Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.96 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

HOÀNG THỊ HỒNG CHI

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƯ BÌNH

Hà Nội, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Canada” là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Như Bình cùng với sự chỉ bảo của một số thầy
cô giáo.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, không trùng lặp với đề tài khác. Mọi số liệu được sử dụng đã được trích
dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.

Học viên

Hoàng Thị Hồng Chi



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi,
PGS.TS. Nguyễn Như Bình. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy giáo đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ, kiên nhẫn hướng dẫn và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu
sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tơi hồn
thành tốt luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cơ giáo trong khoa đã góp
ý, truyền đạt lại những kinh nghiệm q báu để tơi hồn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng lớp đã
hỗ trợ rất nhiều để tơi có thể hồn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Hoàng Thị Hồng Chi


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CANADA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM –
CANADA.................................................................................................................. 5
1.1.

Tổng quan về đất nước Canada...............................................................5

1.2.

Tình hình chính trị, xã hội........................................................................9


1.2.1.

Dân số, sắc tộc, ngơn ngữ, tơn giáo.............................................................9

1.2.2.

Chính trị, văn hóa xã hội...........................................................................11

1.2.3.

Tình hình kinh tế.......................................................................................12

1.3.

Ngoại thương của Canada và Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ. .15

1.3.1.

Ngoại thương của Canada với các nước trên thế giới................................15

1.3.2.

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ.........................................................21

1.4.

Quan hệ Việt Nam - Canada...................................................................24

1.4.1.


Quan hệ Việt Nam - Canada......................................................................24

1.4.2.

Ý nghĩa của sự phát triển quan hệ hai nước Việt Nam - Canada...............28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA.........................................................................31
2.1.

Chính sách thương mại của Canada liên quan đến
thương mại hai nước.......................................................................31

2.1.1.

Tổng quan quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Canada......................31

2.1.2.

Một số hiệp định quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Canada..33

2.1.3.

Chính sách thương mại của Canada có liên quan đến thương mại hai nước
................................................................................................................... 36

2.2.

Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và Canada.................................................................................41


2.2.1.

Xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Canada..............................................41

2.2.2.

Nhập khẩu hàng của Việt Nam từ Canada.................................................45

2.3.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada trong tương quan của
Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ...........................................................48

2.3.1.

Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang thị
trường Canada và NAFTA........................................................................48

2.3.2.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước khối NAFTA
và Canada..................................................................................................53

2.4.

Đánh giá chung về phát triển quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Canada.........................................................57


2.4.1.

Những kết quả đạt được............................................................................57

2.4.2 .

Những mặt còn tồn tại...............................................................................59

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA......................................64
3.1.

Triển vọng mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Canada.................................................................................64

3.1.1.

Triển vọng.................................................................................................64

3.1.2.

Những khó khăn, thách thức......................................................................67

3.2.

..........Một số kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệ
thương mại giữa hai nước.......................................................70

3.2.1.


Đối với Chính phủ và các bộ, ngành.........................................................70

3.2.2.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam..........................................................75

KẾT LUẬN............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

1

CHDCND

Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân

2

CHXHCNVN

Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ST
T

TÊN VIẾT TẮT

1

ASEAN

2

CIDA

3

TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

Canadian International
Development Agency

Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc

tế Canada

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

4

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

6

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade


Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch

7

HS

Harmonized System Codes

Hệ thống Ký mã hiệu và Mơ tả
Hàng hóa Hài hịa

8

ILO

International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế

9

MFN

Most Favoured Nation

10

NAFTA

11


NON-MFN

12

TPP

13

TRIPS

14
15

WCO
WTO

Thuế tối huệ quốc

North American Free Trade
Khu vực mậu dịch tự do Bắc
Agreement
Mỹ
Non - North American Free Trade
Thuế phi tối huệ quốc
Agreement
Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
The Agreement on Trade Related
Aspects of Intellectual Property

Rights
World Customs Organization
World Trade Organization

Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của
Quyền Sở hữu Trí tuệ
Tổ chức Hải quan Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên bảng
Bảng 1.1: Các chỉ số kinh tế của Canada từ 2009 - 2012
Bảng 1.2: Hoạt động xuất khẩu của Canada từ 2009 - 2012
Bảng 1.3: Hoạt động nhập khẩu của Canada từ 2009 - 2012
Bảng 1.4: Cân đối xuất - nhập khẩu của Canada từ 2008 - 2012
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Canada 2008 - 2012
Bảng 2.2: Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada từ 2009 - 2012

Bảng 2.3: 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
Canada 2010 - 2012
Bảng 2.4: Nhập khẩu hàng của Việt Nam từ Canada từ
2009 - 2012
Bảng 2.5: 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada
2010 - 2012
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào NAFTA
2009 - 2012
Bảng 2.7: Các mặt hàng xuất khẩu phổ biến của Việt Nam sang
NAFTA và Canada 2010 - 2012
Bảng 2.8: Tình hình nhập khẩu từ khối NAFTA của Việt Nam
2009 - 2012
Bảng 2.9: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ
NAFTA và Canada 2010 - 2012
Bảng 2.10: Tỷ trọng thương mại hai chiều trong tổng giá trị thương
mại của mỗi nước 2009 - 2012
Bảng 2.11: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Canada 2009 - 2012
Bảng 3.1: So sánh hàng hoá Việt Nam và Canada

8
9
10
11
12
13
14
15
16

Trang

15
17
18
20
32
41
43
46
47
49
50
54
55
60
61
68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1

Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Các chỉ số kinh tế của Canada từ 2009 - 2012

Trang
32


i


TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang
là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986
đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan
hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng
lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế, trong
đó, việc duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Canada là một trong những kết
quả của tiến trình hội nhập.
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, quan hệ giữa Việt Nam và Canada
đang ngày càng mở rộng, đặc biệt thể hiện qua thương mại, đầu tư ngày càng tăng
và sự hiện diện nổi bật của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Canada tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada còn chưa thực sự được nhìn nhận
đúng đắn và sâu sắc về điểm mạnh cũng như mặt còn hạn chế của từng quốc gia,
đặc biệt là của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại. Không những vậy, bối cảnh
mới của nền kinh tế thế giới địi hỏi mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng
đưa ra những giải pháp hội nhập có hiệu quả, tức là hội nhập theo “chiều sâu”, tận
dụng mọi tiềm năng, khai thác mọi cơ hội có được trong mọi thỏa thuận hợp tác
thương mại. Do đó, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada cần có sự
nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương
mại nói riêng của Việt Nam với một trong những nền kinh tế vững mạnh của thế
giới. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề nêu trên, em đã chọn viết luận văn thạc sỹ
với đề tài: “Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada”.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung làm rõ thực trạng quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Canada, cụ thể là về các chính sách thương mại chi
phối đến quan hệ thương mại giữa hai nước, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của



ii
Việt Nam sang thị trường Canada. Từ đó, đưa ra những đánh giá, phân tích về thuận
lợi, khó khăn và làm rõ nguyên nhân. Cuối cùng, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Canada. Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt
không gian là thương mại hàng hóa, về mặt thời gian là từ năm 2009 cho đến nay và
đề xuất giải pháp đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020.
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thống kê, phân tích số liệu, từ đó
tổng hợp lên các tiêu chí đã giúp luận văn hình thành khung lý luận rõ ràng. Luận
văn tiến hành đánh giá thực trạng và so sánh số liệu bằng các bảng biểu giúp chỉ rõ
sự hạn chế về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada trong thời gian vừa
qua, từ đó làm căn cứ cho việc dự báo, đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ
thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới.


iii
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CANADA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – CANADA
1.1. Tổng quan về đất nước Canada
Canada là một nước nằm ở khu vực phía Bắc của châu Mỹ, diện tích quốc
gia là 9.976.140 km2, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới (sau Nga), có
địa hình phức tạp và khí hậu thường có mùa đơng kéo dài ở miền Bắc.
Canada là nước có nhiều hồ và nguồn nước trên đất liền nhiều nhất thế giới, có
nhiều giá trị về thương mại như đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu, cảng biển,…
Canada cũng là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên: rừng (cung cấp nhiều
gỗ có giá trị thương mại cao), khống sản (bao gồm: nickel, đồng, vàng, uranium,
bạc, nhơm và kẽm),…
1.2. Tình hình chính trị, xã hội
Về dân số, sắc tộc, ngơn ngữ, tôn giáo: Dân số Canada năm 2012 được ước

lượng vào khoảng 35 triệu người. Canada là một quốc gia đa sắc tộc,đa tơn giáo với
hai ngơn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp
Về chính trị, văn hóa xã hội: Về chính trị, Canada là một liên bang bao gồm 10
tỉnh bang (province) và 3 lãnh thổ (territory). Liên bang Canada là một liên bang
dựa trên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện. Về văn hóa xã hội,
Canada là một nước đa văn hóa. Canada cịn là một trong các nước có nền điện ảnh
và âm nhạc lớn nhất thế giới.
Về kinh tế: Canada là một quốc gia phát triển (thuộc G8) và có nguồn năng
lượng tự cung tự cấp. Nền kinh tế chính của Canada dựa trên các tài nguyên thiên
nhiên. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Canada là khai khoáng, quốc phịng và hàng
khơng, thực phẩm nơng nghiệp, hóa chất, dược phẩm, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên
1.3. Ngoại thương của Canada và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
 Ngoại thương của Canada:
Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên phong phú đã tạo điều kiện cho Canada
phát triển quan hệ giao thương và thương mại rất tốt với các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.


iv
Các sản phấm xuất khẩu của Canada bao gồm: sản phẩm nông và ngư
nghiệp, sản phẩm năng lượng, sản phẩm lâm nghiệp, hàng cơng nghiệp và ngun
liệu, máy móc thiết bị,… Các mặt hàng nhập khẩu cũng tương ứng với các mặt hàng
xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phát triển ngành kinh tế
tương ứng. Các mặt hàng nhập khẩu cũng có rất nhiều chủng loại: sản phẩm nông
và ngư nghiệp, sản phẩm năng lượng, sản phẩm lâm nghiệp, hàng công nghiệp và
nguyên liệu, máy móc và thiết bị.
Với những thế mạnh của đất nước mình, hoạt động thương mại của Canada
đang phát triển rất nhanh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Canada.
Những năm gần đây, kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng hoạt động xuất nhập khẩu
của Canada vẫn tăng trưởng, tốc độ xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu làm cho cán cân

thương mại của Canada luôn xuất siêu
Bảng 1.1. Cân đối xuất - nhập khẩu của Canada từ 2008 – 2012
Đơn vị tính: triệu CAD

Hạng mục/ Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng xuất khẩu

483.488,202

359.753,600

398.838,100

447.482,900

454.394,700

Tổng nhập khẩu


433.999,071

365.359,400

403.701,300

446.442,000

462.025,600

Cán cân thương mại

49.489,131

-5.605,800

-4.863,200

1.040,900

-7.630,900

Nguồn: Trade Data Online. Industry Canada, 2012


Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (North America Free Trade

Agreement - NAFTA)
NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và
Mehico, ký kết ngày 12/08/1992, hiệu lực từ ngày 01/01/1994 với mục tiêu chính là

tăng cường sự hợp tác trao đổi tiềm lực kinh tế của các quốc gia thành viên, đặc biệt
là về công nghệ và nhân lực, giúp cho khu vực này có khả năng cạnh tranh cao với
nhiều liên minh kinh tế khác trên thế giới.
Kể từ khi NAFTA có hiệu lực, thương mại và đầu tư ở Bắc Mỹ đã tăng lên đáng
kể, kinh tế mạnh mẽ tăng trưởng theo, tạo ra nhiều việc làm, đa dạng về hàng hóa và
giá cả tốt hơn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, NAFTA cịn mang lại những tác


v
động đến phát triển kinh tế xã hội thế giới như tăng sức cạnh tranh trên thị trường
thế giới, giảm chi phí trong sản xuất sản phẩm, tạo động lực khám phá thị trường
mới,…
1.4. Quan hệ Việt Nam - Canada
Quan hệ Việt Nam - Canada trải qua 40 năm tồn tại và phát triển với những
kết quả nổi bật về hợp tác ngoại giao, giáo dục, hỗ trợ phát triển, thương mại và đầu
tư. Mối quan hệ này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển quan hệ nói chung của hai
nước. Sự phát triển quan hệ hai nước phù hợp với nguyện vọng đông đảo tầng lớp nhân
dân hai nước và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, mở rộng cơ hội giao lưu, hợp tác
phát triển về mọi lĩnh vực. Đó là q trình tất yếu góp phần vào sự nghiệp hồ bình, ổn
định hợp tác phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Chương 2


vi
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA
2.1. Chính sách thương mại của Canada liên quan đến thương mại hai nước
 Việt Nam và Canada có tiềm lực kinh tế không nhỏ nhưng quan hệ kinh tế chưa
tương xứng với tiềm năng của hai nước. Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

Canada tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam ln
xuất siêu vào Canada, chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng hơn nhưng phải đến năm
2007, quan hệ kinh tế giữa hai nước mới bắt đầu có chuyển biến đáng kể.
Bảng 2.1. Kim ngạch XNK Việt Nam - Canada giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: triệu USD
Năm

VN XK

VN NK

Tổng XNK

2008

656,4

297,8

954,2

2009

638,5

300,2

938,7


2010

802

349

1.151

2011

969

342

1.311

2012

1.157

455,8

1.612,8
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

 Một số hiệp định kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Canada
Trong bốn mươi năm qua, Canada và Việt Nam đã kí kết một loạt các điều
ước kinh tế thương mại như: Hiệp định hợp tác kinh tế và kĩ thuật giữa Chính phủ
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Quebec (16/1/1992), Hiệp định chung về hợp
tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada

(21/6/1994), Hiệp định về hợp tác kinh tế giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và
Chính phủ Canada (21/6/1994),… Tuy nhiên, các hiệp định về kinh tế thương mại
giữa Việt Nam và Canada vẫn còn một số hạn chế như đã ký kết từ lâu, khơng mang
tính thời sự như với các nước khác, tác động nhỏ, phạm vi điều chỉnh hẹp.


vii
 Chính sách thương mại của Canada có liên quan đến thương mại hai nước
Canada khơng có một chính sách riêng cho hoạt động thương mại hàng hóa
với Việt Nam. Mọi hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào Canada đều phải tuân thủ
theo những chính sách chung về thương mại của Canada, bao gồm chính sách thuế
quan và phi thuế quan. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ hợp tác của các diễn đàn kinh
tế, hàng rào thuế quan của Canada đối với một số hàng hóa của Việt Nam đã được
dỡ bỏ dần dần, tiến tới dỡ bỏ hoàn tồn. Thay vào đó, Canada lại chú trọng vào việc
nâng cao tiêu chuẩn của chính sách phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước,
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng,…
2.2. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada
 Xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Canada

Bảng 2.2. Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada 2009 – 2012
Năm/Hạng mục
Kim ngạch XK
(triệu USD)
Tăng hàng năm
(%)

2009

2010


2011

2012

638,5

802,0

969,0

1.157,0

-2,7

25,6

20,8

19,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Từ bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada năm
2009 giảm 2,7% do tình hình khủng hoảng kinh tế tại Canada. Bắt đầu từ năm 2010
trở đi, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng dần trở lại, tăng cao
nhất là năm 2011 với tỷ lệ 20,8%.
Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada
chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu, sản phẩm thô, sơ chế và các sản phẩm chế
biến với hàm lượng khoa học công nghệ thấp như các mặt hàng thuỷ sản, hàng
dệt may, giầy dép, hàng thủ công nghiệp (trang thiết bị trong nhà, ngồi vườn,
văn phịng, gốm, các loại đồ dùng bằng nhựa, các đồ dùng trong bếp ăn, dụng cụ

làm vườn, xúc tuyết ), sản phẩm nông nghiệp. Năm 2012 cũng là năm tăng trưởng


viii
mạnh của hai lĩnh vực: sản phẩm từ thép và phương tiện vận tải & phụ tùng. Tốc độ
tăng trưởng năm 2012 lần lượt là 122,04% và 200,02%. Tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu rất cao, điều này chứng tỏ hàng hóa này đã dần có chỗ đứng trên thị trường
của Canada.
 Nhập khẩu hàng của Việt Nam từ Canada
Bảng 2.3. Nhập khẩu hàng của Việt Nam từ Canada 2009-2012
Năm/Hạng mục
Kim ngạch NK
(triệu USD)
Tăng hàng năm (%)

2009

2010

2011

2012

300,2

349,0

342,0

455,8


0,8

16,3

-2,0

33,3

Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Từ bảng số liệu trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada
hầu như liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân cao 12,1%, năm 2011
có tốc độ tăng trưởng âm là 2,0%, đặc biệt vào năm 2012 và năm 2010 tốc độ tăng
rất cao lần lượt là 33,3%, 16,3%. Nếu vào năm 2009, nhập khẩu chỉ đạt 300,2 triệu
USD thì đến năm 2013 giá trị nhập khẩu lên tới 455,8 triệu USD tăng 31%. Nhưng
tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu lại nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim
ngạch xuất khẩu nên Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu liên tục qua các
năm. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương
nói chung của Việt Nam với Canada đang tiến triển tốt mặc dù giá trị thương mại
giữa hai nước còn nhỏ.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, mặc dù là đất nước giàu tài nguyên nhưng
Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Canada bởi vì đây là những mặt
hàng mà Canada có thể sản xuất với chi phí thấp hơn hoặc chưa sản xuất đủ. Vì vậy,
những những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Canada rất phong phú mà chủ
yếu là phân bón; máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; kim loại thường; thức ăn
gia súc và nguyên liệu; thủy sản; đá quý, kim loại quý và sản phẩm; phế liệu sắt
thép; lúa mỳ; dược phẩm; sắt thép các loại.


ix

2.3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada trong tương quan của Khu
vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NAFTA là một thị trường rộng lớn gồm 3 nước thành viên là Mỹ,Canada và
Mehico. Trong tương quan NAFTA, thị trường Canada không phải là thị trường
trọng điểm đối với Việt Nam. Về xuất khẩu, Mỹ luôn giữ tỷ trọng hơn 94% kim
ngạch xuất khẩu của ta sang khu vực NAFTA, trong khi tỷ trọng của Canada và
Mehico rất khiêm tốn. Về nhập khẩu, Mỹ cũng là thị trường có tỷ trọng chiếm ưu
thế khi trong bốn năm trở lại đây, tỷ trọng hàng hóa Mỹ trong cơ cấu nhập khẩu của
Việt Nam từ NAFTA bình quân chiếm tới trên 70%.
2.4. Đánh giá chung về phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Canada
 Những kết quả đạt được
Một là, chủng loại hàng hoá xuất khẩu cũng ngày một phong phú trong đó
có nhiều mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu lớn vào Canada
Hai là, các mặt hàng dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường Canada,
một số mặt hàng cịn có sức cạnh tranh khá tốt với chính mặt hàng của Canada
Ba là, hoạt động nhập khẩu tăng mạnh trong các năm
 Những mặt còn tồn tại
Một là, giá trị thương mại giữa Canada và Việt Nam còn nhỏ so với tổng giá
trị thương mại của mỗi nước
Hai là, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ so với nhu cầu nhập
khẩu của Canada cũng như so với tỷ trọng xuất khẩu của các nước trong khu vực
 Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường Canada chủ yếu là nơng,
thuỷ, hải sản và các hàng hố chứa hàm lượng lao động cao
Thứ hai, các mặt hàng này của Việt Nam có chất lượng chưa cao và đang
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía hàng hoá cùng loại của các nước khác
Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lí và hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu cịn có nhiều hạn chế về nghiệp vụ



x
Thứ tư, Việt Nam chưa biết cách marketing
Chương 3
TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA
3.1. Triển vọng mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada
 Triển vọng
Nhu cầu nhập khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng dệt
may của Canada là rất lớn. Những mặt hàng này lại thuộc vào loại tiềm năng khai
thác và chế biến của các xí nghiệp chế biến nơng hải sản, hàng dệt may giàu kinh
nghiệm của Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng giày dép, quần áo, vải vóc cũng cịn
nhiều tiềm năng mua bán giữa hai nước.
Bên cạnh đó, hội nhập TPP mang lại triển vọng trong ngắn hạn và trung hạn,
Việt Nam có quan hệ thương mại tự do FTA với Canada. Đây là lợi thế nhất định
mà các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng để tiếp cận, mở rộng xuất khẩu sang thị
trường Canada, có được lợi thế khi cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong cùng
khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,…
 Những khó khăn, thách thức
Canada là thị trường mở, mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt

Các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chưa cao, bao bì mẫu mã kém hấp dẫn,
khó đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Canada
Khả năng tiếp cận thị trường, kênh phân phối vào Canada còn yếu kém
Khoảng cách địa lý quá xa giữa Việt Nam và Canada dẫn tới chi phí vận
chuyển cao, giảm chất lượng các mặt hàng tươi sống
3.2. Một số kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước
 Đối với Chính phủ và các bộ, ngành
Một là, hồn thiện hệ thống chính sách kinh tế thương mại
Hai là, hỗ trợ về thông tin giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất

khẩu sang thị trường Canada
Ba là, nâng cao lợi thế so sánh các mặt hàng trong xuất khẩu


xi
Bốn là, những kiến nghị nội dung Việt Nam đàm phán gia nhập TPP
 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Một là, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hội nhập khi gia nhập TPP
Hai là, chuẩn bị tốt về chiến lược các mặt hàng khi tham gia vào thị trường
Canada
Ba là, vấn đề chất lượng sản phẩm
Bốn là, đẩy mạnh marketing và phát triển kênh phân phối trên thị trường
Canada
Năm là, một số kiến nghị khác


xii

KẾT LUẬN
Mối quan hệ Việt Nam – Canada tồn tại và không ngừng phát triển trong 40
năm qua đã phần nào khẳng định vị trí quan trọng của hai nước trong thương mại
quốc tế của mỗi nước nói riêng. Luận văn này đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới
sự phát triển thương mại của Canada và cho thấy thực trạng quan hệ ngoại thương
của Canada và Việt Nam, đặc biệt đã đề cập đến một số tồn tại cản trở sự phát triển
quan hệ thương mại Việt Nam - Canada, từ đó đề ra những kiến nghị nhằm đẩy
mạnh mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Canada đang chuyển sang một thời kì mới
gắn liền với những chuyển biến kinh tế của Việt Nam, Canada và sự biến động về
kinh tế chính trị, xã hội khó lường trên thế giới. Triển vọng của mối quan hệ này
phụ thuộc rất lớn vào sự tích cực, chủ động và linh hoạt từ phía nhà nước và doanh

nghiệp Việt Nam và sự không ngừng đổi mới, hồn thiện các chính sách, cơng cụ
thương mại nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng tối đa các thuận lợi và giảm
thiểu các khó khăn trong quá trình thâm nhập vào thị trường Canada.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình quốc tế hóa đã tạo ra những quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo nên những thay đổi lớn lao trên thế giới.
Trong bức tranh tồn cảnh đó, hoạt động thương mại quốc tế đã và đang nổi lên như
một vấn đề trọng tâm. Mặc dù thương mại quốc tế ra đời từ cách đây rất lâu song
chưa bao giờ lịch sử lại chứng kiến tác động to lớn của nó trên phạm vị tồn cầu
như hiện nay. Nó có thể biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công
nghiệp phát triển, đồng thời có thể làm cho một quốc gia độc lập trở nên bị phụ
thuộc. Ngày nay, khi không một quốc gia nào có thể phát triển tách biệt khỏi quỹ
đạo chung của nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế lại càng đóng một vai trị
quan trọng hơn bao giờ hết.
Khơng nằm ngồi xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, từ Đại hội
Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã xác định phải đẩy mạnh hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Sau hơn 25 năm
thực hiện đường lối cải cách và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu rất đáng khích lệ. Bên cạnh việc tham gia vào các hợp tác đa phương và
khu vực, Việt Nam cũng đã tiến hành đàm phán và ký kết rất nhiều hiệp định
thương mại và đầu tư song phương để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư
với các đối tác chiến lược. Hiện Việt Nam đã ký kết trên 90 hiệp định thương mại
song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống
đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước
và các tổ chức quốc tế, mở rộng quan hệ buôn bán với trên 100 quốc gia và vùng

lãnh thổ, với các khối khu vực khác nhau trên thế giới, không phân biệt chế độ
chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế, trong đó, việc duy trì và phát triển
quan hệ thương mại với Canada là một trong những kết quả của tiến trình hội nhập.
Việt Nam và Canada thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Trải qua 40
năm hình thành và phát triển với nhiều biến động của quan hệ kinh tế quốc tế, quan
hệ giữa Việt Nam và Canada đang ngày càng mở rộng, đặc biệt thể hiện qua thương



×