Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Skkn chuyên đề kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi với kiểu bài lí luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.61 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
                                                                                                                     Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………1
2.  Mục đích sáng kiến …………………………………………………………..2
TỔNG QUAN SÁNG KIẾN
1. Thông tin khái quát về những vấn đề nghiên cứu…………………………….2
2. Phạm vi đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm……………………………….2
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...3
4. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………….3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm……………………………………………………………………..3
2. Nội dung, tính chất của lí luận văn học……………………………………….3
2.1. Lí luận văn học là một bộ phận của nghiên cứu văn học…………………...3
2.2. Nội dung của lí luận văn học………………………………………………..4
2.3. Tính chất của lí luận văn học………………………………………………..5
3. Lí luận văn học ở trường THPT………………………………………………6
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Trang bị những kiến thức về một số vấn đề lí luận văn học…………………..7
1.1. Dạy lí luận VH theo chun đề……………………………………………7
1.2. Ơn tập hệ thống hóa kiến thức lí luận VH………………………………......8
2. Kĩ năng làm kiểu bài lí luận văn học…………………………………………8
2.1. Xác định yêu cầu cần có…………………………………………………….8

skkn


2.2. Phương pháp làm bài………………………………………………………10
2.2.1. Phân tích đề……………………………………………………………...10
2.2.2. Giải quyết vấn đề…………………………………………………….11



 
2.3. Giới thiệu một số đề tham khảo………………………………………….17
Chương 3: VIẾT, CHẤM CHỮA BÀI VÀ GIỚI THIỆU BÀI VIẾT THAM
KHẢO
3.1. Luyện viết bài……………………………………………………………..25
3.2. Chấm, chữa bài viết………………………………………………………..27
3.3. Bài viết tham khảo…………………………………………………………28
KẾT LUẬN……………………………………………………………………47
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….49
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

skkn


 
 

 
 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
           Bồi dưỡng học sinh giỏi văn là một cơng việc khó, bồi dưỡng học sinh giỏi
với kiểu bài Lí luận Văn học lại càng khó khăn và gian nan hơn gấp bội phần. Như
Nguyễn Du đã từng nói: “ đã mang lấy nghiệp vào thân”. Chúng tơi và các đồng
chí đều có chung một nghề gian nan, một nghiệp đầy thử thách. Dạy mơn Ngữ văn
ở trường chun, cũng có nghĩa là thêm một trọng trách nữa là bồi dưỡng học sinh
giỏi và kiểu bài Lí luận văn học khơng thể thiếu trong bồi dưỡng đội tuyển. Và như
vậy, chúng ta không thể từ chối, không thể không trăn trở đi tìm con đường và
những phương pháp, kỹ năng để dạy và bồi dưỡng với mong muốn đạt kết quả cao
nhất.
         Lý luận văn học là một bộ mơn chính trong khoa nghiên cứu văn học.
Nắm chắc kiến thức Lí luận văn học chính là chìa khóa để chúng ta đi khám phá vẻ
đẹp của văn chương nghệ thuật. Với học sinh năng khiếu thì khơng thể khơng biết
đến Lí luận Văn học. Vì đây là mơn cơ sở giúp các em phát triển năng khiếu học
văn của mình.
         Lý luận văn học đối với học sinh phổ thông là những kiến thức mới mẻ và rất
khó, song vận dụng những kiến thức ấy để làm một bài văn còn khó khăn, nan giải
hơn nhiều. Nhưng cơng việc của người giáo viên dạy học sinh giỏi theo chúng tôi
là phải biết cách hướng dẫn học sinh có kỹ năng làm bài thuộc dạng này.
 
 
 
 
 

skkn



 
 
1.2. Mục đích sáng kiến
“Mục tiêu của các lớp chuyên Văn là trên cơ sở học vấn phổ thông, bồi dưỡng sâu
thêm những năng lực về Ngữ văn, tạo cho học sinh có được những điều kiện thuận
lợi để học lên và làm việc một cách sáng tạo, có hiệu quả trong các lĩnh vực Khoa
học xã hội và nhân văn” (Báo cáo trong Hội nghị tập huấn giáo viên dạy giỏi môn
Văn THPT-HN 09/2002).
Từ việc xác định rõ mục tiêu của các lớp chuyên Văn, chúng tôi đã xây dựng cho
mình một hệ thống, quy mơ đào tạo học sinh giỏi, nhất là kiểu bài Lí luận văn học
nhằm mục đích nâng cao thành tích  trong các kì thi học sinh giỏi Văn.
Riêng với học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia, giáo viên chúng tơi lại chuẩn bị một
chương trình tập huấn đặc biệt chặt chẽ. Chúng tôi chia lượng kiến thức thành
nhiều phân mơn nhỏ: phần lí luận văn học; phần văn học sử; phần văn bản, tác
phẩm cụ thể; phần rèn luyện ngôn ngữ và kĩ năng làm văn… Nhưng trong đó,
chúng tơi đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận với kiểu bài Lí luận
văn học. Vì đây là kiểu bài thường xuất hiện trong các kỳ thi học sinh giỏi.
2. TỔNG QUAN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Những vấn đề cần nghiên cứu
Kiến thức lí thuyết về Lí luận VH
Kỹ năng làm kiểu bài Lí luận VH
Viết văn và sửa lỗi
 
2.2. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm
          Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là học sinh chuyên văn THPT.
          Học sinh năng khiếu các trường THPT trên toàn tỉnh.
 
2.3. Phương pháp nghiên cứu

          Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng là thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh.

skkn


         Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD
          Phương pháp thực nghiệm cũng được áp dụng để xây dựng chuyên đề.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu áp dụng thử nghiệm và kiểm tra kết quả ở lớp
10,11,12 chuyên văn của nhà trường để đi đến kết luận và để ra những giải pháp
được đề cập trong chuyên đề.
2.4. Kết cấu của sáng kiến: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
chuyên đề được chia làm ba chương:
           Chương 1: Cơ sở lí luận
           Chương 2: Cơ sở thực tiễn – Kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi với kiểu bài
Lí luận Văn học
           Chương 3: Viết bài, chấm chữa bài và một số bài văn tham khảo
 3. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm
  Lí luận văn học là bộ mơn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất
của văn chương. Nó có nhiệm vụ thơng qua các nghiên cứu hàng loạt tác phẩm 
Đông – Tây- Kim – Cổ, tìm ra các quy luật chung nhất, cái bản chất chung của văn
chương – cái mà bất kì tác phẩm nào được gọi là văn chương đều có sự tơn tại của
nó.
1.2. Nội dung, tính chất của lí luận văn học
1.2.1. Lí luận văn học là một bộ phận của nghiên cứu văn học
     Lí luận khoa học về văn học lấy các hiện tượng văn học như tác phẩm, thể loại,
nhà văn, quá trình sáng tác, sự tiếp nhận, quá trình pát triển của văn học,…làm đối
tượng nghiên cứu. Mục đích của lí luận văn học là rút ra các khái niệm, các quy

luật có tính phổ biến về văn học nhằm trả lời câu hỏi văn học là gì, tác phẩm có
cấu tạo như thế nào, thế nào là tác phẩm hay,… từ đó giúp Người đọc thưởng thức,
nghiên cứu văn học là một cách tự giác. Lí luận văn học nghiên cứu văn học như
một hoạt động sáng tạo tinh thần thẩm mỹ của con người, bao gồm các mặt hoạt
động của các yếu tố, quan hệ tạo thành hoạt động đó. Nó nghiên cứu các hiện
tượng văn học cụ thể để rút ra các khái niệm phổ biến về bản chất, tính chất, quy
luật của văn học. Chính vì vậy, nội dung của lí luận văn học là khái niệm, phạm trù
văn học.
1.2.2. Nội dung của lí luận văn học

skkn


Lí luận văn học là lí luận khoa học về văn học, lấy văn học làm đối tượng nghiên
cứu. Lí luận văn học có nhiệm vụ khái quát về bản chất, đặc trưng, cấu tạo, quy
luật tồn tại và phát triển của văn học, giúp con người hiêu được mọi hiện tượng văn
học từ tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu, phong cách,… Lí luận văn học có nhiệm
vụ cung cấp một hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học chặt chẽ với tư cách là
những công cụ để người đọc và các nhà phê bình, các nhà văn học sử có thể vận
dụng và nghiên cứu văn học một cách hữu hiệu.
Đối tượng của lí luận văn học không phải là một vài tác phẩm, tác giả cụ thể, mà là
toàn bộ văn học như một lĩnh vực nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội. Đó là
một đối tượng rộng, vừa thống nhất, vừa đa dạng, lại ln đổi thay trong lịch sử,
do đó lí luận văn học không dễ trả lời câu hỏi “ Văn học là gì?” nếu khơng xem xét
một cách tồn diện.
Lí luận văn học tất nhiên khơng thể khơng phân tích một số tác phẩm, tác giả cụ
thể, nhưng nó nghiên cứu các hiện tượng đó như là những ví dụ. Nói cách khác,
nghiên cứu tác phẩm, tác giả cụ thể, lí luận văn học khơng nghiên cứu như nhà phê
bình văn học và lịch sử văn học nhằm đánh giá ý nghĩa, vị trí từng tác phẩm, tác
giả đó, mà là nhằm xem xét một trào lưu văn học, cuộc vận động của văn học. Lí

luận văn học vận dụng phương pháp luận triết học, từ tầm cao lí luận mà trình bày
và phân tích tính chất, đặc điểm, quy luật của văn học, xây dựng nên các khái
niệm, phạm trù. Phạm vi của lí luận văn học ngày nay bao gồm các bộ phận sau:
Một là bản chất, đặc trưng của văn học, hai là cấu tạo của tác phẩm và thể loại, ba
là quá trình sáng tác, bốn là tiến trình phát triển văn học, năm là sự tiếp nhận của
văn học. Năm bộ phận này bao quát hết các mặt quy luật của văn học. Một bộ lí
luận văn học đầy đủ phải bao gồm ngần ấy bộ phận. Mỗi bộ phận có những quy
luật, phạm trù riêng. Nhưng các bộ phận đều liên hệ mật thiết với nhau trong q
trình lịch sử. Theo nhà lí luận Mỹ là M.H.Abrams thì có bốn yếu tố tạo thành đời
sống văn học. Đó là tác phẩm, nhà văn, thế giới, người đọc được sắp xếp theo mơ
hình dưới đây:
Thế giới
Tác phẩm
Nhà văn
Người đọc
Từ bốn yếu tố cơ bản đó có thể sắp xếp thành mơ hình vịng trịn phản ánh các mối
liên hệ qua lại của chúng:
Thế giới
Tác phẩm

skkn


Nhà văn
Người đọc
1.2.3. Tính chất của lí luận văn học
Lý luận văn học là một bộ môn khoa học, là thành quả đúc kết, khái quát kinh
nghiệm của văn học nhân loại. Văn học càng phát triển phong phú thì khái niệm về
lí luận văn học càng sâu sắc. Lí luận văn học là sản phẩm của lịch sử, nó không
ngừng phong phú thêm, và đổi thay cho sâu sắc hơn. Là sự khái quát, đúc kết kinh

nghiệm về văn học, lí luận văn học chịu sự chi phối của trình độ phát triển của văn
học và trình độ nhận thức của con người. Chẳng hạn Aristote khi bàn đến bản chất
của văn học chủ yếu chỉ nói đến bản chất “ bắt chước” của nó, cịn bàn đến thể loại
thì hầu như chưa nói gì đến thể loại trữ tình. Ở phương Đơng, lí luận Nho giáo nói
đến văn học chủ yếu đề cập đến chức năng giáo hóa và không đánh giá cao các tác
phẩm hư cấu… do đó lí luận văn học hơm nay là sự tổng kết thành quả của một
quá trình nhận thức lâu dài về văn học của nhân loại. Nhưng lí luận văn học không
phải là số cộng giản đơn các kiến thức về văn học. Từ kinh nghiệm nâng lên lí luận
phải trải qua một quá trình kiểm nghiệm, sàng lọc, khái qt, hệ thống hóa. Q
trình xây dựng lí luận văn học phải chịu sự chỉ đạo của một hệ thống thế giới khác
quan và các phương pháp khoa học. Bởi vì văn học là một hoạt động tinh thần của
con người thơng qua hình thức thẩm mĩ, hình thức đánh giá nhằm chiếm lĩnh thế
giới, cho nên lí luận văn học không giản đơn là hệ thống kiến thức về văn học mà
còn là hệ thống giá trị về văn học. Lí luận văn học khơng chỉ giải thích văn học là
gì mà cịn phải cho biết văn học thế nào là hay, là tiến bộ. Lí luận văn học là bộ
môn khoa  học nhân văn, mang đậm bản chất nhân văn, nó nói lên mối quan hệ
khăng khít giữa văn học và con người, thể hiện bản tính người của văn học. Triết
học Marx- Lenin là cơ sở khoa học vững chắc để xây dựng và phát triển lí luận văn
học hiện đại. Tất nhiên lí luận văn học mác- xít khơng hề gạt bỏ các thành quả lí
luận văn học phong phú thuộc các trào lưu tư tưởng khác, mà hấp thụ chúng, phát
triển chúng, làm cho lí luận văn học ngày càng sâu sắc và toàn diện. Lí luận văn
học mác- xít là một hệ thống mở.
1.3. Lí luận văn học ở trường THPT
- Lí luận văn học là một bộ phận của phân môn Văn học, nhưng lại có tầm quan
trọng rất lớn đối với cả bộ mơn và có quan hệ mật thiết với phân mơn Văn học.
Những kiến thức Lí luận văn học sẽ giúp giáo viên trang bị cho học sinh những
công cụ và phương tiện cơ bản để từng bước hình thành năng lực văn.
- Qua Lí luận văn học, học sinh có thể cảm thụ thẩm mỹ một cách có ý thức từ các
phương diện của tác phẩm văn học như: ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu,… Đó cũng
là con đường khắc phục có hiệu quả hội chứng “ xã hội học dung tục” trong dạy

học văn. Lí luận văn học cũng giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy. Đó là khả
năng phát hiện vấn đề, đặt vấn đề trước một đối tượng, một hiện tượng nào đó của

skkn


đời sống hiện thực hay đời sống văn học, khoa học. Đặc biệt với học sinh giỏi Văn,
kiến thức lí luận văn học là chìa khóa giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp
nhận văn học, thể hiện năng lực hiểu và lí giải các vấn đề thuộc về bản chất, quy
luật của văn học.
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Trang bị những kiến thức về một số vấn đề lí luận văn học
2.1.1. Dạy lí luận văn học theo chuyên đề
- Chuyên đề 1: Văn học – nhà văn và quá trình sáng tác
- Chuyên đề 2: Đọc hiểu văn bản văn học
- Chuyên đề 3: Thể loại văn học – thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
- Chuyên đề 4: Tiếp nhận văn học
- Chuyên đề 5: Các mối quan hệ văn học
- Chuyên đề 6: Một số vấn đề về q trình văn học ,…
            Theo chúng tơi, đây là những chuyên đề cực kì quan trọng, vừa cung cấp
kiến thức  lí luận văn học, vừa hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức về tác giả, tác
phẩm, vừa rèn kĩ năng… cho học sinh. Bởi vậy, giáo viên khơng được chủ quan bỏ
bất kì một chun đề nào. Hơn nữa, cần phải có sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lí
vị trí của các chuyên đề này trong chương trình. Theo chúng tơi, khơng nên dạy
tồn bộ các chuyên đề của từng khối lớp vào đầu hoặc cuối năm học, mà nên dạy
vào cuối mỗi phần, mỗi giai đoạn, thời kì văn học, mỗi tác gia … mà chun đề đó
có liên quan. Có như vậy thì việc dạy các chuyên đề mới thực sự có tác dụng. Nếu
dạy vào đầu năm học, học sinh chưa được  đọc  – hiểu các tác giả, tác phẩm cụ thể,
chưa có cái nhìn tồn diện về văn học của từng thời kì, giai đoạn, trào lưu, thể
loại… thì chẳng khác nào đánh đố học sinh, bắt học sinh phải công nhận. Còn nếu

dạy vào cuối năm, sau khi đã học xong tồn bộ chương trình, thì chắc chắn tác
dụng, hiệu quả cũng khơng cao. Vì, giữa các chun đề (có tính tổng hợp, khái
quát) và phần kiến thức cụ thể về tác giả, tác phẩm … có liên quan là cả một
khoảng cách khá xa.
Song, theo chúng tôi, ở từng chuyên đề, dù rất quan trọng, giáo viên cũng  không 
nhất thiết phải tung ra một lượng kiến thức quá rộng, quá sâu, quá hàn lâm, mà 
nên cung cấp và chốt lại những đơn vị kiến thức thật cơ bản, để tránh cho học sinh
cảm
giác
chống
ngợp,
tâm

nặng
nề,
hoang
mang…                                                                        

skkn


Ngay trong Hướng dẫn nội dung dạy – học các môn chuyên trường THPT
chuyên do Bộ ban hành từ năm học 2001-2002 cũng đã nêu rõ : Phần lí luận văn
học mới chỉ yêu cầu học sinh nắm được những kiến thức sơ đẳng. Ngoài ra, khi
dạy những bài văn học sử hay giảng văn, giáo viên nên có ý thức cung cấp cho
học sinh một số khái niệm, thuật ngữ  lí luận văn học cơ bản, đặc biệt là khắc
sâu thêm những kiến thức lí luận đã được học, biến lí luận trở thành một bộ
phận hữu cơ của môn Văn học.
2.1.2. Ơn tập hệ thống hóa kiến thức Lí luận VH
Chúng tôi là yêu cầu học sinh đọc thật kĩ  sách giáo khoa. Khi tập huấn thi tỉnh,

nhất là tập huấn thi Quốc gia, học sinh phải đọc đi, đọc lại, giáo viên giảng giải và
chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản nhất, then chốt nhất ở từng bài.
(GV hệ thống theo sơ đồ tư duy để học sinh dễ theo dõi)
2.2.  Kĩ năng làm kiểu bài lí luận văn học
2.2.1. Hướng dẫn học sinh kỹ năng viết bài thuộc dạng lý luận văn học
2.2.1.1. Xác định yêu cầu cần có
1. Học sinh phải có vốn nhất định về tác phẩm, tác giả , về lí luận văn học…
Những kiến thức lí luận cần trang bị cho học sinh là: đặc trưng, chức năng, thể
loại, nhà văn và quá trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật, tiếp nhận văn học…
2. Học sinh phải có khả năng suy nghĩ trừu tượng, khái quát để hiểu được luận
điểm khoa học được đề cập đến trong bài, bởi các vấn đề lí luận thường được nhà
văn, nhà nghiên cứu nói một cách hình ảnh, thậm chí là rất trừu tượng và khơng
thật dễ hiểu với học sinh.
Ví dụ:
-   Câu nói của Biêlixki “Như một hạt giống vơ hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn
nghệ sĩ  và từ mảnh đất màu mỡ ấy, nó triển khai và phát triển thành một hình thức
xác định, thành các hình tượng tràn đầy vẻ đẹp và sức sống, cuối cùng nó là một
thế giới hồn tồn đặc thù, nhất qn” (Sự hình thành tác phẩm văn học).
-   Câu nói của Ngơ Thì Nhậm “Thơ khơng phải là tồ lâu đài mà là cái bóng của
tồn lâu đài dưới nước” (Cái đẹp độc đáo của thơ, cách phản ánh hiện thực của
thơ)
-   Chế Lan Viên:
“Có nên chăng
                           Ta nói mãi cái hồn nhiên, cái truyền thống, cái nghìn năm
                           Để nỗi bó tay chả làm gì được nữa”
Lần khác ơng lại viết:
“Cuộc đời đẻ ra nhiều hình thức

skkn



                             D ù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc
                             Cứ đâu phải cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu trời”
(Tiếp thu tinh hoa của văn học truyền thống và sự sáng tạo khơng ngừng, văn học
ln địi hỏi sự đa dạng)
3. Có khả năng trình bày lại và vận dụng các kiến thức lí luận văn học để giải quyết
các vấn đề đặt ra.
4. Có kĩ năng viết, trình bày các luận điểm rõ ràng và vận dụng các kiến thức về
tác giả, tác phẩm để làm rõ luận điểm chính
2.2.1.2.Phương pháp làm bài
Để giúp học sinh đạt được yêu cầu đó người dạy học sinh giỏi phải tốn rất nhiều
công sức, tập cho các em từ khâu phân tích đề, tìm hướng giải quyết vấn đề.
(1) Phân tích đề
-   Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ chứa đựng nội dung đề, xem hình ảnh mà nhà
văn dùng chứa đựng ý niệm gì rồi đẩy nó về phạm trù lí luận văn học mà đề đặt ra.
-   Tiếp đó phải biết đẩy từ ngữ, hình ảnh đó lên tầm khái quát. Ví dụ Về thơ, Xuân
Diệu cho rằng “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”, Tố Hữu lại quan niệm “Thơ hay là
không thấy câu thơ chỉ thấy tình người”. Suy nghĩ của em?
+ Câu của Xuân Diệu: Những từ ngữ và hình ảnh cần tập trung: hồn, xác, câu thơ,
tình người; hình ảnh hay cả hồn lẫn xác, khơng thấy câu thơ chỉ thấy tình người
Hồn: cái bên trong, cịn phong kín (cảm xúc, ý tưởng nhà thơ gửi gắm- nội dung
của thơ), hồn được thể hiện qua xác.
Xác: là cái diện mạo bên ngồi của thơ (ngơn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh…- hình
thức của thơ).
Bản chất  câu nói của Xn Diệu: Thơ hay là thơ phải đạt giá trị cao cả về nội dung
và hình thức.
+ Câu nói của Tố Hữu: chú ý hai từ Thơ đứng đầu câu là danh từ chỉ câu thơ, bài
thơ, chữ thơ thứ hai nằm giữa câu là tính từ nói về vẻ đẹp của nghệ thuật thơ (hình
thức); Tình người là đề tài, chủ đề, cảm xúc thơ (nội dung). Theo quan niệm của
Tố Hữu một bài thơ, câu thơ được coi là hay khi người đọc không thấy dụng cơng

nghệ thuật của tác giả chỉ cịn lại tình người, cảm xúc tác động đến trái tim người
đọc. Tố Hữu đề cao nội dung nhưng không tách khỏi nghệ thuật
+ Nâng cao: Quan niệm của hai ông không chỉ đúng với thơ mà với mọi tác phẩm
nghệ thuật nói chung. Một tác phẩm là hay phải là “một phát minh về hình thức và
một khám phá về nội dung”
Như vậy, phạm trù đưa ra để lí giải cho quan niệm này là: Mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức trong tác phẩm văn học
Ví dụ 2: Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính viết “Ngồi trong xó
nhà mà lịch lãm suốt các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ, xem trêm mảnh

skkn


giấy mà tinh tường được hết các việc hay dơ của thế gian; sinh ra sau mấy nghìn
năm mà tựa hồ như đối diện và nghe được tiếng bàn bạc của người sinh về trước
mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả”
+ Các từ cần lưu ý: xó nhà, lịch lãm, danh thắng, thiên hạ, xem mảnh giấy, tinh
tường, đối diện và được nghe…
+ Bản chất của câu nói: vai trị, tác dụng to lớn của văn chương đối với con người
Phạm trù lí luận cần có: chức năng của văn học (nhận thức), đặc trưng văn học
(ngôn ngữ phi vật thể)
(2) Xây dựng giải quyết vấn đề
Theo tơi, với bất kì đề ra thuộc kiểu bài lí luận văn học, người làm đều phải sử
dụng các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận. Giải thích để hiểu được thực
chất nội dung vấn đề ở đây là gì? Chứng minh là làm rõ hơn cho vấn đề cả về mặt
lí luạn văn học và thực tế văn học. Bình luận là nhìn vấn đề đó dưới nhiều góc độ
khác nhau để bàn luận sự đúng, sai, để tìm hiểu ý nghĩa của quan điểm lí luận văn
học đó với đời sống văn học, với người cẩm bút và họ phải làm gì để trở thành 
một nhà văn có chỗ đứng trong lịng độc giả.
a. Giải thích

-   Giải thích khái niệm: từ ngữ, hình ảnh của nhận định (nghĩa đen, nghĩa chuyển
đặc biệt là nghĩa hàm ẩn được thể hiện trong cái vỏ bọc từ ngữ, hình ảnh, các nói
trừu tượng của nhà văn.
-   Giải thích ý nghĩa: xem bản chất của câu nói ấy là gì? (Xem phần hướng dẫn
phân tích đề)
-   Mở rộng tới các câu nói tương tự của các tác giả khác…
b. Đề xuất nhận định, đánh giá, mở rộng
-   Tất nhiên các vẫn đề lí luận đưa cho học sinh làm bài thường là đúng, học sinh ít
khi phải nghĩ ra một cái gì thật mới mẻ mà thường là khẳng định vấn đề đúng và
đúng đến đâu, và dựa vào sự hiểu biết về lí luận văn học mà giải thích rõ rồi dùng
thực tế văn học mà mình đã học, đã biết để chứng minh cho sự đúng đắn của nhận
định.
-   Ví dụ ở đề văn trên (Ví dụ 1)
+ Cách hiểu của hai nhà thơ tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra lại hồn tồn
thống nhất bởi hai ơng đều có nét tương đồng trong quan niệm thơ hay: Thơ là một
chỉnh thể nghệ thuật được kết hợp bởi hai yếu tố: nội dung và hình thức nghệ thuật.
Vì vậy, thơ hay phải đạt đến sự hài hoà  đến mức như là máu thịt, như là thể xác và
linh hồn.
+ Đây là một quan niệm đúng đắn. Quan niệm này có cơ sở cả về mặt lí luận và
thực tế văn học:
Cơ sở triết học: cặp phạm trù nội dung và hình thức của mọi hiện tượng trong đời
sống

skkn


Cơ sở lí luận văn học: nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Tác phẩm
văn học là một hiện tượng xã hội nên những tác phẩm có giá trị, nội dung và hình
thức phải ln thống nhất chặt chẽ. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tạo
nên sức mạnh tư tưởng, nghệ thuật của chỉnh thể tác phẩm văn học.

Thực tế văn học cho thấy: nếu chỉ coi trọng nội dung thì thơ chỉ có nội dung tư
tưởng cao, chỉ đứng được một thời (Những bài thơ của phong trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh: Bài ca cách mạng,…). Ngược lại, nếu chỉ quan tâm tạo dựng cho  một cái
xác đẹp đẽ với những sáo ngữ ồn ào, mà khơng chú ý đến phần hồn thì câu thơ chỉ
làm cho người đọc sướng tai, vui mắt trong một khoảnh khắc nhất định, khơng lưu
lại trong lịng một cái gì, đọc câu thơ như ngắm một bơng hoa có sắc mà khơng có
hương. Nhiều bài thơ hay để đời là những bài thơ hay cả hồn lẫn xác không thấy
câu thơ, chỉ thấy tình người: Hồng hạc lâu, Tơi u em, Đây thôn Vĩ Dạ…
c. Ý nghĩa tác dụng và mở rộng vấn đề
-   Đóng góp vào kho tàng lí luận phong phú của văn chương.
-   Bài học cho người cầm bút và người tiếp nhận
Đề bài luyện tập
Lê Quý Đơn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lịng người ta”, cịn Ngơ Thì Nhậm
lại nhấn mạnh “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ ý kiến trên hãy
nêu vai trị của tình cảm trong thơ.
Gợi ý
Hướng giải quyết vấn đề:
1. Giải thích
( ? ý nghĩa của hai câu nói là gì ? )
- Lê Q Đơn (1726-1874) và Ngơ Thì Nhậm (? – 1803) đều là những nhân sĩ Bắc
Hà học rộng tài cao có nhiều đóng góp sắc sảo về thơ.
- Lê Quý Đôn cho rằng: Thơ phát khởi từ trong lòng người ta. “Lòng” là thế giới
nội tâm, là tâm hồn, tình cảm,  cảm xúc của người làm thơ, khởi phát là từ xuất
phát, là khởi đầu. Theo Lê Q Đơn thì thơ được ra đời, nảy mầm từ tâm hồn, tình
cảm của con người. Tình cảm, tâm hồn là cái gốc của thơ.
- Ngơ Thì Nhậm: Hãy xúc động hồn thơ cho ngịi bút có thần. Xúc động hồn thơ là
cảm xúc, tình cảm của người làm thơ đạt đến độ rung động cao, ngọn bút có thần là
ngọn bút tài hoa, tinh tế. Ngơ Thì Nhậm muốn nói: sự rung động mãnh liệt của
người nghệ sĩ là tác nhân quan trọng cho bút lực họ sung mãn, thể hiện được cái
thần, cái hồn của đối tượng trữ tình, khiến quỷ thần phải sợ.

- Cả hai câu nói có tính chất bổ sung cho  nhau nhằm khẳng định vai trị tình cảm trong
sáng tác thơ: tình cảm là nơi bắt đầu của thơ và rung động mãn liệt là khởi điểm của sự
sáng tạo nghệ thuật, là phút xuất thần của ngọn bút thi nhân.
2. Phát biểu suy nghĩ về vai trị tình cảm trong thơ

skkn


- Tình cảm, cảm xúc là đặc trưng cơ bản của thơ. Thơ không phải văn xuôi, thơ
thuộc phạm trù trữ tình, thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ
trước cuộc đời. “Ta nói trời xanh hơm nay nên thơ nhưng chính ra lòng chúng ta
mang nỗi niềm vui buồn mà muốn làm thơ hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn
buổi chiều gợi những câu thơ nào nhớ nhung, nhưng chính nỗi nhớ nhung ấy gặp
trời mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ” (Nguyễn Đình
Thi). Bạch Cư Dị cũng đã cho rằng: đối với thơ, tình là gốc, lời là cành, thanh là
hoa, nghĩa là quả”. Khơng có tình, thơ như cây khơng gốc, thơ khơng thể là thơ vì
lời, thanh nghĩa của thơ khơng thể nảy mầm. Tình là nơi ni dưỡng thơ mãi mãi
xanh tươi như cây đời.
- Tình cảm trong thơ khơng thể là tình cảm giả tạo gượng gạo, hời hợt, mờ nhạt.
Tình cảm nhạt nhoà, giả dối chỉ tạo nên những con chữ vô hồn, sự gào rú hỗn độn
của âm thanh và sự rỗng tuếch của nghĩa lí; Tình cảm trong thơ phải chân thành tự
nhiên: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tình cảm con người” (Tố Hữu), phải
mãnh liệt và sâu sắc. Nhà thơ phải yêu, ghét, vui buồn đến tận độ, phải mang nghìn
trái tim trong một trái tim. “Thơ muốn làm người ta khóc trước tiên mình phải khóc,
muốn làm người ta cười trước tiên mình phải cười” (Chế Lan Viên). Có lẽ vậy mà
Platơn gọi thơ là Thần hứng, Đecgavin lại cho thơ là ngọn lửa thần.
- Nhà thơ làm thơ là để giãi bày lịng mình với mọi người, để tìm sự đồng cảm
“Thơ là chuyện đồng điệu. Nó là tiếng nói của người nào đó đối với người nào đó
có sự cảm thơng chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, đồng chí” (Tố Hữu). Thơ
dựa trên cơ sở tri âm; Thơ đi từ trái tim đến với trái tim. Vì vậy tình cảm trong thơ

khơng thể là tình cảm chung của cá nhân nhà thơ là tình cảm có tính chất xã hội.
Từ nhịp đập của trái tim mình, nhà thơ phải vẽ lên nhịp đập của trái tim quần
chúng.
- Có cảm xúc, tình cảm chưa đủ để có thơ, nghĩ ra thơ là tâm hồn làm ra thơ là tay. Do
vậy người nghệ sĩ phải có tay nghề thơ, có khả năng biến cảm xúc ý tưởng thành lời,
nghĩa là phải có tài làm thơ. Tài dù khéo đến đâu mà khơng có tình ni dưỡng thì nhà
thơ chỉ tạo được những xác con chữ nằm bất động trên trang giấy. Thi hào Gơt nổi
tiếng thế giới đã từng khuyên các nhà văn trẻ “Hãy đập vào tin anh thiên tài là ở đó”.
Chỉ khi nào con tim thi nhân “rẩy tựa dây đần” thì ngịi bút  họ mới thăng hoa, xuất
thần đến khơng ngờ, thơ sẽ như lửa gặp gió sẽ bốc cao. Người đọc lúc ấy “không thấy
câu thơ chỉ thấy tình người” (Tố Hữu) và câu thơ sẽ neo trụ mãi trong họ.
Thực tế văn học cho ta thấy rõ điều đó. Thi thánh Đỗ Phủ đời nhà đường chưng cất
từ nỗi đau rỉ máu của mình – của một ông quan do chiến tranh phong kiến bị đẩy
tới chân trời tây nam của huyện Quỳ Châu xa xôi, nếm cuộc sống bần cùng của
muôn dân - để tạo nên những vần thơ khắc khoải nỗi nhớ quê ám ảnh người đọc
bao thế kỷ:
“Nước mắt tn theo dịng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”
Bạch Cư Dị với “Lệ ai chan chứa hơn người” trước thân phận bọt bèo của một tài
nữ đánh đần trên bến Tầm Dương mà có một Tỳ bà hành lưu trước nhân gian bạn

skkn


cùng trăng sáng; Nguyễn Du tạo nên tuyệt tác truyện Kiều- và hình tượng Vương
Thuý Kiều bất hủ bởi tấm lịng Đau đớn thay phận đàn bà đến tê buốt của ơng.
Hồng Cầm viết Bên kia sông Đuống, một tác phẩm để đời của ơng chỉ trong có
một đêm bởi cảm xúc thơ xuất thần từ “tâm tư chồng chất nhớ thương với cảnh với
người quê hương bị giặc tàn phá giết hại”.
3. Ý nghĩa tác dụng và mở rộng vấn đề

- Những ý kiến về vai trị tình cảm trong thơ của Lê Q Đơn và Ngơ Thì Nhậm đã
đóng góp vào kho tàng lí luận phong phú của thơ ca và là định hướng, lời khuyên
rất quý giá với người cầm bút.
- Người cầm bút muốn có những đứa con tinh thần khoẻ mạnh có sức sống dẻo dai
trong lịng người đọc và vượt qua được sự băng hoại của thời gian thì cần phải ni
dưỡng cảm xúc, tâm hồn, tình cảm mình ngày một phong phú và tinh tế, phải tạo
cho mình một phong cách riêng độc đáo. Muốn vậy phải sống hết mình với cuộc
đời, phải tu tâm và dưỡng tài “Phải chịu đau đớn thì vẫn đốt cháy mình và đốt
cháy những người khác” (Lep xtơn).
- Người tiếp nhận văn học cũng phải có một tâm hồn rộng mở, giàu tình cảm, cảm
xúc,...
Nói tóm lại: Trong các tiết làm văn, học sinh bước đầu đã có những hiểu biết nhất
định về  kiểu bài nghị luận để xác định được nghị luận nghĩa là phải bàn bạc, đánh
giá, nhận xét, đưa ra ý kiến riêng của mình trên cơ sở giải thich, cắt nghĩa, lí giải,
bỡnh luận những vấn đề chung.
Để giải quyết vấn đề, cần lưu ý học sinh cách xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách
đơn giản nhất là tập đặt ra và trả lời những câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi
chính:
- Nó là gì?
- Nó như thế nào?
- Vì sao nó lại như thế?
- Như thế  thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người?
Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận văn
học về kiểu bài Lí luận văn học cần được triển khai theo ba bước cơ bản sau:
1. Giải thích, cắt nghĩa
2. Bình luận,  lý giải, chứng minh
3. Đánh giá, mở rộng

skkn



2.2.1.3. Giới thiệu một số đề luyện tập
Đề 1: "Nghệ thuật phải khơi gợi được niềm vui sống, lòng yêu đời. Nhưng cũng rất
đúng nếu nói rằng: nghệ thuật bắt con người phải ngẫm nghĩ và xúc động, khơi
gợi lên ở con người lòng trắc ẩn, sự phản kháng chống lại cái ác, phải gợi lên cho
con người cái cớ để buồn, để thương, để khát khao khôi phục, bảo vệ những cái tốt
đẹp trong cuộc sống đang bị chà đạp, lăng nhục" (T. Aimatop).
Anh (chị) hãy bình luận quan niệm trên.
Gợi ý:
* Bản chất vấn đề: bàn về chức năng, cụ thể là về giá trị, ý nghĩa xã hội của văn
học. Có nét gặp gỡ với quan điểm "Văn học làm con người sống sâu sắc hơn, tinh
tế hơn trong một thế giới ước lệ" và "Mỗi tác phẩm là một bặc thang nhỏ nâng tôi
lên từ con thú thành một con người".
1. "Nghệ thuật phải khơi gợi niềm vui sống, lịng u đời":
- Là gì: nhiệm vụ, sứ mạng của văn học là giúp cho con người hiểu được ý nghĩa,
giá trị của cuộc sống. Chỉ khi con người hiểu ra ý nghĩa, giá trị của cuộc sống mới
thấy cuộc sống là đáng sống. Chỉ khi con người nhận ra những điều tốt đẹp trong
cuộc đời con người mới có thể u đời.
- Vì sao: vì văn học là một hoạt động tinh thần của con người, nó xuất phát từ
những nhu cầu tinh thần của con người trong cuộc sống, cũng có nghĩa là nó hướng
tới giải quyết những nhu cầu ấy. Bản chất con người là ln có khát vọng hướng
tới những cái hồn thiện, tới cuộc sống đích thực của con người (căn tính thiện vốn
có trong con người). Văn chương chân chính đương nhiên phải hướng vào khát
vọng đó.
- Bằng cách nào:
+ Mơ tả bức chân dung cuộc sống: vẻ đẹp (Vội vàng), tình người (Vợ nhặt), tình
u (Sóng), nhân cách (Lão Hạc).
---> "Chao ơi, cuộc đời không hẳn là đáng buồn" (Lão Hạc) - nghĩa là nó đáng
sống.
+ Lý tưởng hóa những vẻ đẹp, những giá trị của đời sống.

+Ý nghĩa: tạo nên giá trị nhân đạo, nhân văn, có tác dụng to lớn trong việc bồi đắp
tâm hồn con người.
2. "Nghệ thuật bắt con người phải ngẫm nghĩ và xúc động... đang bị chà đạp, lăng
nhục":

skkn


- Là gì: nhiệm vụ của văn học khơng chỉ là giúp con người biết đến những điều tốt
đẹp, bởi nếu chỉ có thế văn học sẽ trở nên giản đơn trong sự đơn giản hóa con
người và cuộc sống. Văn học cần giúp con người hiểu biết sâu sắc về cuộc sống:
tốt - xấu, đúng - sai, thật - giả, thiện - ác... để có thể nhìn thấy và nhìn thấu, để
khơng chỉ biết phân biệt mà cịn biết lựa chọn, khơng chỉ đi theo mà cịn biết hành
động.
- Vì sao: vì sứ mạng rất quan trọng của văn học là giúp con người hiểu biết. Biết
mới chỉ là nấc đơn giản nhất của kiến thức, hiểu mới là cái đích cần vươn tới của
con người để có thể sống với đúng nghĩa của từ này. Sứ mạng rất quan trọng...
- Bằng cách nào:
+ Tạo ra những cuộc đối thoại của lương tri. Xây dựng những tấm gương để con
người tự soi mình, tự đối chiếu và phán xét người khác cũng như chính bản thân
mình.
+ Cụ thể: phóng to cái tốt để nó trở nên lộng lẫy, cường điệu cái xấu để nó trở nên
đáng ghê tởm, khơng chỉ phát hiện và lý giải những hiện tượng đời sống mà còn
đặt ra những câu hỏi để gợi mở những băn khoăn và kích thích ý thức tìm kiếm câu
trả lời cho những câu hỏi ấy...
+ Ý nghĩa: giúp con người hiểu biết đầy đủ hơn để sống tốt hơn, nhân ái hơn, đẹp
hơn lên.
3. Bình luận:
- Tác giả của nhận định đã chỉ ra thiên chức thiêng liêng và con đường để văn
chương chân chính thực hiện thiên chức ấy:

+ Thiên chức: nhân đạo hóa con người.
+ Con đường: tác động vào nhận thức, song quan trọng hơn là tác động vào tình
cảm bởi tình cảm là mục đích và cũng là con đường riêng của văn chương.
- Từ nhận định này, người đọc có cơ sở để đánh giá và thưởng thức văn chương
chân chính, nhà văn thấy được cái đích cần hướng tới để tạo nên những giá trị văn
chương.
 Đề 2: Nhà văn L. Tônxtôi đã viết: "Chỉ có những tác phẩm nghệ thuật nào truyền
đạt được cho mọi người những tình cảm mới mà họ chưa từng được thể nghiệm thì
mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực"
Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Hãy chứng minh rằng "Vội vàng" của XD là
một tác phẩm nghệ thuật đích thực.

skkn


Gợi ý:
1. Nội dung ý kiến:
- Tình cảm: là sự rung động trong lịng trước một đối tượng nào đó.
Văn học thuộc lĩnh vực tinh thần tình cảm - tác động bằng tình cảm và tác động
đến tình cảm. Văn học còn là lĩnh vực của sự sáng tạo. Do đó, việc tác động, khơi
dậy những tình cảm mới ở người đọc để bồi đắp và làm phong phú thêm cho đời
sống tinh thần tâm hồn của con người là điều cần thiết.
- Chưa từng được thể nghiệm: là điều hoàn toàn mới mẻ - sản phẩm của sự khám
phá, sáng tạo ở nghệ sĩ.
Văn chương rất cần đến cái mới, cái đẹp của hình thức song điều cốt yếu cuối cùng
làm nên sức rung động mãnh liệt của văn chương chính là cái lõi tình cảm của nó.
Cái mới của tình cảm ở đây khơng nhất thiết là những tình cảm mới mà là những
khía cạnh mới, chiều sâu mới của tình cảm hoặc những tình cảm mới hơn, khác đi
đối với những đối tượng quen thuộc.
- Tác phẩm nghệ thuật đích thực: tác phẩm nghệ thuật hồn thành được sứ mạnh

của văn chương chân chính, có giá trị thực sự đối với cu ộc sống của con người.
Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải truyền đạt cho người đọc những tư tưởng
mới, tình cảm mới, cách nhìn mới về cuộc đời và con người; cảm nhận mới về
nhân sinh, về lẽ yêu - ghét; bồi dưỡng tình cảm, nâng cao sự hiểu biết và cũng
nâng cao phẩm chất người của con người; phải truyền đạt một cách có nghệ thuật
để gợi hứng thú mới mẻ cho người đọc.
2. Phân tích bài thơ "Vội vàng":
- Bài thơ đã được khẳng định và thử thách qua thời gian, đáp ứng đầy đủ những
tiêu chuẩn theo quan niệm của Tônxtôi.
- XD đã nêu ra một quan niệm về cuộc sống trần thế - hấp dẫn vô cùng, vô tận
trong khi đời người ngắn ngủi, con người không thể thờ ơ, lãng phí thời gian. Sống
là niềm vui vơ tận nên phải tận hưởng nó. Thể hiện điều này, cảm xúc của nhà thơ
đã đi đến giới hạn tận cùng của khao khát, ham muốn.
- Bút pháp lãng mạn với giọng thơ sôi nổi, lời thơ táo bạo, tinh tế, một nghệ thuật
thơ với nhiều cách tân mạnh mẽ tạo ra những câu thơ rất trẻ, rất sống, rất đẹp.
Nhiều từ ngữ có tính hình tượng cao, có khả năng biểu đạt cảm giác mạnh mẽ,
nhiều điệp từ được sử dụng tài tình để diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc.
---> Đọc "Vội vàng" thấy cái tươi trẻ của một hồn thơ, đồng thời cũng thấy yêu
hơn sự sống, yêu hơn tuổi trẻ của con người. "Vội vàng" khơi dậy cái khát vọng

skkn


sống khiến nó rộn rực, trào dâng trong mỗi người để tâm hồn con người được
thanh xuân và tươi trẻ.
Đề bài: Phong cách đối với nhà văn cũng như sắc màu với người họa sĩ, không
phải là vấn đề kĩ thuật mà là cách nhìn. (Marcel Proust)
Suy nghĩ của Anh/ Chị về ý kiến trên?
1. Giải thích:
- Phong cách: Là nét riêng, nét độc đáo có sự thống nhất và vận động trong quá

trình sáng tác của nhà văn. Biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc
đem đén cho người đọc 1 cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người,
thơng qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể
hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Phong cách khi đã định
hình thường có tính bền vững.
- Phong cách đối với nhà văn cũng giống như sắc màu đối với người họa
sĩ: Marcel Proust đã so sánh nét riêng nét đọc đáo của nhà văn với người họa sĩ –
những người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
- Không phải là vấn đề kỹ thuật mà là cách nhìn: phong cách tác giả khơng đơn
thuần là một vấn đề kỹ thuật hay chỉ là lớp vỏ ngồi trang trí cho tác phẩm văn
chương mà nó là cách nhìn rất riêng của mỗi người về thế giới, phân biệt với cách
nhìn của những người khác. 
=> Như vậy, ý kiến của Marcel Proust đã khẳng định vai trị của cách nhìn trong
việc hình thành, duy trì và phát triển nét riêng nét độc đáo trong quá trình sáng tác
của người nghệ sĩ dù hoạt động ở bất kì lĩnh vực nghệ thuật nào, trong đó có văn
học.
2. Bình luận
* Khẳng định: Ý kiến hồn tồn chính xác
* Lý giải
- Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nghệ thuật rất tối kỵ sự trừng lặp,
“lúc 1 người khơng có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì
hết”. Bất cứ lĩnh vực lao động nào cũng ccần tính sáng tạo nhưng sự sáng tạo trong
lao động nghệ thuật mang bản sắc riêng và trở thành 1 thuộc tính. Bởi lẽ sản phẩm
của lao động là tác phẩm nghệ thuật, nó đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nhu cầu
thẩm mĩ cho con người, nó là đối tượng thẩm mĩ tác động trực tiếp vào đời sống tư
tưởng của con người. Vì vậy tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó là bản sao của

skkn



người khác, hay khơng đem lại điều gì mới mẻ cho sự cảm thụ thẩm mĩ của con
người.
=> Lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung, của nhà văn nói riêng là lao
động đặc thù chịu sự quy định khắt khe của những quy luật sáng tạo nghệ thuật
chân chính.
- Sự thật cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật khơng thể tồn tại bên ngồi cách
nhìn thé giới của nhà văn. Cách nhìn này vốn có ở mỗi nhà văn chân chính. Nhà
văn phải có khả năng khám phá, nắm bắt những quá trình bên trong của cuộc sống,
miểu tả được những tính cách điển hình, mơ tả tồn tại phương diện, nội hạt của con
người, tâm lí của con người. Cuối cùng đem đến cho người đọc những điều mới
mẻ trong tư tưởng, tình cảm, cảm xúc qua cách sử dụng ngơn từ độc đáo.
- Cách nhìn trong phong cách của nhà văn cũng cần thay đổi vận động sao cho phù
hợp, hài hòa với phong cách thời đại, phong cách dân tộc…Song cũng khơng vì thế
mà nhà văn thay đổi mất dần nét phong cách riêng biệt của chính mình, mà nó
cũng cần có tính bền vựng sau khi được định hình rõ nét.
- Ngồi việc lách ngòi bút của mĩnh vào những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống để
đem đến những triết lý sâu xa, thì nhà văn cũng cần có cách nhìn bao qt, rộng
lớn, mang tầm nhân loại để xây dựng sức sống lâu bền cho đứa con tinh thần của
mình.
- Nhu cầu của bạn đọc ln ln địi hỏi những cái nhìn mới -> áp lực địi hỏi nhà
văn phải có những cách nhìn, cahcs khám phá mới.
3. Chứng minh      
* Chí Phèo: NC phát hiện sự tồn tại của thân xác trong CP hay ngôn ngữ cơ thể
- Trước Nam Cao, thân xác thường được xem là những gì thấp kém, khơng có
nhiều giá trị -> thân xác trong văn học dường như bị lãng quên như Nguyễn Văn
Trung từng nói: "Thân xác của con người là sự tồn tại bị bỏ quên vắng mặt"
- Nam Cao lại cách nhìn mới cho thấy thân xác con người có tiếng nói riêng của
nó. Nó khơng phải nơ lệ của tâm hồn mà cịn tác động vào tâm hồn, làm thay đổi
tâm hồn con người.
+ Sự thay đổi lớn nhất của Chí  qua sự gặp gỡ Thị Nở đêm trăng

. Gã đàn ông chưa bao giờ bị ốm, bây giờ bị ốm -> sự thay đổi của thân xác
. Gã đàn ông chưa bao giờ lo âu về thân xác -> cô đơn trong tuổi già
. Cơ thể già đi theo năm tháng khiến Chí càng trở nên cô độc

skkn


=> Chí đã “già” từ thân xác -> tâm hồn
. Sự thay đổi giác quan: nghe thấy.... -> tác động giúp Chí nhớ lại quá khứ ngày
xưa -> làm thay đổi tâm hồn con người Chí -> khao khát hồn lương
=> Sự thay đổi thân xác -> sự thay đổi tâm hồn -> khao khát lương thiện
+ Câu hỏi: "Làm cách nào....lương thiện" thường được quan tâm chú ý hơn câu
hỏi: "Làm thế nào để het những vết sẹo này?" -> cho thấy thân xác thường bị bỏ
qn.
+Tốt mồ hơi khi ăn bát cháo hành cũng là biểu hiện của thể xác cho thấy tâm hồn
Chí đang rỉ máu
=> Thân xác con người là gì rất quý giá. Khi con người đã mang gương mặt của
con vật thì khơng thể trở lại được nữa -> tâm hồn Chí khao khát lương thiện nhưng
mặt Chí đã thành con vật rồi.
- Từ đây, Nam Cao đã:
 + Lên án tố cáo sự thay đổi nhân hình con người mãi mãi k hịa tan
+ Ông không cắt rời tâm hồn và thân thể mà nó là những dấu gạch nối
=> thân thể trong sáng tác của Nam Cao phát hiện ra tiếng nói riêng của nó, giá trị
riêng của nó.
- Lý giải nguyên nhân vì sao Nam Cao có cái nhìn độc đáo ấy:
+ Nguyên nhân khách quan: Nền văn học ít quan tâm đến thân xác
+ Nguyên nhân chủ quan: Cuộc đời, con người Nam Cao
 * Vội vàng: Xuân Diệu phát hiện trần gian mang vẻ đẹp thiên đường và mang vẻ
đẹp thân xác con người
- Đơi mắt của XD khi nhìn vào cảnh trần gian -> thiên đường

- Trần gian luôn mang vẻ đẹp con người
- Lí giải ngun nhân vì sao XD có những cái nhìn đặc biệt ấy:
+ Vì chính cuộc đời XD: ám ảnh cái chết do đồng tính luyến ái -> chính vì thế XD
mới u q sự sống của mình hơn. XD viết về cái chết ngay ở độ tuổi hoa niên
+ Ảnh hưởng của triết học phương Tây (quan niệm thời gian)

skkn



×