Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cải thiện trí nhớ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.48 KB, 2 trang )

Cải thiện trí nhớ
Vì rất nhiều lý do, như áp lực trong công việc, cuộc sống, khiến chúng ta “nhớ nhớ, quên
quên”. Bạn đang miệt mài học cho kỳ thi cuối cấp? Bạn cố gắng học thuộc hàng loạt đề
mục, những sự kiện chính của lịch sử nhưng mãi mà chúng chưa chịu “vào” đầu của bạn?
Hãy lắng nghe chia sẻ của một số bạn trẻ và lời khuyên của chuyên gia trong chương
trình “Kỹ năng sống” với chủ đề “Cải thiện trí nhớ”.
Bạn có biết?
1. Chúng ta chỉ nhớ 10% những gì chúng ta đọc (sách giáo khoa, tạp chí, báo…)
2. Chúng ta chỉ lưu lại 20% những gì chúng ta nghe được (bài giảng, đối thoại, băng
đài…)
3. Chúng ta nhớ 30% những gì chúng ta nhìn thấy (video, tranh, ảnh)
Nhưng:
1. Chúng ta nhớ khoảng 50% những gì chúng ta vừa nghe và nhìn thấy (một bài thuyết
trình, diễn thuyết hoặc triển lãm)
2. Khi chúng ta thật tập trung vào việc học, chúng ta nhớ đến 70% nội dung bài (điều
này bao gồm việc tham gia thảo luận, ghi chép lại những điều bạn nghe và nhìn
thấy, liên hệ điều bạn vừa học được)
3. Nếu bạn là giáo viên hoặc là người trình bày, bạn phải chia sẻ điều mà bạn học được
với người khác, bạn có thể nhớ 90% điều bạn đã học.

Tất cả mọi người đều có thể cải thiện trí nhớ của mình, miễn là bạn lạc quan, cố gắng! Có
rất nhiều điều bạn có thể làm để cải thiện bộ nhớ của mình. Dưới đây là một số cách giúp
bạn cải thiện trí nhớ:
1. Hãy cố gắng tập trung hoàn toàn vào công việc của bạn. Bạn không nên làm nhiều
việc cùng một lúc, vì điều bạn cần lúc này là nhớ được những điều mình đã học.
2. Học dần dần, chia thành nhiều buổi thay vì “nhồi nhét” vào tuần cuối cùng trước
ngày thi. Việc này giúp bạn từng bước củng cố kiến thức mình.
3. Sắp xếp các tài liệu của bạn theo mục và nội dung rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ
công việc của mình tốt hơn.

4. Sử dụng các “thủ thuật” riêng như vần điệu, chuyện cười hoặc hình ảnh để giúp


bạn nhớ lại.
5. Liên hệ thông tin mới với những điều bạn đã học được. Điều này giúp bạn thiết lập
mối quan hệ giữa thông tin mới và cũ.
6. Tận dụng các tài liệu nghe nhìn, như tranh ảnh, bảng biểu, sẽ giúp bạn ghí nhớ số,
ngày tháng và các sự kiện.
7. Hãy chia sẻ điều bạn vừa học được với ai đó. Quá trình truyền đạt có thể giúp bạn nổi
bật một số sai sót hoặc điều gì đó bạn chưa hiểu rõ.
8. Nếu cần, hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu tài liệu; bố trí thời gian hợp lý cho
những công việc hoặc nội dung khó nắm bắt hoặc khó hiểu.
Chúc bạn thành công!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×