Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Phát Triển Kinh Doanh Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Đến Năm 2020.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.06 KB, 116 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BẢO
HIỂM VIỆT NAM...........................................................................................6
1.1 Khái quát về kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam..................................................................................................6
1.1.1 Khái niêm và phân loại bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam..................................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam................................................................................................19
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
tại Việt Nam....................................................................................................23
1.2 Nội dung phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các Doanh nghiệp
bảo hiểm Việt Nam..........................................................................................25
1.2.1 Mở rộng thị trường kinh doanh..............................................................25
1.2.2 Phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới.....................................25
1.2.3 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới...........................26
1.2.4 Tăng doanh thu, lợi nhuận......................................................................32
1.2.5 Phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới............................32
1.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam........................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM..........................36
2.1 Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu


tư và Phát triển Việt Nam................................................................................36


2.1.1.Khái quát vể Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.................................................................................................36
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................42
2.2 Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Tổng
công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...........49
2.2.1 Mở rộng thị trường kinh doanh..............................................................49
2.2.2 Phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới.....................................51
2.2.3 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới...........................52
2.2.4 Tăng doanh thu, lợi nhuận......................................................................56
2.2.5 Phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới............................61
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.................................................................................................................66
2.3.1 Kết quả đạt được.....................................................................................66
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM....73
3.1 Phương hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến 2020........................................................73
3.2 Giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Tổng
công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...........74
3.2.1 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường kinh doanh....................................74
3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới..........75
3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.76
3.2.4 Nhóm giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuân............................................80

3.2.5 Nhóm giải pháp phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới. 81
3.3 Một số kiến nghị........................................................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Việt Tùng


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Phan Tố Un,
cơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian qua để em có thể hồn
thành Luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Viện
Thương mại và Kinh tế quốc tế cùng các thầy cô, cán bộ của Trường đại học
Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT


Chữ viết tắt

Diễn giải

1

BHTNDS

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

2

BHXCG

Bảo hiểm xe cơ giới

3

BIC

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam


5

CPI

Công ty Liên doanh bảo hiểm Campuchia –
Việt Nam

6

KQKD

Kết quả kinh doanh

7

PHH

Phi Hằng Hải

8

LVI

Công ty Liên doanh bảo hiểm Lào - Việt


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1 : Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam trong 2 năm gần đây..20
Bảng 1.2 : Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới những năm gần đấy.....................22
Bảng 2.1 : Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC qua các năm (2008-2012)...........43

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc các nghiệp vụ của BIC...............................44
Bảng 2.3: Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc các nghiệp vụ của BIC giai đoạn 20082012...........................................................................................................................45
Bảng 2.4 : Chi bồi thường và tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm gốc của BIC trong giai
đoạn 2008 – 2012......................................................................................................46
Bảng 2.5 : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC trong giai đoạn
2008 – 2012...............................................................................................................47
Bảng 2.6: Quy mô của BIC giai đoạn 2006-2012.....................................................48
Bảng 2.7 : Doanh thu phí từ hoạt động tài chính của BIC qua các năm (2008-2012)....48
Bảng 2.8 : Lợi nhuận trước thuế của BIC trong giai đoạn 2008 – 2012...................49
Bảng 2.9: Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới chi tiết....................................................53
Bảng 2.10: Tình hình doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của BIC..........................57
Bảng 2.11: Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của
BIC giai đoạn 2008-2012 (tham khảo thêm bảng 2.3)..............................................58
Bảng 2.12: Doanh thu nghiệp vụ phi hằng hải..........................................................59
Bảng 2.13: Kết quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới 2008-2012.............................60
Bảng 2.14: Doanh thu bảo hiểm xe máy...................................................................61
Bảng 2.15: Quy mô của BIC giai đoạn 2006-2012...................................................65
Bảng 2.16: Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới theo chi nhánh......................................66
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIC............................................................................42
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng nghiệp vụ PHH qua thời kỳ 2008-2012...................59


2

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm vừa qua chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của các
loại xe cơ giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam còn rất yếu
kém nên chưa thể tương xứng với quy mô về xe cơ giới ở thời điểm hiện nay.
Hệ quả tất yếu của vấn đề này chính là sự tăng lên một cách nhanh chóng của
các vụ tai nạn giao thông. Những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại

vô cùng lớn về người và của cho các bên. Để có thể khắc phục tận gốc vấn đề
này thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và nâng cao ý thức tham gia
giao thông của người dân là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên hai biện
pháp này lại chưa thể đem lại hiệu quả ngay và phải thực hiện trong khoảng
thời gian rất dài. Song song với đó, một giải pháp khác mang tính tức thì
nhằm khắc phục một phần hoặc tồn bộ những hậu quả do tai nạn giao thơng
gây ra chính là tham gia bảo hiểm xe cơ giới. Đây là một dịch vụ còn khá mới
mẻ ở Việt Nam và mới chỉ được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tập
trung khai thác trong vài năm trở lại đây. Công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thay
mặt khách hàng chi trả các khoản chi phí phát sinh do tai nạn giao thông gây
ra trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà khách hàng tham gia nếu như đáp ứng
được các quy tắc bảo hiểm. Do đó tiềm năng của thị trường bảo hiểm xe cơ giới
ở Việt Nam rất lớn.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIC) là thành viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV). Với 13 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam, hiện nay BIC đang là doanh nghiệp có thị phần đứng thứ
6 trên thị trường. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng
rất lớn trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm của các cơng ty bảo hiểm phi
nhân thọ nói chung và với BIC nói riêng. Thị trường cho dịch vụ này rất rộng


3

lớn và đầy tiềm năng. Đồng thời đây là một dịch vụ dễ khai thác và đem lại
doanh thu tăng trưởng hàng năm cao. Tuy nhiên cùng với tiềm năng phát triển
to lớn của dịch vụ này là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty bảo
hiểm phi nhân thọ trên thị trường và sự tồn tại nhiều kẽ hở trong luật kinh
doanh bảo hiểm Việt Nam. Hiện tại thị phần bảo hiểm xe cơ giới của BIC cịn
khá nhỏ. Vì vậy phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới đang là ưu tiên

hàng đầu của BIC tại thời điểm hiện tại.
Để nắm bắt kịp được xu hướng của thị trường trong bối cảnh cạnh tranh
ngày cảng khốc liệt này thì BIC cần phải có những biện pháp kịp thời và hiệu
quả. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “Phát triển kinh doanh bảo hiểm xe
cơ giới tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
với mong muốn rằng có thể đưa ra giải pháp phát triển loại dịch vụ bảo hiểm
này, góp phần vào sự phát triển chung của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba nội dung tuơng
ứng với ba chương cụ thể như sau:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh bảo hiểm
xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh bảo
hiểm xe cơ giới của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP
BẢO HIỂM VIỆT NAM
1.1

Khái quát về kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các doanh


nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
1.1.1 Khái niệm và phân loại bảo hiểm xe cơ giới của các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và BIC nói
riêng thì bảo hiểm xe cơ giới được chia làm 5 loại hình bảo hiểm và được xếp
vào 2 nhóm: nhóm bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, cụ thể:
- Nhóm bảo hiểm bắt buộc: có 1 loại hình là Bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới .
- Nhóm bảo hiểm tự nguyện: có 4 loại hình là: Bảo hiểm vật chất xe; Bảo
hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển; Bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới (mức trách nhiệm cao).
Trong đó mỗi loại hình bảo hiểm xe cơ giới cụ thể được định nghĩa như
sau:
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới: bảo hiểm cho chủ xe tham gia bảo hiểm
những thiệt hại vật chất xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngồi sự kiểm
sốt của chủ xe, lái xe.
- Bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba: bồi thường thiệt hại do xe cơ giới
gây ra về người và/hoặc tài sản đối với bên thứ 3.


5

- Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe: bồi thường thiệt hại
về thân thể đối với lái xe và những người khác được chở trên xe, những người
này bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xướng xe trong quá trình xe đang tham
gia giao thông.
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển: cơng ty bảo
hiểm sẽ thay chủ xe bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất của hàng hóa

vận chuyển trên xe.
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
- Bảo hiểm xe cơ giới luôn là nghiệp vụ có doanh thu cao nhất nhì
trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tồn thị trường và ln chiếm
một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu phí bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
- Bảo hiểm xe cơ giới được xếp vào nhóm dịch vụ bán lẻ, phí thu được
thấp, vì vậy để có thể kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới địi hỏi các doanh
nghiệp bảo hiểm phải có hệ thống mạng lưới rộng và tuyệt đối trung thực.
- Rủi ro của loại hình này tương đối nhiều do vậy đây cũng là nhóm
nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao.
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh bảo
hiểm xe cơ giới tại Việt Nam.
a) Sự cần thiết của Bảo hiểm xe cơ giới đối với xã hội.
Bảo hiểm xe cơ giới góp phần khơng nhỏ trong việc khắc phục hậu quả
mà tai nạn giao thông gây ra, giải quyết cho xã hội một số lượng lớn công ăn
việc làm và tạo các quỹ phục vụ công tác tuyên truyền, hạn chế tai nạn giao
thông.
b) Sự cần thiết của Bảo hiểm xe cơ giới đối với doanh nghiệp.


6

Bảo hiểm xe giới luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng
của các công ty bảo hiểm trong những năm trở lại đây, góp phần tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng thêm doanh thu cho các
doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2


Nội dung phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các

Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
-

Mở rộng thị trường kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới là việc mở

rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau, phát
triển quy mô tổng thể của thị trưởng trên cả thị trường hiện tại và thị trường
mới.
-

Phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới bao gồm hai khía

cạnh đó là phát triển khách hàng về số lượng và chất lượng. Phát triển khách
hàng về số lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên để
tăng doanh thu nhằm đem lại hiệu quả thì cơng tác phát triển khách hàng về
chất lượng phải đặc biệt được chú trọng để nhằm kiểm soát tốt rủi ro.
-

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.

+ Phát triển sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới. Các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam không ngừng cải tiến, đưa ra các sản phẩm bảo hiểm
tự nguyện xe cơ giới để đem tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và
mang tính bảo vệ tồn diện nhất cho khách hàng
+ Phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới: là việc không ngừng nâng cao
chất lượng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh
cho công ty bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới được chia thành hai nhóm
là nhóm dịch vụ bán hàng và nhóm dịch vụ sau bán hàng.



7

-

Tăng doanh thu, lợi nhuận. Vấn đề tăng doanh thu, lợi nhuận

luôn là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Để tăng lợi nhuận
trong kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới thì các doanh nghiệp cần phải tăng doanh
thu nhưng phải dựa trên cơ sở kiểm soát rủi ro một cách hợp lý và cắt giảm một
cách hợp lý các khoản chi phí.
-

Phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới: phát triển

mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới bao gồm mở rộng quy mô kinh
doanh và mạng lưới đại lý. Bảo hiểm xe cơ giới là một dịch vụ bán lẻ vì vậy
phát triển mạng lưới kinh doanh được các doanh nghiệp bảo hiểm khá là chú
trọng.
-

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh bảo hiểm xe

cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh doanh bảo hiểm xe cơ
giới gồm: doanh thu bảo hiểm xe cơ giới và tốc độ tăng doanh thu.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới bao
gồm hai chỉ tiêu: tỷ trọng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh thu
và lợi nhuận từ bảo hiểm xe cơ giới trên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

bảo hiểm.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới gồm
các chỉ tiêu: lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới trên vốn điều lệ, lợi
nhuận từ kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới trên tổng nguồn vốn và tỷ lệ bồi
thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
1.3
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh bảo hiểm
xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
- Các nhân tố khách quan bao gồm: sự gia tăng nhanh chóng của các
loại phương tiện xe cơ giới; mức sống, thu nhập của người dân; trình độ nhận


8

thức, dân trí phát triển; mơi trường pháp lý ngày càng được hồn thiện; mơi
trường kinh tế xã hội; mơi trường kinh tế quốc tế.
- Các nhân tố chủ quan do sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1

Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1

Khái quát vể Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu


tư và Phát triển Việt Nam.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIC) là thành viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV). Với 13 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam, hiện nay BIC đang là doanh nghiệp có thị phần đứng thứ
6 trên thị trường.
2.1.2

Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC đã tăng một cách nhanh chóng từ
269,262 tỷ năm 2008 lên 670,376 tỷ năm 2012, tăng 148,97%.
Cùng với sự gia tăng của doanh số bán sản phẩm bảo hiểm thì qua các
năm từ 2008 đến 2011 số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc cũng tăng lên một
cách nhanh chóng từ 73,280 tỷ năm 2008 lên đến 353,406 tỷ năm 2011.
Trong năm 2012, chi bồi thường đã giảm một cách đáng kể chỉ còn 254,393
tỷ đồng.


9

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC vẫn có sự tăng
trưởng tuy rằng khơng ổn định. Song lợi nhuận thuần từ hoạt động này của
BIC ln âm do chi phí quản lý q cao.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam
thì hoạt động tài chính là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động tài chính của BIC đều có sự tăng
trưởng tương đối ổn định và đạt được những con số khá ấn tượng.
2.2


Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ

giới của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
2.2.1

Mở rộng thị trường kinh doanh.

BIC được xem là một doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng
mạng lưới kinh doanh khi là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
đầu tiên có mạng lưới phủ kín ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia với hai
cơng ty con là Công ty Liên doanh bảo hiểm Lào – Việt và Công ty Liên
doanh bảo hiểm Campuchia – Việt Nam.
2.2.2

Phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới.

BIC là một trong số ít các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đặc
biệt quan tâm đến vấn đề phát triển khách hàng về chất lượng. BIC đã có sự
đầu tư vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng riêng của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo việc quản lý và phân loại khách hàng một cách chính xác nhất.
2.2.3

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.

a) Phát triển sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới.
Về sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, BIC phân ra thành 3 nhóm chính là:
bảo hiểm tự nguyện xe ơ tơ, bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe ô tô, bảo hiểm xe
máy (gồm bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện). Trong đó, doanh



10

thu nhóm bảo hiểm tự nguyện ơ tơ ln chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng
một cách ổn định nhất.
b) Phát triển dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Về cơng tác khai thác: Nhận thấy vai trị quan trọng của công tác khai
thác đối với kết quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới
nói riêng, trong vài năm trở lại đây BIC đã nỗ lực và đầu tư mạnh tay về
khuếch trương thương hiệu; bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin.
Dịch vụ sau bán hàng, chính là chất lượng của sản phẩm bảo hiểm, có
vai trị quyết định rất lớn tới sự hài lịng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ
sau bán hàng nằm ở chất lượng công tác giám định bồi thường và các dịch vụ
chăm sóc khách hàng khác.
2.2.4

Tăng doanh thu, lợi nhuận.

Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của BIC giữ được mức tăng trưởng
khá là ổn định. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào các năm 2009, 2010 tương
ứng là 52,5% và 38,9%. Tốc độ này tuy có chậm lại trọng năm 2011 (18,8%),
song đến năm 2012 đã trở lại với đà tăng trưởng vốn có của nó. Trong năm
2012 nổi lên với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nghiệp vụ bảo hiểm xe máy
(tăng trưởng 222%).
Trong giai đoạn 2008-2012, tương ứng với tốc độ tăng trưởng về doanh
thu phí bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới cũng thường xuyên là nghiệp vụ dẫn
đầu về chi phí bồi thường.
2.2.5


Phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới.

- Về kênh khai thác: Với mục tiêu phát triển bền vững và đa dạng hóa
hoạt động kinh doanh, trong những năm qua BIC đã đầu tư mạnh mẽ nguồn


11

lực vào phát triển các kênh khai thác truyền thống và các kênh khai thác mới
như Bancasurance, bảo hiểm trực tuyến…
- Về quy mô mạng lưới: Kể từ khi hoạt động đến nay, BIC đã có những
bước tiến vượt bậc về quy mô kinh doanh, mạng lưới khai thác. Tới tháng 12
năm 2012, BIC đã có gần 600 cán bộ trực thuộc Hội sở chính và 21 Cơng ty
thành viên. Mạng lưới 91 phịng kinh doanh trực thuộc các Cơng ty thành
viên đã phủ kín các địa bàn trên tồn quốc, củng cố vững chắc vị trí là một
trong sáu công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
2.3

Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh doanh bảo

hiểm xe cơ giới của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
2.3.2

Kết quả đạt được.

- Thị trường mở rộng sang các nước Lào và Campuchia.
- Công tác phát triển, quản lý khách hàng về số lượng và chất lượng khá

tốt.
- Nắm bắt xu thế của thị trường để đưa ra các sản phẩm bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản mới, cạnh tranh. Thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới giữ được mức tăng trưởng ổn định.
Tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức hợp lý.
- Duy trì và phát huy các kênh khai thác truyền thống, đồng thời triển
khai được một số kênh khai thác mới.


12

2.3.2

Hạn chế và nguyên nhân.

- Tuy có mạng lưới kinh doanh phủ kín các nước Lào, Campuchia nhưng
bảo hiểm xe cơ giới của BIC vẫn chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.
- Công tác phân loại khách hàng có tổn thất nhiều để tăng phí chưa đem
lại hiệu quả.
- Sản phẩm bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe cơ giới chưa được BIC
quan tâm khai thác.
- Quy mô nhân sự bồi thường chưa đáp ứng được nhu cầu làm giảm chất
lượng công tác giám định bồi thường.
- Chưa triển khai được điều khoản bổ sung “Mất cắp bộ phần”.
- Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới còn cao, đặc biệt là
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe ô tô.
- Việc phát triển mạng lưới đại lý và cộng tác viên bán bảo hiểm xe máy
quá nhanh và quá rộng đã đặt ra một bài tốn khó đối với cơng tác quản lý ấn
chỉ.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


13

3.1

Phương hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Bảo

hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến 2020.
Với phương châm kinh doanh là: “Hiệu quả và bền vững; tập trung nâng
cao chất lượng dịch vụ để xây dựng thương hiệu uy tín” , mục tiêu phát triển
lâu dài của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đến năm 2020 là: “Phấn đấu trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường; Xây dựng BIC trở
thành thương hiệu uy tín, là hoạt động trụ cột chính trong tập đồn tài chính
BIDV ”.
3.2

Dự báo nhu cầu bảo hiểm xe cơ giới.

3.3

Giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới

của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam.
3.3.1

Nhóm giải pháp mở rộng thị trường kinh doanh.

Giải pháp thứ nhất: tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của BIC.
Giải pháp thứ hai: cung cấp điều khoản bảo hiểm bổ sung “bảo hiểm
ngồi lãnh thổ Việt Nam”.
3.3.2

Nhóm giải pháp phát triển khách hàng mua bảo hiểm xe cơ

giới.
Giải pháp thứ nhất: thắt chặt quan hệ thân thiết với ngân hàng BIDV.
Giải pháp thứ hai: chăm sóc khách hàng lớn.


14

3.3.3

Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm xe

cơ giới.
Giải pháp thứ nhất: đẩy mạnh khai thác loại hình bảo hiểm trách
nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe ơ tơ.
Giải pháp thứ hai: triển khai gói sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ơ tơ có
mức phí thấp, mức miễn thường cao.
Giải pháp thứ hai: nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trong công tác
bán hàng và sau bán hàng.

3.3.4

Nhóm giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuân.

Giải pháp thức nhất: nâng cao hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn
thất.
Giải pháp thứ hai: nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường để
giảm chi phí.
3.3.5

Nhóm giải pháp phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe

cơ giới.
Giải pháp thứ nhất: phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
về quy mô.
Giải pháp thứ hai: phát triển mạng lưới kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
về chất lượng.
3.4

Một số kiến nghị.

- Bộ tài chính cần nhanh chóng đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về khách
hàng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Nhà nước lập các ban thanh tra giám sát một cách thường xuyên, có
chế tài mạnh tay xử phạt các doanh nghiệp bảo hiểm, các đại lý vi phạm và
các trường hợp trục lợi bảo hiểm.

- Nhà nước cần tăng cường các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông
như tuyên truyền, tăng mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm, kiên



15

quyết thu giữ các phương tiện không đủ tiêu chuẩn.

- Nghiên cữu bổ sung thêm luật kinh doanh bảo hiểm, chỉnh sửa các
điều luật lỗi thời, khơng cịn phù hợp với thực tế.



×