Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Skkn bồi dưỡng, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần b chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật chương i, sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 41 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - đào tạo là vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả
những nước phát triển quan tâm và coi là quốc sách hàng đầu. Xã hội càng phát triển
người ta càng trông đợi và đòi hỏi giáo dục phải làm thế nào đáp ứng nhiều nhất cho
sự phát triển cá nhân, làm thế nào để chuẩn bị cho người học có tiềm năng tốt nhất
để đương đầu, thích ứng và phát triển khơng ngừng trước thực tế ln biến động.
Giáo dục cịn tạo động lực cho sự phát triển bền vững của xã hội, là yếu tố quan
trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực, quyết định sự phát triển của xã
hội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng,
có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, như: mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục,
chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục...trong đó yếu tố tiên quyết chính là
mục tiêu giáo dục. Nhiều văn bản do Đảng và Nhà nước ban hành đã mang tính
định hướng cho cơng cuộc đổi mới này, trong đó nhấn mạnh mục tiêu giáo dục
hiện đại là tiếp cận, hình thành và phát triển năng lực (NL) người học.
UNESCO xác định 4 cột trụ của giáo dục thể kí XXI đó là: Học để biết, học
để trưởng thành, học để chung sống và học để làm. Điều đó cho thấy vai trị to lớn
của năng lực hợp tác. Chương trình GDPT 2018 xác định 5 phẩm chất, 10 năng lực
cần rèn luyện cho học sinh trong đó có năng lực giao tiếp, hợp tác.
Hợp tác là một năng lực thiết yếu của con người, nó giúp mỗi người có thể
hịa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ và thành đạt. Việc rèn luyện năng lực hợp
tác cần được tiến hành ngay khi học sinh (HS) còn đang ngồi trên ghế nhà trường
vì nó giúp HS tích cực, chủ động hơn trong q trình học tập, từ đó nâng cao chất
lượng học tập.
Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có nhiều kiến thức gần
gũi với HS, gợi cho HS hứng thú tìm hiểu kiến thức và áp dụng vào thực tế hằng
ngày. Nhưng bên cạnh những kiến thức khái niệm, cịn có những kiến thức cơ chế,
q trình là những kiến thức khó, địi hỏi HS phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong
quá trình học tập. Đây cũng chính là động lực để giáo viên (GV) tổ chức cho HS
rèn luyện năng lực hợp tác.


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bồi
dưỡng, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần BChuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” – Chương I, Sinh học 11.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình rèn luyện năng lực hợp tác và xây dựng một số công cụ
để rèn luyện năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần B- Chuyển hóa vật chất
và năng lưởng động vật” – Chương I, Sinh học 11.
1

skkn


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực (NL), năng lực hợp tác và việc rèn
luyện NL hợp tác cho HS, phân tích cấu trúc NL hợp tác và quy trình hợp tác trong
học tập.
- Đánh giá thực trạng dạy và học theo hướng hình thành NL và NL hợp tác ở
một số trường THPT.
- Phân tích cấu trúc phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” –
Chương I, Sinh học 11 làm cơ sở xây dựng bộ công cụ rèn luyện NL hợp tác cho
HS.
- Xây dựng quy trình rèn luyện NL hợp tác cho HS.
- Xây dựng một số công cụ để rèn luyện NL hợp tác cho HS trong dạy học
phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” – Chương I, Sinh học 11.
- Vận dụng quy trình và các cơng cụ để tổ chức rèn luyện NL hợp tác cho
học sinh trong dạy học phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” –
Chương I, Sinh học 11.
- Thực nghiệm sự phạm để đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
4. Phạm vi nghiên cứu
- NL hợp tác
- Nội dung dạy học mơn phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động

vật” – Chương I, Sinh học 11
5. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình rèn luyện NL hợp tác cho HS
- Các công cụ để rèn luyện NL hợp tác cho HS.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tìm kiếm tài liệu tham khảo từ các nguồn liên quan đến phương pháp dạy
học theo phát triển năng lực, rèn luyện năng lực hợp tác.
Trao đổi với đồng nghiệp để đề xuất biện pháp thực hiện.
Giảng dạy tại các lớp 11 trường THPT Đặng Thúc Hứa. Phối hợp với giáo
viên môn Sinh trường THPT trong huyện Thanh Chương để dạy thử nghiệm tại các
lớp 11.

2

skkn


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sỏ lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Năng lực
Theo từ điển Tiếng Việt, NL là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thơng
thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và ch c ch n một số dạng hoạt
động nào đó.
Theo tác giả Đinh Quang Báo (2012), dù năng lực được định nghĩa ở dưới góc
độ nào thì nó cũng thể hiện những đặc điểm chung, cơ bản sau đây:
- Nói đến năng lực là đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một
cơng việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy,
năng lực tự quản lý bản thân, … Do đó, khơng tồn tại năng lực chung chung.
- Nói đến năng lực là nói đến sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối

tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định. Do đó,
có thể dựa vào đó để phân biệt người này với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ
tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng
lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động nhưng
cũng phát triển trong chính hoạt động đó.
CT GDPT tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học
tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ
thể.”
Từ định nghĩa này, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là:
Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện
của người học;
Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự
thành công trong hoạt động thực tiễn.
Khái niệm NL trong học tập được hiểu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ học
tập g n với một loại hoạt động nào đó. Về bản chất, NL được tạo nên từ các thành
tố: kiến thức, KN, thái độ và động cơ hành động...thể hiện trong một bối cảnh cụ
thể, các yếu tố này khơng tồn tại riêng lẻ mà chúng hịa quyện, đan xen vào nhau.
Do đó, NL ở mỗi người có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn
3

skkn


luyện và trải nghiệm.

1.2. Hợp tác
Theo Từ điển Tiếng Việt, Giáo sư Hồng Phê cho rằng hợp tác có nghĩa là
“chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục
đích chung”. Cịn theo tác giả Nguyễn Lân, “hợp tác là cùng làm một việc với nhau”.
Trong dạy học, hợp tác là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều người thành một
nhóm, trong đó mỗi người đảm nhận một vai trị khác nhau và cùng phối hợp, giúp
đỡ, chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ chung nào đó. Trong q trình hợp
tác thể hiện rõ tính cá nhân hóa cũng như tập thể hóa, đó là sự tác động qua lại, phụ
thuộc, giúp đỡ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau để cùng hồn thành mục tiêu đặt ra.
Hợp tác có vai trò quan trọng trong cuộc sống và càng quan trọng hơn trong
học tập. Trong nhóm hợp tác, mỗi thành viên nhận nhiệm vụ khác nhau và được
trải nghiệm các nhiệm vụ nên có cơ hội hình thành, rèn luyện các KN như: KN tổ
chức hoạt động nhóm, tư duy logic, giải quyết mâu thuẫn, giao tiếp, viết báo cáo,
thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá...Các KN này rất cần thiết cho quá trình học
tập trong nhà trường cũng như trong công việc và cuộc sống sau này của HS.
Khi đặt mình trong một nhóm hợp tác, HS ln có ý thức phấn đấu, nâng
cao động cơ học tập – là sự thể hiện bản thân, góp sức vào thành cơng của cả
nhóm; tránh thói thụ động, ỷ lại vào người khác. HS có cơ hội rèn luyện những
phẩm chất tâm lý tốt, góp phần hình thành nhân cách bản thân như mối quan hệ
tình cảm tốt đẹp, thân ái g n bó với nhau; biết chấp nhận, chia sẻ với người khác;
tinh thần bao dung; tính cách lạc quan, hòa đồng, tự tin, tự trọng...
1.3. Vai trò của bồi dưỡng, phát triển năng lực hợp tác trong dạy học sinh
học.
Theo chương trình GDPT 2018, NL hợp tác được xếp vào nhóm NL về
nhóm năng lực giao tiếp – hợp tác thuộc nhóm năng lực quan hệ xã hội – là một
trong những NL cần đạt được sau khi kết thúc các cấp học.
NL hợp tác là khả năng tổ chức và quản lí nhóm, thực hiện các hoạt động
trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ
chung một cách có hiệu quả.
Đối với nhà trường, dạy học theo hướng rèn luyện NL hợp tác cho HS giúp

nâng cao hiệu quả của nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách,
tình cảm của HS. Nhà trường trở thành một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi HS được
bình đẳng, có cơ hội được giáo dục và phát triển như nhau, đồng thời cải thiện các
mối quan hệ xã hội có tính chất giới, tôn giáo, thành phần của HS trong phạm vi nhà
trường.
Đối với HS, hình thành NL hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho
HS có được thành tích học tập tốt hơn nhờ sự cố g ng, tích cực của bản thân cũng
4

skkn


như sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và
quan hệ xã hội, lĩnh hội nhiều giá trị xã hội, trưởng thành về nhân cách và hành vi
xã hội (trong phạm vi nhỏ của trường học). Điều này tạo tiền đề vững ch c để khi
bước vào xã hội với những mối quan hệ phức tạp, HS không những nhanh chóng
thích nghi mà cịn có thể xây dựng và hưởng lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây
chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc
sống.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học.
Thanh Chương là huyện trung du, miền núi, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều
khó khăn. Trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn có nhiều xã khó khăn
có thể xem là “điểm trũng” về đầu tư giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát triển năng lực nói chung, rèn luyện năng lực hợp tác nói riêng vẫn
cịn nhiều hạn chế:
Đối với giáo viên: Việc triển khai bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình GDPT 2018 đã có những tác động mạnh mẽ đến nhận thức của giáo viên về
dạy học phát triển năng lực. GV nhận thức đúng về vai trò của NL hợp tác và việc
rèn luyện NL hợp tác cho HS. Về mức độ thường xuyên, các GV đã áp dụng rèn

luyện NL hợp tác nhưng ở các mức độ khác nhau. Qua phỏng vấn sâu cho thấy các
GV thường xuyên tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tuy nhiên mới chỉ chú trọng
đến kết quả học tập chứ chưa rèn NL hợp tác một cách khoa học, một số HS tích
cực thì có thể nâng cao được khả năng thuyết trình, lãnh đạo, tự tin nói trước đám
đông...
Các GV đã sử dụng đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong quá
trình giảng dạy. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các phương pháp GV sử dụng nhiều vẫn
là những phương pháp truyền thống, rất hạn chế trong việc rèn luyện NL cho HS.
Ngược lại, các phương pháp, kỹ thuật có tác dụng rất lớn cho rèn NL hợp tác thì lại
ít được sử dụng, như dạy học dự án có 84% GV khơng thường xun sử dụng.
Đối với học sinh: Khảo sát cá nhân cho thấy, đa số các em đều cho rằng việc
rèn luyện, phát triển năng lực trong quá trình học tập là cần thiết hoặc rất cần thiết.
Các năng lực cá nhân của các em chủ yếu được hình thành trong quá trình học tập
và hoạt động cá nhân. Hình thức học tập rèn luyện năng lực hợp tác mà các em
cảm thấy hứng thú nhất là thực hiện dự án. Việc các thầy cô thay đổi phương pháp
dạy học làm các em cảm thấy mình chủ động hơn trong học tập.
Như vậy, có thể nhận thấy giáo viên và học sinh đều rèn luyện NL hợp tác
cho HS trong dạy hoc ở trường THPT là rất cần thiết và đáp ứng được nhu cầu về
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đó là phát triển các NL của người học.
2.2. Phân tích mục tiêu phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng
động vật” – Chương I, Sinh học 11.
5

skkn


Sinh học 11 đề cập đến Sinh học cơ thể đa bào (thực vật và động vật). Nội
dung chủ yếu của Sinh học 11 nghiên cứu bốn hoạt động sống cơ bản ở cấp cơ thể,
được thể hiện trong 4 chương. Trong mỗi chương, các hoạt động sống cơ bản được
trình bày các biểu hiện ở cơ thể thực vật sau đó đến cơ thể động vật. Phần B –

Chương I, Sinh học 11 đề cập đến chuyển hoá vật chất ở động vật. Cụ thể:
Chủ đề- Bài

Nội dung
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào.

Tiêu hóa ở - Khái niệm tiêu hóa ở động vật.
động vật
- Đặc điểm tiêu hóa ở các nhóm động vật: Động vật chưa có cơ
Bài 15+16
quan tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa, động vật có ống tiêu hóa.
- Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
Hô hấp
động vật



- Khái niệm hơ hấp, hơ hấp ngồi.
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí.
- Đặc điểm các hình thức hơ hấp: hơ hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp
bằng hệ thống ống khí, hơ hấp bằng mang, hơ hấp bằng phổi.

Bài 17

- Cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hồn.
Tuần
máu

hồn


Bài 18+19

- Vận chuyển các chất ở động vật khơng có hệ tuần hồn và có hệ tuần
hồn.
- Phân biệt hệ tuần hồn hở - hệ tuần hồn kín, hệ tuần hoàn đơn hệ tuần hoàn kép.
- Hoạt động của tim và hệ mạch.
- Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội mơi.

Cân bằng nội
- Cơ chế duy trì cân bằng nội mơi.
mơi
- Vai trị của các thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
Bài 20
- Vai trị của hệ đệm trong cân bằng pH nội mơi.
Thực hành
Bài 21

Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người: Đếm nhịp tim, đo huyết áp, đo thân
nhiệt.
- Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật: mối quan hệ giữa trao đổi
nước, trao đổi khoáng và nitơ, quang hợp và hơ hấp ở thực vật.

Ơn tập

- Tiêu hóa ở động vật.

Bài 22

- Trao đổi khí ở động vật và thực vật.
- Vận chuyển các chất ở động vật và thực vật.

6

skkn


- Cân bằng nội môi ở động vật.
Các kiến thức phần B- chương I, sinh học 11 gần gũi với học sinh. Nhiều
kiến thức có sự liên quan đến nhiều hoạt động trong đời sống, sức khoẻ. Do vậy
việc thiết kế các công cụ để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh là phù hợp với
mục tiêu của chương trình.
II. Thiết kế một số cơng cụ để bồi dưỡng, phát năng lực hợp tác cho học
sinh thông qua dạy học phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động
vật” – Chương I, Sinh học 11.
1. Câu hỏi – bài tập
Câu hỏi, bài tập trong dạy học rèn luyện NL hợp tác phải tạo cho HS có nhu
cầu hợp tác với nhau và hy vọng sự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt, tức là HS sẽ
khơng hoàn thành được nhiệm vụ nếu làm việc cá nhân, nhưng cũng khơng q dễ
nếu làm việc theo nhóm. Do đó, chúng tơi xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập ở
mức hiểu và vận dụng làm công cụ rèn luyện NL hợp tác cho HS.
Câu hỏi bài tập ưu tiên sử dụng các câu hỏi yêu cầu tính hệ thống, khả năng
phân tích kiến thức, vận dụng vào thực tiễn đời sống. Câu hỏi bài tập có thể sử
dụng trong dạy học nêu vấn đề, xây dựng phiếu bài tập, củng cố kiến thức, bài tập
về nhà. Trong quá trình sử dụng, cần yêu cầu học sinh trao đổi lẫn nhau để có
phương án trả lời đầy đủ, hoàn thiện nhất.
Một số câu hỏi – bài tập sử dụng rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh khi
dạy học phần B- Chương I, Sinh học 11:
Câu 1: Lập bảng hệ thống so sánh q trình tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn
thực vật. Từ đó nêu ra các đặc điểm tiêu hóa thích nghi với thức ăn của hai nhóm
động vật này.
Câu 2: Hãy lập bảng so sánh tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa,

động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa để thấy được chiều hướng tiến
hóa của tiêu hóa ở động vật.
Câu 3: Ở trâu bò: Nếu c t bỏ dạ múi khế và nối ruột với dạ lá sách thì q
trình tiêu hóa của bị sẽ gặp những trở ngại gì? Cho rằng nơi kết nối không ảnh
hưởng đến sự di chuyển của thức ăn.
Câu 4: Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được
tiêm hoocmon tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức
năng tuyến tuỵ, hãy giải thích tại sao?
Câu 5: Khi uống rượu, etanol được hấp thụ qua đường tiêu hoá và chuyển
đến dịch ngoại bào và nội bào trong cơ thể. Etanol được đào thải chủ yếu qua gan,
còn lại qua phổi và thận. Người khoẻ mạnh bình thường nặng 70kg, mỗi giờ thải
được 7g etanol. Theo luật giao thông đường bộ, giới hạn nồng độ cồn cho phép đối
với người điều khiển phương tiên giao thông cơ giới là 0,5g/ml máu.
7

skkn


Giả sử người bình thường, khoẻ mạnh nặng 70kg, uống 1 lon bia Hà Nội 330ml,
nồng độ 4,6%. Sau 1 giờ người này có thể lái xe được khơng?
Câu 6: Trước khi ăn, một người húp một bát canh nhỏ hoặc một mi canh
rồi mới ăn. Bình luận về thói quen này có người nói : Ăn canh như vậy khơng tốt
vì nó làm lỗng dịch vị, do đó thức ăn khơng được hấp thu hết. Người khác lại nói
: ăn canh trước khi ăn như vậy là tốt. Một số khác lại cho rằng ăn canh như vậy
chẳng có lợi cũng chẳng có hại gì cho việc tiêu hóa thức ăn . Theo bạn ý kiến nào
là đúng ? Giải thích.
Câu 7: Cho các lồi động vật sau: thủy tức, trùng đế giày, thỏ. Trong các
lồi đó tiêu hóa khác nhau ở những điểm nào?
Câu 8: Trong hệ tiêu hóa người, khi c t bỏ một trong các cơ quan nào sau
đây: dạ dày, túi mật, tụy thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình tiêu

hóa?. Vì sao?
Câu 9: Tại sao thức ăn của thú ăn thực vật chứa hàm lượng proteinits nhưng
chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
Câu 10: Hãy lập sơ đồ khái qt chủ đề tiêu hố ở động vật. Từ đó hãy xác
định chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá.
Câu 11: Hình ảnh sau đây mơ tả hiện tượng nào trong hô hấp ở cá. Ý nghĩa
của hiện tượng này? Nêu hiện tượng tương tự ở sinh vật trên cạn khác.

Câu 12: Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau:
Mơi trường
trong phổi

(2)

Khí quản
khí quản

(1)

các ống
mơi trường.

khí

Cho biết (1), (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? Hoạt động của
2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào, thở ra?
Câu 13: Ngày 10/5/2017, anh Tăng Văn Đươm (1985, xã Gia Xuyên-Gia
Lộc-Hải Dương) xuống hầm biogas của gia đình để sửa chữa. Đột nhiên mẹ của
anh ta nghe tiếng động lớn và gọi lần lượt em trai Tăng Văn Đới (1989) rồi anh trai
8


skkn


Tăng Văn Đượm(1983) xuống kiểm tra nhưng cả 3 anh em đều gặp nạn và tử vong
do ngạt khí. Theo em các loại khí gây ngạt cho 3 anh em trên và cơ chế gây ngạt
của các khí đó là gì?
Câu 14: Giải thích hiện tượng: Người nơng dân phun một chất dầu dạng
sương lên cây ăn quả để tiêu diệt cơn trùng.
Câu 15: Hệ thống hố kiến thức chủ đề hơ hấp động vật. Hệ hơ hấp tiến hố
theo chiều hướng nào?
Câu 16: Hãy lập bảng so sánh hệ tuần hồn hở và hệ tuần hồn kín thể hiện
ưu điểm của hệ tuần hịa kín so với hệ tuần hoàn hở.
Câu 17: Hãy lập bảng so sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép thể
hiện ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
Câu 18: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà mệt mỏi?
Câu 19: Trường hợp nào sau đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu?
- Đang luyện tập thể thao
- Sau khi nín thở quá lâu
- Hít phải khí CO.
Câu 20: Tại sao cơn trùng có hệ tuần hồn hở nhưng vẫn có khả năng vận
động linh hoạt?
Câu 21: Hãy cho biết các nhận định sau là đúng hay sai?
1. Máu chảy trong động mạch luôn là máu giàu Oxi.
2. Người lớn có chu kì tim lớn hơn trẻ em.
3. Hệ tuần hồn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ.
Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế điều hòa nhiệt độ ở động vật hằng nhiệt.
Câu 22: Một loài cá thuộc họ Channichthidae sống ở vùng cực Trái Đất,
nhiệt độ quanh năm trong nước là -1,90C và nước giàu Oxi. Lồi cá này khơng có
hemoglobin và myoglobin (chúng còn còn được gọi là cá máu tr ng) nên đã có một

số điều chỉnh cốt lõi để giúp chúng thích nghi với điều kiện sống ở nước lạnh.
a.Hãy dự đoán những điều chỉnh lượng máu tuần hồn, đường kính giữa các
mạch máu nhỏ, kích thước tim so với các lồi cá có cùng kích thước khác khơng
sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?
b.Tại sao lồi cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hịa tan nhiều oxi?
Câu 23: Giải thích sự thay đổi huyết áp trong các trường hợp tim co bóp:
nhanh, chậm, mạnh, yếu. Tại sao suy tim, xơ vữa động mạch, mất máu lại làm
huyết áp thay đổi?
Câu 24: Hãy lập sơ đồ khái quát các kiến thức có liên quan đến chủ đề tuần
9

skkn


hồn máu ở động vật.
Câu 25: Vẽ sơ đồ mơ tả cơ chế điều hòa huyết áp ở người, trong đó chỉ rõ
bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
Câu 26: Một cụ già phải vào cấp cứu vì vừa trải qua một đợt đi tháo nặng.
Da rất xanh xao, nhịp mạch nhanh, huyết áp tụt 80/50mmHg, đứng không vững.
Theo em, chúng ta nên sử dụng biện pháp truyền máu, truyền huyết thanh hay
truyền dịch đẳng trương cho bệnh nhân? Vì sao?
Câu 27: Khi trời nóng da bạn thường ửng hồng, bạn uống nhiều nước hơn.
Khi trời lạnh, da bạn thường tái đi và bạn ăn nhiều hơn. Hãy giải thích tại sao?
Câu 28: Các vận động viên sau khi vận động thường dùng một loại nước
dành cho thể thao. Loại nước này khác loại nước thường ở một thành phần cơ bản.
Theo em đó là thành phần nào? Tại sao?
Câu 29: Cơ chế nào giúp điều hòa nồng độ glucozo trong máu? Cơ chế này
thay đổi như thế nào ở bệnh nhân tiểu đường?
Câu 30: Hãy lập sơ đồ khái quát các kiến thức có liên quan đến chủ đề cân
bằng nội môi ở động vật.

Câu 31: Em hãy lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về CHVC&NL ở động vật
theo 3 giai đoạn của chuyển hóa: hấp thụ, biến đổi và đào thải.
Câu 32: Thực hành thí nghiệm:
1) Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người ở các thời điểm khác nhau.
2) Giải thích tại sao các kết quả đó lại thay đổi khi hoạt động và sau khi
được nghỉ ngơi một thời gian.
2. Phiếu học tập rèn luyện kĩ năng hợp tác.
Phiếu học tập cũng là một phương tiện để tổ chức quá trình dạy học.
Trong mỗi phiếu học tập có ghi một hoặc một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm
hướng tới hình thành kiến thức, KN hay rèn luyện thao tác tư duy cho HS.Việc
sử dụng phiếu học tập sẽ giúp GV thay đổi cách truyền đạt nhiệm vụ, giúp HS hiểu
rõ nhiệm vụ của mình, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của HS.
Đặc biệt, với các nhiệm vụ học tập phức tạp thì sử dụng phiếu học tập sẽ có nhiều
ưu thế hơn so với câu hỏi, bài tập.
1) Hãy nghiên cứu mục III, IV-SGK SH 11 trang 62 - 65, hoạt động nhóm
để hồn thành bảng so sánh q trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa:
Tiêu chí so sánh

Túi tiêu hóa

Ống tiêu hóa

Cấu tạo cơ quan tiêu hố
Q trình tiêu hố
10

skkn


Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất

thải
Mức độ hòa lỗng của dịch tiêu hóa
Mức độ chun hóa của các bộ
phận
Chiều đi của thức ăn
2) Hãy nghiên cứu mục IV-SGK SH 11 trang 64-65, hoạt động nhóm hồn
thành bảng sau để thấy được hoạt động tiêu hóa thức ăn ở các bộ phận khác nhau
trong ống tiêu hóa ở người:
Tiêu hóa cơ học

Bộ phận

Tiêu hóa hóa học

Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
3) Hãy nghiên cứu mục V-SGK SH 11trang 67-69, hoàn thành bảng sau:
Thú ăn thịt

Bộ phận

Thú ăn thực vật

Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non

Ruột già
Hãy giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau đó?
4) Hãy nghiên cứu mục II, III- SGK SH 11 trang 71-74 hoàn thành bảng và
trả lời các câu hỏi sau:
Hình
hấp

thức



Đại diện

Cơ quan Cấu tạo cơ Cơ
chế
hơ hấp
quan hơ hấp trao đổi khí

Hơ hấp qua bề
mặt cơ thể
11

skkn


Hơ hấp bằng hệ
thống ống khí
Hơ hấp
mang


bằng

Hơ hấp bằng phổi
Câu 1: Tại sao da của giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ
thể? Khi b t giun để nơi khơ ráo thì giun sẽ bị chết, tại sao?
Câu 2: Đối chiếu với 4 đặc điểm trao đổi khí, hơ hấp bằng hệ thống ống khí
ở cơn trùng có hiệu quả khơng? Tại sao?
Câu 3: Hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?
Khi b t cá lên cạn, sau một thời gian cá bị chết, vì sao?
Câu 4: Động vật trên cạn nào hơ hấp hiệu quả nhất? Vì sao?
Chia cả lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm hồn thành 1 phần của phiếu học tập
Nhóm 1+5: Tìm hiểu về hình thức hơ hấp qua bề mặt cơ thể, trả lời câu số 1
Nhóm 2+6: Tìm hiểu về hình thức hơ hấp bằng hệ thống ống khí, trả lời câu số
2
Nhóm 3+7:Tìm hiểu về hình thức hơ hấp bằng mang, trả lời câu số 3
Nhóm 4+8:Tìm hiểu về hình thức hô hấp bằng phổi, trả lời câu số 4
5) Hãy nghiên cứu mục IV-SGK SH 11 trang 77-79, hoạt động nhóm hồn
thành bảng sau để thấy được sự khác nhau giữa các dạng hệ tuần hồn:
Tiêu chí

Hệ tuần hồn hở

Hệ tuần hồn kín

Cấu tạo
Con đường vận chuyển các chất
Áp lực máu chảy trong hệ mạch
Tốc độ vận chuyển
Trên cơ sở đó nêu chiều hướng tiến hố của hệ tuần hồn.
5) Hãy khái quát quá trình CHVC&NL ở động vật bằng cách hồn thành bảng sau:

Các q trình

Nơi thực hiện

Diễn biến

Kết quả

Thu nhận các chất
từ môi trường
Vận chuyển các
12

skkn


chất
Biến đổi các chất
Thu nhận các chất
từ tế bào
Thải các chất ra
ngồi cơ thể
Qua việc phân tích kết quả bảng trên, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa các
quá trình tham gia vào CHVC&NL ở động vật.
3. Thiết kế một số dự án
Dạy học dự án là hình thức dạy học mang tính xã hội, các dự án học tập
thường được thực hiện theo nhóm trong đó có sự hợp tác làm việc và sự phân công
công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện
KN làm việc khoa học, theo kế hoạch và KN hợp tác làm việc giữa các thành viên
tham gia, giữa người học với người dạy cũng như các lực lượng xã hội khác tham

gia dự án. Dạy học theo dự án cịn tạo bầu khơng khí làm việc thân thiết, chủ động,
tích cực, sáng tạo trong lớp học, tạo môi trường tương tác giữa thầy và trị, đặc biệt
có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giữa người học. Có thể nói các bài tập dự án
chính là cơng cụ hữu hiệu cho rèn luyện NL hợp tác cho HS.
Tuy nhiên, dạy học dự án chỉ phù hợp với những nội dung nhất định, nó
cũng địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức chuẩn bị, khơng thể tiến hành thường
xun trong chương trình mơn học. Dạy học dự án cũng địi hỏi về tài chính, tài
liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ cũng như yêu cầu NL cao đối với người dạy
nên cần cân nh c kỹ trước khi sử dụng phương pháp này.
Dự án 1: Làm mơ hình cơ quan tiêu hố của các nhóm động vật.
Nhóm 1,2: Mơ hình cơ quan tiêu hố của thú ăn thực vật.
Nhóm 3,4: Mơ hình cơ quan tiêu hoá của thú ăn thịt
Dự án 2: Thiết kế poster tuyên truyền các bệnh thường gặp về tim mạch, rối
loạn cân bằng nội mơi.
Phân chia lớp thành 4-6 nhóm. Mỗi nhóm thiết kế poster tuyên truyền 01 căn bệnh
thường gặp về tim mạch: Bệnh cao huyết áp, tim bẩm sinh; tai biến mạch máu não,
tiểu đường,…
Dự án 3: Tìm hiểu về thực trạng bênh cao huyết áp ở địa phương em.
Chia học sinh thành các nhóm theo các khu vực dân cư để tìm hiểu.
Dự án 4: Tìm hiểu về các căn bệnh do rối loạn cân bằng nội mơi.
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường.
13

skkn


Nhóm 3,4: Tìm hiểu về bệnh Gout.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp.
III. Vận dụng công cụ để rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh thông
qua dạy học phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” – Chương

I, Sinh học 11.
1. Xây dựng quy trình rèn luyện năng hợp tác vào thực tiễn trong dạy
học phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” – Chương I, Sinh
học 11.
1.1. Cấu trúc năng lực hợp tác
Theo các nghiên cứu về năng lực hợp tác cho thấy NL hợp tác gồm kiến thức
hợp tác, KN hợp tác và thái độ hợp tác, trong đó việc rèn luyện kĩ năng hợp tác là
yêu cầu quan trọng. Theo Phạm Huyền Phương (2014) kĩ năng hợp tác gồm các KN
thể hiện trong các bảng 1.1; 1.2; 1.3 như sau:
1.1.1. Nhóm KN tổ chức và quản lý
Bảng 1.1: Nhóm KN tổ chức và quản lý của năng lực hợp tác
Kỹ năng

Yêu cầu đạt được

Tiêu chí

Di chuyển một cách trật tự, nhanh
Biết cách di chuyển, tập
nhẹn, tập hợp đúng nhóm theo yêu cầu,
hợp nhóm.
thời gian dưới 1 phút.
Xác định đúng nhiệm vụ và công việc
Đảm nhận được các vai
cụ thể của từng vị trí trong nhóm, thực
trị khác nhau trong
hiện có hiệu quả các hoạt động để hồn
KN tổ chức nhóm.
thành tốt nhiệm vụ đó.
nhóm hợp tác

Tập trung ở nhóm trong suốt q trình
làm việc, chú ý vào cơng việc của bản
thân và nhóm, khơng xao nhãng.

Tập trung chú ý.

Xác định được cách Xác định được cách thức hợp tác phù
thức tiến hành hợp tác. hợp để giải quyết nhiệm vụ.
Xác định được các công
việc cụ thể theo trình tự
và thời gian để hồn
KN lập kế thành các cơng việc đó.
hoạch hợp tác
Tự đánh giá được ưu
điểm và hạn chế của
bản thân, đánh giá được

Dự kiến được các cơng việc nhóm phải
làm theo trình tự với thời gian hợp lý
và cách thức tiến hành những cơng việc
đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tự đánh giá được NL của bản thân và
đánh giá được NL của từng thành viên
trong nhóm từ đó phân cơng nhiệm vụ
14

skkn


khả năng của bạn từ đó đúng, phù hợp với NL mỗi người hoặc

phân công hoặc tiếp chủ động tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp
nhận nhiệm vụ phù hợp. với NL bản thân.
Có thái độ hợp tác.

Tơn trọng, l ng nghe và bày tỏ sự ủng
hộ. Gợi mở, kích thích các thành viên
khác tham gia hoạt động nhóm.

Chia sẻ tài liệu, thông tin cho người
Chia sẻ, giúp đỡ lẫn
khác, giúp đỡ bạn tạo sự thành cơng
nhau.
KN tạo mơi
cho nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
trường hợp tác
Tranh luận đúng vào nội dung cần giải
quyết, khơng hướng vào đả kích cá
nhân người trình bày với thái độ nhẹ
nhàng, khơng chỉ trích, xúc phạm
Tranh luận ơn hịa.
người khác.
Chấp nhận ý kiến trái ngược nếu ý kiến
đó là đúng.
Biết kiềm chế bản thân.
KN giải quyết
mâu thuẫn

Ln bình tĩnh, kiềm chế được sự bực
tức, nóng nảy. Linh hoạt, sẵn sàng có
thiện chí thỏa hiệp.


Phát hiện và giải quyết Phát hiện, điều chỉnh việc thực hiện
được mâu thuẫn.
nhiệm vụ lệch chủ đề.

1.1.2. Nhóm KN hoạt động
Bảng 1.2: Nhóm KN hoạt động của năng lực hợp tác
Kỹ năng

u cầu đạt được

Tiêu chí

Trình bày ý tưởng/báo cáo của nhóm
Trình bày được ý
một cách ng n gọn, mạch lạc, dễ hiểu;
kiến/ báo cáo của
kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ, nét mặt để
KN diễn đạt ý nhóm.
tăng hiệu quả, sức thuyết phục.
kiến
Đưa ra được những giải thích, lí lẽ chứng
Biết bảo vệ ý kiến của
minh quan điểm, ý kiến của mình một
mình.
cách ơn hịa, khơng gay g t.
L ng nghe, hiểu và ghi lại, diễn đạt lại ý
kiến của người khác, không ng t ngang lời
người khác.


KN lắng nghe
Biết l ng nghe.
và phản hồi

15

skkn


Thể hiện ý kiến khơng đồng tình một
Thể hiện được ý kiến cách lịch sự, nhã nhặn. Khéo léo đặt câu
khơng đồng tình.
hỏi để làm rõ hoặc góp ý cho người
khác.
KN viết báo Tổng hợp, lựa chọn
và s p xếp được ý
cáo
kiến của các thành
viên trong nhóm.

Tổng hợp và lựa chọn ý kiến của các
thành viên trong nhóm, lựa chọn từ ngữ,
cách trình bày phù hợp, s p xếp thành
một hệ thống để báo cáo trước lớp.

1.1.3. Nhóm KN đánh giá
Bảng 1.3: Nhóm KN đánh giá của năng lực hợp tác
Kỹ năng

Tiêu chí


KN tự đánh giá

Tự
giá.

Yêu cầu đạt được

đánh

Đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt
được của bản thân. Rút kinh nghiệm cho
bản thân.

KN đánh giá lẫn Biết đánh Đánh giá một cách chính xác, khách quan,
cơng bằng kết quả đạt được của người khác,
nhau
giá
lẫn
nhóm khác. Rút kinh nghiệm từ người khác
nhau.
cho bản thân.
Trong hoạt động dạy học, căn cứ vào mục tiêu và nội dung bào học mà chúng ta ưu
tiên lựa chọn từng nhóm kĩ năng ưu tiên trong cấu trúc năng lực.
1.2. Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là cách thức mà dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hình thành
các nhóm hợp tác, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do
GV đặt ra.
Dạy học hợp tác có một số đặc điểm sau đây:
- Có hoạt động xây dựng nhóm: nhóm thường giới hạn thành viên do GV

phân cơng, trong đó tính đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tính, …; nhóm được xây
dựng có thể g n bó trong nhiều hoạt động và có thể linh hoạt thay đổi theo từng
hoạt động.
- Có sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một cách tích cực: HS hợp tác với
nhau trong những nhóm nhỏ. Có thể nói, tương tác (tương tác tự do hay tương tác
vì nhiệm vụ học tập) giữa những người học trong khi làm việc cùng nhau là đòi hỏi
tất yếu của dạy học hợp tác, có nghĩa là các thành viên trong nhóm khơng chỉ liên
kết với nhau về mặt trách nhiệm mà cịn có mối liên hệ tình cảm, đạo đức, lối sống;
thành công của cá nhân chỉ mang ý nghĩa góp phần tạo nên sự thành cơng của
nhóm.
16

skkn


- Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm: Đây vừa là
nguyên nhân vừa là điều kiện của nhóm học tập. Các cá nhân thể hiện trách nhiệm
với bản thân và đối với các thành viên của nhóm, cùng hỗ trợ nhau trong việc thực
hiện nhiệm vụ đặt ra; mỗi cá nhân cần có sự nỗ lực bản thân trong sự ràng buộc
trách nhiệm của cá nhân và nhóm.
- Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác: HS nhận thức được tầm
quan trọng của các kĩ năng học hợp tác. Trong hoạt động học tập hợp tác, HS
không chỉ nhằm lĩnh hội nội dung – chương trình mơn học, mà quan trọng là được
thực hành và thể hiện, củng cố các kĩ năng xã hội (như kĩ năng l ng nghe, kĩ năng
đặt câu hỏi – trả lời, kĩ năng sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp, …). Đây là tiêu chí để
đánh giá dạy học hợp tác trong nhóm có đạt được hiệu quả hay khơng.
1.2. Quy trình tổ chức rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy học
Từ cấu trúc năng lực hợp tác chúng tơi xây dựng quy trình tổ chức rèn luyện
năng lực hợp tác trong dạy học.
Các bước


Hoạt động GV

Hoạt động HS

Xác định nội dung, mục tiêu bài
học
Bước
Chuẩn
trước
học

Xác định phương pháp và kỹ
1: thuật dạy học.
HS nghiên cứu trước nội dung
bị
bài học, chuẩn bị tài liệu, tinh
giờ Dự kiến thành lập nhóm.
thần, thái độ học hợp tác.
Xây dựng cơng cụ rèn luyện
năng lực hợp tác phù hợp mục
tiêu bài học
Dự kiến phân cơng nhiệm vụ
học tập cho các nhóm.

Giới thiệu mục tiêu, nội dung
L ng nghe, chuẩn bị tinh thần,
bài học, ý nghĩa của rèn luyện
thái độ hợp tác.
Bước

2: năng lực hợp tác.
Giao nhiệm
Di chuyển vào nhóm, phân
vụ học tập
Thành lập nhóm.
cơng chức vụ trong nhóm.
Giao nhiệm vụ học tập cho các Các thành viên nhận nhiệm
nhóm.
vụ.
Bước
3: Quan sát, theo dõi, hướng dẫn, Lập kế hoạch hợp tác.
Hoạt động điều chỉnh quá trình hợp tác của Hoạt động cá nhân/ hợp tác
17

skkn


hợp tác

HS.

trong nhóm nhỏ.
Trao đổi và thảo luận
Đánh giá: tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau.

Bước
4:
Nhận xét, đánh giá quá trình L ng nghe nhận xét, đánh giá
Nhận xét,

hợp tác của HS.
của GV, rút kinh nghiệm.
đánh giá


Giải thích quy trình tổ chức rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh
Bước 1: Chuẩn bị trước giờ lên lớp
- Xác định nội dung, mục tiêu bài học

+ Xác định nội dung: GV xác định những nội dung trong bài học có thể tổ
chức theo hình thức hoạt động nhóm
+ Xác định mục tiêu: Có 2 nhóm mục tiêu trong giờ dạy: Mục tiêu kiến thức,
kỹ năng, thái độ của bài học và mục tiêu các KN hợp tác cụ thể cần rèn luyện cho
HS. Cần căn cứ vào đặc điểm, nội dung kiến thức, trình độ của HS mà xác định các
KN hợp tác phù hợp để rèn luyện.
- Xác định phương pháp và kỹ thuật dạy học:
+ Xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sau khi xác định nội dung, mục
tiêu bài học, GV cần lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp. Để đạt
được mục tiêu bài học, cần phối hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác
nhau., trong đó phải có các phương pháp phát huy được sự tương tác HS - HS như:
dự án, hợp tác nhóm...Trong bài dạy có hoạt động nhóm, có thể sử dụng các kỹ
thuật dạy học hợp tác như: kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, ….
- Dự kiến thành lập nhóm:
+ Dự kiến số lượng HS trong mỗi nhóm: Mỗi nhóm hoạt động hợp tác có số
lượng HS linh hoạt khác nhau, trong trường hợp kiểu bài dạy kiến thức mới thường
có 2-8 HS, trong kiểu bài thực hành, thực nghiệm, dự án có thể có số lượng nhiều
hơn. Khi chọn số lượng HS cho mỗi nhóm cần lưu ý mục tiêu, nhiệm vụ bài học,
tài liệu, thời gian hoạt động nhóm, phương pháp, kỹ thuật dạy học để quyết định số
lượng HS cho phù hợp.
+ Dự kiến thành phần nhóm: Có nhiều cách s p xếp, lựa chọn HS vào các

nhóm khác nhau tùy theo mục tiêu, phương pháp và kỹ thuật dạy học. VD: khi mới
b t đầu học theo nhóm có thể chia nhóm ngẫu nhiên, nhóm HS hay nhóm ngồi gần
nhau; muốn bồi dưỡng thêm cho HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu thì chia nhóm
theo NL; dạy học theo góc có thể chia nhóm theo dạng học tập; nhóm chia theo
giới tính phù hợp với dạy học theo các chủ đề liên quan đến giới... Trong quá trình
18

skkn


tổ chức rèn luyện NL hợp tác, GV cần khuyến khích HS thường xun thay đổi
nhóm học tập của mình, tạo cơ hội cho các em thực hành các KN hợp tác trong các
nhóm mới.
- Xây dựng cơng cụ rèn luyện năng lực hợp tác
Sau khi đã dự kiến tổ chức hoạt động hợp tác với các kĩ thuật dạy học nhất
đinh, căn cứ nội dung bài học, giáo viên xây dựng các công cụ phù hợp. Đối với
công cụ câu hỏi bài tập mức độ vận dụng thấp nên sử dụng cho nhóm nhỏ 2-3 học
sinh. Các cơng cụ sử dụng cho dạy học dự án cần áp dụng cho nhóm lớn 6-10 em.
Đối với cơng cụ phiếu học tập có thể căn cứ vào nhiệm vụ để áp dụng chia nhóm
phù hợp 4-8 em.
- Dự kiến phân cơng nhiệm vụ học tập cho các nhóm:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, GV thiết kế các nhiệm vụ học tập cho mỗi
nhóm. Nhiệm vụ học tập của mỗi nhóm phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với bài học
và không gian, thời gian, kế hoạch học tập. Yêu cầu của mỗi nhiệm vụ phải ở mức
độ khó đối với cá nhân nhưng ở mức vừa sức đối với nhóm, kích thích sự tương
tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu mục tiêu, nội dung: GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học,
nhấn mạnh 2 mục tiêu HS cần đạt được. Bên cạnh đó để tăng cường hiệu quả của
việc rèn luyện năng lực hợp tác, giáo viên cần có sự nh c nhở về vai trị của hợp

tác trong q trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Thành lập nhóm: GV nêu yêu cầu về số lượng HS trong nhóm, thành phần
nhóm. Sau đó GV hướng dẫn để HS tự liên kết hình thành nhóm một cách hợp lý.
Học sinh theo sự hướng dẫn của giáo viên sẽ di chuyển về nhóm của mình. Đồng
thời, các thành viên cần phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Vai trị
trong nhóm được luân phiên thay thế sao cho trong suốt thời gian học tập, mỗi
thành viên đều có cơ hội thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Điều này sẽ giúp cho
mỗi thành viên trong nhóm khẳng định được NL của mình trong mơi trường tập
thể. Mỗi nhóm cần phân cơng các thành viên đảm nhận các vai trị cụ thể sau:
Nhóm trưởng: Quản lý, điều hành nhóm hoạt động, ra quyết định làm việc
trong quá trình hợp tác. Cụ thể: xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của nhóm,
phân cơng cơng việc, điều hành thảo luận nhóm, kết luận vấn đề, phát hiện và ngăn
chặn đi lệch chủ đề, tổ chức biểu quyết (nếu có)...
Thư ký: Ghi chép, tổng hợp ý kiến của các thành viên, viết báo cáo, ghi các
biên bản, phát biểu ý kiến của bản thân.
Thành viên: Chuẩn bị ý kiến, đáp án để phát biểu; tham gia thảo luận thống
nhất vấn đề, góp ý và giúp đỡ các bạn khác.
Ngồi các vai trị trên, nhóm có thể có người báo cáo (trình bày trước lớp kết
19

skkn


quả của nhóm), người theo dõi (theo dõi về mặt thời gian, khuyến khích động viên
các bạn làm việc).
- Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm: GV có thể giao nhiệm vụ cho các
nhóm HS bằng các cách khác nhau như sử dụng câu hỏi bài tập, phiếu học tập, máy
chiếu...Dùng cách nào cũng cần đảm bảo nhiệm vụ học tập được nêu cụ thể, rõ ràng,
HS hiểu nhiệm vụ học tập cần hoàn thành, thấy được trách nhiệm của nhóm, của cá
nhân và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Chú ý cung cấp cho

HS thơng tin về thời gian hoạt động nhóm và cơng khai tiêu chí đánh giá hoạt động
nhóm để HS phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ học tập có hợp tác: GV yêu cầu HS tiến hành
hợp tác nhóm. Khi HS làm việc, GV có nhiệm vụ quan sát, theo dõi quá trình hợp
tác của các nhóm và của từng thành viên trong nhóm, như mức độ tham gia của
mỗi HS trong nhóm, thái độ làm việc, sự điều hành cơng việc, khơng khí làm việc
của nhóm, sự quản lý xung đột, sự thống nhất ý kiến trong nhóm...Càng quan sát
kỹ thì việc đánh giá các KN hợp tác của HS càng chính xác. Trên cơ sở quan sát,
GV phát hiện những khó khăn của HS để kịp thời cố vấn, giúp đỡ; phát hiện những
sai sót của HS để uốn n n, điều chỉnh. Từ đó, q trình rèn luyện NL hợp tác của
HS diễn ra hiệu quả hơn.
Cụ thể quy trình học sinh hợp tác thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Lập kế hoạch hợp tác:
Nhóm thống nhất kế hoạch và phương án chung thực hiện nhiệm vụ; sau đó liệt kê
các cơng việc cần phải hồn thành. Nhóm trưởng liệt kê các cơng việc của nhóm
theo trình tự, chú ý đảm bảo thời gian hợp lý cho mỗi công việc. Căn cứ vào các
công việc phân công công việc cho thành viên trong nhóm hoặc nhóm thành viên,
ghi vào phiếu phân cơng nhiệm vụ. Việc phân cơng nhiệm vụ có thể do nhóm
trưởng phân cơng hoặc các thành viên tự nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực của
bản thân.
- Hoạt động cá nhân và nhóm nhỏ
Thao tác 1: Tìm hiểu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết.
Thao tác 2: Nghiên cứu các giải pháp giải quyết vấn đề.
Thao tác 3: Viết câu trả lời hoặc ý tưởng của mình ra giấy.
Thao tác 3: Thảo luận, tổng hợp kết quả.
Thao tác 4: Thống nhất kết quả nội dung công việc được giao.
Thao tác 5: Huấn luyện nội bộ: Tổng hợp và trình bày hệ thống kết quả làm
việc chung của nhóm để mọi thành viên đều biết và có khả năng trình bày khi được
yêu cầu cũng như phản biện.
Đây là giai đoạn HS nỗ lực, tích cực tìm cách giải quyết nhiệm vụ học tập,

20

skkn


để chiếm lĩnh tri thức mới và rèn luyện năng lực hợp tác.
- Trao đổi, thảo luận giữa các nhóm.
Hoạt động 1: Đại diện nhóm báo cáo
Nhóm cử đại điện lên báo cáo, có thể là nhóm trưởng, thư ký, bất kỳ thành
viên nào hoặc theo sự chỉ định của GV. Khi bạn lên báo cáo, các thành viên còn lại
của nhóm có nhiệm vụ hỗ trợ, ghi chép lại câu hỏi mà nhóm khác đặt ra cho nhóm
mình, chuẩn bị ý kiến trả lời. Báo cáo nhóm có thể trình bày bằng lời, trên giấy Ao,
trên máy tính hoặc nộp báo cáo.
Hoạt động 2: Nhóm khác nhận xét
Các nhóm khác l ng nghe báo cáo của nhóm bạn hoặc chuyển bài các nhóm
đánh giá lẫn nhau, phát hiện điểm khác biệt, nhận xét, bổ sung, yêu cầu làm rõ vấn
đề cịn th c m c.
Nhóm báo cáo có nhiệm vụ giải đáp th c m c của nhóm bạn, đưa ra lập
luận, lý lẽ để chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình, khai thác ý kiến của các nhóm
để bổ sung, hồn chỉnh sản phẩm của mình.
Hoạt động 3: Tổng kết
Trên cơ sở tranh luận, HS thống nhất kết quả cuối cùng cho việc thực hiện
nhiệm vụ học tập. Nếu khơng thống nhất được thì GV thống nhất trên cơ sở phân
tích những điểm đúng, sai trong ý kiến của các nhóm để HS thấy hài lịng, tâm
phục với đáp án.
-Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
Thao tác 1: So sánh, đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của mình,
của bạn khác, của nhóm mình, nhóm khác với đáp án chuẩn sau khi cả lớp hoặc
GV thống nhất.
Thao tác 2: Viết lại các thông tin đánh giá ra giấy hoặc phiếu đánh giá

+ Đánh giá kiến thức bài học:
HS đánh giá các nội dung kiến thức thu nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ
học tập của bản thân và các bạn trong nhóm
+ Đánh giá thái độ, KN hợp tác: Mỗi thành viên tự đánh giá và đánh giá bạn
khác trong nhóm về thái độ, KN hợp tác thông qua bảng hỏi (do GV cung cấp).
Thao tác 3: Công bố các thông tin đánh giá (về kiến thức bài học, thái độ,
KN hợp tác) của nhóm mình và các nhóm khác.
Thao tác 4: Rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Trên cơ sở sản phẩm học tập của các nhóm và qua quan sát HS hợp tác,
GV đưa ra những nhận xét, đánh giá việc hoạt động nhóm, chú trọng đánh giá các
21

skkn


tiêu chí: việc hợp tác diễn ra như thế nào, HS nào thực hiện tốt, KN hợp tác nào
đã làm tốt, những gì cần thay đổi để hoạt động hợp tác lần sau tốt hơn...Qua đó,
HS sẽ đánh giá được NL hợp tác của mình, phát hiện điểm làm được và chưa làm
được để rút kinh nghiệm cho lần sau.
2. Thiết kế một số hoạt động dạy học rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy
học phần B- Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật” – Chương I, Sinh
học 11.
2.1. Hoạt động tìm hiểu tiêu hố ở các nhóm động vật có túi tiêu hố và
ống tiêu hố – Chủ đề tiêu hoá (tiết 1)
Khi dạy chủ đề tiêu hố, hoạt động 3 trong hình thành kiến thức mới tìm hiểu
tiêu hố ở nhóm động vật có túi tiêu hoá và ống tiêu hoá:
+ GV: Giới thiệu nội dung, mục tiêu của hoạt động. HS l ng nghe, chuẩn bị
thái độ, tinh thần hợp tác.
+ GV: Chia lớp thành 4-6 nhóm; HS Ổn định tổ chức nhóm: Di chuyển vào

các nhóm 5 - 6 người, lựa chọn vị trí ngồi phù hợp, phân cơng nhóm trưởng, thư
kí, thành viên.
+ GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập 1, giải thích cho các
nhóm hiểu về nhiệm vụ học tập của mình. HS nhận nhiệm vụ thơng qua phiếu học
tập, làm việc theo nhóm. Thời gian hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập của học
sinh 12 phút.
+ GV: Trong quá trình HS thực hiện hợp tác, GV có vai trị quan sát, theo
dõi, cố vấn, giúp đỡ, điều chỉnh quá trình hợp tác của HS. HS tiến hành các hoạt
động hợp tác theo quy trình hợp tác: hoạt động nhóm nhỏ, thảo luận, thống nhất ý
kiến, huấn luyện nội bộ. Kết quả làm việc được hoàn thành vào bảng giấy Ao.
+ Trình bày kết quả, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Giáo viên sẽ chỉ định
bất một thành viên ngẫy nhiên của một nhóm bất kỳ trình bày kết quả làm việc của
nhóm. Từ bảng A0 các nhóm sẽ đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau trước khi giáo
viên chuẩn hoá kiến thức.
+ GV: Kết luận chung về kiến thức và nhận xét q trình làm việc của các
nhóm.
+ Mở rộng: Từ kết quả hoạt động tìm hiểu tiêu hố ở động vật chưa có cơ
quan tiêu hố và phiếu học tập số 1, GV yêu cầu học sinh xác định những chiều
hướng tiến hoá cơ bản của hệ tiêu hoá: Cấu tạo cơ quan tiêu hố ngày càng phức
tạp; tính chun hố của các bộ phận ngày càng cao; phương thức tiêu hố ngày
càng hồn thiện.
+ Củng cố: Để ơn tập nội dung này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm rì rầm (2-3 học sinh trong bàn) giải quyết một số câu hỏi có tính mở
rộng như:
22

skkn


1)Trước khi ăn, một người húp một bát canh nhỏ hoặc một mi canh rồi

mới ăn. Bình luận về thói quen này có người nói : Ăn canh như vậy khơng tốt vì nó
làm lỗng dịch vị, do đó thức ăn khơng được hấp thu hết. Người khác lại nói : ăn
canh trước khi ăn như vậy là tốt. Một số khác lại cho rằng ăn canh như vậy chẳng
có lợi cũng chẳng có hại gì cho việc tiêu hóa thức ăn . Theo bạn ý kiến nào là đúng
? Giải thích.
2)Trong hệ tiêu hóa người, khi c t bỏ một trong các cơ quan nào sau đây: dạ
dày, túi mật, tụy thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình tiêu hóa? Vì
sao?
PHIẾU HỌC TẬP 1
Hãy nghiên cứu mục III, IV-SGK SH 11 trang 62 - 65, hoạt động nhóm để hồn
thành bảng so sánh q trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa:
Tiêu chí so sánh

Ống tiêu hóa

Túi tiêu hóa

Cấu tạo cơ quan tiêu hố
Q trình tiêu hố
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất
thải
Mức độ hịa lỗng của dịch tiêu hóa
Mức độ chun hóa của các bộ
phận
Chiều đi của thức ăn
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1
Hãy nghiên cứu mục III, IV-SGK SH 11 trang 62 - 65, hoạt động nhóm để hồn
thành bảng so sánh q trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa:
Tiêu chí so sánh


Túi tiêu hóa

Ống tiêu hóa

Cấu tạo cơ quan - Dạng túi, cấu tạo từ nhiều - Dạng ống, được cấu
tiêu hoá
tế bào.
tạo từ nhiều bộ phận:
miệng, hầu, thực quản,
dạ dày, ruột, hậu môn.
- Chỉ có một lỗ thơng.

- Có 2 lỗ thơng.

- Có các tuyến tiêu hố
- Trên thành túi có nhiều tế tiết enzim tiêu hoá:
bào tuyến tiết enzim tiêu tuyến nước bọt, tuyến
hố vào lịng túi tiêu hố
tuỵ, tuyến dạ dày, tuyến
23

skkn


dan, tuyến ruột.
Q trình tiêu hố

- Tiêu hố ngoại bào: nhờ
enzim được tiết vào lịng túi
tiêu hố tạo thành các phân

tử thức ăn kích thước nhỏ.

- Tiêu hố ngoại bào
trong lịng ống tiêu hố.

- Mỗi bộ phận thực hiện
các hoạt động tiêu hoá
- Tiêu hoá nội bào: Các khác nhau gồm tiêu hoá
phân tử thức ăn được hấp hoá học và cơ học để
thụ vào các tế bào thành túi biến đổi hồn tồn thức
và tiêu hố nội bào.
ăn.
Mức độ trộn lẫn - Thức ăn hoà lẫn chất thải
thức ăn với chất
thải

- Thức ăn đi một chiều,
khơng bị hồ lẫn.

Mức độ hịa lỗng - Có
của dịch tiêu hóa

- Khơng

Mức độ chun - Khơng
hóa của các bộ
phận

- Chun hố


Chiều đi của thức - Lộn xộn
ăn

- Một chiều: Miệng –
Hậu môn.

2.2. Hoạt động tìm hiểu đặc điểm tiêu hố của thú ăn thịt và thú ăn thực
vật – Chủ đề tiêu hoá (tiết 2)
Chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi thực hiện chủ đề Tiêu hoá động vật khoảng 1 tuần; GV chia lớp
thành 4 nhóm cùng thực hiện dự án học tập: Làm mơ hình cơ quan tiêu hố của các
nhóm động vật.
Nhóm 1,2: Mơ hình cơ quan tiêu hố của thú ăn thực vật.
Nhóm 3,4: Mơ hình cơ quan tiêu hố của thú ăn thịt
Chuẩn bị của học sinh:
Các nhóm nghiên cứu nội dung bài học; tìm kiếm thơng tin và thực hiện yêu
cầu, nộp sản phẩm cho GV duyệt trước khi giờ học chính thức diễn ra.
Trong giờ lên lớp:
+ HS: Mỗi nhóm cử 1 thành viên cùng xây dựng tiêu chí chấm sản phẩm.
Giáo viên định hướng để học sinh chú ý: chất lượng sản phẩm (độ vững ch c, thể
hiện được các thành phần, hài hoà màu s c, thuyết trình rõ ràng, phân chia nhiệm
vụ hợp lý, thời gian…
24

skkn


+ HS: Các nhóm sẽ cử thành viên báo cáo kết quả hoạt động: mơ hình; ý
tưởng; cách thức thực hiện và sản phẩm của nhóm. Thời gian trình bày mỗi nhóm:
3 phút.

+ GV: Các nhóm sẽ đánh giá kết quả các nhóm bằng bảng tiêu chí do đại
diện các nhóm lập ra.
+ GV sẽ nhận xét chung và đánh giá tổng qt thực hiện hoạt động xây dựng
mơ hình hệ tiêu hố.
+ Để hồn thiện kiến thức và hồn thành mục tiêu nêu được các đặc điểm
thích nghi ở mỗi nhóm, GV chia lớp gồm 2 nhóm lớn:
- Nhóm lớn 1: Gồm 2 nhóm thực hiện xây dựng mơ hình hệ tiêu hố thú ăn
thực vật.
- Nhóm lớn 2: Gồm 2 nhóm thực hiện xây dựng mơ hình hệ tiêu hoá thú ăn
thực vật.
GV yêu cầu mỗi bạn học sinh đại diện cho một bộ phận trong hệ tiêu hố
của từng nhóm động vật. Học sinh sẽ trình bày lần lượt đặc điểm đặc trưng của
từng bộ phận. Hai nhóm lớn thảo luận, trao đổi và đặt câu hỏi để làm rõ thêm từng
bộ phận cấu trúc trong hệ tiêu hố của hai nhóm đơng vật.
+ Giáo viên kết hợp đánh giá phần trình bày của học sinh và chuẩn hố kiến
thức để hồn thành bảng so sánh:
Bộ phận

Thú ăn thịt

Miệng

Răng được chia thành răng cửa, Răng nanh và răng cửa khác
răng nanh, răng hàm, răng trước nhau giống nhau, kém phát
hàm.
triển.

Dạ dày

Thú ăn thực vật


Răng nanh, răng cửa phát triển

Răng hàm và răng trước
hàm có nhiều gờ cứng.

Dạ dày đơn

Dạ dày đơn kích thước lớn;

Thức ăn được tiêu hố cơ học và Thú nhai lại có dạ dày 4
hoá học trong dạ dày
ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách, dạ múi khế.

Ruột non

Ng n

Rất dài

Manh
tràng

Không phát triển, khơng có vi Phat triển; có vi sinh vật
sinh vật cộng sinh tiêu hố cộng sinh, đặc biệt là nhóm
xenlulozo
dạ dày đơn.

+ Sau khi hoàn thiện các điểm khác nhau trong cấu trúc ống tiêu hoá thú ăn

thịt và thú ăn thực vật, GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rì rầm (2-3 em) và
25

skkn


×