Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.75 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THIỀM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY β-CAROTENE
Ở VI TẢO DUNALIELLA SALINA

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Đà Nẵng – Năm 2022


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Đăng Mậu
Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 2: TS. Phạm Thị Mỹ

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ sinh học thực nghiệm họp tại Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng vào ngày 25 tháng 6 năm 2022.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Thư viện trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN


− Phòng đọc Khoa Sinh Môi trường, ĐHSP


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
β-carotene là đồng phân quan trọng của carotenoid, thuộc
nhóm các sắc tố hữu cơ tự nhiên. β-carotene có thể chuyển hóa thành
vitamin A trong cơ thể và được xem là tiền chất tốt nhất của vitamin
A trong các loại carotenoid. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng βcarotene là một sắc tố tự nhiên có khả năng chống oxy hóa rất cao,
kích thích tế bào miễn dịch, phối hợp với các chất chống oxy hoá
khác như vitamin C và vitamin E làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng,
làm chậm q trình lão hóa, giảm tác hại của ánh sáng mặt trời, cũng
như giảm nguy cơ một số bệnh về tim mạch và ngăn ngừa một số
bệnh ung thư (Huỳnh Hiệp Hùng & cs., 2013). Trong những năm gần
đây, khi thu nhập của người dân đã được cải thiện và họ rất quan tâm
đến việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân nên sự gia tăng nhu cầu sử
dụng carotenoid cho việc chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm hay dược
phẩm(Lamers & cs., 2008; Tsai & cs., 2012) từ các nguồn tự nhiên là
rất lớn nên đã thúc đẩy nhiều nỗ lực để cải thiện sản xuất β-carotene
từ các nguồn sinh học, do đó mở ra cơ hội phát triển các chủng vi tảo
có khả năng sản xuất hợp chất này.
Dunaliella salina được xem là nguồn sản xuất β-carotene tự
nhiên tốt nhất có giá trị kinh tế cao, chiếm tới 14% trọng lượng khô
(Jin & Melis, 2003).
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quá trình sinh trưởng
và sinh tổng hợp β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nồng độ muối, điều kiện dinh dưỡng, cường độ ánh
sáng hay chế độ chiếu sáng, các phổ ánh sáng và các nguyên tố vi
lượng. Để thu được β-carotene đảm bảo về mặt chất lượng và số

lượng thì các nhà khoa học tập trung nghiên cứu phát triển cả về


2
mật độ lẫn tăng cường tích lũy β-carotene (Mojaat & cs., 2008; Zhe
Wu & cs., 2016; Hamed & cs., 2020). Trên thế giới, việc làm tăng
tích lũy β-carotene trong sinh khối của D. salina đã được nghiên cứu
trên quy mô phịng thí nghiệm và sản xuất thương mại (Hejazi &
Holwerda, 2004).
Võ Hồng Trung và cộng sự đã nghiên cứu kết hợp cường độ
ánh sáng với nồng độ H2O2 và nồng độ muối cho tích lũy hàm lượng
carotenoid cao (Võ Hồng Trung, Bùi Văn Lệ, 2018). Một nghiên cứu
của Xu & cs (2019) cho rằng ánh sáng đỏ có thể có giá trị công
nghiệp như một nguồn sáng tiết kiệm năng lượng để sản xuất
carotenoid bởi D. salina.
Theo nghiên cứu của Xi Y & cs (2000) cho rằng sự tích lũy βcaroten có sự khác nhau dưới các chế độ ánh sáng khác nhau, ánh
sáng mạnh theo định kỳ sẽ thuận lợi hơn cho sự tích tụ β-carotene,
hơn là ánh sáng mạnh liên tục. Như vậy cường độ ánh sáng cao và
phổ ánh sáng khác nhau có vai trị quan trọng trong việc tích lũy βcarotene ở tế bào tảo. Trong nước, các hướng nghiên cứu

về lồi

này vẫn cịn hạn chế bởi các chủng giống của loài này chưa phong
phú và đa số đều tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ muối đối với tích
lũy β-caroten ở vi tảo D. salina.
Ngồi ra, việc khảo sát và tối ưu các yếu tố ánh sáng là một
việc làm cần thiết để lập nên một quy trình ni cấy tối ưu cho năng
suất sinh khối và hàm lượng β-carotene cao. Phổ ánh sáng, cường độ
ánh sáng và chu kỳ chiếu sáng được coi là những yếu tố quan trọng
trong việc kích thích khả năng tổng hợp β - carotene của vi tảo. Dựa

trên những cơ sở này, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
ánh sáng đến sinh trưởng và tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella
salina”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được vai trị của ánh sáng trong q trình sinh trưởng
và tích lũy β-carotene của vi tảo D. salina.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được phổ chiếu sáng tối ưu cho sự sinh trưởng và
tích lũy β-caroteneở vi tảo Dunaliella salina.
- Xác định được cường độ ánh sáng tối ưu cho sự sinh
trưởng và tích lũyβ-carotene ở vi tảo Dunaliella salina.
- Xác định được chế độ chiếu sáng tối ưu cho sự sinh
trưởng và tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp những dẫn liệu khoa học trong việc nghiên cứu ảnh
hưởng củấnh sáng đến sinh trưởng và tích lũy β-carotene ở chủng vi
tảo D. salina.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng vào sản xuất β-carotene ở quy mô công nghiệp có
giá trịthương mại cao từ chủng vi tảo D. salina.
4. Bố cục đề tài
Đề tài có bố cục 3 chương:Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả và bàn luận


4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ VI TẢO DUNALIELLA SALINA
1.1.1.

Hệ thống phân loại

Phân loại khoa học
Ngành (phylum) Chlorophyta
Lớp (class) Chlorophyceae
Bộ (ordo) Chlamydomonadales
Họ (familia)Dunaliella Ceae
Chi (genus) Dunaliella
Loài (species) Dunaliella
salina
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Tế bào của lồi tảo này có nhiều hình dạng khác nhau như
hình elip, hình trịn, hình quả lê… sự khác biệt về hình dạng phụ
thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và cường độ ánh sáng (Mansour
Shariati & Hadi, 2011). Kích thước chiều dài từ 5 – 25 μm và chiều
rộng 3 – 15 μm (Hosseini Tafreshi & Shariati, 2009). D. salina di
chuyển bằng 2 roi, khơng có thành polysaccharide cứng mà chỉ được
bao bọc bởi lớp glycoprotein nhầy gọi là glycocalyx (Borowitzka &
Borowitzka, 1988).
1.2.3. Đặc điểm sinh thái
Dunaliella salina là vi tảo lục, đơn bào, ưa mặn. Chúng có mặt ở
các mơi trường nước biển hay các cánh đồng muối trên thế khắp thế

giới. Chúng hiện diện ở đại dương lớn như

Đại Tây Dương, Địa

Trung Hải hay những nơi có độ mặn cao (trên 15% muối), nhiệt độ
cao và ánh sáng mạnh (Jin & Melis, 2003). Một số nơi tập trung nhiều
loài Dunaliella như Biển Chết ở Israel, hồ Pink ở Úc hay hồ muối lớn
ở Utah, Mỹ (Ben-Amotz và cs, 1991). Phạm vi nhiệt độ thích hợp đối


5
với sự phát triển của hầu hết các vi tảo là 20 – 300C, nhưng D. salina
có thể phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 45oC.
1.2. Β-CAROTENE TRONG VI TẢO DUNALIELLA SALINA
1.2.1. Đặc điểm của β-carotene
1.2.2. Cấu trúc của β-carotene

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của β-carotene (Rodriguez-Amaya, 2001).
1.2.3. Cơ chế tích lũy carotenoid ở Dunaliella
Carotenoid là isoprenoid được tổng hợp bởi tất cả sinh vật
quang hợp, một số nấm và vi khuẩn không quang hợp (Cordero & cs.,
2011). Ở các sinh vật quang hợp, carotenoid gắn với các protein
màng thylakoid nơi mà chúng tham gia vào hấp thụ ánh sáng và bảo
vệ cho bộ máy quang hợp chống lại những tổn thương quang oxy hóa
(Cordero & cs., 2011).
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và tích lũy
β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina
1.2.5. Vai trị của β-carotene
1.3. ỨNG DỤNG CỦA VI TẢO DUNALIELLA SALINA TRONG
ĐỜI SỐNG

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DUNALIELLA SALINA
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam


6
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vi tảo Dunaliella salina được cung cấp bởi phịng thí
nghiệm cơng nghệ tảo khoa Sinh - Mơi Trường, Trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2021 đến tháng 6/2022.
Nghiên cứu được thực hiện tại phịng Cơng nghệ Tảo, khoa
Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phổ chiếu sáng đến sinh
trưởng và khả năngtích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khác đến
sinh trưởng và

khả năng tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella

salina.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng đến tốc độ
sinh trưởng và khả năng tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella
salina.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Bố trí thí nghiệm
D. salina được nhân sinh khối với các điều kiện thích hợp
trong mơi trường f/2, chiếu sáng dưới ánh sáng đèn LED với cường
độ 33,8 μmolphoton/m2/s và ở 25oC sau đó được sử dụng cho thí
nghiệm.Điều kiện thí nghiệm tương tự điều kiện nhân giống.
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của phổ chiếu sáng đến sinh trưởng
và tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina.


7
Bố trí thí nghiệm:
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phổ ánh sáng
Nghiệm thức

Phổ ánh sáng

Số lƣợng mẫu

NT1

Trắng

3

NT2

Xanh

3


NT3

Đỏ

3

Cách tiến hành:
Giống vi tảo được cấy chuyển vào các bình thể tích 250mL có
chứa mơi trường, tổng thể tích ni là 100 mL. Sự ảnh hưởng của
phổ ánh sáng lên khả năng tổng hợp β-carotene của vi tảo Dunaliella
salina được đánh giá sau 6 ngày nuôi.
Bảng 2.2. Thông số và tần suất theo dõi ảnh hưởng của phổ
ánh sáng
STT

Thông số theo dõi

Tần suất theo
dõi

1

Mật độ

2 ngày / lần

2

Tốc độ sinh trưởng


2 ngày / lần

3

Hàm lượng β-

2 ngày / lần

carotene
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ sáng đến sinh trưởng
và tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina.
Bố trí thí nghiệm:


8
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của cường độ ánh sáng
Nghiệm

Cƣờng độ ánh sáng

thức

Số lƣợng
mẫu

NT1

13,5 μmolphoton/m2/s

3


NT2

27 μmolphoton/m2/s

3

NT3

40,5 μmolphoton/m2/s

3

Cách tiến hành:
Giống vi tảo được cấy chuyển vào các bình thể tích 250mL có
chứa mơi trường, tổng thể tích ni là 100 mL. Sự ảnh hưởng của
cường độ ánh sáng lên khả năng tổng hợp β-carotene của vi tảo
Dunaliella salina được đánh giá sau 6 ngày nuôi.
Bảng 2.4. Thông số và tần suất theo dõi ảnh hưởng của cường
độ ánh sáng
STT

Thông số theo dõi

Tần suất
theo dõi

1

Mật độ


2 ngày / lần

2

Tốc độ sinh trưởng

2 ngày / lần

3

Hàm lượng

2 ngày / lần

β-carotene
c. Nghiên cứu chu kỳ chiếu sáng đến sự sinh trưởng và khả
năng tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina


9
Bố trí thí nghiệm:
Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm chu kỳ chiếu sáng
Nghiệm thức

Thời gian chiếu sáng

Số lƣợng mẫu

NT1


12h sáng:12h tối

3

NT2

16h sáng:8h tối

3

NT3

24h sáng:0h tối

3

Cách tiến hành:
Giống vi tảo được cấy chuyển vào các bình thể tích 250mL có
chứa mơi trường, tổng thể tích ni là 100 mL. Sự ảnh hưởng của
chế độ chiếu sáng lên khả năng tổng hợp β-carotene của vi tảo
Dunaliella salina được đánh giá sau 6 ngày nuôi.
Bảng 2.6. Thông số và tần suất theo dõi ảnh hưởng của chu kỳ
chiếu sáng
STT

Thông số theo dõi

Tần suất theo
dõi


1

Mật độ

2 ngày / lần

2

Tốc độ sinh trưởng

2 ngày / lần

3

Hàm lượng β-

2 ngày / lần

carotene
2.3.2. Phƣơng pháp xác định mật độ tế bào
Dụng cụ để xác định mật độ tế bào là kính hiển vi, buồng đếm
Neubauer, lamen. Dùng pipet trộn đều mẫu cần đếm, pha loãng mẫu
(nếu cần thiết) và nhỏ một lượng cần thiết (40µl) chia đều vào mỗi
buồng đếm, đậy lamen sao cho lamen không lệch ra khỏi buồng đếm,


10
khơng có bọt khí, sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi. Điều chỉnh
tiêu cự của kính hiển vi quang học và tiến hành quan sát ở vật kính

10X để tìm được buồng đếm trên thị trường, điều chỉnh ốc vi cấp để
quan sát tế bào rõ hơn. Tiến hành chụp hình và xác định mật độ, kích
thước bằng phần mềm IMAGEJ.
Tốc độ sinh trưởng: Sự phát triển của vi tảo Dunaliella salina
được đánh giá bằng công thức sau:
Tốc độ sinh trưởng =

ln(NN2)−ln(NN1)
t2−t1

Trong đó: NN1 và NN2 lần lượt là mật độ tế bào đạt được của
vi tảo trong ngày trước và ngày sau nuôi cấy ở các mốc thời gian t1,
t2 tương ứng.
2.3.3. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng β-carotene
Hàm lượng β-carotene được theo dõi 2 ngày một lần trong 6
ngày liên tiếp và được xác định theo phương pháp của Shaish (Shaish
& cs, 1992). Lấy 1 ml dịch tảo cần phân tích, mang li tâm ở 1000
vịng/phút trong 5 phút, loại bỏ dịch nổi, cặn được chiết với 3 ml
etanol : hexan (tỷ lệ 2:1 v/v). Thêm 2 ml H2O và 4 ml n-hexan vào
và lắc đều hỗn hợp. Li tâm ở 1000 vòng/phút trong 5 phút.
Hút dịch chiết ở pha n-hexan, so màu ở bước sóng 450nm.
Phần dịch được đoOD bằng máy Jasco V750 ở bước sóng 450nm và
được tính theo cơng thức: Hàm lượng β-carotene (àg/ml) = A450 ì
25,2
A450 x 25,2
Hm lng -caroten (pg/tb) =

x1.000.000
Mt độ tế bào/mL


Năng suất β-caroten (mg/L/ngày) =


11
Trong đó: A450 là giá trị OD đo được ở λ = 450 nm.
25,2 là hệ số theo phương pháp của Shaish (Shaish
& cs, 1992)
2.3.4. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng được xác định bằng máy đo ánh sáng
Digital Lux Meter có đơn vị là Lux. Sau đó đổi ra đơn vị
μmolphoton/m2/s bằng cơng thức sau: μmolphoton/m2/s = Lux/ 74
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Thống kê mô tả và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Sự khác
biệt có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức khác
nhau được kiểm tra bằng phân tích phương pháp phương sai một yếu
tố (1 way ANOVA) và kiểm định Tukey.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.

ẢNH HƢỞNG CỦA PHỔ CHIẾU SÁNG ĐẾN

SINH TRƢỞNG VÀ TÍCH LŨY Β-CAROTENE Ở VI TẢO
DUNALIELLA SALINA
3.1.1. Ảnh hƣởng của phổ chiếu sáng đến sinh trƣởng ở vi
tảo Dunaliella salina
Kết quả nghiên cứu cho thấy phổ ánh sáng có ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của vi tảo D. salina (p-values = 0,002 < 0,05)
(Hình 3.1), (Hình 3.2) (Bảng 3.1).



12

Hình 3.1. Tốc độ sinh trưởng trung bình của vi tảo D. salina ở
các phổ ánh sáng k

Hình 3.2. Mật độ tế bào vi tảo D. salina ở các phổ ánh sáng
khác nhau


13
Bảng 3.1. Mật độ tế bào D. salina ở các phổ ánh sáng khác nhau
Mật độ tế bào (103 tế bào/mL)
Ngày
Ánh sáng trắng Ánh sáng xanh

Ánh sáng đỏ

0

96a ± 6,83

85a ± 2,85

94a ± 11,1

2

131b ± 13,7

108b ± 15,8


186a ± 29,2

4

194b ± 13,01

171b ± 9,78

232a ± 8,25

6

181b ± 5,45

179b ± 5,79

278a ± 7,04

Tốc độ sinh trƣởng (ngày-1)
0,106b ± 0,01

0,125b ± 0,007

0,18a ± 0,019

*Ghi chú: Giá trị trung bình với các chữ cái khác nhau thể hiện
sự khác biệt với p-values < 0,05.
Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Sang-Il
Han và cộng sự (2019). Ở nghiên cứu này tác giả cho thấy vi tảo

Dunaliella salina sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở ánh sáng đỏ
(2418 ± 205 × 103 tế bào/mL) trong khi đó ở ánh sáng trắng và xanh
mật độ tế bào chỉ đạt lần lượt là 2233 ± 187 × 103 tế bào/mL và 1670
± 114 × 103 tế bào/mL (Han et al., 2019).
Như vậy cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng và sản xuất sinh
khối của vi tảo biển có liên quan đến loại bước sóng ánh sáng và cịn
tuỳ thuộc vào các giống vi tảo khác nhau.


14
3.1.2. Ảnh hƣởng của phổ chiếu sáng đến tích luỹ β-carotene ở vi
tảo Dunaliella salina
Kết quả nghiên cứu cho thấy phổ ánh sáng ảnh hưởng không
đáng kể đến khả năng tích luỹ β-carotene ở mỗi tế bào (pvalues=0,102 > 0,05) (Hình 3.3), (Hình 3.4), (Bảng 3.2).

Hình 3.3. Hàm lượng β-carotene trong tế bào D. salina ở các
phổ ánh sáng khác nhau
Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấyphổ ánh sáng có ảnh
hưởng đếnnăng suất β -carotene của vi tảo D. salina (p-values=0,001
< 0,05)(Hình 3.4). (Bảng 3.2).

Hình 3.4. Năng suất β-carotene của vi tảo D. salina ở các phổ
ánh sáng khác nhau


15
Bảng 3.2. Hàm lượng β-carotene và năng suất sản xuất β-carotene
của vi tảo D.salina ở các phổ ánh sáng khác nhau
Nghiệm
thức


Hàm lƣợng β-carotene

Năng suất sản xuất

tích lũytrong một tế

β-carotene

bào (pg/tế bào)

(mg/L/ngày)

Trắng

29,14a ± 2,58

0,87b ± 0,06

Xanh

35,89a ± 4,15

1,07b ± 0,09

Đỏ

30,74a ± 2,68

1,42a ± 0,13


*Ghi chú: Giá trị trung bình với các chữ cái khác nhau thể hiện
sự khác biệt với p-values < 0,05.
Như vậy mặc dù hàm lượng β-carotene tích lũy trên một tế bào
ở các nghiệm thức giảm hoặc tăng không đáng kể nhưng năng suất βcarotene thu được cao nhất ỏ phổ ánh sáng đỏ. Kết quả nghiên cứu
này tương tự với nghiên cứu của Sang-Il Han và cộng sự (2019). Kết
quả này chứng tỏ năng suất β-carotene không chỉ phụ thuộc vào hàm
lượng β-carotene tích lũy trên một tế bào mà còn phụ thuộc vào mật
độ tế bào. Năng suất β-carotene thu được cao nhất ở phổ ánh sáng
đỏ. Điều này có thể là do mật độ vi tảo dưới phổ ánh sáng đỏ tăng
cao vì các vi sinh vật quang dưỡng bao gồm vi tảo lục như D. salina
chứa chlorophyll-a và chlorophyll-b để quang hợp. Như vậy năng
suất β-carotene phụ thuộc vào mật độ ở mỗi phổ ánh sáng khác nhau.
Mật độ càng lớn thì năng suất β-carotene càng cao.


16
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CƢỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ TÍCH LŨY β- CAROTENE Ở VI TẢO
DUNALIELLA SALINA
3.2.1. Ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến sinh trƣởng ở vi tảo
Dunaliella salina
Kết quả cho thấy cường độ ánh sáng có ảnh hƣởng đến tốc độ
sinh trƣởng của vi tảo D. salina (p-values= 0,012 < 0,05)(Hình
3.5), (Hình 3.6), (Bảng 3.3).

Hình 3.5. Tốc độ sinh trƣởng trung bình của vi tảo D.
salina ở các cƣờng độ ánh sáng khác nhau.

Hình 3.6. Mật độ của vi tảo D. salina ở các cường độ ánh sáng

khác nhau.


17
Bảng 3.3. Mật độ tế bào D. salina ở các cường độ ánh sáng khác
nhau
Mật độ tế bào (103 tế bào/mL)
Ngày
27μmolphoton/

13,5
μmolphoton/m /s
2

2

m /s

40,5
μmolphoton/m2
/s

a

a

0

95 ± 3,7


98 ± 7,7

102a ± 8,03

2

101b ± 9,4

202a ± 15,2

221a ± 35,4

4

166c ± 11,07

219b ± 15,9

330a ± 22,9

6

242b ± 38.8

304b ± 20,2

435a ± 11,9

Tốc độ sinh trƣởng
(ngày-1)

0,15b ± 0,03

0,18ab ± 0,02

0,24a ± 0,01

*Ghi chú: Giá trị trung bình với các chữ cái khác nhau thể hiện
sự khác biệt với p-values < 0,05.
Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ ánh sáng càng
cao thì mật độ vi tảo D. salina càng tăng. Điều này có thể giải thích
rằng khi cường độ ánh sáng cao thì cung cấp nhiều năng lượng cho
các hoạt động sống của tế bào vi tảo giúp tế bào sinh trưởng tốt hơn
nên mật độ tế bào nhiều hơn.
3.2.2. Ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến tích luỹ β-carotene
ở vi tảo Dunaliella salina.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ ánh sáng ảnh hưởng


18
khơng đáng kể đến khả năng tích luỹ β-carotene ở mỗi tế bào (pvalues=0,09 > 0,05) (Hình 3.7).

Hình 3.7. Hàm lượng β-carotene trong tế bào vi tảo D.
salina dưới cường độ ánh sáng khác nhau.
Mặc dù hàm lượng β-carotene tích lũy trên một tế bào ở các
nghiệm thức giảm hoặc tăng nhưng không đáng kể nhưng năng suất
β-carotene thu được ở mỗi nghiệm thức đều có ảnh hưởng (pvalues=0,001 < 0,05)(Bảng 3.4).(Hình 3.8).

Hình 3.8. Năng suất β-carotene của vi tảo D. salina dưới
cường độ ánh sángkhác nhau.




×