Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

phan tich Chi khi anh hung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.54 KB, 11 trang )

Nguyễn Du là nhà văn bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ. Trong hai cuộc
chia tay của Kiều với Kim Trọng và Thúc Sinh, ông đã dùng cảnh vật để nói lên
tâm trạng dùng dằng, quyến luyến của Kiều. Nhưng khi đến với cuộc chia tay giữa
Kiều và Từ Hải thì ơng lại đi sâu vào khắc họa lí tưởng nhân vật anh hùng Từ Hải,
đó là cuộc chia tay tràn đầy niềm tin lạc quan được thể hiện trong đoạn trích “Chí
Khí anh hùng”
“TRÍCH THƠ”
Đoạn “Chí khí anh hùng” thuộc phần gia biến và lưu lạc của tác phẩm
“Truyện Kiều”. Trên đoạn trường mười lăm năm, khi rơi vào lầu xanh lần thứ hai,
Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc
đời thanh lâu đau khổ. Người mà đại diện cho lí tưởng, đạo lí cơng bằng mà
Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm.
Cuộc đời Kiều tưởng chừng bế tắc sau khi rơi vào lầu xanh lần thứ 2, nhưng
Kiều đã gặp phải một người tri âm tri kỉ là TH, chính chàng là người cứu vớt cuộc
đời Kiều, để rồi mối nhân duyên của họ trở nên mặn nồng:
Trai anh hùng gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.


Hơn bất cứ những hình tượng nào khác trong tác phẩm, Từ Hải phản ánh
khát vọng tự do một khuynh hướng tự do không chỉ vượt khỏi lễ giáo, đạo đức
chính thống mà cịn là một người nổi loạn đối lập với trật tự chính trị phong kiến.
Từ Hải dường như đã bẻ gãy xiềng xích mà xã hội phong kiến trói buộc con người.
Nhan đề của đoạn trích cũng cho ta thấy rõ khí phách của người anh hùng này: Chí
khí anh hùng là lí tưởng và mục đích cao cả của người anh hùng Từ Hải. Trong
“Kim Vân Kiều” truyện thì Thanh Tâm tài nhân khơng hề nói đến cảnh chia tay
của Kiều và Từ, vì thế đoạn trích này là hồn tồn là sự sáng tạo của Nguyễn Du.
Mặc dù trở thành tri kỉ với nhau và có một tình cảm mặn nồng nhưng với chí khí
của một người anh hùng thì Từ Hải đã từ biệt Kiều ra đi để gây dựng sự nghiệp,
công danh to lớn:
Nửa năm hương lửa đương nồng


Trượng phu thoát đã động lịng bốn phương,
Chỉ với câu đầu tiên của đoạn trích nhưng người đọc đã thấy được một mối
nhân duyên giữa K và TH. Sau khi cứu K khỏi lầu xanh thì họ đã có “nửa năm”
chung sống hạnh phúc, nồng nàn bên nhau. Cuộc đời Kiều phải “thanh lâu hai
lượt” nhưng đến đây K đã tạm có một mối tình đẹp “Hương lửa đương nồng”.
Chính hình ảnh ước lệ tượng trưng “Hương lửa đương nồng” đã gợi lên cho người
đọc một cảm giác nhẹ nhõm hơn khi mà song gió trong cuộc đời nàng tạm thời


lắng xuống. Cuộc đời vốn bị biết bao thế lực đen tối trong xã hội PK thối nát vùi
dập rồi lại được kéo ra khỏi vũng lầy nhờ sự bản lĩnh của một đấng “Trượng phu”
– TH. Xuyên suốt tác phẩm với rất nhiều nhân vật và Nguyễn Du chỉ dành riếng
cách gọi tôn trọng ấy cho TH mà thôi. Khơng khó hiểu khi tác giả gọi TH như vậy,
bởi đây là một người đàn ơng có ý chí, là một người anh hùng của trời đất. Chí khí
mà người anh hùng mang là chí tung hồnh thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng của người
anh hùng thời trung đại. Kẻ làm trai phải lập cơng danh, chí hướng để ở bốn
phương, quyết mưu sự nghiệp phi thường chứ không khn cuộc đời mình trong
khn khổ gia đình tù túng.
Trong văn học trung đại, rất nhiều nhà thơ đã nói đến chí làm trai:
Cơng danh nam tử cịn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Tỏ lịng- Phạm Ngũ Lão)
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Chinh phụ ngâm- Đồn Thị Điểm)
ND cũng khơng ngoại lệ, chí làm trai được ơng thể hiện rõ nét ở nhân vật Từ Hải.
Chàng “quả không phải là người của 1 họ, một nhà, 1 xóm hay 1 làng. Con người


này là của trời đất, của bốn phương. Vì vậy, sự ra đi của Từ không hề tầm thường,

Chàng ra đi lúc hạnh phúc “đương nồng”, điều này cho thấy chí nguyện lập cơng
danh sự nghiệp lớn là tâm nguyện thường trực của Từ Hải. Đang sống trong hạnh
phúc nhưng người anh hùng vẫn khơng qn chí nguyện lập cơng danh, sự nghiệp
lớn. Sự nghiệp đó mang tầm vóc con người vũ trụ. THcó khát vọng bá vương tạo
sự nghiệp phi phàm “động Lòng bốn phương. Người anh hùng TH gặp TK là một
người đẹp tri kỉ, đang sống trong hạnh phúc lứa đơi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa
thành, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.
Điểm này ở Từ Hải đã cho thấy sự phù hợp trong tính cách của chàng đó là đội trời
đạp đất ở đời. Tư thế ra đi của Từ Hải dứt khốt, khơng có chút lưu luyến. ở đoạn
trích chí khí anh người Trượng phu mang trong mình tầm vóc lớn lao của thời đại
giao cho, đối lập với một không gian bao la:
Trơng vời trời bể mênh mang”
là tầm vóc của người anh hùng:
“Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Trước không gian bao la rộng lớn như vậy, Nguyễn Du đã vẽ nên hình ảnh người
anh hùng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang với trời đất “trời bể mênh mang”.
Từ Hải ra đi không rợp trời vó ngựa, chàng ra đi chỉ một mình, một gươm và một
ngựa “thanh gươm yên ngựa”. Một tư thế oai phong nang hàng với trời đất chỉ có


thể được miêu tả một cách tinh tế ở nhân vật TH qua ngòi bút của ND. Từ Hải là
con người của sự nghiệp lớn, khí phách người anh hùng đã thôi thúc chàng lên
đường, chàng là người yêu tự do khơng chấp nhận sự gó bó trong khn khổ.
Người xưa thường nói: Anh hùng khơng qua ải mỹ nhân. Nhưng Từ Hải đã gác lại
hạnh phúc riêng tư đó để quyết chí lên đường.Từ Hải khơng phải là một con người
có những đam mê thơng thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng, một
tráng sĩ có khát vọng và chí khí mạnh mẽ.
Chỉ mới bốn câu thơ thôi Nguyễn Du đã khắc họa một nhân vật, người anh
hùng bằng xương bằng thịt. Bởi miêu tả là người anh hùng cho nên ngôn ngữ của
Nguyễn Du là sự kính phục, trân trọng. Cách miêu tả cũng khác, khơng gian, thời

gian được mở rộng để phù hợp với khí phách của nhân vật.
Người anh hùng ra đi không muốn vướng bận nữ nhi, khơng chút mềm yếu trước
lời nói của thê tử.
Nàng rằng: phận gái chữ tòng.
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Thuý Kiều là người sâu sắc đến mấy cũng khơng thốt khỏi chuyện phu – thê
quyến luyến. Trước sự ra đi của Từ HẢi nàng đã thuyết phục để được đi theo
chàng bởi Theo quy định của lễ giáo phong kiến thì “phận gái chữ tịng” – phận gái
thì phải theo chồng. ĐĨ là quy định ăn sâu vào con người trong xã hội đen tối ấy.


“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – ( ở nhà theo cha, lấy chồng
theo chồng, chồng chết theo con). Vậy với tư cách là một người vợ, Kiều xin đi
theo là lẽ đương nhiên
“Chàng đi thiếp cũng Một lịng xin đi”
Ta có thể thấy rằng trước đó Kiều là một kĩ nữ lầu xanh, được anh hùng TH cứu
vớt cho nên bản thân Kiều rất khâm phục, kính trọng Từ Hải. Hơn nữa, là một
người vợ thì chuyện xin đi theo lại là một tâm lí hết sức bình thường của một
người phụ Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó
khăn cùng Từ Hải. đây là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình. Thúy Kiều ý
thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng. Nàng xứng đáng là
tri kỉ của bậc anh hùng.
Tuy nhiên, Kiều chỉ muốn theo Từ Hải đi để làm trọn bổn phận làm vợ của mình,
mà khơng nghĩ đến việc lớn của chàng. Vì thế Từ Hải đã trách khéo nàng:
“Từ rằng tâm phúc tương tri “
Từ khẳng định tình cảm với Kiều, coi Kiều là người tri kỉ. tức là hai người đã hiểu
rõ lòng dạ của nhau một cách sâu sắc như thế, cần gì phải quan tâm đến chuyện
nghĩa theo chồng như đạo Nho bắt làm. Từ trách Kiều
“sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”



Trong lời đáp của mình Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và khẳng định tình
cảm chân thành đối với Kiều, coi nàng là người tri ân, tri kỉ vì trong cuộc hội ngộ ở
lầu xanh chính Kiều đã nhìn ra Từ Hải bằng con mắt tinh đời của mình: “Khen cho
con mắt tinh đời / Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Từ Hải khuyên Kiều nên
vượt lên thói tầm thường nhi nữ. Lời trách khéo của Từ với Kiều đồng thời cũng là
lời khẳng định và nâng vị thế của nàng (một “kĩ nữ lầu xanh”) lên ngang tầm với
mình (một vị anh hùng). Đằng sau lời trách ấy là ý chí dứt khốt, kiên quyết,
khơng bị níu kéo bởi thê nhi của Từ Hải. Qua đây ta thấy Hình ảnh người anh
hùng oai hùng, kì vĩ, bản lĩnh với lí tưởng cao cả, ý chí và hồi bão lớn lao. tính
chất lí tưởng hóa.nhân vật ở đây đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế qua
nhân vật TH.
Sau đó chàng động viên Thuý Kiều ở nhà yên tâm đợi tin vui:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”
Nguyễn Du đã sử dụng một loạt các từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù khơng gian
như “mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng tinh” với bóng cờ, tiếng chiêng gợi


nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng Từ Hải. đó là ý muốn bá
chủ thiên hạ, làm nên sự nghiệp xuất chúng, một khát vọng mang tầm vũ trụ Khát vọng “làm cho rõ mặt phi thường” chính là khát vọng xây dựng một sự
nghiệp, công danh lừng lẫy, xuất chúng, hơn người. Thành cơng ấy sẽ là sính lễ để
Từ Hải rước người tri kỉ. “ Nghi gia” là nghi thức đón người con gái về làm vợ,
làm dâu, một nghi thức có nhiều bước chu đáo và trang trọng. Thế là so với lần
chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh trước đây thì lời hứa thực hiện những nghi thức trang
trọng này chính là món quà và là hành động rửa sạch vết nhơ của đời kĩ nữ cho
Kiều. Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất hàng chục năm nghề nghiệp
mới tinh thơng vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hồn thành có khi phải hiến dâng

trọn đời người. Từ Hải quyết việc lớn ấy sẽ được thực hiện trong một năm. Phải là
một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám đặt ra một thời hạn như thế
cho một sự nghiệp long trời lở đất. Từ có một niềm tin vào sức mạnh và tài năng
của bản thân, Từ là một người tự tin, tài giỏi.
“bằng nay bốn bể khơng nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”
Cịn bây giờ giữa trời đất bao la “bốn bể không nhà”, tương lai vẫn chưa vững
chắc nàng mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, huống chi chưa biết rõ là đi đâu. Vì
vậy nàng hãy dằn lịng chờ đợi chỉ “một năm sau” vội gì.


“Đành lịng chờ đó ít lâu
Chày chăng là một năm sau vội gì”
Từ đưa ra một mốc thời gian cụ thể và khoảng thời gian ấy quả thực rất ngắn so
với cuộc đời đoạn trường của Kiều. Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất
hàng chục năm nghề nghiệp mới tinh thông vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hồn
thành có khi phải hiến dâng trọn đời người. Từ Hải quyết việc lớn ấy sẽ được thực
hiện trong một năm. Phải là một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám
đặt ra một thời hạn như thế cho một sự nghiệp long trời lở đất.
Nếu Kim Trọng chia tay Thúy Kiều trong vấn vương, dùng dằng “Dùng dằng
chưa nỡ rời tay”, nếu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều trong quyến luyến, bịn rịn
“Người lên ngựa, kẻ chia bào” thì Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh
hùng của riêng mình. Điều đó được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ cuối cùng của
đoạn trích:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
“Quyết lời, dứt áo ra đi” là Hành động dứt khốt, kiên quyết, khơng chần chừ do
dự của TH, chàng khơng để tình cảm yếu đuối cản bước. ND đã lấy hình ảnh
“Chim bằng” làm ẩn dụ cho tư thế ra đi của TH.



Hình con “chim bằng” được lấy từ điển tích từ truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng
là một giống chim rất lớn, đập cách làm động nước trong ba ngàn dặm, cho những
người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Nguyễn
Du đã ví Từ Hải như là con chim bằng đã đến lúc tung cánh bay lên cùng gió mây.
Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn
khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh
ngang đất trời, vũ trụ. Thể hiện ước mơ công lí, tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du
về ước mơ tự do, mơ ước giải phóng con người khỏi xã hội bất cơng. Thể hiện ước
mơ cơng lí, tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du về ước mơ tự do, mơ ước giải
phóng con người khỏi xã hội bất cơng.
Cuộc sống của một con người luôn khao khát không trung, tự do thoả chí vẫy
vùng, khơng bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gị bó một khơng gian nhỏ bé
thường ngày của người bình thường. Khi miêu tả người anh hùng Từ Hải, Nguyễn
Du đi vào miêu tả hành động và cử chỉ ngôn ngữ mang ý nghĩa mạnh mẽ, đứt
khoát như: thoắt đã, thẳng giong, sao chưa thoát khỏi, dậy đất, phi thường, vội gì,
quyết lời dứt áo ra đi, đã lìa… Ngồi ra thêm các từ chữ Hán để bộc lộ tư tưởng
tình cảm của tác giả, rồi dung điển cố, điển tích… và cả xây dựng thời gian, không
gian mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện…


Tóm lại, chỉ một đoạn thơ ngắn, hình tượng nhân vật Từ Hải dường như xuất hiện
từ một giấc mơ, từ một giấc mơ hùng vĩ về chính phía mà hàng triệu người khốn
khổ áp bức hằng ơm ấp. Vì vậy, mà khi xây dựng, Nguyễn Du đã có những sáng
tạo các phương thức nghệ thuật riêng, để biểu đạt khát vọng của mình và của thời
đại Nguyễn Du sống – khát vọng về sự tự do, công bằng lẽ phải. Từ một cuộc chia
li mà nói lên được tồn bộ chí khi anh hùng của Từ Hải.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×