Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn định hướng phát triển năng lực học sinh qua dạy học chủ đề tổng hợp và phân tích lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 22 trang )

MỤC LỤC

Trang
1. Lời giới thiệu.............………………………………………………………
1
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm……………………………………….................

1

3. Tác giả sáng kiến...........……………………………………………………

1

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ............…………………………………………

1

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến……………………………...…………………

1

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử …………………..

1

7. Mô tả nội dung của sáng kiến ........................................................................

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN..................................................................................


2

7.1. Quá trình hình thành khái niệm về lực với học sinh……………………..

2

7.2.

Một

số

năng

lực

cơ 3

bản…………………………………………………….

4

7.3. Các bước xây dựng chủ đề...........................................................................

4

7.4. Chủ đề: Tổng hợp và phân tích lực- Mơn vật lí lớp 10……………………

4


7.4.1. Tổng quan về chủ đề…………………………………………………….

5

7.4.2. Triển khai chủ đề………………………………………………………..

16

7.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………………..
16
8. Những thông tin cần được bảo mật.................................................................

16

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến………………………………
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng tham 17
gia lần đầu, kể cả áp dụng thử…………………………………………………
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 17
kiến theo ý kiến của tác giả……………………………………………………
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 17
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân…………………………………………

17

11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu………………………………………………………………

12


12. Thực nghiệm sư phạm……………………………………………………..

19

13. Tài liệu tham khảo………………………………………………………….

skkn

0


skkn

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Chương trình giáo dục phổ thơng đang từng bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội
dung sang giáo dục phát triển năng lực của người học. Để thực hiện được điều đó nhất
định giáo viên phải thay đổi cách thức, phương pháp dạy học từ “dạy học truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành
và phát triển năng lực người học.
Trong những năm gần đây giáo viên toàn ngành đã thực hiện nhiều công việc
trong đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là
những tiền đề bước đầu trong việc định hướng phát triển năng lực người học.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học có nghĩa là chúng ta
quan tâm học sinh vận dụng được điều gì qua việc học. Việc dạy học theo hướng phát
triển năng lực người học được xem là chìa khóa để đổi mới giáo dục. Vậy để có giải

pháp dạy học để phát triển năng lực người học, người giáo viên cần xác định được
ngưỡng nhận thức năng lực phù hợp của học sinh.
Đối với mơn vật lí nói riêng, đặc biệt là mơn vật lí lớp 10, các em vừa từ môi
trường giáo dục THCS lên môi trường giáo dục mới THPT nên không tránh khỏi những
bỡ ngỡ, thay đổi ban đầu. Vì vậy việc tiếp cận nội dung học tập trong thời gian đầu năm
gặp một số khó khăn nhất định. Đặc biệt khi tìm các kiến thức có liên quan đến khái
niệm về lực khiến các em gặp khá nhiều khó khăn. Mặc dù khái niệm về lực các em đã
được hiểu một cách cơ bản nhất từ những bài học đầu tiên khi vào lớp 6, sau đó lên tới
lớp 8 các em mới có những khái niệm “vật lí” hơn về lực. Tuy nhiên lực là đại lượng có
thực xong nó lại là đại lượng mà chúng ta khơng quan sát được, vì thế khi muốn mơ tả
về lực chúng ta phải biểu diễn nó qua một đại lượng khác đó là véc tơ, xong vec tơ cũng
là một đại lượng khá trừu tượng với học sinh. Chính vì thế bằng kinh nghiệm dạy học từ
bản thân, tôi nhận thấy học sinh tiếp nhận những kiến thức về lực gặp khá nhiều khó
khăn và rất trừu tượng, trong khi kiến thức về lực học sinh không chỉ áp dụng ở lớp 10
khi biểu diễn lực, tổng hợp lực và phân tích lực mà lên những lớp học trên nữa như lớp
11 các em vẫn sử dụng kiến thức này ở rất nhiều bài học, ngoài ra kiến thức này còn
được áp dụng tương tự khi học sinh học về phần từ trường, điện trường,……
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Định hướng phát triển năng lực học sinh
qua dạy học chủ đề Tổng hợp và phân tích lực” làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Định hướng phát triển năng lực học sinh qua dạy
học chủ đề Tổng hợp và phân tích lực”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Văn Tuệ
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Vĩnh Yên.
- Số điện thoại: 0977281084; Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Văn Tuệ
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Mơn vật lí lớp 10-HK1
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10 năm 2020


skkn

2


7. Mô tả nội dung của sáng kiến:

NỘI DUNG SÁNG KIẾN
7.1. Quá trình hình thành khái niệm về lực với học sinh.
Ở lớp 6 học sinh chỉ hình thành về những khái niệm hết sức cơ bản và định tính
về lực qua những ví dụ:
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy
hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là
cường độ) của lực.
Đến lớp 8 học sinh biết cách biểu diễn về lực cụ thể hơn
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

- Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F.
Minh họa: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm
ứng với 100 N.

skkn

3



Trọng lực   tác dụng lên vật có:
- Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).
Và khi lên bậc học THPT học sinh mới biết phương pháp tổng hợp nhiều lực
howacj phân tích một lực.
Tổng hợp lực: là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào 1 vật bằng 1 lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của tồn bộ các lực ấy.
+ Lực thay thế gọi là hợp lực.
+ Các lực được thay thế gọi là các lực thành phần.
• Quy tắc tổng hợp lực (quy tắc hình bình hành):
Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo của hình bình hành mà 2
cạnh là những vectơ biểu diễn 2 lực thành phần.

+ Độ lớn lực:
(Với α là góc hợp bởi hai lực




)

+ Khi



cùng phương, cùng chiều (α = 0°) thì

+ Khi




cùng phương, ngược chiều (α = 180°) thì

+ Khi và
vng góc với nhau (α = 90°) thì
.
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu
quả giống hệt như lực ấy.
+ Phân tích lực là việc làm ngược lại với tổng hợp lực nên nó cũng tn theo quy tắc
hình bình hành.
7.2. Một số năng lực cơ bản.
- Những năng lực chung, được tất cả các mơn học và hoạt động giáo dục góp phần
hình thành, phát triển:
+ năng lực tự chủ và tự học.
+ năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Những năng lực chun mơn, được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định:

skkn

4


+ năng lực ngơn ngữ.
+ tính tốn.
+ tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
+ công nghệ.

+ tin học.
+ thẩm mỹ.
+ thể chất.
7.3. Các bước xây dựng chủ đề
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Nhóm chun mơn (GV) căn cứ vào chương trình SGK hiện hành, lựa chọn nội
dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (Chuẩn chung theo chủ đề và chuẩn cụ thể từng đơn
vị bài học) được xác định căn cứ theo quy định trong Chương trình GDPT mơn Ngữ văn
hiện hành.
- Định hướng những năng lực có thể hình thành và phát triển sau khi học chủ đề (chú ý
đến năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn: đọc- hiểu và tạo lập văn bản...)
Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực (cả chủ
đề)
- Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: Nhận biết -Thông hiểu - Vận dụng thấp Vận dụng cao - (Các chuẩn được mô tả ở những mức độ khác nhau, thể hiện sự phát
triển).
- Xác định các loại câu hỏi, bài tập để rèn luyện, phát triển các NL.
Bước 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng bài, từng
tiết)
Các câu hỏi và bài tập được biện soạn để sử dụng trong quá trình dạy học, luyện
tập, kiểm tra, đánh giá chủ đề.
Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề (kế hoạch dạy học, giáo án)
- Xác định rõ số tiết và nội dung chính của từng tiết (đảm bảo số tiết của PPCT)
- Thể hiện rõ hình thức, cách thức tổ chức dạy học; phương pháp, kĩ thuật dạy học;
nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh...đối với từng tiết học của chủ đề.
- Chú ý đến đặc điểm riêng của từng phân môn để thiết kế các hoạt động của chủ đề và
hoạt động của từng tiết học
7.4. Chủ đề: Tổng hợp và phân tích lực - Mơn vật lí lớp 10.

7.4.1. Tổng quan về chủ đề: Chủ đề dạy 2 tiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
Hoạt động 1: Tổ
KHỞI
chức tình huống có
ĐỘNG
vấn đề
HÌNH Hoạt động 2: Nhắc
THÀNH lại khái niệm về lực,
BƯỚC

CHUẨN BỊ

NĂNG LỰC

Phiếu học tập số 1.

Trao đổi thông tin.
Giải quyết vấn đề.

Phiếu học tập số 2

Trao đổi thông tin.
Hợp tác.

skkn

5



cân bằng lực
Hoạt động 3: Tìm
hiểu về tổng hợp lực

Bộ thí nghiệm về
tổng hợp và phân
tích lực.

Tự học.
Thực nghiệm.
Trao đổi thông tin.
Giải quyết vấn đề sáng tạo.
Hợp tác.

Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 5
KIẾN
THỨC

Hoạt động 4: Tìm
hiểu điều kiện cân
bằng của chất điểm

Phiếu học tập số 6
Vịng khun nhẹ,
dây khơng dãn,

Hợp tác

Trao đổi thơng tin
Thực nghiệm
Giải quyết vấn đề.

nam châm, lực
kế( 3 cái), thước
kẻ.
Hoạt động 5: Tìm
hiểu phép phân tích
lực

Phiếu học tập số 7
Phiếu học tập số 8

Hợp tác.
Thực nghiệm.
Giải quyết vấn đề.

Nam châm, dây
cao su, thước kẻ.
VẬN
DỤNG
MỞ
RỘNG

Hoạt động 6: Hệ
thống hóa kiến thức
và giải bài tập vận
dụng
Hoạt động 7: Mở

rộng

Tự học

Công nghệ thông tin.
Tự học

7.4.2. Triển khai chủ đề

Chủ đề: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa tổng hợp và phân tích lực, quy tắc hình bình hành,
điều kiện cân bằng của một chất điểm;
- Nhận biết được các bước của phương pháp thí nghiệm.
b. Kỹ năng
- Vẽ được hình về phép tổng hợp lực, xác định độ lớn và hướng của hợp lực;
- Vẽ được hình về phép phân tích lực, xác định độ lớn và hướng của các lực
thành phần;
- Lắp đặt thí nghiệm và thực hiện các thao tác thí nghiệm để tìm hiểu về quy tắc
hình bình hành.
c. Thái độ
Tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức để giải bài tập.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Bộ thí nghiệm về tổng hợp lực.
- Nam châm.

skkn


6


- Dây cao su.
- Dây khơng dãn.
- Vịng khun nhẹ.
- Phiếu học tập.
- Chia nhóm.
Học sinh:
- Ơn các kiến thức về lực đã học ở lớp 6
- Ôn tập về cách biểu diễn lực đã học ở lớp 8.
- Ôn tập kiến thức đã học về vec tơ.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực học hợp tác nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thơng tin.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời gian

Khởi động

Hoạt động 1


Tổ chức tình huống có vấn đề

5 phút

Hoạt động 2

Nhắc lại khái niệm về lực, cân bằng lực

Hoạt động 3

Tìm hiểu về tổng hợp lực

Hoạt động 4

Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất
điểm

Hoạt động 5

Tìm hiểu phép phân tích lực

Hoạt động 6

Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận
dụng
Tìm hiểu vai trị tổng hợp và phân tích lực
trong đời sống, kĩ thuật (làm việc ở nhà và
báo cáo thảo luận ở lớp)


10 phút

30 phút

Hình thành
kiến thức

Luyện tập
Tìm tịi mở
rộng

Hoạt động 7

15 phút

20 phút
5 phút
5 phút

Tiết học thứ 1:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống có vấn đề
a) Mục tiêu hoạt động
Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề tổng
hợp và phân tích lực và đặt được các câu hỏi để nghiên cứu vấn đề đó.
Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát.

skkn

7



Cho học sinh quan sát 2 hiện tượng.

Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
Câu hỏi 1: Tại sao quả bóng bị biến dạng?
Câu hỏi 2: Dự đoán hiện tượng của xe đẩy hàng?
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Chia lớp học thành 6 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng đại diện.
- GV đặt vấn đề bằng cách cho học sinh quan sát hình ảnh, hướng dẫn học sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó
HS thảo luận nhóm với các bạn xung quanh để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự
đốn này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào phiếu học tập số
1.
- Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ
giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHĨM:
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Hình ảnh 1

Hình ảnh 2

Mơ tả hiện
tượng
Dự đốn ngun
nhân
Kết luận bản chất:


c) Sản phẩm hoạt động:
Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm để có những
đánh giá cho các nhóm.
GV: Để có đáp án cho mỗi nội dung trong phiếu học tập số 1, hôm nay chúng ta
sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học, tìm hiểu về lực và cách tổng hợp chúng như thế nào?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Nhắc lại khái niệm về lực, cân bằng lực
a) Mục tiêu hoạt động
Nêu định nghĩa của lực, các lực cân bằng và đặc điểm của hai lực cân bằng.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu ở phiếu học tập số 2 được minh
họa ở hình và trình bày kết quả.

skkn

8


GV nhận xét, yêu cầu HS phát biểu chính xác kiến thức của mục I và nhấn
mạnh: dùng khái niệm “gia tốc” thay cho “biến đổi chuyển động” như đã học ở trung
học cơ sở.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM:
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Câu 1: Nhắc lại khái niệm về lực và viết đơn vị đo của lực?
………………………………………………………………
………………………………………………………………

………………………………………………………………
……………………………………………………
Câu 2: Nêu đặc trưng ( tác dụng) của lực.
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………
Câu 3: Kể tên các lực tác dụng vào vật nặng trong hình

sau?
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………..........

……………………………………………………
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Quan sát cá nhân trong nhóm
và kết quả thơng qua phiếu học tập để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
GV: Câu hỏi 2 đã trả lời cho chúng ta biết nội dung của Phiếu học tập số 1.
GV: Kết luận chung về lực và yêu cầu học sinh ghi nhớ vào vở về khái niệm của lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tổng hợp lực
a) Mục tiêu hoạt động
Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, quy tắc hình bình hành.
Nhận biết được các bước của phương pháp thực nghiệm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm
Mỗi nhóm học sinh nhận dụng cụ thí

và hướng dẫn các nhóm hiệu chỉnh số
nghiệm và hiệu chỉnh các dụng cụ đo.
chỉ của mỗi lực kế, đặt thước đo góc có
tâm tại điểm giao nhau giữa hai đường
thẳng trên bảng từ.
Bố trí TN như hình

skkn

9


- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm
và đọc số liệu của góc tạo bởi hai dậy
ON và OM và đọc số chỉ của các lực kế
điền vào bảng trong phiếu học tập.
- Yêu cầu mỗi nhóm vẽ các lực căng dây
của đoạn dây ON và
của đoạn dây
OM theo tỷ lệ xích chọn trước và theo
góc vào phiếu học tập.
- Yêu cầu học sinh đánh dấu điểm ngọn
của véc tơ lực và
chọn trên bảng từ

theo tỉ lệ xích đã

Mỗi nhóm điền thơng tin số liệu vào
bảng trong phiếu học tập số 3.


Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ biểu
diễn các lực tác dụng vào dây ON và
OM theo tỉ lệ nào đó vào phiếu học
tập số 3.

Mỗi nhóm hồn thành nhiệm vụ học
tập ngay trên bộ thí nghiệm của nhóm.

Mỗi nhóm thảo luận phương pháp
thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu các nhóm hãy thay thế hai dây

skkn

10


OM và ON thành một dây OQ để treo 3
quả nặng như trên nhưng vẫn không thay
đổi trạng thái ( vị trí) của chúng.

Nhóm quan sát hiện tượng và điền
thơng tin thu được vào phiếu học tập
số 4.

Yêu cầu mỗi nhóm quan sát sợi dây OQ
và đọc số chỉ trên lực kế sau đó điền vào
phiếu học tập số 4.
Yêu cầu các nhóm biểu diễn lực
cùng tỉ lệ xích với các

học tập số 3.



Nhóm hồn thành nhiệm vụ học tập.

theo
vào phiếu Nhóm hồn thành nhiệm vụ học tập

u cầu các nhóm đánh dấu vị trí ngọn
của véc tơ lực trên bảng từ của mỗi
nhóm.

Nhóm thảo luận và rút ra kết luận sau
đó hồn thành vào phiếu học tập số 4.

Cá nhân so sánh kết luận từ giáo viên
với kết luận của nhóm sau đó ghi nhớ
khái niệm về tổng hợp lực.

skkn

11


Cá nhân quan sát và rút ra kết luận.

Cá nhân ghi nhớ qui tắc về tổng hợp
hai lực đồng qui.


Yêu cầu kết luận về việc thay thế hai dây
OM, ON tương ứng các lực



bằng một dây OQ tương ứng lực
Kết luận về khái niệm tổng hợp lực.
Cá nhân thực hiện hoàn thành tổng
hợp lực trong một số trường hợp đặc
biệt.

Yêu cầu mỗi nhóm nhận xét về vị trí 4
điểm OMQN đã đánh dấu trên bảng từ
trong q trình làm thí nghiệm.
Kết luận về qui tắc, phương pháp tổng hợp
hai lực đồng qui.

Để tìm độ lớn của véc tơ lực tổng hợp thì
giống như tìm độ lớn của véc tơ tổng
trong phép tổng hợp hai vec tơ đã học ở
mơn tốn
+ Độ lớn lực:



skkn

12



(Với α là góc hợp bởi hai lực
và )
Hướng dẫn, giới thiệu các trường hợp
đặc biệt khi tổng hợp lực.
Tổng quát.

Hai lực cùng chiều.

Hai lực ngược chiều.

Các nhóm thảo luận để hoàn thành nội
dung phiếu học tập số 5.
Hai lực vng góc nhau.

skkn

13


Hoàn thành nội dung vận dụng kiến thức
vào phiếu học tập số 5.
c) Sản phẩm hoạt động:Vở ghi của học sinh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHĨM:
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Bảng số liệu
Thơng tin

Quả nặng

(gam)

Góc giữa ON và OM

Lực kế ON

Lực kế OM

Số liệu
Biểu diễn các lực

theo tỉ lệ xích nhất định.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM:

skkn

14


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
NHĨM:

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Vận dụng:
Câu 1. Cho hai lực đờng quy có độ lớn F1= 40N, F2= 30N . Hãy tìm độ lớn của hai lực
khi chúng hợp nhau một góc 600.
A. 7

N

B.

N

C.

N

D.

N

Câu 2. Cho hai lực đờng quy có độ lớn F1= 40N, F2= 30N . Hãy tìm độ lớn của hai lực
khi chúng hợp nhau một góc 1200.
A. 70N

B. 5

N

C. 60N


D. 10

N

Tiết học thứ 2:
Hoạt động 4: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm
a) Mục tiêu hoạt động
Phát biểu điều kiện cân bằng của một chất điểm
b) Tổ chức hoạt động:
Cho học sinh quan sát hình ảnh từ một nhóm trong q trình thực hiện thí nghiệm với hai
dây treo vật, sau đó u cầu điền thơng tin quan sát được vào phiếu học tập số 6.

skkn

15


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
NHĨM:
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Hãy kể tên các lực tác dụng vào điểm treo các vật tại điểm O trên hình?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Biểu diễn các lực theo cùng một tỉ lệ xích nhất định.

và hợp lực

của




.
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Nêu nhận xét về trọng lực

GV: Yêu cầu học sinh xác định vị trí cân bằng và xác định các lực tác dụng vào vòng
khuyên nhẹ.
GV nhận xét câu trả lời của HS, từ đó rút ra kết luận về điều kiện cân bằng của chất
điểm:
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào các báo cáo kết quả
thông qua phiếu học tập số 6 và thảo luận nhóm để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
Hoạt động 5: Tìm hiểu phép phân tích lực
a) Mục tiêu hoạt động
Xác định được phương của các lực thành phần. Vẽ được hình diễn tả phép phân

skkn

16


tích lực và tính được độ lớn của các lực thành phần.
b) Tổ chức hoạt động:
GV: Giả sử ta có vec tơ lực thành phần và véc tơ lực tổng hợp thì các em có thể tìm được
vec tơ lực thành phần cịn lại khơng?
Để tìm hiểu nội dung này chúng ta cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 7.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
NHÓM:

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC

Cho véc tơ lực tổng hợp và vec tơ lực thành phần thứ nhất như
hình vẽ.

F1


F

O

Nêu phương án tìm lực thành phần thứ hai.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

GV: Nếu cho một véc tơ lực ta có thể phân tích được hai vec tơ lực thành phần khơng?
Để tìm hiểu nội dung câu hỏi này chúng ta hãy hoàn thành phiếu học tập số 8.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
NHĨM:
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Cho véc tơ lực

hãy phân tích nó thành hai thành phần theo các phương



x


như hình vẽ.

y
O

Câu hỏi 1: Nêu phương pháp tìm hai lực thành phần.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu hỏi 2: Nhận xét độ lớn các lực thành phần và độ lớn của véc tơ lực
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu hỏi 3: Có bao nhiêu phương án để phân tích một véc tơ lực thành hai véc tơ
lực thành phần
……………………………………………………………………………………

Sau khi nhận xét câu trả lời phiếu học tập số 8 từ các nhóm, giáo viên nhận xét
kết luận của mỗi nhóm và đưa ra kết luận về phân tích lực để học sinh ghi nhớ.
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm báo cáo của nhóm học sinh, vở ghi.

C. VẬN DỤNG
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
a) Mục tiêu hoạt động

skkn

17


Hệ thống kiến thức đã học.

Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hay
để phân tích một lực thành hai lực đồng quy.
b) Tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau để củng cố bài học.
VD. Hợp lực của hai lực


hợp với

có độ lớn
một góc



là lực tổng hợp

. Xác định độ lớn của lực

có độ lớn

và vẽ hình minh

họa ?
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của cá nhân học sinh.

D. MỞ RỘNG
Hoạt động 7: Mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động:
Học sinh tìm hiểu được ứng dụng của các kiến thức về tổng hợp và phân tích lực
đối với từng lĩnh vực đời sống, kĩ thuật;

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
c) Sản phầm hoạt động: Bài làm của học sinh.
7.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Dạy học chủ đề “Tổng hợp và phân tích lực” theo hiểu biết qua nghiên cứu tài
liệu, tơi thấy phát huy được rất nhiều những năng lục của người. Các nhiệm vụ học tập
được giao cho học sinh, các em chủ động, hào hứng tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến
thức không bị riêng lẻ, vụn vặt mà được tổ chức, sâu chuỗi lại theo một hệ thống qua
các nhiệm vụ học tập cụ thể bằng phiếu học tập hoặc các kết quả thực hành, vì thế các
em đã hiểu bản chất mỗi đơn vị kiến thức cần đạt. Mức độ nhận thức của các em sau khi
áp dụng chuyên đề không chỉ là Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng mà nhiều học
sinh còn đạt được mức nhận thức cao hơn như: Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Và đặc
biệt các em còn biết kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống,
vận dụng nó như thế nào.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên:
+ Hiểu về các bước soạn bài, dạy học theo chủ đề.
+ Ln có xu hướng, mong muốn đổi mới phương pháp dạy học.
+ Không ngại sử dụng thiết bị thí nghiệm vào dạy học.
- Đối với học sinh: Học sinh phải có kiến thức và lịng say mê, sự chăm chỉ rèn luyện,
cần cù tích luỹ. Ngoài kiến thức kĩ năng học được trên lớp và đọc được trong sách giáo
khoa, học sinh cần chủ động tìm đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác qua các kênh
thơng tin khác nhau.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng tham gia lần đầu,
kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:


skkn

18


- Giáo viên: Qua đề tài này, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết dạy học
theo chủ đề và có những phương pháp tiếp cận năng lực học sinh trong mỗi bài học, mỗi
chủ đề.
- Học sinh: Đề tài sẽ giúp các em học sinh luôn sáng tạo trong học tập bằng cách tạo ra
những thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập ngay từ những vật dụng hàng ngày, giúp bài học
trở nên sinh động, trực quan và hứng thú hơn.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Đề tài áp dụng được trong cả ba lớp 10A1, 10A2 và 10A3 tơi dạy.
- Đề tài cịn được áp dụng phần biểu diễn vec to bằng các vật dụng hàng ngày vào các
phần kiến thức khác liên quan đến vec tơ.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
Số TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp
dụng sáng kiến

1

Lê Văn Tuệ


Trường THPT Vĩnh

Kiến thức có liên quan

Yên

đến tổng hợp hay phân
tích các đại lượng có
tính chất vec tơ

12. Thực nghiệm sư phạm.
- Lần đầu đề tài được áp dụng vào dạy học mơn vật lí khối 10 của 3 lớp: 10A1, 10A2 và
10A3 trường THPT Vĩnh Yên.
- Thời gian áp dụng vào tháng 10, năm 2020.
- Bài học được áp dụng là dạy học chủ đề “ Tổng hợp và phân tích lực”
- Kết quả thu được:
+ Các học sinh rất hứng thú với hình thức tìm hiểu kiến thức mới với phương pháp nêu
trên.
+ Đa phần các năng lực học sinh trong mỗi hoạt động mong muốn đều đạt được kết quả
tốt.
+ Các em rất tích cực, chủ động và trách nhiệm trong mỗi hoạt động cá nhân cũng như
hoạt động nhóm.
+ Cá phiếu học tập đều có hiệu ứng rất tích cực, phù hợp trong mỗi hoạt động dạy học.
+ Học sinh phát huy được tính sáng tạo khi tạo ra các dụng cụ học tập, dụng cụ thực
hành ngay từ các vật dụng xung quanh.
+ 100% học sinh đã biết cách tổng hợp các véc tơ lực đồng qui.
+ Một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong quá trình học:
Xác định các lực thành phần của nhóm. Xác định lực tổng hợp của một nhóm.


skkn

19


Sử dụng những vật liệu sẵn có làm đồ dùng học tập.

Cân bằng của chất điểm.

Vĩnh Yên, ngày... tháng 02 năm 2021

Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 02 năm 2021

Ban giám hiệu

Tác giả sáng kiến

Lê Văn Tuệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn

20


1. Sách giáo khảo vật lí 10-NXB Giáo dục.
2. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ
thơng. Lê Đình Trung-Phan Thị Thanh Hội-NXB Đại học sư phạm.
3. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. NXB-Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương

“Chất khí” lớp 10.- Nguyễn Ngọc Thùy Dung-Trường ĐHSP TPHCM.
4. Tài liệu tập huấn xây dựng các chủ đề dạy học theo chủ đề tích hợp của Bộ Giáo dục
& Đào tạo.
5. Tài liệu thí nghiệm thực hành trường THPT mơn vật lí-Nguyễn Trọng Sửu(Chủ biênBộ giáo dục và Đào tạo.

skkn

21



×