Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Skkn dạy học stem thông qua tổ chức cho học sinh làm thực hành ở nhà và quay video một số bài thực hành trong chương trình sinh học lớp 10, 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 32 trang )

Phần A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới chú trọng giúp học sinh phát triển năng
lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng; năng lực cùng chung sống và
bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Nội dung Sinh học góp phần phát triển ở học sinh năng lực gắn khoa học với
cuộc sống. Quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học
sinh; tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, giúp học sinh thấy
được Sinh học vừa gần gũi, thiết thực với cuộc sống con người, vừa là lĩnh vực hứa
hẹn nhiều thành tựu về lí thuyết và cơng nghệ hiện đại trong bối cảnh của cách
mạng công nghiệp 4.0.
Việt Nam đang thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo
dục phổ thơng để học sinh hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng
kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.
Một số hình thức giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
(I) Dạy học theo chủ đề liên môn; (II) Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh;
(III) Hoạt động câu lạc bộ khoa học - Công nghệ; (IV) Hoạt động tham quan, thực
hành, giao lưu với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và doanh
nghiệp. Các hoạt động dạy và học có thể được thực hiện ở phịng học bộ mơn, vườn
trường, khơng gian sáng chế (makerspaces),… hoặc ở các cơ sở giáo dục, đơn vị
kinh tế - xã hội ngồi khn viên trường học.
Dạy học thực hành đối với bộ môn Sinh học là một hoạt động thường xun và
bắt buộc có trong chương trình môn học. Tiết học thực hành đã được giáo viên
giảng dạy và khai thác với nhiều hình thức, phương pháp và phương tiện đa dạng.
Qua thời gian giảng dạy và nghiên cứu để dạy một số bài thực hành khó, đòi hỏi
thời gian nhiều và bài nhiều nội dung mà trên lớp thiết bị, dụng cụ của phịng thực
hành khơng cho phép, tôi đã mạnh dạn tổ chức cho học sinh về nhà tự làm bài thực
hành và thuyết trình quay video lại. Đây cũng là một hướng tiếp cận mới khi dạy
những bài thực hành dài, nhiều nội dung, cơ sở thiết bị trường học chưa đảm bảo đủ
các vật dụng cần thiết để trang bị cho nhiều học sinh cùng làm thực hành. Khi tổ
chức chia nhóm cho học sinh làm thí nghiệm và thuyết trình, quay video lại, tất cả


các học sinh đều được tham gia, phát triển được năng lực tồn diện cho các em,
khơng những năng lực chuyên biệt của bộ môn Sinh học mà cịn hình thành được
rất nhiều năng lực chung đáp ứng được đầu ra của giáo dục phổ thông mới. Khi học
sinh tham gia cùng nhau tạo ra sản phẩm là những video thực hành đã tiếp thêm
đam mê học hỏi năng lực khám phá và niềm tin, động lực cho các em trong học tập
môn Sinh học cũng như các mơn học khác. Qua đây các em có cơ hội thể hiện bản
thân, kiến thức của mình đã học và tự tin hơn vì thầy cơ đã tin tưởng giao nhiệm vụ
cho các em làm. Vì lẽ đó tơi đã chọn đề tài “Dạy học STEM thông qua tổ chức
1

skkn


cho học sinh làm thực hành ở nhà và quay video một số bài thực hành trong
chương trình Sinh học lớp 10, 11 ban cơ bản’’. Thông qua các hoạt động thực
hành, trải nghiệm quay video, học sinh có cơ hội để huy động và vận dụng kiến
thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có
thực trong học tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát triển các phẩm
chất và năng lực. Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh là một
nguyên tắc không thể thiếu của dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất năng lực địi
hỏi từng mơn học, hoạt động giáo dục phải khai thác, thực hiện một cách cụ thể, có
đầu tư.
2. Điểm mới trong đề tài.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, triển khai nhiệm vụ cho các nhóm về nhà
làm thí nghiệm thực hành, thuyết trình và quay video sau đó đến tiết thực hành trình
bày về sản phẩm video thực hành của nhóm mình đã làm cho cả lớp và giáo viên
nghe. Để làm được video này địi hỏi học sinh phải tìm hiểu các kiến thức liên quan
đến bài thực hành Sinh học và những kiến thức của một số bộ mơn có liên quan:
Tốn học, Hóa học, Vật lý cả Tin học nữa. Đây chính là vận dụng dạy học STEM
để tạo ra sản phẩm: Những VIDEO thực hành của môn Sinh học, cũng là hoạt động

trải nghiệm thực hành Sinh học ở nhà của học sinh. Tạo ra một tiết học khơng cịn
áp lực nhiều về mặt trang bị kiến thức, học sinh và giáo viên thấy nhẹ nhàng: Học
mà chơi, chơi mà học.
3. Nhiệm vụ và phương pháp tổ chức nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học thực hành - thí nghiệm, dạy học stem.
- Nghiên cứu quy trình thiết kế và hướng dẫn thí nghiệm và dạy học stem.
- Phân tích nội dung các bài thực hành: Bài 15 –Thực hành: Một số thí nghiệm về
enzim - Sinh học 10 cơ bản; Bài 21- Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người Sinh học 11 - ban cơ bản.
- Thiết kế bài học theo hướng dạy học STEM và cho học sinh bố trí thí nghiệm thực
hành ở nhà và quay video bài thực hành.
- Thực nghiệm sư phạm đề thăm dò hiệu quả của dạy học thực hành thơng qua
hướng dẫn bố trí thí nghiệm ở nhà và quay video bài thực hành.

2

skkn


Phần B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC
THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Giáo dục STEM:
Tổ chức uy tín trong lĩnh giáo dục khoa học trên thế giới là Hiệp hội các giáo
viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association - NSTA)
được thành lập năm 1944 đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM (STEM
education) với cách định nghĩa ban đầu như sau:
"Giáo dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong q trình học, trong đó các
khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế
giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ

thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng,
nơi làm việc và các tổ chức tồn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới".
1.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM
Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù
hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh
các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ
thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo
viên, chương trình, cơ sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục
STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực
tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với
cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai
các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện
các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các
hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thực hành ở nhà và quay video là một cách
thức ứng dụng dạy học STEM trong bộ mơn Sinh học nói chung và trong thực hành
Sinh học nói riêng.
1.3. Khái niệm dạy học thực hành.
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lí
thuyết vào thực tế hay là làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành
3

skkn



động cụ thể; làm theo trình tự, phép tắc nhất định”.
Theo Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), thực hành là học sinh tiến hành
quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật chăn nuôi,
trồng trọt.
Dạy học thực hành là cách thức dạy học mà học sinh làm việc độc lập hoặc làm
việc theo nhóm trên đối tượng thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra
tri thức mới hoặc ơn tập, củng cố, qua đó hình thành, phát triển các năng lực Sinh
học.
1.4. Đặc điểm dạy học thực hành.
Dạy học thực hành là phương pháp đặc trưng trong dạy học và nghiên cứu Sinh
học. Dạy học thực hành đòi hỏi học sinh phải trực tiếp tác động đến đối tượng sống,
để tìm hiểu hình thái, hoạt động, đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lí, các cơ chế,
quy luật hoạt động của các cơ quan, bộ phận. Do đó, mẫu vật, dụng cụ, máy móc,
phịng thực hành với các thiết bị dạy học rất quan trọng. Công tác thực hành thường
được tổ chức theo nhóm để tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tiết kiệm thời
gian, đồng thời giảm số lượng mẫu vật, dụng cụ, hoá chất. Tuy nhiên, để hoạt động
thực hành hiệu quả, giáo viên cần quản lí nhóm tốt, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, cụ
thể; học sinh phải tích cực hồn thành cơng việc chung của nhóm. Dạy học thực
hành có thể được tổ chức ngay trong lớp học hoặc ở phòng thực hành bộ mơn hoặc
ở sân trường, ngồi mơi trường tự nhiên, ở nhà,...
1.5.Quy trình chung của dạy học thực hành.
Bước 1: Giới thiệu thực hành
Bước 2: Học sinh thực hành
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Nhận xét đánh giá

2. Cơ sở thực tiễn.
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu lý luận dạy
học STEM và cơ sở lý luận của dạy học thực hành Sinh học.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất
như: Học qua dự án - chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp “học qua
hành” luôn được áp dụng triệt để cho các mơn học tích hợp STEM. Một bài giảng
STEM ln cần gắn với thực tế để học sinh cảm thấy sự liên quan giữa bài học và
cuộc sống của chính mình, từ đó giúp học sinh nhận ra giá trị của các kiến thức và
4

skkn


kĩ năng được học, đồng thời rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề thực tế ngay từ khi
còn đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Qua thực tiễn giảng dạy trên 15 năm trong ngành , tôi cùng tham khảo ý kiến của
các đồng nghiệp chúng tôi muốn dạy những tiết thực hành thật hiệu quả, thu hút tất
cả học sinh đều tham gia trong khi cơ sở vật chất của trường học chưa thể trang bị
đầy đủ các dụng cụ, hóa chất cần thiết cho tất cả học sinh tham gia được. Cùng với
việc đẩy mạnh thay đổi phương pháp dạy học trong những năm gần đây đảm bảo
phát triển những thế hệ học trị phát triển tồn diện, nên tôi lựa chọn một hướng tiếp
cận mới trong dạy học thí nghiệm thực hành ở trường THPT: “Dạy học STEM
thông qua tổ chức cho học sinh làm thực hành ở nhà và quay video một số bài
thực hành trong chương trình Sinh học lớp 10, 11 ban cơ bản’’.
Tơi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học Sinh học của giáo viên và kỹ năng
thực hành của học sinh bằng quan sát, trao đổi trực tiếp, sử dụng phiếu thăm dò ý
kiến đối với học sinh và giáo viên một số trường THPT trên địa bàn huyện Diễn
Châu: Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, Trường THPT Diễn Châu 3, Trường THPT
Diễn Châu 5.
Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế giáo án tổ chức cho học sinh
làm thực hành ở nhà và quay video khi dạy bài thực hành Sinh học (Trường
THPT Nguyễn xuân Ôn - gồm 6 giáo viên dạy Sinh học).
Thiết kế thường xuyên


Có nhưng không
thường xuyên

Chưa từng thiết kế

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

16,7%

2

33,3%

3

50%


Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế giáo án tổ chức cho học sinh
làm thực hành ở nhà và quay video khi dạy bài thực hành Sinh học (Trường
THPT Diễn Châu 3 - gồm 8 giáo viên dạy Sinh học).
Thiết kế thường xuyên

Có nhưng không
thường xuyên

Chưa từng thiết kế

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

12,5%

3

37,5%


4

50,0%

Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế giáo án tổ chức cho học sinh
làm thực hành ở nhà và quay video khi dạy bài thực hành Sinh học (Trường
THPT Diễn Châu 5 - gồm 7 giáo viên dạy Sinh học).

5

skkn


Thiết kế thường xun

Có nhưng khơng
thường xun

Chưa từng thiết kế

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng


Tỉ lệ (%)

1

14,3%

2

28,6%

4

57,1%

Qua số liệu thăm dị của tơi cho thấy trong q trình dạy Sinh học nói chung và
phần thực hành Sinh học nói riêng thực trạng thiết kế giáo án có hướng dẫn học
sinh tiến hành thí nghiệm ở nhà và quay video để dạy bài thực hành nhằm củng cố
kiến thức cho học sinh chưa được các giáo viên thực sự quan tâm (tỉ lệ giáo viên
chưa từng thiết kế thí nghiệm hướng dẫn ở nhà và quay video cho học sinh chiếm
trên 50%). Lý do khác là trang thiết bị cho các thí nghiệm cịn hạn chế về số lượng
và chất lượng. Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và hướng dẫn học
sinh tiến hành thí nghiệm ở nhà và quay video để tạo cơ sở cho tiếp thu kiến thức
mới hoặc củng cố kiến thức cũ là rất cần thiết cho học sinh trong dạy các bài thực
hành Sinh học .
Thực tiễn dạy học các mơn học ở trường THPT nói chung, mơn Sinh học nói
riêng, việc hình thành năng lực cho học sinh chủ yếu thông qua tiến hành các tiết
lên lớp (dạy kiến thức lí thuyết hoặc thực hành tại các phịng thí nghiệm của bộ
mơn). Trong q trình dạy học, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các
thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm, vận dụng cơng nghệ thông tin để làm phong
phú cho bài giảng. Ở một số bộ môn, trong một số nội dung học tập, giáo viên có tổ

chức cho các nhóm học sinh tự thu thập thông tin rồi báo cáo kết quả trước lớp theo
định hướng mà giáo viên đã phân công trước đó. Để hồn thành nhiệm vụ, các
nhóm học sinh chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, truy cập internet
để tìm kiếm thơng tin lí thuyết, hình ảnh, video… rồi biên tập lại và trình bày báo
cáo dưới dạng powerpoint hoặc word… Những cách thức tổ chức đó đã góp phần
giúp học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng là tiền đề cho việc hình thành những
năng lực chung và chuyên biệt.
Tuy nhiên, đối với bộ môn Sinh học những cách thức tổ chức trên chưa thể giúp
học sinh hình thành được các năng lực nghiên cứu, năng lực thực hành một cách
đầy đủ. Để hình thành các năng lực này, các em cần được tổ chức để tham gia vào
các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ liên quan đến bài thực hành trải
nghiệm với thực tiễn cuộc sống. Vì thế, trong quá trình dạy các bài thực hành Sinh
học, tôi mạnh dạn áp dụng Dạy học STEM thông qua tổ chức cho học sinh làm thực
hành ở nhà và quay video một số bài thực hành trong chương trình Sinh học lớp 10,
11 ban cơ bản. Sau đây, tôi xin được chia sẻ cách tổ chức thực hiện theo ý tưởng trên
mà tôi đã áp dụng trong dạy học những năm gần đây.
3. Thực trạng của việc thực hiện nội dung.
6

skkn


Với yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác cho học sinh phù hợp
với đặc điểm từng lớp học, môn học; việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn
luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những tình
huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt

nhất như học qua dự án - chủ đề, học qua trị chơi và đặc biệt phương pháp “học
qua hành” ln được áp dụng triệt để cho các mơn học tích hợp STEM.
Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có
vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết
vấn đề đó, học sinh phải tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn học có
liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị cơng
nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Đặc biệt hơn nữa là “bài thực hành” trong chương trình Sinh học phổ thơng là
một vấn đề rất khó, để dạy thành cơng một bài thực hành địi hỏi người giáo viên
phải tìm tịi, nghiên cứu phương pháp phù hợp và qua thử nghiệm mới có thể thành
cơng. Tuy nhiên khả năng thành cơng của mỗi tiết dạy cịn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Đích cuối cùng là làm thế nào để học sinh  nhận thức và vận dụng tốt kiến thức
vào thực hành và thực tế cuộc sống. Đem lại hứng thú và đam mê đối với môn học,
đặc biệt là môn Sinh học, chuyển những nội dung của tiết thực hành là những trải
nghiệm, khám phá của mỗi học sinh.
II. NỘI DUNG
II.1. Quy trình xây dựng bài học STEM.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học:
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các hiện tượng,
q trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ
có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết:
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho
học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những
kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn (đối với
STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM
vận dung) để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề:
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ
tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất

giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
7

skkn


Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực với 3 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học
được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải
hồn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngồi lớp
học.
II.2 Quy trình thực hiện thí nghiệm.
Quy trình thực hiện thí nghiệm gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đối tượng và phương tiện thí nghiệm.
Trong bước này bao gồm: Chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ. Các mẫu vật phải
được chuẩn bị sẵn, đúng đối tượng, các hóa chất phải được pha sẵn và lắp ráp dụng
cụ để sẵn sàng tiến hành thí nghiệm.
- Bước 2: Thực hiện thí nghiệm.
Trong bước này các thí nghiệm cần được bố trí chính xác, các thao tác trong thí
nghiệm cần được thực hiện đúng, thực hiện theo trình tự, đảm bảo các yêu cầu của
từng thao tác cụ thể trong từng thí nghiệm, đặc biệt là thao tác kĩ thuật và thời gian.
- Bước 3: Quan sát, theo dõi thí nghiệm.
Tùy từng thí nghiệm có thể trong thực hiện thao tác hay sau thực hiện thao tác có
sự diễn biến hoặc biểu hiện kết quả. Cần quan sát nhận ra kết quả, yếu tố ảnh
hưởng, làm rõ cơ sở cho kết luận. Kết quả thí nghiệm được hiểu là những biểu hiện
của đối tượng thí nghiệm mà người thực hiện thu thập được theo các chỉ tiêu định
trước và được xử lí nhằm tìm ra dấu hiệu, bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu
của đối tượng.
- Bước 4: Kết luận từ kết quả của thí nghiệm.

Trong bước này, dựa vào các kết quả thí nghiệm đã thu được từ bước 3 và chỉ ra
các mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật, từ đó khái quát hóa khoa
học và được diễn đạt bằng kết luận khoa học.
- Bước 5: Nêu nhận xét, giải thích kết quả thí nghiệm.
Trong bước này, dựa trên kết quả của thí nghiệm sẽ đưa ra những nhận xét về diễn
biến của thí nghiệm, thời gian thực hiện thí nghiệm, các kết quả thí nghiệm được thể
hiện như thế nào. Đồng thời dựa trên cơ sở khoa học để giải thích các kết quả của
thí nghiệm đó, đưa ra những luận chứng phù hợp với kết quả.
II.3. Thiết kế và hướng dẫn học sinh tiến hành một số thí nghiệm ở nhà và
quay video.
Bài 15 - Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
(Sinh học 10 - ban cơ bản ).
8

skkn


A. Hướng dẫn ở nhà.
1. Sau khi học xong bài 14 (Enzim và vai trị của enzim trong q trình chuyển
hóa vật chất), giáo viên tiến hành phân cơng nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho từng
nhóm trong lớp học. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Mỗi nhóm phải chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất đầy đủ và nghiên cứu nội
dung bài thực hành: Bài 15 - Một số thí nghiệm về enzim (Sinh học 10 cơ bản). Sau
đó tiến hành bố trí thí nghiệm, thuyết trình, quay video (chuẩn bị, các bước tiến
hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm và giải thích).
2. Nội dung bài thực hành.
a. Chuẩn bị (Học sinh phải chuẩn bị tại nhà).
* Mẫu vật:

Khoai tây sống, khoai tây sống ngâm trong nước đá, khoai tây chín.
* Dụng cụ :
- Thớt
- Dao
- Khay
- Nồi
- Bếp ga, tủ lạnh hoặc nước đá.
* Hóa chất:
- Nước sạch.
- Dung dịch H2O2
b. Nội dung và cách tiến hành:
* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm với Enzim Catalaza
- 3 lát khoai tây (dày khoảng 5mm).
+ 1 lát sống.
+ 1 lát chín.
+ 1 lát sống ngâm trong nước đá lạnh (hoặc bỏ trong tủ lạnh).
- Mỗi lát khoai tây nhỏ 1 giọt H2O2 .
Quan sát hiện tượng xảy ra ở 3 lát khoai tây (hiện tượng sủi bọt).
Giải thích hiện tượng xảy ra và sự khác nhau đó.
9

skkn


Mỗi nhóm cử học sinh tiến hành, học sinh thuyết trình và học sinh quay video,
các thành viên khác cùng hỗ trợ trong nhóm . Sau khi làm xong các nhóm biên tập
thành một video hồn chỉnh, đến tiết thực hành cử đại diện lên thuyết trình và phản
biện trước lớp.
B. Tiến hành dạy thực hành tại lớp.
I. MỤC TIÊU: Học xong tiết này, học sinh phải:

1. Kiến thức:
- Quan sát được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích được hiện tượng.
- Củng cố thêm vai trị xúc tác của enzim và ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường
đến hoạt tính của enzim.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy hệ thống, phân tích, so sánh.
- Hình thành được kĩ năng làm bài thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong làm thí nghiệm, đảm bảo an tồn lao động
và vệ sinh môi trường.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thực hiện thí nghiệm.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực thuyết trình.
- Năng lực cơng nghệ và thơng tin.
II. CHUẨN BỊ:
- Ti vi, máy tính, video thực hành học sinh đã làm.
- Mạng internet
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Giáo viên kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung và cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động I: Báo cáo quy trình và Hoạt động I: Báo cáo thí nghiệm.
kết quả thí nghiệm.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình chiếu

- Giáo viên cử thư kí, ban hội đồng video (chuẩn bị, quy trình và kết quả
chấm điểm: 1 thư kí, 4 nhóm trưởng thí nghiệm) trình bày và giải thích kết
10

skkn


tham gia chấm điểm)

quả thí nghiệm nếu có.

- Giáo viên cho các nhóm chiếu video
(về chuẩn bị, quy trình và kết quả thí
nghiệm của nhóm)
Hoạt động II: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động II: Nhận xét, bổ sung kết
kết luận.
quả thí nghiệm của nhóm khác.
- Sau khi các nhóm trình chiếu video
thí nghiệm, giáo viên cho học sinh - Mỗi nhóm cử đại diện nhận xét và
từng nhóm nhận xét về video thí bổ sung về video trình bày của các
nhóm khác.
nghiệm của các nhóm cịn lại.
- Giáo viên bổ sung, kết luận.
Hoạt động III: Chấm điểm cho
từng nhóm.
Hoạt động III: Chấm điểm cho từng
- Giáo viên cho 4 bạn trong hội đồng nhóm.
chấm điểm, nhóm trưởng của nhóm - Nhóm trưởng chấm điểm và thư kí
này chấm cho 3 nhóm cịn lại.

ghi điểm lại, u cầu cơng bằng, chính
- Giáo viên tun dương những nhóm xác.
có tính sáng tạo và có video đẹp, rõ - Sau đó giáo viên cho điểm chung của
và chính xác .
mỗi nhóm, nhóm trưởng sẽ chấm điểm
cho từng thành viên và nạp lại danh
sách điểm cho giáo viên (theo phiếu
chấm).
3. Thu hoạch:
Nội dung bài thu hoạch
Thí nghiệm với Enzim Catalaza
Nhóm: .....................................................................Lớp: 10.............................
- Quy trình thí nghiệm:
- Kết quả thí nghiệm :
- Nhận xét kết quả :
- Giải thích kết quả (kèm theo phương trình phản ứng)
4. Dặn dò
- Học sinh nạp bản tường trình tại lớp và gửi video của nhóm cho cơ qua Zalo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo.
Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
(Sinh học 11 - ban cơ bản)
11

skkn


A. Hướng dẫn ở nhà.
1. Sau khi học xong bài 20 (Cân bằng nội môi), giáo viên tiến hành phân cơng
nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp học. Giáo viên chia lớp thành
4 nhóm.

- Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Mỗi nhóm phải chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và nghiên cứu nội dung bài thực hành:
Bài 21 - Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người (Sinh học 11 - ban cơ bản). Sau đó tiến
hành bố trí bài thực hành, thuyết trình, quay video (chuẩn bị, các bước tiến hành
thực hành, kết quả thực hành và giải thích).
2. Nội dung bài thực hành.
a. Chuẩn bị: (Học sinh phải chuẩn bị tại nhà).
* Dụng cụ :
- Huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử.
- Nhiệt kế để đo thân nhiệt.
- Đồng hồ bấm giây.
b. Nội dung và cách tiến hành:
Nội dung 1: Cách đếm nhịp tim
+ Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực
bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.
+ Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón
giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập
trong 1 phút.
Đo vào 3 thời điểm: Trước khi chạy nhanh tại chỗ, sau khi chạy nhanh, sau khi nghỉ
chạy 5 phút.
Nội dung 2: Cách đo huyết áp
- Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn.
- Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay
phía trên khuỷu tay (hình 21.1 SGK).
- Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng
hồ chỉ 160 - 180 mm Hg thì dừng lại.
- Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu
tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi khơng có tiếng đập nữa là
huyết áp tối thiểu.

12

skkn


Đo vào 3 thời điểm: Trước khi chạy nhanh tại chỗ, sau khi chạy nhanh, sau khi nghỉ
chạy 5 phút.
Nội dung 3: Cách đo nhiệt độ cơ thể
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả.
- Đo vào 3 thời điểm: Trước khi chạy nhanh tại chỗ, sau khi chạy nhanh, sau khi
nghỉ chạy 5 phút.
Mỗi nhóm đều tiến hành thực hành đối với 3 nội dung trên. Mỗi nhóm cử học
sinh tiến hành, học sinh thuyết trình và học sinh quay video, các thành viên khác
cùng hỗ trợ trong nhóm và thay đổi vai trò cho nhau. Sau khi làm xong các nhóm
biên tập thành một video hồn chỉnh, đến tiết thực hành cử đại diện lên thuyết trình
và phản biện trước lớp.
B. Tiến hành dạy thực hành tại lớp.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh thực hành xong bài này có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết
áp và thân nhiệt của người.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Nâng cao tính tự giác, có ý thức vệ sinh mơi trường sau giờ học.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Thực hiện được các bước điếm nhịp tim, đo thân
nhiệt và đo huyết áp.

- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm thực hiện quy trình thực hành. Trao đổi, thống
nhất ý kiến hoàn thành bài thu hoạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Sau khi quan sát giải thích được sự khác nhau về nhịp
tim, huyết áp ở các thời điểm khác nhau.
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
- Ti vi, máy tính, video thực hành học sinh đã làm.
- Mạng internet
III. Tiến trình bài dạy
13

skkn


1. Ổn định lớp
Giáo viên kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung và cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động I: Báo cáo quy trình và Hoạt động I: Báo cáo quy trình và
kết quả thực hành.
kết quả thực hành.
- Giáo viên cử thư kí , ban hội đồng - Mỗi nhóm cử đại diện trình chiếu
chấm điểm: 1 thư kí, 4 nhóm trưởng video (chuẩn bị,quy trình và kết quả
tham gia chấm điểm).
thí nghiệm), trình bày và giải thích kết
- Giáo viên cho các nhóm chiếu video quả thí nghiệm nếu có.
(về chuẩn bị, quy trình và kết quả thí

nghiệm ) của nhóm.
Hoạt động II: Nhận xét, bổ sung Hoạt động II: Nhận xét, bổ sung kết
kết luận.
quả thực hành của nhóm khác.
- Sau khi các nhóm trình chiếu video - Mỗi nhóm cử đại diện nhận xét và
thí nghiệm, giáo viên cho học sinh bổ sung về video trình bày của các
từng nhóm nhận xét về video thí nhóm khác.
nghiệm của các nhóm cịn lại.
- Giáo viên bổ sung, kết luận.
Hoạt động III: Chấm điểm cho
Hoạt động III: Chấm điểm cho
từng nhóm.
từng nhóm.
- Giáo viên cho 4 bạn trong hội đồng
chấm điểm, nhóm trưởng của nhóm - Nhóm trưởng chấm điểm và thư kí
ghi điểm lại, u cầu cơng bằng, chính
này chấm cho 3 nhóm cịn lại
xác.
- Giáo viên tun dương những nhóm
có tính sáng tạo và có video đẹp, rõ - Sau đó giáo viên cho điểm chung của
mỗi nhóm, nhóm trưởng sẽ chấm điểm
và chính xác.
cho từng thành viên và nạp lại danh
sách điểm cho giáo viên (theo phiếu).
3. Thu hoạch:
Nội dung bài thu hoạch: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
Nhóm:.....................................................................Lớp 11.....................................
Nhịp tim
(nhịp/phút)


Huyết áp tối đa Huyết áp tối
Thân nhiệt
(mm Hg)
thiểu(mm Hg)
14

skkn


Trước khi chạy
nhanh tại chỗ
Sau khi chạy
nhanh
Sau khi nghỉ chạy
5 phút
Nhận xét kết quả? Giải thích tại sao các trị số lại thay đổi?
4. Dặn dò
- Học sinh nạp bản tường trình tại lớp và gửi video của nhóm cho cô qua Zalo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo.
II.4. Một số hình ảnh về sản phẩm của học sinh.
Bài 15 - Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim (Sinh học 10 - ban cơ bản).

15

skkn


16

skkn



Bài 21 - Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người (Sinh học 11 - ban cơ bản )

17

skkn


18

skkn


II.5. Thực nghiệm sư phạm.
1. Mục đích thực nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả của dạy học thực hành theo hướng dẫn tổ chức ở nhà và quay
video kết hợp dạy học trên lớp so với dạy học thực hành tổ chức theo từng tiết học
trên lớp.
- Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành Sinh học nhằm phát triển năng
lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn Sinh học cho học sinh thông qua tổ
chức dạy học bài thực hành Sinh học hiệu quả.
2. Nội dung thực nghiệm.
Tôi tiến hành thiết kế, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà và quay video
kết hợp với tổ chức dạy các bài thực hành tại lớp: Bài 15 -Thực hành: Một số thí
nghiệm về enzim (Sinh học 10 - ban cơ bản ); Bài 21- Thực hành: Đo một số chỉ
tiêu sinh lí ở người (Sinh học 11 - ban cơ bản).
3. Phương pháp thực nghiệm.
Năm học 2020 - 2021: Tôi chọn dạy ở 3 trường THPT: Trường THPT Diễn Châu
3; Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn; Trường THPT Diễn Châu 5.

Mỗi trường tôi chọn 4 lớp thuộc 2 khối học ( khối 10, khối 11), mỗi khối tơi chọn
2 lớp có học lực và số lượng học sinh tương đương nhau: Một lớp dạy học thực
hành trên lớp (đối chứng), một lớp dạy thực hành có hướng dẫn bố trí thí nghiệm ở
nhà và quay video trước khi lên lớp (thực nghiệm).
Cụ thể:
- Trường THPT Diễn Châu 3 tôi chọn 4 lớp:
Khối 10: 10D2 (đối chứng – sĩ số 41) và 10D3 (thực nghiệm – sĩ số 42) do tôi giảng
dạy.
Khối 11: 11A1 (đối chứng – sĩ số 42) và 11A2 (thực nghiệm – sĩ số 43) nhờ cô
Nguyễn Thị Xuân giảng dạy.
- Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn tôi chọn 4 lớp:
Khối 10: 10A1 (đối chứng – sĩ số 41) và 10A2 (thực nghiệm – sĩ số 42) nhờ cô
Nguyễn Thị Giang giảng dạy.
Khối 11: 11A3 (đối chứng – sĩ số: 40) và 11A4 (thực nghiệm – sĩ số 39) nhờ cô
Nguyễn Thị Mai giảng dạy.
- Trường THPT Diễn Châu 5 tôi chọn 4 lớp:
Khối 10: 10A3 (đối chứng – sĩ số 40) và 10A4 (thực nghiệm – sĩ số 41) nhờ cô
Nguyễn Thị Dung giảng dạy
Khối 11: 11A5 (đối chứng – sĩ số 40) và 11A6 (thực nghiệm – sĩ số 39) nhờ cô
19

skkn


Hoàng Thị Luyến giảng dạy.
- Sau khi dạy ở mỗi lớp xong bài thực hành, giáo viên tiến hành kiểm tra 10 phút
(sử dụng cùng 1 đề) để đánh giá mức độ nhớ và khắc sâu kiến thức của phần học có
liên quan đến bài thực hành của mỗi học sinh (ở các lớp đối chứng và thực nghiệm)
và chấm bài theo thang điểm 10.
4. Kết quả thực nghiệm.

4.1. Bảng phân phối tần suất điểm theo nhóm.
- Trường THPT Diễn châu 3, năm học 2020 - 2021.
Phân bố điểm của: Bài 15 - Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

2-4

Điểm
Lớp

10D2
(đối chứng, sĩ số 41)
10D3
(thực nghiệm, sĩ số 42)

5-6

7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

7

17,1

18

43,9

12

29,3

4

9,7

4

9,5

15

35,7


17

40,5

6

14,3

Phân bố điểm của: Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

2-4

Điểm

Lớp

11A1
(đối chứng, sĩ số 42)
11A2
(thực nghiệm, sĩ số 43)

5-6

7-8

9 - 10

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

7

16,
6

17

40,5

13

31,0

5

11,9


4

9,3

13

30,2

17

39,6

9

20,9

20

skkn


- Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, năm học 2020 - 2021.
Phân bố điểm của: Bài 15 - Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

2-4

Điểm
Lớp

10A1

(đối chứng, sĩ số 41)

5-6

7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

12,2

21


51,2

11

26,8

4

9,8

2

4,8

13

30,9

16

38,1

11

26,2

10A2
(thực nghiệm, sĩ số
42)


Phân bố điểm của : Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

2-4

Điểm
Lớp

11A3
(đối chứng, sĩ số 40)
11A4
(thực nghiệm, sĩ số 39)

5-6

7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

4

10,0

20

50,0

12

30,0

4

10,0

1

2,6

14

35,9

15


38,5

9

23,0

- Trường THPT Diễn Châu 5, năm học 2020 - 2021.
Phân bố điểm của: Bài 15 - Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim.

Lớp

Điểm

10A3
(đối chứng, sĩ số 40)
10A4
(thực nghiệm, sĩ số 41)

2-4

5-6

7-8

9 - 10

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

5

12,5

22

55,0

10

25,0

3

7,5

2


4,9

13

31,7

18

43,9

8

19,5
21

skkn


Phân bố điểm của: Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
2-4
Điểm
Lớp

11A5
(đối chứng, sĩ số 40)
11A6
(hực nghiệm, sĩ số 39)

5-6


7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

12,5

20

50,0

11


27,5

4

10,0

3

7,7

13

33,4

16

41,0

7

17,9

4.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm.
* Trường THPT Diễn Châu 3 năm học 2020 – 2021.

%

50
45
40

35
30
25
20
15
10
5
0

Đ/C
T/N

2-4

5-6

7-8

9-10

Điểm

Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 15

22

skkn


%


45
40
35
30
25

Đ/C

20

T/N

15
10
5
0
2-4

5-6

7-8

9-10

Điểm

Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 21
* Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn năm học 2020 – 2021.
%


60
50
40
Đ/C

30

T/N

20
10
0

Điểm

2-4

5-6

7-8

9-10

Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 15
23

skkn



%

Điểm

Điểm

Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 21
%

* Trường THPT Diễn Châu5 năm học 2020 – 2021.

Điểm

Điểm

Điểm
Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 15
24

skkn

Điểm


%

60
50
40
Đ/C


30

T/N

20
10
0
2-4

5-6

7-8

9-10

Điểm

Bảng phân phối tần suất điểm bài thực hành 21
4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm.
Qua bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm ta
thấy:
Trường THPT Diễn châu 3.
- Bài thực hành 15:
+ Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (17,1%) cao hơn lớp thực nghiệm (9,5%) rất
nhiều.
+ Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (29,3%) thấp hơn lớp thực nghiệm (40,5%) rất
nhiều.
+ Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (9,7%) thấp hơn lớp thực nghiệm (14,3%) rất
nhiều.

- Bài thực hành 21.
+ Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (16,6%) cao hơn lớp thực nghiệm (9,3%) rất
nhiều.
+ Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (31,0%) thấp hơn lớp thực nghiệm (39,6%) rất
nhiều.
+ Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (11,9%) thấp hơn lớp thực nghiệm (20,9%) rất
nhiều.
25

skkn


×