Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Skkn giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai ở việt nam qua các bài học trong chương trình địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ THIÊN TAI QUA
CÁC BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12”
(LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ)

Tác giả: 1. Phạm Thị Yến
2. Trương Tơ Hồi
Tổ chun mơn: Khoa học xã hội

Năm học: 2020 - 2021

skkn


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.......................................................................5
2.1. Mục tiêu......................................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ....................................................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu..............................................................6
II. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................6
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai
qua các bài học Địa lí lớp 12.............................................................................6


1.1. Thiên tai và các loại thiên tai thường có ở Việt Nam.................................6
1.1.1 Khái niệm thiên tai...................................................................................6
1.1.2. Các loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam.......................................6
1.1.2.1. Bão.......................................................................................................6
1.1.2.2. Ngập lụt................................................................................................7
1.1.2. 3. Lũ quét.................................................................................................9
1.1.2. 4. Hạn hán.............................................................................................10
1.1.2.5. Động đất.............................................................................................11
1.1.2.6. Sương muối, sương giá......................................................................12
1.2. Những hậu quả của thiên tai.....................................................................13
2. Những kỹ năng phòng chống thiên tai........................................................14
2.1. Khái niệm kỹ năng...................................................................................14
2.2. Khái niệm kỹ năng phòng chống thiên tai................................................14
2.3. Những kỹ năng phòng chống thiên tai.....................................................14
2.3.1. Kỹ năng phòng chống bão.....................................................................14
2.3.2. Kỹ năng phòng chống lũ.......................................................................15
1

skkn


2.3.3. Kỹ năng phòng chống ngập lụt.............................................................16
2.3.4. Kỹ năng phòng chống hạn hán..............................................................17
2.3.5. Kỹ năng phòng chống động đất.............................................................17
3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài dạy
Địa Lí 12..........................................................................................................17
4. Thực trạng vấn đề........................................................................................18
4.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh..............................................................18
4.2. Mục đích, nội dung, phương pháp điều tra..............................................18
4.2.1. Mục đích điều tra...................................................................................18

4.2.2.Nội dung điều tra....................................................................................18
4.2.3.Phương pháp điều tra..............................................................................19
4.2.4. Tổ chức điều tra.....................................................................................19
4.2.5. Kết quả điều tra.....................................................................................19
5. Các biện pháp giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua các bài dạy Địa
lí lớp 12.....................................................................................................

20

5.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai
qua mơn Địa lí lớp 12......................................................................................20
5.1. 1. Bám sát nội dung chương trình Địa lí lớp 12.......................................20
5.1.2. Những vấn đề, những nội dung và vấn đề có liên quan đến thiên tai mà
sách giáo khoa Địa lí 12 có đề cập..................................................................20
5.1.3. Khơng làm biến tính nội dung mơn học, khơng biến bài học Địa lí 12
thành bài giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai..........................................21
5.1.4. Kế thừa và phát huy những kiến thức về phòng chống thiên tai đã có
ở học sinh, tăng cường liên hệ thực tế địa phương..........................................21
5.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai trong chương trình
Địa lí lớp 12.....................................................................................................21
5.2.1. Cơ sở xác định nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.......21
5.2.2. Xác định nội dung cụ thể về giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai
2

skkn


trong chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 12............................................22
5.3. Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua bài dạy
Địa lí lớp 12.....................................................................................................24

5.3.1. Yêu cầu phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 12....24
5.3.2.Yêu cầu đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh tích cực hóa trong học tập 24
5.4. Một số cách và mẫu ví dụ về giáo dục kĩ năng phịng chống thiên tai thích
hợp và hiệu quả qua bài dạy Địa lí lớp 12........................................................25
5.4.1. Mẫu ví dụ về cách tổ chức trị chơi Yes or No....................................25
5.4.2. Mẫu ví dụ về cách đánh giá tiếp thu phòng chống các loại thiên tai. .26
5.4.3 Mẫu ví dụ cách tổ chức hoạt động cặp đơi. Tơi là ai?.............................28
5.4.4 Mẫu ví dụ cách tổ chức hoạt động nhóm kết hợp các phương pháp khác
để dạy trực tiếp..............................................................................................28
5.5. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................45
5.5.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................45
5.5.2. Nguyên tắc thực nghiệm........................................................................45
5.5.3 . Nội dung thực nghiệm..........................................................................45
5.5.4. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................45
5.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm...............................................................45
5.5.5.1. Nhận xét về định lượng......................................................................45
5.5.5.2. Nhận xét về định tính.........................................................................47
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................48
1. Kết luận.......................................................................................................48
2. Kiến nghị.....................................................................................................48
2.1. Đối với nhà trường...................................................................................48
2.2. Đối với giáo viên......................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................49

3

skkn


I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu tồn cầu là một trong những vấn đề được nhiều nước trên trên
thế giới quan tâm. Đặc biệt là biểu hiện của nó chính là thiên tai ngày càng trở nên
khốc liệt hơn về cường độ cũng như phạm vi ảnh hưởng. Báo cáo môi trường quốc
gia mới đây nhất khẳng định: Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra những thiên tai
lớn, dị thường, vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người như: bão, lũ, động
đất, sóng thần... xảy ra thường xuyên hơn tại nhiều nơi trên thế giới và cùng với nó,
thiệt hại về kinh tế cũng như sinh mạng ngày một nhiều hơn, diễn biến phức tạp hơn,
gây hậu quả khó lường.
Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một
trong 5 trung tâm bão lớn của thế giới, hàng năm nước ta phải đối mặt với nhiều loại
hình thiên tai thường xuyên như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy,
mưa đá, động đất, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập mặn… Những năm gần
đây diễn biến thiên tai và thời tiết lại ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và
phức tạp hơn, đó là sự đa dạng về loại hình, sự gia tăng về cường độ và tần suất thiên
tai. Theo số liệu thống kê trong hơn 30 năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực
trên cả nước đã gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn
hóa, xã hội, tác động xấu đến mơi trường, đẩy một bộ phận dân chúng quay trở lại
ranh giới nghèo đói. Có thể nói thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng, tuy
nhiên ý thức của người dân về phòng chống thiên tai lại còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy
việc tuyên truyền và giáo dục những kỹ năng phịng chống thiên tai cho tồn dân, đặc
biệt đưa nội dung này vào trường học để giáo dục, rèn luyện cho học sinh có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng và cấp thiết của nhà trường phổ thơng.
Trong những năm gần đây, vấn đề phịng chống thiên tai đã nhận được sự
quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước thể hiện qua nhiều chương trình,
chiến lược tầm cỡ quốc gia để cùng với người dân đối mặt với thách thức to lớn này
như: Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc
gia về biến đổi khí hậu...trong đó chủ trương phịng chống và giảm nhẹ hậu quả thiên
tai dựa vào cộng đồng được đặc biệt nhấn mạnh.
Địa lí là một trong những mơn học có cơ hội giáo dục kỹ năng phòng chống

thiên tai tốt cho học sinh, vì nội dung mơn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
thiên tai. Tuy nhiên dạy học mơn Địa lí suốt thời gian dài chưa quan tâm mấy đến vấn
đề này. Phần lớn chỉ dừng lại để học sinh “nghe qua cho biết”. Trước tình hình thời
tiết diễn biến phức tạp, thiên tai liên tục ở nhiều nơi trên thế giới, phần kiến thức về
thảm họa thiên nhiên được đưa vào chương trình. Tuy nhiên, các kiến thức này chủ
4

skkn


yếu ở tầm vĩ mô, định hướng quản lý nhà nước, thiếu hẳn kiến thức về kỹ năng sống
chung với thiên tai.
Thực tế ở độ tuổi học sinh, các em có tâm lý thích khám phá, thể hiện mình,
tính cách năng động, tuy nhiên lại chưa ý thức được hết trách nhiệm của bản thân đối
với gia đình, xã hội. Vì thế trước khi thiên tai xảy ra thường hay có tâm lý chủ quan,
trong thiên tai thì lúng túng, khơng biết cách tự bảo vệ mình cũng như những người
thân, khi thiên tai qua đi sẽ có nhiều mất mát thì rơi vào tình trạng hoảng loạn, bi
quan từ đó rất có thể có những hành động sai lầm làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
Từ những lý do nêu trên, giáo dục học sinh hiểu biết về các loại thiên tai và kỹ
năng phòng chống thiên tai là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm bảo vệ mình, gia
đình, người thân và xã hội. Để trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để phòng chống thiên tai, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng phòng
chống một số thiên tai ở Việt Nam qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp
12” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Qua đề tài nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để phòng chống
khi thiên tai xảy ra.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xác định nội dung và phương pháp giáo dục

kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài học Địa lí lớp 12.
- Xác định nội dung và phương pháp dạy học giáo dục kỹ năng phịng chống
thiên tai qua các bài học Địa lí lớp 12.
- Thực nghiệm sư phạm: Để kiểm chứng, đánh giá tính khoa học và tính khả thi
của giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua mơn Địa lí lớp 12.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu chương trình mơn Địa lí lớp 12.
4. Đối tượng nghiên cứu
* Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai trong
dạy học những phần, nội dung có liên quan bài học Địa lí lớp 12.
* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Khối 12 các trường THPT Huyện Hưng Nguyên -Nghệ An
5

skkn


5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp xử lí số liệu.
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy bộ môn.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Hướng tiếp cận: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông ngay
trong các bài học và liên hệ thực tiễn địa phương. Các nội dung thực hiện hoạt động
dạy học mà giáo viên hướng dẫn đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của
các em.
- Tổng hợp và đưa ra các giải pháp giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ
thông.

Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai qua
các bài học Địa lí lớp 12
1.1. Thiên tai và các loại thiên tai thường có ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm thiên tai
Thiên tai là hiện tượng gây nên sự tàn phá và thảm họa bất ngờ trên diện rộng.
Thiên tai do tự nhiên gây ra gồm các tai họa như bão, lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, lốc
xoáy, động đất, sóng thần...có thể ảnh hưởng tới mơi trường và dẫn tới những thiệt hại
về tài chính, mơi trường và con người.
1.1.2. Các loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam
Báo cáo môi trường quốc gia mới đây nhất khẳng định, do tác động của biến
đổi khí hậu những năm gần đây thiên tai lớn, dị thường, vượt qua những hiểu biết
hiện tại của con người, đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn,
gây hậu quả khó lường. Các hiện tượng thiên tai phổ biến và gây thiệt hại lớn như:
bão, ngập lụt, lũ qt, hạn hán, động đất, sóng thần, dơng, lốc,…
1.1.2.1. Bão
Bão: là một vùng gió xốy, có đường kính tới hàng trăm kilơmét, hình thành
trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xốy vào trung tâm theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ.
6

skkn


Hình 1: Bão ở Việt Nam
Nguyên nhân: Một cơn bão lớn hình thành phải có đủ các điều kiện: nhiệt độ
cao ở đại dương, độ ẩm cao trong tầng đối lưu, các cơn gió ở mọi độ cao và sự xuất
hiện một đợt áp thấp nhiệt đới. Vì vậy bão chỉ hình thành trên vùng đại dương nhiệt

đới, nơi có vùng nước ấm, tối thiểu là 26 0C, khơng khí ẩm ướt và gió hội tụ. Trên mặt
biển, nếu có hai cơn mưa dơng gặp nhau, những luồng gió khi gặp nhau sẽ bốc lên
cao theo luồng hơi nước bốc lên mặt biển ẩm và ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí
ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo qn tính hình thành từ chiều quay của Trái
Đất. Nếu hiện tượng này tiếp tục thì vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám
mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay trịn do sự tản ra khi
gặp tầng bình lưu ở độ cao 16 km và một cơn bão hình thành.
Ở Việt Nam: Trên toàn quốc bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI,
đôi khi bão sớm vào tháng V, muộn vào tháng XII, nhưng cường độ yếu. Ở nước ta
cường độ bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão tập trung vào tháng IX sau đó tháng X,
tháng VIII. Tổng số cơn bão ba tháng này chiếm 70% số bão tồn mùa.
Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, có
năm lên đến 9 – 10 cơn. Nếu tính đến cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì
cịn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn: 300mm – 600mm. Trên biển, bão gây
sóng to có thể lật úp tàu thuyền, mực nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven
biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn làm ngập lụt trên diện rộng. Bão
lớn, gió giật mạnh tàn phá các cơng trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống,
cột điện…Bão là một thiên tai gây thiệt hại lớn về người, tài sản, sản xuất và đời sống
nhân dân, nhất là vùng ven biển.
1.1.2.2. Ngập lụt
Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ.
7

skkn


Hình 2. Ngập lụt ở Hưng Lam( Xã Xuân Lam- Hưng Nguyên)
Nguyên nhân: Lụt có thể do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất
hiện khi nước trong sơng, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các

vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay
đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó khơng có nghĩa là lũ lụt trừ
khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho cho các vùng đất như làng, thành phố
hoặc khu định cư khác.
Hiện nay ở Việt Nam vùng chịu ngập lụt nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng.
Do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sơng lớn, mặt đất thấp, xung
quanh có đê sơng, đê biển bao bọc. Mức độ đơ thị hóa cao cũng làm cho mức độ ngập
lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lũ gây
ra mà cịn do triều cường. Vì vậy khi tiến hành tiêu nước chống nhập lụt ở đồng bằng
sơng Cửu Long, cần tính đến các cơng trình thoát lũ và ngăn thủy triều. Ở Trung Bộ,
nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ
cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X do mưa bão, nước biển dâng và nước lũ
nguồn về.

8

skkn


Thiệt hại lớn nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng, hàng chục ngàn
ha lúa, màu và cây lương thực bị hư hại, hàng ngàn gia cầm, gia súc bị chết, hàng
ngàn nhà cửa, kho tàng trường học bệnh viện, hàng chục cơng trình giao thơng, thuỷ
lợi bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế không thể thống kê được, hơn nữa
các thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình độ dân trí
và kinh tế cịn thấp. 
1.1.2. 3. Lũ quét
Lũ quét: Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
mưa với cường suất lớn trên địa hình đặc biệt, nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30%,
nhất là ở nơi có độ che phủ của thảm thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá
mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung hình thành

dịng chảy dồn vào các sơng suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng
nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.

Hình 3. Lũ quét ở Quảng Trị
Nguyên nhân: Mưa lớn với cường độ cao, lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị
chia cắt, lớp phủ thực vật thưa, bị phá huỷ bừa bãi, sự gia tăng dân số cũng là nguyên
nhân khiến lũ quét xuất hiện nhiều. Dân số tăng nhưng đất thì không tăng, rừng bị đốt
phá để lấy đất làm nương rẫy…
Ở nước ta, theo nghiên cứu của Viện Khí tượng thủy văn cho thấy, từ năm 1950
trở lại đây năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Ở miền Bắc lũ quét
thường xảy ra vào các tháng VI – X, tập trung ở vùng núi phía Bắc như lưu vực sông
Nậm La (Sơn La), Mường Lay (Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai). Ở miền Trung vào các
9

skkn


tháng IX – XI lũ quét cũng xảy ra nhiều nơi, điển hình: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng
Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam.
Lũ quét thường phá huỷ nặng nề các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, nơng
nghiệp và các cơng trình hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, đất đá và dịng bùn có lúc, có nơi đã
vùi lấp hoặc làm xói lở một diện tích lớn đất đai nơng nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm
gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và sản lượng lương thực, có nơi
ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm mất hẳn diện tích canh
tác. Những điều này có thể dẫn đến nạn phá rừng tiếp tục gia tăng để khai thác đất đai
hoặc gia tăng các hoạt động phá rừng vô tổ chức để tìm kiếm các nguồn lợi khác
nhằm thay thế phần đất đai đã mất.
1.1.2. 4. Hạn hán
Hạn hán: Là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm
hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng chảy

sơng suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường suy thối gây đói
nghèo dịch bệnh...

Hình 4. Hạn hán ở Hưng Thơng- Hưng Nguyên
Nguyên nhân: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường
xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Do con người gây ra: tình trạng phá rừng bừa bãi
làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, việc trồng cây khơng phù
hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng
nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước, thêm vào đó cơng tác quy hoạch
10

skkn


sử dụng nước, bố trí cơng trình khơng phù hợp, làm cho nhiều cơng trình khơng phát
huy được tác dụng.
Ở Việt Nam, khơ hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở
nhiều nơi. Ở miền Bắc tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn
La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài từ 3 - 4 tháng. Còn ở Miền Nam mùa
khô khắc nghiệt hơn: thời kỳ khô hạn kéo dài từ 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và
vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
Hạn hán gây tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức
khoẻ con người. Hạn hán tác động đến mơi trường như huỷ hoại các lồi thực vật, các
lồi động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng khơng khí, nước, làm cháy
rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và khơng khơi phục được. Hạn hán
tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng,
giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Các nhà máy thuỷ
điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.
1.1.2.5. Động đất

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ
từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các
đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
Nguyên nhân: Tầng nham thạch cứng và rắn chắc chịu sự tác dụng của các
mảng của vỏ Trái Đất trượt và xô đẩy nhau dần sinh ra hiện tượng nứt vỡ. Khi có một
số vết rạn nứt lớn xảy ra rất bất ngờ sẽ gây nên sóng động đất, sóng này truyền đến
mặt đất và xảy ra hiện tượng động đất.

Hình 5. Động đất ở Điện Biên – Việt Nam
11

skkn


Việt Nam có khơng ít động đất. Riêng thế kỷ XX đã ghi được khoảng 500 trận
động đất lớn nhỏ, phần lớn từ cấp 7 trở xuống một số ít có thể đạt cấp 8 và rất ít cấp 9.
Việt Nam khơng có động đất lớn hơn cấp 9. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 1900 có
nhiều trận động đất mạnh xảy ra tại nước ta: 1935, 1942 tại Điện Biên, 1964 tại Yên
Thế, 1983 tại Tuần Giáo (Lai Châu), 2001 tại Điện Biên, 2006 tại Đô Lương, 2012 tại
Trà My (Quảng Nam)...
Động đất nước ta diễn ra mạnh tại các đứt gẫy sâu. Vùng Tây Bắc là nơi có
hoạt động động đất diễn ra mạnh nhất sau đó là khu vực Đơng Bắc. Các khu vực này
có đứt gãy: Sông Hồng – Sông Chảy, Sơn La – Sông Đà, Sông Mã, Điện Biên – Lai
Châu, Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Triều – Cẩm Phả .
Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách.
Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, hỏa hoạn. Tuy
nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt
hại nhất. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các
trận động đất lớn có thể trải hết tồn cầu. Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận
xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng

hay vì đất lở dưới đáy biển.
1.1.2.6. Sương muối, sương giá
Sương muối là hình thức ngưng tụ của hơi nước thành những tinh thể trắng,
xốp, nhẹ, do nhiệt độ trên mặt đất hạ xuống dưới 00C.

Hình 6. Sương muối ở Cao Bằng – Việt Nam
12

skkn


Ở nước ta, khi khơng khí lạnh tràn về, vùng núi Bắc Bộ nằm sâu trong vùng
khơng khí lạnh, đêm trời quang mây lặng gió, khơng khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất
nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ khơng khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương
muối. Sương muối thường xảy ra vào các tháng mùa đông, nhất là vào tháng XII,
tháng I và II. Nơi xuất hiện nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số vùng trung
du. Các tỉnh Trung Trung bộ trở vào các tỉnh phía Nam hầu như khơng có hiện tượng
sương muối.
Sương giá là hình thức ngưng tụ của hơi nước ở các vùng có khí hậu lạnh tạo
thành các tinh thể băng bám trên cành cây, bụi cây, sương giá cũng làm cho mùa
màng bị thiệt hại lớn do nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Tuy nó khơng tác hại như sương
muối nhưng nếu thời gian xuất hiện kéo dài thì sương giá cũng gây nguy hiểm đối với
một số loại cây trồng.
Hình 7. Sương giá ở Kỳ Sơn – Nghệ An
1.2. Những hậu quả của thiên tai
Thiên tai gây ra những hậu quả khôn lường cho nhân loại, hàng ngày, hàng giờ
con người vẫn phải đối mặt với những cơn bão, những cơn sóng thần và những trận
động đất. Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra khơng thể thống kê hết được. Có điều
đáng lưu ý là sự thiệt hại do thiên tai gây ra ở các nước đang phát triển bao giờ cũng
nặng nề hơn ở các nước phát triển trong cùng một loại thiên tai.

Ở nước ta những thiệt hại từ thiên tai rất lớn, sau mỗi trận bão thì số người
chết, đói, khơng nhà cửa gia tăng. Thiệt hại về mùa màng, các cơng trình cơng cộng bị
phá sập, gây dán đoạn việc học tập của các em học sinh vùng bão...Theo thống kê của
ban phòng chống lụt bão Trung ương cho thấy ở nước ta trong 10 năm trở lại đây, mỗi
năm thiên tai làm 700 người chết, thiệt hại vật chất khoảng 1,5% GDP
Riêng năm 2020, theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết, tổng thiệt hại do
thiên tai, chủ yếu là do sạt lở đất, mưa to và bão lũ gây ra ở 50 tỉnh, thành phố trên cả
nước ước tính lên tới trên 31.700 tỷ đồng, bằng khoảng 1% GDP.
Thiên tai đã làm cả trăm người mất tích, chết, làm ngập và hư hại 267.000 ha
lúa, phá hủy trên 130 cơng trình đập, cống, làm sạt lở cuốn trôi hơn 150 đê và kênh
mương, làm hơn 4.132 ngơi nhà và phịng họp bị sập ....
Do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên tình trạng thiếu, đói vẫn xảy ra ở
những vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Năm 2020 cả nước có 984.764 lượt hộ với
3.034.500 lượt nhân khẩu bị thiếu đói.
13

skkn


2. Những kỹ năng phòng chống thiên tai.
2. 1. Khái niệm kỹ năng
 Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) để giải quyết
tình huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong cuộc sống nhằm tạo ra kết quả mong
đợi.
2. 2. Khái niệm kỹ năng phòng chống thiên tai
Là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục các hành động
trước, trong và sau khi thiên tai qua đi để giảm thiểu tác động của thiên tai, đảm bảo
bản thân và những người bị ảnh hưởng thoát khỏi hoặc được cứu trợ và hỗ trợ kịp
thời.

2.3. Những kỹ năng phòng chống thiên tai
2.3.1. Kỹ năng phòng chống bão
* Trước bão:
Đầu tiên, bạn nên dự trữ sẵn thức ăn và nước sạch, đặc biệt chuẩn bị những loại
thực phẩm ăn liền không cần phải qua nấu nướng.
Đèn pin hay nến thắp sáng là thứ không thể thiếu. Bạn nên sạc đầy pin cho các
thiết bị chạy bằng pin và để ở những vị trí dễ tiếp cận.
Hãy kiểm tra lại tồn bộ nhà cửa, nhanh chóng sửa chữa những chỗ bị hư hỏng,
buộc lại cửa sổ, mái che đề phịng gió bão có thể giật tung và thổi bay gây tai nạn cho
người cũng như thiệt hại về của cải.
Thu hoạch ngay những nông sản phẩm đã đến mùa gặt hái. Đưa gia súc về nơi
trú ẩn an tồn. Với các gia đình ngư dân, nên để tàu thuyền vào nơi trú ẩn an tồn.
Ln cập nhật các bản tin thời tiết mới nhất.
Nếu phải sơ tán, nhớ mang theo quần áo, thực phẩm, các thiết bị cứu hộ, đèn
Pin, nến, đài chạy bằng pin.
* Trong bão:
Nên ở trong nhà, tránh đi lại trong nước đề phòng bị điện giật hay giẫm phải
những vật sắc nhọn.
Nếu trong nhà khơng có sẵn nguồn nước an tồn, hãy đun tạm nước mưa trong
vịng 20 phút và để nó trong bình chứa có nắp đậy.

14

skkn


Nếu buộc phải di chuyển đến một trung tâm sơ tán, cần chú ý tuyệt đối bình
tĩnh, đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời tắt công tắc điện nguồn. Bạn cũng
nên cất các thiết bị hay đồ đạc quan trọng và quý giá ở vùng đất cao. Đặc biệt, nếu
phải di chuyển, cần tránh các con đường có thể dẫn đến các dịng sơng để tránh bị lũ

cuốn.
* Sau bão
Nếu nhà đã bị bão phá hủy, hãy đảm bảo rằng bạn an toàn trước khi bước vào.
Hãy chắc chắn rằng khơng có cái gì sẽ rơi trúng người bạn. Cần cảnh giác với những
con vật nguy hiểm như rắn... có thể vào nhà bạn. Cần cảnh giác với các nguồn điện có
thể gặp nước.
Việc dọn dẹp nhà cửa sau bão cũng rất quan trọng và cần được tiến hành khẩn
trương. Hãy thông báo ngay cho nhà chức trách nếu các đường cáp, đường dây điện bị
hỏng.
Bạn cũng cần nhanh chóng thu dọn nước mưa bị tồn đọng trong các vũng, thau
chậu... để tránh muỗi sinh sôi nảy nở.
2.3.2. Kỹ năng phòng chống lũ
* Trước lũ:
Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập
trung dịng chảy lũ.
Thường xun theo dõi thơng tin cảnh báo mưa, lũ.
Chuẩn bị thuyền, phao, bè, vật nổi, gia cố nhà, lối thoát trên mái nhà, cất giữ đồ
đạc để phòng lũ tiếp tục lên cao.
Di chuyền gia súc, gia cầm đồ đạt lên cao để tránh ngập.
Bảo vệ nguồn nước sạch, dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men,
các đồ dùng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét nhằm chống lũ,
tích nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hồ lũ,
phòng chống lũ quét.
Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sơng, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở,
lũ quét.
Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
15


skkn


Đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.
* Trong lũ:
Cắt hết các nguồn điện sinh hoạt, di chuyển đến nơi cao ráo, an tồn.
Khơng chơi đùa, bơi lội hoặc đi lại trong vùng lũ. Không vớt củi, đồ vật trôi
trên sông.
Khi di chuyển phải sử dụng áo phao hoặc các đồ vật nổi khác.
Ăn uống hợp vệ sinh, hổ trợ nhau theo truyền thống “Lá lành đùm lá rách”
Bảo vệ người già, yếu, trẻ em.
* Sau lũ:
Khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, tham gia dập dich bệnh và
xử lý môi trường.
Kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, kiểm tra thiệt
hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.
2.3.3. Kỹ năng phịng chống ngập lụt
Đắp cao bờ bao đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ. Những đoạn bờ bao chưa
đủ cao trình chống lũ lụt, ngăn triều cường, phải chủ động đắp cao bằng đất, bao tải
đất, cát đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ bao. Các đoạn bờ bao mái dốc, bề mặt nhỏ
thực hiện đắp áp trúc mái trước khi đắp cao.
Chủ động dự trữ thức ăn, nước uống, chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng,
phương tiện thông tin liên lạc, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng.
Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm ni trồng thủy
sản đề phịng mưa lũ, ngập lụt lớn gây thiệt hại.
Kiểm tra an toàn điện trong nhà, di dời hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có
nguy cơ ngập lụt.
Ở những vùng có khả năng ngập sâu, cần chuẩn bị kế hoạch sơ tán người và tài
sản, giấy tờ và các loại quan trọng khác; sắp xếp đồ đạc và tài sản trong nhà cao hơn

mực nước lũ đã từng xảy ra.
2.3.4. Kỹ năng phòng chống hạn hán
Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh
hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực hiện
về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng
16

skkn


tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả
năng chịu hạn.
Trong sinh hoạt: tiết kiệm, bảo vệ nước sạch, chống ô nhiễm môi trường nước.
Trồng rừng và bảo vệ rừng tăng khả năng giữ nước của lưu vực.
2.3.5. Kỹ năng phòng chống động đất
Dự trữ nước uống và đồ hộp, thức ăn khô đủ cho vài ngày, đèn pin và dụng cụ
sơ cứu để tại vị trí dễ lấy mang đi.
Các phương tiện thông tin, liên lạc phải sẵn sàng: rađio dùng pin, điện thoại di
động. Phải nhớ số điện thoại cấp cứu y tế, chữa cháy và cảnh sát cơ động.
Không để các vật nặng lên giá đỡ. Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan
phòng chống thiên tai và cứu hộ.
Nếu đang ở trong nhà, khi cảm thấy nền đất hay tòa nhà rung động, lập tức
chạy đến vị trí an tồn: chui xuống gầm bàn chắc chắn, bàn học hoặc lánh vào góc
phịng để tránh các vật nặng hay mảnh vỡ rơi xuống đầu. Không chạy ra khỏi nhà khi
đang có chấn động do động đất gây ra.
Nếu đang ở ngồi đường thì phải chạy tránh xa các toà cao ốc, tường cao, cây
cối và đường dây điện. Nếu ở gần bờ biển cần phải đề phòng sóng thần gây ra do
động đất xảy ra ở đáy biển.
Sau khi các chấn động kết thúc có thể có nhiều hư hại và nhiều người bị nạn.
Phải giữ bình tĩnh để giúp đỡ những người khác. Sau đó bắt đầu đánh giá sự hư hại và

tiến hành các biện pháp khắc phục.
3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua các bài dạy
Địa Lí 12
Việc tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai trong nhà trường một
cách có kế hoạch, có mục tiêu, nội dung và phương pháp phù hợp sẽ góp phần tạo nên
một lực lượng xã hội để tuyên truyền, vận động, tham gia phòng chống thiên tai trên
phạm vi toàn quốc cũng như ở từng địa phương.
Giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai góp phần hình thành nhân cách người
lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động chủ động trong mọi
tình huống, có thái độ và hành vi đúng đắn với sự biến đổi của khí hậu và thiên tai xảy
ra hiện nay, góp phần phát triển kinh tế hài hịa với mơi trường tự nhiên đảm bảo sự
phát triển bền vững.
Học sinh là một lực lượng đông đảo trong xã hội, họ đang trong quá trình nhận
thức, hành thành thái độ, kỹ năng và hành vi, trong tương lai không xa các em là chủ
17

skkn


nhân tương lai của đất nước. Vì vậy giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cho học
sinh là vấn đề có tính chiến lược trước những thay đổi bất thường của thời tiết, khí
hậu ở mỗi quốc gia và tồn cầu, từ đó trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản
trong việc phòng chống thiên tai.
4. Thực trạng vấn đề
4.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh
Về sự tự ý thức: Ở lứa tuổi này đã phát triển tốt, các em đã thể hiện được vai
trò của cá nhân đối với công việc xung quanh như bằng lịng hay khơng bằng lịng. Tự
ý thức là tài sản để các em soi xét, đánh giá mình về moi mặt trong cuộc sống có phù
hợp với mục đích u cầu của thời đại hay không. Tự ý thức phát triển, biết kiềm chế
những hành vi, hành động không đúng đắn của mình.

Giao tiếp và đời sống tình cảm: Giao tiếp thường xảy ra trong các nhóm tâm lý
có cùng sở thích, nhu cầu hoặc đơi bạn. Tình bạn đã đi vào chiều sâu, so với lứa tuổi
trước, tình bạn ở lứa tuổi này phải có lịng chân thành, vị tha, đồng cảm với nhau. Các
em có nhu cầu cống hiến cho xã hội rất nhiều.
4.2. Mục đích, nội dung, phương pháp điều tra
4.2.1. Mục đích điều tra
Làm rõ tình hình giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai ở trường phổ thơng
qua các bài dạy Địa lí lớp 12, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.
4.2.2.Nội dung điều tra
Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề hết sức cốt lỏi phản ánh được thực tế
giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua bài dạy Địa lí lớp 12:
- Quan điểm của giáo viên về giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai.
- Mục đích, mức độ tiến hành giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.
- Nội dung tiến hành giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, phương pháp, hình
thức dạy học, phương tiện dạy học giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.
- Mức độ đạt mục tiêu khi tiến hành giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai.
- Thuận lợi, khó khăn khi tiến hành giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua
bài dạy Địa lí lớp 12.
- Nhận thức của học sinh về thiên tai và phòng chống thiên tai.
- Kỹ năng của học sinh về phòng chống thiên tai.
18

skkn


- Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống
thiên tai.
4.2.3.Phương pháp điều tra
- Điều tra bằng phiếu: Lập mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của giáo

viên và học sinh về những vấn đề cần khảo sát.
- Quan sát, phỏng vấn, dự giờ một số giờ dạy trên lớp của giáo viên kết hợp với
kết quả điều tra và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh nhằm đánh giá hiệu quả
của phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cho học sinh.
4.2.4. Tổ chức điều tra
- Số lượng Giáo viên: 10 giáo viên dạy lớp 12.
- Số lượng HS: 293 học sinh lớp 12
- Thời gian điều tra: tháng 11/2019, 11/2020
- Vui lòng cho biết kĩ năng phịng chống thiên tai có cần thiết hay khơng?
Mức độ
Cần thiết
Không cần thiết
4.2.5. Kết quả điều tra
Kết quả điều tra cho thấy những vấn đề lớn sau đây:
Thực trạng về vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai của GV qua
các bài dạy Địa lí 12
- Nhận thức của giáo viên với giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cho học
sinh: Tất cả các giáo được điều tra đều cho rằng giáo dục kỹ năng phòng chống thiên
tai là việc làm rất cần thiết. Sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của giáo viên là điều
kiện thuận lợi để giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.
- Về mức độ tiến hành giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai cho học sinh:
Nhìn chung cịn ít, chỉ có 30% là thường xuyên thực hiện giáo dục kỹ năng phịng
chống thiên tai, đặc biệt vẫn có những giáo viên rất hiếm khi chú ý đến việc này.
- Về phía học sinh: Đa phần nhận thức chưa rõ ràng về những thiên tai thường
xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt chưa có kỹ năng cần thiết để phịng chống thiên tai.
5. Các biện pháp giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua các bài dạy Địa lí
lớp 12
19

skkn



5.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai qua
mơn Địa lí lớp 12
Để giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai đạt hiệu quả cao và thiết thực, khi
đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào dạy học Địa lí lớp 12 trong nhà trường phổ
thông cần nắm vững các nguyên tắc sau:
5.1. 1. Bám sát nội dung chương trình Địa lí lớp 12
Việc xác định nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai nhất thiết phải
bám vào nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 do Bộ GD & ĐT ban hành.
Đó là những nội dung giáo dục đã được cụ thể hóa và mang tính pháp lý cụ thể. Giáo
viên sẽ khơng mất thời gian để tìm tòi, chắt lọc những kiến thức về phòng chống thiên
tai. Từ đó giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho việc giảng dạy. Từ những sắp xếp
logic theo thứ tự các bài học, giáo viên cũng sẽ thuận lợi trong việc sắp xếp các nội
dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai một cách hợp lý nhất. Chính từ những
yếu tố này sẽ giúp cho việc giáo dục phòng chống thiên tai trở nên hiệu quả hơn.
Thực tế việc giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cho học sinh cũng chưa được
chú trọng, nên giáo viên cũng chỉ dừng lại ở những nội dung đã có sẵn trong sách giáo
khoa. Hơn nữa kiến thức về phòng chống thiên tai trong chương trình Địa lí lớp 12
cũng khá phong phú, giáo viên nên khai thác những kiến thức này là phù hợp với thời
lượng cho phép của môn học.
5.1.2. Những vấn đề, những nội dung và vấn đề có liên quan đến thiên tai mà sách
giáo khoa Địa lí 12 có đề cập
Thực tế những nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai trong chương
trình Địa lí lớp 12 mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát sơ lược, chỉ mang tính minh
họa cho một mục kiến thức nhỏ, chứ chưa được cụ thể hóa (Ví dụ trong bài 2 Địa lí
12. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, ở mục 3 ý nghĩa của vị trí địa lí, các loại thiên tai
được đề cập như sau: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn
hán thường xảy ra hàng năm nên cần có biện pháp phịng chống tích cực và chủ
động). Chính vì thế trong q trình giảng dạy, giáo viên phải cụ thể hóa rõ từng nội

dung giáo dục (ví dụ như nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh từng loại thiên tai,
ở từng vùng, từng miền. Cụ thể nếu ở miền Trung nên giáo dục cho học sinh biết cách
phòng chống bão, lụt sao cho hiệu quả nhất, nếu ở miền Tây thì giáo dục cho học sinh
cách sống chung với lũ hoặc ở vùng Tây Bắc thì vừa giáo dục phịng chống lũ qt
vào mùa hè, vừa học cách phòng chống rét đậm, rét hại vào mùa đơng...) theo thiết kế
bài giảng của mình nhằm đạt kết quả cao nhất.
5.1.3. Khơng làm biến tính nội dung mơn học, khơng biến bài học Địa lí lớp 12
thành bài giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai
20

skkn


Trong q trình giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai, giáo viên phải luôn
chú ý không quá chú trọng đến giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai mà qn đi
nội dung chính của mơn học. Giáo viên phải biết kết hợp hài hòa giữa giáo dục kỹ
năng phòng chống thiên tai với kiến thức địa lí. Giáo viên phải xác định được nhiệm
vụ giảng dạy, mục tiêu bài học, từ đó xác định nội dung giáo dục kỹ năng phòng
chống thiên tai sao cho phù hợp với kiến thức của bài địa lý với thời lượng tiết dạy,
có như thế mới đảm bảo tính khoa học và mang lại hiệu quả.
5.1.4. Kế thừa và phát huy những kiến thức về phịng chống thiên tai đã có ở học
sinh, tăng cường liên hệ thực tế địa phương
Trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cho học sinh, giáo
viên cũng nên chú ý đến việc khai thác kiến thức cũ, kiến thức của học sinh thu thập
được qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục và củng cố kiến thức cho học sinh nhanh chóng, đồng thời giáo viên tiết
kiệm được thời gian mà nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai cũng trở
nên phong phú hơn. Việc kế thừa và phát huy kiến thức có sẵn trong học sinh cịn góp
phần tạo tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
5.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai trong chương trình

Địa lí lớp 12
5.2.1. Cơ sở xác định nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai
Để có thể xác định được chính xác các nội dung nhằm giáo dục kỹ năng phòng
chống thiên tai cần dựa vào một số cơ sở sau:
- Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành.
- Môi trường sống của người học để lựa chọn loại hình thiên tai để giáo dục kỹ
năng phòng chống phù hợp.
- Phương tiện dạy học hiện có.
- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Trình độ nhận thức của học sinh.
5.2.2. Xác định nội dung cụ thể về giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai trong
chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 12.
CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PCTT TRONG CHƯƠNG
TRÌNH VÀ SGK ĐỊA LÍ VIỆT NAM LỚP 12
Stt Tên bài

Kiến thức Địa lí có Nội dung giáo dục Dạng nội
khả năng giáo dục kỹ năng phòng dung giáo
21

skkn


kỹ năng phòng chống thiên tai
chống thiên tai

dục
kỹ
năng
phòng

chống
thiên tai

1

Bài 2. Vị trí địa lí và Ý nghĩa tự nhiên Bão, lũ lụt, hạn hán. Lồng ghép
phạm vi lãnh thổ
của vị trí địa lí
Ngun nhân, tác
hại và cách phịng
tránh

2

Bài 7. Đất nước Thế mạnh và hạn
nhiều đồi núi (tt)
chế về tự nhiên của
khu vực đồi núi và
đồng bằng với phát
triển KT - XH

3

Bài8. Thiên nhiên Ảnh hưởng của biển Bão, sạt lở ven biển, Trực tiếp
chịu ảnh hưởng sâu Đông đến thiên hiện tượng cát bay ,
sắc của biển
nhiên Việt Nam
cát chảy. Nguyên
nhân, tác hại và
cách phòng tránh


4

Bài 10. Thiên nhiên Ảnh hưởng thiên
nhiệt đới ẩm gió nhiên nhiệt đới ẩm
mùa
gió mùa đến sản
xuất đời sống

5

Bài12. Thiên nhiên Các miền Địa lí tự Bão, lũ, trượt lở đất, Trực tiếp
phân hóa đa dạng
nhiên
hạn hán.Cách phịng
tránh

6

Bài 15. Bảo vệ mơi Một số thiên tai chủ Cơ chế hoạt động, Trực tiếp
trường và phòng yếu và biện pháp nguyên nhân, cách
chống thiên tai
phòng chống
phòng tránh một số
thiên tai chủ yếu

7

Bài 32. Vấn đề khai
thác thế mạnh ở

Trung du và miền
núi Bắc bộ

Lũ quét, xói mịn, Trực tiếp
trượt lở đất. Ngun
nhân, tác hại và
cách phòng tránh

Lốc, mưa đá, sương Trực tiếp
muối,
rét
hại.
Nguyên nhân, cách
phòng tránh

Trồng và chế biến Rét đậm rét hại
cây công nghiệp,
cây dược liệu, rau
quả cận nhiệt và ôn

Lồng ghép

22

skkn


đới

8


Bài 33. Vấn đề Các hạn chế chủ yếu Bão, lũ, hạn hán
chuyển dịch cơ cấu của vùng
kinh tế theo ngành ở
ĐB sơng Hồng

9

Bài 35. Vấn đề phát Hình thành cơ cấu Gió xốy, bão, cát Trực tiếp
triển KT - XH ở Bắc nông
lâm
ngư bay, cát chảy, hạn
Trung bộ
nghiệp
hán

Bài 36. Vấn đề phát Khái quát chung
triển KT - XH ở
10
Duyên hải Nam
Trung bộ

Lồng ghép

Hạn hán, lũ quét, Lồng ghép
bão

Bài 37. Vấn đề khai Phát triển cây cơng Hạn hán, xói lở
11 thác thế mạnh ở Tây nghiệp lâu năm
Nguyên


Lồng ghép

Bài 39.Vấn đề khai Các thế mạnh và Nguyên nhân gây Lồng ghép
thác lãnh thổ theo hán chế của vùng
hạn hán, biện pháp
12
chiều sâu ở Đơng
phịng tránh
Nam Bộ
Bài 41. Vấn đề sử Các hạn chế
dụng hợp lý,cải tạo
13
đồng bằng sông Cửu
Long

Lũ lụt và các biện Trực tiếp
pháp phòng tránh

5.3. Các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua bài dạy Địa lí
lớp 12
Để giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai có hiệu quả, trong q trình giảng
dạy việc áp dụng các phương pháp giáo dục dựa trên một số cơ sở sau:
5.3.1. Yêu cầu phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 12
Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần tiến hành bằng các
phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực
hiện bằng một hay một số phương pháp dạy học phương pháp dạy học thích hợp.
23

skkn



Để đảm bảo nội dung của môn học cũng như kết hợp giáo dục kỹ năng phòng
chống thiên tai một cách hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp giáo dục
kỹ năng phòng chống thiên tai phù hợp nhất. Sự phù hợp giữa phương pháp với mục
tiêu và nội dung thể hiện ở chỗ phương pháp dạy học phải trở thành phương tiện,
công cụ thiết thực giúp học sinh đạt được các mục tiêu về nhận thức (nhận biết, hiểu,
vận dụng, phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn tri thức). Hình thành, phát triển
được các giá trị tình cảm, nhận thức được giá trị của lao động, có ý thức bảo vệ mơi
trường.
Đối với chương trình Địa lí lớp 12, đặc biệt với giáo dục kỹ năng phòng chống
thiên tai việc vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai đã
chọn lựa, phải góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai.
Học sinh phải biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống tri thức được trình
bày trong kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi mở của giáo
viên. Đảm bảo sau mỗi nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai học sinh cơ
bản biết cách phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
5.3.2. Yêu cầu đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh tích cực hóa trong học tập
Trong các nội dung học tập Địa lí lớp 12, thì giáo dục kỹ năng phòng chống
thiên tai hiện tại vẫn chỉ là một nội dung phụ, chưa được học sinh quan tâm đúng
mức. Việc làm cho học sinh có được động cơ học tập tích cực và đúng đắn là điều
giáo viên phải quan tâm. Làm như thế nào để học sinh tự lực phân tích các nguyên
nhân, đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai , biết vận dụng
vào thực tế cuộc sống. Chính vì nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai còn
bị bỏ ngỏ, coi nhẹ nên sự cần thiết của việc xác định đúng các phương pháp giáo dục
kỹ năng phòng chống thiên tai là vơ cùng quan trọng. Chính vì thế người giáo viên
cần xác định được các phương pháp giảng dạy địi hỏi phải học sinh tích cực hoạt
động.
5.4 Một số cách về giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai thích hợp và hiệu quả
qua bài dạy Địa lí lớp 12

Các mẫu ví dụ giáo dục kỹ năng phịng chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12
5.4.1 Cách 1-Tổ chức trị chơi :Yes hay no (Có hay khơng)
Ví dụ1: Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Mục 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời
sống
a. Mục đích :
24

skkn


×