Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Skkn dạy học stem thông qua dạy học dự án dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 32 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với việc ban
hành Chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục
STEM trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đầu tháng 9 năm 2020 tôi được tham gia tập huấn online chương trình giáo dục
phổ thơng mới cho giáo viên THPT của Bộ GD & ĐT. Sau một thời gian nghiên
cứu tài liệu, tôi nhận thấy dạy học theo định hướng STEM sẽ tạo được sự hứng thú
học tập, tinh thần hăng say nghiên cứu, tìm tịi của học sinh. Giúp học sinh có cơ hội
khám phá, ứng dụng kiến thức liên môn để tạo ra sản phẩm hữu ích. Các em học sinh
đều có điều kiện phát triển tư duy, tiếp cận thực tiễn qua hoạt động thực hành,
bước đầu hình thành cho các em một số kiến thức và kỹ năng kinh doanh, đồng
thời khơi dậy và phát huy lòng nhân ái biết yêu thương đùm bọc với các bạn có
hồn cảnh khó khăn hơn mình, từ đó giải quyết được một số vấn đề thực tiễn của
cuộc sống.
Sinh học là môn học gắn lền với thực tiễn đời sống, các hoạt động dạy học
không chỉ diễn ra trên lớp (lí thuyết, luyện tập, thực hành) mà cịn diễn ra ngồi lớp
học (thực tế ngồi thiên nhiên, tham quan các cơ sở sản xuất...). Do vậy môn học
này rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy học dựa trên dự án, nhằm tạo điều kiện cho
học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các việc làm cụ thể, khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài: DẠY HỌC STEM THƠNG
QUA DẠY HỌC DỰ ÁN: "DỰ ÁN SẢN PHẨM LÊN MEN HỖ TRỢ HỌC
SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ" để nghiên cứu. Qua đó bản thân tơi cũng được học
hỏi, đúc rút một số kinh nghiệm về dạy học STEM và áp dụng dạy thể nghiệm ở
một số lớp 10 của trường THPT Quỳ Hợp 3 và một số trường THPT trên địa bàn
huyện Quỳ Hợp – Tỉnh Nghệ An.
2. Điểm mới trong đề tài:
Quy trình sản xuất các sản phẩm lên men được xây dựng dựa trên mong muốn
có được các sản phẩm lên men vừa rẻ, vừa an toàn cho người sử dụng lại trích
được phần nhỏ lợi nhuận trong "kinh doanh" giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt


vượt khó. Từ đó, giáo viên đã vận dụng các kỹ thuật dạy học theo định hướng
STEM nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của các em. Trên cơ sở đó, định
hướng các em tiếp thu kiến thức của các bài học trong chương trình giáo dục
THPT. Vì thế, hình thành một số năng lực chuyên biệt như: Năng lực quan sát,
năng lực làm thực hành; Năng lực xác định mối liên hệ; Năng lực xử lý thông tin;
Năng lực định nghĩa; Năng lực tiên đoán; Năng lực tư duy; năng lực kinh doanh.
Đề tài chỉ rõ từng bước thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học mới
STEM; khắc phục hiện tượng học tập thụ động, nhàm chán ở các môn học, đưa ra
1

skkn


một phương pháp dạy học tích cực mới “học qua hành”. Góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá; từng bước hoàn thành chiến lược phát
triển giáo dục.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học STEM .
- Phân tích nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
(Sinh học 10 – ban Cơ bản), bài 47 - Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành
bằng phương pháp đơn giản và bài 56 - Thực hành: xây dựng kế hoạch kinh doanh
(Cơng nghệ 10) từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với dạy học dự án.
- Thiết kế bài học theo dạy học dự án nhằm nâng cao năng lực của học sinh đối với
môn Sinh học, công nghệ.
- Thực nghiệm sư phạm để thăm dò hiệu quả của dạy học dự án đối với môn Sinh
học và Công nghệ 10.

2

skkn



PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC
HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Giáo dục STEM
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (Cơng nghệ),
Engineering (kĩ thuật), Mathematics (Tốn học). Giáo dục STEM về bản chất
được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan
đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ
năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh khơng
chỉ hiểu biết về ngun lí mà cịn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm
trong cuộc sống hàng ngày.
1.2. Giáo dục STEM trong trường THPT.
* Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM
Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách
này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình
dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động
STEM bám sát chương trình của các mơn học thành phần. Hình thức giáo dục
STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
* Hoạt động trải nghiệm STEM
Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm,
ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý
nghĩa của khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người,
nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút
sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM. Để tổ chức thành cơng các hoạt động
trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan: Nhà trường
phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp. Trải
nghiệm STEM cịn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường phổ

thông với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết
hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và
giáo dục nghề nghiệp. Các trường phổ thơng có thể triển khai giáo dục STEM
thơng qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập
nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc
lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh, diễn ra
định kỳ, trong cả năm học. Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề
triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để
học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề
nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM.
3

skkn


* Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau
thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nơng
nghiệp cơng nghệ cao…Hoạt động này khơng mang tính đại trà mà dành cho
những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tịi, khám
phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tổ chức tốt hoạt động sáng
tạo khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ
cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học được tổ chức thường niên.
* Dạy học dự án:
Dạy học dựa trên dự án có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới sống như:
+ Phân tích được các vấn đề thực tiễn để đề xuất dự án.
+ Lập được kế hoạch triển khai dự án.

+ Thu thập và phân tích, xử lý kết quả dự án.
+ Viết và trình bày báo cáo dự án.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học như:
+ Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên qua đến lĩnh vực sinh học.
+ Đề xuất được các biện pháp chăm sóc sức khỏe con người, bảo vệ thiên nhiên,
mơi trường.
1.3.Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM.
Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp
với định hướng đổi mới giáo dục phổ thơng. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục tồn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh
các mơn học đang được quan tâm như Tốn, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ,
Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ
giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục
STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực
tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với
cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai
các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện
các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các
hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh.
4

skkn


- Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục
STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật

chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông
cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ
thông, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự
phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học
sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có
nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
1.4. Quy trình xây dựng bài học STEM.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học:
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các hiện tượng,
q trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ
có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết:
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho
học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những
kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với
STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM
vận dung) để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề:
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ
tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề
xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước
4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực với 3 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học
được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải
hồn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp
học.
2. Cơ sở thực tiễn.

Đối với bộ môn Sinh học và Công nghệ 10 những cách thức tổ chức truyền
thống chưa thể giúp học sinh hình thành được các năng lực nghiên cứu, năng lực
thực hành một cách đầy đủ. Để hình thành các năng lực này, các em cần được tổ
chức để tham gia vào các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ liên quan
đến bài thực hành trải nghiệm với thực tiễn cuộc sống. Vì thế, trong quá trình dạy
chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Sinh học 10 – ban Cơ
5

skkn


bản), bài 47 - Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng phương pháp đơn
giản (Công nghệ 10), bài 56 - Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh (Công
nghệ 10), tôi mạnh dạn áp dụng dạy học dự án kết hợp lý thuyết và thực hành trải
nghiệm. Sau đây, tôi xin được chia sẻ cách tổ chức thực hiện theo ý tưởng trên mà tôi
đã áp dụng trong dạy học những năm gần đây.
3. Thực trạng của việc thực hiện nội dung.
Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập,
khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Đảm bảo tính tích cực
của người học khi tham gia vào hoạt động học tập là việc đảm bảo việc tạo ra hứng
thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người
học. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực.
Năng lực chỉ hình thành khi kiến thức, kĩ năng được chuyển hóa thành hoạt động
của một chủ thể nhất định. Do đó, trong dạy học, giáo viên cần tổ chức các hoạt động
học tập để học sinh tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm
vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Như vậy, trong dạy học,
giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, tính tích cực của học sinh là một
trong những biểu hiện và cũng là kết quả cần đảm bảo khi tổ chức các hoạt động học
tập. Tránh hiện tượng học sinh cảm thấy nhàm chán, nặng nề về phần lý thuyết, khơng
có hứng thú học tập ở một số tiết học ở một số bộ môn trong thực tiễn.


Một số học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 ngủ trong giờ học do nội dung tiết
học nhàm chán
Thực tế trường THPT Quỳ Hợp 3 là một trường thuộc miền núi hơn 90% các
em học sinh là dân tộc thiểu số. Hầu hết các em chưa phát huy được tính tích cực, khả
năng sáng tạo trong giờ học. Và mơ hình dạy học dự án cịn khá mới mẻ, học sinh chưa
được tiếp cận.
Vì vậy dạy học theo định hướng STEM là giải pháp cần thiết nhằm tích hợp các
mơn khoa học dựa trên các hoạt động thực hành và trải nghiệm sáng tạo. Phương
pháp dạy học STEM sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy logic, giảm được
gánh nặng về tâm lý học tập khô khan, quá tải đối với học sinh.
Dạy học theo dự án, theo hiểu biết qua nghiên cứu tài liệu, tơi thấy có những
lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập
được giao cho học sinh, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức
khơng bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em
tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ
6

skkn


hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà cịn
biết phân tích, tởng hợp, đánh giá, biết làm. Kiến thức cũng không chỉ là kiến
thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống,
vận dụng nó như thế nào. Hơn nữa phát huy tinh thần trách nhiệm, sẻ chia, tính
hướng thiện tới cộng đồng xã hội.
II. NỘI DUNG.
II.1. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề "Dự án sản phẩm lên
men hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó".
1. Lựa chọn chủ đề:

Trong các bài thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
(Sinh học 10 – ban Cơ bản), bài 47 - Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành
bằng phương pháp đơn giản (Công nghệ 10), các bài này đều tập trung vào cùng
một nội dung là mơ tả về q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật, các sản phẩm của quá trình đó; bài 56 - Thực hành: xây dựng kế hoạch kinh
doanh (Công nghệ 10) được học sinh ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh các sản
phẩm lên men sẽ rất hiệu quả. Nên việc xây dựng thành chủ đề tạo điều kiện giảm
tải về nội dung, tăng cường khả năng làm việc của học sinh và khả năng thực hành
trải nghiệm ở địa phương (làm và bán sản phẩm ở địa phương) và trường học (bán
sản phẩm ở trường học) của học sinh từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng
tạo để chiếm lĩnh kiến thức, tăng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh và đặc biệt
tăng tình yêu thương, đồng cảm giúp đỡ bạn bè gặp hồn cảnh khó khăn (trích lợi
nhuận kinh doanh của mình để giúp bạn), đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên áp
dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới.
* Ý nghĩa của việc thực hiện "Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học sinh nghèo
vượt khó".
- Học sinh có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và liên kết các kiến thức, kỹ năng liên
quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án.
- Học sinh có điều kiện thực hành trải nghiệm tại địa phương, trường học, vận
dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các câu hỏi, bài tập, các tình
huống thực tiễn liên quan đến chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật.
- Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh như năng
lực tự học, năng lực tìm tịi và giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm, năng
lực sáng tạo, tính tự giác, chủ động, năng lực thực hành, năng lực nghiên cứu khoa
học, năng lực kinh doanh …
* Các mạch nội dung cơ bản: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi
sinh vật, ứng dụng các sản phẩm lên men của vi sinh vật vào thực tiễn để kinh
doanh.
* Các nội dung gắn với thực tiễn


Sản phẩm ứng dụng

chủ đề STEM.
7

skkn


TT

1

Nội dung

Vấn đề thực
tiễn

- Dinh
- Chế biến và
dưỡng,
bảo quản các sản
chuyển hóa phẩm.
vật chất ở
vi sinh vật.

Sản phẩm ứng
dụng
- Dưa muối, cà
muối, măng
muối, hành

muối....

Chủ đề STEM
- Quy trình lên
men các sản
phẩm.

- Sữa chua.
- Thịt chua.

- Xây dựng
kế hoạch
kinh
doanh.
2

- Nhu cầu về các
sản phẩm như
sữa chua, các sản
phẩm muối chua
ở địa phương và
trường học.

- Kế hoạch
kinh doanh các
sản phẩm lên
men.

- Học sinh có
hồn cảnh khó

khăn trong lớp,
trong trường.

- Xây dựng kế
hoạch kinh doanh
ở địa phương và
trong trường học.
- Trao quà cho
các bạn có hồn
cảnh khó khăn.

2. Xác định mục tiêu của chủ đề "Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học sinh
nghèo vượt khó".
* Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
- Liệt kê được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
- Mơ tả được thí nghiệm lên men.
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
- Tiến hành làm được các thí nghiệm lên men.
- Quan sát được kết quả của thí nghiệm.
- Phân biệt được lên men etylic và lên men lactic.
- Nhận biết được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
- Nhận biết được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm.
- Làm được các bài tập và câu hỏi về lên men etylic và lên men lactic.
8

skkn



- Xác định được kế hoạch kinh doanh phù hợp với khả năng của học sinh.
- Hạch toán được chi phí và thu nhập.
* Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát kênh hình, đọc kênh chữ..
- Kĩ năng phân tích, so sánh, làm thí nghiệm.
- Kĩ năng tính tốn.
- Kỹ năng khoa học: Quan sát các hình ảnh, hiện tượng lên men sản phẩm, hiện
tượng ôi thiu hỏng mốc sản phẩm, phân loại được các hình thức lên men ở vi sinh
vật.
- Kỹ năng thực hành: Thực hiện các thí nghiệm về lên men. Nhận xét và đánh giá
kết quả thực hành.
- Kỹ năng học tập: Năng lực tự học thông qua việc tìm hiểu các khái niệm, cơ chế,
phân loại các hình thức lên men ở vi sinh vật.
- Kỹ năng thiết kế các quy trình lên men, các trong trường học.
- Làm việc nhóm, làm thực hành, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.
* Thái độ.
- Phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, u thích mơn Sinh học.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong công nghiệp, đời sống. Vận
dụng các kiến thức về vi sinh vật vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như biết cách
vận dụng vào chế biến, bảo quản nơng phẩm, thực phẩm.
- Ý thức được việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Xây dựng được chế độ dinh
dưỡng hợp lí, chế độ làm việc và nghỉ nghơi khoa học.
- Nhiệt tình năng động trong quá trình làm “dự án”, có tinh thần, trách nhiệm đối
với các nhiệm vụ chung của nhóm.
* Xác định các năng lực được hình thành.
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học: Học sinh xác định mục tiêu học tập, thông qua kiến thức khi
giáo viên dạy theo mạch của chủ đề và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Thu thập thơng tin: Hình ảnh vi sinh vật và các ứng dụng thực tiễn của vi sinh
vật .
+ Giải thích được những tình huống thực tiễn.
+ Từ hiểu biết về vi sinh vật học sinh biết cách thực hiện một số cơng việc trong
một số tình huống cụ thể: Tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển có hiệu quả theo ý
muốn.
9

skkn


- Năng lực tư duy sáng tạo:
+ Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
+ Phát triển tư duy phân tích so sánh thơng qua việc so sánh các quy trình sản
xuất các sản phẩm lên men.
- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
- Năng lực tự quản lí: Quản lí nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng thú
học tập.
- Năng lực giao tiếp: Tăng khả năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những người
xung quanh, tăng khả năng tiếp thị sản phẩm, nhanh nhạy với môi trường.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng tiếng Việt, trình bày, tranh luận, thảo luận.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thơng (ICT): Internet,
truyền hình, truyền thanh…
* Các năng lực chun biệt:
- Năng lực kiến thức sinh học
- Quan sát được kết quả của thí nghiệm.
- Phân biệt được lên men etylic và lên men lactic.
- Nhận biết được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
- Nhận biết được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn

- Giải thích được kết quả thí nghiệm.
- Năng lực nghiên cứu khoa học:
+ Quan sát các thí nghiệm và các hiện tượng thực tế liên quan đến vi sinh vật .
+ Thực hiện lên men ở các thực phẩm khác nhau.
+ Thu nhận và xử lí thông tin: đọc hiểu các sơ đồ ,..
- Năng lực thực hiện thí nghiệm: Học sinh tự làm các sản phẩm lên men tại gia
đình.
- Năng lực quan sát: Quan sát hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm đã làm tại
gia đình.
3. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong "Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ
học sinh nghèo vượt khó".
- Cơ sở khoa học để lên men các sản phẩm?
- Quy trình tiến hành như thế nào.
- Tình hình phát triển sản xuất sản phẩm trong khu vực địa phương và trong trường
như thế nào.
- Làm thế nào để kinh doanh các sản phẩm ngay trong trường học.
10

skkn


4. Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết trong "Dự án sản
phẩm lên men hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó".
Tên sản phẩm

Khoa học sinh
học

"Dự án sản
phẩm lên men

hỗ trợ học
sinh nghèo
vượt khó"

- Ứng dụng lên
men của vi sinh
vật trong đời
sống như thế
nào.

Kĩ thuật

Toán học

- Thiết kế quy
trình lên men các
sản phẩm.

- Tính được chi
phí sản phẩm, lợi
nhuận thu được
và phần lợi nhuận
để ủng hộ cho các
bạn học sinh
nghèo vượt khó.

- Thiết kế các
dụng cụ trưng
bày sản phẩm có
tính thẩm mỹ.


5. Thiết kế hoạt động học tập:
"Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó" (gồm 3 tiết ).
Phần I: Nghiên cứu lý thuyết (hoạt động chuẩn bị ở nhà):
Học xong tiết 23: Thực hành: Quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập cho 4 nhóm về nhà tìm hiểu
trước chủ đề chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Sinh học
10 – ban cơ bản), bài 47 - Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng
phương pháp đơn giản (Công nghệ 10), bài 56 - Thực hành: xây dựng kế hoạch
kinh doanh (Công nghệ 10) để chuẩn bị cho dạy học dự án cho chủ đề này theo nội
dung sau (mỗi nhóm đều nghiên cứu tất cả các nội dung).
Nội dung 1.
- Vì sao con người bị một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, cảm cúm...?
- Vì sao rau củ quả bị mốc, thức ăn bị ôi thiu?
- Vì sao người ta làm được nước chấm từ đậu tương, nem chua từ thịt....?
Nội dung 2: Quan sát hình ảnh sau cho biết tên gọi của các loại mơi trường A, B,
C? Giải thích vì sao?

A. Dịch chiết cà chua

B. Glucozơ 10g/l

C. 10g bột gạo, Glucozơ 15g/l ,
H2PO4 1,0 g/l

11

skkn



Nội dung 3. Phân biệt vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hóa dị dưỡng:
Quang tự dưỡng

Hóa dị dưỡng

Nguồn năng lượng
Nguồn cac bon
Sinh vật đại diện
Nội dung 4: Phân biệt các kiểu hô hấp và lên men
Các kiểu hơ hấp
Hơ hấp hiếu khí

Hơ hấp kị khí

Lên men

Đặc điểm phân biệt
Khái niệm
Môi trường cần O2
Chất nhận electron cuối
cùng
Sản phẩm
Phần II: Tổ chức dạy học dự án :
Tiết 1: Tiết 24 - Tìm hiểu kiến thức chung về dinh dưỡng, chuyển hóa vật
chất ở vi sinh vật:
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5p)
Giáo viên: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh bệnh tay chân miệng, rau, củ,
quả bị mốc, thức ăn ơi thiu, hình ảnh làm nem, làm tương........và trả lời các câu hỏi
sau:


12

skkn


- Vì sao con người bị một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, cảm cúm...?
- Vì sao rau củ quả bị mốc, thức ăn bị ơi thiu?
- Vì sao người ta làm được nước chấm từ đậu tương, nem chua từ thịt....?
- Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tổ chức hoạt động nhóm:
- Phân cơng nhóm học tập: 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm – PHT và giới hạn thời gian thảo luận.
HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm của vi sinh vật (5p)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.
1. Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành phiếu học tập sau bằng cách đánh dấu x
vào ơ thích hợp:
Đặc điểm

Tổ chức cơ thể
Đơn bào

VSV

Tập đoàn
đơn bào

Cấu tạo tế bào
Đa bào


Nhân sơ

Nhân
thực

VK E.Coli
13

skkn


Trùng roi
Tảo lục
Nấm men
2. Vi sinh vật sống ở môi trường nào?
- Học sinh hoàn thiện được PHT số 1, từ đó nêu được đặc điểm của Vi sinh vật.
Đáp án phiếu học tập số 1
Đặc điểm

Tổ chức cơ thể
Đơn
bào

VSV
VK E.Coli

Tập đồn
đơn bào

Cấu tạo tế bào

Đa
bào

x

Trùng roi

Nhân


Nhân
thực

x
x

x

Tảo lục

x

x

Nấm men

x

x


HĐ2: Mơi trường nuôi cấy vi sinh vật. (5p)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
1. VSV sống trong những môi trường nuôi cấy nào?
2. Quan sát hình ảnh sau cho biết tên gọi của các loại mơi trường A, B, C? Giải
thích vì sao?

A. Dịch chiết cà chua

B. Glucozơ 10g/l

C. 10g bột gạo

+

Glucozơ 15g/l +
KH2PO4 1,0 g/l

14

skkn


HĐ3. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật (10p)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Phân biệt vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hóa dị dưỡng:
Quang tự dưỡng

Hóa dị dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cac bon
Sinh vật đại diện
Từ đó học sinh hình thành kiến thức bằng cách hồn thành bài tập điền khuyết
sau (điền vào chỗ trống ở vị trí các chữ cái tương ứng với nội dung số thứ tự của từ
khóa).
Tiêu chí phân loại vi sinh vật: Dựa vào ..........(a).................và........(b)..............
* Nguồn năng lượng: - Sử dụng năng lượng ánh sáng: Vi sinh vật........(c)............
- Sử dụng năng lượng hóa học: Vi sinh vật.........(d)..........................................
* Nguồn cacbon: - Sử dụng CO2: Vi sinh vật..........(e)..........................................
- Dùng chất hữu cơ của sinh vật khác: Vi sinh vật.........(g)…………................
- Từ khóa: (1. tự dưỡng; 2. quang dưỡng; 3. hóa dưỡng; 4. nguồn năng lượng;
5. nguồn C; 6. dị dưỡng).
- Giáo viên gọi đại diện 4 học sinh của 4 nhóm lên bảng trình bày, học sinh
khác chỉnh sửa bổ sung → chốt kiến thức.
Đáp án: Thứ tự điền lần lượt là: a - 4, b - 5, c - 2, d - 3, e - 1, g - 6.
HĐ 4: Hô hấp và lên men (10p)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Phân biệt các kiểu hô hấp và lên men
Các kiểu hô hấp
Đặc điểm phân biệt

Hô hấp hiếu
khí

Hơ hấp kị
khí

Lên men

Khái niệm

Mơi trường cần O2
Chấn nhận electron cuối cùng
Sản phẩm

15

skkn


- Học sinh thảo luận nhóm – Giáo viên giám sát, hỗ trợ (nếu cần).
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhận xét đánh giá giữa các nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Giới thiệu dự án (10p cuối tiết 1).
Giáo viên giao dự án cho các nhóm để tiến hành làm tại nhà.
* Thời gian : Ngoài giờ lên lớp ( tiết 25) và 1 tiết báo cáo các sản phẩm trên lớp
học (tiết 26).
* Tiến trình thực hiện:
Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Lập kế hoạch (thực hiện trên lớp).
Nêu tên dự - Nêu tình huống có vấn đề và
án.
minh họa hình ảnh một số vi
sinh vật (vi khuẩn lactic, nấm
men): người ta ứng dụng các
vi sinh vật này trong đời sống

như thế nào?

- Nhận biết chủ đề dự án.
"Dự án sản phẩm lên men hỗ
trợ học sinh nghèo vượt
khó"

- Hình ảnh các bạn học sinh có
hồn cảnh khó khăn.
Xây dựng ý - Phân chia nhóm (4 nhóm).
- Hoạt động nhóm, chia sẻ ý
tưởng của - Tổ chức cho học sinh phát tưởng.
dự án.
triển ý tưởng.
- Thống nhất ý tưởng.
Lập
kế - Yêu cầu học sinh nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập và
hoạch thực nhiệm vụ cần thực hiện của dự gợi ý của giáo viên, học sinh
hiện dự án. án.
nêu ra các nhiệm vụ phải thực
- Giáo viên gợi ý bằng các câu hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch
thực hiện (nhiệm vụ, người
+ Cơ sở khoa học là gì?
thực hiện, thời lượng, phương
+ Quy trình tiến hành như thế pháp, phương tiện, sản phẩm).
nào?
- Lập bảng kế hoạch dự án:
- Làm thế nào để vi sinh vật
+ Điều tra khảo sát sản phẩm

sinh trưởng nhanh nhất?
tại địa phương, trường học.
- Tình hình sản xuất sản phẩm
trong khu vực, khả năng phát + Thảo luận xử lý thông tin.
hỏi định hướng:

16

skkn


triển thương mại hóa sản + Làm sản phẩm: Sữa chua,
phẩm ở địa phương, trong dưa cà muối chua, măng chua,
trường học như thế nào?
hành chua, thịt chua, lạp
- Giáo viên phát phiếu đánh sườn...
giá sản phẩm, đánh giá hoạt + Viết báo cáo.
động cho học sinh.
- Thiết kế poster/video trình
bày.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (tháng 12, 1, 2 hoạt
động vào thời gian ngoài giờ lên lớp).
1. Làm sữa chua.
2. Làm dưa, cà muối chua.
3. Măng chua, hành chua, kim chi.
4. Thịt chua, lạp sườn...
Nội dung

Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Thu thập thông Theo dõi, hướng dẫn các Thực hiện nhiệm vụ theo bản
tin.
nhóm thiết kế phiếu điều kế hoạch.
Điều tra khảo tra, câu hỏi phỏng vấn, kĩ
sát về sản phẩm năng giao tiếp, kỹ năng ghi
tại địa phương, chép thông tin vào sổ tay dự
án, kỹ năng thu thập thông
trường học.
tin từ internet.
Xử lý thông tin, Cố vấn, giúp đỡ các nhóm
lập dàn ý báo trong việc tìm hiểu cơ sở
khoa học, xây dựng quy
cáo.
trình thực hiện.

- Trao đổi về cơ sở khoa học,
quy trình thực hiện làm ra sản
phẩm.
- Chia sẻ ý tưởng tuyên
truyền sản phẩm (làm poster,
dán nhãn mác nguồn gốc xuất
xứ, làm video quảng cáo, làm
tiếp thị phân phối, gian hàng
trưng bày).

Hoàn thiện sản Theo dõi tiến độ thực hiện, - Làm ra sản phẩm (Sữa
phẩm.
hỗ trợ học sinh trong việc chua, dưa, cà muối chua,

măng chua, hành chua, thịt
tìm kiếm nguyên liệu.
chua...)
- Thiết kế sản phẩm tuyên
truyền (poster, nhãn sản
17

skkn


phẩm, video, đội ngũ tiếp
thị...)
Bước 3: Báo cáo kết quả (1 tiết) - Tiết 26.
Báo cáo kết quả

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo - Các nhóm báo cáo kết
kết quả và phản hồi.
quả.
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ + Trưng bày sản phẩm.
sung cho các nhóm khác.
+ Thuyết trình về sản
1. Nếu muốn sản xuất theo hướng phẩm.
kinh doanh em cần làm gì để tạo - Các nhóm tham gia
độ tin cậy của người dân về sản phản hồi về phần trình
phẩm của mình?
bày của nhóm bạn.
2. Em sẽ đặt tên sản phẩm của - Ghi lại kiến thức cơ
mình là gì? Và quảng bá sản bản.
phẩm như thế nào?
3. Nếu sản xuất trên quy mô lớn, em

sẽ huy động vốn và nguyên liệu như
thế nào để đảm bảo sản xuất trên quy
mô công nghiệp?

Đánh Giá

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự Học sinh sử dụng phiếu
đánh giá, đánh giá đồng đẳng. Sau để tự đánh giá và đánh
đó giáo viên đánh giá học sinh và giá lẫn nhau.
công bố kết quả.
- Tuyên dương cá nhân, các nhóm
làm tốt.

Rút ra bài học - Yêu cầu học sinh nêu ra những Học sinh chia sẻ, lắng
điều các em đã làm tốt trong dự nghe và rút kinh
kinh nghiệm
án, những điều các em có thể làm nghiệm.
tốt hơn.
Phần III: Kết quả dự án:
1. Thịt muối chua:
Bảng 1: Chi phí sản xuất thịt chua (lạp sườn), ( chưa tính công làm)
Nguyên liệu
Thịt lợn

Số lượng
1kg

Đơn giá

Thành tiền


160000 đồng

160000 đồng

18

skkn


Gia vị: Tỏi, ớt...

10000 đồng

10000 đồng

Cơm nguội, ống tre (vỏ 0,5kg
màng bọc), lá ổi...

0 đồng

0 đồng

Tổng giá thành

170 000 đồng

170000 đồng

0,2kg


Bán sản phẩm

320000 đồng

Lãi

150000 đồng

19

skkn


2. Dưa, Cà, hành, măng muối chua.
Bảng 2: Chi phí sản xuất cà muối ( chưa tính công làm)
Số lượng

Nguyên liệu

Đơn giá

Thành tiền



1kg

15000 đồng


15000 đồng

Gia vị: Tỏi, ớt...

0,1kg

5000 đồng

5000 đồng

Hộp đựng

1

5000 đồng

5000 đồng

25 000 đồng

25000 đồng

Tổng giá thành
Bán sản phẩm

70000 đồng

Lãi

45000 đồng


20

skkn


3. Sữa chua.
Bảng 3: Chi phí sản xuất Sữa chua.( chưa tính cơng làm)
Ngun liệu

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Sữa đặc có đường

1hộp

20000 đồng

20000 đồng

Sữa tươi vị dâu (cam..)

1 hộp

5000 đồng


5000 đồng

Sữa chua mồi

1 hộp

5000 đồng

5000 đồng

Hộp đựng

5000 đồng

5000 đồng

Tổng giá thành

35 000 đồng

35000 đồng

Bán sản phẩm

85000 đồng

Lãi

50000 đồng


4. Bỏ lợn tiết kiệm để hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó trong lớp.

21

skkn


5. Hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó.

6. Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ kiểm tra đánh giá học sinh.
PHIẾU 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
(Về sản phẩm của học sinh)
Nội dung đánh giá

Điểm đánh giá
1

2

3

4

1. Hoàn thành đúng hạn.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Chất lượng sản phẩm.
4. Mẫu mã đẹp, đúng tiêu chuẩn.
5. Ấn tượng chung.
PHIẾU 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN
( Buổi báo cáo)

Nội dung đánh giá

Điểm đánh giá
1

2

3

4

1. Làm việc nhóm
2. Trình bày (rõ ràng, đúng thời gian).
22

skkn


3. Trao đổi, thảo luận (đặt/trả lời câu hỏi,
tổ chức thảo luận sơi nổi).
4. Tổ chức (làm việc có sự phân công công
việc rõ ràng).
5. Ấn tượng chung buổi báo cáo.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH
PHIẾU 3:ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG NHĨM
Họ và tên người đánh giá:……………………………………………………
Nhóm:………………………………………………………………………..

Tiêu chí
Thành viên


Tổ
chức

quản

nhóm

Đóng Hỗ
góp ý trợ
tưởng đồng
đội

Nhiệt
tình
nghiêm
túc

Làm Tính Chung
việc hiệu
hợp quả
tác

1..............................
2............................
..
3..............................
4..............................
5.............................
6..............................

7...............................
8..............................
9..............................
Ghi chú: 4 tiêu chí (4: Rất tốt;

3: Tốt;

2: Bình thường; 1 chưa đạt).

PHIẾU 4: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
STT

Tiêu chí đánh giá

1

Tơi hồn thành các

Rất tốt
(4đ)

Tốt
(3đ)

Bình
Thường
(2đ)

Chưa đạt
(1đ)


23

skkn


cơng việc cá nhân
trong nhóm
2

Tơi theo sự điều hành
của trưởng nhóm

3

Tơi chủ động tham
gia thảo luận

4

Tơi tơn trọng các bạn

5

Tơi hiểu nhiệm vụ
của mình trong nhóm

6

Tổng


7

Xếp loại chung

Ghi chú: Rất tốt (từ 18đ đến 20đ); Tốt (14đ đến dưới 18đ); Bình thường (10đ đến
dưới 14đ); chưa đạt (dưới 10đ).
II.2. Thực nghiệm sư phạm.
1. Mục đích thực nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án "Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học
sinh nghèo vượt khó"so với dạy học tổ chức theo từng tiết học.
- Góp phần kiểm nghiệm cơ sở lý luận của dạy học dự án (dạy học STEM).
2. Nội dung thực nghiệm.
Tôi tiến hành dạy học dự án "Dự án sản phẩm lên men hỗ trợ học sinh nghèo
vượt khó" bao gồm 3 tiết: tiết 24, 25, 26 theo phân phối chương trình Sinh học 10
– ban cơ bản.
3. Phương pháp thực nghiệm.
Năm học 2020 - 2021: Tôi chọn dạy ở 3 trường THPT: Trường THPT Quỳ Hợp
1, Trường THPT Quỳ Hợp 2, Trường THPT Quỳ Hợp 3.
Cụ thể:
- Trường THPT Quỳ Hợp 1 tôi chọn 2 lớp có học lực và số lượng học sinh tương
đương nhau: Một lớp dạy học theo tiết (đối chứng), một lớp dạy học theo dự án
(thực nghiệm): 10A2 (đối chứng – sĩ số: 41) và 10A6 (thực nghiệm – sĩ số 40)
nhờ cô Đậu Thị Diệu Thúy giảng dạy.
- Trường THPT Quỳ Hợp 2 tôi chọn 2 lớp có học lực và số lượng học sinh tương
đương nhau: Một lớp dạy học theo tiết (đối chứng), một lớp dạy học theo dự án
(thực nghiệm): 10C1 (đối chứng – sĩ số: 43) và 10C2 (thực nghiệm – sĩ số 44)
nhờ cơ Hồng Thị Loan giảng dạy.
24


skkn


- Trường THPT Quỳ Hợp 3 tôi chọn 4 lớp :
+ Lớp 10A2 (đối chứng – sĩ số 36) và 10A1 (thực nghiệm – sĩ số 37) nhờ cô
Nguyễn Thị Minh giảng dạy.
+ Lớp 10C1 (đối chứng – sĩ số 41) và 10C6 (thực nghiệm – sĩ số 43) trực tiếp tôi
giảng dạy.
- Sau khi dạy ở mỗi lớp xong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật, giáo viên tiến hành kiểm tra 10 phút (sử dụng cùng 1 đề) để đánh giá mức độ
tiếp thu bài của mỗi học sinh (ở các lớp đối chứng và thực nghiệm) và chấm bài
theo thang điểm 10.
4. Kết quả thực nghiệm.
4.1. Bảng phân phối tần suất điểm theo nhóm.
- Trường THPT Quỳ Hợp 1.
Lớp 10A2 (đối chứng – sĩ số: 41) và 10A6 (thực nghiệm – sĩ số 40) nhờ cô Đậu
Thị Diệu Thúy giảng dạy.
2-4

Điểm
Lớp

5-6

7-8

9 - 10

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

8

19,5

18

43,9

12

29,3

3

7,3


10A6 (thực nghiệm) 3

7,5

13

32,5

16

40

8

20,0

10A2 (đối chứng)

- Trường THPT Quỳ Hợp 2.
Lớp 10C1 (đối chứng – sĩ số: 43) và 10C2 (thực nghiệm – sĩ số 44) nhờ cơ
Hồng Thị Loan giảng dạy.
2-4

Điểm
Lớp

5-6

7-8


9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

16,3

21

48,8

12

27,9


3

7,0

10C2 (thực nghiệm) 3

6,8

17

38,6

16

36,4

8

18,2

10C1 (đối chứng)

- Trường THPT Quỳ Hợp 3.
Lớp 10A2 (đối chứng – sĩ số 36) và 10A1 (thực nghiệm – sĩ số 37) nhờ cô
Nguyễn Thị Minh giảng dạy.

25

skkn



×