Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đề án tốt nghiệp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội lhpn quận nam từ liêm giai đoạn 2016 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.49 KB, 51 trang )

i

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Lý do xây dựng đề án ............................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề án..................................................................................2
1.3. Nhiệm vụ của đề án................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề án..................................................................................3
Phần 2. NỘI DUNG.........................................................................................4
2.1. Căn cứ xây dựng đề án............................................................................4
2.2. Nội dung cơ bản của đề án....................................................................13
2.3. Tổ chức thực hiện đề án ......................................................................28
2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án .................................................................32
Phần 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................34
3.1. Kết luận................................................................................................34
3.2. Kiến nghị..............................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................38


ii

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN
CLB

: Câu lạc bộ

CNH

: Cơng nghiệp hóa


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐH

: Hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

UBND

: Ủy ban nhân dân


1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ
ln giữ một vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày nay, với trên 50% dân số
là lực lượng lao động, vai trị, vị trí của phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng
định trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy, giải phóng
phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ đang trở thành xu thế và là một vấn đề đang
được Đảng, Nhà nước quan tâm. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức

mạnh và chăm lo cho sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường
xuyên, rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.
Từ khi thành lập, đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng mục tiêu giải
phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ
gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. để
tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ, phát động và
hướng dẫn các phong trào cách mạng của phụ nữ, quan tâm, chăm lo đến sự
tiến bộ, phát triển của phụ nữ, đảng đã sớm thành lập tổ chức Hội LHPN Việt
Nam (20/10/1930) và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức Hội trở
thành nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ của đảng. Dưới sự lãnh đạo
của đảng, tổ chức Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn
mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ của Việt Nam, đại diện, bảo vệ
quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; Tham gia quản
lý Nhà nứơc, xây dựng đảng; Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ
thực hiện chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp hần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Thực sự trở thành cầu nối giữa đảng
với đơng đảo quần chúng phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho
đảng, Nhà nước và các đồn thể nhân dân; Tích cực tham gia các hoạt động


2
của phụ nữ Quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với
phụ nữ Việt Nam,
Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH,
hội nhập với khu vực và thế giới, tình hình phụ nữ và cơng tác phụ nữ vẫn bộc
lộ nhiều hạn chế, đồng thời lại có nhiều vấn đề mới đặt ra với nhiều thách
thức. Trong những năm qua, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và
thực tiễn của hoạt động của Hội LHPN các cấp, để phát huy vai trò của Hội
LHPN, đẩy mạnh phong trào phụ nữ trong tình hình mới, việc đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là một nhiệm vụ

quan trọng.
Trước thực tế đó, là một cán bộ Hội phụ nữ quận Nam Từ Liêm, sau
khi tiếp thu kiến thức lý luận tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
từ yêu cầu thực tiễn của đơn vị cùng những kinh nghiệm cơng tác của mình,
tơi chọn đề tài “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội
LHPN quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2016 – 2021” làm Đề án tốt nghiệp,
với mong muốn góp phần xây dựng phong trào phụ nữ của Quận ngày một
phát triển góp phần xây dựng quận Nam Từ Liêm giàu đẹp, văn minh.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề án được triển khai thực hiện nhằm đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của Hội LHPN quận Nam Từ Liêm để vận động, thu hút được
nhiều sự quan tâm, tham gia của chị em phụ nữ đối với các phong trào hoạt
động của Hội, làm cho chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ ngày càng được
nâng lên.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng, thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ.
Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò


3
nịng cốt trong cơng tác phụ nữ.
Nâng cao vị thế, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Hội LHPN quận
Nam Từ Liêm góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội
và bình đẳng giới.
Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động của Hội LHPN quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2016 – 2021
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
Mục đích nghiên cứu Đề tài, tác giả làm rõ việc đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động giai đoạn 2016 – 2021. Qua đó khẳng định những nội
dung, phương thức họat động phù hợp, hiệu quả của tổ chức Hội và vai trò
của Hội LHPN quận trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ
chính sau đây:
- Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ và tổ
chức Hội LHPN trong cách mạng Việt Nam
- Thực trạng phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN quận giai
đoạn 2010 – 2015, làm rõ sự cần thiết phải đổi mới về tổ chức, nội dung và
phương thức hoạt động Hội LHPN quận nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế, kinh nghiệm và đề ra
phương hướng, giải pháp cho thời gian tiếp theo.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Công tác đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hội LHPN quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Về thời gian: giai đoạn 2014 - 2016


4

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
- “Đổi mới”: Có nhiều quan điểm khác nhau về đổi mới: Chẳng hạn,
theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, “Đổi mới là thay đổi cho khác hẳn với

trước, tiến bộ hơn và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển”.(1)
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì đổi mới là thay đổi cho
khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển.(2)
Một định nghĩa khác lại thấy, đổi mới là cải cách cái lỗi thời thay vào
đó, thừa kế cái tốt cũ và thêm cái mới hợp với thời đại mới (tương thích).
1

() Viện Ngơn ngữ học (2005), Từ điển tiếng việt phổ thơng, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
() Viện ngơn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.

2


5
Như vậy, đổi mới là thay đổi cho khác với trước, tiến bộ hơn, khắc
phục tình trạng lạc hậu, trì trệ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đổi mới
khơng phải là xóa bỏ hết cái cũ, mà là thay đổi những cái chưa hiệu quả, chưa
tốt, đồng thời giữ lại, duy trì, phát huy những cái đã tốt và sáng tạo những cái
mới, hiệu quả, phù hợp. Nói chung, đổi mới là làm cho ngày càng hiệu quả
hơn, tốt hơn.
- “Nội dung hoạt động của Hội LHPN Việt Nam”: là toàn bộ những
vấn đề, lĩnh vực mà Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo, tổ chức triển khai để thực
hiện tơn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của Hội.
- “Phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam”: là các phương
pháp, cách thức Hội LHPN Việt Nam thực hiện nội dung hoạt động của Hội.
- Về mối quan hệ giữa nội dung và phương thức hoạt động của Hội :
có quan hệ đan xen, chặt chẽ, biện chứng. Phương thức hoạt động tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung hoạt động, bộ máy tổ chức hiện có,
trình độ cán bộ, phong cách quản lý, đặc điểm các nhóm đối tượng phụ nữ.

Khơng thể có một phương thức hoạt động được đánh giá là tốt, nếu nội
dung hoạt động khơng được xác định đúng đắn, trình độ năng lực cán bộ
không theo kịp. Nhưng phương thức hoạt động không phù hợp sẽ tác hại
không nhỏ đến nội dung hoạt động. Một nội dung có thể cần một hoặc
nhiều phương thức hoạt động, ngược lại, một phương thức hoạt động có thể
sử dụng cho nhiều nội dung hoạt động khác nhau. Chính mối quan hệ biện
chứng nói trên cùng với tính phong phú, đa dạng, ln vận động, biến đổi
của công tác Hội và phong trào phụ nữ ở một vài khía cạnh, sự phân định
nội dung, phương thức hoạt động trong thực tế cũng như trong tài liệu này
chỉ mang tính tương đối.
Trên cơ sở khái niệm về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và
dựa trên tơn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội: “Đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là duy trì và phát huy những


6
việc làm, cách làm hiệu quả; vận dụng, sáng tạo những việc làm, cách làm
mới, phù hợp, hiệu quả; thay đổi, cải tiến những việc làm, cách làm chưa hiệu
quả, chưa phù hợp, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ; đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của cơng tác phụ nữ, góp phần thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới”.
2.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trị của
phụ nữ
Các nhà sáng lập CNXH khoa học đánh giá cao vai trò của người
phụ nữ và chỉ rõ điều kiện, biện pháp để giải phóng phụ nữ, nhằm động
viên lực lượng lao động nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Ănghen đã
khẳng định: “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng nam nữ đều khơng
thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngồi lao động sản xuất xã
3


hội và cịn phải bị bó hẹp trong việc riêng tư gia đình”( ).
Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên tiến nhất của
thời đại ngày nay chỉ ra nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ;
đồng thời, khẳng định khả năng và vai trò to lớn của phụ nữ đối với quá
trình cách mạng và tiến bộ của xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Sự
nghiệp giải phóng phụ nữ là bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải
phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xây dựng CNXH, tiến lên
cộng sản chủ nghĩa.
Là người bảo vệ và phát triển học thuyết cách mạng của C.Mác,
Ph.Ănghen, Lênin cũng đánh giá cao vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp
cách mạng, Người khẳng định: “Chừng nào mà phụ nữ không những chưa
được tự do tham gia đời sống chính trị nói chung, mà cũng chưa được
3() Mac-Ăngghen: Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1962, Tr.506.


7
quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người thì
chừng ấy chưa có thể nói đến CNXH được, mà cũng chưa có thể nói đến
4

ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững được”( ).
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin đã quan
tâm đến việc tạo điều kiện để phụ nữ được thực sự giải phóng. Người quan
niệm phụ nữ phải được giải phóng, bình đẳng trên mọi phương diện từ luật
pháp, kinh tế, văn hoá, xã hội … Phải giải phóng họ trong cuộc sống gia
đình, khơng chỉ mở ra kỷ nguyên giải phóng dân tộc, mà cịn mở đầu cho
cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ trên phạm vi tồn thế giới.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con
người, vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là
nhiệm vụ của tồn xã hội, song khơng thể thiếu vai trị của chính giới phụ

nữ; hơn ai hết, phụ nữ là người trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
mình. Chính lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn đèn soi sáng, là vũ khí sắc
bén trên con đường đấu tranh giải phóng phụ nữ giành thắng lợi.
2.1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của phụ nữ trong
Cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng phụ nữ trong
công cuộc xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Phụ nữ
ta là một lực lượng lớn trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa
5
xã hội”( ). Trong những năm tháng vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa tích

cực sản xuất để chi viện cho miền Nam, Người đã nói với nhân dân miền Bắc:
“Bây giờ tồn dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì phải làm gì? Nhất định phải tăng gia cho thật nhiều. Muốn
4(5) Lênin: Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, M.,.1981, Tr.
5() Hồ Chí Minh: Tồn tập - tập 10, NXB CTQG, Hà Nội.2000, Tr.451


8
sản xuất nhiều thì phải có sức lao động, muốn có nhiều sức lao động thì phải
6

giải phóng sức lao động cho phụ nữ”( ).
Sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào công cuộc kiến thiết nước
nhà được Hồ Chí Minh khái qt: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
7

ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ ”( ). Đây là
luận điểm có tính khái qt sâu sắc và thấm đượm hình ảnh giới về vai trị
của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người còn căn dặn: “Trong sự
nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ ta đảm đang đã góp phần xứng đáng
trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch
thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ
nữ phụ trách mọi công việc, kể cả lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thě phải cố
gắng výőn lęn. Đó lŕ cuộc cách mạng đýa đến quyền běnh đẳng thực sự cho
8

phụ nữ”( )
Ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới đã
chiếu rọi con đường vươn lên của phụ nữ Việt Nam. Người cũng chỉ rõ:
“Phụ nữ khơng thể chỉ trơng chờ vào Đảng, mà chính bản thân tổ chức Hội
phải tìm ra phương thức hoạt động phù hợp để quần chúng tự nguyện tham
gia hoạt động cơng tác Hội, gắn bó với tổ chức Hội làm cho cơng tác vận
9

động phụ nữ ngày càng có hiệu quả thiết thực”( ).
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh ln khẳng định vị trí quan trọng của phụ
nữ Việt Nam, ln gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Người xác định rõ trong chế độ xã hội chủ
6() Hội LHPN Việt Nam: Phụ nữ bước vào thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội,.2002, Tr.104.
7() Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, Tr.423.
8() Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, Tr.30.
9() Hồ Chí Minh: Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội,.1970, Tr.34.


9
nghĩa, Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức xã hội phải thực sự quan tâm đến phụ
nữ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tiềm năng, đồng thời phụ nữ muốn tiến bộ,
bình đẳng nam nữ thì phải có ý chí, tích cực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ

tài tham gia lãnh đạo quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
2.1.2. Căn cứ Chính trị, pháp lý
Ngay từ khi thành lập và trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cao vị trí, vai trị của phụ nữ và phong trào
phụ nữ. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đã viết: “Phải đem phụ nữ
công nông vào công hội, nông hội cho đông lại, cần phải đem họ vào cơ
10

quan chỉ huy để tập làm công việc lãnh đạo quần chúng”( ).
Xuất phát từ vai trò quan trọng của phụ nữ, Đảng ta đã có sự nhìn nhận
biện chứng về vấn đề giải phóng phụ nữ. Tại Nghị quyết số 153- NQ/TW
ngày 10/01/1967 Đảng khẳng định: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách
nhiệm chung của tồn Đảng, của Nhà nước, của xã hội".
Nghị quyết 8b- NQHN/TW (27/3/1990) và Chỉ thị số 62/CT- TW
(25/6/1990) của Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết 8b xác định: Các đoàn
thể và các tổ chức quần chúng cần định rõ chức năng, đổi mới nội dung hoạt
động, cải tiến phương thức hoạt động, có hình thức tập hợp linh hoạt, thích
hợp để đem lại lợi ích thiết thực cho đồn viên, hội viên, đồn kết đồn viên,
hội viên và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng.
Trong cơng cuộc đổi mới của đất nước, yêu cầu phải nâng cao chất
lượng công tác vận động phụ nữ được đặt ra với những nội dung cụ thể tại
Nghị quyết 04- NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về "Đổi mới và tăng
cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới".

10() Hội LHPN Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội,. 2002, Tr.101.


10
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày

25/2/1993 về việc đổi tên "Ủy ban quốc gia về thập kỷ phụ nữ" cơ quan đại
diện chính thức cho phụ nữ Việt Nam (thành lập để hướng ứng thập kỷ phụ
nữ) thành "Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam". Ngày
7/11/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 646/CT- TTg về việc
thành lập "Ban vì sự tiến bộ phụ nữ" ở các Bộ, ngành và địa phương.
Ngày 21/01/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc
gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.
Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội, ngày 16/5/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 37CT/TW "Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới".
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW
về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhất quán quan điểm của Đảng về vai trò phụ nữ và phong trào phụ
nữ trong sự nghiệp cách mạng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
chỉ rõ: “…Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ
nữ. Nghiên cứu , bổ xung và hồn thiện các chính sách luật pháp đối với lao
động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị của mình; tăng tỉ lệ phụ
nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh
chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực buôn bán, xâm hại và xúc
phạm nhân phẩm phụ nữ ”(11).
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng đã cụ thể hóa quan điểm
đó trong các văn bản pháp lý của mình. Trong bốn bản Hiến pháp và Hiến pháp
1992 của nước ta đều chỉ rõ: "Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo,

11() Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội. 2011..


11
nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ
nữ, không ngừng phát huy vai trị của phụ nữ trong xã hội".

Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, trong các văn kiện chính trị và
pháp lý đã khẳng định tiềm năng, vai trị, vị thế của người phụ nữ đối với q
trình phát triển, đồng thời cũng thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và
Nhà nước đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước đã cố gắng thể chế hóa các quan
điểm, yêu cầu mọi thành viên trong xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện,
khuyến khích phụ nữ phát huy mọi khả năng của mình trong phát triển kinh tế
- xã hội. Những chủ trương và sự quan tâm của Đảng đã kịp thời khơi dậy và
động viên, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng, vai trò của phụ nữ thành nguồn
sức mạnh, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, làm chuyển biến tình
hình kinh tế -xã hội của đất nước ta trong những năm qua. Đó cũng là sự kế
thừa, vận dụng, cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với
từng thời kỳ phát triển của đất nước.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam
a. Chức năng của Hội LHPN Việt Nam
Căn cứ Điều lệ Hội LHPN Việt Nam đã được thông qua tại Đại hội Đại
biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 14/3/2012.
Chức năng của Hội LHPN Việt Nam được quy định rõ trong Điều 1
của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam gồm:
- Chức năng đại diện: Tổ chức Hội LHPN Việt Nam thay mặt cho các
tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy
định của pháp luật hoặc Điều lệ Hội LHPN Việt Nam.
- Chức năng đoàn kết, vận động: Hội LHPN Việt Nam tuyên truyền,
thuyết phục hội viên, phụ nữ đoàn kết, tham gia thực hiện các hoạt động
hướng đến mục đích chung của tổ chức Hội.
b. Nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam


12
Được quy định rõ trong Điều 2 của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam:

1. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,
phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước;
2. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận
động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh
phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát
việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia
đình và trẻ em;
4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ
trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hịa bình.
Kinh phí hoạt động: Theo Luật Ngân sách, Hội LHPN Việt Nam được
Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động.
2.1.3.2. Tính tất yếu của việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động của Hội LHPN Việt Nam
a. Xuất phát từ đường lối đổi mới của Đảng và đổi mới công tác phụ nữ
Mỗi tổ chức, muốn phát triển phải không ngừng đổi mới. Nhận thức rõ
vai trị sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới, Đại hội VI (1986) Đảng
Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra chủ trương, đường lối đổi mới. Cơng
cuộc đổi mới tồn diện của Đảng được thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ vào
những 90 của thế kỷ XX. Năm 1993, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng ra Nghị quyết 04- NQ/TW về đổi mới và tăng cường cơng tác vận động
phụ nữ trong tình hình mới, một trong sáu công tác lớn của Đảng được xác


13

định là: "Đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội LHPN
Việt Nam".
Từ khi thành lập đến nay, Hội LHPN Việt Nam luôn kiên cường đấu
tranh phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
phụ nữ. Trước những yêu cầu mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, phụ nữ nước ta đã và đang
gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, mối quan tâm, nhu cầu
của các tầng lớp, các đối tượng phụ nữ lại rất khác nhau, nhưng một số nội
dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN còn thiếu cụ thể, chưa sát hợp
với từng đối tượng, chưa phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo trong phong
trào phụ nữ để góp phần lớn hơn trong cơng cuộc đổi mới của đất nước. Vì
vậy, địi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác vận động phụ nữ là
cần thiết, trong đó việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là nhiệm vụ
hàng đầu.
b. Xuất phát từ thực tiễn phong trào phụ nữ trong nước và trên thế giới
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ và thực tiễn của phong trào phụ nữ
hiện nay, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể song công tác Hội và
phong trào phụ nữ vẫn còn những tồn tại hạn chế: Nội dung hoạt động của
Hội chưa đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra đối với một số đối tượng lao
động: Lao động nữ ở các khu công nghiệp, nữ tri thức, nữ thanh niên, phụ nữ
cao tuổi. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, vận động, hướng dẫn phụ nữ
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cịn lúng túng. Cơng
tác giám sát việc thực hiện chính sách và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, công tác
kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội chưa tiến hành thường xuyên, hiệu quả
chưa cao. Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về cơng tác vận động
phụ nữ và nhân rộng mơ hình cịn hạn chế. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn
hóa cán bộ Hội theo chức danh quy định. Phong trào phụ nữ phát triển chưa
đồng đều. Trình độ học vấn, chun mơn, nghề nghiệp của phụ nữ cịn thấp;



14
cơ hội có việc làm và thu nhập cịn han chế. Đời sống và việc chăm sóc sức
khỏe của một bộ phận phụ nữ cịn nhiều khó khăn. Đặc biệt là phụ nữ ở vùng
nông thôn, vùng cao, vùng sâu vùng xa còn bị ràng buộc bởi phong tục, tập
quán lạc hậu. Phụ nữ cao tuổi, đơn thân, tàn tật, có hồn cảnh khó khăn chưa
được quan tâm đúng mức.
Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ
nữ Việt Nam có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển
trong một bộ phận phụ nữ. Tình trạng nạo phá thai trong nữ thanh niên, vị
thành niên và lây nhiễm HIV/AIDS trong phụ nữ, trẻ em, tệ nạn mại dâm,
buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng người nước ngoài bất hợp pháp, vì mục
đích vụ lợi diễn biến phức tạp. Phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn
cịn xảy ra dưới nhiều hình thức. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, tham
gia các cơ quan dân cử còn thấp, chưa bền vững, chưa tương xứng với năng
lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ còn thiếu, ở
một số lĩnh vực tỉ lệ cán bộ nữ sụt giảm.
Việc triển khai thực hiện nội dung, phương thức hoạt động của Hội
chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết hiệu quả một số vấn đề thực tiễn đặt ra,
nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ. Chỉ đạo của Hội ở
một số nơi chưa chú trọng đúng mức việc lựa chọn vấn đề ưu tiên, còn thiếu
các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù đối tượng, vùng miền. Công tác
nghiên cứu, dự báo về những vấn đề liên quan đến phụ nữ cịn hạn chế. Trình
độ năng lực, tư duy của một bộ phận cán bộ Hội chưa đáp ứng được yêu cầu
địi hỏi của cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, có nơi cán bộ Hội
chưa sâu sát cơ sở. Cơ chế thị trường và q trình cơng nghiệp hóa đã và đang
làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ. Phụ nữ gặp
nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu
tiên của con người. Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa chủ động
vượt khó vươn lên, định kiến giới cịn tồn tại trong xã hội.



15
Nhận thức và sự quan tâm lãnh đạo công tác vận động phụ nữ của một số
cấp ủy Đảng, chính quyền cịn hạn chế. Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng về cơng tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng
bộ. Chính sách chăm lo, bảo vệ bà mẹ, trẻ em còn nhiều bất cập. Chế độ chính sách
đối với cán bộ Hội chưa hợp lý. Việc tổ chức và giám sát thực hiện luật pháp, chính
sách liên quan đến phụ nữ của một số cấp ủy chính quyền cịn hạn chế.
Với xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập của phong trào phụ nữ trên thế
giới ngày càng tác động vào các tầng lớp phụ nữ, các hoạt động của Hội cũng
phải kịp thời đổi mới để hòa nhập với xu thế phát triển chung.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết mà đề án hướng đến
2.2.1.1. Những kết quả về đổi mới nội dung hoạt động
- Kết quả thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
* Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc":
Hội luôn làm tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm do cấp ủy Đảng chỉ
đạo như cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư" Hội phụ nữ đã tuyên truyền vận động đông đảo hội viên phụ nữ từ
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời nêu cao
vai trị người vợ, người mẹ trong gia đình, khích lệ phụ nữ tích cực tham gia
sinh hoạt Hội, học tập nâng cao trình độ mọi mặt, học hỏi kinh nghiệm, kỹ
thuật chăn nuôi, trồng trọt, mạnh dạn đưa các cây, con giống có năng xuất cao
vào sản xuất phát triển kinh tế gia đình, giáo dục con em tránh xa các tệ nạn
xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm,… góp phần xây dựng gia đình "No ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".



16
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", chị em tự nguyện giúp nhau bằng
nhiều hình thức như giúp nhau bằng ngày công lao động, con giống, vốn, kinh
nghiệm trong sản xuất. Đã có 15.287 lượt phụ nữ nhận giúp đỡ cho hội viên
khó khăn, nghèo với trị giá lên tới 100.180.000đ khơng lấy lãi và hàng nghìn
ngày cơng lao động. Các chị thường xuyên giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm
giúp đỡ giống, vốn để các chị em khác học hỏi và làm theo phát triển kinh tế
gia đình xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" cũng được các cấp Hội từ Quận đến cơ
sở thường xuyên quan tâm. Đã tổ chức thăm hỏi, động viên tặng q cho các
gia đình chính sách trị giá 10.500.000đ, tặng 22 sổ tình nghĩa cho đối tượng
nữ Thanh niên xung phong có hồn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền
11.000.000đ và đóng góp hàng nghìn ngày cơng lao động xây sửa nhà tình
nghĩa, tu sửa, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ vào dịp kỷ niệm 27/7 hàng năm.
Những hoạt động này đã phần nào mang lại sự chia sẻ động viên ấm áp tình
người đối với các gia đình có cơng với cách mạng.
Từ năm 2014 đến nay, qua các đợt phát động các phong trào thi đua
ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh":
Bằng các hình thức học tập và tuyên truyền đa dạng, phong phú thông
qua sinh hoạt chi hội, sinh hoạt câu lạc bộ với các nội dung sưu tầm các mẩu
cquận kể đời thường của Bác, tìm hiểu về thân thế sự nghiệp, đặc biệt là học
tập đức tính "Cần, kiệm, liêm, chính"; "Chí cơng vơ tư" của Người. Qua nhiều
đợt học tập, đã có 123/123 chi hội với 745 cán bộ hội viên đăng ký làm theo
Bác như tham gia thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phong trào "lợn nhựa
tiết kiệm", 100% hội viên tham gia tiết kiệm từ 2000đ trở lên để ủng hộ xây
dựng "Mái ấm tình thương" với tổng số tiền là 135.000.000đ để xây sửa 5

"Mái ấm tình thương" cho hội viên phụ nữ nghèo đứng chủ. “Hũ gạo tình


17
thương” cũng được hội viên phụ nữ hưởng ứng tham gia, hàng năm qun
góp và tặng cho 75 gia đình/10kg /tháng.
2.2.1.2. Kết quả thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm
a. Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao trình độ, năng lực, phát huy giá trị
đạo đức, rèn luyện chuẩn mực “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”:
Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Thành hội phụ nữ Hà Nội, các cấp
Hội phụ nữ Nam Từ Liêm đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức quán
triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các Nghị quyết Trung ương Đảng
(khoá XI), tuyên truyền Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, Điều lệ Hội
LHPN Việt Nam và các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc
lần thứ XI, tuyên truyền giáo dục truyền thống của dân tộc, của Đảng và của
phụ nữ Việt Nam, chủ động, sáng tạo tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ
phụ nữ nâng cao trình độ, năng lực, phát huy giá trị đạo đức, rèn luyện chuẩn
mực “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” cho CBHVPN trên
địa bàn; Đồng thời triển khai đồng bộ các bước triển khai thực hiện Đề án 343
“Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2010 - 2015” do Trung ương Hội chỉ
đạo tới 100% cơ sở Hội, 93% CBHV:
Tham mưu với Hội đồng PBGDPL quận ban hành Kế hoạch “Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật
cho phụ nữ nông dân trên địa bàn Quận giai đoạn 2014 - 2016”. Chỉ đạo
100% cơ sở tuyên truyền nâng cao kiến thức của CBHVPN về luật pháp chính
sách, trong đó tập trung tun truyền luật pháp chính sách liên quan đến bình
đẳng giới, phụ nữ và trẻ em; Duy trì hoạt động hiệu quả câu lạc bộ “Phụ nữ với
pháp luật”; Chỉ đạo 100% cơ sở xây dựng được 27 “Chi hội phụ nữ văn minh”
nhằm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU của Thành ủy về tiếp tục thực hiện văn minh

trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội và thực hiện Quyết định 07 của
UBND thành phố Hà Nội về thực nếp sống văn minh trong việc tang;


18
Trong các dịp kỷ niệm của Hội, sinh hoạt hội viên, toạ đàm, truyền
thông, tập huấn… Quận và cơ sở đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống
của phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn kỹ năng tổ chức cuộc sống, thực hiện bình
đẳng giới, phịng chống bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội; Tuyên truyền trong
CBHVPN về kiến thức chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, kiến thức
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Truyền thơng dân số và tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh; Tổ chức tư vấn, khám sức khoẻ sinh sản cho
phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ;
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được quan tâm kiện toàn: Hội
đã xây dựng được 156 báo cáo viên, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên và
cán bộ Hội được Quận Hội phối hợp với HĐPBGDPL cung cấp thông tin, tài
liệu, tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền các văn bản luật, kỹ năng giám
sát các vấn đề liên quan tới phụ nữ trẻ em.
Tiểu đề án «Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt
Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước» được thực hiện đều ở cả 2 cấp: Quận Hội
đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự
trọng, trung hậu, đảm đang gắn với việc thực hiện ứng xử văn hố trong gia
đình và ngồi xã hội để phụ nữ Nam Từ Liêm phấn đấu, rèn luyện; Tổ chức
cuộc thi “Phụ nữ Nam Từ Liêm tài năng thanh lịch”. Nhằm nâng cao phẩm
chất đạo đức của phụ nữ thực hiện tốt chức năng gia đình và xã hội, các cấp
Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia các phong
trào của địa phương, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có lịng u nước, có
sức khỏe, có trí thức, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, biết quan tâm
đến lợi ích xã hội và cộng đồng. Nhân các ngày Lễ lớn của Đất nước, của
Hội, các cấp Hội phụ nữ đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm với những nội

dung phong phú, đa dạng hình thức tổ chức như: ôn lại truyền thống, giao lưu
văn nghệ, hái hoa dân chủ, tham quan học tập, tổ chức hội thi, thu hút trên
90% hội viên phụ nữ tham gia.



×