ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ MỸ NHUNG
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
HƯƠNG THẢO (Rosmarinus officinalist L.)
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Đà Nẵng, Năm 2022
Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn
Phản biện 1:
TS. Bùi Thị Thơ
Phản biện 2:
TS. Vũ Thị Bích Hậu
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày 25 tháng 06 năm 2022
Có thể tìm luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu thị trường về cây thuốc và cây cảnh đang gia
tăng. Người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng, dược liệu cao để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh những cây có
giá trị về làm thuốc, thì cây cảnh có mùi hương thơm, tạo cảm giác
thoải mái cho người sử dụng đang rất được ưa chuộng.
Cây hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) là một loài thực vật
có hoa thuộc họ Hoa mơi, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Đây
là một loại cây được dùng thường xuyên trong cảnh quan và các
ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm (Mehrabani và cs, 2016).
Khi trồng, cây tỏa ra mùi hương thơm ngát, dễ chịu, khuếch tán rộng
trong khơng khí. Mùi hương của cây hương thảo giúp con người có
tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Ngồi ra, cây còn được sử
dụng trong sản xuất nước hoa, dược liệu và là một loại gia vị, chất
chống oxy hóa trong chế biến thực phẩm (Dellacassa và cs, 1999;
Porte và cs, 2000). Tinh dầu của cây hương thảo hỗ trợ tăng cường
tuần hồn máu, giúp máu lưu thơng tốt và cải thiện trí nhớ.
Tại Việt Nam, cây hương thảo là một loài cây mới được nhập
nội và trồng ở một số tỉnh của miền Trung và miền Nam. Nguồn cây
giống đang được trồng tại Việt Nam chủ yếu từ hạt, tỉ lệ nảy mầm rất
thấp (10 - 20%) (Kiuru và cs, 2015) và phải nhập khẩu nên giá thành
cao. Bên cạnh đó, cây giống hương thảo cũng được sản xuất giâm
cành (Mehrabani và cs, 2016). Tuy nhiên, giâm cành hương thảo cho
hệ số nhân giống thấp, số lượng cây giống ít và cây giống có chất
lượng khơng cao. Vì vậy vấn đề cần thiết đang đặt ra là phải tìm ra
phương thức sản xuất cây giống hương thảo hữu hiệu hơn để có thể
2
sản xuất cây hương thảo trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về nguồn dược phẩm, hương liệu và cây cảnh từ loài
cây này.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm duy trì sự đa
dạng và phát triển bền vững các loài cây đã được thực hiện từ nhiều
năm nay ở các nước. Công nghệ sinh học thực vật là một công cụ rất
quan trọng trong nhân giống và phát triển nhiều loài cây trồng có giá
trị kinh tế cao. Cơng nghệ ni cấy mô và tế bào thực vật được xem
là phương thức có tiềm năng nhất để chọn lựa, nhân nhanh, bảo tồn
và phát triển các loại cây trồng có giá trị tại Việt Nam.Trong những
năm qua, nhu cầu về cây hương thảo sử dụng trong dược liệu và cây
cảnh ngày càng cao, tuy nhiên việc nghiên cứu để sản xuất cây giống
hầu như chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: Nghiên cứu sản xuất cây giống hương thảo (Rosmarinus
officinalis L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được quy trình sản xuất cây giống hương thảo ni
cấy mơ với hệ số nhân cao, chất lượng cây giống tốt.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại và nồng độ chất ĐHST thích hợp cho
nhân nhanh chồi, tạo rễ in vitro cây hương thảo.
- Xác định được điều kiện thích hợp để ươm trồng, tạo cây
giống hương thảo nuôi cấy mô trong vườn ươm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
3
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa
học về sản xuất cây giống hương thảo ni cấy mơ, góp phần làm
phong phú hơn cơ sở dữ liệu về kĩ thuật nhân giống để phát triển cây
dược liệu và cây cảnh.
- Là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho cơng tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học,
sinh học, nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chủ động sản xuất
nhanh, liên tục cây giống hương thảo có chất lượng tốt, giá thành rẻ.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chủ động mở rộng sản
xuất cây hương thảo trong tự nhiên, đáp ứng kịp thời và đầy đủ yêu
cầu phát triển các sản phẩm làm thuốc, thực phẩm và trang trí ở Việt
Nam.
4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây hương thảo
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây hương thảo
1.1.2. Giá trị sử dụng cây hương thảo
1.1.3. Thành phần hóa học có hoạt tính dược học của cây
hương thảo
1.2. Nghiên cứu nhân giống in vitro ở thực vật
1.2.1. Cở sở khoa học nhân giống in vitro
1.2.2. Các giai đoạn nhân giống in vitro
1.2.3. Ưu điểm và hạn chế của nhân giống in vitro
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống in vitro
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây hương thảo
1.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2. Nghiên cứu trên Thế Giới
5
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cây hương thảo (Rosmarinus
officinalis L.) thuộc họ Hoa môi.
- Nguyên liệu nghiên cứu: Đoạn thân của chồi cây hương thảo
in vitro nảy mầm từ hạt, được cung cấp bởi phịng thí nghiệm Nuôi
cấy mô và tế bào thực vật, khoa Sinh - Môi trường, Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nhân giống in vitro cây hương thảo tại Phịng
thí nghiệm Ni cấy mơ và tế bào thực vật, khoa Sinh - Môi
trường, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu ươm
trồng cây hương thảo in vitro để tạo cây giống tại vườn ươm ở
Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng.
- Thời gian thực hiện: từ 7/2021 đến 6/2022.
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu hồn thiện quy trình nhân giống in vitro cây
hương thảo trong điều kiện phịng thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ĐHST đến khả năng
nhân nhanh chồi in vitro
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ĐHST đến khả năng tạo
rễ in vitro, hình thành cây con hoàn chỉnh.
+ Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cây giống hương
thảo trong điều kiện vườn ươm tại Đà Nẵng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ươm trồng đến khả
6
năng sống sót của cây in vitro trong vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ươm trồng đến khả
năng sinh trưởng của cây in vitro trong vườn ươm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nhân chồi in vitro cây hương thảo từ
đoạn thân
Hạt sau khi khử trùng được nuôi cấy trên môi trường MS để
hạt nảy mầm, tạo cây in vitro. Sau 5 tuần nuôi cấy, cây in vitro nảy
mầm từ hạt được sử dụng làm nguyên liệu để tiến hành các nghiên
cứu nuôi cấy in vitro.
Đoạn thân có mắt lá (dài 0,5 cm) của cây in vitro (nảy mầm từ
hạt) được nuôi cấy trên môi trường MS nhân chồi có 3% sucrose;
0,8% agar; có bổ sung các chất ĐHST khác nhau: BAP (0,25 – 2,0
mg/L); KIN (0,25 – 2,0 mg/L); TDZ (0,25 – 2,0 mg/L); phối hợp
giữa BAP (0,5 – 2,0 mg/L ) và 0,5 mg/L NAA. Đánh giá ảnh hưởng
của chất ĐHST đến khả năng tạo chồi in vitro thông qua các chỉ tiêu
sau: số chồi/mẫu, chiều dài chồi (cm), chất lượng chồi sau 2 tháng
nuôi cấy.
2.4.2. Phương pháp nhân chồi in vitro cây hương thảo từ
protocorm
Protocorm (1,5 tháng tuổi) hình thành từ đoạn thân của cây
hương thảo được sử để làm nguyên liệu nhân nhanh chồi. Các
protocorm được tách ra thành các khối nhỏ khoảng 2 – 3 mm ni
cấy trên mơi trường MS có 3% sucrose; 0,8% agar; có bổ sung các
chất ĐHST khác nhau: BAP (0,5 – 2,0 mg/L); KIN (0,5 - 2 mg/L);
Đánh giá ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng phát sinh chồi in
vitro từ từ protocorm thông qua: tỉ lệ protocorm tạo chồi, số
7
chồi/protocorm sau 2 tháng nuôi cấy.
2.4.3. Phương pháp tạo rễ in vitro cây hương thảo
Sau thời gian nuôi cấy, các cụm chồi in vitro đạt yêu cầu về
chiều cao được chuyển sang môi trường ra rễ.
Các chồi in vitro (cao khoảng 2-3 cm) được ni cấy trên mơi
trường MS có 3% sucrose; 0,8% agar; bổ sung các chất ĐHST khác
nhau: IBA (0,25 – 1 mg/L); NAA ( 0,25 – 0,75 mg/L); Đánh giá ảnh
hưởng của chất ĐHST đến khả năng tạo rễ in vitro thông qua thời
gian chồi ra rễ, số rễ/chồi, chiều dài rễ sau 4 tuấn nuôi cấy
Tất cả môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH=5,8, khử trùng
ở 1210C, áp suất 1atm, trong 20 phút. Các mẫu ni cấy in vitro đặt
trong phịng ni có nhiệt độ 25 ± 20C; cường độ chiếu sáng 3000
lux, thời gian chiếu sáng 16 h/ngày;.
2.4.4. Phương pháp tạo cây giống hương thảo ngoài vườn
ươm
Cây in vitro hoàn chỉnh, sau 6 tuần ni cấy trên mơi trường ra
rễ thích hợp nhất (cây cao 5 cm, rễ dài 1 - 1,5 cm) được chuyển ra
trồng trong vườn ươm tại Bán đảo sơn Trà - Đà Nẵng dưới các điều
kiện ươm trồng khác nhau.
Các chai lọ chứa các cây con in vitro được đặt trong vườn ươm
trong các khoảng thời gian khác nhau: 5, 7, 10, 15 ngày để làm thích
nghi cho cây in vitro với điều kiện tự nhiên. Sau khi làm thích nghi,
cây in vitro được lấy ra khỏi chai lọ nuôi cấy, rửa sạch agar và môi
trường. Để cây in vitro ráo nước, tiến hành ươm trồng cây hương
thảo in vitro dưới các điểu kiện ươm trồng khác nhau trong vườn
ươm: cơ chất trồng, nước tưới, độ che sáng, dinh dưỡng.
- Phương pháp tạo cơ chất trồng: Sử dụng các loại cơ chất khác
8
nhau như: Đất cát, xơ dừa, tro trấu, phân chuồng hoai mục. Các cơ
chất được xử lý với chế phẩm Tricoderma để ức chế các vi sinh vật
gây bệnh trước khi phối trộn theo các công thức cơ chất trồng khác
nhau. Cây in vitro được trồng trên các công thức cơ chất khác nhau.
Sau 2 tháng trồng, đánh giá khả năng sinh trưởng của cây con thông
qua tỉ lệ (%) cây sống; chiều cao cây
- Phương pháp tưới nước: Cây in vitro được trồng trên cơ chất
phù hợp. Nước tưới được sử dụng là nguồn nước tự nhiên của Bán
đảo Sơn trà. Tưới nước theo cách tưới phun, thời gian tưới 3 phút,
theo các công thức tưới: 1 lần/ngày; 2 lần/ngày; 1 lần/2 ngày. Sau 2
tháng trồng, đánh giá khả năng sinh trưởng của cây con thông qua
chiều cao cây, chất lượng cây con.
- Phương pháp che sáng: Sử dụng lưới che sáng để tạo ra các
độ che sáng tư nhiên khác nhau: 30, 40, 50, 70%. Cây in vitro được
ươm trồng dưới các độ che sáng khác nhau trong nhà lưới. Sau 2
tháng trồng, đánh giá khả năng sinh trưởng của cây con thông qua:
chiều cao cây, chất lương cây con.
2.4.5. Phương pháp xử lí số liệu
Mỗi thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. Số liệu thực nghiệm
được tính tốn và phân tích thống kê Ducan’s test (p <0,05) bằng
chương trình SAS.
9
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân chồi từ đoạn
thân cây hương thảo in vitro
3.1.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân chồi in vitro
từ đoạn thân
Đoạn thân có mắt lá (dài 0,5 cm) của cây in vitro nảy mầm từ
hạt (5 tuần tuổi) được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA
(0,25 – 2,0 mg/L).
Sau 2 tháng nuôi cấy, kết quả nghiên cứu cho thấy, trên mơi
trường MS có bổ sung BAP (0,25 – 2,0 mg/L) ảnh hưởng đến khả
năng tạo chồi in vitro hương thảo. BAP ảnh hưởng mạnh đến sự
nhân lên về số lượng và chiều cao chồi. Tăng nồng độ BAP (0,25-1,5
mg/L) thì số chồi in vitro phát sinh có xu hướng tăng (11,5 – 35,5
chồi/mẫu), số chồi cao nhất 35,5 chồi/mẫu khi ni cấy trên mơi
trường có BAP (1,5 mg/L); chồi khỏe, có màu xanh đậm. Trên mơi
trường có 1,5 mg/l BA; chiều cao chồi đạt cực đại; đạt 2,70 cm, sau 2
tháng ni cấy (Hình 3.1.). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ BAP lên quá
cao (2,0 mg/L BAP) sẽ gây ức chế sự phát sinh chồi in vitro. Số
lượng và chiều cao chồi giảm rõ rệt trên mơi trường có bổ sung BAP
(2,0 mg/L), chỉ đạt 30,5 chồi/mẫu và 2,5 cm chiều cao sau 2 tháng
nuôi cấy.
Như vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến sự nhân
nhanh chồi in vitro cây hương thảo, mơi trường ni cấy có 1,5 mg/L
BAP cho hệ số nhân chồi cao nhất 35,5 chồi/mẫu, sinh trưởng của
cụm chồi tốt, chiều cao chồi đạt 2,70 cm sau 2 tháng nuôi cấy.
10
3.1.2. Ảnh hưởng của KIN đến khả năng nhân chồi in vitro
từ đoạn thân
Đoạn thân có mắt lá (dài 0,5 cm) của cây in vitro nảy mầm từ
hạt (5 tuần tuổi) được ni cấy trên mơi trường MS có bổ sung KIN
(0,25 – 2,0 mg/L). Sau 2 tháng nuôi cấy, kết quả nghiên cứu được
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của KIN đến khả năng nhân chồi in vitro
từ đoạn thân có mắt lá
Khả năng phát sinh chồi in vitro
KIN
Chiều cao chồi
Chất lượng
(cm)
chồi
5,5a
0,70a
Yếu
0,5
7,2a
1,15b
Yếu
0,75
12,6b
1,72c
Tốt
1,0
10.2b
1,51c
Tốt
1,5
8,5c
1,30d
Khá
2,0
4,4d
1,25d
Khá
(mg/L)
Số chồi/ mẫu
0,25
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Kết quả ở bảng 3.2. cho thấy, trên mơi trường MS có bổ sung
KIN (0,25 – 2,0 mg/L) có ảnh hưởng đến sự tạo chồi in vitro hương
thảo; tuy nhiên, thấp hơn nhiều so với môi trường bổ sung BAP. Khi
tăng nồng độ KIN (0,25 - 0,75 mg/L) thì số chồi in vitro tăng (5,5 –
12,6 chồi/mẫu), Số chồi đạt cao nhất là 12,6 chồi/mẫu; chiều cao
chồi đạt 1,72 cm trên mơi trường có 0,75 mg/L KIN sau 2 tháng
ni cấy (Hình 2.2). Khi tăng nồng độ KIN lên 2,0 mg/L; sẽ gây ức
11
chế phát sinh chồi in vitro; số lượng và chiều cao chồi giảm rõ rệt
trên mơi trường có bổ sung 2,0 mg/L KIN, chỉ đạt 4.4 chồi/mẫu và
1,25 cm chiều cao sau 2 tháng nuôi cấy.
3.1.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân chồi
in vitro từ đoạn thân
Chúng tôi bổ sung phối hợp giữa BAP (0,5 – 2,0 mg/L) và
NAA (0,5 mg/L) vào môi trường nuôi cấy nhân chồi. Kết quả nghiên
cứu được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân chồi
in vitro từ đoạn thân có mắt lá
Chất ĐHST
Khả năng phát sinh chồi in vitro
(mg/L)
Số chồi/
Chiều cao
Chất
mẫu
chồi (cm)
lượng chồi
0,5
13,7
c
1,72
Yếu
1,0
0,5
17.3c
2,12b
Tốt
1,5
0,5
20,3a
2,44a
Tốt
2,0
0,5
14,5b
2,10b
Khá
BAP
NAA
0,5
b
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Kết quả ở bảng 3.3. cho thấy, trên mơi trường MS có bổ sung
BAP (0,5 – 2,0 mg/L) và 0,5 NAA đều có ảnh hưởng đến sự tạo chồi
in vitro hương thảo; Số chồi đạt cao nhất là 20,3 chồi/mẫu; chiều cao
chồi đạt 2,44 cm trên mơi trường có 1,5 mg/L BAP và 0,5 mg/L sau
2 tháng ni cấy (Hình 2.3). Ở các nồng độ tổ hợp BAP và NAA
khác; phát sinh chồi in vitro thấp hơn; số lượng và chiều cao chồi
12
giảm rõ rệt trên mơi trường có bổ sung 0,5 mg/L BAP và 0,5 NAA
chỉ đạt 413,7 chồi/mẫu và 1,72 cm chiều cao sau 2 tháng nuôi cấy,
chồi sinh trưởng yếu.
3.1.4. Ảnh hưởng của TDZ đến khả năng nhân chồi in vitro
từ đoạn thân
Đoạn thân có mắt lá của cây in vitro được ni cấy trên mơi
trường MS có bổ sung TDZ nồng độ 0,25 - 1,5 mg/l. Sau 2 tháng
ni cấy, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TDZ đến khả năng nhân chồi in vitro
từ đoạn thân có mắt lá
TDZ
(mg/ L)
0,25
0,5
0,75
Khả năng nhân chồi in vitro
Hình thái cụm chồi
Chồi nhỏ nhiều và ít
protocorm
Chồi nhỏ nhiều và ít
protocorm
Chồi nhỏ ít và nhiều
protocorm
Tình trạng thể chồi
Chồi yếu
Chồi yếu
Trung bình
1,0
Thể protocorm
Khơng chồi
1,5
Thể protocorm
Khơng chồi
Kết quả bảng 3.4. cho thấy, khi sử dụng đoạn thân ni cấy
trên mơi trường MS có TDZ (0,25 – 1,5 mg/L), cụm chồi được hình
thành dưới dạng chồi nhỏ, thấp và có phát sinh thể protocorm kèm
theo. Sau 2 tháng ni cấy, protocorm được hình thành ít trên mơi
trường với TDZ 0,25 mg/L và 0,5 mg/L. Khi nồng độ TDZ tăng từ
0,75 đến 1,5 mg/l thì khả năng xuất hiện chồi in vitro ít dần và có sự
hình thành mạnh mẽ của các thể protocorm; đặc biệt là trên môi
13
trường có 1,0 và 1,5 mg/L TDZ, mẫu đoạn thân ni cấy hình thành
chủ yếu dạng protocorm rất mạnh. Như vậy, mẫu đoạn thân hương
thảo nuôi cấy để nhân nhanh chồi trên mơi trường MS có bổ sung
TDZ (0,25 – 1,5 mg/L); có khả năng tạo thể protocorm giống các
lồi trong họ lan.
Như vậy, khi chúng tôi nuôi cây đoạn thân trên mơi trường có
bổ sung TDZ, mẫu có xu hướng hình thành protocorm khi tăng nồng
độ TDZ; trên mơi trường có 1,0-1,5 mg/L TDZ, khả năng hình thành
protocorm rất tốt. Kết quả này có thể gọi mở ra một con đường hữu
hiệu trong nhân nhanh in vitro cây hương thảo theo hướng phát sinh
thể protocorm.
3.2. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân chồi in vitro
từ protocorm
3.2.1. Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân chồi từ
protocorm
Protocorm được tạo thành trên môi trường 1,0 mg/L TDZ sau 8
tuần nuôi cấy, được tách ra thành các khối nhỏ và cấy lên mơi trường
tạo chồi có bổ sung BAP (0,5 – 2,0 mg/L). Kết quả nghiên cứu được
trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân chồi in vitro
từ protocorm
BAP
Khả năng nhân chồi in vitro từ protocorm
Thời gian bắt đầu tạo
Số chồi/mẫu
Chất lượng
chồi (tuần)
protocorm
chồi
0,5
8
4,11a
Yếu
1,0
6
15,25b
Tốt
(mg/L)
14
1,5
6
16,71c
Tốt
2,0
7
4,01a
Khá
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, sau 6 - 8 tuần nuôi cấy,
protocorm ở các môi trường đều phát sinh chồi. Sau 6 tuần nuôi cấy,
protocorm nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1,0 và 1,5 mg/L
BAP đều có khả năng tạo chồi mạnh, đạt 15,25 - 16,71 chồi/mẫu
(Hình 3.5) Trên các mơi trường có 0,5 và 2,0 mg/L BAP, protocorm
hình thành chồi chậm hơn (sau 7 - 8 tuần nuôi cấy); số chồi chỉ đạt
4,01 - 4,11 chồi/mẫu
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, mơi trường MS có bổ sung
1,0 -1,5 mg/L BAP; khả năng hình thành chồi in vitro từ thể
protocorm khá tốt; đạt 15,25 - 16,71 chồi/mẫu protocorm nuôi cấy
ban đầu.
3.2.2. Ảnh hưởng của KIN đến khả năng nhân chồi in vtro
từ protocorm
Protocorm được tạo thành trên môi trường 1,0 mg/L TDZ sau
8 tuần nuôi cấy, được tách ra thành các khối nhỏ và cấy lên môi
trường tạo chồi in vitro có bổ sung KIN (0,5 – 2,0 mg/L). Kết quả
nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6.
15
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của KIN đến khả năng nhân chồi in vitro
từ protocorm sau 8 tuần nuôi cấy
Khả năng nhân chồi in vitro từ protocorm
KIN
Thời gian
Số chồi/mẫu
Chất lượng
bắt đầu tạo chồi (tuần)
protocorm
chồi
0,5
8
3,11a
Yếu
1,0
8
6,25b
Tốt
1,5
8
5,75c
Tốt
2,0
10
5,01d
Yếu
(mg/L)
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Kết quả cho thấy, sau 8 - 10 tuần nuôi cấy protocorm trên môi
trường MS bổ sung nồng độ KIN khác nhau thì hầu hết các mẫu
protocỏm đều phát sinh chồi in vitro. Trên mơi trường MS có bổ
sung 1,0 mg/L KIN, protocorm có khả năng tạo chồi cao nhất; đạt
6,25 chồi/protocorm. Tuy nhiên, khả năng tạo chồi vẫn thấp hơn rất
nhiều so với mơi trường có bổ sung BAP. Mơi trường có 1,5 mg/L
BAP; protocorm tái sinh chồi cao nhất đạt đến 16,71 chồi/protocrom
sau 6 tuần ni; trong khi đó mơi trường có 1,0 KIN chỉ đạt 6,25
chồi/protocrom sau 8 tuần nuôi.
3.3. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng tạo rễ in vitro cây
hương thảo
3.3.1. Ảnh hưởng của IBA đến sự tạo rễ in vitro hương thảo
Các chồi in vitro (cao khoảng 2 - 3 cm) được tách ra từ cum
chồi; ni cấy trên mơi trường MS có bổ sụng IBA (0,25 - 1,0 mg/L)
để tạo rễ in vitro. Sau 4 tuần ni cấy, kết quả hình thành rễ được
16
trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ in vitro
Khả năng tạo rễ in vitro
IBA
(mg/L)
Thời gian ra rễ (ngày)
Số rễ/chồi
0,25
20
2,1a
0,5
20
2,3b
0,75
20
2.0a
1,0
15
2,7c
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Kết quả cho thấy, IBA có khả năng kích thích tạo rễ in vitro từ
chồi hương thảo. Chồi in vitro ni cấy trên mơi trương MS có bổ
sung IBA nồng độ tăng dần từ 0,25 -0,75 mg/L, khả năng tạo rễ
không thay đổi nhiều; thời gian chồi ra rễ khoảng sau 20 ngày nuôi
cấy, với số rễ đạt 2,0 - 2,3 rễ/chồi. khi bổ sung IBA 1,0 mg/L; khả
năng tạo rễ cao nhất; đạt 2,7 rễ/chồi sau 15 ngày ni cấy (Hình 3.7).
3.3.2. Ảnh hưởng của NAA đến sự tạo rễ in vitro
Các chồi in vitro (cao khoảng 2 - 3 cm) được tách ra từ cum
chồi; nuôi cấy trên mơi trường MS có bổ sụng NAA (0,25 - 0,75
mg/L) để tạo rễ in vitro. Sau 4 tuân ni cấy, kết quả hình thành rễ
được trình bày ở bảng 3.8.
17
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ in vitro
Khả năng tạo rễ in vitro
NAA
(mg/L)
Thời gian ra rễ (ngày)
Số rễ/chồi
0,25
20
1,2b
0,5
20
1,5a
0,75
20
1,4a
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Kết quả cho thấy, NAA cũng có khả năng ảnh hưởng đến tạo rễ
in vitro từ chồi hương thảo. Chồi in vitro ni cấy trên mơi trường
MS có bổ sung NAA nơng độ 0,5 mg/L, khả năng tạo rễ cao nhất;
đạt 1,5 rễ/chồi, sau 20 ngày ni cấy (Hình 3.8). Nhìn chung, NAA
kích thich ra rễ kém hơn IBA, cả về thời gian hình thành rễ và số rễ
tạo thành/chồi.
3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây in vitro trong điều kiện vườn ươm
3.4.1. Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến khả năng
sống sót của cây in vitro
Cây in vitro hương thảo cao khoảng 3 cm, được đặt trong nhà
lưới để làm thích nghi trong 5, 7, 10, 15 ngày để khảo sát sự ảnh
hưởng của thời gian tích nghi lên khả năng sống sót cây in vitro
trong vườn ươm. Kết quả ảnh hưởng của thời gian làm thích nghi
đến khả năng sống sót cây in vitro được trình bày ở bảng 3.9.
18
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến khả năng sống
sót của cây in vitro trồng trong điều kiên vườn ươm
Khả năng sống sót cây in vitro
Thời gian
thích nghi
(ngày)
Tỉ lệ cây sống (%)
Thời gian bắt đầu sinh
trưởng (ngày)
5
a
45,7
20
7
60,3b
15
10
c
70,5
12
15
72,0d
12
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa với p<0,05
Qua bảng 3.9 cho thấy, cây hương thảo in vitro từ 10 đến 15
ngày đạt tỉ lệ sống tốt nhất, đạt 70,5 -72,0% và sau 12 ngày ươm
trồng cây bắt đầu sinh trưởng Cây in vitro được làm thích nghi
trong thời gian ngắn hơn 5-7 ngày; tỉ lệ sống chỉ đạt 45,7 - 60,3%;
sau 15 đến 20 ngày cây in vitro mới bắt đầu sinh trưởng.
3.4.2. Ảnh hưởng của loại giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng của cây in vitro
Cây in vitro hương thảo cao khoảng 3 cm, được ươm trồng vào
các loại giá thể khác nhau để khảo sát sự ảnh hưởng của loại giá thể
đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây in vitro trong vườn
ươm. Khảo sát ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng sống sót và
sinh trưởng của cây hương thảo in vitro ở giai đoạn vườn ươm, với
các loại giá thể khác nhau nhằm xác định được giá thể cơ chất thích
hợp nhất cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả ảnh hưởng của giá thể
đến khả năng sinh trưởng của cây in vitro sau 2 tháng ươm trồng
được trình bày ở bảng 3.10.