Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tìm hiểu tổng quan về hệ thống BMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 121 trang )

Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
ĐỀ TÀI : Tìm hiểu tổng quan về hệ thống BMS

GVHD: Hoàng Duy Khang
SVTH: Lương Minh Đức
Trần Văn Thạch
Lê Văn Thuận
Giáp Thị Huyền
Vũ Thị Thu Huyền
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 1 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
phần I
Lời mở đầu
Hệ thống quản lý toà nhà BMS (Building Management System) là hệ
thống điều khiển và quản lý cho các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ
thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống điều hoà thông gió,
hệ thống cảnh báo môi trường, hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy - chữa
cháy, giúp cho việc vận hành một toà nhà trở nên hiệu quả, kịp thời. Với các
yêu cầu như vậy hệ thống BMS có các tính năng chính như:
- Quản lý tín hiệu cảnh báo.
- Giám sát & điều khiển toàn bộ toà nhà.
- Đặt lịch hoạt động cho thiết bị.
- Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương
trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
- Báo cáo, tổng hợp thông tin.
Hệ thống BMS có đầy đủ các tính năng đáp ứng được việc giám sát được
môi trường không khí, môi trường làm việc của con người. Ngoài ra hệ
thống còn có khả năng kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy,


qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Hệ thống BMS bao gồm đầy đủ các chức năng điều khiển - Tổng hợp thông
tin - Lưu trữ dữ liệu & Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp
thời trước khi có những sự cố gây nên những ảnh hưởng tới hoạt động của
hệ thống kỹ thuật nói chung.
Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng
đáp ứng với mọi yêu cầu
Với nhiệm vụ như vậy, hệ thống BMS bao gồm:
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 2 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
- Các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành: đặt tại các thiết bị trường như :
AHU, FCU, Chillers, Pump, Fan, làm nhiệm vụ thu thập các thông số :
trạng thái hoạt động, nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, công suất, dòng,
áp, Và thực thi các lệnh điều khiển : đóng/cắt, quay, xoay các cơ cấu cơ
khí, điều khiển các biến tần,
- Các bộ điều khiển số DDC: các bộ này có thể nằm tại nhiều phân lớp mạng
khác nhau trong hệ thống: FLN : mạng tầng tòa nhà, BLN : mạng tổng tòa
nhà. Có thể giao tiếp qua các chuẩn TCP/IP, Bacnet/IP, Bacnet MS/TP,
làm nhiệm vụ điều khiển cho các hệ thống ( các chương trình điều khiển
nằm ở đây), thu thập và lưu trữ dữ liệu hoạt động
- Hệ thống quản lý và thu thập dữ liệu: hệ thống máy chủ, phần mềm: làm
nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các DDC lên hệ thống BMS. Tạo ra giao diện
đồ họa người sử dụng, tạo ra công cụ lập trình từ xa, tạo ra công cụ giám sát,
thu thập và xử lý dữ liệu, các tính năng diều khiển nâng cao : PID số, tối ưu,
bền vững, remote,



GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 3 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
phần II
GIỚI THIỆU MỘT CÁCH NGẮN GỌN VỀ BMS
I. Giới thiệu chung:
Mục tiêu của BMS (Hệ thống quản lý tòa nhà) là tập trung hóa và đơn
giản hóa việc giám sát, vận hành và quản lý tòa nhà. BMS cho phép nâng
cao hiệu suất của tòa nhà bằng cách giảm chi phí nhân công, chi phí năng
lượng và cung cấp môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho con người.
Dưới đây là một số lợi ích của BMS :
Đơn gián hóa vận hành: các thủ tục, các chức năng có tính lặp đi lặp lại
được chương trình hóa để vận hành tự động.
Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: Do có các chỉ dẫn trực tiếp
trên màn hình cũng như giao diện trực quan của tòa nhà.
Phản ứng nhanh đối với các đòi hỏi của khách hàng và các sự cố.
Giảm chi phí năng lượng: quản lý tập trung việc điều khiển và quản lý năng
lượng.
Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà: nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ,
chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.
Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu
cầu mở rộng.
Cải tiến hệ thống vận hành bằng việc tích hợp hệ thống phần mềm và phần
cứng của nhiều hệ thống con khác nhau như: báo cháy, an toàn, điều khiển
truy nhập hay điều khiển chiếu sáng.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 4 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện

II. Cấu hình hệ thống:
Mục tiêu của BMS (Hệ thống quản lý tòa nhà) là tập trung hóa và đơn
giản hóa việc giám sát, vận hành và quản lý tòa nhà. BMS cho phép nâng
cao hiệu suất của tòa nhà bằng cách giảm chi phí nhân công, chi phí năng
lượng và cung cấp môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho con người.
1. Cấu hình phần cứng:
Một hệ BMS có các cấp sau:
Cấp quản lý
Cấp vận hành
Cấp điều khiển hệ thống
Cấp khu vực – cấp trường
Các cấp độ thực tế được sử dụng trong từng hệ thống phụ thuộc vào nhu cầu
cụ thể hoặc mức độ phức tạp của từng tòa nhà. Ở cấp độ khu vực – cấp
trường, có thể sử dụng các cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh.
1.1. Cấp điều khiển khu vực – cấp trường:
Các bộ điều khiển ở cấp độ khu vực là các bộ điều khiển sử dụng bộ vi
xử lý, cung cấp chức năng điều khiển số trực tiếp cho các thiết bị ở từng khu
vực, bao gồm các hệ thống như: các bộ VAV, bơm nhiệt, các bộ điều hòa
không khí cục bộ, Hệ thống phần mềm quản lý năng lượng cũng được tích
hợp trong các bộ điều khiển cấp khu vực. Ở cấp khu vực, các cảm biến và cơ
cấu chấp hành giao diện trực tiếp với các thiết bị được điều khiển. Các bộ
điều khiển cấp khu vực sẽ được nối với nhau trên một đường bus, do vậy có
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 5 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
thể chia sẻ thông tin cho nhau và với các bộ điều khiển ở cấp điều khiển hệ
thống và cấp điều hành.
Đây là cấp bao gồm các thiết bị trường trong toà nhà: Chiller, AHU, FCU,
VAV valve, cảm biến, cơ cấu chấp hành…, hệ thống bơm, đèn chiếu

sáng…. Hệ thống BMS của ALC hỗ trợ rất mạnh trong việc kết nối với các
thiết bị trường này. Rất nhiều các nhà cung cấp thiết bị trường khác nhau
hoàn toàn có thể kết nối vào hệ thống một cách dễ dàng.
1.2. Cấp điều khiển hệ thống:
Các bộ điều khiển hệ thống có khả năng lớn hơn so với các bộ điều
khiển ở cấp khu vực về số lượng các điểm vào ra, các vòng điều chỉnh và cả
các chương trình điều khiển. Các bộ điều khiển hệ thống thường được áp
dụng cho các ứng dụng lớn hơn như hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống
máy lạnh trung tâm, các bộ điều khiển này cũng có thể thực hiện chức
năng điều khiển chiếu sáng. Các bộ điều khiển này trực tiếp giao tiếp với
thiết bị điều khiển thông qua các cảm biến và cơ cấu chấp hành hoặc gián
tiếp thông qua việc kết nối với các bộ điều khiển cấp khu vực. Các bộ điều
khiển hệ thống có thể hoạt động độc lập trong trường hợp bị mất truyền
thông với các trạm vận hành.
 Đây là cấp bao gồm Router của hệ thống và các bộ điều khiển kết nối
với nhau.
Router của hệ thống làm nhiệm vụ truyền thông giữa các bộ DDC với server
trên cấp quản lý giám sát. Mọi thông số của hệ thống trên các bộ DDC sẽ
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 6 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
được cập nhật lên Server của hệ thống giúp cho người vận hành, nhà Quản
lý có thể thực hiện giám sát điều khiển toàn bộ các tham số cho hệ thống.
DDC (Digital Direct Controller) bộ điều khiển số, chứa các chương trình
điều khiển và thực hiện điều khiển giám sát cho các hệ thống thông qua
chương trình và các tham số đo đếm được từ các cảm biến ở cấp dưới.
Đặc điểm nổi bật:
 Truyền thông giữa các DDC trên lớp mạng này là ARCnet 146 kbps,
BACnet MS/TP 76.8 kbps… Tốc độ truyền thông này có thể được lựa chọn

cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các thiết bị sử dụng trong hệ thống.
 Router của hệ thống còn có thể kết nối với các thiết bị của các nhà sản
xuất khác BACnet thông qua cổng kết nối Third Party. Điều này khiến cho
hệ thống BMS của ALC có khả năng tích hợp “Mở”. Rất nhiều nhà sản xuất
thiết bị có thể kết nối với hệ thống thông qua nhiều chuẩn khác nhau:
Modbus, LONwork, N2…. Điều này sẽ loại bỏ được hẳn sự phụ thuộc của
hệ thống vào các nhà cung cấp và giảm chi phí tích hợp hệ thống.
 Các bộ DDC được thiết kế theo kiểu modul rất tiện cho việc mở rộng,
thay thế hay nâng cấp trong trường hợp cần thiết.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 7 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
1.3. Cấp vận hành và giám sát
Các trạm vận hành và giám sát chủ yếu giao tiếp với các nhân viên vận
hành. Các trạm vận hành ở cấp độ này chủ yếu là các máy tính PC có màn
hình hiển thị mầu. Một trạm vận hành thường bao gồm các gói phần mềm
ứng dụng sau:
An toàn hệ thống: Giới hạn quyền truy cập và vận hành đối với từng cá
nhân.
Xâm nhập hệ thống: Cho phép những người có quyền được truy cập và lấy
dữ liệu hệ thống thông qua máy tính các nhân hoặc các thiết bị lưu trữ khác.
Định dạng dữ liệu: Lắp ghép các điểm dữ liệu rời rạc vào trong các nhóm
định dạng có quy tắc phục vụ cho việc in ấn và hiện thị.
Tùy biến các chương trình: người sử dụng có thể tự thiết kế, lập trình các
chương trình riêng tùy theo yêu cầu sử dụng của mình.
Giao diện: Xây dựng giao diện dựa trên ứng dụng của khách hàng, có sử
dụng các công cụ vẽ đồ thị và bảng biểu.
Lập báo cáo: Có khả năng lập báo cáo tự động, định kỳ hoặc theo yêu cầu về
các cảnh báo và các sự kiện, hoạt động vận hành. Đồng thời cung cấp các

khả năng tóm tắt báo cáo.
Quản lý việc bảo trì bảo dưỡng: Tự động lập kế hoặch và tạo ra các thứ tự
công việc cho các thiết bị cần bảo trì dựa trên lịch sử thời gian làm việc hoặc
kế hoặch theo niên lịch.
Tích hợp hệ thống: Cung cấp giao diện và điều khiển chung cho các hệ
thống con (HVAC, báo cháy, an toàn, giám sát truy nhập, ) và cung cấp khả
năng tổng hợp thông tin từ các hệ thống con để từ đó đưa ra các tác động có
tính toàn cục trong hệ thống.
 Đặc điểm nổi bật:
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 8 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
 Truyền thông trên lớp này là BACnet IP 100Base T-Ethernet với tốc
độ truyền 10/100Mbps đảm bảo việc truy cập hệ thống với tốc độ rất cao.
 Server của hệ thống có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Window,
Linux, Solari.
 Có thể truy cập vào hệ thống thông qua mạng LAN của toà nhà hay
qua đường truyền Internet không giới hạn trạm vận hành, không cần bất cứ
phần mềm đặc biệt nào chỉ cần trình duyệt IE.
1.4. Cấp quản lý
Cấp quản lý là cấp trên cùng của cấu trúc hệ thống BMS. Một người vận
hành ở cấp độ này có thể lấy dữ liệu và ra lệnh cho bất cứ điểm nào trong hệ
thống. Toàn bộ chức năng của cấp điều hành trong một số trường hơp khẩn
cấp có thể chuyển về cấp quản lý. Chức năng chính của cấp quản lý là thu
thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lịch sử như năng lượng sử dụng, chi phí vận
hành và các cảnh báo và tạo ra các báo cáo để cung cấp các công cụ cho quá
trình quản lý và việc sử dụng thiết bị lâu dài.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 9 <<<
Nhóm ĐH điện2k1

Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
2. Giao thức truyền thông
Giao thức truyền thông là một yếu tố quan trọng trong cấu hình của
BMS vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến dữ liệu được truyền từ điểm này đến
điểm khác và bởi vì các bộ điều khiển phân tán có thể phải lấy dữ liệu của
nhau.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 10 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
2.1. Giao thức truyền thông ngang hàng (Peer Communication
Protocol)
So với giao thức hỏi vòng, giao thức ngang hành có các lợi ích sau:
- Việc truyền thông không phụ thuộc vào một thiết bị đơn lẻ nào – trạm chủ.
- Việc truyền thông được thực hiện trực tiếp giữa các thiết bị trong mạng mà
không cần phải thông qua một trạm trung gian nào.
Các thông điệp hệ thống được truyền trực tiếp đến tất cả các trạm trên mạng.
2.2. Phương tiện truyền dẫn
Các phương tiện truyền dẫn chủ yếu bao gồm:
Cáp xoắn bằng đồng
Cáp quang
Đường điện thoại
Việc lựa chọn phương tiện truyền dẫn cho từng ứng dụng phụ thuộc vào tín
hiệu, chi phí, phân bố địa lý và khả năng nhiểu tác động lên đường truyền.
2.2.1. Cáp xoắn bằng đồng
Các loại dây dẫn kiểu cáp xoắn bằng đồng có kích thước từ 1.307mm2
đến 0.2051mm2 thường được sử dụng và là giải pháp kinh tế nhất trong việc
truyền thông trong tòa nhà. Chiều dài của đường truyền có thể lên đến
1200m mà không cần sử dụng đến bất kỳ thiết bị kéo dài nào. Khi sử dụng

các thiết bị kéo dài (repeater), có kéo dài đường truyền lên 3 đến 4 lần như
thế. Hai sơ đồ hay được sử dụng là kiểu bố trí hình sao và bố trí theo đường
thẳng:
2.2.2. Cáp quang
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 11 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
Cáp quang phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường có nhiễu lớn.
Điểm bất lợi lớn nhất đối với cáp quang là chi phí cao.
2.2.3. Đường điện thoại
Đường điện thoại cho phép kết nối giữa các tòa nhà với nhau. Có thể sử
dụng đường kết nối liên tục hoặc dùng kết nối qua môđem.
Làm thế nào tích hợp BMS với hệ thống Security
(Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các nhà cung cấp giải pháp
SECURITY ( Camera và Giám sát vào ra), tuy nhiên việc tích hợp này còn
rất nhiều vấn đề cần phải bàn. )

2.2.4.phần mềm quản lý
Phần mềm quản lý Quản lý video số Honeywell (DVM) R200.XX là một
hệ thống phát triển video số dựa trên nền IP doanh nghiệp. Video digital trên
mạng IP có rất nhiều lợi thế khi so sánh với hệ thống giám sát CCTV analog
truyền thống.Những ích lợi này dành cho người sử dụng lẫn đội ngũ triển
khai. Đối với người tiêu dùng cuối cùng, họ có thể truy nhập , quản lý hệ
thống, kiểm soát từ các vị trí địa lý xa xôi.Với đội ngũ triển khai, phần cứng
theo chuẩn IT và cơ sở hạ tầng TCP/IP cho phép quá trình lắp đặt diễn ra
hợp lý.
DVM là bước phát triển tiếp theo của công nghệ Video số, bởi vì đấy chính
là NVR. NVR có điểm khác biệt so với DVR ở chỗ nó sử dụng phần mềm
để thay đổi thiết bị chuẩn IT và nguồn video số thành hệ thống video có thể

quản lý cho những yêu cầu về an ninh và giám sát.Ví dụ : Việc thêm không
giới hạn các server cho phép quản lý rất nhiều các camera cần thiết.
DVM cung cấp các ích lợi gia tăng của một cấu trúc mở , điều này cho phép
các video M-Jpeg, MPEG2, MPEG4 có thể được xem trực tiếp, ghi, sao và
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 12 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
lưu lại.Cấu trúc này được thiết kế để bảo vệ sự đầu tư hiện tại trong khi cho
phép kết hợp với công nghệ của tương lai. DVM có thể được dùng để nâng
cấp hệ thống CCTV hiện tại hoặc triển khai một hệ thống video digital
mới.DVM hỗ trợ rất nhiều thiết bị Video khác nhau từ những bộ giải mã độc
lập cho đến những camera IP cố định hoặc PTZ.
Bên cạnh sự phát triển của Video digital, DVM còn cho thấy sự cách mạng
trong các ứng dụng của Video.Công nghệ cho phép theo dõi những chuyển
động bên ngoài, giám sát mục tiêu
Hệ thống Honeywell Digital Video Manager System (Hệ thống quản lý
video kỹ thuật số Honeywell) cung cấp 3 chức năng chủ yếu. Đầu tiên là
camera DVM nhận, lưu trữ và truyền hình ảnh đến cho khách hàng. Thứ 2 là
một server số hoá DVM, server này sẽ quản lý server camera, hình ảnh
khách hàng, nguồn video IP và tất cả các bộ phận cấu thành khác. Một hệ
thống DVM có thể có 1 hay 2 server số hoá khác (nếu thừa) và khi nhiều
camera server cần lựa chọn số lượng camera. Thứ 3 là một server phân tích
hình ảnh không quy định trước, server này được thiết kế riêng nhằm phân
tích những hình ảnh sống và nhằm bắt đầu những sự việc chỉ bằng hệ thống
khi người sử dụng lập trình tiêu chuẩn gặp. Có thể truy cập hệ thống DVM
bằng bất cứ máy tính nào có Microsoft Internet Explorer và đúng là người sử
dụng. Trong một hệ thống tích hợp, DVM còn có thể thông tin tới nhiều
phần mềm ứng dụng quản lý doanh nghiệp khác của Honeywell như EBI,
Experion và Prowatch.

Tích hợp CCTV và ACCS
Kiến trúc hệ thống tích hợp DVM và Pro-Watch
Hệ thống tích hợp bao gồm các thành phần cơ bản sau:
-IP camera
-DVM Database Server
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 13 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
-DVM Camera Server
-P-ro-Watch Server
-Pro-Watch Client
-Internet Explorer Based Client và Alarm/Surveillance Monitors
-Hạ tầng mạng
Cấu trúc hệ thống đơn giản tích hợp Pro-watch và DVM
DVM Server
• DVM Database Server và Camera Server là giao diện giữa Pro-Watch và
các máy khách, camera.
• DVM server bao gồm:
- DVM SQL Server Database
-Web Server
- Business Objects
- Quản lý việc giao tiếp giữa Camera Server và máy khách
- Quản lý việc giao tiếp giữa Camera Server và máy khách
- Quản lý cơ sở dữ liệu DVM và việc ghi hình
-Lưu giữ nhật ký hệ thống
Camera Server
• Yêu cầu và nhận Video trực tiếp từ các camera
• Phân bổ video trực tiếp cho các máy khách chạy trên Pro-Watch
• Nhận lệnh điều khiển camera từ các máy khách và chuyển lệnh đến các

camera
• Lưu trữ Video trực tiếp vào ổ cứng
• Phân bổ Video lưu trữ cho các máy khách
• Lưu trữ video vào các thiết bị lưu trữ khác
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 14 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
• Nhận video lưu trữ từ các thiết bị lưu trữ khác
• Thực thi việc phát hiện chuyển động
• Đối với các hệ thống nhỏ, Database server và Camera Server software có
thể cài đặt trên cùng 1 PC. Đối với hệ thống lớn, có thể cần nhiều Camera
Server.
Quá trình hoạt động của hệ thống tích hợp DVM với Pro-Watch
• Hệ thống tích hợp hoạt động một cách chặt chẽ, có khả năng chia xẻ cơ sở
dữ liệu, với DVM server đóng vai trò trung tâm. Thông qua DVM server các
máy trạm Pro-Watch có thể xem Video lưu trữ, xem hình trực tiếp từ các
camera, điều khiển các camera PTZ. DVM server và Pro-Watch server chia
xẻ các thông tin báo động, các sự kiện với nhau, điều này giúp cho việc quản
lý hệ thống dễ dàng. Người quản lý có thể xem lại các sự kiện, báo động
bằng hình ảnh tại máy trạm Pro-Watch cũng như máy khách DVM.
Quá trình hoạt động của hệ thống tích hợp DVM với Pro-Watch
DVM được xây dựng theo hướng tích hợp toàn diện với hệ thống Pro-
Watch. Các máy trạm Pro-Watch có khả năng điều khiển được toàn bộ hệ
thống Video và kiểm soát ra vào.
• Xem hình trực tiếp
Thông qua máy trạm Pro-Watch có thể xem video trực tiếp từ các camera
dưới nhiều hình thức khác nhau:
-Xem 1 camera
- Điều khiển camera PTZ thông qua nút nhấn, chuột, hay Joystick

- Khởi động và kết thức việc kích hoạt ghi hình
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 15 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
- Tạo ra 1 hình chụp trên đoạn Video đang xem
- Điều chỉnh thiết đặt cho 1 camera
- Điều chỉnh cách ghi hình cho 1 camera
- Xem video ở dạng chuỗi
- Thêm hay bỏ 1 camera
-Cấu hình và điều chỉnh video motion detection
• Ghi Video
Thông qua giao diện Pro-Watch có thể kích hoạt việc ghi hình thông qua 2
hình thức: Kích hoạt việc ghi hình bởi 1 báo động hay 1 sự kiện của Pro-
Watch và kích hoạt bởi tính năng phát hiện chuyển động thông qua Video.
Kích hoạt việc ghi hình bởi 1 báo động hay 1 sự kiện của Pro-Watch
- Việc ghi hình được kích hoạt bởi sự kiện cho phép 1 phân đoạn Video sẽ
được gắn liền với 1 sự kiện của Pro-Watch. Việc ghi Video sẽ được đánh
dấu với sự kiện và thiết bị đã gây ra báo động.
- Người dùng có thể tìm kiếm và phát lại Video thông qua phát nhanh, xem
lại, xem khung hình trước, xem lại khung hình, hay tạm dừng. Người dùng
cũng có thể xem Video trực tiếp từ chương trình phát Video.
- Việc ghi hình được kích hoạt bởi sự kiện xảy ra khi 1 sự kiện được gắn liền
với camera nào đó xuất hiện. Ví dụ, 1 người nào đó đi ngang qua camera, 1
sự xâm
nhập trái phép, hay bất kỳ điều gì được Pro-Watch xem như 1 sự kiện.
Kích hoạt bởi tính năng phát hiện chuyển động thông qua Video
- Kích hoạt bởi tính năng phát hiện chuyển động thông qua Video cho phép
việc ghi hình tự động bắt đầu (với pre-record) khi có chuyển động được phát
hiện ở khu vực được chọn của góc nhìn camera.

-Video được ghi sẽ được lưu trữ trên DVM camera Server. Máy trạm Pro-
Watch và máy khách DVM có thể yêu cầu DVM Database Server cung cấp
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 16 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
các đoạn Video đã ghi và phát lại. Ngoài ra, các đoạn Video được cũng có
thể được xuất ra các định dạng quen thuộc để xem bằng các chương trình
Video thông dụng.
- Pre-record là tính năng của DVM cho phép lưu Video với khoản thời gian
yêu cầu vào vùng nhớ đệm. Khi việc ghi video được kích hoạt, đoạn Video
trong bộ nhớ đệm này sẽ được lưu trữ như 1 phần của việc ghi Video, điều
này sẽ cho phép ghi hình trước khi xảy ra sự kiện, người dùng có thể thông
qua việc xem lại để biết nguyên nhân xảy ra sự kiện giúp cho việc đưa ra
giải pháp chính xác hơn.
• Tìm kiếm Video lưu trữ
DVM mang lại khả năng tìm kiếm Video một cách toàn diện như ngày/thời
gian, camera, loại ghi hình, các điểm kích hoạt ghi hình bởi Pro-Watch, các
báo động/sự kiện và các chú ý được tạo bởi người quản lý. Người quản lý có
thể xem ngay lập tức các đoạn Video. Việc tìm kiếm và xem lại được xây
dựng dựa trên Microsoft SQL server đem lại tốc độ và sự mềm dẻo cho hệ
thống.
Tích hợp Building Management System Honeywell và DVM
Giới thiệu Building Management System
• Building Management System (BMS) là một hệ thống điều khiển và giám
sát kỹ thuật. Hệ thống này mang tính tổng thể cao trong điều khiển và giám
sát các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.
• BMS thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ điều khiển vận hành hệ thống, là môi
trường thu nhận, quản lý toàn bộ các thông số kỹ thuật của thiết bị của các
hệ thống kết nối tới. Thông qua trao đổi thông tin, BMS điều khiển vận hành

các thiết bị chấp hành của từng hệ thống kỹ thuật khác nhau hoạt động theo
yêu cầu của người quản lý, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố
an toàn, an ninh…
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 17 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
• Một hệ thống an ninh cơ bản có thể kết nối để điều khiển và giám sát các
hệ thống của tòa nhà như:
- Hệ thống điều hòa, thông khí
- Hệ thống CCTV
- Hệ thống Access Control
- Hệ thống điều khiển chiếu sang
- Hệ thống đo đếm năng lượng
- Thang máy
- Hệ thống điện
- Hệ thống chữa cháy
• Tùy theo từng dự án cụ thể mà hệ thống BMS có thể quản lý nhiều hay ít
hơn so với hệ thống cơ bản
• Enterprise Buldings Integrator (EBI) là một giải pháp quản lý toà nhà toàn
diện của Honeywell, EBI có các tính năng ưu việc sau:
- Hoàn toàn tích hợp với các hệ thống kiểm soát vào ra, hệ thống an ninh, hệ
thống camera quan sát, hệ thống thông gió và điều hoà không khí, hệ thống
quản lý năng lượng và hệ thống an toàn.
- EBI tích hợp với nhiều loại thiết bị khác nhau, các hệ thống xí nghiệp,
internet, intranet cho phép hệ thống quản lý thông tin một cách thông minh.
-Hệ thống sử dụng các phần cứng theo chuẩn công nghiệp và các hệ điều
hành Windows XP, 2000 và 2003.
- Hổ trợ các chuẩn mở phổ biến hiện nay: BACnet, LonMark, ODBC, OPC,
AdvanceDDE và Modbus.

- Giao diện dựa trên nền Web làm thuận tiện cho việc quản lý, giảm chi phí
đào tạo người quản lý, người quản lý có thể kiểm soát được tình hình trong
mọi tình huống.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 18 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
Giao diện sử dụng được xây dựng trên nền Web của EBI
Tích hợp BMS của Honeywell và DVM
• DVM hoàn toàn tích hợp với EBI, bao gồm giao diện sử dụng (máy trạm),
hệ thống báo động và sự kiện phụ, các bộ điều khiển. EBI, CCTV, Access
Control sẽ được tích hợp toàn diện, bao gồm giao diện sử dụng, và khả năng
điều khiển toàn hệ thống từ 1 máy trạm.
• Việc tích hợp những sản phẩm này của Honeywell mang lại các lợi ích sau:
- Các báo động hay sự kiện khác nhau có thể kích hoạt việc ghi hình, việc
ghi hình này có thể cho xem lại điều gì đã xảy ra trước khi sự kiện/báo động
xảy ra. nhờ vậy người quản lý có thể xem được diễn biến của sự việc
- DVM sử dụng chung giao diện với EBI, điều này có nghĩa là người quản lý
không cần phải học cách sử dụng cả 2 chương trình.
- Người dùng có thể xem DVM video tại bất cứ máy trạm nào trên mạng (Có
thể hạn chế việc xem hình trên các trạm mong muốn) Có thể chỉ định các
trạm làm việc vào các vùng nhất định, khi đó chỉ các sự kiện xảy ra tại vùng
đó mới chịu sự quan sát hay kích hoat ghi hình từ các máy trạm.
- DVM sử dụng các tính năng an ninh của EBI, tính năng này cho phép giới
hạn quyền của người quản lý.
- Các báo động và sự kiện của hệ thống DVM được tự động gởi đến hệ
thống EBI để ghi vào báo cáo chung.
- Các sự kiện và báo động của EBI có thể xem trực tiếp từ EBI hay Even
Summary trên DVM.
- Một người quản lý trạm có thể điều khiển các phần giám sát riêng biệt

- Báo động được liên kết với nội dung Video và hiển thị trên giám sát báo
động của hệ thống video.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 19 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
-Bằng việc tích hợp với EBI, DVM có thể đáp ứng các báo động và sự kiện
của EBI, tự động ghi các đoạn Video cần thiết, làm cho hệ thống ít phụ
thuộc vào người quản lý và cho phép đưa ra các quyết định theo thời gian
thực.
- Khả năng xem Video, giám sát và điều khiển tập trung của hệ thống cải
thiện việc quản lý của hệ thống, cung cấp cho người quản lý 1 môi trường lý
tưởng cho việc quản lý.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 20 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 21 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 22 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 23 <<<
Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 24 <<<

Nhóm ĐH điện2k1
Trường ĐHCN Hà Nội Tìm hiểu về hệ thống BMS
Khoa Điện
2.2.5Kết luận
EBI được xây dựng theo hướng hoàn toàn tích hợp với các hệ thống camera
quan sát và kiểm soát vào ra của Honeywell. Điều này nghĩa là, khi muốn
nâng cấp hệ thống từ đơn thuần tích hợp hệ thống camera quan sát và kiểm
soát vào ra trở thành giải pháp quản lý toàn diện EBI ta không phải thay thế
bất cứ phần nào của hệ thống đang tồn tại. DVM và hệ thống Pro-Watch
thực sự là 1 phần của EBI. EBI có thể sử dụng lại toàn bộ cơ sơ dữ liệu của
hệ thống đang tồn tại mà không cần các thao tác phức tạp trong việc chuyển
đổi dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho quá trình nâng cấp từ
hệ thống hiện tại lên giải pháp quản lý toàn diện EBI.
AHU( AIR handling unit) là một thiết bị trao đổi nhiệt thường được dùng
trong hệ thống HVAC, Xưởng công nghiệp có yêu cầu cao về phòng sạch
như trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, vi điện tử. Nó bao gồm dàn trao đổi
nhiệt (thường dùng trao đổi nhiệt giữa nước lạnh đi qua các ống đồng và
không khí thổiqua nó) và quạt cao áp( quạt hướng kính) hệ thống điều khiển
gồm cảm biến nhiệt, van ba ngã actuator khi nhiệt độ phòng lớn hơn nhiệt
độ đặt thì van 3 ngã mở cho nước lạnh chảy qua dàn trao đổi nhiệt đến khi
nhiệt độ tụt xuống nhiệt độ đặt thì van 3 ngã đóng lại nước lạnh chảy qua
đường bypass về thiết bị làm lạnh nước(chiller). không khí trước khi đưa
vào AHU thường được lọc qua bộ phận tiền lọc và lọc túi. Khi cần độ sạch
cao thì sử dụng cả lọc HEPA.
GVHD: Hoàng Duy Khang >>> 25 <<<
Nhóm ĐH điện2k1

×