu cịn cụt lủn. Hoặc câu có thể có
đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa cịn chưa rõ ràng.
Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng
miêu tả.
- Học sinh có hứng thú trong giờ Tập làm văn song chủ yếu tập trung vào
các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời khẳng
định, phủ định… Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và
những gì diễn ra xung quanh. Song vốn từ các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn
đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh cịn hạn chế nên đơi khi các em chưa nhận
ra được sự khác biệt giữa các ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết
một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em.
Bài viết của học sinh :" Bà em đã lên 65 tuổi rồi . Da mịn màng. Tóc dài
óng ả. Bà cho em ăn bánh. Bà rủ em đi chợ sau đó hai bà cháu lại đi chơi."
- Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngơn ngữ của mình cho nên câu
văn chưa giàu hình ảnh, dùng từ chưa phù hợp.

8 | 22

skkn


Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ơng, bà hoặc người thân ở bài tập
làm văn nói trên có một học sinh viết: "Ơng đã già, 70 tuổi. Nghề là thợ xây. Hôm
nào ông cũng đi tập thể dục vào sáng sớm."
- Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, dùng từ chưa đúng
vào văn cảnh, câu rời rạc thiếu sự liên kết.
Ví dụ: Đây là đoạn văn của một học sinh khi viết đoạn văn tả về một lồi
chim mà em thích ( Tập làm văn tuần 21) như sau:
" Những ngày đi học về em cảm thấy rất nhớ nó. Mỏ nó mượt và nó hót rất
hay. Em rất thương nó và nó đẹp. Bộ lơng nó mượt. Hình dáng của con bồ câu
rất thích thú".
- Đơi khi học sinh viết câu dùng cụm từ so sánh để diễn tả nội dung song
sự so sánh ấy rất khập khiễng.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về bà có em viết : "Da mặt bà em nhăn nheo như
quả bưởi héo".
Có em lại viết “Mỗi khi bà cười để lộ vài chiếc răng sữa trông rất
duyên.”
- Một lỗi nữa mà học sinh hay mắc là trả lời theo kiểu nắp đuôi cho nên
câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động.
Ví dụ : Khi dạy bài Tập làm văn tuần 8 để viết đoạn văn kể về cô giáo
(thầy giáo) cũ của em sách giáo khoa có mấy câu hỏi gợi ý trong đó có câu hỏi:
+ Tình cảm của cơ đối với học sinh như thế nào?
+ Em nhớ nhất điều gì ở cơ ( thầy)?
+ Tình cảm của em đối với thầy (cơ) như thế nào?
Có em viết như sau : Tình cảm của cơ đối với em rất tốt. Em nhớ nhất
điều là cô giáo rất dịu dàng và viết chữ rất đẹp. Tình cảm của em đối với cơ rất

kính trọng.
c) Nguyên nhân của thực trạng
- Do học sinh chưa có kỹ năng quan sát.
Do tâm lý lứa tuổi, do chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa có
cách quan sát cụ thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thống qua, hời hợt, thậm chí
có em cịn khơng để ý đến đối tượng cần quan sát. Thêm vào đó khả năng tưởng
tượng cịn hạn chế, thiếu vốn sống thực tế. Do vậy khi viết đoạn văn cịn có
những câu văn lạc lõng khơng sát thực với yêu cầu của đề bài.
- Chưa biết dùng từ, đặt câu
Vốn từ của học sinh lớp 2 còn nghèo nàn, chưa hiểu hết nghĩa của từ , chưa hiểu
nhiều về cấu tạo của câu nên khi viết đoạn văn các em cịn nhiều hạn chế. Các
em khơng biết viết thế nào, viết từ đâu để thành một đoạn văn.
9 | 22

skkn


- Chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn.
Từ chỗ nói chưa thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối
nhiều. Hơn nữa các em cịn khơng biết viết câu nào trước, câu nào sau, viết chưa
thành câu đã chấm hết câu, viết xuống dòng tùy tiện do vậy nhiều bài văn của
các em viết không thành đoạn theo dung yêu cầu.
d) Tiến hành khảo sát.
- Sau khi dạy xong bài tập làm văn tuần 8 tôi khảo sát lớp tôi dạy với đề
bài như sau :
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về cô giáo lớp 1 của
em.
 Thời gian: 15 phút
 Kết quả khảo sát như sau:
Sè lượng vµ %

Líp

SÜ sè

2

33

Hồn thành
tốt

Hồn thành

Chưa hồn
thành

10
(30,3%)

18
55,0%)

5
(15,1%)

- Khi viết đoạn văn kể về cô giáo, các em thường bộc lộ các điểm yếu sau:
+ Về cách diễn đạt như: Từ bị lặp nhiều, dùng từ khơng chính xác. Ví dụ có em
viết :"Cơ giáo em tên là Hồng. Cơ Hồng có dáng người cao, cơ Hồng có mái tóc
dài, cơ Hồng có đơi bàn tay rất khéo viết chữ rất đẹp...". Hay có em viết: Cơ
giáo em có đơi mắt to trịn xoe như hai hịn bi.

+ Câu không rõ nghĩa, câu không đủ bộ phận, các câu trong đoạn văn còn
lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Ví dụ có em viết : "Cơ
giáo em dạy lớp 1. Có nụ cười tươi. Em rất u q cơ. có hàm răng trắng. cơ
giảng dễ hiểu. Em rất q cơ"....
+ Có em viết đoạn văn theo cách trả lời nắp đuôi như sau: Tình cảm của
cơ đối với em rất tốt.
- Trước thực trạng đó tơi đã tìm tịi, tham khảo nghiên cứu và đưa ra một số
biện pháp cụ thể.
III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC
SINH LỚP 2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN .
1.Rèn các kỹ năng cơ bản cho học sinh viết đoạn văn ngắn.
10 | 2 2

skkn


Giáo viên cần chú trọng việc rèn viết đoạn văn ngắn cho học sinh. Cần
coi đây là cơng việc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2. Vì
có viết đoạn văn tốt thì học sinh mới có nền tảng vững chắc để học văn sau này.
a) Tạo cho học sinh có thói quen quan sát:
Giáo viên yêu cầu học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng
xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế đôi khi
tôi cho các em một bài tập tả về cảnh biển, có em bảo là con chưa bao giờ nhìn
thấy biển. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên
các em khơng nhìn thấy biển là đúng. Bởi thế giáo viên cũng cần sưu tầm những
phim ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát về cảnh biển, …
hoặc vào dịp nghỉ hè các em hay được bố mẹ cho đi tham quan tắm biển, nhân
đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm văn
tả cảnh biển.
b) Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:

Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ
phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng.
Có em thì có rất ít hoặc chưa hề có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung
cấp.Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều. Mỗi chủ đề
của mơn Tiếng Việt thì mơn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ
để đó. Trong các tiết dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý
và chú ý đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn. Từ đó học
sinh có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng.
Ví dụ : qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú
Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đơi mắt trịn xoe, tồn thân phủ
một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ cịn có trong phân mơn luyện từ và câu. Giáo
viên có thể cho các em chơi trị chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em sẽ
rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ.
Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh : Nhiều từ ngữ
gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình … Ví dụ : Mặt biển xanh và rộng thành
mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ
ngữ liên kết như : và, thì, nếu, vậy là ….
Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những
từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự , ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người…
thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: buổi
sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh.
11 | 2 2

skkn


Ví dụ: Sau khi thành lập sơ đồ, có thể các em sẽ thành lập một đoạn văn như
sau : “Nhà em có ni một chú gà . Nó có bộ lơng màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em
rất u nó”.
Giáo viên có thể khuyến khích học sinh là “con làm đúng nhưng chưa

hay. Từ những ý tưởng ban đầu của con, chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn
hay hơn nhé : “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao ! Tồn thân nó
phủ một lớp lơng vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè
mà rướn cổ gáy vang ị ó o. Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc
và vuốt ve cái đi dài, cong cong của nó”. Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là
ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt
hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn.
Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để
học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em
noi gương. Tập ghi chép những từ hay ý đẹp. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày
càng nhiều, càng phong phú hơn.
c) Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn:
Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới
thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập
làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trị chơi “em và chú
gà” như sau :
Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú
gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở
nháp.
 “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có ni một
chú gà”
 Cịn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tơi có bộ lơng nhiều màu sắc.
Tơi có cái màu trên đầu. Tơi gáy rất to …”
 Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em
thường rải thóc cho gà ăn …”
- Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau :
Chú gà ở nhà em
Gáy to

Mào đỏ

a

Con gà

Lông nhiều màu

12 | 2 2
Em yêuskkn
mến chú gà

Ăn thóc


- Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển thành
một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp
sức”.
- Từ sơ đồ đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành câu, cứ thể
nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi lại
trên bảng, thế là đã có bốn đoạn văn mẫu. Có thể câu văn lúc ấy cịn lủng củng
nhưng ta có thể sửa chữa.
2.Trang bị cho học sinh về vốn từ và kĩ năng viết đoạn văn ngắn
a) Cung cấp vốn từ
Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em.
Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư
duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp….
* Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ thuộc chủ đề hoặc phù hợp với
văn cảnh.
Ví dụ:
- Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt gỏng, nắng như thiêu
như đốt…

- Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng …
- Tả về hình dáng người.
+ Thân hình : mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả …
+ Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen …
+ Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, loăn xoăn….
+ Khn mặt: Trái xoan, đầy đặn, trịn trịa, xương xương, vuông vức....
* Giáo viên đưa một số câu văn hay đến với học sinh một cách tự nhiên
khơng gị ép.
Ví dụ:
- Khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26 giáo viên gợi mở :
Câu “Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực
lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh cùng với cánh chim
hải âu”. Có thể trả lời cho câu hỏi nào? (Trên mặt biển có những gì ?)
b) Về kĩ năng
13 | 2 2

skkn


* Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng
nói gãy gọn, trọn vẹn ý, khơng nói câu cụt.
Ví dụ: Khi tả về con chim mà em u thích có học sinh nói: “Chim chích
ch cứ sáng sớm, trên cây dừa nhà em nó đậu rồi nó hót”.
Hoặc khi nói về tình cảm của cơ giáo với học sinh khơng nên nói: "Tình
cảm của cơ đối với em rất tốt", mà phải nói: "Cơ giáo rất u q chúng em..."
* Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh:
Ý của em nói: "Cứ vào thời điểm buổi sáng, ở trên cây dừa nhà em có một
con chim chích ch đến và hót ”. Vậy em cần nói cho gãy gọn và hay hơn:
“Sáng nào cũng vậy, chim chích choè lại bay đến đậu trên cây dừa nhà em, cất
tiếng hót líu lo”.

* Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý giữa ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
Khi viết đoạn văn dẫn lời nói của người khác em phải cho trong ngoặc kép.
Ví dụ : - Muốn kể lại lời nói của Dì trong đoạn viết về người thân của em,
cần phải viết trong ngoặc kép như: Dì em bảo: “Cháu cứ lấy kẹo ra mà ăn ".
- Việc rèn cho học sinh viết đoạn cần tạo điều kiện phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh. Phải làm sao cho mỗi đoạn văn là một cơ hội sáng
tạo cho học sinh thâm nhập, quan sát, phân tích từ thực tế.
* Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước thật tốt bài học, tiết
học hơm sau.
Ví dụ:
- Khi dạy học sinh viết 2 đến 3 câu về loài chim mà em thích.
Từ hơm trước giáo viên u cầu mỗi học sinh quan sát kỹ con chim
trong thực tế mà mình u thích. Cụ thể là : Các bộ phân đầu, mình, chân, hoạt
động, tiếng hót… của chim.
3. Các bước tiến hành dạy học sinh viết đoạn văn ngắn
Bài tập viết đoạn văn ngắn là loại bài sản sinh lời nói. Học sinh tập
viết đoạn văn là tập sản sinh lời nói, văn bản. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào các
bước sau để hướng dẫn học sinh làm bài tâp .
* Bước 1:
- Xác định yêu cầu bài.
+ Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
+ Giáo viên phân tích yêu cầu.
- Định hướng học sinh viết.
+ Tả (kể) về ai (cái gì) ?
+ Viết mấy câu ?
14 | 2 2

skkn



+ Viết với tình cảm như thế nào ?
+ Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
- Dù mới là học sinh lớp 2, bài viết chưa yêu cầu cao với bố cục một bài
văn như lớp 4 - 5, cũng chưa có khái niệm lập dàn ý. Song với đoạn viết từ 3
đến 5 câu với 2 đến 3 ý cũng cần sự sắp xếp ý. Ở học kỳ I học sinh được kể về
những người thân thiết với mình như: Cô giáo, thầy giáo, ông, bà, anh, chị,
em… Do đó giáo viên nên gợi ý học sinh trước tiên tự giới thiệu về người đó
(Tên là gì?, mối quan hệ với bản thân?). Tiếp đó là hình dáng, tính cách, cơng
việc hoặc ý thích của người kể và cuối cùng là tình cảm của học sinh đối với
người mình kể.
- Sang học kỳ II, học sinh được tả về một số con vật, cảnh vật xung
quanh mình. Đầu tiên cần gợi mở cho học sinh giới thiệu về vật (cảnh vật) định
tả. Chi tiết nổi bật của cảnh, vật đó. Cuối cùng là tình cảm của bản thân đối với
cảnh vật và con vật đó…
- Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Ở khâu này học sinh bộc
lộ rất rõ nhược điểm về tư duy cách viết câu, sử dụng từ. Giáo viên không nên
làm thay cho học sinh mà nên trang bị một số tình huống, một số cách dùng từ,
một số cách liên kết phù hợp với nội dung đoạn viết để học sinh vận dụng viết
bài.
* Bước 2: Học sinh viết bài vào vở.(Trước khi viết vào vở cho học sinh
nêu miệng bài văn)
* Bước 3: Chấm bài, chữa lỗi.
- Học sinh đổi chéo vở đọc bài, sửa câu từ, nhận xét bài lẫn cho nhau.
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình và đọc bài viết
đã được bạn sửa (câu, từ) trước lớp. Học sinh dưới lớp nhận xét sửa chữa bổ
sung.
- Giáo viên chấm và chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý).
- Giáo viên đọc đoạn văn mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị để học sinh tham
khảo.
Ví dụ: Khi dạy học sinh viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè,

giáo viên cần hướng dẫn theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu bài. Định hướng học sinh viết.
- Học sinh đọc yêu cầu bài: “Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè”.
- Giáo viên phân tích yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh định hướng viết.
+ Viết đoạn gồm mấy câu? (Viết đoạn từ 3 đến 5 câu).
+ Viết về cái gì? (Viết về mùa hè).
15 | 2 2

skkn


- Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
(Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 trong năm).
+ Mặt trời mùa hè như thế nào?
(Mặt trời mùa hè rất chói chang).
+ Cả hai câu trên cho em biết về thời điểm và nét tiêu biểu của mùa nào?
(Đó là mùa hè).
- Giáo viên khẳng định đây là ý 1 của bài.
+ Bà Đất nói về mùa hè như thế nào?
(Mùa hè cho ta trái ngọt hoa thơm).
+ Vậy câu nói của Bà Đất có thể trả lời được cho câu hỏi nào trong bài?
(Cây trái trong vườn như thế nào?).
- Đây chính là ý 2 của đoạn viết.
+ Em có thích mùa hè khơng? (Có).
+ Vì sao? (Vì mùa hè em khơng phải đi học mà được nghỉ hè).
+ Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
(Học sinh được đi tham quan, thắng cảnh, thăm ơng bà…).
- Đây chính là ý 3 của đoạn viết.

+ Đoạn viết có mấy ý? (3 ý)
- Giáo viên giảng mùa hè đến khiến cho cây tươi tốt trái trĩu cành và học
sinh được nghỉ hè.
+ Ý nào là kết quả của ý nào đem tới? (ý 2 và ý 3 là kết quả của ý 1 đem
tới).
Vậy đoạn văn có thể viết :
Ý1----- Ý2------- Ý3
Hoặc:
Ý1----- Ý3------- Ý2
Hoặc:
Ý1----- Ý3 lồng Ý2
+ Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Với 3 ý này học sinh có
thể phát triển mỗi ý thành 1 hoặc 2 câu. Từ câu này sang câu khác phải có sự
liên kết tránh lặp lại từ ý này phát triển tiếp ý kia.
* Giáo viên gợi ý:
Với ý 1 nói về thời điểm và đặc điểm tiêu biểu của mùa hè các em cần
lưu ý không nên lặp lại từ mùa hè trong 2 câu liên tiếp. Khi viết về ánh nắng mặt
trời nên dùng cách so sánh như: Nắng như thiêu như đốt, nắng cháy da cháy thịt,
nắng chang chang, nắng rát cả mặt…
+ Ánh nắng mùa hè em đã cảm nhận bằng những giác quan nào?
(Em đã cảm nhận bằng mắt, da…).
+ Em có ngửi thấy mùi hương của hoa khơng? (Có).
16 | 2 2

skkn


+ Có được ăn hoa quả trong mùa hè khơng? (Có).
+ Đó là hương, vị ta cảm nhận được bằng gì?
(Cảm nhận được bằng mũi và lưỡi).

+Vậy với nội dung ý 2 các em cần lưu ý điều gì? (Em cần đội mũ nón…)
Tóm lại: Khơng nhất thiết cứ mỗi câu hỏi viết được một câu trong đoạn
văn. Cần viết với sự cảm nhận bằng nhiều cách: Nhìn, ngửi, ăn… xen lồng với
tình cảm của bản thân về mùa hè.
Bước 2: Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày một văn bản. Khi bắt đầu viết
đoạn cách lề một ô, viết hết câu này tiếp sang câu khác, ý này tiếp sang ý kia,
viết hết đoạn mới xuống dòng.
- Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh yếu.
Bước 3: Nhận xét, chữa lỗi:
- Học sinh đổi chéo bài, đọc bài viết của bạn sau đó nhận xét về cách
trình bày, sửa câu, từ sai có trong đoạn viết.
- Một số học sinh đọc bài viết của mình, đọc câu bạn đã sửa giúp. Học
sinh khác góp ý bổ sung.
- Giáo viên chấm bài, chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý).
- Giáo viên đọc đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo.
4. Các bước tiến hành dạy thực nghiệm:
- Xây dựng kế hoạch bài dạy Tập làm văn lớp 2. Các bài có yêu cầu viết
đoạn: Tuần 8, tuần 10, tuần 11, tuần 13, tuần 15, tuần 16, tuần 20, tuần 21, tuần
26, tuần 28, tuần 31, tuần 33, tuần 34.
- Dạy thực nghiệm lớp 2A4.
5. Kết quả thu được:
Sau một thời gian áp dụng biện pháp nói trên trong việc dạy học sinh viết
đoạn văn ngắn, tôi đã kiểm tra học sinh để lấy số liệu sau:

Lần 1: Tuần 15
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về anh, chị, em ruột
của em ( hoặc anh, chị, em họ của em).
Thời gian làm bài :15 phút
Đối tượng 63 học sinh của lớp 2A4.

Kết quả đạt được như sau:
Líp

SÜ sè

Sè lượng vµ %
17 | 2 2

skkn


2

63

Hoàn thành
tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

38
(23,94%)

28
17,64%)

7

(4,41%)

Lần 2: Tuần 27
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5) câu nói về con vật mà em
yêu thích.
Thời gian: 15 phút
Đối tượng 63 học sinh của lớp 2A4
Kết quả đạt được như sau:
Sè lượng vµ %
Líp

SÜ sè

2

63

Hồn thành
tốt

Hồn thành

Chưa hồn
thành

41
(25,83%)

16
10,8%)


6
(3,78%)

- Nhìn vào các bảng kết quả trên cho thấy cách tổ chức học sinh viết đoạn
ngắn theo hướng đã trình bày ở trên giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn chắc
chắn, thành thạo, chất lượng đoạn văn viết của học sinh tăng lên rõ rệt qua từng
đợt kiểm tra tại lớp thực nghiêm.
- Mặt khác qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp 2A4 tôi thấy giờ học
diễn ra sôi nổi. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn
cả là hiện tượng nói câu khơng rõ nghĩa, khơng trọn ý khơng cịn nữa. Học sinh
đã biết dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động. Khi viết về các
con vật và con người xung quanh mình. Thời gian hồn thành đoạn viết trong
các lần kiểm tra cũng tốt hơn . Điều đó chứng tỏ cách dạy viết đoạn văn theo
hướng đã trình bày ở trên đã đem lại kết quả đầy khả quan, cần được phát triển
để thực sự nâng cao chất lượng viết đoạn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung
cho học sinh lớp 2.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
18 | 2 2

skkn



×