Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.85 KB, 4 trang )
Lá dâu tằm sử dụng trong đông y
Dâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Bà con thường
trồng một vài cây dâu vừa làm hàng rào vừa làm thuốc. Có người cho rằng,
cây dâu có tác dụng kỵ tà. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y
ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh, đó là
cành dâu (tang chi), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), tầm gửi
cây dâu (tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu), sâu dâu và
đặc biệt là lá dâu (tang diệp) - một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong
Đông y.
Lá dâu nhuận phế an thần, tốt cho người bị ho do
phế nhiệt, viêm họng, suy nhược thần kinh.
Tang diệp vị ngọt, tính mát vào kinh phế và kinh tâm. Có tác dụng trừ ho, chống
cảm cúm, bổ tâm an thần, bổ âm liễm phế, cố biểu, dùng cho những trường hợp
phế nhiệt, ho khan, viêm họng, viêm thanh quản, suy nhược thần kinh, đau đầu mất
ngủ, tim hồi hộp. Liều dùng 30 - 50g/ngày dược liệu tươi hoặc 15 - 19g/ngày dược
liệu khô. Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng tang diệp.
Trị ho khan do phế nhiệt: người bệnh ho kéo dài, hơi thở nóng, khô họng, khô
niêm mạc, đau rát họng, đờm vàng dính. Dùng một trong các bài:
Bài 1: lá dâu 40g, lá xương sông 20g, mạch môn 16g, cát cánh 16g, mã đề thảo
16g, lá đinh lăng 16g, rau tần dày lá 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: lá dâu 20g, cát căn 16g, lá vông 16g, mơ muối 10g, cam thảo 12g, lá xương
sông 20g, rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị đau ngực do thiểu năng mạch vành, hồi hộp khó ngủ, lo âu trằn trọc. Dùng bài:
lá dâu 40g, lạc tiên 24g, lá vông 20g, lá đinh lăng 24g. Sắc lấy nước đặc chia 2 lần
uống vào buổi tối.
Trị cảm thử, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, người mệt lả, nhịp tim
nhanh. Dùng bài: lá dâu 40g, hoàng kỳ 16g, mẫu lệ 16g, bạch biển đậu 16g, đương
quy 12g, bạch truật 16g, phòng sâm 12g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uống
ngày 1 thang.