Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn biện pháp giúp đỡ học sinh thực hiện tốt phép nhân, phép chia trong chương trình toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.05 KB, 19 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Mơn Tốn ở bậc tiểu học là một mơn học quan trọng, nó có nhiều ứng dụng
trong cuộc sống hàng ngày. Toán học giúp con người giải quyết các vấn đề thực
tế trong cuộc sống một cách thiết thực, góp phần phát triển xã hội, giúp học sinh
hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy trong mạch nội dung Số và phép tính của
mơn Tốn lớp 3 thì khi thực hiện phép nhân, phép chia học sinh còn nhầm lẫn,
gặp nhiều khó khăn. Do ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu được thực hiện phép tính
nhân và chia ngồi bảng. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa nắm chắc bản chất
của phép nhân và phép chia, chưa phát triển khả năng tư duy của các em. Chính
vì vậy việc giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và phép chia
là một vấn đề cấp thiết, vơ cùng quan trọng. Giúp học sinh có nền tảng để thực
hiện tốt các phép nhân, phép chia ở lớp trên và học tốt các mạch kiến thức khác
trong chương trình.
Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 3, qua kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp tôi mạnh dạn nghiên cứu và viết
nên sáng kiến: “Biện pháp giúp đỡ học sinh thực hiện tốt phép nhân, phép chia
trong chương trình Tốn lớp 3”
2. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp đỡ học sinh thực hiện tốt phép nhân,
phép chia trong chương trình Tốn lớp 3”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lương Thị Vỵ
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Quang Yên – xã Quang Yên
– huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0986136333. Email:
- Họ và tên: Trương Đình Khơi
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Quang Yên – xã Quang Yên
– huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0987281235 . Email :


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Lương Thị Vỵ - Trường Tiểu học Quang Yên.
1

skkn


- Họ và tên: Trương Đình Khơi - Trường Tiểu học Quang Yên.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giải pháp này áp dụng trong trương trình môn Toán lớp 3.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử,
01/12/2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Nội dung sáng kiến:
Giải pháp 1: Khơi gợi động cơ học tập cho học sinh
Động cơ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp học sinh có hứng thú
trong học Tốn. Vì vậy, việc tạo ra động cơ để học sinh thực hiện phép nhân,
phép chia trong quá trình dạy học Toán là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Để tạo ra
được động cơ, giáo viên cần giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu
ích của phép nhân, phép chia trong cuộc sống hàng ngày.
Vì vậy, trong quá trình dạy học bên cạnh những bài Tốn trong SGK, tơi đã
thiết kế một số tình huống, bài Tốn có nội dung thực tế mà các em hay gặp
trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Tình huống đó có dụng ý sư phạm hấp dẫn
không chỉ về nội dung, mà cịn cả về hình thức, phải giúp học sinh huy động vốn
hiểu biết và kiến thức cũ để giải quyết tình huống. Qua đó học sinh thấy được
ứng dụng của phép nhân, phép chia trong giải quyết các tình huống trong đời
sống thực tiễn, góp phần tạo động cơ, hứng thú thực hiện phép tính nhân, phép
tính chia.
Ví dụ: Trong bài: “ Nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số”
- GV đưa ra tình huống: “ Cơ giáo có 3 hộp bút chì màu, mỗi hộp có 12 chiếc

bút chì màu. Vậy cơ giáo có bao nhiêu chiếc bút chì màu?
- Từ tình huống này, học sinh sẽ đưa ra được phép tính 12 x 3= ?
- GV giúp HS phát hiện ra đây là một phép nhân số có hai chữ số cho số có một
chữ số mà chúng ta sẽ học trong bài ngày hơm nay.
Ví dụ: Trong bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( tiếp theo)
Để giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của phép chia có dư trong đời sống
hàng ngày, giúp các em có hứng thú trong bài học, GV đưa ra tình huống để dẫn
dắt vào bài mới như sau:
“ Hôm nay nhà cơ Ba có cỗ, cơ Ba đã mua 79 quả cam để xếp vào các đĩa,
sao cho mỗi đĩa xếp nhiều nhất là 6 quả cam. Các em hãy tính giúp cơ Ba xem
cơ phải lấy ít nhất bao nhiêu chiếc đĩa để đựng hết số cam đó”
2

skkn


Từ tình huống này HS sẽ đưa ra phép tính 79 : 6 = ? Và thực hiện chia.)
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học
Trong dạy học tơi ln có phương châm giáo viên chỉ là người hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh hoạt động học tập cịn học sinh phải tự tìm ra tri thức. Vì
vậy trong các giờ học Tốn tơi đã sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực giúp học sinh phát triển một số năng lực, phẩm chất. Việc lựa chọn
phương pháp, kĩ thuật dạy học phải phù hợp với nội dung bài học, nhận thức của
học sinh, điều kiện thực tế.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 6, trong bài “ Bảng nhân 6”
SGK Tốn lớp 3, tơi sử dụng phương pháp dạy học thực hành.
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS lấy các hạt ngô hoặc đỗ đã
chuẩn bị từ trước sau đó thực hành, hồn thiện vào phiếu bài tập để lập bảng
nhân 6.
- Bước 2: GV yêu cầu mỗi nhóm thao tác trên các hạt đã chuẩn bị sẵn, mỗi lần

lấy là 6 hạt, số lượt lấy lần lượt 1, 2, 3,…….9. Sau đó viết phép tính và kết quả
tương ứng.
- Bước 3: GV cho các nhóm thực hành.
- Bước 4: GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
Phiếu học tập (Phụ lục 1)
Qua việc GV tổ chức thực hành trên các vật thật, học sinh tự lập được bảng
nhân 6. Từ đó giúp các em hiểu bản chất của phép nhân.
Tuy nhiên ở các bảng nhân tiếp theo, để phát triển tư duy cho các em tơi
chỉ cho học sinh thực hành tìm ra kết quả của phép nhân 7 x 1, 7 x 2, 7 x 3 còn
kết quả các phép nhân còn lại tìm dựa trên 7 x 4 = 7 x 3 + 7, 7 x 5 = 7 x 4 + 7…
Ví dụ: Bài: “ Chia số có hai chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)
Trong bài này tôi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn:
- GV đưa ra tình huống: “ có 648 quyển vở chia đều vào 3 khối. Hỏi mỗi khối có
bao nhiêu quyển vở”
- GV cho HS làm việc cá nhân, s
uy nghĩ để tìm ra phép tính.
( HS: Để tìm số quyển vở của mỗi khối ta có phép tính: 648 : 3 =…? )
- GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính chia 648 : 3 =…?
( GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính chia
3

skkn


648 : 3 =…? Theo kĩ thuật khăn trải bàn:
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
+ HS ngồi vào đúng vào vị trí của mình.
+ HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi: “ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
chia 648 : 3)
+ HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm cách đặt tính và tính. Sau thời giam

làm việc cá nhân là 1 phút, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình
và cả nhóm thống nhất cách đặt tính và cách tính)
+ Cả nhóm viết ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn trải bàn
(giấy A0)
+ GV cho một nhóm tốt nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và chỉ
trình bày những ý kiến mà nhóm bạn khơng có, để tránh mất thời gian.
+ GV nhận xét.
Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phải phù hợp với nội dung bài
học, nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế.
Giải pháp 3: Giúp học sinh khắc phục khó khăn khi thực hiện phép tính
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số
khó khăn, sai lầm sau:
* Dạy học phép nhân
a) Quên nhớ trong phép nhân có nhiều lần nhớ
Ví dụ:
175

x

4
400

- Biện pháp khắc phục: GV yêu cầu học sinh ghi số cần nhớ ra lề, tránh bị quên.
b) Ghi kết quả sai
Ví dụ:
x

34
3
912


4

skkn


- Biện pháp khắc phục: GV cần phân tích cho HS hiểu: Nếu viết như trên thì tích
có tới 91 chục, nhưng thực ra chỉ có 10 chục mà thơi. Vì:
+ Ở lần nhân thứ nhất: 3 nhân 4 đơn vị được 12 đơn vị, tức là 1 chục và 2
đơn vị, viết 2 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại. để thêm vào hàng chục ở lượt
nhân tiếp theo.
+ Ở lần nhân thứ hai: 3 nhân 3 chục được 9 chục, thêm một chục đã nhớ là
10, viết 10 ở cột chục.
* Dạy học phép chia .
a. Học sinh đặt tính sai
- Khi mới học phép chia, một số học sinh vẫn đặt tính phép chia theo cột dọc
như khi đặt tính phép tính cộng, trừ, nhân. Vì vậy GV nhắc lại cách đặt tính cho
học sinh.
b, Ước lượng thương sai
- Khi chia ngoài bảng học sinh thường ước lượng thương sai nên số dư lớn hơn
số chia. Kết quả phép chia lớn hơn cả số bị chia. Nguyên nhân học sinh chưa
biết cách ước lượng thương, không nhớ trong phép chia, số dư luôn phải bé hơn
số chia.
Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau:
94

2

6


39

24
18
6
- Biện pháp khắc phục: GV cần hướng dẫn kĩ học sinh cách ước lượng thương.
Để có kết quả 9 chia cho 2 được 4, học sinh phải nhân nhẩm từ 1 đến 5
( 1 x 2 = 2, 2 x 2 = 4, 3 x 2 = 6, 4 x 2 = 8, 5 x 2 là 10) chọn được thương là 4.
Như vậy để ước lượng được thương phải nhân và thử nhiều lần rất mất thời gian.
Vì vậy, để ước lượng thương nhanh hơn, GV sẽ hướng dẫn như sau : Khi chia
cho 2, ta tìm trong bảng nhân 2, có tích nhỏ hơn 9 ( gần nhất) với số bị chia là 8,
mà 4 x 2 = 8, ta ước lượng thương được 4.
Vì vậy, ở lớp 3 khi chia cho số có 1 chữ số, số chia là số nào thì ta tìm tương
ứng trong bảng nhân đó, tích ( gần nhất) với số bị chia
5

skkn


- Khi hướng dẫn chia, GV cần nhấn mạnh cho HS số dư ở tất cả các lượt
chia đều phải nhỏ hơn số chia. Ở lượt chia thứ nhất, 9 chia 2 bằng 3, 3 nhân 2
bằng 6, 9 trừ 6 bằng 2, lượt chia thứ 1 số dư là 2 bằng với số chia. Như vậy ước
lượng thương chưa đúng. Khi ước lượng thương số dư lớn hơn số chia, GV
hướng dẫn HS ước lượng thương lại, bằng cách tăng thương lên..
c, Học sinh quên ghi số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau:
414
4

2

27

014
14
0
- Biện pháp khắc phục: GV khi hướng dẫn chia phải lưu ý học sinh có
bao nhiêu lượt chia thì thương sẽ có bấy nhiêu chữ số, chỉ có lần chia thứ nhất
khi lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia mà chỉ ghi một chữ số ở thương, còn
các lần chia tiếp theo cứ hạ một chữ số ở số bị chia xuống để chia thì thương
được một chữ số.
Giải pháp 4: Thiết kế một số trị chơi học Tốn nhằm phát triển năng
lực, phẩm chất cho học sinh
Trò chơi học tập giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học, giúp
khơng khí lớp học sơi nổi, giúp học sinh hứng thú, thu hút được sự chú ý của
học sinh, học mà chơi, chơi mà học. Làm cho giờ học môn Tốn khơng khơ
khan. Hiểu được điều đó, vào đầu giờ học hay trong các bài tập tôi thường sử
dụng một số trò chơi sau để học sinh thực hiện phép nhân tốt hơn, hứng thú hơn,
góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh:
Ví dụ một số trị chơi sau:
* Trò chơi: Đưa thỏ về chuồng.
+ Mục tiêu: Luyện tập làm tính nhân, phát triển năng lực giao tiếp.
+ Chuẩn bị: Mỗi chuồng có 1 phép tính nhân, bao nhiêu phép tính thì có
bấy nhiêu chuồng. Mỗi một con thỏ sẽ gắn trên mình một kết quả phép tính và
được đặt sẵn vào một cái rổ.
+ Cách chơi: Để có nhiều học sinh được tham gia. GV chia lớp thành 3 tổ
thi đua với nhau, có bao nhiêu phép tính thì mỗi đội có bấy nhiêu thành viên.
6

skkn



Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ lên đưa con thỏ
có kết quả vào chuồng mang phép tính tương ứng. sau khi bạn thứ nhất về thì
bạn thứ hai mới được lên. Cứ như thế cho đến hết.
*Trò chơi : “ Kết bạn”
+ Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm nhanh, rèn phản xạ nhanh, tinh
mắt cho học sinh
+ Chuẩn bị: GV không cần chuẩn bị đồ dùng..
+ Cách chơi: GV hô: “Kết bạn, Kết bạn”. HS hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”.GV
hơ các phép tính VD như: “Kết 54 : 9 ”, “Kết 21 : 3”, “Kết 21 : 7”, Khi GV đưa
ra phép tính, HS phải nhẩm nhanh phép tính GV nêu để được kết quả và kết
thành nhóm theo yêu cầu. Ai kết thành nhóm đúng nhanh sẽ được tuyên dương,
ai kết bạn không đúng, bị chậm sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp.
Giải pháp 5: Giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân
Theo cấu trúc chương trình, học sinh hình thành phép nhân, nắm vững tên
gọi thành phần phép nhân, kết quả phép nhân sau đó mới chuyển sang thành lập
các bảng nhân (bảng nhân 2, 3 ,4, 5).
Muốn học sinh học tốt về phép nhân cũng như vận dụng phép nhân thực
hành tính toán, trước hết yêu cầu các em phải nắm vững kỹ năng tính cộng, đặc
biệt là cơng nhiều số hạng bằng nhau. Vì đó là cơ sở hình thành phép nhân.
Trong toán học phép nhân được giới thiệu qua cách cộng các số hạng bằng nhau.
a. Giai đoạn chuẩn bị:
Học sinh phải nắm được cách tính tổng của nhiều số đặc biệt là tính tổng
các số hạng bằng nhau để từ đó khi hình thành phép nhân học sinh thực hiện
chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Khi dạy bài “Tổng của
nhiều số” tôi sẽ giúp học sinh phân tích và nắm thật chắc các dạng bài tập cộng
các số hạng bằng nhau, chú ý kỹ thuật tính tổng của nhiều số. Vì đây là cơ sở
cho học sinh hình thành phép nhân.
* Ví dụ 1: ở tổng: 4 + 4 + 4 + 4 = ? tơi giúp học sinh phân tích để nhận biết:
+ Hỏi 1: Tổng “4 + 4 + 4 + 4” có mấy số hạng? (4 số hạng)

+ Hỏi 2: Em có nhận xét gì về các số hạng ? (các số hạng đều bằng nhau, mỗi số
hạng đều là 4).
+ Sau đó tơi u cầu học sinh tính nhanh tổng: 4 + 4 + 4 + 4 = 16.
*Ví dụ 2: Tơi u cầu học sinh quan sát hình vẽ, điền số và tính kết quả:
7

skkn


5l

5l

5l

5l

+

…l

+

…l

5l

+

… l = …. l


- Học sinh quan sát hình vẽ, điền và tính nhanh kết quả:
5 l + 5 l + 5 l + 5 l = 20 l
- Giáo viên khai thác:
+ Hỏi 1: Tổng “5 l + 5 l + 5 l + 5 l “ có mấy số hạng? (có 4 số hạng).
+ Hỏi 2: Em hãy nhận xét về các số hạng của tổng trên? (các số hạng đều
bằng nhau, mỗi số hạng là 5).
+ Hỏi 3: tên đơn vị được tính ở tổng trên là gì? (lít).
- Về bài tập, giáo viên có thể thay đổi hình thức khác nhau nhưng về nội dung
vẫn cho học sinh luyện tập hoặc nâng cao hơn kỹ thuật tính tổng của nhiều số
hạng, chú ý hơn cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Đây sẽ là tiền đề
giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân cũng như sau khi học xong phép
nhân các em sẽ vận dụng tính được độ dài đường gấp khúc, vận dụng giải các
bài tốn về tính độ dài đường gấp khúc (các số đo độ dài trong đường gấp khúc
bằng nhau).
b. Hình thành khái niệm phép nhân:
* Cách hình thành: “ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau phép nhân”
+ Giới thiệu hình ảnh trực quan.
+ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
+ Tính kết quả của phép nhân bằng cách tính tổng.
* Ví dụ: Tơi dùng một bài tốn cụ thể giới thiệu phép tính mới dựa trên phép
cộng như sau:
Bài toán: “Mai lấy mỗi lần 2 que tính, và lấy tất cả 3 lần. Hỏi Mai lấy tất cả bao
nhiêu que tính?”
- Song song với việc sử dụng trực quan trên bảng tôi cũng sẽ cho học sinh thao
tác lấy que tính theo bài tốn để học sinh dễ hình dung.
- Tơi gắn lần lượt que tính lên bảng theo hình và giúp học sinh nhận biết:

8


skkn


+ Muốn biết Mai lấy bao nhiêu que tính
em thực hiện phép tính gì?
2

+

2

+

2

2 + 2 + 2 =2x3
2 x 3 = 6.

(phép cộng: 2 + 2 + 2)
+ Em có nhận xét gì về tổng này?
(Các số hạng đều bằng nhau).
+ Có mấy số hạng? (3 số hạng).

- Như vậy 2 được lấy 3 lần.
- Yêu cầu học sinh nhẩm kết quả tổng: 2 + 2 + 2 = 6.
- Với phép cộng các số hạng bằng nhau như vậy ta có thể chuyển nhanh thành
phép nhân như sau:
+ Viết: 2 x 3 = 6.
+ Đọc: Hai nhân ba bằng sáu. Dấu “x” gọi là dấu nhân.
- Tôi cho học sinh nhận xét để nhận biết rằng: “phép cộng các số hạng bằng

nhau có thể chuyển thành phép nhân. Hay phép nhân được hình thành trên phép
cộng các số hạng bằng nhau”.
- Tôi giúp cho học sinh nắm rõ: khi viết 2 x 3 thì:
+ 2 là số hạng của tổng.
+ 3 là các số hạng của tổng.
(tức là giá trị của một số hạng, còn 3 chỉ là “đã lấy 3 số hạng” lấy 3 lần 2).
c. Củng cố khái niệm mới hình thành:
Tơi sẽ giúp học sinh luyện tập chắc chắn khái niệm phép nhân mới hình
thành qua các dạng bài tập:
* Thay phép cộng thành phép nhân:
Ví dụ: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 = 12 (3 lấy 4 lần được 12)
và 4 + 4 + 4 = 4 x 3 = 12 (4 lấy 3 lần được 12)
Qua đây học sinh nắm vững hơn về ý nghĩa và cách ghi của phép nhân.
Ở dạng bài tập chuyển tổng các ví dụ với số hạng lớn hoặc có nhiều số hạng,
điều này khiến học sinh mất nhiều thời gian tính tốn mà không nắm được ý
nghĩa của phép nhân.

9

skkn


Trong q trình luyện tập tơi sẽ giúp học sinh nắm chắc rằng: “Chỉ có các số
hạng bằng nhau mới có thể chuyển phép cộng thành phép nhân”.
* Để giúp học sinh củng cố và nắm chắc ý nghĩa của phép nhân tôi sẽ
đưa dạng bài tập so sánh các giá trị biểu thức:
Ví dụ: 2 x 2 …. 3 x 2

;


3 + 2 …... 3 x 2

* Dạng bài tập thay thế phép nhân bằng phép cộng:
Sau khi học sinh đã hiểu ý nghĩa của phép nhân tôi sẽ cho học sinh luyện
tập dạng bài tập thay thế phép nhân bằng phép cộng. Hay nói cách khác học sinh
có thể tìm kết quả của phép nhân qua việc chuyển và tính tổng các số hạng bằng
nhau.
Ví dụ: muốn tính 2 x 4 ta phải tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 = 8 vậy 2 x 4 = 8
Qua đó học sinh khơng những nắm vững cách hình thành phép nhân bằng
cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau (ý nghĩa của phép nhân) mà từ phép
nhân học sinh cịn suy ra tính được tổng. Điều này giúp học sinh nắm vững mới
quan hệ giữa phép nhân và phép cộng (cộng các số hạng bằng nhau). Chuẩn bị
xây dựng bảng nhân.
d. Giúp học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả phép nhân:
Sau khi đã hình thành được phép nhân, giáo viên giúp học sinh nắm chắc
tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân:
2
Thừa số

x

5

=

10
Tích

Thừa số


Trong phép nhân: 2 x 5 = 10 (2 và 5 gọi là thừa số, 10 gọi là tích) tôi cho
học sinh nắm rõ thừa số thứ nhất (2), thừa số thứ hai (5). Điều này sẽ giúp học
sinh dễ dàng nắm được quy luật khi xây dựng bảng nhân.
Thừa số

2

thừa số

x
Tích

5

=

10
Tích

Ở phần này tơi sẽ cho học sinh tự tìm phép nhân, rồi tự xác định và nêu
tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân. Nâng cao hơn tôi cho học sinh xác
10

skkn


định không theo thứ tự để học sinh nắm và xác định chắc chắn tên gọi thành
phần và kết quả của phép nhân mà khơng cịn lẫn lộn nữa.
Ví dụ: 3 x 4 = 12
Trong phép nhân 3 x 4 = 12:

+ Nêu thừa số thứ hai? (4)
+ Nêu tích? (3) hoặc 3 x 4 cũng gọi là một tích.
+ Nêu thừa số thứ nhất? (3)
Học sinh sẽ được luyện tập, củng cố qua các dạng bài tập:
Dạng1: Viết tổng sau dưới dạng tích: 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 4
Học sinh chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng.
(6 được lấy 4 lần nên viết 6 x 4 sau dấu “=”)
Tính tích 6 x 4 ta lấy 6 + 6 + 6 + 6 = 24
Vậy 6 x 4 = 24
6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 4; 6 x 4 = 24
Dạng 2: Viết tích dưới dạng tổng:
5 x 2 = 5 + 5 = 10
- Hướng dẫn học sinh chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích
đó. Việc tính tổng lúc này phải trở thành kỹ năng.
- Học sinh sẽ được đọc lại phép nhân và nêu tên gọi thành phần và kết quả của
phép nhân.
Dạng 3: Cho các thừa số là 4 và 3, tích là 12. Viết phép nhân.
- Tôi hướng dẫn học sinh xác định rõ các thừa số (3 và 4), tích (12).
Sau đó viết thành phép nhân:
4 x 3 = 12
- Khi tính tích tơi sẽ cho học sinh nhẩm các tổng tương ứng.
Qua từng dạng bài tập, trong q trình nhận xét, chữa bài tơi sẽ cho học sinh
đọc lại phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần (thừa số) và kết quả (tích) của
phép nhân.
Học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân thì khi bước
sang lập bảng nhân cũng như tìm một thừa số của phép nhân học sinh sẽ không
bị lúng túng mà dễ dàng xác lập được phép tính và tính kết quả.
11

skkn



Giải pháp 6: Giáo viên hướng dẫn lập bảng nhân
a. Cách lập bảng nhân:
- Bảng nhân được lập dựa vào khái niệm phép nhân là phép cộng các số hạng
bằng nhau.
- Quy trình lập bảng:
+ Giới thiệu đồ dùng trực quan.
+ Hình thành phép nhân (trên cơ sở cộng các số hạng bằng nhau).
+ Tính tích (bằng cách tính tổng tương ứng).
+ Thành lập bảng.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 2.
1. Trước hết tôi đưa ra một ví dụ nhằm nhắc lại: “phép nhân được hình
thành dựa trên phép cộng các số hạng bằng nhau”. Ví dụ từ thực tế ở lớp : Mỗi
bàn có 2 bạn ngồi, vậy 5 bàn có mấy bạn ngồi ? (10 bạn vì 2 + 2 + 2 + 2 + 2 =
10)
- Yêu cầu học sinh chuyển thành phép nhân: 2 x 5 = 10.
- Như vậy ta đã tìm được kết quả của phép nhân nhờ phép cộng các số hạng
bằng nhau. Nhưng mỗi lần cứ phải cộng như thế thật khơng tiện. - - Do đó ta
xây dựng bảng nhân. Khi lập xong bảng nhân các em sẽ vận dụng bảng nhân nói
nhanh kết quả một phép tính nhân (nhân trong bảng) mà khơng cần tính kết quả
qua việc tính tổng các số hạng bằng nhau.
2. Sau đó tơi bắt đầu hướng dẫn học sinh xây dựng bảng từ 2 x 1 đến 2 x
10. Trên cơ sở học sinh đã nắm ở mục (1) trên, tôi hướng dẫn học sinh nắm mỗi
phép tính nhân trong bảng đều được xây dựng trên cơ sở phép cộng các số hạng
bằng nhau tương ứng. Như vậy học sinh sẽ nắm chắc được nguyên tắc lập bảng.
Ví dụ: 2 x 2 = 2 + 2 = 4. như vậy 2 x 2 = 4.
2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6. như vậy 2 x 3 = 6.
2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8. như vậy 2 x 4 = 8.
...

Những trường hợp cịn lại tơi cho học sinh tự hình thành, sau đó báo kết quả để
hồn thành bảng nhân. Riêng trường hợp 2 x 1 thì được coi 2 được lấy 1 lần.
b. Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân.
- GV Hỏi: Trong bảng nhân 2 hai tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị
? (2 đơn vị).
12

skkn


- Đây là cơ sở để giúp học sinh khôi phục lại kết quả của bất kỳ phép nhân nào
trong bảng nếu học sinh quên.
Ví dụ: Nếu học sinh quên kết quả của phép tính nhân: 2 x 4 = ?, có hai cách
giúp học sinh khơi phục kết quả.
+ Cách 1: Yêu cầu học sinh tính tích dưới dạng tổng ( cách ban đầu xây
dựng)
2 x 4 = 2 + 2 + 2+ 2 = 8. Như vậy 2 x 4 = 8
+ Cách 2: Lấy tích liền trước (2 x 3 = 6) cộng thêm cho 2 :
6+2=8
8 chính là kết quả của: 2 x 4
Hoặc lấy tích liền sau ( 2 x 5 = 10) trừ cho 2 : 10 - 2 = 8.
8 chính là kết quả phép tính nhân : 2 x 4
Tương tự như thế ở các bảng nhân sau (3, 4, 5...) học sinh cũng cần nắm chắc
nguyên tắc lập bảng cũng như quy luật của bảng nhân đó.
c. Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng nhân:
- Có nhiều hình thức giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân: Tổ chức cho học
sinh đọc nhiều lần, đọc to, đọc thầm, đọc theo thứ tự, khơng theo thứ tự, tổ chức
dạng trị chơi “truyền điện”... Ngồi ra giúp học sinh khơng những thuộc mà
nắm chắc bảng nhân tôi sẽ áp dụng cho học sinh đếm thêm 2 (3, 4, 5).
Việc đếm thêm 2 (3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20 (30, 40, 50) giúp học sinh

học thuộc bảng nhân và giúp học sinh tìm lại kết quả trong các bảng nhân (nếu
học sinh quên). Tôi giúp học sinh nắm:
Thừa số thứ nhất luôn là : 2 (3, 4, 5).
- Thừa số thứ hai lần lượt là

: Từ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.

- Tích chính là các số khi đếm thêm 2 (3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20
( 30, 40,50)
Yêu cầu học sinh đếm thành thạo thêm 2 (3, 4, 5) nó gần tương đương với việc
học thuộc bảng nhân.
d. Vận dụng một số “tính chất” của phép nhân và phép cộng để xây
dụng bảng nhân:
Dạng 1: Ở các bảng nhân sau tơi hướng dẫn học sinh vận dụng “ tínhchất giao
hốn” của phép nhân để xây dựng nhanh một số phép tính đầu của bảng mà
khơng phải xây dựng 10 cơng thức trong các bảng nhân.
13

skkn


Ví dụ: Ở bảng nhân 5 thì các trường hợp sau coi như đã học:
5 x 2 = 10 và đã học 2 x 5 = 10 ( ở bảng nhân 2)
5 x 3 = 15 và đã học 3 x 5 = 15 ( ở bảng nhân 3)
5 x 4 = 20 và đã học 4 x 5 = 10 ( ở bảng nhân 4).
Còn các trường hợp 5 x 5 cho đến 5 x 10 là những công thức mới cần dựa vào
phép cộng 5, 6, 7, 8, 9, 10 số hạng đều là 5 để tìm kết quả của phép tính nhân.
Cũng trên cơ sở đó từ bảng nhân có thừa số thứ nhất khơng đổi trong lúc luyện
tập tôi hướng dẫn học sinh vận dụng “ tính chất giao hốn” của phép nhân để
chuyển sang phép nhân có thừa số 2 khơng đổi. Nội dung ở lớp 2 chỉ dạy bảng

nhân 2 (3,4,5) tức là bảng nhân có thừa số 2 (3,4,5) đứng trước. Song cũng cần
học sinh hiểu rằng từ một bảng nhân đã lập ta có thể lập nhanh trước một bảng
nhân với thừa số thứ hai không đổi. Đây là yêu cầu không bắt buộc học sinh.
Song, nếu học sinh nắm được thì khi luyện tập khả năng vận dụng rộng và chắc
chắn hơn.
e.Tổ chức cho học sinh thực hành:
Song song khi dạy cho học sinh hình thành phép nhân cũng như lập các
bảng nhân tôi sẽ tổ chức cho học sinh:
+ Học xong bảng nhân nào thì học sinh vận dụng chắc chắn các dạng bài
tập theo sách giáo khoa để củng cố, rèn luyện kỹ năng, tăng khả năng vận dụng
của học sinh.
+ Để giờ thực hành nhẹ nhàng và có hiệu quả tôi suy nghĩ và chuyển các
dạng bài tập thành trị chơi học tập.
Ví dụ 1: Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Kết chùm”
- Mỗi chùm có 3 bạn, vậy 4 chùm có mấy bạn ? (học sinh nêu phép nhân : 3 x 4
= 12)
- Mỗi chùm có 5 bạn, vậy 3 chùm có mấy bạn ? (học sinh nêu phép nhân : 5 x 3
= 15)
......
Ví dụ 2: Cho các bạn vẽ vào bảng con : Mỗi bạn vẽ 4 chiếc lá, vậy 6 bạn vẽ
mấy chiếc lá ? (học sinh nêu phép nhân : 4 x 6 = 24)
f. Biện pháp khác:
Ngồi ra, tơi còn thường xuyên kiểm tra mức độ ghi nhớ các bảng nhân đã
học của từng cá nhân học sinh, bằng cách cho học sinh tự kiểm tra theo bàn,
nhóm, tổ vào mỗi ngày giúp cho học sinh nắm chắc, ghi nhớ lâu bền các bảng
14

skkn



nhân. Khi kiểm tra việc ghi nhớ các bảng nhân của học sinh tôi chú ý cho học
sinh nêu lại cách tính thế nào để có kết quả bất kỳ phép nhân trong bảng.
Ví dụ: Khi kiểm tra học sinh ghi nhớ bảng nhân 5 tôi sẽ kiểm tra bất kỳ phép
tính nào, chẳng hạn 5 x 4.
GV hỏi : Làm thế nào để các em biết kết quả phép tính : Năm nhân bốn bằng 20
(5 x 4 = 20) Học sinh: Em thực hiện tính tổng:
5 x 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20. Vậy 5 x 4 = 20.
Như vây học sinh sẽ ln nắm chắc việc hình thành các phép nhân cũng
Giải pháp 7: Khen ngợi, động viên học sinh
Học sinh Tiểu học tâm lí chung là thích được khen. Vì vậy trong q trình
dạy học tơi ln khen ngợi các bạn tiến bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như
bằng hành động “ đập tay” với học sinh khi em làm bài đúng, hay khen bằng lời
nói, hoặc viết nhận xét hay chuẩn bị sẵn các phiếu khen. Khi học sinh có tiến bộ
trong thực hiện phép tính nhân, chia GV sẽ viết nhận xét vào và trao cho các em.
Không chỉ khen những bạn khá giỏi, đối với những học sinh chậm tiến tơi càng
phải động viên, khích lệ các em nhiều hơn, để các em có niềm tin vào khả năng
của bản thân, không nhút nhát, tự ti. Khen ngợi, động viên học sinh giúp giáo
viên gần gũi với học sinh hơn, học sinh khơng cịn sợ làm sai, sợ hỏi cơ giáo. Từ
đó giáo viên sẽ biết được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải từ đó nâng
cao hiệu quả thực hiện phép tính nhân, chia. Học sinh học trong một môi trường
thoải mái, sẽ giúp các em tích cực, say mê hơn trong học tập.
Do khả năng bản thân cịn hạn chế vì vậy biện pháp giáo dục của chúng tôi
cũng không tránh tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp
ý của đồng nghiệp, tổ khối chun mơn và Ban giám hiệu nhà trường. Chúng tôi
sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp để biện pháp giáo dục được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
7.2 Kết quả của sáng kiến.

15


skkn


Trước khi áp dụng biện pháp này vào mơn Tốn, chất lượng của lớp tôi
như sau: (Phụ lục 2)
Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dị ý kiến của
học sinh, tơi nhận thấy các em khơng cịn phải lo sợ khi học về phép nhân, phép
chia mà ngược lại các em hứng thú, hăng say học tập và chất lượng mơn Tốn
của lớp tơi được nâng cao rõ rệt.
Cụ thể, sau khi áp dụng sáng kiến, chất lượng của lớp tôi (Phụ lục 2)
7.3 Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp của tơi có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh lớp 3
trong chương trình mơn Tốn. Thực tế tôi đã áp dụng giải pháp này với học sinh
lớp tôi trong năm học 2020 -2021 và thu được kết quả tốt.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên:
+ GV cần chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp, nắm chắc kiến thức, kĩ năng
của từng bài học.
+ GV phải có tinh thần vượt khó, yêu nghề mến trẻ.
+ GV phải nắm được xu hướng đổi mới của giáo dục.
- Đối với tổ chuyên môn:
Qua các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn đưa ra một số kinh nghiệm
trong dạy học, cùng nhau trao đổi, tiếp thu những cái mới.
- Đối với nhà trường và phòng giáo dục:
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học cho học
sinh như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh. Động viên, khích lệ giáo viên có nhiều
biện pháp giáo dục hay trong dạy học.
- Đối với phụ huynh học sinh: Phối hợp với giáo viên để nắm bắt được
tình hình học tập của con em mình.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
a. Lợi ích kinh tế:
16

skkn


- HS học tập tiếp thu bài tốt, gia đình không phải cho học sinh đi học
thêm ở các trung tâm góp phần giảm chi phí cho gia đình.
- Phụ huynh khi thấy con em mình học tập tiến bộ nên yên tâm làm việc, góp
phần tăng năng suất lao động.
- HS tiếp thu bài nhanh góp phần tiết kiệm thời gian.
b. Lợi ích xã hội:
- Học sinh hiểu bài nên thích học mơn Tốn, khơng cịn sợ đến lớp, đến trường,
sợ cô giáo.
- Biện pháp giáo dục giúp giáo viên gần gũi, mến trẻ hơn. Đến lớp với tâm lí
thoải mái, khơng cịn căng thẳng.
- Học sinh học tập tốt gia đình đầm ấm, cha mẹ và học sinh vui vẻ, yêu thương
nhau hơn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Khi áp dụng giải pháp này tôi đã báo cáo và được sự đồng ý của Ban
giám hiệu cũng như tổ, khối chuyên môn. Sau khi áp dụng giải pháp, Ban giám
hiệu cũng như tổ khối chuyên môn đã đánh giá rất cao về giải pháp của chúng
tôi cũng như kết quả mà nó mang lại.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc

áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
Tên tổ
TT chức/cá nhân
1

Lớp 3A4

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường Tiểu học Quang Yên,
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Môn Toán

Quang Yên, ngày 5 tháng 5 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG

Quang Yên, ngày 5 tháng 5 năm 2021
TÁC GIẢ/CÁC TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Dương Tư Lịch
Lương Thị Vỵ

Trương Đình Khơi


......., ngày.....tháng......năm......
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

17

skkn


PHỤ LỤC 1
PHIẾU HỌC TẬP
(Sử dụng trong giải pháp 2)
STT

Số hạt lấy mỗi lần

Số lần lấy

Phép tính nhân tương ứng

1

6

1

6x1=6

2

6


2

6 x 2 = 12

3

6

3

6 x 3 = 18

4

6

4

6 x 4 = 24

5

6

5

6 x 5 = 30

6


6

6

6 x 6 = 36

7

6

7

6 x 7 = 42

8

6

8

6 x 8 = 48

9

6

9

6 x 9 = 54


18

skkn


PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trước khi áp dụng sáng kiến
Lớp

Trường

3A4 Tiểu học Quang Yên

Sĩ số

34

Đạt

%

Chưa
đạt

%

28


82,3 %

6

17,7 %

KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Lớp

Trường

3A4 Tiểu học Quang Yên

Sau khi áp dụng sáng kiến
Sĩ số

Đạt

%

Chư
a đạt

%

33

97,0 %


1

3%

34

19

skkn



×