Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (pahs) trong không khí tại hà nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị gc ms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Vui

PHÂN TÍCH NỒNG ĐỘ HYDROCARBON ĐA VỊNG THƠM
(PAHs) TRONG KHƠNG KHÍ TẠI HÀ NỘI THEO ĐỘ CAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG,
SỬ DỤNG THIẾT BỊ GC-MS

LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC

Hà Nội - 2021

Luan van


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Vui



PHÂN TÍCH NỒNG ĐỘ HYDROCARBON ĐA VỊNG THƠM
(PAHs) TRONG KHƠNG KHÍ TẠI HÀ NỘI THEO ĐỘ CAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG,
SỬ DỤNG THIẾT BỊ GC-MS

Chuyên ngành : Hóa Phân tích
Mã số

: 8440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ HĨA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn: TS. Phan Quang Thăng

Hà Nội - 2021

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của tơi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tơi tự tìm hiểu
và nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và
khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ
một nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
nếu sai tơi hồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, 11/2021

Tác giả

Vũ Thị Vui

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Công nghệ môi trường, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên
và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Quang Thăng và các cán
bộ thuộc Phịng Phân tích chất lượng môi trường/Viện Công nghệ môi
trường/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tạo điều kiện, hướng
dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia
(Nafosted) đã tài trợ cho nghiên cứu này (mã số đề tài 104.04-2020.20).
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo cùng các thầy,
cô giáo trong Học viện Khoa học và Công nghệ đã đào tạo và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian qua để hoàn thiện luận
văn này.

Hà Nội, 11/2021
Tác giả


Vũ Thị Vui

Luan van


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học

GC/MS

Sắc ký khí – quang khối
phổ

Gas chromatography – Mass
spectrometry

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

High Performance Liquid
Chromatography


HSTH

Hiếu suất thu hồi

IUPAC

Liên minh Quốc tế về Hóa
học cơ bản và Hóa học ứng
dụng

IARC

Tổ chức Quốc tế về Nghiên
cứu Ung thư

LLE

Phương pháp chiết lỏng
lỏng

Liquid – Liquid extraction

SPE

Phương pháp chiết pha
rắn

Solid - Phase Extraction

PAHs


Hydrocarbon đa vòng
thơm

Polycyclic Aromatic Hydrocarbons

PBDEs

Polybrom Diphenyl Ete

Polybrominated diphenyl ethers

PCA

Phương pháp phân tích
thành phần chính

Principal components analysis

PUF

Bọt Polyurethan

Polyurethane foam

PCBs

Hợp chất hữu cơ đa vịng
thơm có chứa Clo


Polychlorinated biphenyls

POPs

Hợp chất hữu cơ khó phân
hủy

Persistant Organic Pollutants

International Union of Pure and
Applied Chemistry

Luan van


iv

Chữ
viết tắt

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học

QA

Đảm bảo chất lượng

Quality Assurance


QC

Kiểm soát chất lượng

Quality Control

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

National Technical Reguilation

R%

Độ thu hồi

Recovery

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

Relative standard deviation

SD

Độ lệch chuẩn

Standard Deviation


TLC

Sắc ký lớp mỏng

Thin layer chromatography

TEF

Hệ số độc tương đương

Equivalent toxicity factor

ECR

Nguy cơ ung thư vượt mức

Excessive cancer risk

Luan van


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của một số PAHs điển hình .............................. 4
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị GC/MS................................................... 21
Hình 2.1. Hệ thu mẫu thụ động tại tịa nhà Pride - Hà Đơng (a) cùng đĩa PUF
trước và sau 1 tháng treo mẫu (b) ................................................................... 31
Hình 2.2. Chương trình nhiệt độ lị cột q trình chạy mẫu ........................... 32
Hình 3.1. Hệ số thu mẫu cho từng cấu tử PAHs ............................................. 37

Hình 3.2. Hiệu suất thu hồi của dung mơi tách chiết ...................................... 38
Hình 3.3. Hiệu suất thu hồi mẫu sau khi làm sạch .......................................... 40
Hình 3.4. Thành phần % theo nồng độ từng PAH trong khơng khí ............... 41
Hình 3.5. Nồng độ PAHs theo nhóm nhân vịng thơm ................................... 42
Hình 3.6. Nồng độ PAHs trong khơng khí theo độ......................................... 43
Hình 3.7. Thành phần các chất PAHs (ng/m3) trong mẫu khơng khí ............. 44
Hình 3.8. Tỷ lệ đồng phân BaA/(BaA + Chr) và Flt/(Flt + Pyr) khu vực
nghiên cứu với các ngưỡng tương ứng nguồn gốc phát thải ........................... 45
Hình 3.9. Kết quả phân tích thành phần chính PCA ....................................... 46
Hình 3.10. Nồng độ BaPeq phân bố theo tầng ................................................. 48
Hình 3.11. Chỉ số nguy cơ ung thư vượt mức (ECR) phân bố theo tầng ....... 48

Luan van


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số tính chất vật lý của PAHs điển hình ................................... 6
Bảng 1.2. Khả năng gây ung thư, đột biến gen và hệ số độc tương đương của
một số PAHs.................................................................................................... 25
Bảng 2.1. Thông số chất chuẩn gốc ................................................................ 28
Bảng 2.2. Thông tin về chất chuẩn đồng hành Z-014J ................................... 30
Bảng 3.1. Các thơng số hóa lý của PAHs cho tính tốn hệ số thu mẫu .......... 35

Luan van


vii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HYDROCACBON ĐA VÒNG THƠM ......................3
1.1.1. Tổng quan về PAHs ..................................................................................3
1.1.2. Tính chất hóa lý của PAHs .......................................................................4
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs trong mơi trường .........................................8
1.1.4. Độc tính và ảnh hưởng của PAHs đến môi trường sống ........................11
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PAHs TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ..................12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ...........................................................12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................15
1.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG VÀ HỆ SỐ LẤY MẪU ...............16
1.3.1. Phương pháp lấy mẫu khơng khí thụ động .............................................16
1.3.2. Hệ số lấy mẫu ..........................................................................................18
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PAHs TRONG MƠI TRƯỜNG KHƠNG
KHÍ ............................................................................................................................18
1.4.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ..........................................................................18
1.4.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .........................................................19
1.4.3. Sắc ký khí - khối phổ (GC/MS) ..............................................................20
1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUỒN PHÁT THẢI PAHs ...........................21
1.5.1. Dựa vào phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) .....................22
1.5.2. Phương pháp tỉ lệ đồng phân PAHs ........................................................22
1.6. RỦI RO CỦA CHẤT GÂY Ô NHIỄM TỚI CON NGƯỜI ..............................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................27
2.2. THÔNG TIN VỊ TRÍ LẤY MẪU ......................................................................27
2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ...........................................................27

Luan van



viii
2.3.1. Thiết bị và dụng cụ..................................................................................27
2.3.2. Hóa chất ..................................................................................................28
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................30
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu..............................................................................30
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu ......................................................31
2.4.3. Phương pháp kiểm sốt (QA/QC) ...........................................................32
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................35
3.1. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU,
PHÂN TÍCH MẪU ...................................................................................................35
3.1.1. Tính toán hệ số thu mẫu ..........................................................................35
3.1.2. Ảnh hưởng của dung mơi tách chiết mẫu ...............................................37
3.1.3. Khảo sát q trình làm sạch ....................................................................39
3.2. NỒNG ĐỘ PAHs TRONG KHƠNG KHÍ ........................................................40
3.2.1. Nồng độ PAHs trong khơng khí ..............................................................40
3.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm PAHs trong không khí theo độ cao ..............42
3.3. BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH NGUỒN PHÁT THẢI PAHs ..................................44
3.3.1. Dựa vào tỷ lệ của các PAH .....................................................................44
3.3.2. Phân tích thành phần chính (PCA) ..........................................................46
3.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHI TÁC ĐỘNG TỚI CON
NGƯỜI ......................................................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC .................................................................................................................56

Luan van


1

MỞ ĐẦU

Các hydrocacbon đa vòng thơm (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons PAHs) là một nhóm hợp chất có chứa 2 hoặc nhiều vịng benzen, chúng có độc
tính và khả năng tích lũy sinh học cao, có mặt khắp nơi trong mơi trường (đất,
nước, sinh vật, các lớp trầm tích và đặc biệt trong khơng khí). Phơi nhiễm PAHs
cịn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều hệ cơ quan và các chức
năng miễn dịch, thần kinh, sinh sản và phát triển ở sinh vật [1]. Phần lớn PAHs
được hình thành và phát sinh trong các quá trình đốt cháy khơng hồn tồn, một
phần khác tồn tại trong các sản phẩm dầu mỏ và phát thải vào môi trường thông
qua sự cố tràn dầu. Bên cạnh đó, PAHs cũng có thể được hình thành một cách
tự nhiên qua các hoạt động của sinh vật (ví dụ như perylene). PAHs cịn và
được tổng hợp để sử dụng làm thành phần trong quá trình sản xuất thuốc trừ
sâu, sắc tố, chất nhuộm, nhựa và dược phẩm [2, 3]. Cơ quan bảo vệ mơi trường
Mỹ (USEPA) đã xếp PAHs vào nhóm những chất ơ nhiễm điển hình và tiến
hành kiểm sốt sự có mặt của PAHs trong các hệ sinh thái dưới nước cũng như
trên cạn. Phân tích đánh giá hàm lượng, thành phần PAHs trong khơng khí ở
nước ta vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là trong pha khí, các nghiên cứu PAHs
trong khơng khí chủ yếu được nghiên cứu bằng cách lấy mẫu trực tiếp ở tầm
thấp với thời gian ngắn, lượng mẫu lấy ít do thiết bị lấy mẫu cịn hạn chế.
Những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa nhanh tạo ra nhiều khơng gian
sống và cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó làm cho chất lượng sống và mơi trường
khơng khí càng giảm đi. Mật độ dân cư và phương tiện giao thông tập trung
trong một không gian hẹp làm cho vấn đề ơ nhiễm khơng khí tại các đô thị ngày
càng được quan tâm ở Việt Nam và trên thế giới. Việc xác định nồng độ PAHs
trong khơng khí phân bố theo cao độ tại các đô thị như thành phố lớn như Hà
Nội chưa được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên, đề tài: ‘‘Phân tích nồng độ hydrocacbon
đa vịng thơm (PAHs) trong khơng khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương
pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS’’ đã được lựa chọn với nội dung
nghiên cứu chính như sau:

- Khảo sát các điều kiện tách chiết, làm sạch, điều kiện phân tích trên
thiết bị GC-MS tối ưu để phân tích PAHs trong mẫu khơng khí.

Luan van


2

- Tính tốn được hệ số thu mẫu cho từng chất PAHs trong điều kiện khí
tượng của Việt Nam.
- Phân tích đánh giá sự phân bố nồng độ PAHs theo độ cao tại khu vực
tòa nhà The Pride - Hà Đông.
- Bước đầu xác định được nguồn gốc phát thải các PAHs.

Luan van


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HYDROCACBON ĐA VÒNG THƠM
1.1.1. Tổng quan về PAHs
PAHs là những hợp chất hữu cơ ngày càng được quan tâm bởi các nhà
khoa học và nhà quản lý vì những mối nguy cơ gây độc cho con người và hệ
sinh thái. Phần lớn chúng được sinh ra do các hoạt động của người, nên nếu
khơng có nhận thức đúng đắn và giảm thiểu sự phát thải thì con người phải đối
mặt với nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt là tại
các đô thị lớn. Chúng rất phổ biến trong các thành phần môi trường, bền và có
cấu trúc đa dạng. PAHs có khả năng tích lũy sinh học nên đi vào các chuỗi thức
ăn, có thể xâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua đường ăn uống và

hít thở.
PAHs là những hydrocacbon đa vòng thơm được cấu tạo từ 2 hay nhiều
nhân benzen nối trực tiếp với nhau, trong phân tử chứa nguyên tố cacbon và
hydro. Theo cấu tạo PAHs được chia làm hai nhóm: PAHs phân tử lượng thấp
có hai hoặc ba vòng cấu trúc (VD như: naphthalene, acenaphthene,
acenaphthylene, fluorene, phenanthrene, và anthracene), PAHs phân tử lượng
cao có bốn, năm hoặc sáu vòng trong cấu trúc (VD như: benzo(g,h,i)perylene,
fluoranthene, pyrene, benzo(a)anthracene, chrysene, benzo(b) flouranthene,
benzo(k)fluoranthene,
benzo(a)pyrene,
Indeno(1,2,3-c,d)pyrene

dibenzo(a,h)anthracene). Hình 1.1 thể hiện cơng thức cấu tạo của 16 PAHs điển
hình theo EPA của Mỹ.

Naphthalene

Fluorene

Acenaphthene

Phenanthrene

Luan van

Acenaphthylene

Anthracene



4

Chrysene

Benzo(a)anthracene

Pyrene

Benzo(a)pyrene

Fluoanthene

Benzo(k)fluoranthene

Indeno(1,2,3-c,d)pyrene

Benzo(b)fluoranthene

Dibenz(a,h)anthracene

Benzo(g,h,i)perylene

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của một số PAHs điển hình

1.1.2. Tính chất hóa lý của PAHs
Có hàng trăm PAHs riêng rẽ được phát thải vào môi trường không khí
trong q trình cháy khơng hồn tồn hoặc nhiệt phân các chất hữu cơ. Khoảng
90% PAHs phát thải do hoạt động của con người là từ hoạt động công nghiệp,
giao thơng, các thiết bị đun nấu trong gia đình và q trình đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch [4]. Trong số những PAHs phát sinh từ phương tiện giao thơng, có

nhiều PAHs là các chất gây ung thư, đột biến gen đối với con người theo quy
định của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về bệnh ung thư và Cục Bảo vệ Môi

Luan van


5

trường Mỹ [5, 6]. Tùy vào tính chất vật lý và hóa học của từng chất mà PAHs
có thể tồn tại trong khơng khí ở pha khí hoặc hấp phụ trên các hạt bụi. Những
PAHs có cấu trúc phân tử ít hơn 4 vịng benzen được tìm thấy nhiều ở pha khí,
trong khi đó các PAHs có cấu trúc phân tử nhiều hơn 4 vịng benzen là các chất
có khả năng gây ung thư, đột biến gen cao đa số hấp phụ trên các hạt bụi [7].
Đáng chú ý nhất trong nhóm này là benzo(a)pyren (C20H12). US-EPA đã liệt kê
16 chất PAHs trong danh sách các chất ô nhiễm cần được ưu tiên nghiên cứu.
Đặc biệt, Benzo[a]pyrene, một hợp chất PAHs với 5 vòng thơm, được Tổ chức
Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại vào nhóm 1 (chất gây ung
thư ở người) và nhiều chất PAHs cũng như dẫn xuất khác của chúng được liệt
kê vào nhóm 2A và 2B (chất có khả năng gây ung thư).
1.1.2.1. Tính chất vật lý
Các PAHs nguyên chất là chất rắn khơng màu, màu trắng, hoặc vàng
nhạt ở nhiệt độ phịng và có mùi thơm, tuy nhiên mùi thơm khác nhau tùy thuộc
từng đoạn mạch của vịng thơm. Tính chất thơm này chịu ảnh hưởng của số và
vị trí các vịng thơm mà có cấu tạo giống vịng benzen. Ngồi ra, PAHs có áp
suất hơi thấp, giảm dần theo khối lượng phân tử tăng, có nhiệt độ sơi, nhiệt độ
nóng chảy cao. Ngoại trừ naphtalen, các PAHs rất ít tan trong nước, độ tan
giảm theo khối lượng phân tử tăng, nhưng tan tốt trong dung mơi hữu cơ thân
dầu vì chúng có tính ưa mỡ cao. Các phân tử PAHs có khả năng hấp thụ quang
phổ trong vùng tử ngoại rất lớn ở nhiều dải hấp thụ khác nhau và mỗi vịng chỉ
hấp thụ trong một dải bước sóng duy nhất. Đặc điểm này thường được ứng

dụng để định tính PAHs. Hầu hết các phân tử PAHs đều có đặc tính phát huỳnh
quang và tính bán dẫn. Thơng thường PAHs hấp thụ yếu tia hồng ngoại có
bước sóng nằm trong khoảng 7-14 μm. Một số tính chất vật lý của các PAHs
điển hình được cho trong bảng 1.1.

Luan van


6

Bảng 1.1. Một số tính chất vật lý của PAHs điển hình

TT

Tên gọi

Viết
tắt

CTPT,
KLPT
(g/mol)

Độ tan
Nhiệt độ
trong nước
nóng
ở 25oC
chảy (oC)
(µg/L)


Màu

Nhiệt
độ sơi
(oC)

Trắng

81

217,9

3,17.104

Vàng

92-93

280

Khơng tan

Trắng

95

279

3,93.103


Trắng

115

295

1,98.103

Khơng
màu

100,5

340

1,29.103

Khơng
màu

216,4

342

73

Vàng
nhạt


108,8

375

260

Khơng
màu

150,4

393

135

Khơng
màu

160,7

400

14

Khơng
màu

253,8

448


2,0

C10H8
1

Naphthalene

Naph
128
C12H8

2

Acenaphthylene

Acy
152
C12H10

3

Acenaphthene

Ace
154
C13H10

4


Fluorene

Flu
166
C14H10

5

Phenanthrene

Phe
178
C14H10

6

Anthracene

Ant
178
C16H10

7

Fluoranthene

Flt
202
C16H10


8

Pyrene

Pyr
202
C18H12

9

Benzo (a)anthracen

BaA
228
C18H12

10

Chrysene

Chr
228

Luan van


7

TT


Tên gọi

11

Benzo(b)fluoranthe
ne

12

Benzo(k)fluoranthe
ne

CTPT,
KLPT
(g/mol)

Viết
tắt

C20H12
BbF
252
C20H12
BkF
252
C20H12

13

Benzo(a)pyrene


BaP
252

14

15

16

C22H14

Dibenzo(a,h)anthra
cene

DahA

Benzo(g,h,i)peryle
ne

BghiP

Indeno(1,2,3c,d)py
rene

IcdP

278
C22H12
276


Độ tan
Nhiệt độ
trong nước
nóng
ở 25oC
o
chảy ( C)
(µg/L)

Màu

Nhiệt
độ sơi
(oC)

Khơng
màu

168,3

481

1,2

Vàng
nhạt

215,7


480

0,76

Hơi
vàng

178,1

496

3,8

Khơng
màu

266,6

524

0,5 (27oC)

Vàng
nhạt

278,3

545

0,26


Vàng

163,6

536

62

C22H12
276

1.1.2.2. Tính chất hóa học
Các PAHs tương đối trơ về mặt hố học do được cấu tạo từ những vịng
benzen nên PAHs có tính chất của hydrocacbon thơm. Chúng có thể tham gia
phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxy hóa. Ngồi ra, chúng bị phân
hủy quang học trong khơng khí, tạo thành nhiều sản phẩm oxi hóa, bao gồm
quinon và endopeoxit. Nhiều hợp chất quinon đã được tìm thấy trong bụi khí
đơ thị và được xem là sản phẩm của q trình quang phân. PAHs có thể hình
thành các dẫn xuất nitơ, sunfinic và axit sunfonic, phản ứng với ozon và gốc
hydroxyl trong khơng khí. Việc tạo thành hợp chất nitro - PAHs là rất nghiêm
trọng vì các hợp chất này có thể có hoạt tính sinh học và gây đột biến gen. Một
số PAHs được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm, polyme, thuốc bảo vệ thực
vật, trong công nghiệp dược phẩm [8, 9].

Luan van


8


Phản ứng oxy hóa bởi oxy khơng khí với xúc tác bởi ảnh mặt trời xảy ra
chậm. Đây là một phản ứng phân hủy quan trọng trong quá trình phân hủy
PAHs. Những phản ứng này gây ra bởi oxygen đơn nguyên tử (O), gốc
hydroxyl (OH), ozon và những chất tương tự trong mơi trường. Hai tác nhân
chính trong mơi trường khơng khí đơ thị là gốc OH và ozon, ngược lại oxygen
đơn nguyên tử trở nên chiếm ưu thế hơn trong tiến trình hóa học phân hủy
PAHs trong mơi trường nước. Những phản ứng này sinh ra hợp chất oxy hóa
phát tán ra khí quyển và hấp thụ trên các hạt bụi. Nhiều hợp chất quinon bao
gồm cả BaP-1,6; BaP-3,6; BaP-6; BaP-12 dione đã được tìm thấy trong bụi
khơng khí đô thị và được xem là sản phẩm của quá trình quang phân.
Nhiều PAHs biến đổi trong nước do ảnh hưởng của ánh sáng, những
oxygen đơn nguyên tử cũng đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng
này. Sản phẩm của phản ứng ozon hóa trong dung dịch nước cũng có thể được
đặc biệt quan tâm do việc sử dụng ozon làm sạch nước thải. Thời gian tiếp xúc
ngắn cũng đủ loại bỏ một phần đáng kể PAHs hiện diện trong dung dịch. Do
sự tham dự của phản ứng quang hóa, cần thiết phải bảo quản mẫu khỏi ánh
sáng, các phản ứng hình thành dẫn xuất với NOx tạo thành Nito - PAHs sẽ gây
nguy hiểm nhiều hơn nhiều.
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs trong mơi trường
Q trình hình thành các hợp chất PAHs trong mơi trường có nhiều
ngun nhân, tuy nhiên PAHs được phát thải từ hai nguồn chính: nguồn tự
nhiên và do hoạt động của con người. Sau khi được phát thải vào bầu khí quyển,
PAH được tìm thấy trong hai pha riêng biệt, đó là pha khí và pha bụi.
1.1.3.1. Nguồn tự nhiên
PAHs có thể được phát thải từ các quá trình tự nhiên như cháy rừng, núi
lửa phun trào [5]. Tại nhiều nơi, cháy rừng và núi lửa phun là hai nguồn phát
thải chính PAHs vào môi trường. Tại Canada, mỗi năm cháy rừng phát thải
khoảng 200 tấn PAHs và núi lửa phun phát thải khoảng 1,2-1,4 tấn
benzo(a)pyrene [10].
Trong dầu thơ hàm lượng trung bình của PAHs là 2,8% [10]. Những vụ

tràn dầu và hoạt động khai thác chế biến dầu mỏ là nguồn chủ yếu phát sinh
PAHs trong môi trường nước.

Luan van


9

Quá trính đốt cháy các chất hữu cơ tạo ra PAHs và phát tán vào môi
trường qua bụi thải hoặc cặn dư. PAHs cịn có thể được hình thành tự nhiên
bằng nhiều hình thức: nhiệt phân các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao, sự trầm tích
các chất hữu cơ ở nhiệt độ và và thấp để hình thành nhiên liệu, và từ quá trình
tổng hợp sinh học trực tiếp từ vi khuẩn và thực vật. PAHs có thể được tổng
hợp từ sinh vật. Nhiều hợp chất dạng này tương tự như PAHs vì chúng có
chứa những nhóm thế oxygene, nitrogene, hoặc lưu huỳnh.
1.1.3.2. Nguồn gốc nhân tạo
Các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây phát thải PAHs
vào trong khơng khí. Nguồn này gồm các dạng chính sau:
Q trình sản xuất cơng nghiệp: phát thải từ q trình này là khơng đáng
kể. Chỉ một số ít PAHs được sản xuất vì mục đích thương mại bao gồm:
naphthalen, acenaphthene, fluorene, anthracene,... Các PAHs này được dùng
để sản xuất thuốc nhuộm, chất màu, các chất hoạt động bề mặt và thuộc da,
thuốc trừ sâu,... Trong đó, sản phẩm cơng nghiệp quan trọng nhất là napthalene.
Nó được sử dụng trực tiếp làm chất chống gián, nấm, côn trùng, mối mọt trong
tủ quần áo. Các sản phẩm PAHs trên có thể được chế biến từ than, nhựa than
đá. Naphthalene có thể được phân tách từ quá trình nhiệt phân cặn dầu, olefin...
Quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm của than đá và dầu mỏ: Q
trình hóa lỏng hoặc khí hóa than đá, tinh chế dầu, nhựa than đá, nhựa rải đường
từ các loại nhiên liệu hóa thạch có thể sinh ra một lượng lớn PAHs.
Q trình cháy khơng hồn tồn bao gồm việc sử dụng nhiên liệu than

đá, than tổ ong,...để đun nấu và phục vụ các mục đích của các hộ gia đình; các
nguồn cơng nghiệp và giao thơng,... Trong đó, các q trình cơng nghiệp bao
gồm: sản xuất điện đốt than, dầu, các lò đốt rác thải, sản xuất nhôm, sắt, thép.
Nguồn giao thông sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, động cơ diesel cũng đóng góp
một phần lớn vào sự phát thải PAHs vào khơng khí. Lượng PAHs được phát
thải vào khơng khí từ các dạng nguồn này có sự dao động lớn và phụ thuộc vào
một số yếu tố như loại nhiên liệu, điều kiện đốt.
Q trình sản xuất nơng nghiệp: Sự bay hơi các loại hóa chất bảo vệ thực
vật sử dụng trong nơng nghiệp là nguồn chính phát thải PAHs vào mơi trường.
Ngồi ra cịn do q trình rang sấy ngun liệu, đốt rơm rạ, thân cây họ đậu…

Luan van


10

Tại Trung Quốc, lượng PAHs phát sinh từ đốt rơm rạ ước tính 110 - 126
tấn/năm và từ đốt thân cây họ đậu phát thải từ 13- 26 tấn/năm [10]. Lượng
PAHs phát thải vào khơng khí từ hoạt động nơng nghiệp dao động rất lớn, phụ
thuộc vào một số yếu tố như loại nhiên liệu, điều kiện đốt và các biện pháp
kiểm soát được ứng dụng.
Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), khí thải giao thơng, đặc biệt là khói phát
sinh từ phương tiện sử dụng động cơ diesel và khói từ bếp lị đốt than trong hộ
gia đình là những nguồn đóng góp chính vào nồng độ PAHs ở quốc gia này
[10]. Còn ở Mexico, các kết quả khảo sát cho thấy khói thải từ giao thơng và từ
lị đốt gỗ, đốt rác là các nguồn quan trọng phát sinh PAHs [10].
1.1.3.3. Phát tán PAHs trong môi trường
Hầu hết các PAHs có mặt trong mơi trường được hình thành từ các q
trình đốt cháy khơng hồn tồn các hợp chất hữu cơ ở nhiệt độ cao, các hoạt
động sinh hoạt và cơng nghiệp. Tùy vào tính chất vật lý và hóa học của từng

chất mà PAHs có thể tồn tại trong khơng khí ở pha khí hoặc hấp phụ trên các
hạt bụi. Những PAHs có cấu trúc phân tử ít hơn 4 vịng benzen được tìm thấy
nhiều ở pha khí, trong khi đó các PAHs có cấu trúc phân tử nhiều hơn 4 vịng
benzen là các chất có khả năng gây ung thư, đột biến gen cao đa số hấp phụ
trên các hạt bụi [7]. PAHs không tồn tại riêng lẻ trong mơi trường khơng khí
mà được hấp phụ trên các hạt bụi lơ lửng có kích thước trung bình lớn hơn
10µm. Trong mơi trường nước, PAHs phát tán qua q trình tổng hợp sinh học,
tràn hoặc rị rỉ nhiên liệu, xả nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp, trong đó tràn
dầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm PAHs trong môi trường nước...
PAHs tồn tại rất phổ biến trong mơi trường khơng khí ở hai dạng: hấp
thụ trên các hạt bụi lơ lửng và ở dạng khí. Nồng độ PAHs phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như nhiệt độ, lượng mưa, lượng tuyết rơi, ánh sáng... Ở các
vùng đơ thị, nồng độ PAHs trong khơng khí cao hơn những vùng xa xôi hẻo
lánh do chúng gần với các khu công nghiệp, mật độ giao thông đông đúc hơn,...
Theo nghiên cứu tại Úc, nồng độ PAHs trong không khí vào mùa đơng thường
cao hơn các mùa khác [11]. Nguyên nhân: lượng than, củi dùng để sưởi ấm
được sử dụng nhiều hơn, điều kiện nhiệt độ và giá băng làm giảm khả năng
phân tán của chất ô nhiễm.

Luan van


11

1.1.4. Độc tính và ảnh hưởng của PAHs đến mơi trường sống
1.1.4.1. Ảnh hưởng đối với thực vật
Hầu hết các loại thực vật đều nhạy cảm với các PAHs khi hấp thụ từ mơi
trường đất, nước và khơng khí qua thân, rễ, lá của chúng. Các PAHs làm giảm
khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển của các loài thực vật và tích tụ
trong thực vật, từ đó đi vào chuỗi thức ăn của động vật gây ra những tác hại

lâu dài và nghiêm trọng hơn [12]. Các nghiên cứu cho rằng, thực vật hấp thu
PAHs từ khơng khí đáng kể hơn từ đất. Một số thí nghiệm với benzo(a)pyrene
có thể kết luận rằng một vài sự tích tự diễn ra nhưng khơng phải là tích tụ sinh
học. PAHs hấp thu từ rễ cây có thể bị cản trở độ hòa tan trong nước thấp. Việc
sử dụng các dung mơi hữu cơ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
và gây bất lợi cho sự hấp thu của cây trồng.
1.1.4.2. Ảnh hưởng đối với động vật và con người
Từ hệ thực vật, PAHs được hấp thụ vào cơ thể của động vật thông qua
các chuỗi thức ăn. Sự phơi nhiễm với PAHs ở mức độ nhất định thường gây ra
những tác động không tốt đến sự sinh sản, sinh trưởng, phát triển, khả năng
miễn dịch hay làm chết các động vật [13].
Độc tính của các PAHs đã được con người biết đến từ những năm 30
của thế kỷ XX, khi Hieger và Cook cùng những cộng sự khác nghiên cứu và
thấy tinh thể benzo(a)pyren màu vàng gây khối u ở động vật thí nghiệm [14].
Với con người, PAHs có thể là tác nhân gây đột biến dẫn đến ung thư, gây đột
biến gen.
Trong tự nhiên, các PAHs tồn tại chủ yếu dưới dạng hỗn hợp, thâm nhập
vào cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn, đường hô hấp hoặc qua sự tiếp
xúc trực tiếp với nguồn ơ nhiễm. Độc tính của PAHs phụ thuộc vào cấu trúc
phân tử của chúng. Những phân tử PAHs nhẹ (có khối lượng phân tử nhỏ hơn
216 Da) được coi là khơng có độc tính với con người. Và những phân tử PAHs
nặng hơn (có khối lượng phân tử lớn hơn 216 Da) có khả năng gây độc tính
với con người. Trong số các PAHs, người ta đặc biệt chú ý đến benzo(a)pyren
(khối lượng phân tử khoảng 252 Da) vì độc tính của chất này. Benzo(a)pyren
là một thành phần của khói thuốc lá, và là một tác nhân gây ung thư phổi [5, 9].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh benzo(a)pyren có thể chuyển hóa thành các

Luan van



12

loại oxit nhờ cytochrom P450, mà những oxit này có thể tấn công cấu trúc
ADN gây đột biến [5, 9].
Đối với tượng thực phẩm, việc chế biến có sử dụng nhiệt như rán,
nướng... hoặc bảo quản bằng xơng khói thường làm cho thực phẩm bị nhiễm
PAHs [5]. Tác động của PAHs lên con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
liều lượng, thời gian phơi nhiễm, đường phơi nhiễm (ăn, uống, tiếp xúc qua
da,…), các hợp chất khác bị phơi nhiễm đồng thời, các đặc điểm cá thể của
người bị phơi nhiễm (độ tuổi, giới tính, lối sống, tình trạng sức khỏe…) [9].
Trong nhóm PAHs, naphthalene gây ảnh hưởng tới một loạt các cơ quan
như phổi, thận, da, mắt và kìm hãm q trình hơ hấp trên người, dẫn tới bệnh
thiếu máu và viêm thận [9]. Phenanthren gây yếu các nhiễm sắc thể tương đồng
và kìm hãm sự nối liền các kẽ hở gian bào [9]. Benzo(a)pyren,
benzo(a)anthracen,
benzo(b)fluoranthren,
benzo(k)fluoranthren,
dibenzen(a,h)anthracen và indenol (1,2,3-c,d)pyren đã được chứng minh gây
ung thư cho người [5, 9].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PAHs TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Ơ nhiễm khơng khí là mối nguy về sức khỏe môi trường cấp bách mà
dân số tồn cầu chúng ta phải đối mặt. Ước tính, có khoảng 90% dân số thế giới
phải hít thở bầu khơng khí độc hại [15]. Sức khỏe con người đang bị đe dọa bởi
các chất ô nhiễm hữu cơ (POPs, PCBs, PAHs, PBDEs,..) phát thải vào môi
trường chủ yếu do con người, tự nhiên gây ra. Các chất này dễ phát tán, khả
năng tích lũy sinh học và độc tính cao đặc biệt là PAHs [16].
PAHs tồn tại rất phổ biến trong mơi trường khơng khí ở hai dạng: hấp
thụ trên các hạt bụi lơ lửng và ở dạng khí. Nồng độ PAHs phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như nhiệt độ, lượng mưa, lượng tuyết rơi, ánh sáng... Ở các

vùng đơ thị, nồng độ PAHs trong khơng khí cao hơn những vùng xa xôi hẻo
lánh do chúng gần với các khu công nghiệp, mật độ giao thông đông đúc hơn,...
Theo nghiên cứu tại Úc, nồng độ PAHs trong không khí vào mùa đơng thường
cao hơn các mùa khác [11]. Nguyên nhân: lượng than, củi dùng để sưởi ấm được
sử dụng nhiều hơn; điều kiện nhiệt độ và giá băng làm giảm khả năng phân tán
của chất ô nhiễm.

Luan van


13

Tại Đức, nồng độ benzo(a)pyrene khoảng từ 2 - 5 ng/m3 ở những vùng
bị ô nhiễm. Ở những khu vực bị ô nhiễm nặng, hàm lượng này là 5 - 12 ng/m3.
Những nơi gần các khu công nghiệp, các hoạt động giao thơng, nồng độ
benzo(a)pyrene trung bình từ 4 - 69 ng/m3 [17]. Một trong những thành phố có
tổng nồng độ PAHs lớn nhất trên thế giới là Mexico với hàm lượng lên 50 - 910
ng/m3 trong mẫu bụi không khí dưới lịng đường [18].
Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nồng độ PAHs trong pha bụi biến đổi theo
mùa (mùa đông: 362,15 ng/m3; mùa xuân và mùa hè lần lượt là 77,98 ng/m3 và
28,53 ng/m3) [19].
Phan Quang Thăng và nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu, giám sát
các hydrocacbon thơm đa vòng bằng cách sử dụng thiết bị lấy mẫu khơng khí
thụ động tại Seoul (Hàn Quốc) cho thấy: Nồng độ của 13 PAHs giảm trong
khoảng 2,6 - 49,9 ng/m3 vào mùa hè và 15,5 - 77,8 ng/m3 vào mùa đông. PAHs
trọng lượng phân tử thấp với 3 - 4 vòng là ưu thế (chiếm khoảng 97% tổng số
PAHs) tại tất cả các vị trí lấy mẫu trong cả hai mùa so với PAHs có khối lượng
phân tử cao 5 - 6 vịng. Sự phân bố theo khơng gian của PAHs được xác định
bởi giao thông, hệ thống sưởi trong nhà, mùa hè và mùa đông. Nồng độ PAHs
tại các khu vực đường bộ cao hơn tại các khu vực đơ thị và nền, cho thấy rằng

khí thải từ phương tiện giao thơng là nguồn chính trong cả hai mùa [20] . Hairong
Cheng và công sự (2013) đã nghiên cứu so sánh các hydrocacbon thơm đa vịng
trong khí quyển ở ba thành phố của Ấn Độ cho thấy tổng nồng độ PAHs đo được
dao động từ 6480 - 54800 ng/mẫu. Và đáng chú ý hơn, nồng độ này trong mức
cảnh báo có thể so sánh với các mức cao nhất trên tồn cầu. Các PAHs ba đến
bốn vịng được tìm thấy là thành phần chính trong khí quyển [21]. Ở Bắc Trung
Quốc, nồng đồ PAH ở pha khí và pha hạt trung bình là 222 ng/m3 và 114 ng/m3,
tương ứng với tổng hàm lượng trung bình của PAHs là 349 ng/m3. Nồng độ
PAHs được đo vào mùa đông cao hơn các mùa khác. Nồng độ PAHs trong
khơng khí được đo tại các làng nông thôn và các điểm đô thị trong vùng núi phía
Bắc thấp hơn đáng kể so với các điểm đo ở đồng bằng Nam Bộ trong tất cả các
mùa. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt đáng kể về nồng độ PAHs giữa các làng
nông thôn và các khu đơ thị ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Mơ hình phân bố
PAHs thành thị - nơng thơn này có liên quan đến vị trí các nguồn phát thải PAHs
và sự phân bố dân cư. Sự trao đổi khí trong đất - khơng khí của các PAHs trung

Luan van


14

bình hàng năm là 42,2 ng/m3/ngày. Trong số 15 PAHs đo được, acenaphthylen
(ACY) và acenaphthen (ACE) chiếm hơn 1 nửa tổng lưu lượng trao đổi [22]. 18
hydrocacbon thơm đa vòng ở pha khí và pha hạt (PAH), 16 dẫn xuất nitro
(NPAH) và 7 dẫn xuất oxy (OPAHs) được phân tích bằng Sắc ký khí - Khối phổ
(GC-MS) tại ba địa điểm ở phía Bắc Trung Quốc. Tổng nồng độ trong pha khí
và pha hạt của 18 PAH, 16 NPAH, 7 OPAH cao nhất tại khu vực đô thị (lần lượt
là 305,91 ng/m3; 2,80 ng/m3 ; 9,05 ng/m3) và thấp nhất tại vị trí núi (37,83 ng/m3;
0,27 ng/m3; 1,59 ng/m3. Các PAHs có trọng lượng phân tử cao có sự gia tăng tại
các khu vực ô nhiễm nhiều hơn so với môi trường sạch sẽ và đốt than là nguyên

nhân sinh ra nguồn PAH chính ở miền Bắc Trung Quốc [23]. Tại Dilovasi ( Thổ
Nhĩ Kỳ), tổng nồng độ 15 PAHs trong khơng khí xung quanh trung bình được
tìm thấy là 285 ± 431 ng/m3. Nồng độ PAH tăng lên khi giảm nhiệt độ, đặc biệt
là tại các khu vực đô thị. Các nguồn PAHs cịn có thể được tìm thấy từ khí thải
của các phương tiện chạy bằng dầu diesel và xăng, ngành công nghiệp đốt, các
sản phẩm dầu mỏ và trong sản xuất gang thép [24]. Yuan Meng và cộng sự
(2019) đánh giá về sự xuất hiện và nguy cơ của các hydrocacbon thơm đa vòng
(PAHs) trong các hồ của Trung Quốc. Kết quả cho thấy tổng nồng độ PAHs
trong nước và trầm tích dao động từ 4,0 đến 12.970,8 ng/L và 6,52 đến 7935,21
ng/g; trong đó PAHs có nồng độ cao nhất là naphthalene (Nap) 12.970,8 ng/L ,
tiếp theo là indno (1,2,3 cd) pyrene (IcdP) 3452,6 ng/g. Sự tập trung PAHs ở
khu vực Hồ Lớn cao hơn so với hồ ở Tây Tạng và Tân Cương do sự khác biệt
nhau về không gian. Các PAHs trong nước như benz (a) anthracene (BaA) và
phenanthrene (Phe) có giá trị RQ cao, có thể gây ra rủi ro cho các sinh vật sống
dưới nước trong hồ. Mặt khác, hàm lượng PAHs trong trầm tích là thấp, nhưng
hầu hết các PAHs đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, đặc biệt là acenaphthene
(Ace) và fluorene (Flu) [25]. Các mức của 16 hydrocacbon thơm đa vịng
(PAHs) được xác định trong 8 mẫu khơng khí thụ động (PAS) và 6 cấy ghép địa
y được triển khai trong một thời gian 2 tháng ở các khu vực khác nhau tại khu
vực quận Tarragona ( Catalonia, Tây Ba Nha), nơi mà có lượng hóa chất lớn và
cơng nghiệp hóa dầu. Tổng hàm lượng tích lũy của 16 PAHs khoảng từ 1363
đến 7866 ng/mẫu trong khơng khí. Nồng độ cao nhất được tìm thấy trong khu
phố Puigdelfi, thuộc vùng lân cận của một nhà máy dầu lớn và chịu ảnh hưởng
của khí thải hóa dầu. Trong các mẫu địa y, tổng 16 PAHs nằm trong khoảng từ
247 đến 841 ng/g (trọng lượng khô), là giá trị lớn nhất cũng được đo thấy trong

Luan van


15


Puigdelfi. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng địa y có thể được sử dụng
để theo dõi PAHs trong pha khí, cung cấp dữ liệu có thể được chuyển đổi về
mặt định lượng thành các chất tương đương đối với khơng khí [26] .
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một quốc gia nằm trong nhóm nước có nền kinh tế đang
phát triển, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đang phát triển
nhanh chóng. Vì thế, mơi trường khơng khí tại các đô thị bị ảnh hưởng rất
nghiêm trọng. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ơ
nhiễm khơng khí là rõ rệt và đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Các
nghiên cứu về sự ô nhiễm của PAHs ở nước ta đã được thực hiện từ cuối những
năm 1990. Các PAHs đã được phát hiện trong nhiều thành phần môi trường khác
nhau như khơng khí [27, 28], đất và trầm tích [27, 29, 30], bụi lắng [10, 11] và
sinh vật với cách lấy mẫu cơ động, nhanh chóng. Việc phát hiện, phân tích hàm
lượng, thành phần PAHs trong pha khí thì vẫn cịn rất hạn chế, các nghiên cứu
PAHs trong khơng khí chủ yếu được nghiên cứu bằng cách lấy mẫu trực tiếp ở
tầm thấp với thời gian ngắn, chưa đánh giá được tổng quan hết mức độ ô nhiễm
tại khu vực. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự ô nhiễm PAHs trong mơi trường
ở nước ta có liên quan chặt chẽ đến q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và
hoạt động giao thông. Những rủi ro về sức khỏe, bao gồm cả rủi ro ung thư liên
quan đến phơi nhiễm PAHs từ mơi trường (ví dụ như bụi ngồi đường ở khu
vực đô thị) đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu [31, 32]. Tuy nhiên
thông tin về mức độ ô nhiễm và các rủi ro liên quan đến PAHs trong mơi trường
khơng khí ở nước ta là chưa nhiều [33, 34]. Trong mơi trường khơng khí ở Hà
Nội, theo tác giả Vũ Đức Toàn (2010) cho thấy ơ nhiễm PAHs trong khơng khí
tại Hà Nội đã ở mức độ khá cao. Nồng độ cực đại của 28 PAHs trong các mẫu
bụi và mẫu khí năm 2007 lần lượt là 290 và 1300 ng/m3. PAHs phân bố ở phạm
vi rộng với hàm lượng đáng kể của một số PAHs có khả năng gây ung thư cao.
Nguồn thải PAHs chủ yếu là từ khói thải của các động cơ sử dụng nhiên liệu
khơng có bộ xử lí khí thải [35].

Hồng Quốc Anh và cộng sự (2019) đã có cơng trình nghiên cứu hàm
lượng của 16 PAHs được xác định ở mẫu bụi lắng trong nhà và trên mặt đường
thu thập tại khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội. Kết quả cho thấy nồng độ của
PAHs trong mẫu bụi trong nhà và ngoài đường dao động tương ứng trong

Luan van


×