Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 69 trang )

i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn “Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại
một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy” là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Dương Thị Thủy. Các kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực, khách quan và chưa được công bố trong các công trình khác. Mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

Dương Hồng Phú

Luan van

năm 2021


ii

Lời cảm ơn
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường với đề tài
“Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy”
được thực hiện tại Phịng Thủy sinh học mơi trường – Viện Công nghệ Môi
trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Dương Thị Thủy. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, em
luôn nhận được sự định hướng khoa học, hỗ trợ, quan tâm động viên của giáo
viên hướng dẫn. Bằng tất cả sự kính trọng, lịng biết ơn, tôi xin gửi tới PGS.
TS Dương Thị Thủy lời cảm ơn chân thành nhất.


Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học
viện, Phòng Đào tạo, Khoa Công nghệ môi trường – Học viện Khoa học và
Công nghệ, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nghiên cứu viên Phòng Thủy
sinh học môi trường (Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam) đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện các thí
nghiệm thuộc phạm vi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Dương Hồng Phú

Luan van


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 5
1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NHỰA TỒN CẦU ....................................... 5
1.1.1. Ơ nhiễm nhựa trên thế giới ............................................................... 5
1.1.2. Ô nhiễm nhựa ở Việt Nam ................................................................ 8
1.2. TỔNG QUAN Ô NHIỄM VI NHỰA ...................................................... 11
1.2.1. Định nghĩa về ô nhiễm vi nhựa....................................................... 11
1.2.2. Phân loại và nguồn gốc ơ nhiễm vi nhựa ........................................ 12
1.3. Ơ NHIỄM VI NHỰA TRONG CÁC HỆ SINH THÁI ........................... 15
1.3.1. Ô nhiễm vi nhựa trong nước biển và đại dương .......................... 15
1.3.2. Ô nhiễm vi nhựa trong các thủy vực nước ngọt ........................... 16
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM VI NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SINH
VẬT VÀ CON NGƯỜI .................................................................................. 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ......................................................... 28
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 28
2.1.1. Mẫu nước sông............................................................................... 28
2.1.2. Vi nhựa trong các mẫu nước .......................................................... 28
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28
2.3. NGUYÊN VẬT LIỆU.............................................................................. 30
2.3.1. Nguyên vật liệu, hóa chất ............................................................... 30

Luan van


iv

2.3.2. Thiết bị ............................................................................................ 31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.4.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu ........................................................ 31

2.4.2. Phương pháp kế thừa ...................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................... 31
2.4.4. Phương pháp phân tích ................................................................... 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 34
3.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG NƯỚC SÔNG TẠI HỆ
THỐNG SÔNG ĐÔ THỊ ................................................................................ 34
3.1.1. Hình dạng vi nhựa phát hiện trong nước sơng tại hệ thống sông đô
thị .............................................................................................................. 34
3.1.2. Mật độ vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị ........ 35
3.1.3. Màu sắc vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị ...... 37
3.2. BIẾN ĐỘNG CỦA VI NHỰA TRONG CÁC MẪU NƯỚC TẠI MỘT
SỐ ĐIỂM KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐÁY ............................................... 40
3.2.1. Biến động mật độ hạt vi nhựa theo không gian .............................. 40
3.2.2. Biến động mật độ vi nhựa theo thời gian........................................ 44
3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI NHỰA TRONG MẪU NƯỚC TẠI MỘT SỐ
ĐIỂM KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐÁY ..................................................... 46
3.3.1. Đặc điểm về hình dạng, kích thước vi nhựa trong các mẫu nước .. 46
3.3.2. Sự phân bố màu sắc hạt vi nhựa trong các mẫu nước tại một số
điểm hạ lưu sông Đáy ............................................................................... 50
3.3.3. Thành phần hạt vi nhựa các mẫu nước tại một số điểm hạ lưu sông
Đáy ............................................................................................................ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 53
1. Kết luận ..................................................................................................... 53
2. Kiến nghị ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 59

Luan van



v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
(xếp theo thứ tự alphabet)
Tên viết tắt

Tiếng Anh

Cộng sự

CS
DDT
EPA

Tiếng Việt

Dichloro - Diphenyl –
Trichloroethane
Environmental Protection
Agency

Cơ quản bảo vệ môi
trường Mỹ
Giáo sư

GS
Low - Density Polyethylene

Nhựa Polyethylene mật
độ thấp


MP

Micro plastic

Vi nhựa

PCB
PP

Polychlorinated Biphenyl
Polypropylene

LDPE

PE
POP
PS

Polyethylene
Persistent Organic Pollutants
Polystyrene

TB

Trung bình
Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM


Rác thải nhựa

RTN
UV

Chất hữu cơ khó phân
hủy

Ultraviolet

Tia tử ngoại

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

WWF

World Wide Fund For Nature

Quỹ quốc tế bảo vệ
thiên nhiên

Luan van


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa trong các thuỷ vực nước ngọt .... 16
Bảng 1.2. Mật độ vi nhựa được phát hiện trong trầm tích .............................. 19
Bảng 1.3. Nghiên cứu vi nhựa tích luỹ trong các cơ thể sinh vật ................... 23
Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước tại 3 điểm hạ lưu sông Đáy ............. 31
Bảng 3.1. Mật độ vi nhựa tại các điểm nghiên cứu (hạt/m3) .......................... 42
Bảng 3.2. Nồng độ hạt vi nhựa trong mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu và
một số khu vực khác........................................................................................ 45
Bảng 3.3. Sự biến động mật độ vi nhựa tại một số điểm nghiên cứu ............. 46

Luan van


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Ơ nhiễm rác thải nhựa ở đại dương................................................... 6
Hình 1.2. Lượng rác thải nhựa không được xử lý tại một số quốc gia ............. 7
Hình 1.3. Rác thải nhựa tại bãi rác tại TP Đà Nẵng .......................................... 8
Hình 1.4. Sự tăng trưởng sản lượng nhựa ở Việt Nam giai đoạn 2001-2016 9
Hình 1.5. Hạt vi nhựa trong phịng thí nghiệm ............................................... 12
Hình 1.6. xử lý chất thải vi nhựa và phát tán vi nhựa ..................................... 14
Hình 1.7. Vi nhựa đi vào cơ thể con người qua nước uống đóng chai ........... 25
Hình 1.8. Các con đường vi nhựa đi vào cơ thể con người ............................ 26
Hình 1.9. Quá trình vận chuyển và tích lũy vi nhựa ...................................... 27
Hình 2.1. Các điểm nghiên cứu thực hiện đề tài ............................................. 30
Hình 2.2. Quy trình xử lý mẫu nước trong phịng thí nghiệm ........................ 33
Hình 3.1. Tỷ lệ các dạng hạt vi nhựa trong trầm tích tại các điểm thu mẫu
trong lưu vực sơng Hồng ................................................................................. 35

Hình 3.2. Hình ảnh các sợi như dạng vi nhựa trong nước thu tại cầu Quang
(sông Tô Lịch) và cầu Mỹ Hưng (sơng Nhuệ) ................................................ 36
Hình 3.3. Mật độ vi nhựa (hạt /m3) ở các vị trí thu mẫu tại sơng Tơ Lịch, sơng
Nhuệ ................................................................................................................ 37
Hình 3.4. Tỷ lệ các màu vi nhựa phát hiện trong mẫu nước sông Tơ Lịch .... 38
Hình 3.5. Tỷ lệ các màu vi nhựa phát hiện trong mẫu nước sơng Nhuệ ........ 39
Hình 3.6. Mật độ vi nhựa (TB) tại các điểm nghiên cứu ................................ 43
Hình 3.7. Sự biến động mật độ vi nhựa theo thời gian ................................... 47
Hình 3.8. Tỷ lệ các dạng vi nhựa tại các điểm nghiên cứu ............................. 48
Hình 3.9. Sự biến động các dạng vi nhựa theo mùa ....................................... 49

Luan van


viii

Hình 3.10. Tỷ lệ kích thước các dạng vi nhựa tại các điểm nghiên cứu......... 51
Hình 3.11. Sự biến động màu sắc vi nhựa theo khơng gian ........................... 53
Hình 3.12. Phổ Raman của các hạt vi nhựa trong mẫu nước mặt khu vực hạ
lưu sông Đáy ................................................................................................... 55

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhựa là vật liệu được sử dụng phổ biến với nhiều lợi ích cho
cuộc sống hàng ngày của con người. Để đáp ứng nhu cầu của con người, sản

xuất nhựa ngày càng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Do sản lượng lớn
cùng với các đặc tính vật lý của nhựa như độ trơ hố học, khó phân huỷ, khi
tiếp xúc với các điều kiện oxy hoá, bức xạ UV, nhựa trở nên giòn, vỡ thành
các mảnh nhỏ và dẫn đến sự tích tụ của các mảnh nhựa trong mơi trường
trong nhiều thập kỷ đến hàng thiên niên kỷ. Sự hiện diện của các mảnh vụn
nhựa trong các hệ sinh thái thuỷ sinh đã và đang là một trong những vấn đề
mơi trường nghiêm trọng trên tồn cầu và ngày càng gia tăng trong những
năm gần đây. Thống kê cho thấy, 60 – 80% rác thải ở đại dương là rác thải
nhựa và có khoảng 8 triệu tấn thải nhựa vào đại dương mỗi năm. Rác nhựa
xuất hiện hầu hết ở mọi nơi trên thế giới, có mặt ở các vùng biển, đại dương
và trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
và sinh vật trên tồn cầu.
Vi nhựa là những mảnh nhựa có kích thước nhỏ < 5mm có nguồn gốc
từ các mảnh nhựa lớn hơn vỡ nhỏ bởi các tác động môi trường và các sản
phẩm tiêu dùng chứa các hạt microbead trong kem đánh răng, bột giặt, sữa
rửa mặt, chất thải của dệt may,… Các hạt này theo nước thải vào đổ ra hồ,
sơng và đại dương. Do có kích thước nhỏ, vi nhựa có thể được tiêu thụ bởi
các sinh vật sống trong các hệ sinh thái thuỷ vực và vi nhựa xâm nhập đến các
sinh vật bậc cao hơn qua chuỗi thức ăn trong đó có con người.
Ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề
nóng bỏng ở quy mơ tồn cầu. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ
đô thị hóa nhanh chóng, gia tăng dân số, phát triển mạnh mẽ sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp và đã và đang gây ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn
nước. Hiện nay, các nghiên cứu và công bố về ô nhiễm vi nhựa trong các thuỷ
vực nước ngọt ít hơn so với môi trường biển. Một vài nghiên cứu về vi nhựa
tại các thuỷ vực nước ngọt như hồ và hồ chứa cho thấy mật độ các hạt vi nhựa
được phát hiện có liên quan đến mật độ dân số và đơ thị hố. Ngồi ra, việc

Luan van



2

quản lý rác thải nhựa ở một số nước đang phát triển cịn hạn chế đã dẫn đến
tình trạng ơ nhiễm rác thải nhựa trong môi trường nước ngọt (sông, lưu vực
sông, hồ và hồ chứa).
Mặc dù là một trong các nước nằm trong danh sách nước có lượng rác
thải nhựa ra đại dương nhiều nhất trên thế giới nhưng các nghiên cứu về ơ
nhiễm rác thải nhựa nói chung và ơ nhiễm vi nhựa nói riêng trong các hệ sinh
thái (nước ngọt, nước lợ và nước mặn) tại Việt Nam còn rất hạn chế. Các dữ
liệu liên quan đến đa dạng và sự phân bố của vi nhựa trong các hệ sinh thái
thuỷ vực cũng như tích tụ trong sinh vật ở Việt nam còn rất sơ sài. Cho đến
nay, mới chỉ có một vài nghiên cứu về ơ nhiễm nhựa lớn (macroplastic) và vi
nhựa được thực hiện ở sơng Sài Gịn. Do vậy nghiên cứu đánh giá hiện trạng
ô nhiễm vi nhựa tại hệ thống sông đô thị là rất cần thiết, trên cơ sở đó, trong
phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông
Đáy”. Đây là hướng nghiên cứu mới không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt
Nam. Hiện nay các phương pháp xử lý, tách chiết, phân lập và phân tích vi
nhựa vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Đây là hướng nghiên cứu nhiều tiềm
năng có thể mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả nghiên
cứu của đề tài nghiên cứu là cơ sở dữ liệu mới, có độ tin cậy và chính xác về
hiện trạng ô nhiễm, phân bố và nguồn gốc của ô nhiễm vi nhựa trong hệ thống
sông đô thị và ven đô. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý
nghĩa khoa học thực tiễn rõ ràng cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ ơ nhiễm vi nhựa ở
Việt nam so với các quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu
của đề xuất nghiên cứu là cơ sở dữ liệu cho việc đưa ra các cảnh báo, góp
phần xây dựng các chiến lược và chính sách về quản lý rác thải rắn nói chung
và rác thải nhựa nói riêng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm rác

thải nhựa và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung

Luan van


3

Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm bước đầu xác định và đánh giá hiện
trạng ô nhiễm vi nhựa (microplastics) trong hệ thống sông đô thị nhằm làm cơ
sở khoa học phục vụ đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu ơ
nhiễm vi nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự ô nhiễm vi nhựa trong các mẫu nước sông tại một số
điểm ở khu vực hạ lưu sông Đáy: mật độ, hình dạng và kích thước vi nhựa
trong mẫu nước.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố, mật độ vi nhựa trong
nước sông một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu nước tại một số điểm ở khu vực hạ lưu sơng Đáy
- Ơ nhiễm vi nhựa trong các mẫu nước sông tại một số điểm ở khu vực
hạ lưu sông Đáy
b. Phạm vi nghiên cứu
- Mẫu nước sông tại một số điểm ở khu vực hạ lưu sông Đáy thuộc lưu
vực sông Hồng
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp lấy mẫu nước sơng để phân tích vi nhựa
- Phương pháp phân tích vi nhựa trong mẫu nước sơng
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài góp phần làm rõ ơ nhiễm vi
nhựa và cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện diện nồng độ hạt vi nhựa trong thủy
vực nước ngọt ở Việt nam so với các quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, kết

Luan van


4

quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc đưa ra các cảnh
báo, góp phần xây dựng các chiến lược và chính sách về quản lý rác thải rắn
nói chung và rác thải nhựa nói riêng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của ô
nhiễm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường cho những nhà hoạch định chính
sách từ cấp địa phương đến trung ương của Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Mở đầu: 04 trang (01 – 04)
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 23 trang (05 – 27)
Chương 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 06 trang
(28 – 33)
Chương 3. Kết quả và thảo luận: 19 trang (34 – 52)
Kết luận và Kiến nghị : 02 trang (53 – 54)
Tài liệu tham khảo : 04 trang (55 – 58)
Phụ lục

Luan van



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NHỰA TOÀN CẦU
1.1.1. Ô nhiễm nhựa trên thế giới
Sản xuất nhựa toàn cầu đã tăng rất nhanh, theo báo cáo của Hiệp hội
Các nhà sản xuất nhựa Châu Âu tổng sản lượng nhựa toàn cầu tăng từ 1,5
triệu tấn trong những năm 1950 lên đến 335 triệu tấn vào năm 2017 nhằm
phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Kể từ những năm 1950, sự tăng
trưởng về sản lượng của sản xuất nhựa đã phát triển rất mạnh so với các vật
liệu khác, với sự thay đổi trên toàn cầu từ sản xuất nhựa bền sang sản xuất
nhựa dùng 1 lần. Khoảng 40 – 50% số lượng các sản phẩm nhựa sản xuất
được dùng cho các mục đích sử dụng 1 lần như: vỏ chai, bao bì thực phẩm,
ống hút,… Phần lớn nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chủ yếu ở các nước ở
khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health
Organization) cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi
năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng,… và chưa kể đến các loại sản phẩm
làm từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn, ghế, tã, đồ chơi,… cho đến nay toàn thế
giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa.
Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải
nhựa thì có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển
Ocean Conservancy dự báo tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải
nhựa. Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần và theo dự báo
lượng nhựa sử dụng có thể sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm nữa [1].
Thống kê từ các tổ chức như WHO, EPA (Environmental Protection
Agency – cơ quản bảo vệ môi trường Mỹ) cho thấy trong số 6,3 tỉ tấn là rác
thải nhựa đang tồn tại trong môi trường thì chỉ có 09% rác thải nhựa được tái
chế, 12% rác thải nhựa được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, 79% cịn lại
tồn tại trong mơi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. Dự báo năm

2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chơn lấp hoặc xả thẳng ra đại
dương.

Luan van


6

Hình 1.1. Ơ nhiễm rác thải nhựa ở đại dương [26]
Các con số trên cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa chưa mang lại
hiệu quả cao, thực trạng này đã cho thấy ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo
động trên toàn cầu. Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia xả nhiều rác thải
nhựa ra biển nhất hiện nay với 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm. Việt
Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới sau Philippines với 1,8 triệu tấn rác thải
nhựa [2].
Hầu hết các loại nhựa đều khó phân hủy hoặc thời gian phân hủy chậm
và lưu trữ lâu dài từ hàng trăm đến hàng ngàn năm trong môi trường tự nhiên,
gây ra các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái trong đó có hệ sinh thái biển
và đại dương. Dưới tác động của sóng, nhiệt độ, tia UV, và các yếu tố mơi
trường khác thì các mảnh nhựa lớn dần bị vỡ vụn ra theo thời gian và trôi nổi
trong đại dương.

Luan van


7

Hình 1.2. Lượng rác thải nhựa khơng được xử lý
tại một số quốc gia
Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe doạ và thách thức đối

với môi trường, kinh tế và xã hội toàn cầu. Nhựa là các polymer hữu cơ tổng
hợp hoặc bán tổng hợp có trọng lượng phân tử cao được dùng làm nguyên
liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng hàng ngày cũng như những sản phẩm
công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Nhựa có nguồn gốc
chủ yếu từ các sản phẩm hố dầu [1,25]. Do chi phí thấp, dễ sản xuất, tính
linh hoạt, khơng thấm nước, nhẹ, độ bền cao, nhựa được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực của cuộc sống như đóng gói bao bì, xây dựng, giao thơng, y tế, gia
dụng, điện, thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết kế sản xuất, đồ chơi, nông nghiệp.
Các loại nhựa phổ biến nhất tính theo khối lượng sản xuất bao gồm polyetylen
(PE; polyetylen mật độ thấp (LDPE) và polyetylen mật độ cao (HDPE),
polypropylen (PP), polystyren (PS), polyetylen terephthalate (PET), polyvinyl
clorua (PVC), với khoảng 90% sản lượng nhựa trên toàn thế giới [8]. Do đặc
điểm cấu trúc là các polymer tổng hợp nhân tạo, có độ linh hoạt, độ bền cao
làm cho nhựa là vật liệu được ưa thích và sử dụng phổ biến trong cuộc sống

Luan van


8

của con người. Tuy nhiên, theo Mathalon và Hill, (2014) các đặc tính này nếu
khơng được xử lý phù hợp sẽ trở thành mối đe doạ đối với môi trường.Với độ
bền cao, nhựa có tốc độ phân huỷ rất chậm và có thể tồn tại trong mơi trường
trong thời gian được ước tính từ 50 năm tới 600 năm.
1.1.2. Ơ nhiễm nhựa ở Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường,
lượng rác thải rắn ở đô thị Việt Nam tăng từ 10 đến 16% mỗi năm. Theo ước
tính, mỗi năm Việt Nam thải ra trên 30 triệu tấn chất thải rắn, một phần ba số
lượng này đến từ các khu vực đô thị, và chỉ 10% chất thải được thu hồi để tái
chế hoặc tái sử dụng. Phần lớn chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp

chôn lấp. Một phần được xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy với quy mơ
khác nhau từ 10 – 150 tấn/ngày; trong đó chủ yếu là công nghệ đốt không sử
dụng nhiên liệu quy mơ nhỏ từ 10 – 12 tấn/ngày.

Hình 1.3. Rác thải nhựa tại bãi rác tại TP Đà Nẵng
Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam
đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 2010 –

Luan van


9

2015, công nghiệp nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng
trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng từ 16 – 18%/năm. Năm 2015, Việt
Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó khoảng 80%
nguyên liệu nhập khẩu sử dụng từ nhựa phế liệu.

Hình 1.4. Sự tăng trưởng sản lượng nhựa ở Việt Nam giai đoạn 2001-2016
Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người Việt Nam tăng nhanh từ 3,8
kg/người năm 1990 lên 41 kg/người năm 2015, tăng lên 54 kg/năm/người vào
năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng
[3,4]. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số
chúng được xử lý và tái chế. Lĩnh vực tái chế chất thải nhựa ở Việt Nam vẫn
chưa phát triển, có tới 90% doanh nghiệp ngành nhựa không chủ động được
nguồn nguyên liệu vì nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 15 –
20% và chủ yếu là tái sinh từ chất thải nhựa, còn hạt nhựa nguyên sinh phải
nhập khẩu hoàn toàn, tỷ lệ phân loại chất thải nhựa tại nguồn rất thấp. Bên
cạnh một số nhà máy sản xuất hoặc tái chế nhựa có quy mơ trung bình đặt rải
rác ở một vài địa phương, hầu hết các cơ sở cịn lại đều có quy mơ nhỏ, cơng

nghệ thơ sơ, lạc hậu, chủ yếu tập trung tại các làng nghề nên hiệu quả thấp,
giá thành rẻ, chất lượng không cao,... Do đó hoạt động sản xuất cũng như tái
chế nhựa thường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước và khơng
khí [31]. Mặt khác, rác thải nhựa ở nước ta bị xem là có giá trị thấp hoặc
khơng có giá trị và bị thải ra mơi trường.

Luan van


10

Theo số liệu của tổng cục thống kê, ngành nhựa hiện tại có khoảng hơn
3.300 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất
trong mảng nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41% trong cơ cấu tương
đương với khoảng 1.353 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong hai
mảng là nhựa xây dựng và nhựa dân dụng chiếm lần lượt 24% và 20% trong
tổng số các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam. Theo khu vực địa lý, các
doanh nghiệp ngành nhựa tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với khoảng
55% số doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực này. Khu vực miền Bắc và
miền Trung tập trung lần lượt 37% và 9% phân bố của các doanh nghiệp
ngành nhựa.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm do rác thải nhựa
ngày càng gia tăng. Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được
thải ra tại Việt Nam, đứng thứ 4 trên thế giới nhưng chỉ 27% trong số đó được
tái chế [2,3]. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết
rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm vừa qua.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam
thải ra khoảng 18.000 tấn rác thải nhựa. Chỉ riêng các thành phố lớn như Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80
tấn nhựa và túi nilông. Theo khảo sát của trung tâm phát triển xanh

GreenHub, một số tỉnh ven biển Việt Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Vũng Tàu là những nơi có nhiều rác thải nhựa trên biển từ các nguồn
thải đô thị, sinh hoạt, nông nghiệp, bệnh viện, nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt
động giao thơng vận tải,... Tại Hải Phịng, rác tập trung chủ yếu ở cửa sông,
khu neo đậu tàu thuyền, khu dân cư. Theo Kieu và cs, khoảng 2.000 đến 13.000
tấn mảnh vụn nhựa trôi nổi được thu thập hàng năm từ các kênh thải của đô thị
[5].
Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu hoặc thống kê định lượng nào
về lượng RTN tại các vùng biển ven bờ, trong đó có các Khu bảo tồn biển, là
khu vực chịu ảnh hưởng do ô nhiễm rác thải trên biển. Việc lạm dụng sử dụng
túi ni lơng khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một
lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Các

Luan van


11

nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình để phân huỷ hồn tồn các chất thải
từ nhựa và ni lơng phải mất hàng trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm. Rác thải
nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu
độc các sinh vật biển.
Mặc dù là một trong các nước nằm trong danh sách nước có lượng rác
thải nhựa ra đại dương nhiều nhất trên thế giới nhưng các nghiên cứu về ô
nhiễm rác thải nhựa nói chung và ô nhiễm vi nhựa trong các hệ sinh thái
(nước ngọt, nước lợ và nước mặn) tại Việt Nam còn rất hạn chế. Cho đến nay,
ở Việt Nam, mới chỉ có một vài nghiên cứu về ô nhiễm nhựa lớn
(macroplastic) và vi nhựa được được thực hiện ở sơng Sài Gịn. Phân tích các
mảnh vụn trôi nổi hàng ngày từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè cho thấy nhựa
chiếm 11 – 43% các mảnh vụn từ kênh đổ vào sông. Sự hiện diện của vi nhựa

tại sơng Sài Gịn chủ yếu là dạng sợi và mảnh với mật độ dao động từ 172.000
đến 519.000 hạt/m3 và 10 đến 223 hạt/m3 tương ứng [31]. Nhựa cỡ lớn
(macroplastic) được ghi nhận trong nghiên cứu này chủ yếu là polyetylen và
polypropylene và các sợi tổng hợp chủ yếu là polyester. Trong nghiên cứu
gần đây Phương và cs, (2019) đã ghi nhận ban đầu về tích tụ vi nhựa trong
nhuyễn thể hai mảnh Vẹm xanh (Perna viridis) thu mẫu tại Thanh Hố cho
thấy mật độ trung bình hạt vi nhựa là 2.6 hạt/cá thể và 0.29 hạt vi nhựa/g
trọng lượng tươi. Trong 6 dạng nhựa đã được nhận dạng trong đó nhựa
polypropylene (PP) chiếm 31% và polyester chiếm 23%.
1.2. TỔNG QUAN Ô NHIỄM VI NHỰA
1.2.1. Định nghĩa về ô nhiễm vi nhựa
Thuật ngữ vi nhựa (MP) được định nghĩa là các hạt nhựa có kích thước
từ 1 µm đến 5 mm [6] với sự phong phú về hình dạng, kích thước, màu sắc.
Vi hạt nhựa là những hạt nhựa nhân tạo thường được làm từ polyetylen
nhưng cũng có thể được làm từ các loại nhựa hóa dầu khác như polypropylen
và polystyren. Chúng được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân tẩy da
chết, kem đánh răng, và trong nghiên cứu y sinh và khoa học sức khỏe [6].

Luan van


12

Hình 1.5. Hạt vi nhựa trong phịng thí nghiệm
Sự hiện diện của vi nhựa trong đại dương đã được phát hiện vào đầu
những năm 1970, nhưng đến năm 2004, các nhà khoa học mới tiến hành
nghiên cứu chuyên sâu về sự phân bố và tác động của hạt vi nhựa [8,9]. Tiên
phong là nghiên cứu của nhà sinh học biển Richard Thompson. Nghiên cứu
đã mô tả các hạt nhựa nhỏ và phân biệt chúng với các mảnh vụn nhựa lớn như
lưới đánh cá, chai nhựa và bao nilon, các nhà nghiên cứu đã gọi các hạt nhựa

này là “vi nhựa”. Những tác hại đến môi trường và phạm vi phân bố rộng rãi
của hạt vi nhựa đã thôi thúc các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về tính
chất, mức độ ô nhiễm và tác động của vi nhựa vào các chu trình tự nhiên, hệ
sinh thái và sinh vật của Trái Đất. Vi hạt nhựa có thể gây ra ô nhiễm hạt nhựa
và gây nguy hại cho môi trường sống của các động vật dưới nước ngọt lẫn
nước mặn.
1.2.2. Phân loại và nguồn gốc ô nhiễm vi nhựa
Các hạt vi nhựa (microplastics) được phân chia thành hai nhóm chính
là hạt vi nhựa sơ cấp và hạt vi nhựa thứ cấp [11]. Hạt vi nhựa sơ cấp là các hạt
vi nhựa được sản xuất với kích thước và hình dạng nhất định phục vụ cho các
ngành công nghiệp dịch vụ như Microbead trong mỹ phẩm hoặc các nguyên

Luan van


13

liệu nhựa. Hạt vi nhựa thứ cấp là các hạt nhựa có nhiều kích thước và hình
dạng, là sản phẩm của sự phân hủy các loại nhựa dưới các tác nhân vật lý, hóa
học như dạng mảnh, dạng sợi,...[12].
Vi nhựa sơ cấp bao gồm: (i) các viên nhựa (kích thước 3.5-5 mm) được
sử dụng làm nguyên liệu thô trong sản xuất nhựa. Ngoài ra, các viên nhựa
cũng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp khác nhau như là thành
phần trong mực in, phun sơn; các hạt vi nhựa bao gồm các hạt polyethylene
(PE), polypropylene (PP) và polystyrene (PS) được sử dụng trong các sản
phẩm dệt may, thuốc hay các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cơ thể (kem tẩy
tế bào chết, kem đánh răng); (iii) các hạt nhựa được sử dụng trong mài mòn
bề mặt (acrylic, melamine và polyester).
Vi nhựa thứ cấp là sản phẩm của quá trình gãy vỡ của các mảnh rác
nhựa trong mơi trường dưới các tác động cơ học (bào mịn), hố học (quang

oxy hoá) và sinh học (phân huỷ do vi sinh vật) [1,25]. Vi nhựa có nguồn gốc
thứ cấp được cho là nguồn đóng góp chủ yếu lượng vi nhựa trong môi trường.
Theo Simon và cs, (2018) cả vi nhựa sơ cấp và thứ cấp đã được tìm
thấy trong mơi trường biển cũng như trong môi trường nước ngọt. Về nguồn
gốc, ở nghiên cứu này chúng có nguồn gốc tương đối đa dạng, những hạt vi
nhựa dạng sợi trong suốt và dẻo là sản phẩm phân hủy của các dây lưới đánh
cá hay dây câu. Những hạt dạng sợi khác nhiều màu sắc và dễ tách hơn
thường có nguồn gốc từ các sợi vải tổng hợp. Ngoài ra, các sợi này được cấu
tạo từ nhiều vi sợi nhỏ hơn với nguồn gốc phổ biến như các sản phẩm vệ sinh
cá nhân và bỉm trẻ em [13], các mảnh lưới câu cá, viên nhựa cơng nghiệp, vật
dụng nhựa gia đình và các mảnh nhựa bị gãy hoặc vỡ khác.
Nguồn gốc của vi nhựa có thể từ các vật phẩm nhựa lớn hơn bị vỡ nhỏ
ra nhưng chủ yếu từ các mặt hàng tiêu dùng chứa hạt microbead như kem
đánh răng, xà phòng, sữa rửa mặt tẩy tế bào chết, nước thải có nguồn gốc từ
nguyên liệu cho công nghiệp như bột nhựa hoặc viên nhựa. Các hạt vi nhựa
theo đường thoát nước đổ ra suối, sông và cuối cùng tập trung ra biển. Với số
lượng thải ra môi trường ngày càng tăng một cách đáng kể, các hạt vi nhựa
dẫn đến ô nhiễm rác thải vi nhựa.

Luan van


14

Hình 1.6. xử lý chất thải vi nhựa và phát tán vi nhựa [29]
Phần lớn rác thải nhựa đại dương (80%) có nguồn gốc từ đất liền [14]
được mang ra đại dương thông qua các con đường như: các hoạt động du lịch,
hoạt động đánh bắt thủy hải sản, rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp
được đưa ra biển theo các con sơng [15]. Q trình phân huỷ khác nhau dẫn
đến sự phân mảnh của nhựa thành các hạt vi nhựa tích tụ trong mơi trường.

Sự phân hủy nhựa được phân loại theo các nguyên nhân gây ra quá trình
phân hủy:
- Phân hủy sinh học – do hoạt động của các sinh vật sống thường là vi
khuẩn.
- Phân hủy quang học – do hoạt động của ánh sáng (thường là ánh sáng
mặt trời khi tiếp xúc ngoài trời).
- Phân hủy oxi hóa nhiệt– do q trình oxy hóa chậm ở nhiệt độ vừa phải.
- Phân hủy nhiệt – do tác động của nhiệt độ cao.
- Thủy phân – phản ứng với nước.

Luan van


15

1.3. Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG CÁC HỆ SINH THÁI
1.3.1. Ô nhiễm vi nhựa trong nước biển và đại dương
Sự hiện diện của nhựa trong đại dương đã được phát hiện và công bố
lần đầu tiên vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên, khái niệm về vi nhựa
(microplastic, MPs) mới được đề xuất vào những năm đầu của thế kỷ 21 và
nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học. Với nghiên
cứu đầu tiên được thực hiện bởi Phịng thí nghiệm Hàng hải Plymouth (Anh),
các nhà khoa học đã sử dụng lưới có kích thước mắt 100 µm (0,1 mm), 333
µm và 500 µm để lọc nước ngoài khơi bờ biển Plymouth ở Anh và bờ biển
Maine ở Mỹ. Số hạt vi nhựa bắt được bằng lưới 100 micron nhiều gấp 2,5 lần
so với lưới 333 µm (loại thường được sử dụng để lọc vi nhựa), và gấp 10 lần
so với lưới 500 µm.
GS. Pennie Lindeque thuộc Phịng thí nghiệm Hàng hải Plymouth,
người đứng đầu nghiên cứu đã được cơng bố trên tạp chí Global Change
Biology, cho biết: “Ước tính về nồng độ vi nhựa trong đại dương hiện nay có

thể quá thấp”. Bề mặt nước trên tồn cầu từng được ước tính có từ 5.000 đến
50.000 tỷ hạt vi nhựa. Nhưng sau khi bổ sung các hạt nhỏ hơn mới được tìm
thấy, các nhà khoa học cho biết ước tính này có thể tăng lên từ 12.000 –
125.000 tỷ hạt. Sử dụng phép ngoại suy, nhóm nghiên cứu đề xuất nồng độ vi
nhựa có thể vượt quá 3.700 hạt/m3 – cao hơn nhiều so với số lượng động vật
phù du, trong khi động vật phù du đã là một trong những lồi có mật độ cao
nhất trên hành tinh. Kết quả này có thể là đại diện cho nồng độ vi nhựa ở các
khu vực nước gần các vùng đất đông dân cư. Nguồn vi nhựa từ đất liền đóng
góp lượng vi nhựa chính lượng vi nhựa tại đại dương [8]. Dữ liệu mới cho
thấy ở một số vùng nước có thể có nhiều hạt vi nhựa hơn cả số động vật phù
du nói trên.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy ô nhiễm vi nhựa đã xuất hiện nhiều
nơi trên thế giới từ trong tuyết và đất ở Bắc cực đến nhiều con sông và đại
dương sâu nhất, hay các loại thức ăn của con người như muối, mật ong, sữa,
bia,... Con người đang hấp thụ vi nhựa hằng ngày, trong khi chưa ai rõ các tác
động của vi nhựa đến sức khỏe.

Luan van


16

1.3.2. Ô nhiễm vi nhựa trong các thủy vực nước ngọt
Vi nhựa trong nước
Cho đến nay, nghiên cứu vi nhựa trong các thuỷ vực nước ngọt ít hơn
so với mơi trường biển. Một số nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vi nhựa
trong các sông và hồ lớn. Lưu vực sơng là nơi chuyển tải chính các mảnh
nhựa từ đất liền ra đại dương [34]. Do vậy, vận chuyển của vi nhựa phụ thuộc
vào dịng chảy của sơng. Một số nghiên cứu đã ghi nhận ô nhiễm vi nhựa
trong các thuỷ vực nước ngọt tại một số quốc gia ở các châu lục như Châu

Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Bảng 1.1. Các nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa trong các thuỷ vực nước ngọt
Kích
thước
lưới thu
mẫu
(µm)

Xác định

500

Visualization

141,7 hạt/m3

300

FTIR

3,9.106 hạt/km2

300

FTIR

1,87.105 hạt/m3

Great Paris, Pháp


80

Visualization

106 hạt/m3

Great Paris, Pháp

330

Visualization

0,45 hạt/m3

112

FTIR

1,36.107 hạt/km2

48

Visualization

1,26.104 hạt/m3

32

Visualization


1,02.104 hạt/m3

50

FTIR

8,93.103 hạt/m3

Nơi thu mẫu

Sông Danube
Áo
Sông Rhine
Pháp
Sông ở Đức
và kênh Hà Lan

Three Gorges Dam
Trung Quốc
Three Gorges Dam
Trung Quốc
Cửa sông Yangtze
Trung Quốc
Hồ ở Vũ Hán
Trung Quốc
Hồ Taihu
Trung Quốc
Hồ Taihu
Trung Quốc


333

Mật độ nhựa lớn Tài liệu tham
nhất
khảo

FTIR + SEM 6,8.106 hạt/km2
EDS
FTIR + SEM - 2,58.104 hạt/m3
EDS

Luan van

(Lechner và
cs.2014)
(Mani và cs.,
2015)
(Leslie và cs.,
2017
(Dris và cs.,
2015)
(Dris và cs.,
2015)
(Zhang và
cs.,2015)
(Di và Wang,
2017)
(Zhao và cs.,
2014)
(Wang và cs.,

2017)
(Su và cs.,
2016)
(Su và cs.,
2016)


17

Nơi thu mẫu
Kích
Xác định Mật độ nhựa lớn Tài liệu tham
Hồ Winnipeg
(Anderson
thước
nhất
khảo và
333
SEM - EDS 7,48.105 hạt/km2
Canada
cs.,2017)
lưới thu
Sông tại Los Angeles mẫu
(Moore và
800,500
Visualization 1,29.104 hạt/m3
(µm)
Mỹ
cs.,2011)
Hồ Laurentian

Mỹ

333

SEM - EDS

4,66.105 hạt/km2

(Eriksen và cs.,
2013

Cửa sông, Goiana
Brazil

300

Visualization

0,19 hạt/m3

(Lima và cs.,
2014)

Mật độ vi nhựa trong các nghiên trên cứu rất đa dạng do các phương
pháp khác nhau (phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu) được sử dụng trong
nghiên cứu của Dris và cs, (2015). Hàm lượng vi nhựa ở nước bề mặt tại sông
Ebro trung bình khoảng 3,5 ± 1,4 hạt/m3; sơng Seine dao động từ 3 - 108
hạt/m3 với cỡ mắt lưới thu mẫu là 80 µm hoặc tại sơng Pearl River của Trung
Quốc dao động từ 379 đến 7.924 hạt/m3; cỡ mắt lưới thu mẫu là 20 µm .
Nghiên cứu kéo dài hai năm tại sông Danube ở Trung Âu của Lechner

và cs, (2014) cho thấy độ phong phú của vi nhựa là 316,8 hạt/L [35]. Các
nguyên liệu nhựa thô sử dụng trong cơng nghiệp (dạng viên, mảnh và hình
cầu) chiếm thành phần chính trong số các mảnh vụn nhựa quan sát tại đây Tại
các thuỷ vực nội địa vùng Vũ Hán (Trung Quốc), mật độ vi nhựa dao động từ
1.660 – 8.925 hạt/m3. Các dạng nhựa quan sát trong nghiên cứu này có màu,
dạng sợi và có loại nhựa Polyethylene terephthalate và polypropylene chiếm
ưu thế, điều đó phản ánh thói quen sử dụng nhựa bởi vì hai loại nhựa kể trên
lần lượt được sử dụng trong nước uống đóng chai và túi đựng thực phẩm. Hơn
80% hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 2mm được tìm thấy trong nghiên cứu
này.
Theo Phillips và cs., 2015, tại các hệ thống sông đô thị, dạng vi nhựa
phổ biến nhất là dạng film. Trong khi đó, tại các hệ thống sơng tại các khu
vực ít dân cư, vi nhựa dạng sợi lại phổ biến hơn. Tại các khu vực đông dân cư
và khu công nghiệp có nhiều hạt vi nhựa hơn. Mật độ dân số cao cùng với các
hoạt động của con người, đô thị hoá, du lịch tỷ lệ thuận với hàm lượng nhựa
trong môi trường. Nghiên cứu của Kataoka và cs., 2019 cũng cho thấy mật độ

Luan van


×