Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.96 KB, 70 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG TÂM

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG TÂM

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 838. 01. 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ

HÀ NỘI, năm 2020


Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng tác xây dựng hồn thiện pháp luật nói chung là một nhiệm vụ chiến
lược của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân ở nước ta. Trong đó hồn thiện Bộ luật hình sự (BLHS) là
một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của Đảng và Nhà nước nhằm đáp
ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đề ra và cũng là để đáp ứng yêu cầu
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, hội nhập quốc tế và bảo vệ quyền con
người, quyền công dân.
Nhằm thể chế hóa chủ trương trên, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII
(ngày 27 tháng 11 năm 2015) Quốc hội đã thông qua BLHS năm 2015. Tại kỳ họp
thứ 3 Quốc hội khóa XIV ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã chính thức thơng
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 và có hiệu lực ngày 01
tháng 01 năm 2018, hợp nhất hai văn bản nói trên đó là BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) sau đây được gọi chung là (BLHS hiện hành). BLHS hiện hành
đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình hồn thiện pháp luật hình sự của
Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu trong áp dụng pháp luật hình sự, đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra và bảo đảm hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh
chống các loại tội phạm trong đó có tội phạm về ma túy.
Các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XX BLHS năm 2015 với
13 Điều. Bên cạnh việc kế thừa các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
2009), BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn đấu tranh
phòng, chống các tội phạm về ma túy trong tình hình mới. Mặc dù vậy, thực tiễn
đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy nói chung, tội mua bán trái phép
chất ma túy (MBTPCMT) nói riêng vẫn cịn tồn tại những bất cập, hạn chế gây khó
khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
Những khó khăn, vướng mắc trên xuất phát từ những quy định về tội

MBTPCMT còn thiếu văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, kịp thời về áp
dụng pháp luật đối với tội phạm này. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật về tội

1

Luan van


MBTPCMT luôn đa dạng, phức tạp trong khi năng lực, trình độ chun mơn, bản lĩnh
chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thực thi,
bảo vệ pháp luật còn chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng thực tiễn
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung, đấu tranh phịng, chống tội
phạm về ma túy nói riêng và đặc biệt là những diễn biến khá phức tạp của tình hình
tội MBTPCMT tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019,
thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hồn thiện BLHS năm 2015 trong đó có tội
MBTPCMT phải được quan tâm thực hiện. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn
đề “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm
Luận văn Thạc sĩ luật học. Trên cơ sở đó, để có sự nhìn nhận khách quan, tồn diện
về những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật hình sự, từ đó đưa ra
một số kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tội MBTPCMT là tội phạm phổ biến và có tính chất nguy hiểm nhất trong
số các loại tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay. Liên quan đến những vấn đề lý
luận và pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các tội phạm về ma tuý nói chung, tội
MBTPCMT nói riêng đã có nhiều cơng trình khoa học công bố ở Việt Nam với
những mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Khái quát về tình hình nghiên cứu có
liên quan đến luận văn, có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu như:

Các tài liệu trên chủ yếu đề cập đến một số vấn đề lý luận về các dấu hiệu
pháp lý của tội MBTPCMT và các quy định của BLHS về tội này, tuy nhiên chưa
đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội
MBTPCMT. Luận văn đã kế thừa một số vấn đề được nêu trong các giáo trình, sách
chuyên khảo, tham khảo để cũng cố phần lý luận về tội MBTPCMT, đồng thời kế
thừa một vài quan điểm của các tác giả trong các Bình luận khoa học BLHS để cũng
cố kỹ hơn về dấu hiệu pháp lý của tội phạm này.

2

Luan van


Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn những quy định về tội MBTPCMT trong
Luật hình sự Việt Nam, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng giải quyết các vụ án
về tội MBTPCMT thông qua số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2015 - 2019 là cần thiết và có ý nghĩa đối với cơng tác phịng ngừa và đấu
tranh chống tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy, nhằm chỉ ra những hạn chế, bất
cập, đồng thời đề xuất một số giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện
pháp luật hình sự về tội MBTPCMT góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội MBTPCMT trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài báo khoa học, bài viết chuyên sâu. Các bài viết
này, ở một góc độ nào đó chỉ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn một số vấn đề có liên
quan đến tội MBTPCMT, tình hình cơng tác phòng ngừa, đấu tranh và TNHS đối với
loại tội này… chưa làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội MBTPCMT một
cách toàn diện. Khi thực hiện Luận văn, tác giả đã tiếp thu một số quan điểm của các
tác giả trên để cũng cố về những điểm bất cập, hạn chế và định hướng kiến nghị hồn
thiện pháp luật về tội phạm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật hình sự và bảo đảm
áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội MBTPCMT theo
pháp luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
về tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2019;
- Làm rõ những kết quả đạt được; nêu ra những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
mua bán trái phép chất ma túy;

3

Luan van


- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật hình sự và bảo đảm
áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua
bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự
Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
- Về địa bàn: Luận văn được thực hiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến 2019.

- Về chủ thể: Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phịng,
chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy nói riêng. Các luận điểm chung của
khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý luật hình sự nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu điển
hình như: Phân tích, tổng hợp; nghiên cứu điển hình, cụ thể là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được kết hợp hài hòa, sử dụng xuyên suốt
trong luận văn, dùng để phân tích, phân loại, hệ thống hóa các thông tin khoa học thu
thập được từ các văn bản pháp luật, tài liệu, bản án có liên quan đến nội dung của
luận văn, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó tác
giả cịn sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng để
nghiên cứu, tiếp thu một số quan điểm của các tác giả trong một số cơng trình khoa

4

Luan van


học đã được cơng bố, từ đó kế thừa những nội dung phù hợp, hữu ích cho luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Dùng để lựa chọn, sàng lọc và tiến hành
nghiên cứu một số bản án (trong tồn bộ bản án), tìm ra những bản án cịn thiếu sót, bất
cập trong thực tế. Kết quả thu được dùng để đánh giá chung thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự về tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2015 - 2019.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của
khoa học pháp lý hình sự nói chung, hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự
hiện hành đối với tội MBTPCMT nói riêng. Ngồi ra, luận văn cịn có ý nghĩa như
là một tài liệu tham khảo, được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho các học
sinh, sinh viên chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở giáo dục,
đào tạo luật trên cả nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ
khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS hiện
hành liên quan đến tội MBTPCMT, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội mua bán trái phép chất
ma túy.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán
trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình
sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy.

5

Luan van


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Những vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy trong

pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Danh từ “ma túy” được đề cập nhiều trên hệ thống thông tin đại chúng và
trong đời sống xã hội. Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới và trong nước chưa có một
khái niệm thống nhất về “ma túy” và “chất ma túy”.
Tại Việt Nam, có nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm “ma túy” hoặc “chất ma
túy” dưới nhiều góc độ khác nhau như: “Ma túy là tên gọi chung các chất kích
thích, gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện như thuốc phiện,
Hêrôin” [79, tr.994]. “Ma tuý là hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm
thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể” [70, tr.406].
Theo tác giả Hồng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Như Chiến thì “Ma túy là những
chất tự nhiên hay tổng hợp làm ức chế, kích thích thần kinh hoặc gây ảo giác, gây
ra những biến đổi về tâm sinh lý và thể chất, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra tính lệ
thuộc đối với người sử dụng và được quy định trong các Danh mục do Chính phủ
ban hành” [36, tr.8].
Theo GS, TS Nguyễn Xn m thì “Ma túy là các chất có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay
đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ bị
lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng” [93, tr.14].
Khoản 1 Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung
2008) quy định: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các Danh mục do Chính phủ ban hành” [47. tr, 1], qua đó cho thấy rằng

6

Luan van



cụm từ “chất ma túy” được định nghĩa và giải thích gián tiếp qua các khái niệm chất
gây nghiện và chất hướng thần.
Có thể thấy rằng các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm về “ma túy” hay “chất
ma túy” đã có nhiều cách tiếp cận, lý giải khác nhau, nhưng chưa thống nhất cách
gọi tên “ma túy” hay “chất ma túy” đồng thời nội hàm khái niệm cũng chưa có sự
thống nhất. Tuy nhiên, các quan điểm nêu trên đã đưa ra được thuộc tính chung nhất
của “ma túy” hay “chất ma túy” đó là tính chất gây nghiện, chất hướng thần có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được quy định trong các Danh mục chất ma túy
do Chính phủ ban hành.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm chất ma
túy như sau: Chất ma túy là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong các Danh mục do Chính
phủ ban hành, các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng
thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng, người sử dụng sẽ lệ thuộc vào
ma túy, khi đó sẽ gây tác hại về nhiều mặt cho chính bản thân họ và có thể gây ra
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Ngoài quy định chi tiết tại Mục 3, Phần II, Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (gọi tắt là
Thông tư 17). Đến nay đã có nhiều tài liệu khác nhau đưa ra cách giải thích về từ
“mua” và từ “bán” hay cả cụm từ “mua bán”. Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng
năm 1997 thì “mua là dùng tiền bạc đổi hàng hóa, vật chất, danh lợi” [91, tr.657]
“bán là đem đổi vật dụng cho người khác để lấy tiền về, “mua bán” là mua và bán,
trao đổi hàng hóa nói chung” [91, tr.47].
Khi định nghĩa về tội phạm này, một số nhà chuyên tâm nghiên cứu đã đưa ra
các quan điểm như: Tác giả Lê Cảm cho rằng: “Hành vi mua bán trái phép chất ma túy
là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” [9, tr.473]
Theo tác giả Trần Mạnh Hà: “Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán


7

Luan van


trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc nguồn gốc ma túy do đâu
mà có) hoặc hành vi trao đổi ma túy như một hàng hóa có giá trị” [25, tr.17].
Còn thạc sĩ Lê Nguyễn Minh Tâm thì: “Mua bán trái phép chất ma túy là
hành vi bán trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán trái phép chất ma túy cho người
khác” [55, tr.10]
Như vậy, nhìn chung các nhà khoa học và nhà làm luật có hai quan điểm khác
nhau về tội MBTPCMT: Một là, nêu một cách chung chung chưa thể hiện rõ nội hàm
của tội phạm này, nên chưa thể xác định được các hành vi phạm tội một cách chính
xác. Hai là, được nêu lên theo cách liệt kê các hành vi cụ thể để cấu thành tội phạm
(CTTP) theo quy định của Thông tư 17 làm cho khái niệm tội MBTPCMT trở nên dài
dòng hoặc rời rạc, chưa kết nối được các nội dung lại với nhau.
Qua việc nghiên cứu, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm đó, tác
giả xin đưa ra khái niệm về tội MBTPCMT như sau:
“Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán, trao đổi hoặc nhằm bán trái
phép chất ma túy cho người khác, hoặc hành vi tổ chức, thực hành, xúi giục, giúp
sức cho người khác trong việc bán, trao đổi chất ma tuý mà không cần xét đến
nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có”.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội mua bán trái phép chất ma túy trong
luật hình sự Việt Nam
Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi liên quan đến ma túy
mà các Công ước quốc tế đã đề cập, tạo nên sự thống nhất hợp lý trên cơ sở luật
pháp quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia để xử lý về hình sự đối với các hành
vi MBTPCMT. Tạo ra những điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế trên lĩnh vực
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm MBTPCMT
nói riêng, vì hầu hết các quốc gia đều có quy định về tội phạm ma túy trong đó có

tội MBTPCMT.
Thứ hai, góp phần hạn chế việc thực hiện các hành vi MBTPCMT trên thực
tế vì việc xử lý hình sự các hành vi này có tác dụng vừa giáo dục, cải tạo vừa trừng
phạt người phạm tội MBTPCMT để họ trở thành người tốt, đồng thời có tác dụng

8

Luan van


răn đe những người có ý định phạm tội, chuẩn bị hoặc đang phạm tội từ bỏ con
đường phạm tội, những người đã phạm tội hạn chế hoặc không tái phạm.
Thứ ba, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành
pháp luật, mọi hành vi MBTPCMT đều là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị xử
lý về hình sự, với những hình phạt nghiêm khắc đối với tội MBTPCMT sẽ làm cho
mọi người hiểu về tính chất nguy hiểm của các hành vi phạm tội này.
Thứ tư, việc xử lý về hình sự đối với các hành vi MBTPCMT sẽ đạt được mục
đích của việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Mục đích của việc đấu tranh
phịng, chống tội phạm là hạn chế, ngăn chặn, giảm bớt tội phạm; loại trừ tội phạm và
làm cho tình hình tội phạm ổn định [90]. Việc xử lý hình sự đối với tội phạm này sẽ
mang lại hiệu quả tích cực hơn trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Tóm lại, việc quy định tội MBTPCMT trong Luật hình sự Việt Nam là một
địi hỏi khách quan và có tính tất yếu cả về lý luận và trong thực tiễn của đời sống
xã hội. Những quy định này không chỉ phản ánh trung thực các điều kiện kinh tế xã hội và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay, mà
còn thể hiện rõ quan điểm, quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta cũng như nỗ lực của
toàn thể dân tộc Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề phức tạp và cấp bách mang
tính toàn cầu: Tệ nạn ma túy và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
1.1.3. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định tội mua bán
trái phép chất ma túy
- Giai đoạn trước năm 1945

Những năm đầu thế kỷ thứ XIX, chính quyền Nhà Nguyễn quyết tâm diệt tận
gốc vấn nạn này và đã ban hành các chính sách “lấp nguồn, cạn dịng”. Tháng 6
năm 1873, trước tệ nạn nghiện thuốc phiện, buôn bán thuốc phiện ngày càng tăng.
Triều đình lại ban hành trở lại lệnh “Cấm thuốc nha phiến” nhưng những biện pháp
này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Giai đoạn này chưa có sự quy
định rõ ràng, cụ thể về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển
hóa Bộ luật hình sự năm 1985

9

Luan van


Ngày 03/9/1945, trong phiên họp Chính phủ bàn về “Những nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo “…Tơi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện” [94, tr.885].
Trải qua nhiều mốc thời gian, nhận thấy, trong giai đoạn này pháp luật hình sự
Việt Nam chưa được hệ thống hóa một cách chính thức. Các văn bản quy phạm
pháp luật đơn ngành khơng thể hiện được tính tồn diện, đầy đủ và thống nhất chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý tội phạm về ma túy. Vì vậy,
việc ban hành một BLHS hồn chỉnh, có tính hệ thống là vấn đề khách quan, bức
thiết và có ý nghĩa quan trọng và BLHS 1985 ra đời đáp ứng yêu cầu đó.
- Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp
điển hóa Bộ luật hình sự năm 1999
BLHS 1985 đã bước đầu quy định về các tội ma túy, qua nhiều lần sửa đổi,
ngày 10/5/1997 Quốc hội tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung (lần thứ 4) một
số điều BLHS 1985. Lần này các tội phạm về ma túy được quy định thành một
Chương riêng đó là Chương VIIA: “Các tội phạm về ma túy” gồm 14 điều từ điều
185a đến Điều 185o quy định 13 tội danh. Trong đó “Tội mua bán trái phép chất

ma túy” quy định tại Điều 185đ.
Trong quá trình thực hiện BLHS 1985 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa
đáp ứng được tình hình hiện tại, yêu cầu cần phải nghiên cứu sửa đổi một cách tồn
diện. Vì vậy, ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X đã thơng qua BLHS 1999, có hiệu
lực từ 0h ngày 01/07/2000. Theo đó, các tội phạm về ma túy được quy định tại
Chương XVIII, gồm 10 tội danh, từ Điều 192 BLHS đến Điều 201 BLHS [40].

10

Luan van


- Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp
điển hóa Bộ luật hình sự năm 2015
Ngày 03/6/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng, chống ma túy. Để áp dụng thống nhất quy định các tội
phạm về ma túy, ngày 24 tháng 12 năm 2007 Thông tư 17 ra đời. Đến ngày
14/11/2015 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC sửa
đổi bổ sung một số điểm của Thông tư 17 (gọi tắt là Thông tư 08) quy định hướng
dẫn cụ thể việc áp dụng các Điều 194 nói riêng và Chương XVIII “Các tội phạm về
ma túy” nói chung của BLHS 1999. Các văn bản này đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết
và toàn diện các quy định về tội phạm ma túy góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy.
Tuy nhiên tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy tại Việt Nam còn nhiều
diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều loại ma túy mới; việc buôn bán, vận chuyển,
sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng; người sử dụng và người nghiện ma túy tổng hợp
tăng nhanh, nhất là trong thanh, thiếu niên và học sinh gây bức xúc trong xã hội,
đây là vấn đề toàn xã hội quan tâm, điều đó đã thơi thúc các nhà làm luật cần phải
xây dựng BLHS mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với từng thời kỳ, chính
vì thế BLHS 2015 ra đời.

- Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 đến nay
Ngày 20/6/2017, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua
Luật số 12/2017/QH14 (gọi chung là BLHS hiện hành) và có hiệu lực từ ngày
01/01/2018. Theo Bộ luật này, tội MBTPCMT được quy định riêng tại Điều 251 và
có nhiều điểm mới so với Điều 194 BLHS năm 1999 mà rõ ràng nhất là so với
BLHS 1999 là đã tách tội ghép quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 về “Tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” thành 04 tội riêng
biệt đó là: Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” - Điều 249; Tội “Vận chuyển trái
phép chất ma túy” - Điều 250; Tội “Mua bán trái phép chất ma túy” - Điều 251 và
Tội “Chiếm đoạt chất ma túy” - Điều 252.

11

Luan van


1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép
chất ma túy
1.2.1. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tội MBTPCMT được quy định riêng tại Điều 251 - Chương XX “các tội
phạm về ma túy” của BLHS hiện hành. Để có cách hiểu khái quát hơn về tội phạm
này, tác giả tập trung phân tích làm rõ 03 nội dung: Dấu hiệu định khung cơ bản;
dấu hiệu định khung tăng nặng và hình phạt.
- Dấu hiệu định khung cơ bản
Cấu thành cơ bản của tội MBTPCMT được quy định tại khoản 1, Điều 251,
chỉ cần thực hiện các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (trường hợp phạm tội
khơng có các tình tiết là yếu tố định khung).
- Các dấu hiệu định khung tăng nặng
Định khung tăng nặng theo khối lượng và thể tích các chất ma túy:


12

Luan van


Khung hình phạt
Khoản 4

Khoản 2

Khoản 3

(tù từ 07 năm

(tù từ 15 năm

đến 15 năm)

đến 20 năm)

500 gam đến

01 kilôgam đến

05 kilôgam

dưới 01 kilôgam

dưới 05 kilôgam


trở lên

05 gam đến

30 gam đến

100 gam

dưới 30 gam

dưới 100 gam

trở lên

lá, rễ, thân, cành, hoa,

10 kilôgam đến

25 kilôgam đến

75 kilôgam

quả của cây cần sa

dưới 25 kilôgam

dưới 75 kilôgam

trở lên


Quả

50 kilôgam đến

200 kilôgam đến

600 kilôgam

thuốc phiện khô

dưới 200 kilôgam

dưới 600 kilôgam

trở lên

Quả

10 kilôgam đến

50 kilôgam đến

150 kilôgam

thuốc phiện tươi

dưới 50 kilôgam

dưới 150 kilôgam


trở lên

Các chất ma tuý khác

20 gam đến

100 gam đến

300 gam

ở thể rắn

dưới 100 gam

dưới 300 gam

trở lên

Các chất ma tuý khác

100 mililít đến

250 mililít đến

750 mililít

ở thể lỏng

dưới 250 mililít


dưới 750 mililít

trở lên

Chất ma túy

Nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa
hoặc cao côca

(tù 20 năm,
tù chung thân
hoặc tử hình)

Heroine, Cocaine,
Methamphetamine,
Amphetamine,
MDMA
hoặc XLR-11
Lá cây cơca;
lá khát (lá cây
Catha edulis);

hoặc bộ phận của
cây khác có chứa
chất ma túy

13


Luan van


Ngoài các chất ma túy đã được quy định ở các khoản khác nhau của điều luật
như nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, Heroine và Cocaine, Methamphetamine,
Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 thì cịn lại các chất ma túy ở thể rắn đều thuộc
trường hợp các chất ma túy khác ở thể rắn. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn
thế nào là chất ma túy khác ở thể rắn, vì vậy căn cứ vào quy định của BLHS chỉ quy
định hai loại thể lỏng và thể rắn, thế nên ngồi thể lỏng thì các chất ma túy cịn lại
đều được coi là thể rắn và thường gặp ở dạng bột, tinh thể, viên, bánh…
Ngoài các dấu hiệu định khung tăng nặng theo định lượng nêu trên thì trong
các khoản của điều luật còn quy định các dấu hiệu định khung tăng nặng khác. Các
dấu hiệu định khung tăng nặng khác được quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS
hiện hành, cụ thể đó là: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở
lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho người dưới 16 tuổi; qua
biên giới; có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất
đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm h đến điểm o khoản này; tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó cịn có các dấu hiệu định khung tăng nặng theo khoản 3, 4 Điều
251 BLHS năm 2015. Hiện nay việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy
quy định tại các điểm p khoản 2, h khoản 3, 4 của Điều 251 BLHS hiện hành được
quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 4, 5 của Nghị định 19/2018/NĐ-CP, ngày 02 tháng
02 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích
chất ma túy tại một số điều của BLHS năm 2015.
- Hình phạt
Điều 251 BLHS hiện hành quy định về tội MBTPCMT có 02 loại hình phạt,
đó là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
+ Hình phạt chính
Hình phạt chính tội MBTPCMT được chia làm 04 khung hình phạt:


14

Luan van


Khung hình phạt

Tội mua bán trái phép chất ma túy

Khoản 1

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Khoản 2

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Khoản 3

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Khoản 4

Phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Như vậy, có thể nhận biết mức hình phạt thấp nhất của tội MBTPCMT là
phạt 02 năm tù và mức hình phạt cao nhất là tử hình.
+ Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5, Điều 251, mức thấp nhất của

hình phạt bổ sung là 5.000.000 đồng và mức cao nhất là 500.000.000 đồng. Điều
luật chỉ quy định người phạm tội “cịn có thể” bị phạt tiền, bên cạnh đó mức cao
nhất và mức thấp nhất của hình phạt bổ sung có mức độ giãn cách lớn, điều này có
nghĩa là người phạm tội có bị phạt tiền hay khơng và mức phạt tiền cụ thể là bao
nhiêu thì tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể và do Tòa án quyết định.
1.2.2. Những điểm mới của tội mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Qua việc tập trung nghiên cứu, so sánh BLHS hiện hành tác giả nhận thấy
rằng các quy định về tội MBTPCMT trong BLHS 2015 có nhiều điểm mới, tiến bộ
hơn so với BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), cụ thể như sau:
BLHS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế, loại trừ những quy định
hoặc Điều luật khi nó khơng cịn phù hợp với thực tiễn, nhưng đồng thời cũng đã kế
thừa tương đối các quy định của BLHS năm 1999. So với tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS 1999,
tội MBTPCMT tại Điều 251 trong BLHS năm 2015 có những điểm mới như sau:
- Các dấu hiệu định khung tăng nặng đối với tội mua bán trái phép chất ma túy
+ Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa tình tiết “phạm tội nhiều lần” bằng
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”.
Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, chính

15

Luan van


vì vậy tại thời điểm nghiên cứu chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về việc
thi hành các điều luật. Nhưng xét về bản chất của tình tiết “phạm tội 2 lần trở lên”
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 và tình tiết “phạm tội nhiều
lần” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 đều có các đặc điểm
như sau: Người phạm tội ít nhất hai lần mua bán trái phép chất ma túy, tác động đến

cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau, tác động ở một thời điểm hoặc
ở nhiều thời điểm khác nhau (khi chưa bị phát hiện); nếu tách ra từng hành vi phạm
tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập; tất
cả các hành vi phạm tội này đều được quy định trong cùng điều luật, có thể cùng
một khoản, cũng có thể ở các khoản khác nhau; các hành vi phạm tội này chưa hết
thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật như: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, … và tất cả các hành vi đó cùng
được đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.
+ Bổ sung tình tiết mới “phạm tội đối với 02 người trở lên”.
Đây là tình tiết mới được bổ sung đối với tội MBTPCMT. Tại thời điểm tác
giả nghiên cứu, đã có Cơng văn số 5887/VKSTC-V14 ngày 05 tháng 12 năm 2019
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp một số khó khăn, vướng mắc
liên quan đến BLHS, BLTTHS 2015 và thi hành án hình sự, theo đó Cơng văn đã
hướng dẫn về tình tiết này cụ thể như sau:
Tình tiết “phạm tội đối với 02 người trở lên”, cần được hiểu là trong một lần
thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội đối với
02 người trở lên (có thể 02 người hay nhiều người cùng mua ma túy một lúc hay
mỗi người có thể giao dịch trước nhưng việc giao nhận ma túy tiến hành cùng một
thời gian, cùng thời điểm hoặc 02 hay nhiều người cùng góp tiền và trực tiếp đi mua
ma túy). Như vậy tình tiết mới này đã thể hiện được tính chặt chẽ, đáp ứng được
thực tiễn đặt ra trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội MBTPCMT, đồng
thời làm rõ và phân biệt với tình tiết định khung “phạm tội 02 lần trở lên”. Tác giả
nhận thấy đây là tình tiết được bổ sung kịp thời nhằm hạn chế tác hại của ma tý,
cũng như nhằm ngăn chặn sự lây lan ma túy trong cộng đồng [85, tr.5].

16

Luan van



+ Cụ thể hóa cụm từ “trẻ em” bằng “người dưới 16 tuổi” trong tình tiết “sử
dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em”.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung tình tiết tăng nặng mới này nhằm phù
hợp với điều kiện thực tế và những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
hoặc đã ký kết. Tình tiết này tại BLHS năm 1985 chỉ mới giới hạn ở “người chưa
thành niên” (điểm c, khoản 2, Điều 185đ), sang BLHS năm 1999 quy định thành
“sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em” điểm a, khoản 2,
Điều 194 và BLHS năm 2015 đã sửa đổi thành: “sử dụng người dưới 16 tuổi vào
việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”. Quá trình sửa đổi tình tiết
này thể hiện rõ ràng việc pháp luật ngày càng gắn liền với thực tiễn đời sống, chi
tiết hóa một cách chính xác nhất để dễ dàng áp dụng vào điều chỉnh xã hội.
+ Bổ sung thêm 03 loại chất ma túy mới “Methamphetamine, Amphetamine,
MDMA hoặc XLR-11” vào cùng nhóm với các chất ma túy Heroine, Cocaine;
+ Bổ sung thêm “rễ, thân, cành cây cần sa; lá khát (lá cây Catha edulis)
hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy” nằm trong các danh mục do Chính
phủ quy định vào nhóm lá, hoa, quả của cây cần sa, lá cây côca;
+ Sửa đổi cách viết tên các chất ma túy thống nhất với cách viết tên trong
danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành từ “hêrôin” thành “Heroin”, từ
“côcain” thành “Cocaine”;
+ Thay đổi đơn vị tính các chất ma túy từ “trọng lượng” thành “khối lượng”
(vì các vụ án ma túy từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định
bằng gam, kilơgam… đây chính là đơn vị tính khối lượng chứ khơng phải trọng
lượng), “tổng số lượng” thành “tổng khối lượng hoặc thể tích”. Bên cạnh đó bổ
sung thêm cụm từ “có thể tích” vào các chất ma túy khác ở thể lỏng.
1.2.3. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy
Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội MBTPCMT là một nội dung quan trọng. Để
nhận thức rõ dấu hiệu pháp lý hình sự của tội MBTPCMT, cần phải nghiên cứu làm
rõ bốn yếu tố: Khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan của tội phạm.
- Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy


17

Luan van


Khách thể của tội phạm là yếu tố cơ bản không thể tách rời của tội phạm.
“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại” [81, tr.100]. Khách thể loại của tội phạm là các nhóm quan hệ xã hội có
cùng tính chất và đặc điểm giống nhau được Luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm
phạm [68, tr.94].
Tội MBTPCMT quy định tại Điều 251 BLHS hiện hành có khách thể trực
tiếp là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy. Các chất ma túy này
hiện có 540 chất ma túy thuộc danh mục quản lý của Chính phủ, chia làm 4 nhóm
sau: Nhóm các chất ma túy an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine; Nhóm các
chất ma túy gây kích thích: Methamphetamine, Ketamine, Ecstacy, Amphetamine;
Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của cần sa thảo mộc,
nhựa tinh dầu cần sa lysergide (LSD); Nhóm các chất ma t có thuộc tính gây
nghiện: Các loại thuốc tân dược có thành phần là chất gây nghiện như thuốc giảm
đau, thuốc an thần, một số loại thuốc ho, thuốc cảm cúm, …
- Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như thời
gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn cảnh phạm tội… [55, tr.15].
Hành vi MBTPCMT được thể hiện qua một trong các hành vi được quy định
tại tiểu mục 3.3, Mục 3, Phần II của Thông tư 17. Đồng thời tác giả cũng nhất trí
với quan điểm của một số nhà chuyên tâm nghiên cứu và nhận thấy rằng các hành
vi khách quan của tội MBTPCMT có 03 nhóm hành vi cơ bản, đó là:

- Nhóm hành vi thứ nhất: Hành vi “bán” trái phép chất ma tuý (tại các điểm
a, b, c, e, g thuộc tiểu mục 3.3). Hành vi này có thể là mua được, xin được, nhặt
được, người khác gửi tặng hoặc chiếm đoạt được, cất giữ trái phép, vận chuyển trái
phép, chuyển dịch bất hợp pháp từ nơi này đến nơi khác, tất cả các hành vi trên đều

18

Luan van



×