Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Nước mắt đàn ông mỹ hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 234 trang )

Nước Mắt Đàn Ơng
Mỹ Hạnh
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động
Nguồn:
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.


Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20 (chương kết)


Mỹ Hạnh


Nước Mắt Đàn Ông
Chương 1
Người phụ nữ ngồi trong căn phịng nhỏ một mình, căn phịng tốt lên vẻ cô đơn với
cái nghèo của căn nhà . Vật sang trọng nhất trong căn nhà là chiếc điện thoại đặt bên
cạnh chiếc tivi đen trắng 18 inch hiệu Voctor màu đỏ .
Người phụ nữ gần như chìm trong suy tư, vẫn đưa tay bật chiếc nút tivi, màn hình
hiện ra gương mặt người đàn ông khiến chị mở to mắt nhìn kỹ và lắng nghe . Lời
người xướng ngơn viên rành rọt :
- Thưa các bạn, đài truyền hình thành phố hân hạnh giới thiệu ông Lê Văn Đông,
giám đốc trung tâm tin học. Ơng Lê Văn Đơng vừa từ Nhật Bản về, đài chúng tơi đã
u cầu ơng có cuộc nói chuyện với các bạn. Đề tài là « Tin học hôm nay, tin học
tương lai ». Mời các bạn theo dõi .
Người phụ nữ chồm lên, chị nhìn kỹ gương mặt trong tivi rồi tắt máy . Từ ánh mắt
chị ánh lên niềm vui lẫn nỗi buồn . Rất lâu chị đứng lên, chậm rãi đi đến bên cửa
sổ nhìn ra bầu trời đêm .
Mười năm ! Đã mười năm, người bạn xưa khơng phụ lịng người đặt kỳ vọng, niềm
tin vào mình, và giữa anh với chị, ai là người hạnh phúc ?
Người phụ nữ thở dài, tiếng thở dài hồ theo ngọn gió đêm. Chị nghĩ gì, nghĩ về ai
giữa đêm dài tịch mịch ?
- Thanh Thiên !
Tiếng gọi quen thuộc khiến người phụ nữ rùng mình xoay người lại . Người đàn ơng
đứng ngay cửa phịng, trên mơi nụ cười rạng rỡ . Anh như muốn bước lại, làm một
cử chỉ trìu mến nào đó nhưng ngại ngùng. Người bạn anh khơng thích những cử chỉ
thân mật thái quá . Thanh Thiên đã lấy lại vẻ bình thản cố hữu :
- Đơng kìa ! Ra ngồi chờ mình đi !


Đơng phì cười nhưng vẫn gật đầu bước ra, người phụ nữ cầm chiếc lược chải vội mái
tóc, liếc vào gương nhìn gương mặt mình . Chị khơng nén nỗi thở dài. Đông ngồi trên
chiếc ghế nhựa màu trắng, cạnh chiếc bàn độc nhất trong nhà, bộ bàn nhựa mới tinh,

có nét thanh đạm, cơ độc như chủ nó . Bất giác Đông thở dài . Căn nhà gần tám năm
nay khơng thay đổi gì ngồi cái cũ kỹ tăng thêm. Bộ bàn mới trắng tinh, càng làm
tăng thêm nét cũ kỹ của căn nhà . Thanh Thiên sống thanh đạm, cơ độc như thế này
đã hơn mười năm. Có phải vì nỗi đau khổ nào ? Đơng khẽ lắc đầu, anh thật khơng
hiểu nổi những gì ở Thanh Thiên . Người đàn ơng chìm vào suy tư, áng cao lớn sừng
sững in vào vách ván qua ánh đèn néon, anh khơng có nét gì đẹp trai phong nhã của
người trí thức, nhưng nhìn vào anh, bất cứ người phụ nữ nào cũng ước mong được
nương tựa suốt đời . Thanh Thiên lặng lẽ nhìn anh, khá lâu mới cất tiếng :
- Đơng có điều gì lo nghĩ à ?
Chị bước tới kéo ghế ngồi đối diện, xoè tay bỏ vào chiếc dĩa nhỏ trên khay trà một
nắm đậu phụng ngào đường, rồi bình thản bỏ trà vào bình, xong rót nước sơi . Mắt
người đàn ơng sáng ngời rạng rỡ :
- Thanh Thiên biết mình đến à ? Đậu mới ngào phải không ?
Chị gật đầu cười nhẹ :
- Quà khao giám đốc trung tâm tin học. Có nghèo q khơng ?
Mắt Đơng hớn hở, nhón tay cho hạt đậu bỏ vào miệng, đầu lắc lia lịa :
- Không đâu ! Sang nhất rồi, Thanh Thiên biết tính mình mà .
Đúng ! Có ai biết rõ tính Đơng ngồi Thanh Thiên đâu chứ, dù ngày ấy có nhóm năm
người chơi với nhau, thân hơn tình ruột thịt, lại cùng ở chung trong một xóm nghèo .
Đơng lớn tuổi nhất, tính độ lượng nhưng đầy tự ái nam nhi, khơng thích mặc đẹp, ăn
ngon (có lẽ vì nghèo nhất nhóm), chỉ thích nhất món đậu phụng rang ngào đường.
Người thứ hai là Đồng, tính đùa tếu và ln mở miệng thở than, mình ốm gầy vì suy
dinh dưỡng, nên nhất định phải làm bác sĩ để « chửi lộn » với cái thân hình trơ xương
của mình. Thứ ba là Đổng, nghèo mà mập như cái thùng phuy (chẳng thế mà Đồng
thử chẩn bệnh, cho bạn là bệnh thừa mỡ), ngoại hình như vậy nhưng lại mơ làm diễn
viên điện ảnh, mà phải tầm cỡ quốc tế . Tính Đổng ba hoa trăng cuội, mỗi năm học
là có một hoặc hai, ba bông hồng trong tim để làm thơ, để trồng cây si, đưa đón . Kế


đến là Thanh Thiên, con nhỏ có nửa đàn ơng trong máu với cái nhan sắc trời không

cho đẹp của mình. Thanh Thiên học gì cũng giỏi, cũng siêu như bù vào phần khiếm
khuyết. Cuối cùng là Tường Vi, niềm tự hào của nhóm, một con người từ lúc sinh ra
đã gặp nhiều may mắn, dù mồ côi mẹ từ thuở lên 10. Tường Vi là con gái thầy Hậu,
người thầy mà cả nhóm yêu thương nhất thời trung học. Cơ bé được cha trút hết tình
thương nên tính lúc nào cũng yếu đuối . Sắc đẹp của cô như lồi hoa pha-lê, khơng
tàn nhưng dễ vỡ . Tường Vi từ 10 năm nay đã là vợ của Đơng, cịn hai người kia
nguyện vọng đã đạt thành, còn mỗi Thanh Thiên .... Còn mỗi Thanh Thiên .... Nàng
nén tiếng thở dài . Bao năm rồi, nàng luôn nén tiếng thở dài khi có Đơng .
Một thống thẩn thờ ở người bạn gái khiến Đơng bàng hồng. Thanh Thiên đang
buồn điều gì ? Khơng đâu, cơ ấy cương nghị, quả cảm hơn cả mình mà, nếu có buồn,
chỉ vì người khác mà thơi . Anh chợt đặt tay mình lên tay bạn gọi khẽ :
- Thanh Thiên ! Chuyện gì vậy ?
Nàng giật mình rút vội bàn tay lại, cười khoả lấp :
- Khơng có gì, mình đang nhớ tới nhóm “Tam Đ”.
Đơng cười xồ :
- Ừ ! Nhiều lúc thằng Đồng gọi điện tới, mình tức cười một mình, chẳng hiểu sao
ba thằng nhập bọn lại thành Đồng, Đổng, Đông . Tường Vi mỗi lần gặp lại Đổng ù
cứ ghẹo hồi .
Thanh Thiên cười thật sự, nói với Đơng mà thấy bóng dáng Đổng ù lung linh trước
mặt mình :
- Hơm qua hắn đến phá q, mình chẳng dịch được bản nào, miệng cứ cười toe toét,
khoe đã là phó đạo diễn .
Đang cười Đơng nghiêm mặt lại, nhìn thật sâu vào mắt bạn, trầm giọng :
- Thanh Thiên, vẫn làm việc ngày đêm vậy sao ? Anh tỏ ra bực thật sự - Sao cậu kỳ
vậy ? Làm rồi tiền để đâu cho hết torng khi “cậu” sống thanh đạm thế này. Thanh
Thiên! Mình đã năn nỉ “cậu” bao nhiêu lần về giúp mình một tay.


Anh có vẻ buồn lẫn cay đắng trên gương mặt, khiến Thanh Thiên nhói lịng, nhưng
nàng vẫn lắc đầu :

- Đừng ép mình, Đơng biết mà, tính mình thích tự do khơng ràng buộc, mình chẳng
từ chối bao nhiêu chỗ làm đó sao ?
- Nhưng làm với Đơng mà ? Đơng khơng ràng buộc Thanh Thiên bất cứ điều gì .
Thanh Thiên dứt khốt :
- Đơng đừng làm buổi đến thăm mất vui, nói chuyện khác nhé !
Đơng nhăn nhó gật đầu .
- Tường Vi có tin vui chưa ?
Đơng lắc đầu . Thanh Thiên hỏi tiếp :
- Sao hôm đi Nhật, khơng đem Tường Vi qua đó xem sao ?
- Cơ ấy khơng chịu đi. Nói q thì lại biểu mình có vợ bé đi, “cậu” coi có chết mình
khơng ?
- Nhưng bản thân Đơng thích có con khơng ?
Đơng có vẻ buồn, giọng trầm xuống :
- Đơng thích lắm. Nhưng Tường Vi làm sao ấy. Đơi lúc mình nghĩ, vợ chồng mà
mình hồn tồn khơng hiểu chút nào về cô ấy. Tường Vi qua 10 năm làm vợ, chịu
biết bao cực khổ với mình, rất yêu mình... Nhưng ... Nhưng...
Người đàn ơng đưa tay lên trời, khơng nói tiếp, đơi mày nhăn lại có vẻ bứt rứt , rồi
kết thúc một câu ngậm ngùi :
- Giá Tường Vi có thêm một chút gì của cậu thì mình hạnh phúc biết bao.
Thanh Thiên cau mày nhìn bạn :


- Lại nói bậy bạ rồi. Tường Vi nghe được nó khóc cho coi. Đơng cũng như mọi đàn
ơng khác trên đời, luôn đứng núi này trông núi nọ, được voi lại địi tiên. Thơi bỏ đi,
phải ráng thuyết phục Tường Vi đi chữa bệnh vô sinh, điều trị dễ thơi.
- Cơ ấy thường nói, bệnh hoạn nên cũng khơng muốn có con.
Thanh Thiên thừ người. Đúng vậy ! Tường Vi hay bệnh lắm, ngay từ thuở bé đã hay
đau đầu, mỏi mệt nên dù thầy Hậu hy vọng nhiều vào đứa con gái độc nhất cũng đành
cho nghỉ học ngang lớp 10. Nhà thầy và đám học trò nghèo cách nhau một bức vách
ván thông. Mỗi lần Tường Vi đau mà thầy có giờ lên lớp, lại gởi cho Thanh Thiên.

Nàng quý Tường Vi như em ruột, rất yêu chìu. Một lẽ nàng khơng có em, một lẽ vì
q trọng người thầy và một lẽ nữa vì Tường Vi quá xinh đẹp mong manh. Nàng yêu
cô bé như bù vào khiếm khuyết của nhan sắc mình. Thế rồi cả nhóm Đổng, Đồng,
Đơng cũng u theo, trở thành nhóm 5 người (dù Tường Vi khơng cịn đi học). Cả
bốn đua nhau chìu chuộng cơ bé, nâng niu như vật báu dễ vỡ . Mỗi lần Tường Vi
đau đầu, ói mửa là cả bọn mất ăn mất ngủ, bỏ cả học hành, tình cảm ngày càng sâu
đậm gắn bó . Thế rồi thầy Hậu trong cơn bạo bệnh qua đời, bỏ lại đứa con gái bơ
vơ, không lời trăn trối. Thanh Thiên đã năn nỉ mẹ đỡ đầu cho Tường Vi đến ngày
thành gia thất . Người mẹ nhận lời, nhưng trên thực tế, Thanh Thiên và cả nhóm chăm
sóc, lo lắng cho cô bé. Từ ngày ấy đến nay, cả 5 người trải qua biết bao thăng trầm
dời đổi, nhưng bệnh Tường Vi khơng bớt được chút nào . Có phải vì thế nên cơ ấy
khơng thích có con ?
Thanh Thiên ngậm ngùi :
- Đơng đừng buồn nữa, mình sẽ ghé thăm Tường Vi nói chuyện thử .
Người đàn ơng có vẻ mừng, Thanh Thiên quá thân thiết trong cuộc đời anh, mà sao
như cách xa vời vợi. Những gì trong anh, cô như đều thấu hiểu nhưng lúc nào cũng
làm kẻ bàng quang bên đường, trước hạnh phúc và sự thành đạt của anh. Bao năm
qua, để có Đơng ngày hôm nay, anh đã đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, vậy mà ngày
mua căn nhà mới đến nay, cô không bước đến bao giờ . Tại sao ? Chẳng lẽ mặc cảm
nghèo ? Có lúc nào anh thố lộ với Tường Vi nỗi băn khoăn của mình, thì vợ anh trả
lời như thuộc lịng :
- Anh khơng biết tính chị Hai sao ? Hãy để chị Hai tự nhiên trong cuộc sống riêng,
như vậy chị sẽ dễ chịu hơn .


Chị Hai ! Chẳng hiểu từ lúc nào Tường Vi thích gọi Thanh Thiên bằng « chị hai » với
chồng và ln cung kính, khép nép . Với Đơng, Thanh Thiên mãi là bầu trơi trong
xanh trong trái tim anh, một tri kỷ, một bạn hiền và là một điều gì xa xơi hơn mà anh
chưa từng tìm kiếm, dù điều đó anh cảm nhận thật thân thiết khơn cùng.
Đơng đứng lên, lấy tay nhặt những hột đậu phụng ngào đường còn lại cho vào túi

quần. Thanh Thiên chận tay lại gắt :
- Nói hồi cũng qn, ăn hết mới được về kia mà .
Đơng nhăn nhó thả đậu xuống, gãi đầu :
- Nhiều quá, để mình ăn trên đường về .
- Khơng được, Đơng đã hứa với mình, qn rồi à ?
Đông nhớ chớ, anh từng hứa với bạn đến chơi sẽ ngồi lâu đến chừng nào ăn hết số
đậu mới được về . Đông ngồi xuống, anh nghĩ rằng nỗi cơ đơn ở người bạn q xn
thì sao thật to lớn, và anh lại chạnh lòng . Dịch sát chiếc ghế qua bên bạn, anh nắm
nhẹ tay Thanh Thiên dịu dàng nói :
- Thanh Thiên à ! Đàn ơng bây giờ có mắt như mù, chẳng ai tìm thấy ở Thanh Thiên
một trái tim tuyệt vời . Hay vầy nha....chỗ Đơng có anh chàng kỹ sư hay lắm, Thanh
Thiên ...
- Lại phạm quy ước rồi. Bao nhiêu lần mình nói Đơng nghe là khơng thích lấy chồng
hả ? Ôi, bạn bè kỳ cục ....
Thanh Thiên tỏ ra ngán ngẩm, và Đơng tị te ngượng ngùng. Mỗi lần có ai muốn gả
chồng cho Thanh Thiên đều bị ọt rơ hết .
Thanh Thiên lấy bàn tay lại từ bao giờ, đứng lên :
- Thôi Đông về đi, để Vi chờ . À nè ! Trung tâm vi tính của Đơng khó khăn à ?
Đơng gật đầu :


- Khó khăn lắm, Thanh Thiên biết rồi, năm năm tranh đấu mình mới có được trung
tâm vi tính tầm cỡ nhưng dù sao nó vẫn thuộc tư nhân và chưa có vốn đầu tư. Hơm
rồi mình đi Nhật, liên hệ với nhóm thanh niên tiến bộ, nhưng họ cịn đang xét lại.
Mình chỉ mua được một số linh kiện hiện đại với giá rẻ . À ! Cịn cơng việc Thanh
Thiên ra sao ?
- Tốt đẹp ! Tóm lại làm với người phương Tây có thoải mái hơn.
Đơng mỉm cười với bạn :
- Vậy thì …. tạm biệt Thanh Thiên, hẹn gặp lại .
- Tạm biệt .

Người đàn ông rời căn nhà khi tặng cô bạn gái ánh mắt nhìn thân thiện . Anh đi rồi,
căn nhà quạnh quẽ cơ tịch hơn với người chủ nó. Thanh Thiên khơng làm việc được,
cô lên giường cũng không dỗ được giấc ngủ, đành thao thức .


Mỹ Hạnh
Nước Mắt Đàn Ơng
Chương 2

Tường Vi ơm đầu, nàng rên khe khẽ, rồi rên lớn hơn, cuối cùng òa khóc. Cơn đau
như nhiều hơn, dài hơn mỗi khi khơng có mặt chồng ở bên cạnh và nàng thấy mình
bất hạnh nhất trên đời. Hai năm yêu thương đẹp như huyền thoại, mười năm làm vợ
gian khổ quá nhiều, vậy mà ai cũng cho rằng nàng sung sướng. Họ có biết đâu, nàng
đau đớn muốn gào lên, gào lên …
Đông chạy ùa vào phịng như cơn lốc, ơm lấy vợ rối rít :
- Em đau hả Vi ? Lâu chưa em ? Đã gọi Đồng chưa ?
Nàng vẫn khóc, ơm đầu lả trong tay chồng. Đông quýnh quáng đặt vợ xuống giường,
nhấc điện thoại :
- Alô ! Đồng ơi ! Đến ngay nhé, Vi đau rồi.
Anh ôm lấy Tường Vi, vuốt ve tóc nàng, hơn mãi lên mơi mắt nàng. Anh biết, tình
yêu anh dành cho vợ giúp nàng chịu đựng cơn đau tốt hơn và bây giờ cũng vậy. Nàng
bớt rên la, mở mắt ra nhìn anh yếu ớt nói :
- Em dọn sẵn rồi, anh ăn cơm kẻo đói.
Đơng lắc đầu ghì vợ vào ngực :
- Em đau, anh ăn khơng vơ, chờ Đồng tới chích thuốc cho em đã.
Anh lại hơn vợ, thống ngạc nhiên khi nàng đáp lại nụ hôn một cách đam mê, bị cuốn
hút vào bờ môi trẻ thơ của nàng, anh hôn náo nức …
Tiếng động cơ xe dừng lại trước nhà, anh bứt khỏi mơi nàng thì thào :
- Đồng đến rồi !



Gã sếu vườn bước vào lúc cả hai đã tề chỉnh, hắn toét miệng cười bô bô :
- Bé Vi lại đau hả ? Có phải thằng Đơng bạc đãi em khơng ?
Đơng nhăn nhó :
- Cậu làm như mình vũ phu lắm vậy, mình mới đi làm về, áo chưa kịp cởi đây.
Gã sếu vườn nheo mắt :
- Nhưng kịp làm giảm cơn đau của bé Vi bằng mấy cái mi mi chớ gì ?
Đơng đưa tay đầu hàng thằng bạn "suy dinh dưỡng” trong khi hắn nhanh nhẹn lấy đồ
nghề ra khám bệnh cho Vi. Vừa khám vừa chọc ghẹo cơ bằng những lời khiến khơng
ai có thể nín được cười. Tiếng rên tắt ở mơi Vi. Gã sếu vườn cho ống nghe vào túi
áo giọng bỡn cợt nhưng đầy trìu mến :
- Đóa Tường Vi của anh, cái gì mà cậu hừ ? Chẳng phải một phần cơ ấy là của mình
à ? Thằng Đổng ù cũng nhường phần nó cho mình, vậy là kẻ tám lạng người nửa cân
nhé. Ê ! Mà nếu cậu đổ ghè dấm chua ra, thì mình sẽ lấy phần Thanh Thiên ln và
cậu chỉ cịn nước tặng ln đóa Tường Vi cho mình.
Tường Vi ơm đầu, miệng khúc khích cười, nàng ln tự hào, vì ai cũng quan tâm đến
nàng. Đơng nhìn, có vẻ khó hiểu. Tường Vi như là chưa từng lấy chồng, nàng vẫn đỏ
mặt khi bị chọc ghẹo, vui sướng khi Đơng chìu chuộng (hay ai chiều chuộng cũng
vậy) và thường làm nũng với đám bạn ngày xưa. Đơng khơng ghen, bởi biết vợ rất
u mình và hiểu bạn mình nhưng anh thấy nó làm sao ấy. Nàng đã là thiếu phụ 30.
Đồng chợt nghiêm giọng :
- Tường Vi nè ! Cho anh năn nỉ đi, vào bệnh viện để xác định bệnh, chứ chữa kiểu
này không hay chút nào. Giỏi chút đi.
Nụ cười Tường Vi tắt mất, cô phản kháng quyết liệt :
- Không ! Em không đến bệnh viện. Đau đầu khi trở trời thôi mà.
Đông lắc đầu thở ra :


- Tường Vi ! Em đau bao nhiêu năm rồi biết khơng ? Phải đến bệnh viện để tìm bệnh
chớ, như vậy mãi làm sao có con được.

Tường Vi bật khóc :
- Anh thích có con, chớ đâu cần em, em bệnh khiến anh chán phải không ? Vậy anh
đi tìm vợ khác đi, em khơng trách đâu.
- Sao em nói vậy ? Vợ chồng gian khổ bao năm em không hiểu anh sao ? Anh chỉ
mong em lành bệnh, có con cho vui cửa vui nhà, để mỗi lần anh đi xa được n tâm,
vì em có con bên cạnh, không cô đơn hiu quạnh.
- Em không cần con cái gì hết, em cần anh thơi.
Tường Vi hét lớn, khóc rịng. Đơng bối rối, Đồng cau mày, quyết định can thiệp :
- Bé Vi nín đi ! Em khơng đồng ý thì thơi vậy, nhưng phải uống thuốc nhé ! Kìa
Đơng ! Cậu chìu cơ ấy đi.
Đơng để nỗi buồn sâu lắng vào lòng, cười nhẹ, ngồi xuống bên vợ dỗ dành :
- Đừng khóc nữa em, anh khơng muốn em buồn, khơng đi thì khơng đi.
Gục đầu vào ngực chồng Vi khóc mãi, đợi Đơng dỗ chán mới nín. Đồng chích thuốc
cho Vi, bắt uống thêm thuốc an thần rồi năn nỉ cô nằm nghỉ. Đợi cô nhắm mắt thiếp
đi cả hai mới ra ngồi. Nhìn mâm cơm nguội lạnh trên bàn lịng Đơng buồn bã.
Cái hạnh phúc bao năm anh vun đắp từ trong gian khổ, dường như không là điều anh
từng mong ước. Đông đi ra hành lang, ngồi xuống chiếc ghế nhỏ mà hai vợ chồng
thường ngồi nhìn ra phố mỗi chiều. Lơ đãng châm thuốc hút, qua khói thuốc lãng
đãng bay, anh chìm vào suy tư, quên hẳn bạn mình. Đồng đứng tựa vào cửa chăm chú
nhìn bạn. Nó hơn mình hai tuổi, ln chín chắn trong mọi quyết định, mỗi chuyện trái
tim là khơng ổn chút nào. Nhìn bề ngồi cả hai thật xứng đôi, Đông vững chãi, điềm
đạm, Vi yếu đuối hiền thục. Đơng u vợ, chun chính, Vi thủy chung trọn đạo.
Cực khổ đói rách gần 10 năm Vi chưa 1 lần than thở hay oán trách chồng, giờ đây
sự nghiệp vững vàng, nàng không hề se sua, chưng diện xài phí. Vậy cái khơng ổn


giữa hai vợ chồng là cái gì ? Đồng thật khơng hiểu nổi. Có lẽ chuyện bệnh tật khơng
con ? Khơng ! Là cái khơng khí trong ngơi nhà này, nó lạnh lẽo, trơ trơ, vơ hồn – Đây
khơng phải là tổ ấm. Đồng bàng hoàng phát giác ra điều ấy, càng bàng hồng hơn khi
nhìn thấy ở gương mặt bình thản, cương nghị kia một nỗi cơ đơn sâu kín khơn cùng.

- Đơng !
- Hử ! – Đơng chậm rãi nghiêm mặt nhìn bạn, thấy Đồng mặt thảng thốt, anh vội cười
ngay, vỗ vào chiếc ghế bên cạnh, ra hiệu bạn đến ngồi. Đơng nói trấn an :
- Mình không sao cả, cậu đừng lo.
Đồng làm thinh, anh châm thuốc hút, chậm rãi suy tính kỹ những điều muốn nói trong
lịng. Khá lâu, Đồng lên tiếng :
- Đơng à ! Nói thật lịng đi. Có phải từ lâu cậu khơng hạnh phúc ?
- Sao cậu nói vậy ? Tường Vi thể chất yếu đuối, nhưng nàng rất yêu mình.
- Được yêu chưa là hạnh phúc, người vợ nên là tri kỷ của chồng.
Đông đứng lên đến tựa lan can nhìn ra đường :
- Mình khơng thể địi hỏi Tường Vi điều đó, cậu thừa hiểu mà.
Đồng dúi tàn thuốc xuống nền, đạp chân lên, giọng ghìm nén bực tức :
- Ngày ấy mình nói với cậu, Tường Vi thích hợp làm cơ em gái được nng chìu
hơn làm vợ.
- Ngày ấy mình rất u Tường Vi.
- Thế cịn hơm nay ?
Đông xoay người, trầm giọng xuống đều đặn :
- Hơm nay mình mãi mãi u vợ mình.


Đồng tàn nhẫn không khoan nhượng :
- Vậy nỗi buồn nào trong trái tim cậu vậy ?
Đông châm điếu thuốc khác :
- Trong tim có nhiều ngõ ngách lắm và tâm sự của mình hơm nay thật là nặng nề.
Khơng phải vì Tường Vi đau ốm, mà vì sự nghiệp của mình cịn q bấp bênh. Vì sự
nghiệp có phần lớn từ đồng tiền của một người, mà người đó thì đã biệt dạng, chưa
biết ngày nào trở lại. Và cịn vì Thanh Thiên … nhiều … vì nhiều thứ lắm Đồng à.
- Thanh Thiên ! – Đồng rụng rời đứng lên – Cơ ấy làm sao ?
Đơng ngước nhìn bầu trời vàng rực ánh nắng :
- Không ! Cô ấy chẳng làm sao, nhưng nỗi cô đơn và sự thanh đạm trong cuộc sống

cơ ấy, khiến mình nhức nhối cả con tim.
Đồng thở phào :
- Một nửa Thanh Thiên là đàn ông, cô ấy cứng rắn hơn cả tụi mình, cậu lo làm gì.
Đơng chồng tay qua vai bạn :
- Ngày ấy chúng ta đều nghĩ như vậy, nhưng tuổi đời càng chồng chất, tư tưởng phải
chín chắn hơn. Cậu có bao giờ nghĩ vì cơ ấy xấu xí, nên mình thấy có nhiều nam tính ?
Gã sếu vườn nghệch mặt nhíu mày. Có thể như vậy.
- Ê ! Mà từ bao giờ cậu thấy điều ấy ?
Từ bao giờ ? Từ bao giờ ? Ba tiếng ấy vang dội mãi trong đầu chàng. Đó là ngày
chàng khánh thành trung tâm tin học Thế Kỷ. Ước mơ theo đuổi 10 năm đã đạt thành,
chàng chờ từng phút, từng giây những bạn bè thân yêu nhất đến chia xẻ niềm vui.
Chàng đã dấu nỗi buồn vào tận đáy lịng vì Thanh Thiên không đến. Chàng quay quắt
với muôn vàn câu hỏi tại sao trong đầu, cho tới lúc quan khách ra về, để rồi bàng
hoàng khi gặp người bạn thân yêu, đứng khóc lặng lẽ sau góc nhà.


- Thanh Thiên ! - Chàng kêu lên, vì mừng rỡ, giận dỗi lẫn ngạc nhiên bởi dòng nước
mắt Thanh Thiên. Cơ ấy có bao giờ khóc ? Để rồi chàng quên hết giận hờn, rối rít lên :
- Thanh Thiên ! Sao khóc vậy ?
- Khơng ! Khơng có gì ! – Cơ cố gạt nhanh dịng nước mắt.
Chàng nắm chặt tay bạn nghiêm khắc :
- Cậu nói dối, nói đi, “cậu” chưa bao giờ biết nói dối, lại càng khơng biết khóc, khơng
biết yếu mềm. Thanh Thiên, nói thật đi, chuyện gì đã xảy ra ?
Cơ gái chợt cười, tiếng cười ròn rã vui tươi từ lâu vắng trên môi cô :
- Đông tức cười thiệt, thỉnh thoảng phải nhớ đến mình là con gái chứ.
- Con gái thì sao ?
- Con gái nước mắt tn ra ngồi, đàn ơng nước mắt chảy vào lịng. Hai thứ nước
mắt khác nhau nhưng tất cả do niềm vui hay nỗi buồn mang lại.
- Vậy nước mắt cậu do đâu ? – Đơng khẩn khoản – Đừng nói tại mình nhé Thanh
Thiên.

Lần này là nụ cười thống mơng lung như sương khói :
- Tại cậu, vì mừng cho cậu ấy mà.
Anh đã cười rịn rã, nắm tay cơ chạy vào phịng đặt máy, mấy mươi chiếc máy trong
10 căn phòng đều đông đặc người, tất cả im lặng chăm chú. Anh thì thào kể cơ nghe
chiếc máy này sản xuất tại đâu, bao nhiêu tiền, chiếc máy kia có lợi ích gì trong nền
kinh tế đang phát triển. Anh nói cơ nghe những ước mơ tương lai và niềm lo lắng
khoản tài chính dự bị khơng cịn. Cuối cùng, trong phịng làm việc của mình, anh
bật máy truỵền hình quan sát đám học viên cho cô xem và chỉ cô những sợi tóc bạc
nhanh trên mái đầu mình. Cơ nhìn rất lâu vào mái tóc, sẽ sàng hỏi :
- Đơng bao nhiêu tuổi rồi nhỉ ?


- 32, hơn cậu 2 tuổi.
- Hơn Tường Vi 5 tuổi, cơ ấy cịn rất trẻ thơ mà cậu đã bạc đầu rồi.
Cô mỉm cười bối rối :
- Không sao đâu, đàn ơng có tí tóc bạc trơng hay lắm.
Anh chẳng thấy những sợi tóc của mình hay chỗ nào nhưng Thanh Thiên nói hay,
thì nhất định hay rồi. Hai năm qua, tóc anh có nhiều sợi bạc mà Thanh Thiên chưa
khóc lại lần nào. Cịn anh nhớ câu nói người bạn gái “Nước mắt đàn bà tràn ra ngoài,
nước mắt đàn ơng tn vào lịng” bởi anh những giọt nước mắt nàng rơi, mới sực
nhớ nàng hoàn toàn là phụ nữ.
Đơng nhìn đồng hồ vờ qn đi câu bạn hỏi, nói qua điều khác :
- Cịn nửa giờ nữa mình đi làm, cậu nói dùm cơ y tá nào đến chăm sóc Tường Vi nhé !
- Sao cậu khơng kiếm người giúp việc ? Mấy năm nay thong thả rồi.
Đơng cười khổ :
- Cơ ấy khơng chịu, nói là tự cơ ấy chăm sóc mình và nhà cửa.
Đồng nhún vai đi vào phòng khách lấy đồ nghề, lúc trở ra buột miệng :
- Vi là vợ cậu, chớ không phải là cô bé yếu đuối mồ côi ngày nào. Cậu hãy khéo léo
nói cho Vi hiểu, con người phải biết đổi thay mình cho hợp với hiện tại, phải như
con Tắc kè biến màu, hiểu chưa ?

Cái giọng Đồng thật dễ ghét, khiến Đông đỡ bực :
- Vậy từ nay làm ơn đừng có lải nhải “cơ bé của anh”, “đóa Tường Vi của anh” nữa
nghe.
Đồng đã xuống hết bậc thềm, anh dừng lại nheo mắt :
- Nè, cậu ghen đó à ?


Đơng nhăn nhó :
- Cậu giúp cơ ấy trưởng thành dùm mình đi.
Đồng cười xịa, tấm thân cao lêu khêu, gầy nhom rung rung.
Trời ạ ! Vợ nó chớ phải vợ mình đâu chớ.


Mỹ Hạnh
Nước Mắt Đàn Ông
Chương 3

Trung tâm tin học Thế Kỷ tọa lạc trên mảnh đất 800 m2 nhưng công trình xây dựng
mới 100 m2 với 3 lầu, kiến trúc hình hộp hiện đại. Cơng trình có 2 hướng thang máy.
Tầng 4 riêng dành cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tham quan,
chuẩn bị kế hoạch đầu tư kinh tế.
Phịng làm việc của Đơng ở lầu 2, ăn thơng qua phịng đặt máy quan sát, căn phịng
đơn giản như vẻ bề ngoài của anh. Anh đang ngồi đăm chiêu trước Đồ án 2 của trung
tâm, đồ án xây dựng hoàn bị vào năm 2000. Anh chẳng thể ngờ nhịp độ kinh tế thương
mại và nỗi khát khao kiến thức khoa học hiện đại lại tiến nhanh đến khủng khiếp như
vậy. Trung tâm tin học Thế Kỷ mới khánh thành 2 năm đã trở nên nhỏ bé nghèo nàn
trước cao trào hiện đại và anh thật đau đầu trước dự án tương lai.
Nếu đến năm 2000 thì trung tâm với 10 phịng sẽ khơng đủ phục vụ, cịn nếu khởi sự
ngay thì vốn đầu tư cịn thiếu. Nếu đến năm 2000, những thiết bị vi tính hiện đại trở
thành lạc hậu thì anh có nguy cơ phá sản vì khơng thu hồi lại được vốn đầu tư. Ánh

đèn đỏ ở bàn chớp ba cái, anh ngẩng đầu lên nói vào máy :
- Chuyện gì ?
- Trình giám đốc, có một người Mỹ đưa danh thiếp tên Jim muốn gặp ơng.
- Mời vào.
Anh nhìn lại mình, sơ mi ngắn tay, không cà vạt, anh tặc lưỡi, không sao. Người Mỹ
rất thực tế, họ đánh giá khả năng ngưới khác không qua áo quần. Nghe tiếng gõ cửa,
anh rời ghế bước ra :
- Mời vào.
Đó là một người Mỹ cịn khá trẻ, tóc hớt cao chừa một đi dài nhỏ. Hắn cịn lè phè
hơn cả anh, áo bỏ ngồi, quần Jean bạc phếch, tay xách một túi du lịch dán đầy “mác”
các nước. Hắn bắt tay anh mạnh và chặt, chứng tỏ sức sống tràn trề trong tấm thân cao


hơn 1m8 của hắn. Giọng hắn lại ngược với con người, nhẹ, uyển chuyển, du dương
như hát, dù phát âm Mỹ đặc sệt :
- Tôi là Jim. Anh là Đông giám đốc cái chỗ này ư ?
Hắn khơng nói giám đốc trung tâm tin học , mà là giám đốc cái chỗ này. Ba tiếng có
vẻ coi thường cơ ngơi mà Đông tốn bao công sức xây dựng, nhưng Đông vẫn thản
nhiên. Hắn đang so sánh với nơi đây với bên nước Mỹ của hắn mà.
- Chính tơi, mời ơng ngồi.
Hắn nhìn quanh, thỉnh thoảng ánh mắt ánh lên tia sáng từ trịng mắt nâu vàng. Đơng
thản nhiên chờ đợi. Hắn nói sau khi nhìn chán chê căn phịng chỉ 4 bức tường, 5 cái
cửa, 1 bản đồ trung tâm và bàn làm việc với ông giám đốc không bận veston.
- Người ta nói tơi đừng nhìn anh qua dáng vẻ bên ngồi , tơi với anh sẽ hợp nhau
ở 1 cái gì đó.
- Thưa ơng Jim, tơi khơng nhìn ai qua dáng vẻ bên ngồi và tơi ln hịa hợp với
mọi khách hàng của tơi.
Hắn khốt tay :
- Ồ không ! Tôi không là khách hàng của anh, tôi đi du lịch nhiều nơi trên thế giới và
bỗng dưng … À ! Anh Đông ! Anh nghĩ sao nếu tơi trở thành phó giám đốc nơi đây.

- Thưa ơng ! Tơi khơng nghĩ tới điều đó.
- Anh nên nói chưa, chứ đừng nói khơng vì … - Hắn đứng lên, vung tay nói vẻ dứt
khốt – Tơi đã đi xem 340 trung tâm tin học ở thành phố này. Tôi đã xem và tham
khảo luật đầu tư quốc tế với mọi góc cạnh. Tơi đã làm quen với một luật sư danh
tiếng nhất về kinh tế đối ngoại và tôi quyết định mở đầu chuyện làm ăn đầu tiên trong
đời tơi tại Việt Nam, trung tâm của anh.
Anh nhìn gã người Mỹ, khơng hiểu gã đang nói thật hay đùa. Anh đọc văn học hiện
đại Mỹ rất nhiều và rút ra một kết luận từ những dòng chữ kia. Người Mỹ chia làm
4 loại. Loại 1 là loại tỉnh táo như thuộc lầu 5 góc. Loại 2 là loại làm ăn, những kẻ
nắm giữ nước Mỹ qua vòi bạch tuộc đô la. Loại 3, nhưng kẻ điên rồ cứ tưởng mình


như là mặt trời của nhân loại. Loại 4 là người nghèo, những kẻ thích ước mơ. Anh
chàng này thuộc loại 2 hay 3 nhỉ ? Và người ta mà anh nhắc đến là ai ? Anh dấu vội
nụ cười, vì ý nghĩ muốn kiểm tra cái gã Jim cuồng ngạo đáng u này :
- Ơng Jim, ơng đã kiểm tra sức khỏe sau kỳ nghỉ tại đây ?
- Ồ ! Tơi tin vào mình, nên khơng cần kiểm tra gì cả.
- Thế ơng có quay được cuốn video nào về ông trên đất Việt Nam chưa ?
- Tôi tự quay lấy, không cần thuê ngưới.
- Vậy ông đến du lịch qua điểm du lịch nào của thành phố ?
Jim trố mắt :
- Anh làm gì như hỏi cung vậy ? Tơi đi bên du lịch thành đồn.
Nghĩa là anh ta không gặp Đổng hay Đồng và Thanh Thiên, thế sao anh ta biết mình
cần vốn đầu tư kìa ? Anh chợt không muốn kéo dài câu chuyện hoang đường này nữa :
- Ông Jim ! Cảm ơn nhã ý của ơng và xin phép, tơi có cuộc họp với nhân viên của
tôi lúc 8h30.
Jim không phật ý, hắn đứng lên :
- Tơi hiểu, người Việt Nam thích chuyện thần thoại nhưng khơng tin chuyện thần
thoại là có thật. Đây là danh thiếp, điện thoại khách sạn tôi ở. Tạm biệt.
Hắn bắt tay anh chặt và mạnh mẽ như lúc đến rồi cười qua ánh mắt ra cửa. Đến cửa,

hắn dừng lại quay mặt :
- Tơi qn chưa nói lý lịch mình cho anh nghe. Tất cả mọi người biết tôi, đều gọi
tôi là Jim điên rồ. Tôi điên rồ như “Mác” cha tơi, vì giận ơng nội tơi nên ông đã trở
thành người lính viễn chinh đầu tiên trên đất Việt và cũng là người ngã xuống đầu
tiên trên đất Việt. 30 năm tôi chỉ làm mỗi việc rong chơi và tiêu tiền, nhưng tiêu mãi
không hết tiền cũng chán. Nếu hôm nay việc ngỏ ý làm ăn của tơi thất bại thì Jim


điên rồ khơng cịn cơ hội tỉnh táo nữa. Mẹ kiếp cuộc đời, vì lẽ gì mà tơi hạ giọng
trước anh, tôi thật không hiểu nổi.
Hắn đi rồi, Đông thần người ra nghĩ ngợi. Hỡi ơi ! Anh thấy yêu thích hắn, vì vẻ
phiêu lưu điên rồ hay vì đồ án tương lai và núi tiền không bao giờ cạn của hắn ? –
Điều ấy thật mâu thuẫn với kẻ làm kinh tế khoa học những năm 2000.
Ngồi lúc lâu ổn định lại tư tưởng mình, anh gọi vào máy :
- Cho tôi gặp tài vụ.
Trung tâm tin học Thế Kỷ, cái tên rất kêu và to lớn nhưng thật ra khơng có nhiều
nhân viên. Chỉ 1 giám đốc, 1 thư ký riêng, 1 tài vụ, 2 chuyên viên kỹ sư kỹ thuật điện
tử, 10 kỹ sư điện tử điều khiển 10 phòng, 2 nhân viên phòng máy kiểm tra và 2 bảo
vệ thuộc làng võ lão thành, tất cả đều làm việc trực tiếp với giám đốc. Anh nhân viên
tài vụ tốt nghiệp đại học ngân hàng bằng đỏ, đẹp trai như những người mẫu mơn thể
dục thể hình. Anh ta có cái tài ăn nói khiến kiến trốn lụt cũng phải chui ra khỏi hang.
Ông giám đốc trung tâm tin học, nhận đơn xin việc anh ta là nhận được tấm bằng và
con người lẫn tài năng thiên phú ấy.
Anh đã ôm một chồng sổ sách khổng lồ đứng trước anh, diện như một tài tử điện ảnh
và nhanh nhẹn như loài báo hoa, đặt chồng sổ sách lên bàn :
- Thưa ông !
Đông phất tay :
- Cho số liệu vào máy chưa ?
- Dạ rồi !
- Ta qua phòng kiểm tra đi.

Cả hai người đến trước máy vi tính, chăm chú từng dãy số hiện lên màn hình. Bấm
nút xố, Đơng đứng lên đi lại cửa sổ châm thuốc hút rồi chậm rãi nói :
- Q ít để thực hiện phân nửa đề án 2. Mỹ à ! Chắc phải chờ đợi thôi.


Mỹ nhún vai gom mọi sổ sách lại một chỗ :
- Tơi đã trình với ơng tiền thu nhập như vậy khơng kinh tế. Tiền ấy phải tính tất cả
vào hao mòn máy, mặt bằng, thuế và chất xám, chớ khơng phải tính bằng lương tâm
ơng chủ.
Đơng im lặng. Mỹ hồn tồn đúng. Lúc vào nhận việc, Mỹ trình anh một hồ sơ về
khoản tiền thu nhập có của trung tâm, theo đúng chức vụ của mình. Và anh duyệt
giảm 30%, vì những năm tháng thời sinh viên, thời tù tội bằng trái tim một con người
biết nghĩ đến ngày mai của thế hệ trẻ. Mỹ cảm phục anh nhưng luôn phản đối anh
mỗi kỳ họp cuối tuần, dù lương tâm anh hoàn toàn xứng đáng với 8 giờ làm việc.
Đơng sánh vai Mỹ về lại phịng làm việc, anh dứt khốt gọi vào máy :
- Thơng báo họp nửa giờ sau khi tan sở.
Họp ngoài giờ làm việc, nghĩa là cuối tháng tài vụ phải chi thêm tiền bồi dưỡng. Mỹ
thở ra, anh ấy thừa biết một nhà kinh doanh làm giàu nhờ sự keo kiệt, bòn rút tàn
nhẫn nhưng anh ấy luôn là một ông chủ biết hy sinh bản thân mình.
Trừ 2 bảo vệ, 17 người ở phịng họp, kể cả cơ thư ký. Cơ là bơng hoa duy nhất ở trung
tâm với bình quân 10 lời hị hẹn và thư tỏ tình 1 ngày. 17 người tính khí hồn tồn
khác nhau, chỉ đồng một tư tưởng, trung tâm tin học Thế kỷ là tất cả !
Với họ, do một nguyên nhân đơn giản nhất, cái ông giám đốc có bề ngồi như một
anh cơng chức nghèo, biết khiêm tốn, đã lôi họ từ những nơi chứa bao kẻ vô công rỗi
nghề, đến giết thời gian bằng bia rượu và đánh lộn về đây, cho họ một chức vụ, một
danh dự xứng đáng với bao năm họ miệt mài dưới giảng đường đại học. Riêng cái
bông hồng duy nhất kia và anh tài vụ là do một người giới thiệu vào.
Người ấy vốn trời cho không đẹp nhưng là người giám đốc yêu mến, quý trọng nhất
dù ông ta chưa từng thấy trong mắt có người đàn bà nào ngồi vợ mình. Ơng ta đã vì
cơ ấy, bất kể dĩ vãng bông hồng kia – một cô gái bán bia ôm chuyên nghiệp.

Thật là may, trung tâm biến cô trở thành trong ngọc trắng ngà và ánh đèn mờ với lớp
phấn son ở quán bia ôm đã giúp cho mn ngàn cặp mắt chẳng thể nhìn ra cô thư ký
hôm nay là con nhỏ bán bia ôm tên Trang Đài ngày nào.


Cô thư ký ngồi bên tay mặt, anh tài vụ ngồi bên tay trái. Buổi họp bắt đầu.
- Báo cáo nhân viên 8 phòng, cho biết số học viên hàng ngày khơng có máy học là
26%, trong đó 18% là học sinh sinh viên, 3% là các giám đốc và viên chức nhà nước,
4% thuộc tu thương binh xã hội, các cơ quan hướng nghiệp và thanh nhiên xung
phong gởi qua học, 1% cịn lại thuộc các nhóm khác. Vậy chúng ta phải làm gì, trong
khi chưa có điều kiện phát triển cơ sở.
Tân, kỹ sư chuyên viên coi phòng 1 lên tiếng :
- Khơng cịn cách nào khác ngồi việc mở thêm giờ học cho học viên.
Sinh, chuyên viên bảo trì phản đối ngay :
- Khơng được, máy móc như con người, muốn tuổi thọ lâu dài phải bảo trì tốt. Người
ta giảm giờ để tiến bộ, cịn anh muốn thêm giờ để kiếm tiền.
- Tôi muốn kiếm tiền không phải cho riêng tôi – Tài to tiếng.
Đông vẫy tay :
- Khơng nên cãi nhau, Lợi có ý kiến gì khơng ?
Lợi coi phịng 10 lầu 4, phịng dành cho khách nước ngoài. Anh dáng nhỏ nhắn, siêu
ngoại ngữ, tính trầm tĩnh, kiên định. Anh có vẻ đã suy nghĩ chín chắn trước rồi, anh
thong thả nói :
- Khách nước ngồi khơng phải ln ln có, đề nghị cho học viên xử dụng ln máy
phịng 9 và 10 mỗi khi có chỗ trống.
Vĩ, chun viên bảo trì máy cao cấp, nhíu mày :
- Đề nghị coi lại, loại máy này địi hỏi trình độ cao chẳng phải ai cũng xử dụng được,
rất nguy hiểm nếu hư hỏng.
Thành mập chuyên viên phịng 2, xì dài :
- Cao cấp thì dành cho người có trình độ. Bộ dân Việt Nam dốt nát hết sao ?



Toại lo xa như mọi ngày, phòng 7 của anh, học viên ớn nhất :
- Dân có trình độ cao cấp thì hay sĩ diện, cịn dân ngoại quốc thì nhiều tiền. Một giờ
họ xử dụng máy, trả tiền bằng một tháng dân mình, rủi bên kia chưa hết giờ, bên này
cần máy gấp thì sẽ sinh mâu thuẫn, phải tính đến điều ấy.
Mỹ bĩu mơi :
- Q vị làm ơn, chúng ta đang làm kinh tế, không phải là trung tâm bảo vệ phẩm giá
dân tộc. Chúng ta họp vì cần tìm mọi cách để kiếm tiền, kiếm tiền q vị ạ.
Cơng, anh chàng thuộc phịng 5, một ngày nói một tiếng, bỗng nói ngun câu :
- Nếu vì tiền và chỉ vì tiền, thì giám đốc đã khơng giảm tiền mỗi giờ 30%. Chúng ta
không chỉ làm kinh tế, mà cịn vì tương lai đất nước, vì mai sau của thế hệ trẻ muốn
vươn lên trong cảnh đói nghèo. Bản thân chúng ta là điển hình thực tế nhất.
Mỹ đổ quạu :
- Vậy cậu đừng lãnh lương đi, chỉ nói được cái miệng.
Cơng đứng lên :
- Nếu giám đốc cần, tôi chỉ lãnh một số tiền đủ sống.
Đông vỗ nhẹ bàn :
- Khơng nên cãi nhau. Danh, phịng 6 cậu có ý kiến gì khơng ?
Anh chàng Khổng Minh thời đại toét miệng cười, sau khi đá lông nheo với đóa hoa
hồng chán chê :
- Tơi nghĩ mọi ý kiến nên tiếp thu một tí. Tỉ dụ cho máy nghỉ 2 giờ, có thể làm thêm
ca 19h. Ca 19h tiền trội hơn cả ngày, cịn tiền thì tùy theo đối tượng giảm hay thu
đủ. Kẻ dư tiền không cần giảm. Còn quý vị ngoại quốc là cái mỏ vàng của chúng ta
không nên để vuột mất, ta chỉ cần đả thơng tư tưởng q vị có lịng tự trọng cao và


hạn định giờ. Cịn chuyện lương tiền tơi nghĩ chúng ta chẳng thể cho, vì đó là đồng
tiền trả cơng lao động chính đáng, nhưng chúng ta có thể cho vay khơng lấy lãi.
- Trời đất ! Gì mà dài dòng quá vậy ? – Long. Cái gã cực kỳ đáng ghét bởi tính khinh
khỉnh, kiêu kỳ tỏ ra bất cần mọi thứ, uể oải thẳng lưng lên chõ miệng vào – Nguyên

nhân nào trung tâm ta đông khách ? Vì rẻ tiền. Nếu ta thâu tiền bằng các nơi khác
thì mọi chuyện đều ổn cả. Phịng 4 của tơi mệt quá rồi, đến đi tiểu tiện cũng chẳng
có thời gian.
Bơng hồng độc nhất trong phịng lên tiếng, sau khi háy Long một cái đổ qn xiêu
đình :
- Nói như anh thì nói làm gì, giám đốc đang cần mở mang đề án 2 trước năm 2000,
anh lại cứ phá đám.
Long uể oải ngã lưng ra ghế :
- Nếu đề án 1 hồn thành được khi khơng có chúng ta, thì đề án 2 giám đốc sẽ thực
hiện được mà không cần chúng ta. Bởi như vậy ta biết, giám đốc chúng ta xây dựng
lên cơ ngơi này bằng đôi bàn tay trắng và hai cái đầu.
Ngữ phòng 5 nheo mắt liếc giám đốc miệng dẻo quẹo :
- Coi ! Sao lại có thêm một cái đầu vào đây ? Giám đốc chúng ta nhứt nhơn nhứt
mã mà.
Cả phòng đột nhiên im lặng, họ không hiểu Long, Ngữ muốn ám chỉ điều gì.
Riêng Đơng. Anh chợt trầm ngâm với nỗi ưu tư vương trên mặt, khiến cô thư ký lo
ngại. Cơ chợt đưa mắt nhìn vào góc bên phải, nơi ấy có hai anh chàng giống nhau
như hai giọt nước, từ nãy giờ ngồi và lắng nghe. Thấy ánh mắt cơ, anh chàng có mái
tóc dài, bận sơ mi vải siêu màu nho chín, đưa tay ra hiệu cắt. Anh chàng tóc ngắn,
quần bó áo thun lại lắc đầu xịe hai tay. Cơ thư ký tỏ ra khó xử, đành rụt rè nói nhỏ :
- Đình họp hả giám đốc ?
Đơng chồng tỉnh đứng lên nhìn đồng hồ, đúng 15 phút :


×