Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn áp dụng một số hình thức kiểm tra miệng để giúp học sinh học tốt môn tiếng anh ở lớp có sĩ số đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.21 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………….……………………

1.    Tên sáng kiến: ÁP DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG ĐỂ
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH Ở LỚP CĨ SĨ SỐ ĐƠNG
2.  Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3.   Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.  Tình trạng giải pháp đã biết:
    Trong thực tế việc kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra miệng
trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập. Do áp lực của
lượng kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian
dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít và chưa được quan tâm
đúng mức, đặc biệt là đối với những lớp có trên 40 em với nhiều trình độ
tiếp thu khác nhau. Vì thế, một số giáo viên (GV) cịn gặp khó khăn trong
việc thực hiện kiểm tra miệng để có thể đảm bảo thời lượng và chất
lượng tiết học.
    Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương

skkn


pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức
quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới kiểm tra đánh
giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu,
nhiều nội dung, nhiều giai đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là
khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên
liên tục. Nếu GV lơ là khơng làm tốt khâu kiểm tra thường xun thì dẫn
đến việc HS học vẹt, học đối phó và quá trình tiếp thu kiến thức của các


em sẽ bị gián đoạn.
    Hiện nay, vẫn còn một số GV sử dụng cách kiểm tra miệng truyền
thống là gọi  một vài học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, hoặc nêu
câu hỏi và cho HS xung phong trả bài. Cách kiểm tra này hiệu quả khơng
cao vì  nhiều HS khơng học bài cũ do nghĩ có thể khơng đến lượt mình,
một số lại học đối phó bằng cách học bài cũ một hôm để xung phong lên
bảng lấy điểm cao sau đó có thể khơng cần học bài cũ nữa… Mặt khác,
cách kiểm tra này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lí căng thẳng cho
HS, đối với tập thể lớp có sĩ số đơng, GV khơng thể kiểm tra được nhiều
em cùng một lúc và những em đã được kiểm tra sẽ chủ quan và không
chịu tự giác học bài. Hơn thế, HS rất thụ động, mau quên bài, khơng
phát huy được khả năng cũng như tính sáng tạo trong học tập, thậm chí

skkn


một số em do mất căn bản nên sợ và không chịu học bài cũ, đặc biệt là
học từ vựng, cấu trúc câu. Từ đó q trình tiếp thu kiến thức mới của HS
sẽ trở thành một vấn đề hết sức khó khăn với các em, thậm chí có nhiều
em sẽ bị hỏng kiến thức.
    3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Đối với GV:
Hoạt động dạy và học ln cần có những  thông tin phản hồi để điều
chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất
lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên, đặc biệt kiểm tra
miệng giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng,
thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành
được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó góp phần tích lũy được
kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đổi mới kiểm tra miệng bao gồm nhiều nội

dung, nhiều giai đoạn cần được áp dụng thật linh hoạt, kiểm tra miệng 
không  phải chỉ ở đầu mỗi tiết học mà có thể diễn ra xuyên suốt trong
một tiết học, đây là khâu hết sức quan trọng, là một hoạt động diễn ra
thường xuyên liên tục giúp học sinh nâng cao hơn ý thức tự học và góp
phần vào kết quả chung của cả học kì, cả năm học.
Đối với HS:

skkn


Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp khơng khí
học tập sinh động mà cịn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ
động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học
sinh và đem lại hiệu quả cao trong và học tập.
b. Nội dung  sáng kiến:
     * Điểm mới, điểm khác biệt của giải pháp so với các giải pháp cũ:
    Đối với tập thể lớp đông học sinh (trên 40 em), một số giáo viên cịn
gặp khó khăn để làm sao vừa tổ chức các hoạt động kiểm tra miệng vừa
có thể đảm bảo thời lượng và chất lượng tiết học. Ứng dụng các biện
pháp này có những điểm mới như sau:
-    Hình thức kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho việc
kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài.
-    Học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng khi phải
đứng trước GV và các bạn và biết tăng cường ý thức tự học.
-    Hình thức kiểm tra mới giúp GV kiểm tra nhiều nội dung kiến thức
mà không tốn nhiều thời gian. Kết quả kiểm tra được lưu và đánh giá
theo dạng Student Portfolio (hồ sơ lưu) giúp GV có thể nhìn thấy q
trình tiến bộ và mức độ chuyên cần của HS cũng như dễ dàng thông báo
kết quả học tập từng lúc của các em với GVCN hoặc phụ huynh học sinh
để có được sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời.


skkn


-    GV có thể kiểm tra nhanh trong khoảng thời gian ngắn (5 phút) và
linh hoạt chọn cách lấy điểm sao cho phù hợp để đảm bảo tính cơng
bằng và tạo điều kiện, cơ hội cho những HS chưa làm tốt học lại để có
thể làm bài tốt hơn.
c. Giải pháp thực hiện:
* Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:
- Phải xác đinh thật chính xác nội dung cần kiểm tra gồm những gì. Giáo
viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học
sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học
sinh phải chính xác, rõ ràng để học sinh không hiểu sai ý dẫn đến việc
trả lời lạc đề
-  Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa
hay ra các bài tập tương tự để tránh việc các em học nhằm đối phó với
giáo viên.
    - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên
đầy đủ nhất những hiểu biết của các em.
- Dựa vào những câu trả lời và hoạt động thực hành của học sinh mà
phát hiện được tình trạng thật của kiến thức và kỹ năng của các em.
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn
trong khi kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết

skkn


theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình
trạng kiến thức của học sinh.

- Ngoài cách kiểm tra cá nhân, giáo viên cũng có thể áp dụng các biện
pháp khác trong suốt quá trình giảng dạy, cho các em làm trên giấy, sau
đó đổi và sửa bài cho nhau. Cách này mang lại hiệu quả ở chỗ tất cả các
em đều tập trung, đặc biệt qua đó giáo viên có thể đánh giá mặt bằng
chung của kết quả giảng dạy khi nhìn vào kết quả của các em.
* Các hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1: Kiểm tra viết, áp dụng Student Portfolio (hồ sơ lưu):
- Chia nhỏ các nội dung kiểm tra.
- Ghi cụ thể yêu cầu nội dung cần kiểm tra lên bảng, hoặc chuẩn bị trên
giấy và phát cho HS.
- Các hoạt động này có thể thực hiên nhanh ở đầu tiết học để kiểm tra từ
vựng bài cũ, ở giữa hoặc cuối tiết học để củng cố một số kiến thức các
em vừa học. Tất cả học sinh đều phải làm bài, sau đó GV yêu cầu các em
trao đổi bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau (peer correction). HS chưa đạt
yêu cầu phải học lại và GV có kế hoạch kiểm tra lại những em trên.
- Trong lĩnh vực kiểm tra miệng, Portfolio là bộ thu thập kết quả các bài
kiểm tra thường xuyên, các hoạt động của HS hay các nhận xét của giáo
viên để chứng minh cho sự tiến bộ, nỗ lực và thành quả của HS đạt được

skkn


ở một hay nhiều hoạt động theo từng giai đoạn học tập. Portfolio là tập
hợp những nội dung làm bằng chứng cho thấy sự phát triển của HS qua
từng bài học, từng chủ đề, từng giai đoạn, từng học kì. Đánh giá
Portfolio là một hình thức đánh giá quá trình hoạt động và phát triển
của HS dựa trên kết quả thu thập được. Ở đây để việc đánh giá này
mang tính khả thi, GV có thể u cầu  HS giữ lại tờ giấy bài làm mà GV
đã chấm để làm các bài tiếp theo đến khi hết thì thay tờ khác, hoặc GV
có thể yêu cầu các em chuẩn bị riêng một quyển tập, chú ý lỗi mình đã

làm sai để ghi nhớ, tập trung ôn tập, học lại và đặc biệt xốy sâu vào
những nội dung các em cịn hạn chế.
Hoạt động 2: Kiểm tra nói:
Speaking và Listening là hai kỹ năng rất quan trọng trong việc giúp HS
ứng dụng tốt trong giao tiếp và trong cuộc sống. Hai kỹ năng này có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau.Nếu thực hiện tốt việc kiểm tra miệng HS các
kỹ năng này thì sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học
mơn Tiếng Anh. Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên
nên có những yêu cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em.
Trong giờ Speaking, tùy theo các dạng bài tập mà GV sẽ yêu cầu các em
thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Để động viên, khuyến khích các
em tham gia, GV chỉ nên cho những dạng bài tập phù hợp với trình độ

skkn


các em và cho điểm thực hành ngay trên lớp.
 Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một số học sinh khá giỏi trong
lớp, GV yêu cầu học sinh thực hành. Trong thời gian các em đang thực
hành, GV có thể đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau đó
GV gọi một số cặp đứng lên thực hành, giáo viên đánh giá, nhận xét và
cho điểm HS.
Đối với tiết học Listening, việc kiểm tra miệng tương đối khó thực hiện
hơn vì thơng thường nội dung bài nghe dài, các em HS phải tập trung
nghe và làm các bài tập trong sách giáo khoa, hơn nữa vốn từ của các
em cũng cịn hạn chế. Vì thế, GV có thể kiểm tra miệng các em thơng qua
hình thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra
được kiến thức mà các em học được từ bài học. Ví dụ: Sau khi nghe câu
chuyện “The farmer and the chicken laid a gold egg”, GV yêu cầu HS
hoạt động theo nhóm để tóm tắt lại câu chuyện, GV khuyến khích các em

kể lại theo cách riêng, sử dụng ngơn ngữ của chính mình dựa vào cốt
chuyện mà các em đã học.  
Cách kiểm tra này đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy,
tính năng động về hoạt động trên lớp, giảm “người thầy làm trung tâm”
mà tăng cường “ lấy học sinh làm trung tâm”.    

skkn


Hoạt động 3: Kiểm tra miệng trong tiết dạy kỹ năng (đọc và viết):
          Ngay trong các tiết dạy và học kỹ năng (Reading/ writing), giáo
viên cũng có thể kiểm tra để lấy điểm miệng.
* Đối với tiết học Reading
Sau khi hướng dẫn HS xong nội dung bài đọc, GV kiểm tra lại mức hiểu
của HS bằng cách yêu cầu HS làm nhanh một bài tập trắc nghiệm.
     GV phát bài tập nhỏ đã được chuẩn bị sẵn trên giấy và yêu cầu học
sinh đọc bài rồi làm các bài tập này theo cá nhân trong khoảng 5 phút.
Trong khoảng thời gian này GV đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em
và quan sát không cho các em trao đổi bài. Sau khoảng thời gian quy
định, GV yêu cầu cả lớp đổi bài cho nhau, GV sứa bài và chấm điểm ngay
tại lớp.
* Đối với tiết học Writing           
Để giúp các em tích cực hơn trong việc học kỹ năng Writing, GV có thể
thiết kế lại một số nội dung của bài viết để tránh tình trạng học sinh sử
dụng sách tham khảo để đối phó hoặc đưa ra các dạng bài tập phù hợp
hơn như sentence building, jumbled sentences, sentence
transformation… Sau khi gợi ý giúp học sinh có được từ vựng và các ý
tưởng cần thiết, GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi sau đó giáo
viên sửa và cho điểm một số em hoặc cho điểm theo nhóm.


skkn


Hoạt động 4: Kiểm tra ngữ pháp (language focus)
      Đối với tiết học bài mới, GV có thể thiết kế lại một số bài tập trong
sách giáo khoa để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả
lời và cho thêm một số bài tập trắc nghiệm trong phần củng cố. Sau đó
gọi học sinh lên bảng làm để lấy điểm hoặc thu bài của một số em để
chấm.
Đối với tiết học ôn tập và củng cố chuẩn bị kiểm tra định kì, do GV vừa
phải ơn tập từ vựng và ôn tập, rèn luyện cách phát âm vừa phải hệ
thống lại các điểm ngữ pháp nên thời gian dành cho việc kiểm tra bài cũ
bị hạn chế. Vì thế, để khắc phục hạn chế trên, GV nên soạn hệ thống câu
hỏi gồm bài tập trắc nghiệm khách quan và một số bài dạng tự luận cho
cả lớp làm. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh chấm chéo nhau,
giáo viên vừa sửa cho cả lớp vừa quan sát. Trong hoạt động này, GV có
thể chú ý và ghi điểm cho những HS chưa đạt kết quả tốt ở những tiết
trước để tạo điều kiện cho các em có mục tiêu cố gắng, cũng như giúp
các em ôn tập những cấu trúc quan trọng một cách  kĩ càng hơn.           
Trên đây là những hình thức kiểm tra vừa phát huy được tính chủ động,
tích cực của học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng,
vừa góp phần  đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá giúp HS ôn tập các
nội dung tổng hợp theo chủ điểm từ vựng, ngữ pháp.

skkn


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các hình thức kiểm tra thường xuyên, đặc biệt kiểm tra miệng nêu trên

đều có thể ứng dụng vào phần kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, phát âm
hoặc cấu trúc, các mảng kiến thức khác nhau, đặc biệt là các bài ôn tập
của các khối 6, 7, 8 và 9. Qua thực tế giảng dạy của lớp mình và tùy
thuộc vào trình độ học sinh, GV có thể sử dụng linh hoạt các hoạt động
này để áp dụng cho các đối tượng HS khác nhau của tất cả các khối lớp.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Qua quá trình áp dụng đề tài “ỨNG DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM
TRA THƯỜNG XUN MƠN TIẾNG ANH Ở LỚP CĨ SĨ SỐ ĐƠNG” vào
thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy HS tự tin, tích cực và hứng thú hơn
trong việc sử dụng kiến thức ngôn ngữ trên lớp. Tôi nhận thấy có những
kết quả như sau:
-    Chất lượng bộ mơn trong học kì I (2 lớp 8) có tăng so với năm học
trước:
Năm học    Tổng số HS    Kết quả tỉ lệ
        Giỏi
(SL - %)    Khá
(SL - %)    T.bình
(SL - %)    Yếu

skkn


(SL - %)
2014 - 2015    89    26
29,2 %    28
 31,5 %    30
33,7 %    5
 5,6%
HKI
2015 - 2016    87    27

 31,0 %    29
 33,4 %    27
31,0 %    4
4,6%
-    Khơng khí lớp học sinh động hơn, thái độ học tập của các em mang
tính tự giác hơn, các em khơng cịn tư tưởng học chỉ để đối phó. Hơn
nữa, kết quả học tập của HS cũng được cải thiện đáng kể.
-    GV có động lực và nhiệt tình, thoải mái hơn trong các giờ dạy. Thơng
qua các hình thức kiểm tra miệng thường xuyên như thế này, GV sẽ phát
hiện được khả năng của HS cũng như biết được em nào còn yếu kém để
kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết.
-    HS tự giác học tập tùy vào khả năng của bản thân, đối với HS trung

skkn


bình, yếu kém thì các hoạt động này sẽ giúp các em giảm đi trạng thái
căng thẳng, âu lo và hứng thú hơn khi bước vào tiết học, các em có thể
phát triển vốn từ vựng cũng như phát huy tính tích cực sáng tạo trong
giao tiếp, trong học tập, phát triển tốt hơn các kỹ năng nghe, nói, các em
trở nên nhanh nhẹn và tự tin hơn.
-    Ngoài ra, GV có thể đánh giá khá chính xác khả năng của HS để có
bước tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với
trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh, tạo cho HS thói quen tự học
tự ơn thì các em sẽ nhớ kiến thức tốt hơn.
3.5. Các điều kiện và kiến thức cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- GV cần chuẩn bị chu đáo và chọn lọc những hoạt động thực sự phù hợp
với đối tượng HS của mình, sắp xếp các nội dung kiểm tra thật logic để
HS dễ theo dõi, dễ hiểu và dễ nhớ.
- GV hướng dẫn học sinh cụ thể, rõ ràng và tạo cho các em khả năng

kiểm tra, sửa bài cho bạn, tạo thói quen học từ vựng, kiến thức ở mỗi
bài không để dồn lâu.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị và lưu trữ Portfolio của mình để đánh giá theo
từng chủ điểm, từng giai đoạn và cuối học kì để có thể nhận thấy sự tiến
bộ của bản thân.
3. 6. Tài liệu kèm theo gồm:

skkn


Một số bài tập minh họa cho các hình thức kiểm tra thường xuyên môn
Tiếng Anh.
Bến Tre, ngày 19 tháng 2 năm 2016
 
 

skkn



×