Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm vi nhựa (microplastics) ở sông phú lộc, thành phố đà nẵng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.36 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN QUỐC TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SỐT
Ơ NHIỄM VI NHỰA (MICROPLASTICS)
Ở SÔNG PHÚ LỘC, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý Tài ngun và Mơi trường
Mã số

: 8850101
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2022


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:
Giảng viên hướng dẫn 1: PGS. TS Võ Văn Minh
Giảng viên hướng dẫn 2: TS. Trần Bá Quốc

Phản biện 1:
TS. KIỀU THỊ KÍNH
Phản biện 2:
TS. PHAN QUỐC TOẢN



Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản
lý Tài nguyên và Môi trường tại Trường Đại học Sư Phạm vào ngày 6 tháng 8 năm
2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN
Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhựa là vật liệu được sử dụng phổ biến trên phạm vi toàn cầu với nhiều ưu điểm như tính đa năng, gọn
nhẹ, bền và rẻ. Tuy nhiên việc sử dụng nhựa cũng để lại mối nguy hại lớn cho môi trường và sức khỏe con
người. Nhựa trong mơi trường có thể được phân hủy bởi nhiều cơ chế khác nhau như cơ chế sinh học, quang
học, nhiệt học, cơ học, hóa học. Nhựa sau khi phân hủy tồn tại với kích thước nhỏ ở micro hoặc nano. Ước
tính trên thế giới hằng năm có khoảng 269 triệu tấn nhựa (Auta và cs., 2017). Tuy nhiên vật liệu nhựa được tái
sử dụng không quá 9% (Coppock và cs., 2017; Geyer và cs., 2017). Điều này dẫn đến nhựa có mặt trong các
mơi trường sống như biển, sông, hồ, kênh, mương và trên cạn với nhiều kích cỡ khác nhau từ dưới 1µm cho
đến khoảng trên 1m (Chatterjee và Sharma, 2019). Tùy vào kích thước của các vật liệu nhựa mà nó sẽ có các
tác động khác nhau đến môi trường, sinh vật và con người. Khi ở kích thước 10 - 5000 µm, nhựa dễ dàng được
hấp thụ và tiêu hóa, trong khi nhựa có kích thước < 1 µm có thể đi qua màng tế bào. Động vật không xương
sống sẽ tiêu thụ các vật liệu nhựa siêu nhỏ có kích thước < 2000 µm và các lồi chim biển thường nuốt những
vật liệu nhựa < 5000 µm (Bancin và cs., 2019). Những vật liệu nhựa có kích thước lớn có thể gây thiệt hại,
nguy hiểm cho tàu thuyền khi bị vướng với cánh quạt, neo hoặc sinh vật khi chúng bị mắc hoặc nuốt phải.
Nhựa có kích thước lớn dưới các tác động của mơi trường có thể phân hủy thành các vật liệu nhựa có kích
thước nhỏ hơn như dạng macro (> 25000µm), meso (> 5000 – 25000µm), micro (1 – 5000µm) và nano (< 1
µm) (Anderson và cs., 2016; Bancin và cs., 2019). Nhựa với kích thước từ 1 – 5000µm được gọi là vi nhựa
(microplastic). Vi nhựa có thể đi vào môi trường trực tiếp thông qua các sản phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh

răng, mỹ phẩm, hoặc gián tiếp thông qua sự phá vỡ và phân hủy từ các vật liệu nhựa lớn (Cole và cs., 2011,
Andrady, 2011; Thompson, 2015). Sự phân hủy nhựa có kích thước lớn thành vi nhựa diễn ra trên bờ (cạn)
nhanh chóng hơn trong nước vì vậy khoảng 80% lượng vi nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ nội địa và
18% từ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản (Anderson và cs., 2016; Rochman, 2018). Hầu hết các nhà
máy xử lý nước thải khơng thể xử lý tồn bộ vi nhựa trong nước thải (Anderson và cs., 2016).
Sự có mặt của vi nhựa với số lượng lớn trong môi trường gây ra những tác động lớn và là một mối lo
ngại thực sự cho sức khỏe môi trường, hệ sinh thái và con người. Vi nhựa chứa đựng rủi ro vì chúng bền vững
trong mơi trường và có thể đi vào sinh vật qua chuỗi, lưới thức ăn (Anderson và cs., 2016). Theo cơ chế tích
lũy sinh học và khuếch đại sinh học thì vấn đề ơ nhiễm vi nhựa càng đáng báo động hơn. Vi nhựa có thể là tác
nhân trực tiếp hoặc gián tiếp và gây nên những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn
hormone; cản trở các hoạt động trao đổi chất, tổn thương hoạt động sinh sản và có thể gây dị tật cho động vật
và cả con người (Auta và cs., 2017).
Việt Nam được xác định là quốc gia phát thải nhựa ra đại dương lớn thứ 4 trên thế giới (chỉ sau Trung
Quốc, Indonesia và Philippines) (Jambeck và cs., 2015). Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2016) chỉ ra
rằng khoảng 80% vi nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ nội địa và những thủy vực nước ngọt (sơng, hồ)
có thể chứa đầy vi nhựa. Theo chu trình tuần hồn nước, các dịng chảy mang vi nhựa cũng như các chất ô
nhiễm khác sẽ chảy ra biển, thơng qua vùng cửa sơng. Do đó, các cửa sông đã được đánh giá là một trong
những điểm nóng về ơ nhiễm vi nhựa (Browne và cs., 2010). Trong khi đó, khu vực cửa sơng ven biển có vai
trò rất quan trọng đối với cân bằng các chu trình sinh thái tự nhiên, tiếp nhận và giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các cộng đồng thông qua việc cung cấp rất nhiều các chức
năng, dịch vụ sinh thái khác nhau.
Đà Nẵng là thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam với dân số là 1.134.310 người (Cục Thống kê thành
phố Đà Nẵng, năm 2019), hiện tại trên thành phố có 06 khu cơng nghiệp (KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh,
KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Hòa Cầm, KCN Đà Nẵng, KCN dịch vụ Thủy sản). Do đó, sẽ khơng thể
tránh khỏi có một lượng lớn vi nhựa được thải ra sông - hồ từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn
thành phố.


2
Ở Đông Nam á, các nghiên cứu về vi nhựa còn rất hạn chế mặc dù khu vực này chiếm tới một nửa số

quốc gia trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu phát hành nhựa ra đại dương (Jambeck và cs., 2015); tại thành
phố Đà Nẵng có rất ít cơng trình khoa học nghiên cứu về ơ nhiễm vi nhựa ở các lưu vực sông, cũng như nghiên
cứu về tác động của vi nhựa đến sức khỏe của con người và động vật.
Trong bối cảnh như vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm sốt ơ
nhiễm vi nhựa (microplastics) ở sơng Phú Lộc (hay còn gọi là kênh Phú Lộc), thành phố Đà Nẵng” là hết
sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thơng tin khoa học tin cậy và các giải pháp
phù hợp nhằm giảm thải ô nhiễm vi nhựa, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững của thành phố Đà
Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa ở sông Phú Lộc, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong mơi trường nước, trầm tích tại sơng Phú Lộc, thành phố Đà
Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp (chính sách, quản lý, kỹ thuật) nhằm kiểm sốt ơ nhiễm vi nhựa ở sông Phú Lộc,
thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thơng tin khoa học tin cậy về hiện trạng ô nhiễm vi
nhựa trong mơi trường nước, trầm tích ở sơng Phú Lộc, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa ở sơng Phú Lộc, thành phố Đà Nẵng.
Góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường”.
4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có:
- Phần mở đầu
- Chương 1. Tổng quan tài liệu
- Chương 2. Đối tượng, Nội dung, Phạm vi và Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Bàn luận
- Kết luận và Kiến nghị.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhựa và vi nhựa
Nhựa bao gồm một nhóm rộng các hợp chất hữu cơ đa phân tử (polymers) được chiết xuất từ khí thiên
nhiên, dầu mỏ và than (Chatterjee và Sharma, 2019). Các loại nhựa như polyethylene (PE), polypropylene
(PP), polystyrene (PS), polyethylene terephthalate (PET), polyvinyl chloride (PVC), polyethylene mật độ thấp
(LDPE), và polyethylene mật độ cao (HDPE) chiếm 90% sản lượng nhựa trên toàn thế giới (Chatterjee và
Sharma, 2019).
Vi nhựa (microplastic) là những vật liệu nhựa có kích thước từ 1 - 5000µm (Bancin và cs, 2019). Dựa
vào nguồn gốc, vi nhựa được chia thành hai nhóm là vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp. Vi nhựa sơ cấp là các
polyme tổng hợp có kích thước siêu nhỏ, thường có dạng hình cầu hoặc hình trụ được sử dụng trong các mỹ
phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc để sản xuất ra các sản phẩm nhựa lớn (GESAMP, 2019;
Wagner, 2017). Vi nhựa thứ cấp được hình thành từ sự phân mảnh của các vật liệu nhựa có kích thước lớn bởi
nhiều cơ chế khác nhau như sinh học, quang học, nhiệt học, cơ học, hóa học (Chatterjee và Sharma, 2019). Sự
phân mảnh có thể xảy ra trong suốt các giai đoạn của quá trình sản xuất, sử dụng hoặc khi các sản phẩm được
thải ra môi trường. Vi nhựa có hình dạng rất đa dạng và thường được xếp vào 5 nhóm chính: sợi (fibers), mảnh
(fragments), viên (pellets), xốp (foams), và dạng tấm mỏng (films) (GESAMP, 2019).
1.2. Tình hình nghiên cứu vi nhựa trong và ngoài nước
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Ở cấp độ tồn cầu, ơ nhiễm vi nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên tồn thế giới. Vi nhựa
được phát hiện có mặt ở khắp các hệ sinh thái từ nội địa cho đến biển khơi. Trong nội địa, vi nhựa được báo
cáo xuất hiện tại nhiều loại hình thủy vực nước ngọt trên thế giới như sông (Vermaire và cs., 2017; Park và
cs., 2020), kênh đào (Leslie và cs., 2017) và hồ (Xiong và cs., 2018; Vaughan và cs., 2017). Tại khu vực ven
biển, vi nhựa cũng được phát hiện với mật độ cao ở các vùng nước và trầm tích ven bờ (Desforges và cs.,
2014; Aytan và cs., 2016), trầm tích bãi biển (Claessens và cs., 2011; Filho và cs., 2019), vịnh (Falahudin và
cs., 2019), đầm phá (Bayo và cs., 2019; Vianello và cs., 2013), rừng ngập mặn (Nor và Obbard, 2014; Zhou
và cs., 2020), thảm cỏ biển (Huang và cs., 2020; Seng và cs., 2020),... Trong các đại dương trên tồn cầu, ước
tính có khoảng 92,4% trong số 5,25 nghìn tỷ mảnh nhựa trôi nổi là vi nhựa (Eriksen và cs., 2014).

Phần lớn vi nhựa tại các hệ sinh thái ven biển và trong các đại dương được cho là bắt nguồn từ các các
hoạt động trong đất liền (Anderson và cs., 2016) mà các dịng sơng và kênh rạch là những con đường vận
chuyển vi nhựa quan trọng. Các nghiên cứu gần đây ước tính sự phát thải nhựa từ các dịng sơng vào đại dương
vào khoảng 0,4 - 2,75 triệu tấn nhựa/năm và khoảng 33.431 - 1.469.481 tấn vi nhựa (Lebreton và cs., 2018;
Schmidt và cs., 2018). Các khu vực cửa sông tại một số khu vực đã được phát hiện một lượng lớn vi nhựa
trong nước và trầm tích và đã được xác định là những điểm nóng ơ nhiễm vi nhựa (Ivar do Sul và Costa, 2013;
Zhao và cs., 2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa tại khu vực này vẫn còn khá ít ỏi, dẫn đến
đặc điểm phân bố và và các tác động của vi nhựa tại các hệ sinh thái cửa sơng vẫn cịn chưa được hiểu rõ ràng
(Ivar do Sul và Costa, 2013; Zhao và cs., 2015; Yonkos và cs., 2014). Tại Anh, trầm tích vùng triều cửa sông
Tamar, Plymouth được nghiên cứu bởi Browne và cs. (2010) đã ghi nhận 65% tổng số mảnh nhựa thu hồi
được là vi nhựa có nguồn gốc từ nhựa sử dụng trong bao gói, chất thải từ cống rãnh, từ nghề cá và hoạt động
hàng hải. Trong đó, hơn 50% vi nhựa là polyolefins, và hơn 25% là nhựa EPS. Bốn cửa sông ở vịnh
Chesapeake, Hoa Kỳ cũng được báo cáo có sự xuất hiện của vi nhựa trong nước với mật độ từ dưới 1,0 đến
trên 560g/km2, đặc biệt mật độ vi nhựa trong nước được phát hiện có mối tương quan dương chặt chẽ với mật
độ dân số và tỷ lệ đơ thị hóa của lưu vực sơng (Yonkos và cs., 2014). Severini và cs. (2019) khi nghiên cứu vi
nhựa tại cửa sơng Bahía Blanca, Tây Nam Đại Tây Dương đã ghi nhận mật độ vi nhựa trong nước sơng đạt
42,6 – 113,6 vi nhựa/m3, trong đó 72,7% là vi nhựa dạng sợi. Nguồn gốc của vi nhựa tại khu vực này được
quy cho từ các hoạt động của cảng biển và từ các dòng thải sinh hoạt và công nghiệp trong nội địa. Nghiên
cứu này cũng phát hiện ra sự xuất hiện của vi nhựa trong ruột loài hàu Crassostrea gigas với 91% là sợi vi


4
nhựa, cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho các sinh vật khác tại vùng cửa sông và cho sức khỏe con người
thông qua lưới thức ăn cũng như ảnh hưởng đến tồn bộ hệ sinh thái cửa sơng và các dịch vụ do nó đem lại.
Tại cửa sơng Goiania, Brazil, mật độ vi nhựa trong nước chiếm đến một nửa tổng mật độ ấu trùng của cá (Lima
và cs., 2014). Tại các cửa sông Tagus ở Bồ Đào Nha và sơng Po ở Ý, vi nhựa cũng được tìm thấy trong lồi
sị Mytilus galloprovincialis với mật độ trong khoảng 0,05 - 0,34 vi nhựa/g mô ướt (Vandermeersch và cs.,
2015). Ngoài ra, vi nhựa cũng được phát hiện trong nhiều lồi thủy sản có giá trị kinh tế và giá trị sinh thái
khác như loài cua Neohelice granulata ở cửa sông Tây Nam Đại Tây Dương (Villagran và cs., 2019), 24 lồi
cá ở khu vực cửa sơng Brazil (Vendel và cs., 2017), loài hàu Crassostrea virginica và cua Panopeus herbstii

ở cửa sơng Florida (Waite và cs., 2018).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về vi nhựa tại Việt Nam
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Lahens và cộng sự (2018) đã ghi nhận được một lượng lớn sợi (172.000 519.000 sợi/m3 nước) và các mảnh vi nhựa (10 - 233 mảnh/m3 nước) trong nước sơng Sài Gịn và các kênh
rạch trong thành phố, chủ yếu là các loại polyethylene, polypropylene, và polyester. Mật độ các sợi vi nhựa tại
sơng Sài Gịn cao gấp 2 lần so với sông Dương Tử và Hàn Giang ở Trung Quốc, cao gấp 3 - 5 lần sợi vi nhựa
tại sông Seine ở Pháp, và gấp đến 6 lần mật độ sợi vi nhựa ở các con sông Thụy Sĩ (Lahens và cs., 2018).
Tương tự, mật độ vi nhựa dạng mảnh tại sơng Sài Gịn cũng cao hơn hẳn so với mật độ vi nhựa tại các con
sông ở các nước phát triển như Thụy Sĩ, cửa sông Tamar ở Anh, nhưng lại khá tương đồng với mật độ mảnh
vi nhựa ở kênh đào Amsterdam ở Hà Lan và các cửa sông ở Trung Quốc (Lahens và cs., 2018). Theo ước tính
của Strady và cộng sự (2020), sơng Sài Gòn hàng năm vận chuyển khoảng 115 - 164 x 1012 sợi nhân tạo xuống
khu vực hạ lưu đổ ra biển.
Tại Đà Nẵng, vi nhựa trong bụi đường đã được phát hiện với nồng độ 19,7 ± 13,7 mảnh/m2, cao hơn hai
khu vực cùng nghiên cứu là Kusatsu (Nhật Bản) và Kathmandu (Nepal), với thành phần chủ yếu là vi nhựa từ
các bao gói và cao su (Yukioka và cs., 2020). Bên cạnh đó, nghiên cứu đầu tiên về vi nhựa trong cơ thể sinh
vật đã được thực hiện bởi Phuong và cộng sự (2019) đối với loài động vật hai mảnh vỏ Perna viridis. Nồng
độ vi nhựa trung bình được phát hiện là 2,6 mảnh vi nhựa/cá thể và 0,29 mảnh/g mô ướt với chủ yếu là nhựa
polypropylene và polyester. Như vậy, mặc dù các nghiên cứu về vi nhựa tại Việt Nam chưa nhiều, nhưng từ
các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy nồng độ vi nhựa trong môi trường tại Việt Nam là khá cao, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ đến sức khỏe con người và môi trường.
1.3. Quản lý ô nhiễm vi nhựa trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Các chính sách, giải pháp thường tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính: (1) Ngăn ngừa chất thải nhựa từ
nguồn theo cách tiếp cận chuỗi giá trị cũng như địa lý (từ nguồn tới biển): Các biện pháp đề ra thường là giảm
thiểu tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải, chuyển hóa năng lượng từ tái chế chất thải, phát triển các điểm,
cơ sở tiếp nhận chất thải nhựa,… đề xuất các sáng kiến quản lý chất thải trên đất liền. (2) Giảm thiểu sự thất
thốt nhựa ra mơi trường: Các biện pháp chủ yếu là đưa ra các nguyên tắc, quy định có tính pháp lý về xử lý,
thải bỏ nhựa trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại, sử dụng và thải bỏ nhựa; các quy định về cấm
thải bỏ chất thải nhựa tại các khu vực nhạy cảm với hệ sinh thái,… (3) Loại bỏ rác thải nhựa khỏi mơi trường
thể hiện dưới dạng các chương trình, sáng kiến, hoạt động làm sạch các vùng biển, bãi biển, đáy biển, thu hồi
ngư cụ đánh bắt cá bị hỏng, giám sát các rác thải nhựa trôi nổi trên biển. (4) Thay đổi thái độ, hành vi của con

người, nhấn mạnh sự cần thiết và đưa ra các chương trình, biện pháp thúc đẩy giáo dục, tuyên truyền, truyền
thông làm thay đổi cách ứng xử của con người trong việc sử dụng và thải bỏ nhựa.
1.3.2. Ở Việt Nam
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản định hướng nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý rác thải nhựa, góp phần kiểm sốt nguồn gốc phát sinh vi nhựa. Điển hình là các văn bản dưới đây:


5
- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt
mục tiêu đến năm 2030
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020 ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt ra yêu cầu: đến 2025, thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về
quản lý rác thải nhựa đại dương.
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm
thiểu rác thải nhựa nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, xử lý, tái sử dụng, tái chế nhựa
đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải rác thải nhựa ra môi trường.
- Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do sử dụng túi ni lơng khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp rác thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành
động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
1.4. Đặc điểm chung vùng nghiên cứu
Nội dung cụ thể được trình bày tại trang 16 của Luận văn


6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các giải pháp kiểm sốt ô nhiễm vi nhựa trong môi trường
nước, trầm tích đáy tại sông Phú Lộc, ở địa bàn 2 quận Liên Chiểu và Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; Vi
nhựa trong nghiên cứu này được xác định có kích thước từ 300 đến 5000μm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu vi nhựa trên thế giới và Việt Nam cũng như đặc điểm của khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong môi trường nước và trầm tích tại sơng Phú Lộc, thành phố
Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm vi nhựa ở sông Phú Lộc, thành phố Đà Nẵng.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi khơng gian

Hình 2.1. Địa điểm lấy mẫu ở sông Phú Lộc
Nghiên cứu này được thực hiện hai đợt. Cả hai đợt đều được thực hiện lấy mẫu tại 10 điểm, trong đó
7 điểm (PL02, PL04, PL05, PL07 – PL10) dọc theo sông Phú Lộc và 3 điểm (PL01, PL03, PL06) ở các điểm
giao nhau của sông và từng hồ trong số ba hồ ở thượng nguồn (Hình 2.1). Tại mỗi vị trí, nước mặt (50cm trên)
và trầm tích đáy (5cm trên) được lấy mẫu ở giữa sơng. Thể tích nước mặt được lấy tại mỗi vị trí là 100L, bằng
cách sử dụng một xơ thép không gỉ và lọc qua lưới sinh vật phù du (đường kính: 50cm, kích thước mắt lưới:
80μm) để thu lượng nước mặt khoảng 300mL cho mỗi vị trí. Các mẫu được bảo quản trong chai thủy tinh có
nắp đậy ở 40C. Lấy mẫu trầm tích đáy được tiến hành bằng dụng cụ lấy mẫu có lõi cặn bằng thép khơng gỉ
(đường kính: 5cm). Tại mỗi vị trí, năm mẫu phụ được thu thập và trộn để thu được 1kg trầm tích ướt. Các mẫu
được bảo quản trong túi giấy nhơm ở 40C trước khi tiền xử lý.
2.3.2. Phạm vi thời gian
- Đợt lấy mẫu 1: tháng 7 năm 2020 (mùa khô trong năm).
- Đợt lấy mẫu 2: tháng 12 năm 2021 (mùa mưa trong năm).
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Lấy mẫu và phân tích mẫu
Để chiết xuất vi nhựa từ các mẫu nước, các mẫu nước (300mL mỗi vị trí) lần đầu tiên được sàng qua
rây kim loại có kích thước mắt lưới 5mm trước khi được xử lý bằng 1g natri dodecyl sulfat (SDS) ở 500C trong



7
24 giờ. Sau đó, 1mL bioenzyme F (lipase) và 1mL bioenzyme SE (protease và amylase) được thêm vào các
mẫu và ủ ở 400C trong 48 giờ tiếp theo. Bước phân hủy được hoàn thành bằng cách thêm 15mL H2O2 30%
vào các mẫu và một lần nữa được giữ ở 400C trong 48 giờ (Strady và cộng sự, 2021). Sau đó, mẫu được sàng
qua sàng có cỡ mắt lưới 300μm để thu được phần lớn hơn 300μm, tiếp theo là bước tách tỷ trọng bằng dung
dịch NaCl (1,18 g mL− 1) đậm đặc đã lọc. Bước tách được lặp lại ít nhất năm lần để đảm bảo vi nhựa phục hồi
tối ưu. Cuối cùng, các mẫu được lọc qua bộ lọc sợi thủy tinh Whatman (GF/A, kích thước lỗ 1,6μm), và bộ
lọc được giữ trong các đĩa Petri đậy kín để làm khơ ở nhiệt độ phịng.

Hình 2.2. Quy trình tách, thu hồi vi nhựa trong môi trường nước
Đối với các mẫu trầm tích, quy trình xử lý bao gồm đặt mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 550C trong 72 giờ
để thu được mẫu phụ gồm 10g trầm tích khơ và sau đó thêm 20 mL H2O2 30%; các bước xử lý tiếp theo (bao
gồm sàng, tách tỷ trọng và lọc) được thực hiện tương tự đối với các mẫu nước mặt.

Hình 2.3. Quy trình tách, thu hồi vi nhựa trong mơi trường trầm tích


8
Các vi nhựa được giữ lại trên các bộ lọc được quan sát bằng kính hiển vi soi nổi (Leica S9i) được trang
bị một máy ảnh. Các mẫu vi nhựa được xác định dựa trên các tiêu chí của Hidalgo-Ruz và cs. (2012) và
GESAMP (2019) và sau đó được phân loại thành năm nhóm hình thù: mảnh, sợi, viên, tấm mỏng và xốp (Free
và cs., 2014; Strady và cs., 2021). Ngồi ra, chúng tơi đã phân loại màu sắc của các vi nhựa. Kích thước của
các hạt vi nhựa được đo (đối với sợi là chiều dài và đường kính; đối với mảnh, màng và xốp là diện tích; và
đối với viên là đường kính và diện tích) bằng phần mềm LASX® với dải kích thước xác định là 300–5000μm.
Mật độ vi nhựa được biểu thị bằng số lượng hạt trên m3 đối với nước và số hạt trên kg trầm tích khối lượng
khơ đối với trầm tích.
Thành phần của các vi nhựa được xác định dựa trên phổ Raman của nó. Một kính hiển vi Raman đồng
tiêu (XploRA ™ PLUS, HORIBA Scientific) đã được sử dụng để thực hiện các phép đo. Bước sóng laser
785nm được chọn để giảm thiểu tín hiệu huỳnh quang nền trong phổ đo được. Sau khi loại bỏ nền huỳnh

quang, phổ đo được so sánh với phổ chuẩn trong thư viện phần mềm KnowItAll. Từ đó, vật liệu vi nhựa đã
được xác định.
Trong tồn bộ quy trình xử lý và phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm, các ngun tắc ngăn ngừa
nhiễm bẩn mẫu từ môi trường làm việc và dụng cụ thủy tinh được tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến nghị bởi
GESAMP (2019) và Dehaut và cs. (2019). Nước lọc (nước máy đã được lọc qua bộ lọc sợi thủy tinh GF/A)
được sử dụng để làm sạch đồ đựng và đồ thủy tinh. Các mẫu được bọc lại ngay sau mỗi bước lấy mẫu và phân
tích. Thử nghiệm trắng được thực hiện với bộ lọc GF/A mới tiếp xúc với khơng khí và mẫu nước đã lọc trong
thời gian tất cả các bước được tiến hành. Kết quả cho thấy khơng có hạt vi nhựa nào xuất hiện trong mẫu trắng
đối với trầm tích nhưng có 5 sợi nhỏ (hai xanh lam, hai trắng và một đỏ) xuất hiện trong mẫu trắng đối với
nước, chiếm 0,34% tổng số vi nhựa được thu hồi từ các mẫu nước. Bởi vì con số này là rất nhỏ nên những sợi
nhỏ này đã bị bỏ qua trong kết quả cuối cùng. Ngoài ra, một thử nghiệm kiểm sốt chiết xuất dương tính đã
được thực hiện bằng cách thêm 10 miếng vi nhựa MPs (hộp cá vàng mài PE có gai, CRT 171, Carat GmbH)
vào mẫu nước và mẫu trầm tích. Cuối cùng, khả năng thu hồi của chúng đã được xác minh sau tồn bộ quy
trình phân tích. Tỉ lệ thu hồi trong các thí nghiệm là 90 ± 10% (n = 3) đối với mẫu trầm tích và 96,7 ± 5,8% (n
= 3) đối với mẫu nước, đảm bảo độ tin cậy của phương pháp và việc thực hiện.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm R (R Development Core Team, 2020) và được trình bày dưới dạng
trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Sự khác biệt đáng kể về kích thước vi nhựa giữa nước và trầm tích giữa các
vị trí lấy mẫu được đánh giá bằng ANOVA một chiều (p-value <0,01).


9
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong môi trường nước và trầm tích tại sơng Phú Lộc
3.1.1. Mùa khơ
a) Mật độ và sự phân bố hình dạng của vi nhựa
Vi nhựa có mặt ở tất cả mười điểm lấy mẫu ở sông Phú Lộc. Mật độ vi nhựa trong nước dao động từ
530 đến 3070 vi nhựa/m3 và đạt mật độ trung bình là 1232,0 ± 606,8 vi nhựa/m3 (Hình 3.1). Trong khi đó, vi
nhựa tích tụ trong trầm tích sơng với mật độ trung bình là 6070,0 ± 1770,0 vi nhựa/kg (tối thiểu - tối đa: 2800
– 9600 vi nhựa/kg).

Kết quả phân tích mẫu nước và trầm tích thu được đã nhận diện được 5 dạng vi nhựa khác nhau: sợi,
mảnh, tấm mỏng, xốp và viên. Vi nhựa dạng tấm mỏng chỉ xuất hiện ở điểm PL02, PL07, PL08, PL09, PL10
đối với mẫu nước, và không xuất hiện ở mẫu trầm tích. Dạng xốp chỉ xuất hiện tại bốn điểm lấy mẫu nước
(PL04, PL05, PL06, PL07), và ba điểm lấy mẫu trầm tích (PL02, PL05, PL10). Dạng viên chỉ xuất hiện duy
nhất tại điểm PL07 ở mẫu trầm tích mà không xuất hiện ở mẫu nước.
Ở vùng nước, sợi là hình dạng chủ yếu, chiếm 89,12% tổng số vi nhựa, tiếp theo là dạng mảnh (9,98%).
Các hình dạng khác được tìm thấy với các phần rất nhỏ, chỉ từ 0,49% (dạng viên) đến 0,49% (tấm mỏng, xốp).
Tương tự, trong trầm tích đáy vi nhựa dạng sợi cũng được phát hiện có chứa tỷ lệ sợi cao (86,82%) so với
mảnh (11,86%), xốp (1,15%) và viên (0,17%). Điều này cho thấy rằng các vi nhựa ở sông Phú Lộc chủ yếu là
vi nhựa thứ cấp, do sự phân mảnh và tan rã của các sản phẩm nhựa lớn hơn.

Hình 3.1. Biểu đồ sự tập trung và phân bố hình dạng vi nhựa trong mẫu nước tại từng vị trí thu mẫu
b) Màu sắc và loại polyme của vi nhựa
Kết quả nghiên cứu cho thấy màu sắc của vi nhựa trong mẫu nước tại các vị trí nghiên cứu được xác
định có 8 màu sắc chính: màu đen, xanh lam, xanh lục, cam, tím, đỏ, trắng và vàng. Về phân bố màu sắc, trắng
và xanh lam là màu chủ đạo cho vi nhựa dạng sợi ở cả nước mặt (tương ứng là 42,61% và 37,91%), tiếp theo
là màu đỏ với 8,04% (Hình 3.2 và 3.3). Các màu còn lại chỉ xuất hiện với tỷ lệ dưới 12% mỗi màu, màu tím
là màu chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng số mẫu được ghi nhận ở Kênh Phú Lộc là 3%.


10

Hình 3.2. Biểu đồ sự phân bố màu sắc vi nhựa trong mẫu nước tại từng vị trí thu mẫu

Hình 3.3. Biểu đồ phần trăm sự phân bố màu sắc vi nhựa trong mẫu nước tại từng vị trí thu mẫu
Kết quả nghiên cứu cho thấy màu sắc của vi nhựa trong mẫu trầm tích tại các vị trí nghiên cứu có kết
quả tương đương với mẫu nước, bao gồm 8 màu sắc chính: màu đen, xanh lam, xanh lục, cam, tím, đỏ, trắng
và vàng. Về phân bố màu sắc, trắng và xanh lam vẫn là màu chủ đạo cho vi nhựa dạng sợi ở cả nước mặt
(tương ứng là 39,54% và 31,3%), tiếp theo là màu đỏ với 11,86% (Hình 3.4 và 3.5). Các màu cịn lại chỉ xuất
hiện với tỷ lệ dưới 12% mỗi màu, màu cam là màu chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng số mẫu được ghi nhận ở

Kênh Phú Lộc là 0,49%.


11

Hình 3.4. Biểu đồ sự phân bố màu sắc vi nhựa trong mẫu trầm tích tại từng vị trí thu mẫu

Hình 3.5. Biểu đồ phần trăm sự phân bố màu sắc vi nhựa trong mẫu trầm tích tại từng vị trí thu mẫu
Các vi nhựa ở sơng Phú Lộc chủ yếu bao gồm polyetylen - PE, polyetylen terephthalate - PET và
polypropylene - PP. Các loại polyme khác xuất hiện với tỷ lệ nhỏ bao gồm polyvinyl clorua (PVC), polystyrene
(PS), polyethylene mật độ cao (HDPE), nylon, polyethylene mật độ thấp (LDPE) và polydimethylsiloxan
(PDMS).
c) Sự phân bố kích thước của vi nhựa
- Trong nước
Kết quả phân tích kích thước vi nhựa tại các vị trí thu mẫu nước trên sơng Phú Lộc trong mùa khơ.
Kết quả cho thấy, kích thước vi nhựa trong nước tại các vị trí thu mẫu có chiều dài trung bình là 1176,2 ±
79,96μm, dao động từ 301μm đến 4794μm. Chiều dài chủ yếu của vi nhựa ở sông Phú Lộc dưới 1200μm,
chiếm khoảng 77% tổng số vi nhựa trong nước. Vi nhựa có chiều dài từ 250 -1000μm tập trung nhiều nhất tại
điểm PL09 và thấp nhất tại điểm PL05. Diện tích trung bình của vi nhựa trong mẫu nước là 141785,1 ±
79,67μm2. Diện tích chủ yếu của vi nhựa ở sông Phú Lộc dưới 150.000μm2, chiếm khoảng 77% tổng số vi
nhựa trong nước.


12

Hình 3.6. Sự phân bố chiều dài vi nhựa trong nước trên sông Phú Lộc trong mùa khô
- Trong trầm tích
Nhìn chung, trong mùa khơ, dao động kích thước vi nhựa được xác định từ 304μm đến 4688μm, gần
bằng trong nước mặt (301μm đến 4797μm). Kích thước trung bình của vi nhựa trong trầm tích là 1396 ±
80,08μm. Chiều dài chủ yếu của vi nhựa ở sông Phú Lộc dưới 1500μm, chiếm khoảng 77% tổng số vi nhựa

trong trầm tích. Vi nhựa có chiều dài từ 250 -1000μm tập trung nhiều nhất tại điểm PL06 và thấp nhất tại điểm
PL01.
Vi nhựa trong mẫu trầm tích có diện tích trung bình là 129446,74 ± 80,56μm2. Tương tự đối với mẫu
nước, diện tích chủ yếu của vi nhựa ở sơng Phú Lộc trong mẫu trầm tích là dưới 150.000μm2, chiếm khoảng
77% tổng số sợi vi nhựa trong nước.

Hình 3.7. Sự phân bố chiều dài vi nhựa trong trầm tích trên sơng Phú Lộc trong mùa khô
3.1.2 Mùa mưa
a) Mật độ và sự phân bố hình dạng của vi nhựa
Kết quả phân tích mẫu nước và trầm tích thu được từ đợt lấy mẫu thứ hai đã nhận diện được 3 dạng vi
nhựa khác nhau: sợi, mảnh, và xốp. Vì vậy, vi nhựa ở sơng Phú Lộc được tìm thấy vào mùa mưa cũng chủ
yếu là vi nhựa thứ cấp. Trong đó hạt vi nhựa dạng sợi được tìm thấy ở cả 10 địa điểm thu mẫu, với tỷ lệ chiếm


13
hầu hết tổng vi nhựa. Vi nhựa dạng mảnh chỉ xuất hiện ở điểm PL01 đối với mẫu nước, và xuất hiện ở PL06
và PL08 đối với mẫu trầm tích. Dạng xốp chỉ xuất hiện tại một điểm lấy mẫu nước (PL01), và một điểm lấy
mẫu trầm tích (PL08).
Mật độ vi nhựa tìm thấy trong mơi trường nước tại khu vực nghiên cứu dao động từ 220 đến 550 vi
nhựa/m3, PL06 là điểm có mật độ vi nhựa được ghi nhận thấp nhất (220 vi nhựa/m3) trong khi đó điểm P0L7
là điểm có mật độ cao nhất (550 vi nhựa/m3). Mật độ trung bình của vi nhựa trong mơi trường nước là 395 ±
95 vi nhựa/m3 (Hình 3.8). Đối với mật độ vi nhựa trong tầm tích dao động từ 1400 - 4900 vi nhựa/kg trong
đó tại điểm PL01 có mật độ cao nhất được ghi nhận là 4900 vi nhựa/kg, điểm có mật độ thấp nhất là điểm
PL08 với mật độ là 1400 vi nhựa/kg và mật độ trung bình trong trầm tích là 3300 ± 1137 vi nhựa/kg (Hình
3.9).

Hình 3.8. Biểu đồ sự phân bố hình dạng vi nhựa trong mẫu nước

Hình 3.9. Biểu đồ sự phân bố hình dạng vi nhựa trong mẫu trầm tích
b) Màu sắc vi nhựa

Kết quả nghiên cứu cho thấy màu sắc của vi nhựa tại các vị trí nghiên cứu được xác định có 6 màu sắc
chính: màu đen, xanh lam, xanh lục, trắng, vàng, đỏ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trong mẫu nước, màu


14
xanh lam là màu chiếm ưu thế nhất với 65,06%, màu đỏ và xanh lục là 2 màu chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,77% và
1,79%), các màu đen, trắng, vàng còn lại chiếm tỉ lệ lần lượt là 15,44%, 8,35%, 7,59% (Hình 3.10 và 3.11).

Hình 3.10. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm màu sắc trong mẫu nước sơng Phú Lộc

Hình 3.11. Biểu đồ phần trăm màu sắc trong mẫu nước tại từng vị trí thu mẫu
Kết quả nghiên cứu cho thấy màu sắc của vi nhựa trong mẫu trầm tích tại các vị trí nghiên cứu được xác
định gồm 06 màu sắc chính: màu đen, xanh lam, xanh lục, trắng, vàng, đỏ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy,
trong mẫu trầm tích màu xanh lam là màu chiếm ưu thế nhất với 56,06% và xanh lục là màu chiếm tỉ lệ thấp
nhất trong tổng số mẫu được ghi nhận ở sơng Phú Lộc với 1,21%, các màu cịn lại: đen, trắng, đỏ, vàng chiếm
tỉ lệ lần lượt là 13,94%, 10,3%, 9,39%, và 9,09% (Hình 3.12 và 3.13).


15

Hình 3.12. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm màu sắc trong mẫu trầm tích sơng Phú Lộc

Hình 3.13. Biểu đồ phần trăm màu sắc trong mẫu trầm tích tại từng vị trí thu mẫu.
c) Sự phân bố kích thước của vi nhựa
- Trong nước
Kết quả cho thấy, kích thước vi nhựa trong nước tại các vị trí thu mẫu có chiều dài dao động từ 303μm
đến 4877μm. Chiều dài chủ yếu của vi nhựa ở sông Phú Lộc dưới 1500μm, chiếm khoảng 77% tổng số vi nhựa
trong trầm tích (Hình 3.14).



16

Hình 3.14. Sự phân bố kích thước theo chiều dài vi nhựa trong nước trên sông Phú Lộc trong mùa mưa
- Trong trầm tích
Nhìn chung, trong mùa mưa, dao động kích thước vi nhựa trong trầm tích (307μm đến 4421μm) gần
bằng trong nước mặt (303μm đến 4877μm). Trong đó, vi nhựa có kích thước lớn nhất được tìm thấy ở điểm
PL04, cịn kích thước vi nhựa nhỏ nhất được tìm thấy tại vị trí PL06. Chiều dài chủ yếu của vi nhựa ở sông
Phú Lộc từ 1500μm đến 2000μm, chiếm khoảng 77% tổng số vi nhựa trong trầm tích (Hình 3.15).

Hình 3.15. Sự phân bố kích thước vi nhựa theo chiều dài trong trầm tích trên sơng Phú Lộc trong mùa mưa
3.1.3. So sánh đặc điểm vi nhựa trên sông Phú Lộc vào mùa mưa và mùa khô
Màu sắc chủ đạo của vi nhựa trong sông Phú Lộc vào mùa mưa và mùa khơ có sự tương đồng. Màu
sắc chủ đạo của vi nhựa trên sông Phú Lộc là màu xanh lam và đen. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng lưu
ý, vào mùa khơ, vi nhựa có màu xám chiếm một tỷ lệ đáng kể, trong lúc đó vào mùa mưa tỷ lệ vi nhựa có màu
xám là không đáng kể so với màu đen và màu xanh lam.
Mật độ trung bình vi nhựa trong nước vào mùa khô (1232,0 ± 606,8 vi nhựa/m3) cao hơn đáng kể so
với mật độ vi nhựa trong nước vào mùa mưa (395 ± 95 vi nhựa/m3). Tương tự đối với mật độ vi nhựa trong


17
mơi trường trầm tích, vào mùa khơ mật độ vi nhựa dao động trong khoảng 6070 ± 1770 vi nhựa/m3, trong lúc
đó mật độ trong mùa mưa chỉ nằm ở 3300 ± 1137 vi nhựa/m3. Kết quả này có thể giải thích là do vào mùa
mưa, nước sơng bị pha loãng bởi nước mưa, kết hợp với tốc độ nước sông tăng nên làm giảm mật độ vi nhựa
trên sông Phú Lộc. Điều này cho thấy rằng, vào mùa mưa một lượng lớn vi nhựa được dòng chảy đẩy ra Vịnh
Đà Nẵng; mùa khơ dịng chảy yếu nên vị nhựa bị giữ lại sơng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, mật độ vi nhựa ở từng điểm nghiên cứu khơng có sự tương quan giữa mùa mưa và mùa
khơ. Ví dụ, đối với mẫu nước mặt, mật độ vị nhựa thấp nhất và cao nhất trong mùa khơ lần lượt được tìm thấy
ở điểm PL06 (500 vi nhựa/m3) và PL08 (3070 vi nhựa/m3); trong lúc đó ở mùa mưa, mật độ vi nhựa cao nhất
được tìm thấy tại điểm PL07 (550 vi nhựa/m3), và thấp nhất tại điểm PL06 (220 vi nhựa/m3). Đối với mật độ
vi nhựa trong trầm tích, mật độ cao nhất và thấp nhất ở đợt nghiên cứu trong mùa khơ được tìm thấy tại điểm

PL08 (9600 vi nhựa/kg) và PL01 (2800 vi nhựa/kg), còn đợt nghiên cứu trong mua mưa được tìm thấy tại
PL01 (4900 vi nhựa/kg) và PL08 (1400 vi nhựa/kg).
Dao động kích thước vi nhựa của hai đợt lấy mẫu trên sơng Phú Lộc có kết quả gần tương tự nhau.
Đồng thời, kích thước vi nhựa trong nước mặt và trầm tích có sự khác nhau khơng đáng kể. Cụ thể, kích thước
vi nhựa nước mặt vào mùa khơ dao động từ 301μm đến 4794μm, cịn mùa mưa dao động từ 303μm
đến 4877μm. Trong lúc đó kích thước vi nhựa trong trầm tích vào mùa khơ dao động từ 304μm đến 4688μm,
và mùa mưa là 307μm đến 4421μm.
3.1.4. So sánh, đánh giá mật độ và đặc điểm ô nhiễm vi nhựa ở khu vực nghiên cứu với khu vực khác
a) So sánh mật độ vi nhựa trên sông Phú Lộc và các hệ thống sông khác
Ở Việt Nam, ngoại trừ sơng Sài Gịn (22.000 - 251.000 vi nhựa/m3; Strady và cs., 2020), mật độ vi
nhựa trong nước mặt của sông Phú Lộc cao hơn so với nhiều con sông lớn, đặc biệt là sông Hồng (2,3 vi
nhựa/m3), sông Hàn (2,7 vi nhựa/m3) và sông Đồng Nai (3,9 vi nhựa/m3) (Strady và cs., 2021) (Hình 3.21-a).
Tuy nhiên, điều thú vị là lượng vi nhựa ở sông Phú Lộc có cùng mật độ như ở sơng Tơ Lịch, Hà Nội (2522 vi
nhựa/m3; Strady và cs., 2021), điều này cũng xảy ra ở các kênh thoát nước nhỏ chảy qua các khu đô thị đông
đúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mật độ vi nhựa ở các con sông có lượng nước lớn hơn sẽ thấp hơn so với
các hệ thống sơng có lượng nước ít, do hiệu ứng pha loãng (Luo và cs., 2019; Nizzetto và cs., 2016; Strady và
cs., 2021). Điều này có thể giải thích cho sự vượt trội về mật độ vi nhựa ở các sông nhỏ như Phú Lộc và Tô
Lịch so với các sơng lớn hơn, đặc biệt khi các sơng này đóng vai trị là kênh thốt nước cho các khu vực đô thị
đông dân cư.
So với các sông ở các nước châu Á, sông Phú Lộc thể hiện mật độ vi nhựa trong nước cao hơn so với
một số sơng: ví dụ sông Surabaya và sông Citarum ở Indonesia (Lestari và cs., 2020; Sembiring và cs., 2020),
sông Cherating ở Malaysia (Pariesamby và cs., 2020), sông Hàn ở Hàn Quốc (Park và cs., 2020), và sông Qin
ở Trung Quốc (Zhang và cs., 2020a) (Hình 3.21-a). Tuy nhiên, vẫn có nhiều con sơng khác ở châu Á có hàm
lượng vi nhựa cao hơn sông Phú Lộc, chẳng hạn như sông Ciwalengke ở Indonesia (5850 ± 3280 vi nhựa/m3;
Alam và cs., 2019) và các sơng ở Trung Quốc, ví dụ, Sơng Maozhou (4000 ± 1000 đến 25.500 ± 3500 vi
nhựa/m3; Wu và cs., 2020); Sơng Wei (3670–10.700 vi nhựa/m3; Ding và cs., 2019) (Hình 3.21-a). Theo
Eerkes-Medrano và các và cộng sự (2015), những con sơng nằm trong khu vực có mật độ dân cư cao cùng với
sự phát triển cao của các khu công nghiệp thường có hàm lượng vi nhựa cao hơn các con sơng khác. Theo đó,
nhiều nhựa từ các nhà máy sản xuất và khu dân cư sẽ tập trung ở các lưu vực sơng này. Đây có thể là lý do
sơng Phú Lộc có hàm lượng vi nhựa trong nước mặt và trầm tích cao. Ví dụ, hệ thống sơng Sài Gịn chảy

ngang qua khu vực đơ thị đơng dân nhất Việt Nam (9.038.600 dân vào năm 2019; GSO, 2019) và nhận tới
90% lượng nước thải đô thị chưa qua xử lý (Lahens và cs., 2018). Hơn nữa, lưu vực của nó cũng bị ảnh hưởng
bởi nước thải cơng nghiệp từ 17 khu cơng nghiệp, tích tụ chất dẻo liên quan đến các ngành cơng nghiệp đa
dạng (ví dụ: dệt, may mặc, nhựa và sản xuất bao bì) (Lahens và cs., 2018; Strady và cs., 2020). Tình trạng
tương tự cũng được quan sát thấy ở sông Ciwalengke, Indonesia, nơi bắt gặp các hoạt động giặt quần áo trực


18
tiếp trên sông và là nơi chất thải từ nhiều nhà máy dệt và các khu ổ chuột tích tụ trong lưu vực của nó (Alam
và cs., 2019).
Điều thú vị là sơng Phú Lộc tích tụ mật độ vi nhựa khá cao trong trầm tích đáy (6120,0 ± 2145,7 vi
nhựa/kg), vượt qua nhiều sông ở châu Á, chẳng hạn như sông ở Indonesia (sông Ciwalengke - 30,3 ± 15,9 vi
nhựa/kg; Alam và cs., 2019; và sông Citarum - 166,7 ± 5,8 vi nhựa/kg; Sembiring và cs., 2020); Sông Malaysia
(sông Skudai - 200 ± 80 vi nhựa/kg và sông Tebrau - 680 ± 140 vi nhựa/kg; Sarijan và cs., 2018); và các sông
ở Trung Quốc (sông Beijiang - 178 ± 69 đến 544 ± 107 vi nhựa/kg; Wang và cs., 2017a; sông Pearl - 1669 vi
nhựa/kg; Lin và cs., 2018; sông Maozhou - 35 ± 15 đến 560 ± 70 vi nhựa/kg; Wu và cs., 2020; sông Qin - 0
đến 97 vi nhựa/kg; Zhang và cs., 2020a; sông Yonjiang - 285 ± 110 vi nhựa/kg; Zhang và và cs., 2020b; Sông
Wei - 360 đến 1320 vi nhựa/kg; Ding và cs., 2019) (Hình 3.21-b). Điều đáng nói là so với sơng Phú Lộc, một
số sơng trong số này (ví dụ, sơng Ciwalengke, Indonesia; sơng Maozhou và sơng Wei, Trung Quốc) có mật độ
vi nhựa trong nước mặt cao hơn nhưng mật độ vi nhựa trong trầm tích thấp hơn.

Hình 3.21. So sánh nồng độ vi nhựa trung bình giữa các sơng Châu Á ở vùng nước mặt (a) và trầm tích (b)
(lưu ý: * cho thấy nồng độ vi nhựa cao nhất của sông).



×