Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Skkn cải tạo , mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG
2

I.

Lý do chọn đề tài

2

II.

Mục đích của sáng kiến

3

III. Phương pháp viết sáng kiến

4

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

5

I.

Cơ sở khoa học của sáng kiến


II.

Nội dung sáng kiến

1.Nghiên cứu thực tế, xác định nhiệm vụ…
2. Nâng cao nhận thức

5
6
6
7

3. Xây dựng kế hoạch

8

3.1Tô màu xanh cho trường
3.2 Cải tạo , mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ
. Cải tạo, mở rộng sân chơi tạo góc chơi dân gian
. Góc chơi cát nước cho trẻ hoạt động
. Góc vườn cây thuốc nam – vườn cây ăn quả
. Góc sân vận động
3.3 Tận dụng diện tích hành lang, chiếu nghỉ …

1

skkn


3.4 Tận dụng cơng viên, cơng trình cơng cộng.


4. Nghiệm thu đưa vào sử dụng

23
25

5. Bài học kinh nghiệm
26
C. KẾT LUẬN

A . PHẦN MỞ ĐẦU

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là ni dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3
tháng tuổi đến 6 tuổi.
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào
lớp 1.
2

skkn


Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt
động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo
không thể thiếu được trong các trường, lớp mầm non. Để tổ chức được hoạt động

vui chơi cho trẻ hoạt động vui chơi phải có sân chơi , có môi trường chơi và đồ
dùng đồ chơi cho trẻ .

Trường mầm non Lê Đại Hành là trường trực thuộc phòng giáo dục đào tạo
quận Hai Bà Trưng được thành lập vào ngày 19/5/2013 để kỷ niêm 123 năm ngày
sinh nhật Bác Hồ với diện tích xây dựng hơn 3900 m2 nhưng chỉ có khoảng
500m2 làm sân chơi chính cịn lại là các khoảng sân méo mó do cắt đất xây dựng
trường cịn thừa ra vì thế diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động cịn q nhỏ hẹp với
cơng suất chăm sóc ni dưỡng khoản 450 học sinh trong nhà trường.

Là hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo quản lý chỉ đạo giáo dục mầm non , tôi nhận
thực sâu sắc việc tạo ra sân chơi cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập và tiếp xúc với
thiên nhiên là vô cùng cần thiết và quan trọng , nhất là với điều kiện trẻ em trong
thành phố Hà Nội, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp để dành cho mục
đích xây dựng cao ốc, đường sá, khơng gian thương mại, nên sân chơi cho trẻ tại
các khu dân cư càng hiếm hoi hơn nữa, môi trường sinh sống quá chật hẹp , đa số
trẻ em sinh ra và lớn lên trong khu tập thể hoặc nhà ống khơng có điều kiện tham
gia hoạt động vui chơi tại các khu vui chơi, sân chơi tập thể.

Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ xin đề cập tới những biện pháp nhỏ mà tôi
đã làm để “ Cải tạo , mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động” tại trường
3

skkn


mầm non Lê Đại Hành là nơi tôi đang công tác và quản lý. Với tơi nó là những
kinh nghiệm nhỏ bé , rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí lãnh đạo ,
đồng nghiệp bổ xung cho tơi, để tơi có thêm nghiệp vụ quản lý xây dựng nhà
trường mầm non Lê Đại Hành ngày một đi lên.

II.

MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN:

Sáng kiến này được xây dựng với mục đích :

- Tìm ra biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện đề tài “ Một số biện pháp chỉ
đạo cải tạo , mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động” tại trường mầm
non Lê Đại Hành
-

Giúp cho bản thân tôi và cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường

nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết của việc tạo sân chơi cho trẻ trong
trường mầm non.
- Giúp cho các bạn đồng nghiệp đang quản lý các trường mầm non còn hạn
chế về sân chơi cho trẻ hoạt động mạnh dạn cải tạo tận dụng các khoảng trống sẵn
có trong nhà trường để tạo ra sân chơi cho trẻ. Nó thực sự khơng khó chỉ cần chúng
ta có một tập thể đồn kết nhất trí, sự chỉ đạo nhất qn, sự tin tưởng và đồng lòng
của đội ngũ giáo viên nhân viên thì chúng ta sẽ làm tốt.

4

skkn


Toàn cảnh trường học

III.


PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG:
1.Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước , các văn bản
hướng dẫn của nghành học.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Xây dựng các phương án cải tao, xây dựng mở rộng sân chơi cho trẻ hoạt động
và nâng cao nhân thức cho cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường thấy được
việc cần thiết phải mở rộng cải tạo sân chơi trong nhà trường.
3. Phương pháp thống kê :
5

skkn


Khảo sát thực tế sân chơi trong trường
Khảo sát đánh giá nhận thức của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường
về sự cần thiết của sân chơi đối với trẻ mầm non.

4. Phương pháp kiểm tra nội bộ:
Kiểm tra đánh giá tiến trình cải tạo mở rơng sân chơi theo kế hoạch của nhà
trường. Kiểm tra đánh giá dự giờ tổ chức các hoạt động của trẻ.

Tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường ngày đầu mới thành lập

B. NỘI DUNG

6

skkn



I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN:

1. Cơ sở pháp lý :

Thực hiện nghị quyết số 29 tại hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TW khoá XI
về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố,
hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Với mục tiêu cụ thể “ Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển thể chất,
tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Phát
triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợpđiều kiện từng địa
phương”

Căn cứ theo thông tư số 02/2014/TT – BGDĐT về quy chế công nhận trường
chuẩn quốc gia mức độ I về quy mô trường lớp, sân chơi, cơ sở vật chất trang thiết
bị cho trẻ.

Thực hiện theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà
nội và quận Hai Bà trưng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm phát triển toàn
diện cho trẻ đặc biệt là năm thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển thể chất cho
trẻ mầm non.

2.Cơ sở lý luận :

7

skkn



Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của tồn xã hội nói chung của
nghành học nói riêng, người cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng đắn về quan
điểm giáo dục của Đảng, hiểu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, phương pháp giáo dục của
nghành học trong từng giai đoạn và vận dụng thực tế vào môi trường giáo dục
mình đang quản lý để đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể cần thực hiện cho phù
hợp với thời đại và nhu cầu mong muốn của các bậc phụ huynh, của xã hội.

Bên cạnh đó cũng phải thấy rõ trong giai đoạn đất nước đang pháp triển , đời
sống của người dân ngaỳ một nâng cao, các gia đình hiện nay chỉ có một đến hai
con nên trẻ em rất được cưng chiều thường được bố mẹ cho chơi các trò chơi trên
mạng, xem ti vi và đều được đáp ứng, dần dần dẫn đến lười vận động, tình trạng
trẻ béo phì ngày một nhiều. Cộng thêm khu dân cư trẻ đang sinh sống chật hẹp,
khơng có điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, tiếp xúc với môi trường
thiên
nhiên, sân chơi công cộng.

3. Cơ sở thực tiễn :

a. Thuận lợi:
Trường mới xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay với10 lớp học ,
4 phòng chức năng và các phòng hiệu bộ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị
cần thiết phụ vụ cơng tác chăm sóc ni dưỡng, giáo dục trẻ .Nhà trường luôn
được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao
của Phòng giáo dục đào tạo Quận Hai Bà Trưng trong việc chỉ đạo thực hiện
8

skkn


chương trình đổi mới cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cho việc

giáo dục chăm sóc ni dưỡng cho trẻ và cùng chăm lo cơ sở vật chất cho nhà
trường .
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trẻ nhiệt tình trách nhiệm
trong cơng tác chăm sóc giáo dục ni dưỡng trẻ . Có 77% giáo viên có trình độ
trên chuẩn ( 17/22 giáo viên).
Sĩ số học sinh trên lớp đảm bảo có 42/lớp/ 2 giáo viên vì vậy đáp ứng việc triển
khai cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo yêu cầu của nghành học. Diện tích
lớp học rộng rãi đảm bảo số m2 trên trẻ
b.Khó khăn
Trường nằm trên mặt phố Lê Đại Hành nên diện tích của trường khá hạn hẹp
chỉ có 1561 m2 vì vậy sân chơi cho trẻ hoạt động cịn nhỏ sân chơi chính khoảng
500m2 cịn lại là các khoảng trống bao quanh trường.
Sân chơi nhỏ hẹp, chưa có cây xanh to toả bóng mát, chưa có đồ chơi ngồi trời
cho trẻ hoạt động ngồi trời vì vậy việc tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ cịn
hạn chế.
Đội ngũ cán bộ giáo viên cơng nhân viên từ nhiều trường chuyển về nên tư
tưởng còn chưa ổn định, giáo viên nhân viên trẻ nhiều, tuổi nghề nghiệp ít nên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ,
cũng như hạn chế về nghệ thuật lên lớp, nghệ thuật thu hút trẻ.

9

skkn


Học sinh đa số từ các trường tư thục, nhóm trẻ chuyển về nên chưa có nề nếp
trong các hoạt động.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Xuất phát từ những thực tế khó khăn , thuận lợi của nhà trường, khi bắt tay vào
cải tạo mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động tôi đã nghiên cứu và học hỏi

đồng nghiệp đi trước và thực hiện theo các bước sau:
1.Nghiên cứu thực tế sân chơi tại trường, nghiên cứu tài liệu để xác định
nội dung, vị trí cần mở rộng , cải tạo, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện .
Xác định rõ tư tưởng nhiệm vụ của nhà trường trong năm học để mọi thành
viên trong nhà trường hiểu và có ý thức hợp tác thực hiện.
Khi bắt tay vào làm một việc gì điều đầu tiên cần phải xác định định được mình
sẽ làm gì , làm như thế nào và làm như thế thu được lợi ích gì . Ngay từ khi được
nhận nhiệm vụ về quản lý trường mầm non Lê Đại Hành tôi đã thấy bất cập trong
việc xây dựng sân chơi cho trẻ, sân chơi chính phía trước cổng trường thì nhỏ hẹp,
và xung quanh trường phía tường bao để trống, nhiều góc cạnh để trống hoặc trồng
cỏ hoặc bỏ hoang trong khi sân chơi cho trẻ thì hạn hẹp. Đồng thời đối chiếu với
tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ I thì cịn thiếu diện tích sân chơi cho trẻ
hoạt động. Một cái khó mà trường chúng tơi gặp phải là trường mới xây , đang
trong giai đoạn bảo hành không phải cứ thấy bất cập là phá, là xin kinh phí cải tạo
sửa chữa.
1.1 Nghiên cứu thực tế, xác định vị trí và góc chơi cần xây dựng:
Sau khi khảo sát thực tế , đối chiếu với tiêu chuẩn trường chuẩn và nhận thấy
bất cập trong vấn đề sân chơi cho trẻ tôi đã họp bàn trong chi bộ, giám hiệu liên
10

skkn


tịch trong nhà trường để đưa ra ý tưởng cải tạo sân trường mở rộng diện tích sân
chơi, góc chơi cho trẻ hoạt động và xác định rõ đây là yêu cầu nhiệm vụ trước mắt
cấp thiết phải thực hiện của năm học rồi cùng bàn bạc xây dựng, phát triển ý tưởng
đó, cách thức, phương hướng thực hiện cụ thể như sau:
*Với mặt trước của trường sẽ tạo hai góc chơi cho trẻ hoạt động :
- Sân chơi, góc chơi dân gian cho trẻ.
- Góc chơi cát, chơi nước : Tận dụng khoảng trống phía sau sân khấu để làm

góc chơi cát chơi nước cho trẻ.
*Với mặt sau lưng của trường tiếp giáp với nhà dân, tận dụng để tạo hai góc
chơi:
- Góc chơi vận động
- Khu vườn cây ăn quả
*Phía tay trái giáp khu siêu thị
- Xây dựng vườn cây thuốc nam

1.2 Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên, tổ chức hoạt động trong nhà trường:
Tổ chức họp thơng báo giao nhiệm vụ cụ thể trong tồn thể cán bộ giáo viên
công nhân viên cùng nắm được và xác định nhiệm vụ phải thực hiện, cùng hợp tác,
động viên các thành viên có thâm niên lâu năm, các bạn giáo viên khéo tay cùng
tham gia đóng góp xây dựng ý tưởng cải tạo sân trường mở rộng diện tích hoạt
động cho trẻ một cách hiệu quả khơng mang tính trang trí và hình thức. Sau đó
phân nhóm giao trách nhiệm cho từng đoàn thể trong nhà trường mục đích làm, nội
dung làm, hình thức thực hiện và thời gian hoàn thành cụ thể.

11

skkn


Tên góc cần xây dựng

1. Góc chơi dân gian

Người thực hiện

- Khối mẫu giáo lớn


3. Góc chơi vận động

4. Góc vườn cây ăn quả

Chỉ đạo thực

hoàn thành

hiện

Tháng 10

1.Hiệu trưởng

- Giáo viên Đỗ Thuỳ

Phạm Thu Hà

Dương

chịu

-

tổ

trưởng

nhiệm chung,


nhiệm

-Tháng 11

Kinh

phí

thực hiện.

- Giáo viên Lưu Thị

2. Hiệu phó

Th Hà tổ trưởng khối

chun mơn:

mẫu giáo Nhỡ - Trưởng

-Chịu

ban thanh tra nhân dân-

nhiệm về nội

chịu trách nhiệm

dung,


- Khối mẫu giáo bé

Tháng 12

trách
hình

thức thực hiện.

- Giáo viên Vũ Thị Bích

-Đơn đốc nhắc

Hạnh tổ trưởng khối mẫu

nhở

giáo Bé – Ban chấp hành

thực hiện đúng

cơng đồn- chịu trách

u

nhiệm

chun


- Khối nhà trẻ

Tháng 1

chị
cầu

3.Hiệu

nhà trẻ chịu trách nhiệm

nuôi

- Nhân viên Nguyễn

về
môn,

thời gian hồn

Dung - tổ trưởng khối

5. Góc vườn cây thuốc - Khối nhân viên

em

thành.

Giáo viên Trần Thị Kim


nam

trách

chuyên môn - chịu trách

2. Góc chơi cát , nước và - Khối mẫu giáo nhỡ
nghiên cứu khoa học

Thời gian

Tháng 1

phó
dưỡng,

CSVC:
Chịu

trách
12

skkn


Hương Giang -

tổ

nhiệm


cung

trưởng tổ nuôi chịu trách

cấp

các

nhiệm

nguyên

vật

liệu, csvc
1.3 Lên dự tốn kinh phí cải tạo sân chơi:
Quan tâm đến vấn đề tiết kiệm tối đa kinh phí ( vì trường mới thành lập khơng
có nhiều kinh phí để làm ) và tận dụng tối đa bàn tay của cô, sản phẩm của trẻ và
sự hỗ trợ từ phụ huynh, các cơ quan ban nghành đóng trên địa bàn phường.
Dự tốn cụ thể cho các hạng mục sau:

Tên góc

Dự tốn kinh phí xây dựng cải tạo

cần xây

Cơng việc, ngun vật liệu,


dựng

đồ dùng….

Thành tiền

1.Góc chơi - Gỗ chịu nước làm giá để đồ 3 tấm x 500.000đ = 1.500.000đ
dân gian

chơi ngoài trời
- Đề can cắt dán hình trang trí, 10m x 12.000đ
tên các trị chơi, vị trí để…
- Dây nhảy

10 dây x 3.000đ

- Dây thừng chơi kéo co
- Vòng ném

3 dây x 40.000đ
30 chiếc tự cuốn

- Đòn gánh, giỏ bắt cua

=

120.000đ

=


30.000đ

=
=

120.000đ


Tự làm bằng nguyên liệu sẵn có

- Thùng nước có vạch đo 4cái
13

skkn


- Kà kheo 10 bộ

Nt

- Con cú 30 con

Nt

- Bao bố 6 bao

Nt
Sưu tầm, xin bên cung cấp gạo
cho nhà trường


- Alu làm bàn cờ, bàn cá ngựa,

- Bàn chơi ô ăn quan, quân sỏi Sử dụng alu đầu thừa tại các lớp
-Cây xanh trang trí 3 cây địa có sẵn.
lan…..

Vận động phụ huynh ủng hộ

= 1.770.000đ

2.Góc chơi - Khay đựng cát nước

8 khay có sẵn tại trường

cát , nước - Đồ chơi cát nước bằng nhựa
và nghiên
- Đồ chơi đong nước, chai
cứu khoa
nước màu….
học
- Khuân chơi cát, phễu đong

10 bộ có sẵn tại các lớp
Giáo viên tận dụng tự làm bằng
chai la vi, dầu ăn.
Giáo viên tận dụng tự làm bằng

nước to.

chai la vi, dầu ăn.


- Giấy gấp thuyền…

Tận dụng phế liệu

- Cây lan ý

5 cây vận động phụ huynh đóng
góp.
10m x 12.000đ

- Đề can trang trí 10m

= 120.000đ
= 120.000đ

14

skkn


3.Góc chơi - Cột bóng rổ
vận động

6 cột có sẵn trong kho của trường

- Cột bóng ném trúng đích
- Ơ chơi nhảy lò cò

Nt

Giáo viên tự cắt dán trên sân.

- Ô ném bóng nằm ngang
- Bậtchụm tách chân…..
- Thang trèo ba độ tuổi

1 bộ x 4.500.000đ = 4.500.000đ

-Thảm trải sàn.

30m x 100.000đ

-Đề can cắt dán trang trí, chữ

10m x 12.000đ

= 3.000.000đ
=

120.000đ

7.620.000đ

4.Góc
vườn
ăn quả

- Nhổ cổ,san đất, lát gạch chia Phụ huynh ủng hộ
cây luống tạo đường đi cho trẻ
- Cây đu đủ, quất, chanh, Phụ huynh ủng hộ

chanh leo, lựu…
- Làm giàn cho cây leo

2 giàn giáo viên và bảo vệ làm

- Mua cây khế, hồng xiêm, bằng nguyên liệu phế thải
xoài, bưởi, táo, đào tiên
6 cây x 300.000đ = 1.800.000đ
1.800.000đ

- Các loại cây: Bông mã đề,
15

skkn


5.Góc
vườn

hung chanh, sống đời, trầu Phụ huynh và giáo viên ủng hộ
cây khơng, mơ tía, lá lốt, ngải cứu,

thuốc nam

hương nhu, …..
- Bình tưới
- Nhổ cỏ, san đất, làm đất
trồng cây, đi đường nước tưới

Giáo viên tự làm

Phụ huynh và giáo viên tự làm

cây
- Đề can trang trí, tên cây, lớp
- Bộ dụng cụ làm vườn 5 món

-Gạch, xi măng, cát, nhân 10m x 12.000
công …lát đường tạo luống

=

120.000đ

10 bộ x 150.000đ = 1.500.000đ
Gạch lát tận dụng gạch còn thừa
của cơng trình.
Xi măng , cát, nhân cơng lát gạch
làm đường đi

= 1.000.000đ
2.620.000đ

Tổng kinh phí đầu tư cải tạo mở rộng

13.930.000Đ

diện tích sân chơi cho trẻ hoạt động

2.Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên nhân viên trong trường.


16

skkn


2.1: Bồi dưỡng lý thuyết nâng cao hiểu biết nhận thức cho cán bộ giáo viên
nhận viên trong nhà trường:
Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên công nhân viên thấy được tầm quan
trọng của sân chơi đối vớí sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non
nói riêng và hoạt động vui chơi cho trẻ nói chung qua đó hiểu và tự giác, tự nguyện
tham gia , tự giác thực hiện. Đối với trẻ em, sân chơi - đồ chơi cũng giống như
cuốc cày đối với người nơng dân, máy móc đối với người cơng nhân, là phịng thí
nghiệm đối với nhà khoa học.  Sân chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác
dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một
trẻ em nào đều có nhu cầu chơi . Qua sân chơi, đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất
của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động
của con người. sân chơi, đồ dùng đồ chơi chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát
hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập
vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui
chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đơi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình
dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể
tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Từ nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành
động đúng. Đây là biện pháp then chốt trong việc thực hiện ý tưởng cải tạo sân
trường vì đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên chính là những người trực tiếp làm ,
trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cho trẻ trong ngày .

2.2 Kiến tập , tham dự bồi dưỡng chuyên môn về việc xây dựng trường lớp ,
tạo nhóm, tạo góc chơi , sân chơi cho trẻ hoạt động:


17

skkn


Nhà trường tổ chức cho chị em tham gia học tập các trường bạn về việc cải
tạo, mở rộng môi trường cho trẻ hoạt động trên địa bàn quận và thành phố như
trường Việt bun, 20/10. Đồng thời nói cho chị em hiểu việc cải tạo mở rộng sân
chơi cho trẻ hoạt động khơng chỉ có lợi cho trẻ mà nó chính điều kiện làm việc, là
cơ sở vật chất cần phải có để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể với
hoạt động ngồi trời nó là một trong ba phần cần phải thực hiện của hoạt động
ngồi trời. Nếu có sân chơi tốt, góc chơi ngoài trời tốt sẽ tạo diều kiện cho giáo
viên làm tốt , phát huy tối đa năng lực giảng dậy của mình một cách hiệu quả. Một
việc làm :

- Có lợi cho trẻ
Trẻ có mơi trường để hoạt động.

- Có lợi cho giáo viên
Làm điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
-Có lợi cho nhà trường
Làm đẹp cho nhà trường, phụ huynh tin tưởng gửi con.

Một việc làm vừa có lợi cho cơ, vừa có lợi cho trẻ và nhà trường thì khơng lẽ
gì lại khơng làm .

3.Xây dựng kế hoạch cải tạo mở rộng sân chơi cho trẻ hoạt động.

Việc cải tạo sân vườn mở rộng diện tích cho trẻ phải đảm bảo:
18


skkn


. Tận dụng hết các khoảng không nhưng phải mang tính thẩm mỹ và hiệu quả
sử dụng phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ. Và phục vụ nhu cầu học mà chơi,
chơi mà học của trẻ.
. Khích thích khả năng khám khá, tập, thử cho trẻ hoạt động.Nhu cầu vận động
của trẻ.
. Ưu tiên những trò chơi vận động , trò chơi hướng về cội nguồn.
Từ những tiêu chí, và dự kiến cải tạo sân chơi trêntơi đã đề ra biện pháp và chỉ
đạo thực hiện như sau:
III.1

Tô màu xanh cho trường
Trường Mầm non Lê Đại Hành là trường mới thành lập được xây mới với

khuôn viên đầu tư đẹp xây dựng 4 tầng 10 lớp học và đưa vào sử dụng chưa được
hai năm nên còn rất thiếu cây xanh, bóng mát trong sân trường, mơi trường thiên
nhiên hạn hẹp mất đi sự cân đối hài hoà của ngơi trường , ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc giảng dậy của các cô theo yêu cầu đổi mới , đặc biệt là thiếu đi sự
bắt mắt thu hút trẻ và phụ huynh. Vì vậy tơi đã phát động phong trào Tô màu xanh
cho trường.
Để tô mầu xanh cho trường tôi đã phát động phong trào “ Tô mầu xanh cho
trường” trong tồn trường và ra thơng báo dán ở bảng tuyên truyền, động viên phụ
huynh quyên góp cây xanh trong toàn thể phụ huynh nhà trường. Đồng thời giaó
viên các lớp cùng động viên tuyên truyền để phụ huynh thấy được việc trồng thêm
19

skkn



cây xanh trong nhà trường, lớp học là cần thiết, thiết thực ủng hộ cô và trẻ, vận
động phụ huynh hỗ trợ cho trường các loại cây leo, cây cảnh ( có gợi ý, theo hướng
quy hoạch của giáo viên theo khối, theo tầng).

Cây xanh phụ huynh ủng hộ được treo trang trí trong các góc, sảnh sân trường

Giáo viên vận động phụ huynh hỗ trợ cây xanh có ghi tên cháu tạo góc thiên
nhiên tại các lớp, tận dụng các khoảng không , các đầu hành lang, cầu thang để tạo
góc thiên nhiên cho trẻ chăm sóc,khám phá quan sát sự phát triển của cây, quy
trình chăm sóc cây xanh. Ngồi ra nhà trường cịn làm một giàn cây leo tại sân sau
vừa mục đích trang trí sân trường vừa lấy bóng mát cho sân trường để trẻ hoạt
động ngoài trời
20

skkn


Tận dụng mối quan hệ và các cơ quan ban nghành đóng trên địa bàn phường xin
ủng hộ các cây to cho bóng mát.

Sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cũng được ban giám hiệu, giáo viên đón
nhận và thể hiện bằng thư cảm ơn chân thành. Công khai niêm yết bảng danh sách
những phụ huynh có đóng góp cho nhà trường, khen ngợi động viên trẻ trước lớp.
Trẻ rất thích thú khi sáng đến trường được bố mẹ cho mang cây đến tặng lớp để
đóng góp vào góc thiên nhiên và cùng nhau có ý thức chăm sóc cây xanh.

Góc thiên nhiên của các lớp tại đầu hành lang


3.2: Cải tạo , mở rộng diện tích sân chơi cho trẻ:

21

skkn


*Cải tạo, mở rộng sân chơi tạo góc chơi dân gian:

Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trị chơi. Trị chơi dân gian
khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa
dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trị chơi dân gian khơng chỉ nâng cánh
cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn
giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở
một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và khơng có khoảng trống để chơi
cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em khơng được làm quen và chơi
những trị chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và
quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà cịn ở cả các vùng nơng thơn, nơi mà
đang dần bị đơ thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với
những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.

Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò
chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò
của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Những
điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt
Nam đến khắp năm châu. Hay bài đồng dao của trị chơi ơ ăn quan: “Hàng trầu
hàng cau/ Là hàng con gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng
hoa/ Là hàng cúng Phật...”. 
Rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, ,
phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.Với trò chơi kéo

co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo.
22

skkn


Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả
năng tính tốn, phán đốn chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng trưng,
dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể
thao như bi sắt, nhẩy ngựa, đá cầu...
Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ,
tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ
yếu lấy từ trong tự nhiên.

Góc trị chơi dân gian đối diện với cổng trường

Do nhận thức được giá trị của trò chơi dân gian với trẻ thơ nên khi bắt tay
vào thực hiện cải tạo sân trường, góc sân tơi qn tâm đầu tiên là góc chơi dân
gian. Đây là góc sân méo mó khoảng 50m 2 đối diện cổng trường do cắt đất xây
dựng trường để lại, nếu xoá bỏ và tận dụng tạo được sân chơi cho trẻ ở vị trí này sẽ
23

skkn


đạt được hai mục đích: Làm đẹp trường ( Vì nó ở đối diện cổng trường), hai là mở
rộng diện tích chơi cho trẻ.
Động viên tổ giáo viên cùng quan tâm tham gia, cho sơn lại các mảng tường
bao xung quanh, tận dụng các tấm alu thừa, giấy đề can, các hộp sữa, dây thừng,
dây buộc hàng… để làm đồ chơi cho trẻ như dây buộc hàng tạo thành các con cú

trong trò chơi Bắt cú, dây thừng làm dây kéo co, các tấm alu thừa để làm bàn cờ
lúa ngô khoai sắn, bàn các ngựa…. Nhữn viên sỏi, hạt hồng xiêm cũng trở thành
các quân cờ, quân ô ăn quan cho trẻ chơi

24

skkn


Đồ chơi chủ yếu tận dụng nguyên vật liệu phế thải, tận dụng bàn tay cô và trẻ tạo nên

*Cải tạo tạo góc chơi cát nước cho trẻ hoạt động:

Tuổi thơ của chúng ta đã đi qua nhưng nghĩ về ký ức tuổi thơ trong mỗi chúng
ta vẫn không thể nào quên nhưng buổi chiều nghỉ học được vầy trong chậu nước,
được chơi các trò chơi trên đống cát của nhà ai đó đang xây dựng cả buổi khơng
chán.

Tận dụng khoảng trống khoảng 40m2 sau sân khấu , tôi đã giao cho chi đoàn
lao động cải tạo trong hai buổi thứ bẩy, chủ nhật vận chuyển san lấp đất tạo mặt
bằng cho góc chơi. Xin cát, sỏi, đá cuội to nhỏ các kích cỡ từ cơng trường đang
xây dựng cạnh trường về tạo thành góc chơi cát nước cho trẻ. Và đưa vào đó các
dụng cụ cho trẻ chơi với cát, chơi nước như khuôn làm bánh, dụng cụ đong đo mực
nước, các chai nước mầu…do các cô tự làm bằng những nguyên vật liệu phế thải
như chai dầu ăn, nút chai…. bằng những đồ dùng đồ chơi có sẵn tại trường để làm
góc chơi cát, nước cho trẻ

25

skkn



×