Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn chuyên đề ôn tập học kỳ i môn ngữ văn thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.97 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ
ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xuất phát từ tinh thần kiểm tra, đánh giá theo hướng mới theo cv 5555/BGD- ĐT trH và
cv 3280/ BGD – ĐT điều chỉnh nội dung dạy học thì việc ơn tập cho học sinh cần phải đổi mới
và khác hơn so với trước đối với bộ môn ngữ văn THCS. Vì vậy người giáo viên trong quá trình
giảng dạy, cần kết hợp cung cấp kiến thức với việc ôn tập một cách hợp lý theo phương châm:
Học đến đâu chắc đến đó. Tất cả những đơn vị kiến thức cơ bản học sinh phải nắm được một
cách đầy đủ. Vì vậy nội dung phải được xây dựng một cách hoàn thiện.
Để nắm được, hiểu được và vận dụng được một khối lượng kiến thức đó, địi hỏi giáo
viên phải hướng dẫn cho học sinh những nội dung, phương pháp học tập hợp lý.
Trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp tự học của học sinh. Kiên quyết loại trừ các lối
học máy móc, học vẹt, học tủ, ... vốn rất phổ biến trong học sinh hiện nay.... Hơn nũa đối với
mơn Ngữ văn thì tâm lí học sinh thường ngán ngẫm vì nội dung kiến thức nhiều. Vì thế điều
quan trọng là người giáo viên làm sao giúp cho học sinh tự tin bước vào kỳ kiểm tra học kì 1 đạt
hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như qua đánh giá thực tế, tôi xin đưa ra một số định
hướng trong q trình Ơn tập kiểm tra học kì 1 mơn Ngữ văn THCS.
II. THỰC TRẠNG:
1. Đối với học sinh
- Học sinh chưa nhận thức đúng động cơ và mục đích học tập, chưa có quyết tâm và nhiệt
tình học tập.
- Một số ít học sinh hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến lười học, ham chơi.
- Nhiều em chưa ngoan, không chăm học, thường xuyên bỏ học, đến lớp không ghi chép,
không chú ý nghe giảng.
- Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào
các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng khơng hiểu gì) kiểm tra thì hay quay cóp, nhìn
bài.
- Một phần học sinh vẫn cịn u thích môn Ngữ văn, các em đã thực sự cố gắng ôn tập
và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Đối với giáo viên:
Do khơng có nhiều thời gian ơn tập tiết chính khóa nên giáo viên đã lồng ghép nội dung


ôn tập thêm cho học sinh ở các tiết hai buổi.
Bên cạnh đó GV cũng chưa dành nhiêu thời gian để rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm
bài (ở nhiều dạng bài tập khác nhau). Cho nên khi bắt gặp đề kiểm tra, các em khó hiểu và khó
đạt được chất lượng. Nhất là theo cách ra đề dạng mới từ năm học 2017-2018 đến nay.
1

skkn


Theo cấu trúc đề Sở GD,KH&CN gửi về các trường áp dụng từ các năm học tiếp theo
chứ không như các năm trước mỗi kì kiểm tra học kì 1 học kì 2 gửi cấu trúc đề về Phịng
GD&ĐT.
3. Đối với phụ huynh học sinh:
- Sự quan tâm của một số phụ huynh cịn lỏng lẻo: ít chăm lo, quản lí, giáo dục con cái
mà phó mặc cho nhà trường.
- Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa tốt vì bố mẹ các em chủ yếu là lo việc
mưu sinh. Một số phụ huynh thì hay bênh vực con, không chịu nghe tư vấn của giáo viên, một
số em ngoài giờ học đi bán vé số, phụ việc trơng coi hàng các tiệm tạp hóa các buổi khơng học
thứ 5,7 buổi chiều (trường THCS Giá Rai A) chủ nhật.
III. NỘI DUNG:
Như trên đã nói thì mỗi phân mơn người GV cần định hướng cho HS một cách ôn tập
riêng, chẳng hạn như Tiếng Việt và văn bản là kết hợp lý thuyết và thực hành, và định hướng
được các kĩ năng trình bày trong phân mơn Tập làm văn. Vì vậy để thực hiện được vấn đề cần
nêu trên chúng ta cần thực hiện được các vấn đề sau:
Trên cơ sở ma trận đề kiểm tra học kì 1 GV xây dựng đề cương ôn tập sát với cấu trúc
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn. Lớp: 6,7,8,9. Thời gian làm bài: 90 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Mơn Ngữ văn. Lớp: 6. Thời gian làm bài: 90 phút
Chủ đề/Chuẩn KTKN

(Ghi tên bài hoặc chủ đề và chuẩn
kiến thức, kĩ năng kiểm tra đánh
giá)
I. Đọc hiểu: 3.0 điểm
- Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn
bản hồn chỉnh (tối đa 200 chữ).

Cấp độ tư duy
(Chỉ ghi số câu/ số điểm)
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nhận biết
được
phương thức
biểu đạt.
- xác định
được từ loại
hoặc
cụm
từ.... có trong
đoạn
trích
hoặc văn bản

- khái qt
được chủ đề

hoặc nội dung
chính
của
đoạn
trích
hoặc văn bản.
- Hiểu được ý
nghĩa từ ngữ,
hình ảnh, …
xuất
hiện
trong văn bản
hoặc
đoạn
trích.
- Thơng điệp
của đoạn trích
hoặc văn bản.

- Trình bày suy
nghĩ của bản
thân về một vấn
đề đặt ra trong
văn bản hoặc
đoạn trích.
- Rút ra bài học về
tư tưởng, nhận
thức.

Vận dụng cao


2

skkn


Số câu: 4
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%
II. Tạo lập văn bản: 7.0 điểm

2
1.0
10

1
1.0
10

Số câu: 2
Số điểm: 7.0
Tỉ lệ: 70%
Tổng: 10.0 điểm

2 câu
1.0 điểm

1 câu
1.0 điểm


1
1.0
10
Viết đoạn văn
ngắn trình bày
suy nghĩ của bản
thân về một vấn
đề đặt ra trong
đoạn trích hoặc
văn bản.
1
2.0
20
2 câu
3.0 điểm

Viết một bài văn
tự sự. ( Kể về
người)

1
5.0
50
1 câu
5.0 điểm

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn Ngữ văn. Lớp: 7. Thời gian làm bài: 90 phút
Chủ đề/Chuẩn KTKN
(Ghi tên bài hoặc chủ đề và chuẩn

kiến thức, kĩ năng kiểm tra đánh
giá)
I. Đọc hiểu: 3.0 điểm
Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn
bản hồn chỉnh (tối đa 200 chữ).

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%
II. Tập làm văn: 7.0 điểm

Cấp độ tư duy
(Chỉ ghi số câu/ số điểm)
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nhận biết
được thể loại
hoặc phương
thức biểu đạt.
- Nhận biết
được từ ghép,
từ láy, thành
ngữ, từ loại,
từ
đồng
nghĩa, từ trái

nghĩa,
từ
đồng
âm,
phép tu từ có
trong
đoạn
trích hoặc văn
bản.
2
1.0
10

- Khái quát
được chủ đề
hoặc nội dung
chính
của
đoạn
trích
hoặc văn bản.
- Hiểu được ý
nghĩa từ ngữ,
hình ảnh,…
trong
đoạn
trích hoặc văn
bản.
- Hiểu được
thơng

điệp
của đoạn trích
hoặc văn bản.
1
1.0
10

- Trình bày suy
nghĩ của bản
thân về một vấn
đề đặt ra trong
đoạn trích.
hoặc văn bản.
- Rút ra bài học
về tư tưởng,
nhận thức.

Vận dụng cao

1
1.0
10
Viết đoạn văn Văn biểu cảm
trình bày suy (kết hợp yếu tố
nghĩ về một nội tự sự, miêu tả)

3

skkn



Tổng số câu: 2
Tổng số điểm: 7.0
Tỉ lệ: 70%
Tổng

2 câu
1.0 điểm

1 câu
1.0 điểm

dung trong các
văn bản đã học
hoặc nội dung
có liên quan
đến ngữ liệu
phần đọc hiểu.
1
2.0
20
2 câu
3.0 điểm

1
5.0
50
1 câu
5.0 điểm


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn. Lớp: 8. Thời gian làm bài: 90 phút
Chủ đề/Chuẩn KTKN
(Ghi tên bài hoặc chủ đề và chuẩn
kiến thức, kĩ năng kiểm tra đánh
giá)
I. Đọc hiểu: 3.0 điểm
- Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng/
văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01
đoạn trích/ văn bản hồn chỉnh (tối
đa 200 chữ).

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%
II. Tạo lập văn bản: 7.0 điểm

Cấp độ tư duy
(Chỉ ghi số câu/ số điểm)
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nêu phương
thức
biểu
đạt…

- Nhận diện
được dấu hiệu
hình thức và
nội dung văn
bản
bằng
những kiến
thức
Tiếng
Việt
trong
văn bản/đoạn
trích.

- Hiểu được
vai trò, tác
dụng của biện
pháp tu từ
được sử dụng
trong văn bản.
- Hiểu được ý
nghĩa từ ngữ
hình ảnh... xuất
hiện trong văn
bản/
đoạn
trích...
- Thơng điệp
đoạn trích/văn
bản.

1
1.0
10

- Trình bày
quan điểm bản
thân về một
vấn đề đặt ra
trong
văn
bản/đoạn
trích.
- Bài học có ý
nghĩa được rút
ra cho bản
thân.

2
1.0
10

1
1.0
10
Viết đoạn văn
trình bày suy
nghĩ về nhân
vật, tác phẩm
văn học hiện
đại Việt Nam

đã học hoặc
ngữ liệu phần

Vận dụng cao

Viết bài văn tự
sự có kết hợp
yếu tố miêu tả
và biểu cảm.

4

skkn


Tổng số câu: 2
Tổng số điểm: 7.0
Tỉ lệ: 70%
Tổng: 10.0 điểm

2 câu
1.0 điểm

1 câu
1.0điểm

đọc hiểu.
1
2.0
20

2 câu
3.0 điểm

1
5.0
50
1 câu
5.0 điểm

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn. Lớp: 9. Thời gian làm bài: 90 phút
Chủ đề/Chuẩn KTKN
Cấp độ tư duy
(Ghi tên bài hoặc chủ đề và chuẩn (Chỉ ghi số câu/ số điểm)
kiến thức, kĩ năng kiểm tra đánh
Nhận biết
Thông hiểu
giá)

I. Đọc hiểu: 3.0 điểm
- Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng/
văn bản văn học/ văn bản, đoạn
trích ngồi SGK.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01
đoạn trích/ văn bản hồn chỉnh
(tối đa 200 chữ).

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%

II. Tạo lập văn bản: 7.0 điểm

Nêu
phương thức
biểu đạt…
- Nhận diện
được
dấu
hiệu
hình
thức và nội
dung
văn
bản
bằng
những kiến
thức
về
Tiếng Việt,
Văn bản.
- Chỉ ra
phương
châm
hội
thoại, cách
dẫn trực tiếp
và gián tiếp,
các
biện
pháp tu từ,…

2
1.0 đ
10

Vận dụng

- Hiểu được ý
nghĩa từ ngữ,
hình ảnh, biện
pháp tu từ,
phương châm
hội thoại,…
xuất
hiện
trong văn bản/
đoạn trích…
- Thơng điệp
đoạn trích/văn
bản.

- Trình bày
quan điểm
bản thân về
một vấn đề
đặt ra trong
văn bản và
đoạn trích.
- Bài học có
ý nghĩa được
rút ra cho

bản thân.

1
1.0 đ
10

1
1.0 đ
10
Viết
đoạn
văn
ngắn
trình bày suy
nghĩ của bản

skkn

Vận dụng cao

Viết bài văn tự
sự có kết hợp
yếu tố nghị
luận, độc thoại,
5


Tổng số câu: 2
Tổng số điểm: 7.0
Tỉ lệ: 70%

Tổng: 10.0 điểm

2 câu
1.0 điểm

1 câu
1.0 điểm

thân về một
vấn đề xã
hội đặt ra
trong
văn
bản ở phần
đọc hiểu.
1
2.0 đ
20
2 câu
3.0 điểm

độc thoại nội
tâm.

1
5.0 đ
50
1 câu
5.0 điểm


Phần mô tả cấu trúc :
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Phần đọc – hiểu giáo viên cân ôn tập hướng cho học sinh nắm chắc các bước cụ thể theo
từng khối sau:
1.Lớp 6 : Ngữ liệu một đoạn trích hoặc một văn bản.
- Nhận biết : Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích hoặc thể loại của
đoạn trích hoặc văn bản. ( Phương thức biểu đạt lớp 6 chủ yếu là : Miêu tả và tự sự)
- Nhận biết : Xác định được một trong các từ loại đã học ( danh từ, động từ, tính từ, số
từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ) hoặc một trong các cụm từ ( cụm danh từ, cụm động từ hoặc
cụm tính từ )…. Có trong đoạn trích hoặc văn bản.
- Thông hiểu : Khái quát được chủ đề hoặc nội dung của đoạn trích hoặc văn bản ( Phần
này giáo viên rèn luyện cho học sinh chú ý đọc đoạn trích văn bản ít nhất 3 lần và tóm gọn nội
dung đó nói về vấn đề gì? hoặc chủ đề gì?
+Hiểu được ý nghĩa từ ngữ , hình ảnh,…. Xuất hiện trong đoạn trích hoặc văn bản.
+ Thơng điệp của đoạn trích hoặc văn bản : Tức là tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc người nghe điều gì? có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người ?
- Vận dụng thấp : Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đặt ra trong đọạn trích hoặc
văn bản. ( Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng).
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân là gì?
2.Lớp 7: Ngữ liệu một đoạn trích hoặc một văn bản.
- Nhận biết : Xác định phương thức biểu đạt của ngữ liệu ; Nhận biết được thể loại văn
học của ngữ liệu được trích dẫn... ( Phương thức biểu đạt lớp 7 chủ yếu là : Miêu tả , tự sự,
biểu cảm).
- Nhận biết : Từ ghép, từ láy , Từ Hán Việt , thành ngữ, từ loại đại từ, quan hệ từ, từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, phép tu từ điệp ngữ, chơi chữ được sử dụng trong đoạn trích
dẫn.
6

skkn



- Thông hiểu : Hiểu được chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích hoặc văn bản ( Phần
này giáo viên rèn luyện cho học sinh chú ý đọc đoạn trích văn bản ít nhất 3 lần và tóm gọn nội
dung đó nói về vấn đề gì? hoặc chủ đề gì?
+Hiểu được ý nghĩa từ ngữ , hình ảnh,…. Xuất hiện trong đoạn trích hoặc văn bản.
+ Tác dụng của phép tu từ trong ngữ liệu ( phép tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn
dụ, điệp ngữ…)
+ Thơng điệp của đoạn trích hoặc văn bản : Tức là tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc người nghe điều gì? có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người ?
- Vận dụng thấp : Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đặt ra trong đọạn trích hoặc
văn bản. ( Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng).
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân là gì?
3.Lớp 8 : Ngữ liệu một đoạn trích hoặc một văn bản.
- Nhận biết : Xác định phương thức biểu đạt của ngữ liệu ; Nhận biết được thể loại văn
học của ngữ liệu được trích dẫn... ( Phương thức biểu đạt lớp 8 là : Miêu tả , tự sự, biểu
cảm, nghị luận, thuyết minh). ; Thể thơ , kiểu câu
- Nhận biết : Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tư từ, câu chủ đề , từ ngữ chủ đề…
- Thông hiểu : Khái quát chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích hoặc văn bản ( Phần
này giáo viên rèn luyện cho học sinh chú ý đọc đoạn trích văn bản ít nhất 3 lần và tóm gọn nội
dung đó nói về vấn đề gì? hoặc chủ đề gì?
+ Tác dụng hiệu quả của phép tu từ, từ ngữ, hình ảnh trong ngữ liệu ( phép tu từ : so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp ngữ…)
+ Thơng điệp của đoạn trích hoặc văn bản : Tức là tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc người nghe điều gì? có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người ?
- Vận dụng thấp : Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đặt ra trong đọạn trích hoặc
văn bản. ( Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dịng).
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân là gì?
3.Lớp 9 : Ngữ liệu một đoạn trích hoặc một văn bản.
- Nhận biết : Xác định phương thức biểu đạt của ngữ liệu ; Nhận biết được thể loại văn
học của ngữ liệu được trích dẫn... ( Phương thức biểu đạt lớp 9 là : Miêu tả , tự sự, biểu

cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính cơng vụ). ; Thể thơ , kiểu câu
- Nhận biết : Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh,sự phát triển của từ vựng, phương trâm hội thoại…
- Thông hiểu : Khái quát chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích hoặc văn bản ( Phần
này giáo viên rèn luyện cho học sinh chú ý đọc đoạn trích văn bản ít nhất 3 lần và tóm gọn nội
dung đó nói về vấn đề gì? hoặc chủ đề gì?
+ Tác dụng hiệu quả của phép tu từ, phương trâm hội thoại, hình ảnh trong ngữ liệu
( phép tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp ngữ…)
7

skkn


+ Thơng điệp của đoạn trích hoặc văn bản : Tức là tác giả muốn gửi gắm đến người
đọc người nghe điều gì? có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người ?
- Vận dụng thấp : Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đặt ra trong đọạn trích hoặc
văn bản. ( Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng).
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân là gì?
B.TẠO LẬP VĂN BẢN
1.Lớp 6:
- Vận dụng thấp :
Câu 1: Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong phần ngữ liệu .
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần này như sau:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng : Mở đoạn, thân đoạn , kết đoạn
Ví dụ : Trình bày suy nghĩ của em về tác phẩm “ Ông lão đánh cá và con cá vàng?
Câu mở đoạn: Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng em thấy mụ vợ quá tham lam,
không biết dừng lại .
Thân đoạn: Mụ vợ đòi mỗi lúc một cao hơn cái máng lợn – căn nhà rộng – phu nhân- nữ
hoàng – Long vương bắt cá vàng hầu hạ.
Kết đoạn : Nhưng ở đời những kẻ tham lam và vô ơn bạc nghĩa như mụ sẽ khơng có được
như ý muốn. Cuối cùng mụ mất tất cả những gì mụ có và trở về ngheo khổ như xưa.

-Vận dụng cao: Viết hoàn chỉnh bài văn tự sự (Kể chuyện đời thường)
Yêu cầu : Bố cục : Gồm 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc.
-Thân bài: Diễn biến sự việc và kết thúc
-Kết bài: Thể hiện ý nghĩa đối với bản thân và mọi người.
2.Lớp 7:
- Vận dụng thấp :
Câu 1: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một nội dung trong các văn bản đã học học kì
1
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần này như sau:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng : Mở đoạn, thân đoạn , kết đoạn
Ví dụ : Trình bày suy nghĩ của em về tác phẩm “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương?
Câu mở đoạn: Đọc tác phẩm “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương em thương
cảm cho người phụ nữ trong xã hội cũ.
Thân đoạn: Người phụ nữ sống trong xã hội cũ một xã hội “Trọng nam khinh nữ”, người
phụ nữ mất quyền bình đẳng của mình, phải sống phụ thuộc vào người đàn ông nên thân phận
của họ lênh đênh “bảy nỗi ba chìm” khơng biết bến bờ.
8

skkn


Kết đoạn : Tuy nhiên người phụ nữ vẫn giữ được phẩm chất sắc son, chung thủy.
-Vận dụng cao: Viết bài văn biểu cảm ( kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả)
Yêu cầu : Bố cục : Gồm 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm
-Thân bài: Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí
-Kết bài: Tình cảm ấn tượng của em đối với đối tượng biểu cảm.
3.Lớp 8 :
- Vận dụng thấp :

Câu 1: Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật, tác phẩm hoặc một vài câu văn,
câu thơ trong văn học hiện đại Việt Nam đã học lớp 8 hoặc ngữ liệu phần đọc hiểu?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần này như sau:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dịng : Mở đoạn, thân đoạn , kết đoạn
Ví dụ : Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam
Cao ?
Câu mở đoạn: Đọc tác phẩm “ lão Hạc” của tác giả Nam Cao em thương cảm và thương
xót cho người nhân vật vật Lão Hạc.
Thân đoạn: Vì cái nghèo mà Lã Hạc khơng có đủ tiền cưới vợ cho con trai dẫn đến bi
kịch đáng thương. Lão dành dụm tiền để lại cho con trai không đụng vào một xu. Lão chọn cái
chết thanh cao để giữ phận làm cha, làm người .
Kết đoạn : Suy cho cùng cái chết của lão lên án gay gắt chế độ phong kiến đã đẩy người
nông dân vào con đường cùng không lối thoát trước cách mạng tháng tám năm 1945.
-Vận dụng cao: Viết bài văn tự sự ( kết hợp yếu tố biểu cảm và miêu tả)
Yêu cầu : Bố cục : Gồm 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu nhân vật sự việc
-Thân bài: Diễn biến sự việc theo trình tự ( có kết hợp miêu tả, biểu cảm)
-Kết bài: Ấn tượng sự việc thể hiện ý nghĩa.
3.Lớp 9 :
- Vận dụng thấp :
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề xã hội đặt ra
trong văn bản ở phần đọc hiểu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần này như sau:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng : Mở đoạn, thân đoạn , kết đoạn
Ví dụ : Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về môi trường sống hiện nay?
Câu mở đoạn: Vấn đề môi trường sống là vấn đề nan giải là một bài toán đối với các nhà
lãnh đạo của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
9

skkn



Thân đoạn: Tại sao vậy? Vì hiện nay xã hội càng phát triển thì khả năng lớn ảnh hưởng
mơi trường ngày càng nhiều . Nói như vậy tức là các phương tiện như máy móc xe cộ càng
nhiều ít nhiều cũng gây ảnh hưởng môi trường sống của chúng ta. Ngoài ra ý thức của con
người như vứt rác ra sông ra biển bửa bữa dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm … ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của con người gây nhiều bệnh nguy hiểm…
Kết đoạn : Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy có ý thức bão về môi trương sống xung quanh
ta như bảo bảo ngôi nhà chung của thế giới.
-Vận dụng cao: Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận , độc thoại, độc thoại
nội tâm
Yêu cầu : Bố cục : Gồm 3 phần:
-Mở bài: Nêu sự việc xãy ra dối với ai?
-Thân bài: Diễn biến sự việc theo trình tự ( có kết hợp nghị luận, độc thoại, độc thoại
nội tâm.)
-Kết bài: Ấn tượng sự việc thể hiện ý nghĩa.
C.YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG PHẦN: Các khối lớp văn 6,7,8,9 – Giáo viên hướng
dẫn học sinh học cụ thể:
1. Phần văn bản
- Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm;
- Thể thơ, thể loại
- Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện;
- Hiểu được nội dung chính- ý nghĩa các văn bản;
- Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2.Phần tiếng việt :
- Nắm khái niệm, từ loại
-Phân loại, từ vựng
-Các kiểu câu
- Các phương trâm hội thoại….

3.Phân tập làm văn
- Để có một bài tập làm văn tốt, cần tiến hành các bước sau: 
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề, xem đề bài cần yêu cầu về những nội dung nào và kiểu bài, nắm chắc
phương pháp làm kiểu bài đó.
Bước 2: Tìm ý.
Bước 3: Lập thành dàn ý.
Bước 4: Viết bài văn.
10

skkn


Bước 5: Kiểm tra.
Để viết bài tốt cần chú ý các điểm sau:
Nắm chắc phương pháp để viết bài văn theo trình tự nào. Bên cạnh đó, em cần suy
nghĩ tìm tịi, huy động những kiến thức đã học liên quan đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy
nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng nhất. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu một cách rập
khn máy móc. Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là em tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái
đẹp của tác phẩm. Cho nên khi em diễn đạt thì ngồi yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong
sáng còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Chúng ta cần phải trân trọng và đánh
giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Em hãy mạnh dạn nêu những suy nghĩ,
ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng
nhưng sẽ được thầy cơ giáo dạy văn định hướng và từ đó em lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá
nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Theo ý kiến riêng của cô là khi học sinh
viết một bài văn cũng là học sinh đang sáng tạo, cũng có nhu cầu bộc lộ bản thân mình .
Vậy thì học sinh nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo
nho nhỏ của chính mình, và mình trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần học sinh
sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn.
Việc học là lâu dài. Đối với môn học nào cũng thế, học sinh cần tìm ra phương pháp
học hiệu quả, tối ưu nhất để áp dụng và duy trì. Trên đây là một số chia sẻ về cách học văn

giúp các em tham khảo để có thể học tốt hơn ở môn học này. Hy vọng những mơn học khác, các
em cũng hãy có được những cảm xúc, hứng thú để tìm ra cách học hiêu quả nhất, phục vụ cho
bản thân trên con đường học vấn!
*VỀ HÌNH THỨC
- Viết đúng kiểu bài
- Bố cục đầy đủ 3 phần
- Câu phải có sự liên kết mạch lạc
- Bài làm có sáng tạo
- Khơng mắc lỗi chính tả.
-Chú ý dấu câu.
- Tránh bơi xóa trong bài làm tùy tiện.
- Khuyến khích học sinh trình bày sạch đẹp, bài làm sáng tạo.
D.HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY ƠN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ I
- Dạy hai buổi
- Dạy ở tiết tự chọn
- Dạy trên tiết học ( dành ít thời gian ôn tập)
11

skkn


Để ôn tập tốt giáo viên cần:
- Xây dựng đề cương bám sát cấu trúc
- Gv cho dạng đề tập cho học sinh làm – Gv nhận xét.
- Yêu cầu hs nắm chắc kiến thức về văn học, tiếng việt, làm văn
- Rèn luyện cho hs phương pháp tự học.
MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018-2019
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
Thỏ và rùa
“ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sơng , có một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ
thấy thế liền mĩa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà mà cũng đòi tập chạy.
Rùa đáp:
-Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
Thỏ ngạc nhiên :
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nữa đường đó!
Rùa khơng nói gì. Biết mình chậm chạp , nó dốc sức chạy thật nhanh .
Thỏ nhìn theo , mĩm cười . Nó nghĩ : “ Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng
cũng thừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó cứ nhỡn nhơ nhìn trời, mây, cây cỏ.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên , nó thấy rùa đã gần đến đích , bèn vắt chân lên cổ
mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã đến đích trước nó.
Theo LA PHƠNG – TEN
Câu 1: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên .
Câu 2: (0,5 điểm)
Tìm cụm danh từ trong câu sau:
“ Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.”
Câu 3: (1,0 điểm)
Qua cuộc đối thoại giữa thỏ và rùa , em thất thấy độ của thỏ đối với rùa như thế nào?
Câu 4: (1,0 điểm)
12

skkn


Em có đồng tình với thái độ của thỏ hay khơng? Vì sao?
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN(7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)
Qua văn bản, rùa tuy chậm chạp nhưng nhờ kiên trì đã về đích trước thỏ, em rút ra bài học
gì cho bản thân? ( trình bày băng một đoạn văn 3-5 câu)
Câu 2: ( 5,0 điểm)
Hãy kể về một người bạn thân yêu nhất của em.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học: 2018-2019
I.ĐỌC- HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau :
“....Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều lồi hoa khác :
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trong
lòng bàn tay , những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẫy như đang thở , khơng
có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa . Dường như chúng khơng muốn mọi người phải buồn
rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn . Chúng muốn mọi người luôn giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ
mà chúng đem lại trong suốt mùa hè.
Những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần
xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ...”
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn .
Câu 2: (0,5 điểm)
Tìm hai từ láy có trong đoạn văn trên
Câu 3: (1,0 điểm)
“...Những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẫy như đang thở, khơng có mảy
may biểu hiện của sự tàn úa...”
Trong câu trên , tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Câu 4: (1,0 điểm)
Theo em, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua đoạn văn sau:
“...Tơi rất u những bơng hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác :
Hoa giấy ròi cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trong

lòng bàn tay , những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẫy như đang thở , khơng
có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa . Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn
13

skkn


rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn . Chúng muốn mọi người luôn giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ
mà chúng đem lại trong suốt mùa hè...”
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hình tượng “ Bánh trơi nước” trong bài thơ cùng tên của tác giả Hồ Xuân Hương gợi cho
em suy nghĩ gì? Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ đó?
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,....) mà em yêu quý nhất.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học: 2018-2019
I.ĐỌC- HIỂU(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một
lần tơi dạp xe ra công viên chơi , một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú
và ngưỡng mộ thực sự .
- Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi .
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật mình đấy . Tơi trả lời , không giấu với vẻ tự hào và
mãn nguyện .
- Ồ , ước gì tơi... cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tơi biết cậu ấy đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có một người anh như
thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hồn tồn nằm ngồi dự đốn của tơi.
- Ước gì tơi có thể trở thành một người anh như thế!. Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ
rõ vẻ quyết tâm . Sau đó , cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi , nơi một đứa em trai nhỏ tật

nguyền đang ngồi và nói:
- Đén sinh nhật nào đó của em , anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4 nhiều tác giả, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm)
Tìm tình thái từ nghi vấn có trong văn bản trên.
Câu 3: ( 1,0 điểm)
Em hiểu ước mơ của cậu bé trở thành người anh như thế nào?
Câu 4: (1,0 điểm)
14

skkn


Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: 2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của
lão
Câu 2 : (5 điểm)
Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn nam Cao.
Kể lại một lần em đã gây ra một việc có lỗi (kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học: 2018-2019
I. ĐỌC- HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“… Năm 1968, hàng trăm trận mưa bom ác liệt trút xuống vùng căn cứ kháng chiến Liên
khu 5 ( Quảng nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai). Quân địch bị tổn thất nặng ở

các thành phố trong trận tiến công tết Mậu Thân của quân ta, điên cuồng trút cơn giận dữ lên
những cách rừng Trường Sơn.
Một chiến sĩ bị trúng bom ngã xuống giữa rừng. Chiến tranh tàn khốc, những cuộc hành
quân gấp gáp, không ai kịp biết tên tuổi, quê quán của người lính trẻ. Những người đồng đội đã
cố gắng tìm kiếm một thơng tin gì đó về anh trước khi để anh nằm lại với rừng , nhưng chỉ thấy
trong túi áo đã sờn một tấm ảnh cỡ 6x9cm.
Bức ảnh đen trắng nhưng được tô màu khá đẹp. Người trong ảnh là một nữ công nhân
dáng người khỏe khoắn, mặc sơ mi trắng, tạp dề xanh trước ngực, tay cầm chiếc thoi dệt vải.
Khuôn mặt xinh đẹp, đôi mắt nhìn thẳng, cương nghị mà có chút gì đó vời vợi, trơng ngóng”.
(Trích 50 năm tìm “cơ cơng nhân nhà máy dệt”
trong túi áo người chiến sĩ- Báo tuổi trẻ, ngày 10/11/2018)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1(0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2(0,5 điểm) Chỉ ra hai từ mượn tiếng Hán và hai từ mượn ngôn ngữ châu Âu trong
đoạn trích trên.
Câu 3(1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4(1,0 điểm) Nếu là đồng đội của người chiến sĩ trẻ, em sẽ làm gì với tấm ảnh nhỏ
được tìm thấy trong túi áo anh? Vì sao?
II/ TẬP LÀM VĂN: ( 7, 0 điểm)
Câu1. (2,0 điểm) Từ những thông tin trong ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn
văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ
15

skkn


Câu 2. (5,0 điểm) Nhận được chiếc lược ngà từ tay bác Ba như đánh thức kỷ niệm ngày
chia tay với ba. Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng, em hãy kể lại kỷ niệm đầy xúc động đó. ( có kết hợp yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm)
(Đáp án đề kiểm tra học kì 1 giáo viên trình bày khi triển khai chuyên đề)

*SO SÁNH CẤU TRÚC ĐỀ, ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐỀ KIỂM TRA
Tôi rút ra nhận xét chung:
Cả 4 khối 6,7,8,9 có chung câu hỏi kiểu:
Thứ nhất:
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn/ đoạn trích. ( Ngữ liệu này có
thể trong chưng trình đã học hoặc ngữ liệu lấy từ nguồn bên ngoài như báo chí hay của
tác giả nào đó.)
2/ Xác định từ loại cụm từ, từ ghép ,từ láy, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ đồng âm,
tình thái từ,....
3/ Trình bày nội dung chính của đoạn văn trên.
4/ Ý nghĩa, thơng điệp mà tác giả muốn nhắn gửi cho ta bài học gì trong cuộc sống....
5/ Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn/ đoạn trích trên.( Khuyến
khích học sinh bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề nào đó ...)
6/ Viết bài làm văn ( Viết thành một văn bản hoàn chỉnh như trên đã hướng dẫn)
Thứ hai: Theo cấu trúc đề mới thì phần Văn bản và Tiếng Việt hầu như ôn lượng kiến
thức dài nhưng đề kiểm tra cho qúa ít chủ yếu là học sinh phải nắm thao tác vận dụng và nhận
biết chứ không tái hiện lại kiến thức phần Tiếng Việt và Văn bản đã học.
Những em học tương đối từ khá giỏi trở lên làm bài thuận lợi, những em yếu kém sẽ rất
khó khăn trong nhận dạng đề và vận dụng làm bài nhất là ngữ liệu lấy từ bên ngồi khơng trong
chương trình khối lớp hoặc cấp học.
Khó khăn tiếp theo phần tạo lập văn bản đến 2 câu tỉ lệ 70% phần đọc hiểu tỉ lệ 30%.
Với cấu trúc đề như vậy GV không dám bỏ qua phần văn bản hay Tiếng Việt vì cấu trúc
đề đã cho.
Vì vậy đề cương dài khi chưa hết lượng kiến thức học kì 1 vì dấu chấm lửng phần Tiếng
Việt và ý chung chung phần văn bản trong cấu trúc đề nên trong làm đề cương rất khó. Khi
kiểm tra thì kiến thức khơng có là bao nhiêu so cấu trúc đề.
IV. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong q trình dạy và ơn kiểm tra học kì mà tổ Văn –
Sử- GDCD Trường THCS Giá rai A đã đúc kết cũng như được sự góp ý bổ sung của tổ bộ môn.
Tuy chỉ là những kinh nghiệm nhỏ cịn mang tính chủ quan.

Trong thực tế còn rất nhiều kinh nghiệm khác từ các đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm
thuộc bộ môn Ngữ Văn. Song suy cho cùng cho dù là giải pháp nào đi chăng nữa thì cái quan
16

skkn


trọng nhất vẫn là cái tâm của người dạy. Tuy nhiên cũng cần phải có sự hợp tác quyết tâm, nỗ
lực tự giác của học sinh thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá đòi hỏi vai trò hướng
dẫn, định hướng của giáo viên và tư duy sáng tạo tự học của học sinh là rất quan trọng chứ
không phải thuộc bài là làm bài được phải có kĩ năng vận dụng sáng tạo nhận biết vấn đề đặt ra
là gì để giải quyết đúng hướng theo yêu cầu.
Xin chân thành cảm ơn quí đồng nghiệp lắng nghe và bản thân tơi, cần được sự chia sẻ,
đóng góp ý kiến, q báu của các thầy cơ trong cụm để rút kinh nghiệm cho chuyên đề sau hoàn
thiện hơn.!
Phường 1, ngày 18 tháng 11 năm 2020
NGƯỜI VIẾT

Trần Thanh Hiền

17

skkn



×