Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Định hướng và giải pháp tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những tài liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

Học viên thực hiện

Đàm Thị Thúy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉ, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày bỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Thường
Lạng, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy
đã dành cho tôi.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong bộ
môn Kinh tế Quốc tế – Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị và
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hải Dương, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Học viên thực hiện

Đàm Thị Thúy



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM....................................................................5
1.1 Nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài............................5
1.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư...............................................................................................5
1.1.2 Nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư...............................................................................7

1.2 Công cụ tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài...........................11
1.2.1 Quan hệ cộng đồng.......................................................................................................11
1.2.2 Quảng cáo.....................................................................................................................12
1.2.3 Tham gia triển lãm........................................................................................................13
1.2.4 Tổ chức tham gia vận động đầu tư.................................................................................14
1.2.5 Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư..................................................................................15
1.2.6 Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử.......................................................................16
1.2.7 Sử dụng thư trực tiếp.....................................................................................................17

1.3 Kinh nghiệm của một số tỉnh và bài học cho tỉnh Hải Dương trong tăng
cường xúc tiến đâu tư............................................................................................18
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh.........................................................................................18
1.3.2 Bài học đới với ban quản lý KCN tỉnh Hải Dương.........................................................25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG.....................28

2.1 Kết quả thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tinh Hải Dương............28
2.1.1 Số dự án FDI và số vốn đầu tư......................................................................................28
2.1.2 Cơ cấu đầu tư................................................................................................................32


2.1.3 Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp.......................................................................................35

2.2 Kết quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp............36
2.2.1 Nội dung xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi của ban quản lý khu cơng nghiệp tỉnh.....36
2.2.2 Công cụ để xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi của ban quản lý khu cơng nghiệp........44

2.3Đánh giá kết quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công
nghiệp....................................................................................................................49
2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................................................49
2.3.2 Những hạn chế..............................................................................................................50
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế....................................................................................................52
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH HẢI
DƯƠNG...............................................................................................................................56
3.1 Định hướng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu cơng nghiệp tỉnh Hải
Dương đến năm 2020...........................................................................................................56

3.1.1 Mục đích và yêu cầu.....................................................................................56
3.1.2 Định hướng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài...........................................................57
3.2 Giải pháp tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp của tỉnh Hải Dương.................................................................................................59

3.2.1 Tăng cường trao đổi cung cấp thông tin về môi trường đầu tư của khu
công nghiệp.............................................................................................................59
3.2.2 Cải thiện nguồn nhân lực công tác xúc tiến đầu tư....................................59

3.2.3 Tạo nguồn quỹ và ngân sách đối với hoạt động xúc tiến đầu tư...............63
3.2.4 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm...................................65
3.2.5 Cải thiện mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................68
3.2.6 Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài............................70
3.3 Các kiến nghị..................................................................................................................79

3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương..........................................................79
3.3.2 Kiến nghị với chính phủ...............................................................................83
KẾT LUẬN............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................87



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

1

Chữ
viết tắt
CCN

Cụm công nghiệp

2

CNH

Công nghiệp hố

3


CQXTĐT

Cơ quan xúc tiến đầu tư

4

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

5

HĐH

Hiện đại hố

6

HTKD

Hợp tác kinh doanh

7

KCN

Khu cơng nghiệp

8


KCX

Khu chế x́t

9

KH – ĐT

Kế hoạch – đầu tư

10

KHKT

Khủng hoảng kinh tế

11

KT

Kinh tế

12

NXB

Nhà xuất bản

13


QLNN

Quản lý nhà nước

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Stt

Nghĩa đầy đủ


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Stt

1

2

Nghĩa đầy đủ

Chữ
viết tắt

Tiếng Anh

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các nước Đông

Nations

Nam Á

Asia-Europe Meeting

Hội nghị các nguyên thủ

ASEM

Tiếng Việt

quốc gia về hợp tác Á - Âu

3

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

The Japan International

Cơ quan hợp tác quốc tế

Cooperation Agency

Nhật Bản

5

JICA

6


ODA

7

UMRT

Official Development Assistanc Viện trợ phát triển chính
thứ
Urban Mass Rapid Transit

Hệ thống chuyên chở nhanh
khối lượng lớn ở Đô thị


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quan hệ cộng đồng..........................................12
Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo.......................................................13
Bảng 1.3: Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm.................................................13
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư................................14
Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ tổ chức hội thảo..............................................15
Bảng 1.6: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử.......................16
Bảng 1.7: Ưu nhược điểm của công cụ sử dụng thư trực tiếp.......................................17
Bảng 2.1: Lượng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào một số khu cơng nghiệp
lớn tỉnh Hải Dương...................................................................................................28
Bảng 2.2:Tình tình thu hút dự án đầu tư nước ngoài vào KCN qua các năm.................29
Bảng 2.3: Diện tích đất quy hoạch xây dựng nhà máy đã cho thuê hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy
tại 8 KCN.................................................................................................................36
Bảng 2.4 Một số bài viết trên các web về chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh giai đoạn
2010-2012................................................................................................................37
Bảng 2.5: Mơt số chuyến đi cơng tác nước ngồi của ban quản lý khu công nghiệp tỉnh

Hải Dương................................................................................................................ 39
Bảng 2.6: Danh sách các dự án của các khu công nghiệp cần xúc tiến đầu tư để thu hút
vốn đầu tư trong các năm 2013-2015..........................................................................41
Bảng 2.7: Hoạt động xây dựng tài liệu XTĐT của ban quản lý khu công nghiệp giai đoan
2008 -2011...............................................................................................................46
Bảng 2.8: Một số hoạt động XTĐT tiêu biểu của ban quản lý khu công nghiệp giai đoạn
2008- 2012...............................................................................................................47
Bảng

2.9

Danh

sách một

số

các

Website

được

liên kết

của

trang

.........................................................................................48

Bảng 3.1: Danh mục ngành nghề của các quốc gia đầu tư............................................68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư nước ngồi bình qn 1 dự án trong khu cơng nghiêp..........31
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự án theo hình thức đầu tư nước ngồi tại Hải Dương tính đến
năm 2011.................................................................................................................32
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu góp vốn đầu tư của các nước đầu tư theo đối tác tại Hải Dương
đến hết năm 2011.....................................................................................................33
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dự án đầu tư theo các nước đầu tư trong các KCN......................34

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mơ hình sử dụng cơng cụ xúc tiến đầu tư của ban quản lý KCN.................45


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn
vốn đầu tư, được đánh giá là một đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương,
kinh tế và góp phần đưa đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng. Địa phương tiếp nhận
đầu tư không những được cung cấp về vốn mà cịn tiếp nhận cơng nghệ hiện đại và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Do đó tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp vào tỉnh Hải Dương trở thành vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của tỉnh. Vì lý do đó, đề tài “Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các khu công nghiệp của tinh Hải Dương” được chọn để nghiên
cứu.


2.Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài
Một số đề tài nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp.
Luận văn thạc sỹ của Đỗ Quốc Tiến,(2004), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngồi nhằm đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
đã đưa ra giải pháp thu hút FDI chung cho cả tỉnh Hải Dương về cơng nghiệp
nghiệp hóa hiện đại hóa không đi sâu vào các khu công nghiệp trong tỉnh.
Luận văn thạc sỹ của Phạm Hương Thảo, (2006), “Tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu cơng nghiệp Việt Nam” trình bày tổng quan
về tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Việt Nam mà chưa đề cập tới
tỉnh Hải Dương.


Luận văn thạc sỹ của Siliphone Phomma Vichit, (2008),“Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” chỉ
nghiên cứu vào việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp của nước cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào.
Luận văn thạc sỹ của Trần Đức Hùng, (2010),“Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào các khu cơng nghiệp Hà Nội” đề cập đến vấn đề xúc tiến đầu tư vào các
khu công nghiệp của Hà Nội mà khơng nói về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi
vào các khu cơng nghiệp tỉnh Hải Dương
Như vậy cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về tăng
cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu cơng nghiệp của tinh Hải
Dương

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục
tăng cường công tác xúc tiến đầu tư đến năm 2020


3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đánh giá thực trạng tăng cường xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp của
tỉnh Hải Dương
- Đề xuất giải pháp tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các khu công nghiệp của tinh Hải Dương

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các khu công nghiệp của tinh Hải Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp


nước ngoài
Không gian: Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu
cơng nghiệp tỉnh Hải Dương
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2008 -2012 và định hướng đến năm
2020

5. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn thông tin sử dụng cho tề tài lấy từ Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải
Dương, Bộ Kế hoach và Đầu tư, Tổng cục thống kê... .Đồng thời kế thừa các cơng
trình nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố của một số tác giả viết về cơ sở lý
luận và thực tiễn về thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp của một số địa
phương trong nước.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3
chương
Chương 1: Nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh
nghiệm
Chương 2: Thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công
nghiệp của tỉnh Hải Dương
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN ĐÂU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM
1.1 Nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm
Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghĩa hẹp là một loạt các biện pháp
nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua chiến lược marketing hỗn hợp
bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược xúc tiến. Nói một


cách cụ thể xúc tiến đầu tư là các biện pháp giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với
bên ngoài. Các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ chức các đoàn tham
quan, khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo
khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế.

1.1.2 Nội dung
Thứ nhất, đẩy mạnh trao đổi cung cấp thông tin về môi trường đầu tư
Thứ hai, cải thiện nguồn nhân lực xúc tiến đầu tư.
Thứ ba, cải tạo nguồn quỹ và ngân sách đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thứ tư, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm.
Thứ năm, xác định ngành mũi nhọn và các nguồn tiềm năng
Thứ sáu, cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng

thể kinh tế - xã hội của địa phương

1.2 Công cụ tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
-

Quan hệ cộng đồng

-

Quảng cáo

-

Tham gia triển lãm

-

Tổ chức tham gia vận động đầu tư

-

Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư

-

Sử dụng hệ thống Internet và thư điện tử

- Sử dụng thư trực tiếp

1.3 Kinh nghiệm của một số tỉnh và bài học cho tỉnh Hải Dương trong

tăng cường xúc tiến đâu tư
1.3.1 Kinh nghiệm tăng của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của một
số tỉnh
1.3.1.1 Thành phố Hà Nội
- Thành phố tổ chức được nhiều đoàn xúc tiến đầu tư, du lịch; trao đổi, học tập
kinh nghiệm với các tổ chức, đơn vị, thành phố trong và ngoài nước…


- Công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung
vào một số lĩnh vực ưu tiên như phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, phát triển
hệ thống dịch vụ hiện đại, phát triển xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Hoàn thành xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu đĩa CDROM giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố phục vụ các đoàn xúc
tiến đầu tư, biên soạn và xuất bản sách “Hà Nội, tiềm năng và cơ hội đầu tư” phát
hành tờ gấp giới thiệu về tình hình và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
- Quảng bá và kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thơng tin đại chúng (Đài
truyền hình, Báo Vietnam Investment Review…)

1.3.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh
- Sở KH - ĐT phối hợp với các ban ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp
và khu chế xuất, lập danh sách các dự án cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng
năm.
- Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư xây dựng trang web
về đầu tư nước ngồi nhằm giới thiệu về mơi trường đầu tư của thành phố
- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức cuộc hội
thảo, hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố và tiếp thu yêu cầu của
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

1.3.2 Bài học cho tỉnh Hải Dương
Thứ nhất, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư theo từng khu công
nghiệp với các dự án, đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác có tiềm lực mạnh về tài

chính, cơng nghệ nguồn.
Thứ hai, phân bổ nguồn tài chính trong ngân sách hàng năm cho hoạt động xúc
tiến đầu tư.
Thứ ba, Ban quản lý khu công nghiệp xây dựng danh mục các dự án kêu gọi
đầu tư nước ngoài cho từng năm và giai đoạn. Chuẩn bị một số dự án đầu tư trọng


điểm, lựa chọn kêu gọi một số tập đồn có uy tín trong ngành, lĩnh vực đó vào để
đàm phán tư vấn, thậm chí tham gia đầu tư dự án.
Thứ tư, tổ chức các cuộc tiếp xúc hàng năm với các doanh nghiệp nước ngoài.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Kết quả thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tinh Hải Dương
2.1.1 Số dự án FDI và số vốn đầu tư
Đến hết năm 2012, các KCN của tỉnh thu hút được 154 dự án trong nước và
nước ngoài (Bao gồm cả các dự án xây dựng hạ tầng KCN) đầu tư với tổng vốn đầu
tư trên 1,82 tỷ USD và gần 8.000 tỷ đồng (115 dự án đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đầu tư trên 1,82 tỷ USD).

2.1.2 Tỷ lệ lấp đầy khu cơng nghiệp
Nhìn chung tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tương đối cao75% các khu
công nghiệp đã lấp đầy được 50% quỹ đất, trong đó khu cơng nghiệp Phúc Điền và
Nam Sách chiếm đến gần 100%.

2.2 Kết quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khu cơng nghiệp
2.2.1 Nội dung xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của ban quản lý khu
cơng nghiệp tỉnh
Xây dựng hình ảnh

Để tạo dựng hình ảnh của một địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
hàng năm ban quản lý khu côn g nghiệp tỉnh và các cơ quan chuyên mơn của tỉnh tổ
chức phối hợp thực hiện các hình thức quảng bá giới thiệu hình ảnh và tiềm năng về
cơ hội đầu tư của tỉnh như cập nhật thông tin các khu công nghiệp bằng nhiều kênh
khác nhau, giới thiệu môi trường đầu tư,…


Xây dựng quan hệ đối tác và vận động đầu tư
Quan hệ đối tác
Ban quản lý dự án các khu công nghiệp hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư trong việc
tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn. Cụ thể là đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng
kỹ thuật, chính sách ưu đãi, thủ tục đơn giản nhanh chóng và thường xuyên tiếp xúc
tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án. Ban quản
lý thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và thu hút lượng vốn lớn các nhà đầu tư ở
nhiều quốc gia.
Vận động đầu tư
Hàng năm ban quản lý khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương phối hợp với
các ban ngành liên quan tổ chức 2-3 đoàn đi vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài,
tập trung vào các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan,
Malaysia, Hồng Kong, ..và một số nước Châu Âu. Đồng thời thiết lập được với mối
quan hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở một số nước để phối hợp quảng bá hình ảnh
các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương
Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương lập danh mục dự án kêu gọi
đầu tư giai đoạn 2013-2015, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu mơi
trường đầu tư và các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư
- Công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư: ngân sách
nhà nước hỗ trợ 100% chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào

- Đơn giá thuê đất: Chủ đầu tư KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương được
thuê đất thô theo mức giá thuê đất thô thấp nhất trong khung quy định của Chính
phủ và Bộ Tài chính do UBND tỉnh Hải Dương ban hành.


- Chi phí đào tạo nhân cơng: Ban quản lý các khu công nghiệp và tỉnh hỗ trợ
tối thiểu 50% kinh phí đào tạo cơng nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chun mơn, tay
nghề lao động là người của địa phương có hợp đồng dài hạn tại các dự án đầu tư trên
địa bàn tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật: Nhà đầu tư được cung cấp điện, nước (nơi có nhà máy
nước) hoặc hỗ trợ xác định nguồn nước ngầm, xử lý nước thải, hỗ trợ cung cấp dịch vụ
viễn thông đến hàng rào dự án đối với dự án trong cụm cơng nghiệp.
- Cung cấp miễn phí thơng tin

Về nhân sự trong xúc tiến đầu tư
Hiện nay ban quản lý khu cơng nghiệp tỉnh Hải Dương chưa có cơ quan xúc
tiến đầu tư. Nguồn nhận sự để xúc tiến đầu tư những ngành được ban quản lý cử đi
theo từng đợt xúc tiến do đó kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thực sự đạt
được như mong đợi
Ban quản lý cũng đã cử một số cán bộ đi học tập kinh nghiệm và tham gia
một số lớp tập huấn về xúc tiến đầu tư.

2.2.2 Công cụ để xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của ban quản lý
khu công nghiệp
Quảng cáo: Ban quản lý khu cơng nghiệp nhiều đã có hình thức để quảng
cáo cho các khu cơng nghiệp chú ý đến hình ảnh và các thơng tin trên website, đưa
những hình ảnh mới về các khu công nghiệp lên website, cập nhật những dự án cần
thu hút FDI để các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn dự án đầu tư.
Bên cạnh đó có cả đĩa DVD, tờ rơi, profile các dự án trọng điểm… phục vụ cho
công tác xúc tiến đầu tư. Số lượng 200 DVD, 1000 profile và 7000 tờ rơi là cơng cụ

hữu ích cho các buổi hội thảo, hội nghị mà bộ phận xúc tiến tham gia.
Tổ chức tham giam các buổi hội thảo: Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Hải Dương cử đại diện tham gia vào hội nghị hội thảo do Cục đầu tư nước


ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Sở kế hoạch và Đầu tư... tổ chức. Bên cạnh đó, tỉnh
tiếp đón các phái đoàn của các nước đến địa bàn tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh
như các đồn từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, ...
Internet: Thiết lập trang thông tin điện tử: bằng cả
2 thứ tiếng Anh và Việt, được cập nhật thông tin và kết nối với nhiều website của sở
ban ngành tỉnh Hải Dương và của nước.

2.3 Đánh giá kết quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khu cơng
nghiệp
2.3.1 Những kết quả
Về hình thức xúc tiến đầu tư: Ban quản lý tích cực tham gia các đợt vận
động đầu tư và hội thảo xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.

Về nội dung xúc tiến đầu tư: Nhiều kết quả đạt được trong cung cấp các
dịch vụ trước khi cấp giấy phép. Ban quản lý hỗ trợ có hiệu quả và cộng tác chặt
chẽ với các ban ngành khác.

Về công cụ xúc tiến đầu tư: Bộ phận xúc tiến đầu tư của ban quản lý khu
công nghiệp tỉnh sử dụng hầu hết các công cụ xúc tiến đầu tư.

Về tổ chức nhân sự trong xúc tiến đầu tư: Ban quả chú trọng hơn vào
việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng xúc tiến đầu tư cho đội ngũ cán bộ tham gia xúc
tiến đầu tư

2.3.2 Những hạn chế

Về hình thức tổ chức cơng tác xúc tiến đầu tư: Tính hiệu quả của các
chuyến đi và hội thảo này đang là vấn đề chưa thật sự có kết quả như mong muốn

Về nội dung xúc tiến đầu tư: Chiến lược xúc tiến đầu tư hiện nay ban
quản lý chưa có một chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể..

Về chất lượng các công cụ xúc tiến đầu tư: Chất lượng các công cụ
xúc tiến đầu tư thường chưa cao. Các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu thường chưa


được thiết kế hợp lý, các nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong việc thu thập thơng
tin về các cơ hội đầu tư.

Về tổ chức nhân sự xúc tiến đầu tư: Bộ phận xúc tiến đầu tư của ban
quản lý chưa thực sự có kinh nghiệm

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường đầu tư các khu cơng nghiệp của tỉnh cịn một số hạn
chế ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư
Thứ hai, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thự sư chuyên nghiệp, thiếu mục
tiêu dài hạn, còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực, đối tác tiềm
năng.
Thứ ba, các chương trình xúc tiến đầu tư chưa gắn kết với nhau, công tác
trao đổi thông tin giữa các chương trình thiếu thường xuyên. Sự phối hợp trong hoạt
động xúc tiến đầu tư của ban quản lý với Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa đồng bộ, chặt
chẽ
Thứ tư, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến đầu
tư của ban quản lý khu công nghiệp còn hạn chế


2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều sự kiện chính trị,
kinh tế
Ngoài ra trong thời gian qua tỉnh Hải Dương đã có nhiều ưu đãi cho các
nhà đầu tư đầu tư các vào khu công nghiệp của mình và hiện nay các chính sách
này đã được hạn chế.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TĂNG
CƯỜNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1 Định hướng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng
nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối
ngoại, các diễn đàn quốc tế các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư, các cuộc hội thảo
về đầu tư trong và ngoài nước
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về lợi ích của đầu tư trực tiếp nước
ngồi để tạo hình ảnh mới của các khu cơng nghiệp tỉnh Hải Dương
- Phân công cán bộ đảm nhiệm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm.
- Phân bở nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân
sách chi thường xuyên hàng năm
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra
nước ngồi của các nước, tập đồn và cơng ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư
phù hợp
- Đẩy mạnh xây dựng, hồn thiện hệ thống thơng tin về đầu tư trực tiếp nước
ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lí các hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên các phương tiện thông tin hiện đại.

3.2 Giải pháp tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi
vào các khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương

3.2.1 Tăng cường trao đổi cung cấp thông tin về môi trường đầu tư của
khu công nghiệp
Tăng cường quản cáo trên các phương tiện truyền thơng nước ngồi ( báo chí
hay truyền hình) đặc biệt là đối với những giới đầu tư vốn khơng có được ấn tượng
tốt đối với một số địa điểm đầu tư trên địa bàn của tỉnh.


3.2.2. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư
Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cho từng vị trí. Chẳng hạn, một chuyên
gia maketing của phịng xúc tiến ít nhất phải có được những khả năng sau: Có trình
độ đại học (bằng nước ngồi càng tốt), nói tiếng Anh thơng thạo và có thêm một
ngoại ngữ thứ 2, có khả năng diễn đạt và giao tiếp tốt, nhạy bén trong kinh doanh,
có thể làm việc độc lập, năng động và sáng tạo...

3.2.3 Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Thường xuyên tham giam các buổi tổ chức của quốc tế và trong nước chuyên
cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ cho việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, các
chương trình xúc tiến đầu tư tư nhân, chương trình nâng cấp, mở rộng hoạt động,
nâng cao khả năng quản trị kinh doanh... Cơ quan xúc tiến đầu tư nên thảo luận với
những tổ chức này để có được sự hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến FDI.

3.2.4 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm
Hiện này các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương cần tập trung vào những
ngành có các tiêu chuẩn cụ thể đang được các nhà đầu tư đánh giá cao: Ngành khí
đốt, cơng nghiệp điện tử, cơng nghiệp hố chất, công nghiệp sợi, giầy dép, các sản
phẩm bằng da...
Trong giai đoạn hiện này bộ phận xúc tiến đầu tư của ban quản lý khu công
nghiệp càng chú trọng xác định không chỉ các ngành mà cả những hoạt động, những
khu vực kinh tế mới... để phát huy trước lợi thế của từng khu công nghiệp.


3.2.5. Cải thiện môi trường đầu tư
Trong ngắn hạn, mục tiêu chính của ban quản lý khu cơng nghiệp tỉnh Hải
Dương là:
- Tránh đưa ra chính sách và quy định đột ngột.
- Tăng cường cải tổ cơ cấu quản lý.
- Tăng cường xây dựng hình ảnh của mình.


Trong trung hạn (3 – 5 năm) ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cần:
- Xây dựng nội dung luật đầu tư cơ bản chứ không chỉ là các chính sách FDI.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực thi các chính sách.
- Nâng cao chất lượng hạ tầng như hệ thống giao thông, ngân hàng và tài
chính, giáo dục và đào tạo.
- Tạo điều kiện phát triển thuận lợi đồng đều cho từng khu công nghiệp
- Giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của cơ quan xúc tiến
đầu tư của ban quản lý

3.2.6. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư.
3.2.6.1 Thực hiện và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh: Xây dựng một khẩu hiệu tập
trung làm thông điệp gửi đến các nhà đầu tư
3.2.6.2 Sử dụng hiệu quả các công cụ tạo dựng hình ảnh
Sách giới thiệu: Đã có một số công cụ hiện đại khác như CD-ROM, Internet
nhưng tập sách giới thiệu mỏng về những hoạt động của chương trình xúc tiến đầu
tư của các khu công nghiệp trong tỉnh có thể cung cấp các nhà đầu tư những thơng
tin về tính chun nghiệp cũng như các dịch vụ có thể cung cấp.
Tờ rơi: Có một đến hai trang thông tin về địa điểm giới thiệu về tổng quan
các khu công nghiệp gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng.
Bản tin thường kỳ: Bản tin có chủ đề trọng tâm hoặc những điểm đề cao về
ngành điện tử, ngành dệt may.
Website: Đây là một trong những công cụ xúc tiến hiệu quả nhất với chi phí

thấp nhất vì vậy cần ưu tiên cho việc thiết kế và duy trì một Webiste của cơ quan
xúc tiến đầu tư với chất lượng cao.
Tổ chức những hội nghị, hội thảo về đầu tư cả ở trong và ngoài nước


Chiến lược và kỹ thuật vận động những nhà đầu tư tiềm năng.
Đối với các công ty xuyên quốc gia quy mô lớn. Liên hệ với cá nhân nhà đầu
tư đóng một vai trị quan trọng nhưng do các nguồn lực có hạn nên chỉ có thể tiến
hành với một số công ty được lựa chọn.
Đối với các công ty quy mô vừa và nhỏ. Sử dụng các biện pháp Maketing gián
tiếp có hiệu quả hơn chi phí và nguồn lực.
Nâng cấp các dịch vụ đầu tư

3.3. Các kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương
Thứ nhất, tiếp tục việc thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ các khu
cơng nghiệp .
Thứ hai, có chính sách và giải pháp thích hợp về đầu tư vốn xây dựng hạ tầng
khu công nghiệp.
Thứ ba, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để xúc tiến đầu tư.
Thứ tư, khuyến khích và ưu tiên lựa chọn các dự án có cơng nghệ cao tiên tiến
và hiện đại.
Thứ năm, phát triển cán bộ phận xúc tiến đầu tư.
Thứ sáu, thực hiện các chính sách về tăng cường quản lý Nhà nước các khu cơng
nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị với chính phủ
Thứ nhất, tun truyền, quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam trong đó có
Hải Dương
Thứ hai, xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi đầu tư trong nước

Thứ ba, tổ chức hội nghị, hội thảo và chương trình vận động xúc tiến đầu tư.
Thứ tư, tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các
cơ quan quản lý nhà nước
Thứ năm, các hoạt động khác hỗ trợ xúc tiến đầu khác


KẾT LUẬN
Luận văn với đề tài “ Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương” được trình bày trong 3 chương:
Chương 1, khái quát được khái niệm và nội dung tăng cường xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Tác giả đưa ra kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài của hai thành phố lớn trên cả nước là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh từ đó phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm về tăng cường xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương
Chương 2, trình bày kết quả thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2003-2012 về số dự án FDI, cơ cấu đầu tư, tỷ lệ lấp đầy khu công
nghiệp của tỉnh Hải Dương. Tác giả phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào các khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương từ đó tác giả đã đưa ra
một số đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế cịn tồn tại về các
mặt: hình thức xúc tiến đầu tư, nội dung xúc tiến đầu tư, công cụ xúc tiến đâu tư, tổ
chức nhân sự trong xúc tiến đầu tư, tài chính cho hoạt động trong xúc tiến đầu tư.
Chương 3, đề xuất định hướng chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào các khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2020.Luận văn trình
bầy một số giải pháp để tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
các khu cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương cụ thể: Tăng cường trao đổi cung cấp
thông tin về môi trường đầu tư của khu công nghiệp trong tỉnh, cải thiện nguồn
nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư, cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho công tác
xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư trọng điểm, cải thiện môi
trường đầu tư, cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư. Để thực hiện được những giải pháp
đó đã tác giả đã có một số kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị

với chính phủ.


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn
vốn đầu tư, được đánh giá là một đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương,
kinh tế và góp phần đưa đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng. Địa phương tiếp nhận
đầu tư không những được cung cấp về vốn mà cịn tiếp nhận cơng nghệ hiện đại và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Tỉnh Hải Dương có vị trí và một số thế mạnh nhất định trong thu hút FDI, như
đội ngũ lao động trẻ đông đảo, điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, nằm giữa hai
thành phố lớn và hai trung tâm kinh tế của cả nước là Hà Nội và Hải Phòng. Hải
Dương cũng là tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu sớm, quá trình CNH, HĐH đang được
thúc đẩy, nhất là phát triển các khu cơng nghiệp. Tỉnh Hải Dương được Chính phủ
cho phép xây dựng quy hoạch và đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2015 -2020 là 18
KCN với diện tích gần 4000 ha.Tỉnh đã thu hút được luợng lớn FDI vào các khu
cơng nghiệp. Tuy nhiên vẫn cịn hạn chế như quy hoạch xúc tiến chưa đồng bộ, ban
quản lý chưa đủ quyền tự chủ trong giải phóng mặt bằng, một số khu cơng nghiệp
đã giải phóng mặt bằng nhưng không đủ lượng vốn để lấp đầy các khu công
nghiệp… Tỉnh Hải Dương cũng chưa khai thác triệt để tính hiệu quả của các cơng
cụ XTĐT trong q trình vận động các nhà đầu tư tiềm năng. Do đó tăng cường xúc
tiến đầu tưu trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp vào tỉnh Hải Dương trở
thành vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Vì lý do


×