Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ TRANG NHUNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2020

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ TRANG NHUNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 834 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN MINH TUẤN

HÀ NỘI, 2020


Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi, không sao
chép bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, nội dung được trình
bày trong luận văn là trung thực và chính xác. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn
được sử dụng đều có xuất xứ, nguồn gốc và tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Bùi Thị Trang Nhung

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ........................................................................................... 9
1.1. Chính sách trọng dụng người tài ................................................................. 9
1.2. Thực hiện chính sách trọng dụng người tài trong các tổ chức khoa học
và công nghệ ..................................................................................................... 21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách trọng dụng người tài
trong tổ chức khoa học và công nghệ ............................................................... 25
1.4. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách trọng dụng người tài ............. 28
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỌNG DỤNG
NGƯỜI TÀI TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ......... 31

2.1. Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ........................... 31
2.2. Thực trạng trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam...... 37
2.4. Đánh giá về tổ chức thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ....................................................... 61
Chương 3: TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỌNG DỤNG
NGƯỜI TÀI TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ......... 66
3.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 66
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ...................................................................... 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81

Luan van


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHCN

Khoa học công nghệ

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHXH

Khoa học xã hội

KHXH&NV


Khoa học xã hội và nhân văn

Nxb

Nhà xuất bản

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quy trình tổ chức thực hiện chính sách trọng dụng người tài ..................22
trong tổ chức khoa học và công nghệ........................................................................22
Bảng 2.1: Thống kê số viên chức KHCN Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.............35
Bảng 2.2: Thống kê số chuyên gia được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo
khoa học trong nước và quốc tế ................................................................................41
Bảng 2.3: Thống kê số viên chức KHCN trẻ được đào tạo, bồi dưỡng ....................46
giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................46

Bảng
Bảng 1.1

Tên bảng

Trang

Quy trình tổ chức thực hiện chính sách trọng dụng người tài

22


trong các tổ chức KH&CN
Bảng 2.1

Thống kê số viên chức KHCN Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam

35

Bảng 2.2

Thống kê số chuyên gia được hỗ trợ kinh phí tham gia hội
nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế

41

Bảng 2.3

Thống kê số viên chức KHCN trẻ được đào tạo, bồi dưỡng
giai đoạn 2015-2019

46

Bảng 2.4

Đánh giá thực trạng theo dõi, giám sát, đơn đốc việc thực
hiện chính sách trọng dụng người tài

58

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu

Tên biểu

Trang

Biểu 2.1

Cơ cấu theo giới tính viên chức KHCN Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam

35

Biểu 2.2

Cơ cấu theo độ tuổi của viên chức KHCN Viện Hàn lâm

36

Luan van


KHXH Việt Nam
Biểu 2.3

Cơ cấu theo trình độ viên chức KHCN Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam

37


Biểu 2.4

Đánh giá thực trạng tuyên truyền, phổ biến chính sách trọng
dụng người tài

53

Biểu 2.5

Nguyên nhân phân cơng và phối hợp thực hiện chính sách
trọng dụng người tài của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

56

chưa khoa học, hợp lý

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để
thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với xây
dựng, phát triển đội ngũ cán bộ hoạt động khoa học và cơng nghệ (KH&CN) nói
chung và trọng dụng người tài trong các tổ chức khoa học cơng nghệ (KHCN) nói
riêng. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định quan điểm: “Xây dựng và thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ
KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi trường thuận lợi,

điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích
xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và
phẩm chất của cán bộ quản lý KH&CN ở các ngành, các cấp. Có chính sách trọng
dụng đặc biệt đối với cán bộ KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN được giao chủ
trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ KH&CN trẻ tài năng” [3]. Để cụ thể
hóa đường lối của Đảng, quan điểm của Nhà nước, Luật Khoa học và công nghệ
2013 quy định việc ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài KHCN; Nghị định
số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt
động KH&CN; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày
06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động
KH&CN. Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ
KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi trường thuận lợi,
điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích
xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Thực hành dân chủ, tơn trọng và
phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện
của các nhà khoa học”[13]. Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số
27/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

1

Luan van


40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng
cá nhân hoạt động KH&CN và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của
Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở
nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.
Các chính sách trọng dụng người tài hoạt động KHCN được ban hành khá đầy đủ,
với nhiều nội dung mới đã tạo cơ sở pháp lý hiệu lực cao, đầy đủ, thống nhất và

đồng bộ cho việc phát triển đội ngũ nhà KH&CN của đất nước.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) là “cơ quan thuộc
Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội
(KHXH); cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định
đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền
vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn chính sách
phát triển; đào tạo sau đại học về KHXH; tham gia phát triển tiềm lực KHXH
của cả nước.” [8,9]. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm nay
quy tụ đội ngũ viên chức KHCN đông đảo, gần 2.000 người. Thời gian qua, Viện
Hàn lâm ln chú trọng thực hiện chính sách trọng dụng người tài và đạt được
nhiều kết quả: 1) tuyển dụng được đội ngũ viên chức KHCN đạt chuẩn, đáp ứng
u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; 2) bố trí, sử dụng, điều động,
ln chuyển, biệt phái viên chức KHCN đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với
năng lực, sở trường; 3) quy hoạch phát triển đội ngũ viên chức KHCN hướng đến
việc quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức có chun mơn giỏi, các
chun gia đầu ngành, chun mơn hóa ở các lĩnh vừc; 4) bổ nhiệm chức danh khoa
học, chức danh cơng nghệ dựa trên các thành tích đạt được và đóng góp KHCN.
Tuy nhiên việc thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm chủ yếu
tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức KHCN hiện có.
Rất nhiều nội dung của chính sách trọng dụng người tài như mơi trường làm việc,
chính sách tiền lương, cơ hội thăng tiến… chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc
nhiều viên chức KHCN có tài năng chuyển đổi việc làm sang cơ quan khác. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống về thực trạng thực hiện

2

Luan van


chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm thời gian qua để từ đó đề xuất

những giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách cho Viện Hàn lâm trong
thời gian tới là rất cần thiết. Là viên chức công tác tại Ban Tổ chức cán bộ của Viện
Hàn lâm, tơi chọn đề tài “Thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về thực hiện chính sách trọng dụng người tài trong các tổ chức
khoa học công nghệ theo tìm hiểu của tác giả hiện nay chưa có cơng trình nghiên
nào nghiên cứu trực tiếp, chỉ có một số ít cơng trình nghiên cứu đến một số vấn đề
liên quan. Tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Tài liệu dạng sách có:
Nguyễn Đắc Hưng (2017), Trọng dụng nhân tài quốc gia phát triển, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Tài liệu hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát
triển nhân tài, ảnh hưởng của văn hóa tới nhân cách của con người Việt Nam; kinh
nghiệm của Việt Nam và một số nước về phát triển nhân tài; tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển nhân tài.[23]
Đức Vượng (2014), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách dành 3 chương VII, VIII và IX viết về
việc Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ, trọng dụng nhân tài phục vụ cuộc vận động giải
phóng dân tộc, công cuộc kháng chiến, kiến quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. [49]
Tài liệu dạng luận án, luận văn có:
Thân Thị Hạnh (2018), “Tư tưởng trọng dụng nhân tài thời Lê Sơ (14281527)”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện KHXH, Hà Nội. Luận án tìm hiểu tiền
đề kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và tiền đề tư tưởng của tư tưởng trọng dụng
nhân tài thời Lê Sơ. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng trọng dụng nhân
tài thời Lê Sơ. Phân tích giá trị, hạn chế của tư tưởng trọng dụng nhân tài thời Lê
Sơ, từ đó rút ra bài học lịch sử của tư tưởng này với Việt Nam hiện nay. [16]

3

Luan van



Bùi Đức Quyết (2016), “Chính sách thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực
chất lượng cao từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng, Học
viện KHXH, Hà Nội. [33]
Tài liệu dạng bài tạp chí có:
Đặng Nguyên Anh (2018), “Khảo sát ý kiến cán bộ Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam về việc trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí Nghiên cứu
Con người, số 1, tr.3-18. Dựa trên số liệu thu thập được, bài viết phân tích các chiều
cạnh khác nhau của nguồn nhân lực chất lượng cao: nhận thức về khái niệm nguồn
nhân lực chất lượng cao; đánh giá cán bộ tại các cơ quan nhà nước hiện nay; ý kiến
về phát hiện, thu hút, tuyển chọn, trọng dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và các
chính sách liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao. [1]
Thân Minh Quế (2016), “Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của Singapore”,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, tr. 111-115. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm của
Singapore về vấn đề sử dụng nhân tài, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam về đổi mới
cơng tác cán bộ hiện nay. [28]
Dỗn Thị Chín (2016), “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về trọng
dụng nhân tài vào sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4, tr.
30-35. Bài viết luận giải những tư tưởng của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài
trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp thu
hút, bồi dưỡng và phát triển nhân tài. [6]
Dương Quỳnh Hoa (2016), “Chính sách sử dụng nguồn nhân lực KH&CN ở
một số nước Đông Nam Á và những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn
độ và Châu Á, số 8, tr. 63-70. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân
lực KH&CN ở Singapore, Thái Lan; khái quát chính sách phát triển cũng như sử
dụng nguồn nhân lực KHCN ở Việt Nam hiện nay. Bài viết đưa ra một số khuyến
nghị chính sách về chế định sử dụng, trọng dụng nhân tài phải được cụ thể hóa ở 5
nội dung: quy định về tạo lập môi trường khoa học, quy định về sử dụng nhân tài,


4

Luan van


quy định về cơ chế đãi ngộ tinh thần, quy định chính sách đãi ngộ về vật chất, quy
định cơ chế bảo vệ nhân tài. [19]
Phạm Mạnh Hùng (2015), “Thu hút nhân tài phát triển KH&CN: kinh
nghiệm Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới,
số 1, tr.30-42. Bài viết phân tích và đánh gía các chính sách thu hút nhân tài Hàn
kiều để phát triển KH&CN của Hàn Quốc từ năm 1962-1997, rút ra một số bài học
kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam. [22]
Nguyễn Văn Trung (2013), “Trọng dụng nhân tài trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 204, tr. 72-73. Bài viết phân tích một
số vấn đề trong trọng dụng nhân tài ở nước ta hiện nay và đưa ra 5 giải pháp tăng
cường trọng dụng nhân tài gồm: 1) xây dựng cơ chế, hoạch định hệ thống chính
sách và luật pháp; 2) đổi mới quản lý, tăng cường đầu tư của Nhà nước và xã hội; 3)
thực hiện định danh và phân loại nhân tài; 4) khắc phục chế độ tiền lương; 5) mở
rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, trọng dụng nhân tài. [38]
Dễ nhận thấy, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề lý
luận và thực tiễn về trọng dụng nhân tài. Các cơng trình đã phân tích tư tưởng trọng
dụng nhân tài; nội dung chính sách, quyết sách trọng dụng nhân tài của một số địa
phương; kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của một số nước châu Á, hàm ý cho Việt
Nam; giải pháp tăng cường trọng dụng nhân tài. Đây là những nội dung mà luận
văn có thể chọn lọc kế thừa để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Mặc dù các cơng
trình đã đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến trọng dụng nhân tài, nhưng chưa
có một cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp đến thực hiện chính sách trọng dụng
người tài tại Viện hàn lâm KHXH Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách

trọng dụng người tài trong tổ chức khoa học và công nghệ, luận văn tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn

5

Luan van


lâm KHXH Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách
trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn làm rõ các nội dung:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách trọng dụng người
tài trong tổ chức KH&CN
+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam các năm 2015–2019; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trọng dụng người
tài tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tới năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu các khâu trong quy trình tổ chức thực
hiện chính sách trọng dụng người tài
+ Không gian nghiên cứu: nghiên cứu trong phạm vi không gian Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu được triển khai trong các năm
2015-2019 và đề xuất các giải pháp tới năm 2030.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp: thống kê;
phân tích và tổng hợp; so sánh.
- Phương pháp thống kê:

6

Luan van


+ Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra thông
tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng bảng hỏi đối với những viên
chức KHCN đang làm việc tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về quá trình tổ chức,
ưu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách trọng dụng người tài của Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam.
+ Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại
bàn với các số liệu, thông tin về thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam được cung cấp.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích
những dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp để đưa ra những số liệu có thể sử dụng
được từ trong quá trình so sánh đánh giá.
- Phương pháp so sánh: từ dữ liệu phân tích và tổng hợp được ở trên, tác giả
so sánh lý thuyết với thực trạng thực hiện chính sách trọng dụng người tài, đánh giá
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường thực
hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ các nội hàm chính sách trọng dụng người
tài, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn việc

thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai
đoạn 2015-2019. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế, luận văn đề xuất
các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện Hàn
lâm trong thời gian tới năm 2030.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện chính sách trọng dụng
người tài trong các tổ chức khoa học và công nghệ

7

Luan van


Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam
Chương 3: Tăng cường thực hiện chính sách trọng dụng người tài tại Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam

8

Luan van


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ
1.1. Chính sách trọng dụng người tài
1.1.1. Khái niệm

Chính sách trọng dụng người tài do Nhà nước ban hành. Đến nay theo tìm
hiểu của tác giả chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm cụ thể về
chính sách trọng dụng người tài. Để đưa ra được khái niệm chính xác về chính sách
trọng dụng người tài, cần thống nhất cách hiểu chung về chính sách cơng, chính
sách trọng dụng, người tài.
Khái niệm chính sách
Theo từ điển tiếng Việt:“Chính sách được hiểu là sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế đề ra” [27, tr. 56]
Theo các nhà xã hội học, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các
giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề để thực hiện những mục tiêu nhất định. [12, tr. 37]
Theo Nguyễn Minh Thuyết: “Chính sách là đường lối cụ thể của một chính
đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế
hoạch thực hiện đường lối ấy. Cấu trúc của chính sách bao gồm: đường lối cụ thể,
biện pháp, kế hoạch thực hiện. Chủ thể ban hành chính sách là: chính đảng, cơ
quan quản lý nhà nước, đơn vị, cơng ty…” [36, tr.23]
Theo Vũ Cao Đàm: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa,
mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt

9

Luan van


động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội”. [12, tr.42]
Chính sách cơng do Nhà nước ban hành, là sự cụ thể hóa đường lối chủ
trương, chiến lược, định hướng và là công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Chính sách cơng được thể chế hóa

các văn bản quy phạm pháp luật như luật, nghị định, thông tư, quyết định, nghị
quyết, chỉ thị nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi hành.
Khái niệm người tài
Theo Từ điển tiếng Việt: “Người tài là người có tài năng và đạo đức, có một
sở trường nào đó” [27, tr.67].
Theo Đức Vượng: “Nhân tài phải là những người có tài năng xuất sắc, có
những cống hiến về lý luận kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài lãnh đạo, quản lý nổi trội
hơn những người bình thường” [48, tr.23]
Theo Trần Văn Ngợi: “Người có tài là người có trình độ, năng lực vượt trội,
có thành tích đặc biệt xuất sắc và có ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển chung
của xã hội” [26, tr.5].
Như vậy nói đến người tài là nói đến người có phẩm chất, trình độ, năng lực,
tri thức vượt trội về một ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó… có nhiều đóng góp cho sự
phát triển của xã hội.
Khái niệm trọng dụng người tài
Theo Từ điển tiếng Việt: “Trọng dụng là tin cậy và giao cho những công
việc, chức vụ quan trọng, xứng đáng.”[27, tr. 124]. Trọng dụng thực chất là sử dụng
và đãi ngộ. Sử dụng đúng người, đúng tài năng, năng lực, sở trường. Đãi ngộ tương
xứng với năng lực, cống hiến, đóng góp.
Trọng dụng người tài có thể hiểu là sự tin cậy, tơn trọng và giao phó cho
người có tài năng xuất sắc, có những thành tích xuất sắc, cống hiến về một lĩnh vực
nào đó và có ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển chung của xã hội những công
việc, chức vụ quan trọng, xứng đáng, phù hợp với năng lực, sở trường, đồng thời

10

Luan van


tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đãi ngộ xứng

đáng với cơng trạng và sự đóng góp của họ đối với ngành, lĩnh vực hoặc xã hội.
Khái niệm chính sách trọng dụng người tài
Hiện nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu nào đưa ra khái niệm
cụ thể về chính sách trọng dụng người tài. Căn cứ vào các khái niệm chính sách,
người tài, trọng dụng người tài đã tổng hợp ở trên, có thể đưa ra khái niệm chính
sách trọng dụng người tài như sau:
Chính sách trọng dụng người tài là cơ chế của Nhà nước có tính ưu tiên trong
sử dụng, đãi ngộ và tơn vinh người có tài năng xuất sắc, có những thành tích xuất
sắc, cống hiến về một lĩnh vực nào đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy năng
lực, sở trường và cống hiến của họ cho sự phát triển của xã hội và của đất nước.
1.1.2. Người tài hoạt động khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và
công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2003: “Tổ chức khoa học và công nghệ là
tổ chức có chức năng chủ yếu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát
triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng
ký hoạt động theo quy định của pháp luật.” [31, tr.1]
“Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ”[31, tr.1]
“Hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển
khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN,
phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN”. [31, tr.1]
Cùng với khái niệm người tài đã trình bày ở trên, có thể hiểu người tài hoạt
động KHCN trong các tổ chức KH&CN là những người có phẩm chất, trình độ,
năng lực, tri thức vượt trội trong thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo nhằm phát triển KH&CN.

11

Luan van



Hiện nay, khơng có một hệ thống yếu tố xác định rõ ràng người tài hoạt động
KHCN trong các tổ chức KH&CN. Căn cứ vào các văn bản, chính sách của Nhà
nước về phát triển KH&CN có thể thấy người tài hoạt động KHCN được nhóm
thành 3 nhóm: 1) các cán bộ KH&CN đầu ngành; 2) các cán bộ KH&CN được giao
chủ trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia và 3) các cán bộ KH&CN trẻ tài năng.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách
trọng dụng người tài đối với 3 nhóm trên tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
1.1.3. Các văn bản, chính sách trọng dụng người tài hoạt động khoa học công
nghệ ở Việt Nam hiện nay
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thể chế hóa, cụ thể hóa
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với xây dựng, phát triển
KH&CN ở Việt Nam nói chung và trọng dụng người tài hoạt động KHCN nói
riêng. Chính sách trọng dụng người tài hoạt động KHCN, về cơ bản vẫn được đặt
trong khung thể chế chung về quản lý công chức và viên chức, phát triển KH&CN,
tuy nhiên có nhiều nội dung mới. Chính sách trọng dụng người tài hoạt động KHCH
được quy định trong văn bản luật, nghị định, thông tư, quyết định cụ thể như sau:
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ VI Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nghị quốc tế, đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng và thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tơn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là
các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi trường thuận lợi, điều kiện vật
chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với
giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của
cán bộ quản lý KH&CN ở các ngành, các cấp”. “Có chính sách trọng dụng đặc
biệt đối với cán bộ KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN được giao chủ trì nhiệm vụ
quan trọng của quốc gia, cán bộ KH&CN trẻ tài năng.” [3]


12

Luan van


Luật Khoa học và công nghệ 2013, Khoản 3, Điều 6 có quy định Nhà nước
“áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng
có hiệu quả nhân lực KH&CN” [31, Điều 6, Khoản 3].
Điều 23 quy định về việc ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài
KH&CN như sau:
Một là, người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức
danh công nghệ được hưởng ưu đãi: 1) Được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức
lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học và
công nghệ công lập; 2) Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 64 của
Luật này; 3) Được trang bị phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn
mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ KH&CN được giao; 4) Được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp
xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
KH&CN do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy
định về nghiên cứu khoa học.
Hai là, nhà khoa học đầu ngành còn được hưởng thêm những ưu đãi: 1)
Được ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quan trọng; 2) Được thành
lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chun mơn của mình và được cấp
hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm này; 3) Được trực tiếp đề xuất, tham
gia xây dựng, đánh giá và phản biện chính sách của ngành, lĩnh vực, quốc gia về
phát triển KH&CN; 4) Được ưu tiên giao nhiệm vụ phản biện độc lập đối với nhiệm
vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh; 5) Được hưởng mức phụ cấp ưu đãi
đặc biệt theo quy định của Chính phủ; 6) Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội
thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Ba là, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc

biệt quan trọng được hưởng thêm các ưu đãi: 1) Hưởng mức lương và phụ cấp ưu
đãi đặc biệt theo thỏa thuận với cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ; được bố trí nhà ở
cơng vụ, phương tiện đi lại công vụ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao;

13

Luan van


2) Đề xuất việc điều động nhân lực KH&CN, kinh phí thực hiện nhiệm vụ và nguồn
lực vật chất, tài chính bảo đảm thực hiện nhiệm vụ; 3) Thuê, thỏa thuận chi phí th
chun gia trong nước và nước ngồi; tự quyết định việc mua sáng chế, thiết kế, tài
liệu kỹ thuật, bí quyết cơng nghệ phục vụ cho nhiệm vụ trong phạm vi dự tốn kinh
phí được giao; 4) Tự quyết định và được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo
khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chun mơn; 5) Tồn quyền quyết
định việc tổ chức nhiệm vụ được giao
Bốn là, nhà khoa học trẻ tài năng được hưởng thêm các ưu đãi: 1) Ưu tiên xét
cấp học bổng để nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước; 2) Được thành lập nhóm
nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chun mơn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ
kinh phí cho hoạt động của nhóm này; 3) Được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ
KH&CN tiềm năng và được ưu tiên chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN
khác; 4) Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế
thuộc lĩnh vực chuyên môn. [31, Điều 23]
Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 Quy định việc sử dụng, trọng
dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Nghị định quy định các chức danh và quy trình
thủ tục xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ; việc
đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không
qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác; nâng lương vượt bậc đối với cá
nhân có thành tích trong hoạt động KH&CN; được tạo các điều kiện làm việc thuận
lợi; kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu; ưu đãi cá nhân hoạt động

KH&CN có chức danh giáo sư, phó giáo sư. Việc ưu đãi, trọng dụng nhân lực, nhân
tài hoạt động KHCN được đặc biệt chú trọng đến các nhóm đối tượng đặc thù là nhà
khoa học đầu ngành; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc
gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng.
Điều 18 quy định chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành.
Nhà khoa học đầu ngành là cá nhân hoạt động KH&CN, được xem xét, công nhận
khi đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn: vị trí chun mơn; trình độ đào tạo từ tiến sĩ
trở lên; có thành tích khoa học; là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học đăng

14

Luan van


trên tạp chí khoa học chun ngành quốc tế có uy tín, hoặc chủ biên 01 sách chuyên
khảo, hoặc là tác giả của 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng,
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; chủ trì thực hiện thành cơng ít nhất 02 nhiệm vụ
KH&CN cấp quốc gia hoặc nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; sử dụng thành thạo ít nhất
01 ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh; và
phải có uy tín trong cộng đồng KH&CN. Nhà khoa học đầu ngành được:
- Cấp kinh phí hàng năm theo đề xuất từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN
của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các hoạt động của nhóm nghiên cứu
xuất sắc thuộc lĩnh vực chun mơn.
- Hỗ trợ kinh phí sử dụng phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các
phịng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân
sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự tốn trong kinh phí thực
hiện nhiệm vụ.
- Hỗ trợ kinh phí để cơng bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc
tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây
trồng; xuất bản cơng trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn.

- Hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và
ngoài nước; số lần tham dự hội thảo khoa học ở nước ngồi khơng q 02 lần/năm,
trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, quyết định.
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt
Nam.
- Hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng.
- Hưởng các chính sách khác theo quy định của pháp luật. [10, Điều 18].
Điều 21 quy định chính sách trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì
nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng. Đáng lưu ý, chính sách trọng
dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan
trọng tập trung theo hướng tạo điều kiện cho nhà khoa học được chủ động sử dụng
kinh phí được giao theo phương thức khốn chi theo quy định, các vướng mắc như

15

Luan van


trả lương, thuê đất, mua sắm trang thiết bị, thuê hoặc mơi chun gia trong và ngồi
nước… đều có cơ chế chủ động. Cụ thể, trong thời gian được giao chủ trì nhiệm vụ
KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học được hưởng các ưu đãi:
Một là, được chủ động sử dụng kinh phí được giao theo phương thức khoán
chi theo quy định để thực hiện nhiệm vụ với các nội dung: 1) Tiến hành các hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử
nghiệm và các hoạt động khác có liên quan; 2) Trả tiền lương, tiền cơng theo thỏa
thuận cho các nhà khoa học trực tiếp tham gia và nhân lực gián tiếp tham gia thực
hiện nhiệm vụ; 3) Mua tài liệu khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế, tài
liệu kỹ thuật, bí quyết cơng nghệ liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ; 4) Công bố và
đăng ký kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; 5) Tham dự hội thảo khoa
học quốc tế ở nước ngoài hoặc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam có

liên quan; 6) Thuê đất và cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ; 7) Mua sắm trang thiết
bị, vật tư khoa học phục vụ nhiệm vụ trong trường hợp đặc biệt; 8) Các hoạt động
khác để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. [10, Điều 21]
Hai là, được chủ động bố trí, sử dụng nhân lực thực hiện nhiệm vụ được
giao: 1) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều động nhân lực KH&CN, huy động các
tổ chức KH&CN tham gia thực hiện nhiệm vụ; 2) Thuê hoặc mời chuyên gia trong
nước và nước ngoài tư vấn hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, được hưởng mức lương tương đương chuyên gia cao cấp bậc 3 và
hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương trước thời điểm được giao chủ trì
nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt.
Bốn là, được sử dụng miễn phí các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và
các phịng thí nghiệm khác để thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, được tiếp cận thông tin, tư liệu từ các thư viện điện tử, thư viện kỹ
thuật quan trọng.
Sáu là, được bố trí phương tiện đi lại, nhà ở cơng vụ
Bảy là, được hưởng các chính sách khác theo quy định của pháp luật.

16

Luan van


Điều 24 quy định chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng. Nghị định
quy định các nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động KH&CN dưới 35 tuổi,
có trình độ tiến sĩ trở lên và phải đạt một trong các tiêu chuẩn: chủ trì cơng trình đạt
giải thưởng uy tín về KH&CN trong nước hoặc quốc tế; là tác giả chính ít nhất 5 bài
báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín; hoặc chủ biên
ít nhất 3 sách chuyên khảo; hoặc là tác giả của ít nhất 2 sáng chế được cấp văn bằng
bảo hộ trong đó có ít nhất 1 sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội. Ngồi các chính sách ưu đãi chung theo quy định, các nhà khoa học trẻ tài năng

được hưởng các chế độ:
Một là, được xét tuyển dụng đặc cách không qua thi vào làm việc trong tổ
chức KH&CN công lập và được hưởng hệ số lương 5,08 (tương đương bậc 3/8
ngạch chuyên viên chính).
Hai là, được ưu tiên cử tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ
chuyên ngành KH&CN tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu ở trong nước và
nước ngoài; được ưu tiên cử đi thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức
KH&CN ở nước ngồi; được ưu tiên giao trực tiếp chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN
tiềm năng thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Ba là, được tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN xem xét giao quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
được tạo ra bằng ngân sách nhà nước để thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh
nghiệp KH&CN.
Bốn là, được xem xét hỗ trợ kinh phí sử dụng các phịng thí nghiệm trọng
điểm quốc gia và các phịng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động KH&CN,
trừ trường hợp kinh phí này đã được dự tốn trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, được hỗ trợ kinh phí cơng bố kết quả KH&CN, đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng ở trong nước và nước
ngồi, trừ trường hợp kinh phí đã được dự tốn trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

17

Luan van


Sáu là, được hưởng các chính sách khác theo quy định của pháp luật. [10,
Điều 24].
Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử
dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP

ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là
người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động
KH&CN tại Việt Nam.
Nghị định sửa đổi và bổ sung chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu
ngành: “Được cấp kinh phí để triển khai nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt theo
Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn
nhà khoa học đầu ngành do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập thông qua theo tiến độ
hằng năm để thực hiện Đề án”. “Được vinh danh, xem xét trao tặng các danh hiệu,
giải thưởng về KH&CN đối với các kết quả hoạt động KH&CN xuất sắc theo quy
định của pháp luật liên quan.” [11]
Nghị định sửa đổi, bổ sung chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng:
“Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong
nước và nước ngoài tối đa 1 lần trong 1 năm; hỗ trợ kinh phí cơng bố kết quả
KH&CN, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng
ở trong nước và nước ngồi, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự tốn trong
kinh phí thực hiện nhiệm vụ.” [11]
Thơng



liên

tịch

số

21/2015/TTLT-BKHCN-BVN-BTC

ngày


06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động
KH&CN. Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách trọng dụng đối với nhà khoa
học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc
biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng.
Điều 23 quy định nhà khoa học đầu ngành được hưởng các ưu đãi:

18

Luan van


×