Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Lý luận về tái sản xuất tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.85 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆTHÔNG TIN


TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

GVHD : LƯU THỊ KIM HOA
SVTH :
NGUYỄN PHẠM
THÁI
MSSV : 05P103
Lớp : 05 PV

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2006


MỤC LỤC
Trang
1

Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Lý luận về giá trị thặng dư của Mác
2
1.1 Công thức chung của tư bản
2
1.1.1 Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 2
1.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản


2
1.1.3 Lý luận về hàng hóa sức lao động 3
1.2 Sản xuất giá trị thặng dư
4
1.2.1 Qúa trình sản xuất giá trị thặng dư 4
1.2.2Tư bản bất biến và tư bản khả biến5
1.2.3 Tỷ suất , khối lượng giá trị thặng
dưvà hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. 6
1.2.4 Sản xuất giá trị thặng dư-quy luật kinh
tế tuyệt đối (hay cơ bản) của chủ nghóa tư bản. 8
Chương 2: Ý nghóa và tác động của lý luận giá trị
thặng dư trong thời đại ngày nay.
9
2.1 Ý nghóa của lý luận giá trị thặng dư đối
với chủ nghóa tư bản và tình cảnh công nhân hiện
nay dưới chủ nghóa tư bản
9
2.1.1 Ý nghóa của lý luận giá trị thặng dư
đối với xã hội tư bản
9
2.1.2 Công nhân ngày nay dưới chủ nghóa tư
bản
9
2.2 Ý nghóa của lý luận giá trị thặng dư của
Mac và sư vận dụng lý luận này vào nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghóa ở Việt Nam.11
2.2.1 Ý nghóa của lý luận giá trị yhặng dư
đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghóa ở Việt Nam.
11

2.2.2 Sự vận dụng lý luận giá trị thặng dư
của Mac vào nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghóa ở Việt Nam .
12
Kết luận
16


Tài liệu tham khảo

17

MỞ ĐẦU
Ngày nay đất nước ta đang xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghóa với mục tiêu lâu dài là từng bước đi lên xã
hội chủ nghóa. Vì xây dựng chủ nghóa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghóa trong điều kiện lực lượng
sản xuất còn yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật
lạc hậu nên chúng ta phải biết tiếp thu, kế thừa
những thành tưụ mà nhân loại đã đạt được. Đặc
biệt dưới chế độ tư bản chủ nghóa thì cái mà ta
cần tiếp thu là những tri thức và những kinh nghiệm
quản lý chứ không phải tiếp thu bản chất của nền
kinh tế tư bản chủ nghóa. Trong nền kinh tế tư bản
chủ nghóa thì quy luật sản xuất giá trị thặng dư là
quy luật tuyệt đối ( hay cơ bản) của chủ nghóa tư
bản. Học thuyết giá trị thặng dư là nền tảng trong
học thuyết kinh tế của Mac. Nứơc ta đang ở giai đoạn
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời

kì quá độ lên chủ nghóa xã hội với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghóa. Cho nên mặc
dù nền sản xuất hàng hóa của nước ta mang đặc
thù riêng của chủ nghóa xã hội, nhưng đã là sản
xuất hàng hóa thì nó vẫn phải chịu tác động của
các quy luật giá trị và đặc biệt là chịu tác động
của quy luật sản xuất giá trị thặng dư. Hơn nữa trong
điều kiện phát triển của thế giới ngày nay thì cơ
chế tác động của quy luật này càng phức tạp hơn,
hình thức bóc lột giá trị thặng dư càng tinh vi hơn
nhiều.
Để góp phần làm sáng tỏ giá trị và khả năng
vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong điều kiện
đất nước ta hiện nay. Tôi xin đóng góp ý kiến của
mình qua hai chương của đề tài "Lý luận giá trị
thặng dư của Mac: Nội dung chủ yếu, ý nghóa khoa
học và thực tiễn của lý luận này ở nước ta; khả
năng vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư của chủ nghóa tư bản trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta."
Chương1: Công thức chung của tư bản


Chương 2:Ý nghóa và tác động của lý luận giá trị
thặng dư trong thời đại ngày nay.


CHƯƠNG 1 : CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ
BẢN
1.1.1 Sự chuyển hoá tiền thành tư bản

Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản
xuất và lưu thông hàng hoá giản đơn đồng thời
cũng là hình thức biển hiện đầu tiên của tư bản.
Tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn vận
động theo công thức H _ T _ H’ .
Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghóa vận
động theo công thức T _ H _ T’.
Điểm giống nhau của hai công thức lưu thông
nói trên là đều cấu thành bởi hai yếu tố hàng và
tiền, đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua
và bán đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người
mua và người bán.
Điểm khác nhau giữa hai công thức đó là : Lưu
thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán
( H _ T ) và kết thúc bằng hành vi mua ( T _ H ), điểm
xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền
chỉ đóng vai trò trung gian mục đích là giá trị sử
dụng. Ngươc lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng
hành vi mua ( T_ H ) và kết thúc bằng hành vi bán
( H _ T ), tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm
kết thúc, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian…,
Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị
lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức T _ H _ T’
trong đó
T’ = T + t , t là số tiền trội hơn được
gọi là giá trị thặng dư và kí hiệu là m . Còn số
tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị
thặng dư trở thành tư bản. Như vậy, tiền chỉ biến
thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng
dư cho nhà tư bản.

T _ H _ T’ gọi là công thức chung của tư bản , vì
mọi tư bản đều vận động nhu vậy nhằm mục đích
mang lại giá trị thặng dư.
1.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản.
Công thức chung của tư bản ( T _ H _ T’ ) làm cho
ta lầm tưởng rằng cả sản xuất và lưu thông đều
tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng lưu thông chỉ


là quá trình diễn ra hành vi mua và bán : Người có
tiền được hàng, người có hàng được tiền. Dù trao
đổi ngang giá hay không ngang giá thi lưu thông cũng
không thể làm tăng giá trị. Khi trao đổi ngang giá thì
trước và sau khi trao đổi lượng giá trị của mỗi người
và tổng giá trị không đổi. Khi trao đổi không ngang
giá : trường hợp mua rẻ thì lời khi mua nhưng lại thiệt
khi bán còn tổng giá trị không đổi . Trường hợp bán
mắc thì lời thì bán nhưng lại thiệt khi mua ,còn tổng
giá trị không tăng.trường hợp mua rẻ bán mắc
người này được lợi thì người khác bị thiệt cho nên
tổng giá trị không tăng.
Như vậy lưu thông không sinh ra gía trị và gía trị
thặng dư .nhưng không có lưu thông thì gía trị thặng dư
không thể nào sinh ra được thì tiền tích trữ và hàng
hoá nằm trong kho không thể nào tăng thêm giá trị
, đó là chưa kể còn bị mất mát hay giảm gía do hư
hao .từ đó dẫn đến mâu thuận trong công thức
chung của tư bản là giá trị thặng dư chỉ sinh ra trong
quá trình lưu thông , đồng thời không thể sinh ra trong

lưu thông .mâu thuận này đã được giải quyết khi Mac
phân tích lý luận về hàng hoá sức lao động .
1.1.3 Lý luận về hàng hoá sức lao động:
Sức lao động và những điều kiện biến sức lao
động thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ những năng lực( thể lực
và trí lực) tồn tại trong một con người và được người
đó sử dụng và sản xuất .
Trong mỗi xã hội sức lao động đều là yếu tố
của sản xuất , nhưng sức lao động chỉ trở thành
hàng hoá khi có hai điều kiện sau:
Một là : Người lao động là người tự do có khả
năng chi phối sức lao động của mình và chỉ bán
sức lao động ấy trong một khoản thời gian nhất
định .vì vậy trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong
kiến không có điều kiện này vì bản thân người lao
động thuộc sự chi phối của chủ nô hoặc chúa phong
kiến .
Hai là : Người lao động không có tư liệu sản
xuất cần thiết để kết hợp với sức lao động của
mình, buộc phải bán sức lao động chỉ tồn tại trong


cơ thể sống của anh ta. C.Mac viết : “ Như vậy là để
chuyển hoá tiền tệ thành tư bản , người chủ tiền
tệ phải tìm được người lao động tự do trên thị trường
hàng hoá ,tự do theo hai nghóa : theo nghóa là một con
người tự do chi phối được sức lao động của mình với
tư cách là một hàng hoá và mặt khác anh ta không
còn có một hàng hoá nào khác để bán , nói một

cách khát là trần như nhộng , hoàn toàn không có
những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của
mình” .
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu
biến sức lao động thành hàng hoá .
Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh
dấu một bước ngoặc cách mạng trong phương thức
kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một
bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong
kiến. Sự bình đẳng về hình thức giữa người sỡ hữu
sức lao động với người sở hữu tư bản che đậy bản
chất của chủ nghóa tư bản : Chế độ được xây dựng
trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và
người lao động .
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động :
Giống như các hàng hoá khác , hàng hoá sức
lao động cũng có hai thuộc tính đó là giá trị và gía
trị sử dụng .
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng do số lượng
lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy
về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động ,
để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia
đình họ .
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng
hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố
tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ
thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều

kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả
điều kiện địa lý khí hậu .
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể
hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là
quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá,


một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động sức lao
động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với gía tri
sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc
điểm riêng của gía trị sử dụng của hàng hoá sức
lao động. Đặc diểm này là chìa khoá để giải quyết
mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình
bày ở trên .
1.2 Sản xuất giá trị thặng dư :
1.2.1 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư :
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức
lao động và sự dụng tư liệu sản xuất để sản xuất
giá trị thặng dư có hai đặc điểm : Một là công
nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản ,
hai là sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư
bản .
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư ,
hãy lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản để
làm ví dụ :
Giả sử , để chế tạo ra một kg sợi , nhà tư bản
phải ứng ra số tiền 20 000 đơn vị tiền tệ mua 01 kg
bông , 3000 đơn vị cho hao phí máy móc và 5000 đơn
vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy

móc trong một ngày (10 giờ) giả định việc mua này
đúng giá trị mỗi giờ lao động sống của công nhân
tạo ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1000
đơn vị .
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể,
công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1kg bông
thành 1 kg sợi. Theo đó gía trị của bông và hao mòn
máy móc cũng được chuyển vào sợi, bằng lao đông
trừu tượng mỗi giờ công nhân tạo thêm một lượng
giá trị mới 1000 đơn vị. Giả định chỉ trong 5 giờ
công nhân đã kéo xong 1 kg bông thành 1 kg sợi, thì
giá trị 1 kg sợi đựoc tính theo các khoảng như sau :
Giá trị 1 kg bông chuyển vào
= 20000 đơn vị
Hao mòn máy móc
= 3000 đơn vj
Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động , phần này
vừa đủ bù đắp giá trị sức lao động )
= 5000 đơn vị


Tổn g cộng
= 28000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư
bản chưa có được giá trị thặng dư.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong một
ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ. Trong 5 giờ
lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 20000 đơn vị để
mua 1 kg bông va 3000 đơn vị hao mòn máy móc và
với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra

50000 đơn vị giá trị mới và có thêm 1 kg sợi với giá
28000 đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có
được 2kg sợi là:
Tiền mua bông :
20000 x 2
= 40000 đơn vị
Hao mòn máy móc( máy chạy 10 tiếng):
30000 x 2
= 60000 đơn vị
Tiền lương công nhân sản xuấtcả ngày (trong 10
giờ, tính theo đúng giá trị sức lao động )
= 5000 đơn vị
Tổng cộng
= 51000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là
2 x 28000 = 56000
đơn vị.
Và như vậy lượng giá trị thặng dư thu đươc là : 56000
- 51000 = 5000 đơn vị .
Từ ví dụ trên ta kết luận : Giá trị thặng dư là
giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra
ngoài giá trị sức lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản. Cho nên C.Mac viết “ bí quyết
của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở
chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động
không công nhất định của người khác”. Sở dó nhà
tư bản chi phối được số lao đông không công ấy vì
nhà tư bản là người sở hữu tư bản .
1.2.2 Tư bản bất biến và tư bản khả biến .
Để sản xuất giá trị thăng dư, nhà tư bản phải

ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức
lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản
xuất được lao dộng cụ thể của người công nhân
chuyển vào sản phẩm mới , lượng giá trị của chúng


không đổi bộ phạn ấy đươc gọi là tư bản bất biến,
kí hiệu là c.
Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao
động thì tình hình lại khác trong quá trình sản xuất
bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân
tạo ra một giá trị mới không những đủ bù đắp lại
giá trị sức lao động của công nhân, mà còn có
giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do vậy, bộ phận tư
bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi
về lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản
này được gọi là tư bản khả biến và kí hiệu bằng v .
Máy móc dù có hiện đại thế nào thì cũng chỉ
là lao động chết. Nó phải được lao động sống “ cải
tử hoàn sinh “ để biến thành nhân tố của quá trình
lao động. Nó chỉ có thể là phương tiện nhờ nó sức
sản xuất của lao động tăng lên. Như vậy, tư bản
bất biến ( c ) chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến
( v ) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư .
Giá trị hàng hoá = c + v + m .
1.2.3 Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và
hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư .
Tỷ suất giá trị thặng dư ( m’ ) là tỉ lệ phần
trăm giữa số lượng giá trị thặng dư ( m ) với tư bản

khả biến ( v ) và được tính bằng công thức :
m’ = m/ v x 100 (%)
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng
:
m’ = t’/ t x 100 (%)
Trong đó : t là thời gian lao động tất yếu .
t’ là thời gian lao động thặng dư .
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ
bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân nó chỉ
rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra
thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản
chiếm đoạt bao nhiêu.
Khối lượng giá trị thặng dư ( M ) là số lượng giá
trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời
gian sản xuất nhất định và đươc tính bằng công thức
:
M = m’ x V hoặc M = m / v x V


Trong đó : V là tổng tư bản khả biến được sử
dụng trong thời gian trên . Khối lượng giá trị thăng dư
tuỳ thuộc và tỷ lệ thuận vào cả hai nhân tố m’
và V .
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :
Phương pháp sản xuất giá trị thăng dư tuyệt đối :
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư
thu được do kéo dài thời gian lao đông vượt quá thời
gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động,
giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu
không thay đổi.

Ví dụ : ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động
tất yếu là 4 giờ, thời gian lao đông thặng dư là 4
giờ. Mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là
mười đơn vị , thì giá trị thăng dư tuyệt đối là 40 và
tỷ suất giá trị thặng dư là :
m’ = 40 / 40 = 100 (%)
Nếu kéo dài ngày lao động , không thể vượt
quá giới hạn sinh lý của công nhân ( vì họ còn phải
có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi giải trí để phục hồi
sức khoẻ ) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt
của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
Vì lợi nhuận bản thân ,khi độ dài ngày lao động
không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng
cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ
lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài
ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và
tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối :
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu
được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao
động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên
ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ
lao động vẫn như cũ.
Chẳng hạn : Ngày lao động là 10 giờ ,trong đó 5
giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng
dư.Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian
lao động tất yếu xuống còn 4 giờ. Do đó thời gian



lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6 giờ và
m’tăng từ 100% lên 150%.
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm
giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
người công nhân. Muốn như vậy phải tăng năng
suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư
liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản
xuất dể trang bị cho ngành sản xuấ các tư liệu tiêu
dùng.
Gía trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng
dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng
hoá thấp hơn giá trị thặng dư của nó. Khi số đông
các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ
một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch
của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch
là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã
hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư
siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các
nhà tư bản đổi mới công nhgệ để tăng năng suất
lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong
cạnh tranh C.Mac gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là
hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

1.2.4 Sản xuất giá trị thặng dư –quy luật kinh
tế tuyệt đối( hay cơ bản) của chủ nghóa tư
bản:

Những phần trên đã vạch rõ giá trị thặng dư
là do lao động không công của công nhân làm thuê
tạo ra, là mục đích và kết quả hoạt động của tư
bản. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng
cách bóc lột lao động không công của công nhân
làm thuê.
Sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích và
động lực hoạt động của từng nhà tư bản và toàn
xã hội tư bản. Vì thế, theo C.Mac “sản xuất giá trị
thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của
phương thức sản xuất này”. Quy luật này phản ánh
bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ


nghóa , sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích,
là động lực thường xuyên thúc đẩy nền sản xuất tư
bản chủ nghóa vận động,phát triển và bị thay thế
bởi chế độ mới cao hơn.


CHƯƠNG 2 : Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
2.1 Ýnghóa của lý luận giá trị thặng dư đối
với xã hội tư bảnvà tình cảnh công nhân
hiện nay dưới chủ nghóa tư bản.
2.1.1Ý nghóa của lý luận đối với xã hội tư
bản .
Lý luận đã vạch rõ quy luật vận động kinh tế
của xã hội tư bản, đó là quy luật giá trị thặng

dư.Từ đó đã vạch ra bản chất bóc lột của xã hội
tư bản là tạo ra càng nhiều giá trị thặng cho nhà tư
bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ
thuật và quản lý để chiếm đoạt ngày càng nhiều
lao động làm thuêđem lại lợi nhuận tối đa cho các
nhà tư bản. Nhất là ngày nay chủ nghóa tư bản quan
tâm đặc biệt đến lợi nhuận độc quyền cao cho các
tập đoàn xuyên quốc gia. Vì vậy phạm vi bóc lột giá
trị thặng dư của chủ nghóa tư bản đang ngày càng
mở rộng.
Do đó quy luật giá trị thặng dư có tác động
thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật và phân công lao
động xã hội,làm cho lực lượng sản xuất phát triển,
năng suất lao động tăng lên nhanh chóng và nền
sản xuất được xã hội hoá cao. Đồng thời lý luận
này đã làm rõ địa vị lịch sử của giai cấp công
nhânlà người lãnh đạo cuộc đấu tranh để lật đổ
chế độ tư bản chủ nghóa , xây dựng chế độ mới :
Chế độ xã hội chủ nghóa khi mà các mâu thuẫn
vốn có của chủ nghóa tư bản, trước hết là mâu
thuẫn cơ bản của
nó - mâu thuẫn giữa tính xã
hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghóa về tư liệu sản xuất ngày càng trở
nên gay gắt.
2.1.2 Công nhân ngày nay dươí chủ nghóa tư bản
.
Ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ, nền kinh tế thế giới đang bước vào
nền kinh tế tri thức. Sự tác động của quy luật giá



trị thặng dư trở nên phức tạp hơn, hình thức bóc lột
giá trị thặng dư tinh vi hơn.
Với những thành tựu cách mạng khoa học kỹ
thuật và công nghệ thì lao động máy móc đã thay
thế dần lao động bằng cơ bắp của công nhân.
Đồng thời máy móc lại là phương tiện để kéo dài
ngày lao động. máy móc càng hiện đại thì cường độ
lao động lại càng phải cao. vì lo sợ trước sự hao mòn
của máy móc, nhà tư bản đã tìm mọi cách để tận
dụng mọi khả năng làm việc của máy móc. Từ đó
người công nhân bị bóc lột sức lao động nhiều hơn
bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, kéo
dài thời gian lao động thặng dư tương đối.
Việc sử dụng máy móc hiện đại đã cho ra đời
nhiều xí nghiệp lớn, nhiều công ty xuyên quốc gia, đa
quốc gia tạo ra nhiều ngành sản xuất mới thu hút
hàng ngàn, hàng vạn công nhân. Chính khoa học kỹ
thuật và những máy móc hiện đại đã tạo cho con
người có khả năng chinh phục tự nhiên, tạo ra của
cải vật chất nhiều hơn. Đồng thời máy móc cũng
gây cho nhiều công nhân thất nghiệp gây nên nạn
thất nghiệp trầm trọng. Nhất là khi máy móc xâm
nhập vào nông nghiệp đã làm cho nhu cầu về lao
động trong nông nghiệp giảm mạnh. Sự phát triển
của máy móc với tốc độ chóng mặt như hiện nay
và những tác hại từ sóng điện từ của những
thiết bị tin học đã làm cho người lao động mắc nhiều
bệnh nghề nghiệp và hao phí rất nhiều sức lao động

.
Nếu như trước đây người lao động bán sức lao
động để làm ra sản phẩm thì ngày nay hình thức
quan trọng nhất của tài sản là những thứ không
trực cảm được, nó là tri thức. Chính tri thức đã làm
cho việc tạo ra của cải thực sự ít phụ thuộc vào thời
gian lao động và số lượng hao phí hơn là phụ thuộc
vào những tác nhân đưa vào vận vận dụng trong
suốt thời gian lao động. Ngày nay hàm lượng chất
xám ( sự đầu tư trí tuệ của công nhân trí thức , kó sư
lập trình , nhà khoa học phát minh, nhà quản lý )
chiếm 70, 80 thậm chí 90 % giá trị của sản phẩm.
Bất cứ lao động nào , lao động giản đơn hay lao động


trí tuệ dưới chủ nghóa tư bản điều bị bóc lột giá trị
thăng dư.
Tuy nhiên , nếu nhà tư bản là nhà quản lý thì
họ cũng phải được trả công , lao động của họ là lao
động phức tạp nên họ cũng phải được trả lương cao
hơn lao động giản đơn. Nhưng tiền công với phần lợi
nhuận ròng mà nhà tư bản thu được là hai khoản
chênh lệch nhau rất xa. Cho nên thu nhập chủ yếu
của nhà tư bản trong điều kiện nền kinh tế tri thức
không phải từ công quản lý mà từ phần lao động
thặng dư của người lao động làm thuê, chủ yếu là
lao động trí tuệ mà nhà tư bản chiếm lấy.
Để các nhà tư bản, các tập đoàn , các tổ
chức xuyên quốc gia có thể tồn tại và phát triển,
để làm giảm bớt mâu thuẫn giữa giai cấp công

nhân với giai cấp tư sản, các nhà tư bản đã nhân
nhượng một phần khi họ trả công cao hơn cho công
nhân. Người lao động có sở hữu cổ phần tức là
cũng có vai trò làm chủ. Điều này thể hiện quyền
lưc mà giai cấp tư sản nắm không có sức chi phối
tuyệt đối như trước kia. Nhưng khối lượng giá trị
thăng dư mà giai cấp tư sản tước đoạt của công
nhân vẫn y nguyên như trước, chỉ có sự phân phối
giá trị thặng dư là thay đổi nhưng cũng chẳng thay
đổi bao nhiêu. Chẳng được là bao nhiêu vì số cổ
phiếu của công nhân không đáng gì so với cổ
phiếu khống chế của nhà tư bản. Cũng vì thế có
cổ phiếu nhưng vẫn chưa phải là người chủ sở hữu
đích thực, vẫn phải bán sức lao động nên họ vẫn bị
bóc lột. Mặc dù so với công nhân không có cổ
phiếu thì trên ý nghóa nào đó , bộ phận công nhân
có cổ phiếu bị bóc lột có phần thấp hơn.
Hơn nữa , trong chủ nghóa tư bản ngày nay không
chỉ có bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở mỗi nước tư bản mà là sự bóc lột đông
đảo nhân dân thế giới. Hình thức bóc lột cũng mới
hơn như bóc lột thông qua việc xuất khẩu kó thuật
và công nghệ, việc mở chi nhánh sản xuất ở các
nước khác ...
Xét cho cùng thì tuy chủ nghóa tư bản ngày nay
đã có sự điều chỉnh nhất định, văn minh hơn, hiện
đại hơn và cũng đã có chú ý đến một số chính


sách xã hôi. Nhưng về bản chất thì sự điều chỉnh

đó không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản , đây
chỉ là những điều chỉnh buộc các nhà tư bản phải
làm để bảo vệ, duy trì , kéo dài sự tồn tại của chủ
nghóa tư bản mà thôi còn đại bộ phận nhân dân lao
động vẫn sống khổ sở. Trên thế giới 20 % người
giàu nhất đã chiếm 80 % của cải, 80 % số người
còn lại chỉ có 20% của cải . Riêng tài sản của
một mình ông Bill Gates chủ hãng Microsoft là 46,6 tỷ
USD. Vì vậy trong xã hội tư bản hiên nay sự phân
hoá giàu nghèo, tình trạng bóc lột giá trị thặng dư
là không tránh khỏi.
2.2 Ý nghóa của lý luận giá trị thặng dư của
Mac và sự vận dụng lý luận này vào nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghóa ở
Việt Nam.
2.2.1 Ý nghóa của lý luận giá trị thặng dư đối
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghóa ở Việt Nam.
Học thuyết giá trị thặng dư là học thuyết được
Mac xây dựng dựa trên phương thức tư bản chủ nghóa.
Nhưng học thuyết này cũng có ý nghóa rất quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta
hiện nay , sản xuất giá trị thăng dư là quy luật kinh
tế cơ bản của chủ nghóa tư bản. Khi nghiên cứu quy
luật này Mac đã nghiên cứu rất kỹ về nền sản
xuất hàng hóa , nền kinh tế thị trường. Nước ta hiện
nay đang phát triển theo nền kinh tế thị trường địng
hướng xã hội chủ nghóa. Kinh tế thị trường là sản
phẩm hoạt động kinh tế của nhân loại, trải qua
nhiều thời đại, là nền kinh tế hàng hóa phát triển

cao, vận động theo cơ chế thị trường có xu hướng tự
phát và xu hướng đòi hỏi tự do hóa, nhất là từ phía
các chủ thể có thế mạnh trong môi trường cạnh
tranh và chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghóa là phát triển lực lượng sản xuất ,
phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghóa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân lao động và tất cả các thành viên trong


xã hội. Tuy nền kinh tế hàng hoá ở nước ta mang
đặc thù riêng của chủ nghóa xã hội , nhưng đã là
sản xuất hàng hóa thì đều phải chịu tác động của
quy luật giá trị và quy luật sản xuất giá trị thặng
dư.
Vì vậy nghiên cứu nền sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghóa từ quá trình sản xuất, thực hiện
phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghóa tư bản cho
đến những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được
nhiều giá trị thặng dư của chủ nghóa tư bản để có
thể tiếp thu , kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đạt được. Từ đó phát triển nhanh lực lượng sản
xuất , xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghóa, hướng
các thành phần kinh tế đi vào quỹ đạo của chủ
nghóa xã hội.
Nghiên cứu quá trình tổ chức sản xuất và tái
sản xuất tư bản chủ nghóa với tính cách là một
nền sản xuất lớn có quá trình xã hội hóa ngày

càng cao tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày
càng lớn. Từ đó vận dụng vào nền kinh tế nước ta
ở thời kỳ quá độ lên chủ nghóa xã hội, nhằm
thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa theo định
hướng xã hội chủ nghóa từ một nền sản xuất nhỏ
trên cơ sở sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng
dư. Nhằm thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ là công nghiệp hóa , hiện đại hoá nền kinh
tế để không ngừng nâng cao đời sông vật chất và
tinh thần của người lao động.
2.2.2 Sự vận dụng lý luận giá trị thặng dư của
Mac vao nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghóa ở Việt Nam .
Ngày nay chúng ta xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghóa trong giai
đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghóa xã hội,
lực lượng sản xuất còn yếu kém thì ta phải dùng
các hình thức và phương pháp quản lý của kinh tế
thị trường để kích thích sản xuất , khuyến khích tinh
thần năng động, sáng tạo của người lao động , giải
phóng sức sản xuất , thúc đẩy công nghiệp hoùa,


hiện đại hoá nhưng là để đi lên chủ nghóa xã hội ,
không phải là để cho thị trường tự phát triển theo
con đường tư bản chủ nghóa.
Xây dựng chủ nghóa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghóa là một sự nghiệp rất khó khăn ,
phức tạp nên chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại
của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất,

nhiều thành phần kinh tế , nhiều giai cấp , tầng lớp
xã hội khác nhau. Trong đó chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất là chủ yếu , kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân . Coi trọng
việc kết hợp lợi ích cá nhân , tập thể và xã hội ,
chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người
tạo ra đội ngũ có chất lượng có trí tuệ cao đủ sức
đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp
hoá , hiện đại hoá , đủ sức tạo ra những lợi thế
cạnh tranh cho đất nước trên thị trường thế giới .
Cơ chế thị trường mà chúng ta xây dựng không
phải là mục đích mà chỉ là phương tiện . Mục đích
của chúng ta không phải là chạy theo lợi nhuận tối
đa của một số người không phải chỉ vì tiền mà
mục đích của chúng ta là xây dựng chủ nghóa xã
hội . Một xã hội do nhân dân lao động làm chủ ,
có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lưc lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất là chủ yếu , con người được giải phóng khỏi
áp bức , bóc lột , bất công , làm theo năng lực
hưởng theo lao động , lợi ích giai cấp công nhân gắn
liền với lợi ích toàn dân tộc . Mọi người có cuộc
sống ấm no tự do , hạnh phúc có điều kiện để phát
triển toàn diện , giữa con người với con người có tình
thương yêu đùm bọc lẫn nhau . Chúng ta chủ trương
làm giàu nhưng đó là làm giàu hợp pháp, cùng với
làm giàu phải xoá đói , giảm nghèo . Trong nền kinh
tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo là khó tránh
khỏi , chúng ta phải chấp nhận nhưng phải hạn chế
nó .

Hiện nay đất nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng , sự quản lý của nhà nước đã kết hợp tính
định hướng và cân đối của kế hoạch với tính năng


động và nhạy cảm của thị trường , phát huy mặt
tích cực hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường .Thực hiện việc phân phối theo lao động và
hiệu quả kinh tế là chủ yếu ,nhưng cũng còn tồn
tại nhiều hình thức phân phối khác: phân phối theo
vốn, theo tài sản, phân phối ngoài thù lao lao động
để khuyến khích người lao động tích cực làm việc.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bảo của
cách mạng khoa học kỹ thuật, giai cấp công nhân
cũng không ngừng trưởng thành theo. Nhưng ở nước
ta , việc đào tạo người lao động còn nhiều bất cập ,
mới chỉ có 7 % dân số và 14,3 % tổng số lao động
cả nước qua đào tạo ở các trình độ khác nhau nhưng
lại chỉ có 70 % số người được đào tạo làm đúng
ngành nghề . Nhiều người có trình độ thật sự nhưng
không được sử dụng đúng chổ , không có điều kiện
để phát huy tài năng. Nhiều người sau khi đã được
đào tạo có trình độ, tay nghề cao lại có xu hướng đi
làm thuê ở nước ngoài hoặc làm cho các doanh
nghiệp có đầu tư nước ngoài . Vì vậy nhà nước phải
có chính sách đào tạo , bố trí , sử dụng hợp lý để
tạo ra đôi ngũ những con người có chất lượng , tay
nghề , có trí tuệ cao đặc biệt là có lòng yêu nước,
yêu chủ nghóa xã hội đủ sức đáp ứng những đòi
hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hoá .

Sự đầu tư vào nguồn lực con người , nhất là những
con người trực tiếp làm khoa học , công nghệ và
giáo dục đào tạo chính là góp phần thúc đẩy khoa
học và công nghê phát triển .
Để giải phóng mọi lực lương sản xuất , sản xuất
có hiệu quả thì trước hết phải cải biến dần quan
hệ sản xuất , phát triển từ thấp đến cao theo tính
chất và trình độ đạt được của lực lượng sản xuất .
Để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển trong
nền kinh tế nhiêu thành phần thì nhà nước phải có
chính sách phù hợp với từng thành phần kinh tế .
Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp nhà nước ,
phải thực hiện được quyền dân chủ thông qua Hiến
pháp và pháp luật , thông qua thoả ước lao động
tập thể , nôi quy của doanh nghiệp , quy chế hoạt
động của ban thanh tra công nhân ... Để phát huy tinh



×