Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích 13 câu đầu phú sông bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.57 KB, 9 trang )

Phân tích “Bạch Đằng giang phú” khổ 1
Bài làm
“Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người. “
Bạch Đằng giang nghìn năm vẫn cịn cuộn chảy như lời nhắc của thiên
nhiên về chiến tích kỳ vĩ, tịch lăng và bi tráng năm nào, khiến “Trăm con
sơng đều muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên). Chính vì vậy mà nó trở
vào văn chương khơng ít lần như sở hữu một nguồn cảm hứng khôn
cùng cho thi nhân. Tất cả tuyệt phẩm gợi nhắc về xong Bạch đằng ấy
đều là viên ngọc quý mà kho tàng văn học nâng niu giữ gìn, nhưng xét
về thành cơng hơn cả thì phải nhắc đến “Phú sơng Bạch Đằng” của
Trương Hán Siêu từ lâu đã được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất đời
Trần và cũng là một trong số ít bài phú sắc của văn học trung đại. Đoạn
đầu của tác phẩm gây ấn tượng, ẩn chứa nội dung đầy ý nghĩa.


Bàn về tác giả của áng văn thiên cổ này, ông tên tự là Thăng Phủ,
một danh nhân thời Trần với học vấn un bác, tính tình cương trực và
có đóng góp khơng nhỏ trong cuộc kháng chiến chống qn mơng
Ngun. Vì thế, vào năm ơng mất, tức năm 1354, vua Trần duy tặng
Thái bảo, thờ ở Văn Miếu:
“ Hữu hoài Trương Thiếu Bảo
Bi khắc tiển hoa ban.”
(Dục thủy Sơn-Nguyễn Trãi)
Ra đi và để lại cho đời ba bài văn, bốn bài thơ, trong đó “Phú sơng Bạch
Đằng” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông mang đặc trưng cơ bản của
thể phú-một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn tự sự, dùng
để tả cảnh, diễn tình, bàn thế sự. Cụ thể hơn, bài thơ thuộc phú cổ thể,
có vần nhưng khơng nhất thiết có đối và thường kết bằng thơ. Tác


phẩm được dự đoán ra đời vào năm 1314 khi nhà Trần trượt dài so với
đỉnh vinh quang, có dấu hiệu của sự suy thối, chiến tích vinh hiển thuở
nào đã lặng thinh dưới lớp bụi mờ. Thân là một nhà hoạt động xã hội,
không thể giả ngơ, bàng quan trước điều này. Vì vậy, ở đoạn thơ thứ
nhất, từ đầu cho đến “Tiếc thay dấu vết luống cịn lưu”, tác giả đã
mượn hình tượng nhân vật khách để bày tỏ tráng trí của bản thân cùng
nỗi cảm hoài thương tiếc trước cảnh hiu hắt, ảm đạm trên bờ sơng
huyền thoại năm nào.
Ở những dịng đầu đoạn văn, hình ảnh của “khách” hiện lên,
đầy phóng khoáng, tỏ ra là một con người với tâm hồn tiêu dao, hùng
tâm tráng chí lớn lao:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”


Khơng gian xuất hiện có “buồm”, “gió”, “trăng” đều là những hình ảnh
thiên nhiên bao la, long lanh, mát mẻ, đẹp đẽ của đất trời, thể hiện sự
khoảng đạt, tự do mà chốn quan trường tù túng không sao khuây khỏa
được. Từ “chơi vơi”-trơ trọi giữa khoảng không mênh mông, rộng lớn,
tứ phía đều là thiên thiên, tưởng như thiên nhiên đang ôm trọn lấy con
thuyền thơ của Trương Hán Siêu cùng từ “ mải miết”, theo đuổi một
giấc mộng đến say mê, gợi lên âm điệu lả lướt, phóng túng, lại tự do,
đem đến liên tưởng thú vị: những cơn gió vi vu thổi cánh buồm giữa
bao la biển cả đưa người vi hành đến mọi miền, thưởng ngoạn mn
nơi, lãng tử trên đó vui thú du ngoạn sơn thủy, thỏa sức tung hoành
trên con thuyền êm ả rẽ nước, lại càng đắm say hơn mỗi độ “trăng”
xuống, thêm mê muội trong mộng hải hồ. Tại sao lại là “chơi” mà không
phải “ngắm” trăng như trong văn học trung đại đã từng có kẻ ngẩn ngơ
trơng trăng đến xuất thần? Có lẽ là vì kẻ ngắm trăng ơm mối u uất,

mang tâm sự ngổn ngang, “khách” lại là kẻ phóng khống, sơi nổi nên
bỗng hóa thành vị tiên khách vui thú cùng thiên nhiên, ôm bầu rượu túi
thơ bầu bạn cùng trăng gió. Dường như tại lúc này đây, ta bắt gặp một
hồn thơ khoáng đạt, phong lưu, lại lãng mạn cùng tự do. Mà vị “khách”
kia có lẽ cũng chẳng phải ai xa lạ ngoài Trương Hán Siêu, ông đã tự nhị
phân theo lối “chủ-khách đối đáp” để chuyện thêm hấp dẫn. Đó cũng
vốn là một đặc trưng của Phú cổ thể mà Mạc Đĩnh Chi cũng từng sử
dụng trong bài phú của mình:
“ Khách có kẻ: nơi nhà cao ghế tựa,
Trưa mùa hạ nắng nồng .
Ao trong ngắm làn nước biếc ,
Nhạc phủ vịnh khúc phù dung. “
(Ngọc tỉnh liên phú)


Có điều, nếu “khách” bên đấy là kẻ tồn tài thanh cao thì “khách” bên
này lại mang tâm hồn tự do, mở lịng, sống hết mình với thiên nhiên.
Từ những hình ảnh, tư thế xuất hiện của “khách” ban đầu,
ta sẽ khơng kìm lịng được mà dõi theo hành trình du ngoạn của vị lữ
khách:
“ Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngơ, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết,
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn cịn tha thiết.”
Cặp từ thời gian “sớm-chiều”, nối hai khoảng giới hạn trong một ngày
lại là những địa danh cách nhau vạn dặm, đó là “Nguyên, Tương, Vũ
Huyệt”, tức sông Nguyên, sông Tương ở tỉnh Hồ Nam và Vũ Huyệt ở núi
Cối Kê, tỉnh chiết Giang, đều là phong cảnh đẹp Trung Quốc mà “ai cũng

biết đến” cũng từng nghe qua. Cịn có “Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,
Bách Việt,” được tác giả sử dụng phép liệt kê để kể lên cũng thuộc nơi
ấy. Tuy nhiên, ông “khách” cũng chỉ chu du bằng trí tưởng tượng, qua
sự mày mị sách vở, văn liệu mà ơng đọc qua, bởi lẽ chúng cách xa khôn
cùng, thực tế chẳng thể sớm chiều thưởng ngoại. Chẳng qua là “Ý ngôn
tại ngoại”, địa danh thiên nhiên nổi tiếng ấy là một nét vẽ khơi gợi liên
tưởng trong mỗi người tiếp nhận để rồi nhận ra cái tráng chí bốn
phương lớn lao của “khách” cùng một trí tưởng tượng và sự hiểu biết
của bậc nho sĩ lắm tài. Trong khi cổ nhân có câu:” Nuốt tám chín cái
đầm Vân Mộng vào bụng để đo chí làm trai”, thì khách đây đã có hơn
gấp chục lần “vài trăm trong dạ”, vậy mà vẫn cịn hăm hở, thiết tha cái
tráng chí tứ bề, chưa thỏa cái dạ của kẻ mơ mộng, phóng túng, khát


vọng hoài bão lớn lao cứ như thế mà thêm bay bổng. Quả là cốt cách
của kẻ sĩ, chan hòa với thiên nhiên, mang tráng chí rộng lớn, trí tưởng
tượng cùng tầm hiểu biết cao rộng, chúng càng tôn thêm vẻ đẹp hình
tượng nhân vật “khách”.
Tuy nhiên khơng phải chỉ vì muốn đắm mình trong men say
của thứ lạc thú đến từ cảnh sắc thiên nhiên mn hình vạn trạng,
nghêu ngao hát cùng rượu thơ, mải đắm hoa vọng nguyệt, mà “khách”
đi nhiều, chủ yếu để:
“Bèn giữa dịng chừ bng chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.”
Khách ngưng điều khiển chiếc thuyền “ buông chèo” để mặc con thuyền
tiêu dao từ từ tự dịch chuyển xi theo dịng sơng, dường như là sắp
đến nơi ơng muốn đến, đích đến của cả chuyến đi. Ở đây đã xuất hiện
điển cố về “Tử Trường”, tên chữ của Tư Mã Thiên-vị sử gia nổi tiếng của
Trung Quốc thời Hán. Là kẻ từng thưởng ngoạn nhiều thắng cảnh và di
tích lịch sử. Rõ ràng là đi nhiều, biết nhiều nhưng thú tiêu dao, “khách”

lại chọn Tử Trường, phải chăng là muốn bày tỏ tâm hồn đồng điệu,
chung một điệu hồn với cổ nhân xưa kia? Đi xa không phải chỉ để rong
chơi, biết nhiều cảnh đẹp, để khoe mẽ trải nghiệm mà là muốn học
thêm kiến thức, thưởng ngoạn, trân quý non nước hữu tình và cũng để
nghiên cứu non sơng, hiểu biết và thêm yêu đất nước. Có thể
nói :”muốn học cái văn của Tử Trường, trước tiên phải học cái chơi của
Tử Trường đã”, đó cũng chính là mục đích “khách” hướng tới, mục đích
cao đẹp của kẻ chí sĩ với non sơng, qua đó, ta mới thấy được tấm lịng
ơng.
Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên khoáng đạt của đất nước
Trung Hoa trong những câu văn trên chỉ là bức phong nền sắc nét, hành
trình của con thuyền thơ tiếp diễn trong những câu tiếp theo khiến


người đọc như được chứng kiến một bức tranh thủy mạc hiện lên, cả
thời không như đều dịch chuyển:
“ Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình mn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu,
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.”
Tác giả đã nhắc đến những địa danh trực tiếp trên đất Việt, nơi mà ơng
có thể du ngoạn thực tế:”cửa Đại Than”,” bến Đông Triều” đều là tên
cửa biển và huyện vùng sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu son lịch sử hào
hùng của chiến tích vinh diệu năm nào “Bạch Đằng nhất trận hỏa công,
Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang.” năm nào. Tại đây, bút pháp tả
thực miêu tả những con sóng lớn “ sóng kình” xơ vào nhau “muôn
dặm” trên con sông chứng kiến trận đánh kinh hồng năm nào. Một
khung cảnh thiên nhiên tịch lăng, “bát ngát” rộng lớn mà mắt thường
không sao bao quát hết được, lại hùng dũng, thướt tha, quả là non sông

như họa! Vì thế mà thuyền bỗng “bơi một chiều” như muốn đứng lặng,
lướt thật nhẹ nhàng trên dịng sơng thương u. Cách đảo ngữ đưa từ
“Bát ngát” lên đầu kết hợp với “sóng kình mn dặm” đã càng nhấn
mạnh địa thế hiểm trở, sự rộng lớn, khoáng đạt của cảnh sắc dịng
sơng, đồng thời, Trương Hán Siêu cũng dùng những từ ngữ giàu sức gợi
gợi lên một bức tranh trùng trùng điệp điệp, mà cũng lại mang vẻ
“thứot tha’’ những chiếc thuyền “có dáng cao rủ dài xuống và chuyển
động một cách mềm mại, nhẹ nhàng” tựa như đi lồi chim trĩ, nghe
mới dịu dàng, mơ mộng làm sao! Bấy giờ, là cảnh mùa thu “ba thu” nên
màu nước cùng gam màu của bầu trời như chung “một sắc” xanh,
quyện với nhau hài hòa, trong veo, thơ mộng, đẹp như bức tranh sơn


thủy được họa ra bởi thần tiên. Câu văn tả thực, mượn hình ảnh của
Vương Bột:
“ Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc “
(Sông thu cùng với trời xa một màu)
Thế nhưng đối lập với cảnh sắc hùng vĩ trời phú lại là một Bạch đằng
mang trong mình vết thương đau của chiến trường xưa. “Cây lau”, “cây
lách” mọc thành bụi hoang, lác đác liền nhau “san sát” khắp dọc bờ
sơng như đã lâu chẳng có chẳng có người thăm viếng, “đìu hiu” vắng vẻ
và đượm buồn. Chẳng cịn ai đối hồi đến chiến tích xưa kia, dường
như chúng đã chìm xuống đáy sơng Bạch Đằng theo những vật, những
người tử thương mất rồi! Cảnh sông vừa hùng vĩ thướt tha lại cũng vừa
ảm đạm, hiu hắt, vắng vẻ, cô tịch. Trong tác giả phải chẳng dường như
sẽ vừa là niềm vui, niềm tự hào nhưng cũng là nỗi buồn trước quang
cảnh vắng lặng? Chỉ biết rằng, phải có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ông
mới sử dụng bút pháp tả thực để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên
động lịng đến vậy.
Cổ nhân có câu:”Lịng người động, là do vật do cảnh”. Trước

Bạch Đằng gợi tình nhường ấy, Trương Hán Siêu sao có thể bàng quan,
vơ cảm, hờ hững, những cảm xúc nóng hổi từ trái tim ơng trước hiện
cảnh chiến trường rừng rợn một thời:
“Sơng chìm giáo gãy, gị đầy xương khơ,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương thay nỗi anh hùng đâu vắng tả,
Tiếc thay dấu vết luống cịn lưu!”
Giọng văn đầy hồi cổ, cảm khái, ở hai câu đầu, tưởng như Trương Hán
Siêu đang hồi tưởng quang cảnh ngày ấy bằng trí tưởng tượng, bằng cả
trí nhớ qua văn liệu ghi lại sự khốc liệt của cuộc chiến năm đó: khói lửa


chiến tranh, sát khí chọc trời, binh khí va chạm vào nhau, những tiếng
hơ rợn người. Có máu chảy xuống, huyết lệ rơi. Kết thúc cuộc chiến là
những chiếc gião bị bẻ đôi la liệt dưới đáy sông “ Sông chìm giáo gãy”,
trên những gị đất là mn vạn xương máu tráng sĩ, cũng là xác của
quân thù, thắng thua đã định, chiến thắng thuận theo ý trời nhưng
thương vong chẳng thể tránh khỏi, từ “đầy” đã gợi nên nỗi hy sinh to
lớn của năm nào, lại chính những giọt máu đổ xuống ấy đã làm nên một
trận Bạch đằng huyền thoại. Tác giả tự hào nhưng cũng không tránh
khỏi nỗi “thương thay”, xót xa, cảm hồi cho cảnh thảm năm nào, ngậm
ngùi cho một chiến thắng oai hùng năm xưa có thời gian đã bị phủ bụi.
Dường như đó cũng là bi cảnh mà Nguyễn Trãi đã viết trong “Cửa khẩu
Bạch Đằng”:
“ Ngạc chặt kình băm non lởm chởm,
Gươm chìm giáo gãy bãi tầng tầng.
…Dịng sơng tìm bóng dạ bâng khng”
Khơng chỉ thương cảm, hồi niệm sâu sắc, cịn vừa là sự nghi vấn cùng
cảm thán của tác giả về nỗi anh hùng “đâu vắng tá”, “dấu vết” khốc liệt
năm ấy” luống cịn lưu” đậm chất hồi cổ. Trương Hán Siêu với tư thế

“đứng lặng giờ lâu”, trầm ngâm sững lại, chìm vào thế giới nội tâm
buồn tiếc, ngậm ngùi trước cảnh thảm năm nào, lại là cảnh bi tráng
nhưng qua thời gian đã dần bị phủ bụi, cùng lịng biết ơn vơ hạn đối với
anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dịng sơng và sự tồn vong
của dân tộc. Đó chính là một tình nghĩa thủy chung uống nước nhớ
nguồn. Qua hành trình của nhân vật khách cũng như tâm trạng của
khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng, người đọc cảm nhận được vẻ
đẹp tâm hồn và nhân cách lớn lao của Trương Hán Siêu: có hùng tâm
tráng chí lớn lao, tâm hồn phóng khống, ham hiểu biết, yêu thiên
nhiên, yêu đất nước.


Có thể nói “Phú sơng Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là một
bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi, linh hoạt, phóng khống,
lời văn cơ đọng, dồi dào cảm xúc. Tác giả tự phân thân để kể, sáng tạo
ra hình tượng nhân vật “khách” và qua đó bộc lộ tâm hồn khống đạt
u thiên nhiên, cùng tráng chí lớn lao, ngồi ra cịn là tâm hồn của một
kẻ sĩ u nước có tấm lịng ưu ái với dân tộc, với lịch sử, phong cảnh
đất nước. Thêm vào đó, tác phẩm cũng sử dụng hình ảnh điển tích có
chọn lọc kết hợp trữ tình hồi cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm
và hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc nghệ thuật khiến cho
thi phẩm là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt
Nam trung đại, đúng là “khơi kỳ, hùng vĩ, lưu lốt, đẹp đẽ” như Lê Q
Đơn đã từng nhận xét.
u cầu đề
Hemingway từng có câu:”Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có
sự bất tử của riêng nó” bởi nó là sản phẩm gửi gắm ý nghĩa, giá trị cao
cả, thể hiện, phản ánh cả một thời đại và ẩn chứa cái nhìn chủ quan, tư
tưởng cao cả, tâm hồn đẹp đẽ, nhân văn của người nghệ sĩ . Rồi mai
này, đền đài có thể sụp đổ, tranh tượng có thể tiêu tan, riêng nó không

tuân theo quy luật băng hại của thời gian mà hóa thành chiếc lá chảy
miên viễn theo dịng lịch sử. “Bạch Đằng giang phú” chính là một tác
phẩm mang tầm vóc như vậy, mãi sáng ngời như một hịn ngọc quý của
văn chương.



×